4.5. Tài nguyên khoáng sản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

4.5.1. Khái niệm

Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ Trái đất. Là các thành tạo hóa lý tự nhiên được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy chúng từ kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp

Tài nguyên khoáng sản được phân ra :

· Theo dạng tồn tại: rắn, lỏng, khí

· Theo nguồn gốc: nội sinh và ngoại sinh

· Theo thành phần hoá học: khoáng sản kim loại, phi kim loại và khoáng sản cháy

��;Op܏[�p

4.5.1. Các đặc trưng của khoáng sản

1. Phân bố: Diện phân bố khoáng sản được phân chia ra làm nhiều loại (đai, bể), khu vực, trường, mỏ, thân khoáng sản

· Mỏ khoáng sản là những phần vỏ Trái đất có cấu trúc đặc trưng, trong đó khoáng sản tập trung trong các thân quặng, về mặt số lượng đủ để khai thác, về mặt chất lượng đảm bảo các yêu cầu sử dụng cho một hoặc nhiều ngành công nghiệp. Khái niệm mỏ khoáng sản thay đổi theo thời gian lịch sử và theo các nền kinh tế xã hội khác nhau

· Tỉnh khoáng sản là phần vỏ Trái đất liên quan với một vùng nền, một đai uốn nếp địa máng hoặc một đáy đại dương chứa các mỏ khoáng sản đặc trưng cho chúng

· Vùng khoáng sản ( đai, bể khoáng sản) chiếm một phần tỉnh khoáng sản và được đặc trưng bằng một tập hợp các mỏ khoáng sản xác định về thành phần và nguồn gốc, cùng thuộc về một hoặc nhóm yếu tố kiến tạo quan trọng của khu vực

· Bể khoáng sản đặc trưng cho các kiến trúc chứa dầu khí, than, khoáng sản phi quặng, quặng sắt và mangan, trầm tích biến chất

· Khu vực khoáng sản là một phần của vùng khoáng sản có sự tập trung cục bộ các mỏ khoáng sản đôi khi còn gọi là nút khoáng sản

· Trường khoáng sản là nhóm các mỏ khoáng sản có chung nguồn gốc và giống nhau về cấu tạo địa chất

· Thân khoáng sản là các tích tụ cục bộ tự nhiên của khoáng sản liên quan tới một yếu tố hoặc một tập hợp các yếu tố cấu trúc

2. Thành phần hoá học và khoáng vật quặng.

Khoáng sản chia ra 2 loại: loại chứa các khoáng vật hoặc nguyên tố được sử dụng trực tiếp hoặc dùng làm nguyên liệu cho ngành luyện kim gọi là quặng. Loại chứa các khoáng vật khác gọi là khoáng vật mạch. Theo thành phần khoáng vật chủ yếu trong quặng, người ta chia ra làm các loại quặng :

· Quặng ôxyt dưới dạng ôxyt và hydrôxyt kim loại Fe, Mn,Sn, U, Cr, Al

· Quặng silicat đặc trưng cho khoáng sản phi kim loại ( kaolin, mica, atbet, tan,...)


· Quặng sunfua dưới dạng sunfua, acsenit, thường gặp với phần lớn kim loại mầu

· Quặng cacbonat đặc trưng cho các mỏ quặng sắt, magan, magiê, chì, kẽm, đồng,...

· Quặng sunfat : mỏ bari, stronxi...

· Quặng phôtphat: các mỏ phôtphat, apatit,...

· Quặng halogen : các mỏ muối và fluorit

· Quặng tự sinh : các mỏ vàng, Pt, Cu,...

3. Phân loại khoáng sản mỏ khoáng sản

Theo chức năng sử dụng, khoáng sản được phân ra làm 3 nhóm lớn:

· Khoáng sản kim loại: nhóm khoáng sản Fe và hợp kim sắt; nhóm kim loại cơ bản; nhóm kim loại quý hiếm; nhóm kim loại phóng xạ và nhóm kim loại hiếm và đất hiếm

· Khoáng sản phi kim loại: nhóm khoáng sản hoá chất và phân bón; nhóm nguyên liệu sứ; nhóm nguyên liệu kỹ thuật và nhóm vật liệu xây dựng

· Khoáng sản cháy : than, dầu khí

4.5.2. Tác động của việc khai thác mỏ và chế biến quặng đến môi trường.

1. c động i tng của hoạt động khai tc khoáng sản. Hoạt động khai thác khoáng sản nhìn chung rất đa dạng, các quá trình trên gây ra các tác động tới hàng loạt các yếu tố MT như : suy thoái chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, lưu lượng và chất lượng nước ngầm, thay đổi cảnh quan và địa hình khu vực, mất đất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, tạo ra tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức khoẻ dân cư địa phương và người lao động...

2. Tác động môi trường của hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản. Hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản bao gồm tuyển khoáng, chế biến sơ bộ khoáng sản theo phương pháp vật lý và hoá học vận chuyển đến nơi sử dụng và tiêu thụ khoáng sản.

Các công đoạn chủ yếu của tuyển khoáng gồm: chuẩn bị quặng, tuyển quặng bằng các phương pháp khác nhau.

4.5.3. Quản lý tài nguyên khoáng sản.

Quản lý tài nguyên khoáng sản bao gồm hai nội dung quan trọng: BVMT trong khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản

1. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản.

· Lập báo cáo ĐTM

· Kiểm toán và thanh tra thường kỳ hoạt động khai thác tại cơ sở khai thác và chế biến

· Giảm thiểu nguồn ô nhiễm tại nguồn

· Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý MT

· Quan trắc thường xuyên tác động MT của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản

Sử dụng hợp lý tài nguyênkhoáng sản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro