Chương 2. CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔI TRƯỜNG --- 2.1. Thạch quyển

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.1.1. Sự hình thành và cấu trúc của Trái đất

  Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời, vào thời điểm sau khi hình thành (cách đây khoảng 4,5 tỷ năm), Trái đất là một quả cầu lạnh, không có khí quyển, tự quay xung quanh Mặt trời. Sự phân hủy của các chất phóng xạ làm cho quả cầu Trái đất nóng lên dần, dẫn đến sự phân dị của vật chất bên trong và thoát khí, hơi nước, tạo nên khí quyển nguyên sinh gồm CH4, NH3 và hơi nước. Các chất rắn trong lòng Trái đất phân dị, phần nặng nhấtgồm Fe,Nitập trung tạo thành nhân Trái đất.Cácphần nhẹ hơn gồm các hợp chất MgO, FeO, SiO2,... tạo nên Manti. Phần nhẹ nhất gồm các kim loại Al, Si tập trung ở lớp ngoài. Dần dần, lớp ngoài Trái đất nguội dần trở nên đông cứng và tạo nên Vỏ Trái đất. Thành phần và cấu trúc của khí quyển, thủy quyển thay đổi theo thời gian cho đến hiện nay.    



Vỏ Trái đất (Thạch quyển) là một lớp vỏ cứng rất mỏng, có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý. Vỏ Trái đất được chia làm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ đại dương có thành phần chủ yếu là các đá giàu CaO, FeO, MgO, SiO2 trải dài trên tất cả các đáy của các đại dương với chiều dày trung bình 8 km. Vỏ lục địa gồm 2 lớp vật liệu chính là đá bazan dày 10- 20km ở dưới và các loại đá khác như granit, sienit giàu SiO2, Al2O3 và đá trầm tích ở bên



trên. Vỏ lục địa thường rất dày, trung bình 35km, có nơi 70-80km như ở vùng núi cao Hymalaya. Ở vùng thềm lục địa, nơi tiếp xúc giữa đại dương và lục địa, lớp vỏ lục địa giảm còn 15-20km.

Thành phần hóa học của Trái đất bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự từ 1-92 trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep1%BB%AcݒT

2.1.1. Sự hình thành đá và quá trình tạokhoáng tự nhiên

  Đất đá và các khoáng vật tự nhiên được tạo ra trên Trái đất nhờ 3 quá trình địa chất: macma, trầm tích và biến chất . Ba loại đá macma,biến chất và trầm tích có quan hệ nhân quả chặt chẽ với nhau trong vỏ Trái đấtt\":\"b%


Các tính toán của các nhà Địa chất cho thấy: trọng lượng các đá trong vỏ Trái đất có tỷ lệ phân bố như sau: macma 65%, biến chất 25% và trầm tích 10%.

Phù hợp với các quá trình địa chất trên, các khoáng vật ở vỏ Trái đất được thành tạo trong các quá trình trầm tích, biến chất và macma.Hai quá trình sau gọi là quá trình nội sinh.

2.1.1. Sự hình thành đất và biến đổi của địahình cảnh quan

Đất là lớp ngoài cùng của thạch quyển,bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật. Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt,... Thành phần chính của đất được trình bày ở hình sau:    


Đất có cấu trúc phân lớp rất đặc trưng, xem xét một phẩu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:

· Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân hủy ở mức độ khác nhau

· Tầng mùn thường có mầu thẩm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất

· Tầng rữa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới

· Tầng tích tụ chứa các chất hòa tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên

· Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá

· Tầng đá gốc chưa bị phong hóa hoặc biến đổi.

Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ, có nguồn gốc chủ yếu từ đá mẹ. Hàm lượng các nguyên tố hóa học của đất không cố định, biến đổi phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Theo hàm lượng và nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng, các nguyên tố hóa học của đất được chia thành 3 nhóm:

- Nguyên tố đa lượng: O, Si, Al, Fe, Ca, Mg, K, P, S, N, C, H.

- Nguyên tố vi lượng: Mn, Zn, Cu, B, Mo, Co,...

- Nguyên tố hiếm và phóng xạ: Br, In, Ra, I, Hf, U, Th,...

Địa hình mặt đất và cảnh quan là kết quả tác động tương hỗ đồng thời, ngược với nhau và liên tục của hai nhóm quá trình nội sinh và ngoại sinh. Địa hình phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau trên các cấu trúc địa chất rất khác nhau, nên rất đa dạng. sự phân loại địa hình theo hình thái và trắc lượng hình thái được thể hiện qua bảng sau:


2.1.1. Tai biến địa chất, xói mòn, trượt lở đất đá

1. Khái niệm tai biến môi trường.


Tai biến MT là điều kiện, yếu tố, hiện tượng, quá trình xảy ra trong MT sống, gây nguy hiểm và tổn hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản, hoạt động của con người và các chức năng của MT. Với cách hiểu này, nhiều khi nói đến khái niệm tai biến người ta ngụ ý là tai biến MT.


Tai biến MT là quá trình gây hại vận hành trong hệ thống MT. Quá trình tai biến phản ánh tính nhiễu loạn, tính bất ổn của hệ thống và thường gồm 3 giai đoạn. Với mỗi giai đoạn của quá trình tai biến sẽ có những chiến lược ứng phó thích hợp và cần phải cân nhắc trong quá trình ra quyết định:


- Giai đoạn nguy cơ hay hiểm họa: Đã tồn tại các yếu tố gây hại nhưng chưa gây mất ổn định cho hệ thống.


- Giai đoạn phát triển: Tập trung và gia tăng các yếu tố tai biến, xuất hiện trạng thái mất ổn định, nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống MT.




- Giai đoạn sự cố: Trạng thái mất ổn định đã vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống, gây ra các thiệt hại không mong đợi cho con người đwocj gọi là thiên tai hoặc sự cố MT.


Là thiên tai nếu thiệt hại gây ra do quá trình tự nhiên, là sự cố nếu thiệt hại được gây ra do cả quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo.


2. Nguyên nhân


- Quá trình tự nhiên (hạn hán, lũ lụt, động đất,...)


- Hoạt động nhân sinh (khai thác quá mức, xả thải chất ô nhiễm, can thiệp thô bạo vào HST,...)


- Hỗn hợp của hoạt động nhân sinh và quá trình tự nhiên – loại tai biến thường xảy ra.


3. Phân loại tai biến MT.


Dựa vào bản chất có thể phân biệt được 4 nhóm tai biến MT sau đây:


· Các tai biến vật lý là tai biến tuân theo quy luật vật lý


· Các tai biến hóa học liên quan tới sự phát tán và tập trung các nguyên tố hóa học vượt ngưỡng sinh thái trong các hợp phần MT


· Tai biến sinh học như bệnh dịch nguy hiểm, nổ bom sinh học, nạn côn trùng phá hoại mùa màng...


· Các tai biến kinh tế - xã hội bao gồm phá sản, tham ô làm thất thoát tài sản, ma túy, các tệ nạn xã hội khác và do coi thường pháp luật, thiếu việc làm, khủng hoảng tinh thần, sai sót về điều hành,...


4. Một số tai biến thường gặp.


Tai biến địa chất, xói mòn, trượt lở đất đá là các hiện tượng tự nhiên tham gia tích cực vào quá trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển.


Tai biến địa chất là một dạng tai biến MT phát sinh trong thạch quyển. Các dạng tai biến như là : phun núi lửa, động đất, nứt đất, lún đất. Chúng thường liên quan tới các quá trình địa chất xảy ra trong lòng Trái đất.


Trên bề mmặt Trái đất, hoạt động của nước và gió gây ra sự xói mòn. Xói mòn do mưa là dạng xói mòn phổ biến nhất. Lượng đất xói mòn do mưa hằng năm trên một đơn vị diện tích có thể xác định theo công thức lý thuyết:


A = R.K.L.S.C.P.


R- khả năng xói mòn do mưa K- tính chất dễ xói mòn của đất L- chiều dài sườn dốc


S- độ dốc của sườn dốc C- thảm thực vật



P- hiệu quả của các biện pháp chống xói mòn.

Trượt lở đất là một dạng biến đổi bề mặt Trái đất khác. Tại đây, một khối lượng đất đá khác theo các bề mặt đặc biệt, bị trọng lực kéo trượt xuống các địa hình thấp. Hiện tượng trượt lở đất thường xuất hiện một cách tự nhiên trong các vùng núi, vào thời kỳ mưa nhiều hằng năm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro