Giao trinh luat NH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

GIÁO TRÌNH LUẬT NGÂN HÀNG

Chương 1: N~ vđề lý luận cơ bản về Ngân hàng và luật NH

-K/niệm hđ NH và cấu trúc hệ thống NH, TCTD

-Vai trò của NN trong lĩnh vực NH

-K/niệm chung về Luật NH

Chương 2: Địa vị pháp lý của NHNNVN

-Lịch sử h/thành, vị trí pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng của NHNNVN

-Hệ thống tổ chức, lãnh đạo điều hành NHNNVN

-Hoạt động của NHNNVN

+ T/h CSTT quốc ja

+ Phát hành tiên

+Hđ TD

+ Mở tài khoản, hđ thanh toán và ngân quỹ

+ Quản lý ngoại hối va hđ ngoại hối

+Thanh tra NH

Chương 3: Địa vị pháp lý của TCTD

-          Khái niệm TD, hđ TD, tổ chức TD, các loại tổ chức TD

-          Quy chế thành lập, cấp giấy phép hđ, kiểm soát đbiệt,giải thể phá sản, thanh lý TCTD

-          Cơ cấu tchuc,bộ máy qly” TCTD

-          Hđ của TCTD

+ Huy động vốn            = tiền gửi

                                    = phát hành GTCG

                                    =vay vốn giữa các TCTD

                                    =vay vốn NHNN

+Hđ Tín dụng

+Hđ dvu thanh toán và ngân quỹ

+Các hđ KD khác

-          Các bphap đbảo trong kinh doanh NH

Chương 4: PL điều chỉnh về hđ TD

-          Chế độ cho vay của các TCTD

      + Những vđề chung                 Cho vay

                                                      Hợp đồng TD

                                                      Giao kết HĐTD

     + Các loại HĐ cho vay thông dụng giữa TCTD với Khách hàng

-          Chế độ cấp TD dưới hthuc chiết khấu các GTCG

-          Chế độ pháp lý đối với nghiệp vụ Bảo lãnh NH của các TCTD

+ KN về Bảo lãnh NH

+ Ndung cđộ nghiệp vụ của các TCTD                   Chủ thể

                                                                              H/thức ndung

                                                                              Thủ tục 4 bước

                                                                              Các hthuc Bảo lãnh NH

-          Chế độ cho thuê Tài chính

Chương 5: Chế độ dvu thanh toán

-          KN dvu thanh toán và cđộ dvu thanh toán

-          Cđộ mở và sdung tài khoản

-          Hình thức pháp lý thanh toán qua trung gian thanh toán                       = Séc

                                                                                                               = ủy nhiệm chi chuyển tiền

                                                                                                               =ủy nhiệm thu

                                                                                                               = thẻ TD

                                                                                                               = Ngân phiếu thanh toán

                                                                                                               =thẻ thanh toán

Chương 6: PL về qly ngoại hối

-          Tổng quan về ngoại hối và vai trò của CP trong hđ ngoại hối

-          PL điều chỉnh hđ qly NN về ngoại hối

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG VÀ LUẬT NGÂN HÀNG

            I. Khái niệm hoạt động Ngân hàng và cấu trúc hệ thống Ngân hàng, tổ chức tín dụng

1. Khái niệm hoạt động Ngân hàng

 Thời kỳ sản xuất hàng hoá phát triển  làm xuất hiện sự trao đổi hàng hoá giản đơn.  Cùng với sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hoá và sự trao đổi sản phẩm làm ra đã làm xuất hiện vật ngang giá chung để trao đổi. Trên cơ sở đó, đồng tiền xuất hiện thích ứng với quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụ.

Quan hệ trao đổi hang hoá phát triển  làm xuất hiện tầng lớp thương nhân mới làm nghề đổi tiền để đáp ứng nhu cầu. Sau đó, các tầng lớp này làm thêm dịch vụ nhận tiền gửi và cho vay. Dần dần phát triển thành nghề kinh doanh và gọi làm nghề Ngân hàng. Hoạt độngban đầu này mang hình thức như "tiệm cầm đồ". Bao gồm các hoạt động cơ bản sau:

+ Thanh toán bù trừ chuyển lẫn nhau thông qua việc mua bán cùng Ngân hàng.

+ Nghiệp vụ chuyển ngân tức chuyển từ nơi này đi nơi khác.

+ Ngân hàng thực hiện bảo lãnh chiếc khấu.

 Giai đoạn cho vay (cung ứng tiền)

- Ngân hàng tạo ra tiền các chứng thư do Ngân hàng phát hành như séc ngày nay.

- 1609 - 1694 các Ngân hàng đều có quyền tạo ra các giấy bạc, gây cản trở cho lưu thông và phát triển kinh tế, Nhà nước can thiệp vào hoạt động Ngân hàng để hạn chế việc phát hành.

 Các Ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng về nghiệp vụ kinh doanh. Nhiều loại chủ thể hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, Ngân hàng TW, Ngân hàng TM, Ngân hàng chính sách, Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng....

Ở nhiều nước không đưa ra một định nghĩa tổng quát về hoạt động Ngân hàng mà liệt kê các hoạt động được coi là hoạt động Ngân hàng.

Ví dụ: Theo đạo luật về ngành tín dụng của CHLB Đức 1992, Luật Ba Lan 1989. Luật tổ chức tài chính và Ngân hàng của Malaysia 1989... liệt kê các hoạt động Ngân hàng như:

- Huy động tiền gửi Ngân hàng.

- Cấp tín dụng.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán...

Việt Nam, theo điều 9 Luật Ngân hàng và điều 20 khoản 7 luật TCDN (12.12.1997) "Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

* Đối tượng kinh doanh của Ngân hàng là tiền tệ.

+ Nội dung kinh doanh chủ yếu của hoạt động Ngân hàng là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán        

2. Cấu trúc hệ thống NH, TCTD: Là bộ phận bên trong hợp thành. Ngày này phổ biến ở các quốc gia gồm:

a. Ngân hàng Trung ương:

- Với tư cách là cơ quan phát hành tiền duy nhất của một quốc gia. Ngân hàng Trung ương có vai trò rất lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Trên thế giới mô hình tài chính của Ngân hàng Trung ương có 2 loại: Ngân hàng Trung ương thuộc sở hữu Nhà nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam và Ngân hàng Trung ương thành lập dưới dạng CTCP: Mỹ, Hungary.

+ Ngân hàng Trung ương không thuộc chính phủ (Đức, Mỹ: gọi là cục dự trữ Liên Bang.

+ Ngân hàng Trung ương trực thuộc chính phủ: (Việt Nam, Pháp, Nga, Trung Quốc) Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động rất lớn của Ngân hàng Trung ương, chịu sự lãnh đạo và chi phối của chính phủ. Chức năng của Ngân hàng Trung ương:

+ Phát hành tiền, quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng và là Ngân hàng của các Ngân hàng.

+ Mở và quản lý tài chính cho các Ngân hàng.

+ Cấp tín dụng cho các Ngân hàng nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.

Ví dụ:  Ngân hàng Công thương nợ Ngân hàng Ngoại thương 10 USD

Ngân hàng ngoại thương nợ Ngân hàng Công thương 8.000 USD  Thanh toán thông qua Ngân hàng Trung ương.

Ghi nợ ngân hàng công thuơng             10.000 USD

Ghi có ngân hàng ngoại thương            10.000 USD

Cách 1

(1)

Ghi nợ ngân hàng ngoại thuơng            8.000 USD

Ghi có ngân hàng công thương 8.000 USD

                                                                                                             thanh toán từng lần.

(2)  

Cách 2: Cả hai gửi tất cả tiền vào phòng thanh toán bù trừ

                        Ghi nợ Ngân hàng Công thương

                        Ghi có Ngân hàng Ngoại thương :   2.000 USD

Lúc này quan hệ giữa Ngân hàng Trung ương và các Ngân hàng khác là bình đẳng.

b. Các tổ chức tín dụng: Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng.

- Nội dung kinh doanh chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụnh, cung ứng các dịch vụ thanh toán.

- Căn cứ vào phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, pháp luật của các nước quy định các tổ chức tín dụng gồm hai loại: TCTD là Ngân hàng và TCTD phi Ngân hàng.

+ Các tổ chức TD là Ngân hàng được phép thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng ĐT và phát triển, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác (HTX; Quỹ TDND).

+ Các TCTD phi Ngân hàng là loại hình  TCTD chỉ được phép thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Nếu nhận tiền gửi thì chỉ được nhận tài khoản từ 1 triệu trở lên.

Ví dụ: Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính (có thể cho vay bằng vốn của họ)

II. Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng

1. Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

- Chính sách tiền tệ quốc gia có ảnh hưởng to lớn đối với quá trình và ổn định kinh tế - xã hội. Do đó việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia phải theo có chế độ và trật tự chặt chẽ.

Ở Việt Nam , Luật Ngân hàng 1997 quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ quyền hạng xây dựng dự án tiền tệ quốc gia để trình chính phủ xem xét trình Quốc Hội quý định và TC thực hiện chính sách này.

- Điều 2, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: "Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân dân".

2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế

Lĩnh vực Ngân hàng là nơi tích tụ và điều hòa nhiều loại nguồn vốn là nơi thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và liên quan đến nhiều lợi ích  của nhiều loại chủ thể trong nền kinh tế. Đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng và phát huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, đòi hỏi Nhà nước cùng đồng bộ những biện pháp trong đó có sử dụng pháp luật. Thể hiện trên các mặt:

+ Nhà cùng pháp luật để quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh Ngân hàng  trong nền kinh tế Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định các điều kiện hoạt động Ngân hàng; điều kiện trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD và giấy phép hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác quy định nhiệm vụ và quyền hạng quản lý nhàn nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...

+ Nhà nước cùng pháp luật làm công cụ để xây dựng hệ thống Ngân hàng, TCTD phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình TCTD ghi nhận ở điều 4 Luật các TCTD: 12/12/1997.

1/ Thống nhất quản lý với  mọi hoạt động Ngân hàng, xây dựng các tổ chức tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng đủ nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn hệ thống TCTD, bảo vệ lợi ích hành pháp của người gửi tiền.

2/ Đầu tư vốn và nguồn lực khác để phát triển các TCTD Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thương trường tiền tệ.

3/ Phát triển các Ngân hàng chính sách hoạt động không những mục đích lợi nhuận phục vụ nghĩa vụ và các chính sách khác nhằm thực hiện chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.

4/ Bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hành pháp khác trong hoạt động của các TCTD hợp tác nhằm tạo điều kiện cho người lao động tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống.

5/ Xử dụng các Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân với chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất và các điều kiện vay vốn.

+ Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong nền kinh tế vì hoạt động kinh doanh Ngân hàng còn tiềm ẩn những rủi ro cao: Nhà nước ban hành các quy định nhằm hạn chế và kiểm soát hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

Ví dụ: Điều 79 Luật các TCTD: Tổng dư nợ cho vay đối với 1 khách hàng không vượt quá 15% vốn của  TCTD trừ tổng hợp đối với các khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hay trường hợp vay là các TCTD khác.

+ Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ ngăn ngừa, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực Ngân hàng: Quy định về trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp... góp phần trong việc bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia các quan hệ xã hội trong lĩnh vực Ngân hàng trong nền kinh tế.

3. Nhà nước thành lập và sử dụng hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân

Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMQD, Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng chính sách và các loại hình TCTD khác. Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao nên các Ngân hàng, TCTD Nhà nước đóng vai trò là công cụ của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng Ngân hàng của Nhà nước và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

- Vai trò chủ đạo thể hiện: Hệ thống Ngân hàng, CTCD Nhà nước hoạt động trên tất cả các lĩnh vực Ngân hàng với quy mô hoạt động rộng nên có ảnh hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế và có tác động chi phối đối với hoạt động Ngân hàng của các thành phần kinh tế khác.

4. Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống Ngân hàng, TCTD

Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý.

Thực hiện các tác động trực tiếp bằng chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi thức.

III. Khái niệm chung về luật Ngân hàng

1. Định nghĩa

Luật Ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động Ngân hàng, các quan hệ về tổ chức hoạt động của các TCTD và hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác.

Luật Ngân hàng điều chỉnh hai nhóm quan hệ chính:

 Các quan hệ quản lý Nhà nước về Ngân hàng: Là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước  thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động Ngân hàng  trong nền kinh tế.

Ví dụ:    Quan hệ cấp, thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

            Quan hệ thanh tra giữa Ngân hàng Nhà nước với các TCTD.

 Phương pháp hoạt động mang tính mệnh lệnh phục tùng.

 Các quan hệ tổ chức và kinh doanh Ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh Ngân hàng của các TCTD và hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác.

 Phương pháp tác động bình đẳng, thỏa thuận.

Như vậy đối tượng điều chỉnh của luật Ngân hàng gồm các nhóm quan hệ xã hội sau:

+ Quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Quan hệ tổ chức và hoạt động của các TCTD.

+ Quan hệ kinh doanh Nhà nước của các tổ chức không phải là TCTD không những được Nhà nước cho phép thực hiện một số hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

2. Nguồn của luật Ngân hàng

- Là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hay phê chuẩn theo hình thức, trình tự, thủ tục luật định có chứa các quy phạm pháp luật Ngân hàng.

 Hiến pháp 1992

 Các đạo luật có quy phạm pháp luật về Ngân hàng như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, luật các TCTD, BL DS, Luật thương mại ...

 Các văn bản dưới luật có chứa các quy phạm pháp luật Ngân hàng:

                - Pháp lệnh do UBTVQH ban hành.

                - VB Pháp luật do chính phủ ban hành.

                - VB Pháp luật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, VB Pháp luật liên bộ ban hành.

CHƯƠNG 2

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA  NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

I. Lịch sử hình thành, vị trí pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

1.                  Lịch sử hình thành

Giữa thế kỷ XIX Pháp sang xâm lược độc chiếm nước ta, Ngân hàng đầu tiên xuất hiện ở Việt nam đó là Ngân hàng Đông Dương (1875). Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam thời đó chưa có gì, giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu chưa có tiếng nói gì trong giới tài chính.

Việt Nam sau cánh mạng tháng 8 thành công do chính quyền còn non yếu nên không quốc hữu hóa được Ngân hàng Đông Dương. Lúc này ngân sách còn 1.250.000 đồng tiền Đông Dương.

Ngày 31/01/1946  Hồ chí Minh ký sắc lệnh số 18/SL phát hành giấy bạc Việt Nam (có giá trị lưu hành từ vĩ tuyến 16 đến Nha Trang). Ngày 23/11/1946 Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 2 đã quyết định phát hành giấy bạc lưu hành trong cả nước. Đồng tiền đó gọi là đồng tiền tài chính  (tiền cụ Hồ), khi này cho lưu hành hai loại đồng tiền trên lãnh thổ Việt Nam.

Đến năm 1950 đồng tiền tài chính mất giá trầm trọng. Ngày 06/05/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam với tư cách là Ngân hàng trung ương Việt Nam  và sắc lệnh số 17/SL quy định “mọi công việc của Nha Ngân Khố Quốc Gia và Nha Tín Dụng Sản Xuất giao cho Ngân hàng Quốc gia phụ trách. Như vậy ngay từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã thực hiện hai chức năng khác nhau đó là Ngân khố và Ngân hàng. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam sau đó đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến quận, huyện do Nhà nước độc quyền sở hữu và quản trị. Bên cạnh đó có Ngân hàng chuyên nghiệp và ưũy tiết kiệm XHCN. Hệ thống này tồn tại cho đến ngày miền nam giải phóng nó thay thế hệ thống Ngân hàng Sài gòn củ cho đến năm 1988.

2. Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.

Tháng 8/1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời nhưng mãi đến năm 1951 mới thành lập được Ngân hàng đầu tiên của Nhà nước Việt Nam trong sắc lệnh số 15/SL không trực tiếp quy định vị trí pháp lý của Ngân hàng quốc gia nhưng có đề cập  Tổng giám đốc là người lãnh đạo Ngân hàng quốc gia có danh vị như Bộ trưởng.

Ngày 26/10/1961 Hội đồng Chính Phủ ban hành Nghị định 171/CP về tổ chức và hoạt động Ngân hàng nhằm đáp ứng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Ngân hàng quốc gia đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

So với săc lệnh số 15/SL vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước được quy định rõ ràng hơn:

- Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Hội Đồng Chính Phủ.

- Mặt khác, theo Nghị định này Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ cho hoạt động của mậu dịch quốc doanh, xí nghiệp quốc doanh. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quản lý Nhà nước với hoạt động của các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế.

            Nghị định số 63/NĐ - CP ngày 16/06/1977 quy định cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan ngang bộ thuộc hộ động Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý công tác phát hành tiền, quản lý tiền mặt và điều hòa lưu thông tiền tệ, quản lý tín dụng, thanh tóan trong ngoài nước, quản lý ngoại hối, quỹ Ngân sách Nhà nước.

                Thời kỳ này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vị trí pháp lý vừa là cơ quan của Chính phủ, vừa là tư cách của Ngân hàng Trung ương vừa là Ngân hàng trung gian.

Ngày 09/10/1987 Chính phủ ra quyết định số 172 quy định chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước, là một tổ chức hạch toán kinh tế chuyên ngành, thực hiện hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, là hệ thống Ngân hàng cấp một.

Ngày 26/03/1988 Hội đông Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chuyển sang hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ.

Ngày 23/05/1990 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính. Trong văn bản này xác định rõ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng và là cơ quan duy nhất phát hành tiền. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và Ngân hàng trung ương của các Ngân hàng.

Ngày 12/12/1997 luật Ngân hàng Nhà nước và luật các Tổ chức tín dụng ra đời. Khảng định địa vị pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng trung ương của nước cộng hòa XHCN Việt Nam.

3. Tư cách pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Để xác định tư cách pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chúng ta cũng căn cứ trên 4 đặc trưng chung theo quy định tại điều 94 của Bộ luật dân sự, nếu không đảm bảo một trong 4 đặc trưng đó thì không có tư cách pháp nhân.

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước  thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước thành lập. Như vậy xét về đặc trưng này thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập hợp pháp.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Từ khi thành lập đến nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuy có sự thay đổi qua từng thời kỳ lịch sử nhưng được cơ cấu một cách chặt chẽ như sau:

Hệ thống tổ chức Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn từ 1951 đến 1987:

Hệ thống Ngân hàng Nhà nước từ 1987 đến năm1990:

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước có vốn pháp định thuộc sở hữu Nhà nước, được Nhà nước giao vốn, tài sản để hoạt động.

Điều 43 luật Ngân hàng Nhà nước quy định “Vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do Ngân sách Nhà nước cấp. Mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định” (5.000 tỷ VNĐ).

            Ngoài vốn pháp định Ngân hàng Nhà nước còn được giao các loại tài sản khác và được lập quỹ từ chênh lệch thu chi nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

                Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật.

3. Chức năng của Ngân hàng Nhà nước

            Ngân hàng Nhà nước đồng thời có hai tư cách pháp lý

a. Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về Nhà nước, đây là chức năng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Trong lĩnh vực này Ngân hàng Nhà nước thực hiện những chức năng sau:

- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạt phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để trình Chính phủ.Quy định tại điều 3 và điều 5 Luật Ngân hàng Nhà nước:

+ Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm để Chính phủ xem xét tình Quốc hội quyết định; tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng, bổ sung cho lưu thông hằng năm, mục dích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo UBTVQH; quyết định chính sách cụ thể khác và giải pháp thực hiện.

+ Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý chuyên ngành trực tiếp xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định  và tổ chức thực hiện chính sách này.

            + Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

            - Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, ban hành các văn bản về quy phạm pháp luật về tiền tệ và họat động Ngân hàng.

            - Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác. Quyết định giả thể, chấp thuận chia tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng.

            - Kiểm tra, thanh tra hoạt động Ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng theo thẩm quyền.

            - Quản lý vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

            Ngoài ra, điều 5 Luật Ngân hàng Nhà nước còn quy định về hoạt động thanh tóan quốc tế, hoạt động ngoại hối:

- Chủ trì lập và theo dõi kết quã thực hiện cán cân thanh tóan quốc tế.

- Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

- Ký kết tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng theo quy định của pháp luật .

- Đại diện cho nước CHXHCN Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và Ngân hàng quốc tế trong trường hợp Chính phủ, Chủ tịch nước ủy quyền.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Ngân hàng, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ Ngân hàng.

b. Với tư cách là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam

Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ quyền hạn Ngân hàng như sau: (khoản 2 điều 5)

- Tổ chức in đúc, bảo quản vận chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ phát hàNgân hàng , thu hồi thay thế và tiêu hũy tiền.

- Thực hiện tái cấp vốn Ngân hàng ằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh tóan cho nền kinh tế.

- Điều hành thị trường tiền tệ, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.

- Kiểm soát dự trữ quốc tế, quản lý dự trử ngoại hối Nhà nước.

- Tổ chức hệ thống thanh tóan qua Ngân hàng, làm dịch vụ thanh tóan, quản lý các phương tiện thanh tóan.

- Làm đại lý: tổ chức đấu thầu, phát hành Ngân hàng  và thanh tóan tín phiếu, trái phiếu Kho bạc giấy tờ có giá khác của Chính phủ và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.

- Tổ chức hệ thống thông tin và làm các dịch vụ thông tin Ngân hàng.

Ngoài ra, khi tình hình kinh tế - xã hội thay đổi Ngân hàng Nhà nước còn có thể phải thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

II. Hệ thống tổ chức - lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước

1.    Hệ thống tổ chức

Theo quy định tại điều 10 luật Ngân hàng Nhà nước có cơ cấu tổ chức như sau:

             Trụ sở chính đặt tại thủ đô Hà nội là triung tâm lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

 Chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Nhà nước không có tư cách pháp nhân chịu sự lãnh đạo, điều hành và tập trung thống nhất của thống đốc. Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của thống đóc đặt tại các tỉnh, thành phố thuộc trung ương.

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo điều 12 của luật Ngân hàng Nhà nước:

+ Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng và giấy phép họat động Ngân hàng của các tổ chức kinh tế khác, quyết định giải thể, chấp thuận chia tách, sát nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

+ Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay, thanh tóan đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

+ Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ Ngân hàng khác cho tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước.

+ Kiểm tra, thanh tra hoạt động Ngân hàng trên địa bàn đựoc phân công.

- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, có nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của thống đốc (khác chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là văn phòng đại diện không được tiến hành hoạt động Ngân hàng).     Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài do thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ngân hàng Nhà nước còn có các đơn vị trực thuộc, đó là:

+ Đơn vị sự nghiệp: là những đơn vị được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ tin học, thông tin, báo chí chuyên ngành Ngân hàng (không làm nghiệp vụ Ngân hàng).

+ Các doanh nghiệp trực thuộc: là những đơn vị thành lập để cung cấp sản phẩm chuyên dùng phục vụ cho hoạt động Ngân hàng như: nhà in Ngân hàng, xí nghiệp cơ khí Ngân hàng.

2. Lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước

Hiện nay trên thế giới có hai hình thức: lãnh đạo điều hành tập thể và lãnh đạo điều hành theo chế độ 1 lãnh đạo (thủ chế).

Lãnh đạo điều hành tập thể : Thống đốc là người đại diện của Ngân hàng trung ương. Ngoài ra, có hội đồng quản trị trong trương hợp thành lập dưới dạng công ty cổ phần như hệ thống dự trữ Liên bang Hoa kỳ.

 Lãnh đạo điều hành theo chế độ 1 lãnh đạo      : thống đốc (chủ tịch) Ngân hàng trung ươnglà người duy nhất chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Ngân hàng trung ương. Ví dụ như Trung quốc.

Ở Việt Nam, Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước quy định:

* Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước.

Thống đốc Ngân hàng chịu trách trước Chính phủ.

Như vậy, về cơ chế lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay theo phương thức thủ trưởng chế.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước:

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước.

Chịu trách nhiệm trước thủ tướng Chính phủ trước quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách.

Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước.

* Các cán bộ nhân viên Ngân hàng Nhà nước:

Có các nhiệm vụ:

- Giử bí mật hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, bí mật hoạt động của tổ chức tín dụng và bí mật tiền gửi của khách hàng.

- Không được làm tư vấn, đại diện hoặc công tác viên cho các tổ chức tiền tệ tín dụng, thương mại, tài chính hoặc các tổ chức kinh doanh khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Không được lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để nhận hối lộ, sách nhiểu, mưu lợi cá nhân.

Ngoài ra, để tư vấn cho Chính phủ trong việc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền về chính sách tiền tệ quốc gia. Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước quy định:

Chính phủ thành lập hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia (không phải là bộ phận thuộc Ngân hàng Nhà nước).

III. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước

1.      Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Điều 15 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:

            - Chủ trì xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch  cung ứng lượng tiền bỏ ra lưu thông hàng năm trình Chính phủ.

            - Điều hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Thực hiện việc đưa tiền ra lưu thông, rút tiền từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã được Chính phủ phê duyệt.

  Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ sau:

* Công cụ tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh tóan cho các Ngân hàng.

- Đối tượng được tái cấp vốn là các tổ chức tín dụng với điều kiện nhất định.

- Công cụ tái  cấp vốn được Ngân hàng Nhà nước sử dụng dưới các hình thức như sau:

 1. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng:

                        Đây là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các Ngân hàng đã cho vay đối với khách hàng.

2.      Cho vay bằng cầm cố các chứng từ có giá ngắn hạn.

3.      Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

*Công cụ lãi suất: Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh hoặc dưới hình thức áp dụng lãi suất đối với tái cấp vốn. (Điều 18 Luật Ngân hàng).Thông qua đó để nới lõng hoặc thắt chặt lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế.

* Tỷ giá hối đoái: Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường và nhu cầu điều tiết của Nhà nước xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam.

* Dự trử bắt buộc (reserve requirement): là quyền bắt buộc các tổ chức tín dụng phải ký gửi tại Ngân hàng Trung ương một phần của tổng số tiền gửi mà họ nhận được từ mọi giới theo một tỷ lệ nhất định.

Để duy trì hoạt động kinh doanh của mình, các tổ chức tín dụng đều phải lập quỹ dự trử để đáp ứng chi trả đột xuất phòng ngừa rũi ro.

Theo quy định của luật Ngân hàng Nhà nước và điều 20 Quyết định số 52/QĐ ngày 16/02/1999 về tỷ lệ dự trử bắt buộc thì tổ chức tín dụng phải gửi ở Ngân hàng Nhà nước số tiền gửi theo mức từ  0% đến 20% tổng số dư tiền gửi ở các tổ chức tín dụng từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ.

+ Nghiệp vụ thị trường mở: là nghiệp vụ mua bán các chứng từ có giá ngắn hạn: tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước...trên thị trường tiền tệ.

2.    Phát hành tiền

Là cung ứng tiền vào lưu thông làm phương tiện thanh toán.

Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam bao gồm tiền giấy và tiền kim loại.

Nghị định 87 (31/10/1998) về phát hành, thay thế thu hồi tiền giấy, tiền kim loại) Ngân hàng Nhà nước căn cứ tông cung cầu tiền tệ trên thị trường của nền kinh tế để phát hành.

Nội dung bao gồm: - Tổ chức in, đúc, thiết kế mẫu

                                     - Bảo quản tiền

- Vận chuyển tiền (sử dụng xe chuyên dùng, công an giám sát)

                                     - Tiêu hủy tiền (nát, rách,...)

                                     - Thu hồi thay thế tiền

3. Hoạt động tín dụng

Mục đích nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng.

-          Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dưới các hình thức bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách Nhà nước, cho vay.

-          Bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo chỉ địng của thủ tướng chính phủ.

-          Tạm ứng cho ngân sách Nhà nước dể xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

-                    Cho vay là hình thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng là Ngân hàng vay ngắn hạn (hình thức tái cấp vốn theo Điều 17 luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

-          Trước đây, hệ thống Ngân hàng 1 cấp:

Ngân hàng Nhà nước cho vay đối với nhiều loại đối tượng: các Ngân hàng, các doanh nghiệp,...

Sau cải cách hệ thống Ngân hàng năm 1990. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo vay đối với các Ngân hàng, thể hiện Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng của các Ngân hàng.

4. Mở tài khoản, hoạt động thanh toán và ngân quỹ:

            Nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao:

-          Ngân hàng Nhà nước được mở tài khỏan ở Ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, tổ chức Ngân hàng quốc tế.

-          Ngân hàng Nhà nước được mở và quản lý tài khoản thực hiện các giao dịch cho các tổ chức tín dụng trong nước, kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tiền tệ, Ngân hàng quốc tế.

-          Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn có thẩm quyền cung cấp các dịch vụ thanh toán cho hệ thống các tổ chức tíng dụng, cho các khách hàng khác, thực hiện các hoạt động Ngân hàng đối ngoại.

+ Thanh toán thông qua thị trường trên Ngân hàng giữa các tổ chức tín dụng

+ Làm dịch vụ thông tin Ngân hàng

5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối

            - Ngoại hối: + Ngoại tệ, vàng bạc,... trước đây. Nghị định 63/1998/NĐCP bao gồm:    Tiền nước ngoài (tiền giấy, tiền kim loại)

Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.

Giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài

Đồng tiền chung châu Âu và các đồng tiền chung dùng trong thanh toán quốc tế hoặc khu vực.

Vàng tiêu chuẩn quốc tế: có dấu hiệu kiểm định chất lượng và trọng lượng có mác hiệu của người sản xuất quốc tế công nhận.

Đồng tiền đang lưu hành ở Việt Nam trong trường hợp chuyển vào hoạc chi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hay được sử dụng làm công cụ thanh toán quốc tế (trước đây không có quy định này)

- Hoạt động ngoại hối là hoạt động đầu tư, vay, cho vay, mua bán, bảo lãnh và các giao dịch khác về ngoại hối.

Nghị định 63/1998/NĐCP quy định - Ngoại hối chỉ được lưu hành thông qua hệ thống Ngân hàng, tổ chức và cá nhân được phép hoạt động ngoại hối.

Tư cách pháp lý:  Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

- Điều 37 luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: toàn quyền quản lý hành chính Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về ngoại hối

            * Xây dựng các dự án Luật. Pháp lệch về quản lý ngoại hối.

            * Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối

            * Kiểm soát ngoại hối của các tổ chức tín dụng

Quản lý ngoại hối bằng nghiệp vụ:

- Nhà nước giao cho Ngân hàng Trung ương dự trữ ngoại hối, nhằm thực hiện chính sách hệ quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước.

- Hoạt động ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều 39 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997.

6. Thanh tra Ngân hàng

a/ Khái niệm:                   

            Thanh tra Ngân hàng là bộ phận của hoạt động quản lý Nhà nước về Ngân hàng. Do đó hoạt động của thanh tra Ngân hàng có đặc điểm của hoạt động thanh tra Nhà nước.

            Đặc điểm:

            - Hoạt động thanh tra Ngân hàng mang tính quyền lực Nhà nước, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

            Điều 50 Luật Ngân hàng: thanh tra Ngân hàng là thanh tra chuyên ngành, đứng đầu là chánh thanh tra.

- Thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý Nhà nước về Ngân hàng. Thanh tra chuyên ngành có quyền thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ Ngân hàng.

Có quyền thanh tra hoạt động của các tổ chức, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác.

- Quan hệ giữa thanh tra và thanh tra Ngân hàng tuân theo những quy định của pháp luật về thanh tra.

b/ Đối tượng thanh tra, nội dung của hoạt động thanh tra Ngân hàng:

-          Đối tượng thanh tra là: tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác.

-          Nội dung của hoạt động thanh tra Ngân hàng: Điều 52 luật Ngân hàng Nhà nước

1, Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động Ngân hàng.

2, Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng.

3, Kiến nghị các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng (Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Điều 54, 55 quy định về trách nhiệm của thanh tra Ngân hàng và quyền của đối tượng thanh tra.

Câu hỏi:

1. Tại sao nói Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng?

            2. Vị trí pháp lý của Ngân hàng Trung ương Việt nam được xác định như thế nào?

CHƯƠNG 3

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

I. Khái niệm tín dụng, khái niệm hoạt động tín dụng, khái niệm tổ chức tín dụng, các loại tổ chức tín dụng

1. Khái niệm tín dụng, khái niệm hoạt động tín dụng và các tổ chức tín dụng:

a. Khái niệm tín dụng:

 “Tín dụng” xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh là Credit.

Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, “tín dụng” có nghĩa là sự vay mượn. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại với một lượng giá trị lớn hơn.

 Khái niệm tín dụng trên đây được thể hiện ba mặt cơ bản sau đây:

+ Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác.

+ Sự chuyển giao mang tính chất tạm thời.

+ Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi lợi tức. Một quan hệ được gọi là tín dụng phải đầy đủ cả ba mặt.

* Tín dụng ra đời rất sớm gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Cơ sở ra đời của tín dụng xuất phát từ:

            - Có sự tồn tại và phát triển của hàng hoá

            - Có nhu cầu bù đắp thiếu hụt khi gặp biến cố nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh, đảm bảo cuộc sống bình thường.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng, tuỳ thuộc vào giác độ tiếp cận mà tín dụng có thể đ­ược hiểu như­ là:

Sự trao đổi các tài sản hiện tại để đ­ược nhận các tài sản cùng loại trong t­rong lai. Hoặc có thể định nghĩa tín dụng nh­ư là quan hệ kinh tế, theo đó một người thoả thuận để người khác đư­ợc sử dụng số tiền hay tài sản của mình trong một thời gian nhất định với điều kiện có hoàn trả.

Trong đời sống, tín dụng hiện diện d­ưới nhiều hình thái khác nhau. Tín dụng thương mại là một doanh nghiệp thỏa thuận bán chịu hàng hóa cho khách hàng. Tín dụng Ngân hàng việc các Ngân hàng th­ương mại huy động vốn của khách hàng để sau đó lại cho khách hàng khác vay với mục đích kiếm lời.

 Ngoài ra, việc Chính phủ hay những doanh nghiệp phát hành các trái phiếu ra ngoài công chúng để vay tiền của các tổ chức, cá nhân cũng đư­ợc xem là những hình thức tín dụng.

Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trư­ờng, nghiệp vụ cho thuê tài chính do những công ty cho thuê tài chính thực hiện đối với khách hàng là các doanh nghiệp cũng đư­ợc xem là một hình thức tín dụng đặc thù của nền kinh tế thị trư­ờng.

b/ Khái niệm hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng

Theo khoản 8 và khoản 10, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động tín dụng đư­ợc định nghĩa là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để thoả thuận cấp tín dụng cho khách hàng với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác.

Khác với các loại hình giao dịch khác ở những đặc điểm sau đây:

- Vchủ thể, một bên tham gia giao dịch bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện hoạt động tín dụng theo qui định của pháp luật. Chủ thể này tham gia giao dịch với tư­ cách là ng­ười đầu tư­ (ngư­ời cho vay hay chủ nợ) và có quyền đòi tiền của ngư­ời nhận đầu tư­ (ng­ười vay hay con nợ) khi hợp đồng đáo hạn.

-Về nguồn vốn, các tổ chức tín dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân thông qua các hình thức nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu hay vay nợ của tổ chức tín dụng khác trên thị tr­ường liên Ngân hàng. Đặc điểm này cho phép phân biệt hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng với hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, với đặc tính của nguồn vốn cho vay vốn dự trữ phát hành.

- Cơ chế kinh doanh của tổ chức tín dụng là “đi vay để cho vay” nên hoạt động tín dụng của các tổ chức này thư­ờng có độ rủi ro cao có ảnh hưởng dây chuyền đối với nhiều tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

c. Khái niệm  tổ chức tín dụng:

Việt Nam, Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 12/12/97 quy định:

“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán”.

+ Tổ chức tín dụng là một doanh nghiệp nhưng khác các doanh nghiệp khác:

+ Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ.

+ Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu và thường xuyên mang tính nghề nghiệp là hoạt động Ngân hàng.

+ Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

+ Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về Ngân hàng và các quy định khác của pháp luật.

Ví dụ: Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại quốc doanh vừa chịu sự điều chỉnh của luật các Tổ chức tín dụng, vừa chịu sự điều chỉnh của luật Doanh nghiệp Nhà nước.

2. Các loại tổ chức tín dụng

Các tổ chức tín dụng thành lập và tồn tại theo các hình thức pháp lý do pháp luật quy định. Mỗi loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo từng phương thức có đặc điểm riêng và thực hiện hoạt động kinh doanh theo phạm vi pháp luật quy định.

- Căn cứ vào phạm vi nghiệp vụ kinh doanh Tổ chức tín dụng được phân thành  hai nhóm:

* Tổ chức tín dụng là Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.

Tổ chức tín dụng là Ngân hàng gồm có: (Căn cứ theo tính chất và mục tiêu hoạt động):

+ Ngân hàng thương mại

+ Ngân hàng phát triển: Tập trung huy động vốn trung và dài hạn, đầu tư  trung và dài hạn vì sự  phát triển, chủ yếu đầu tư trực tiếp qua các dự án.

+ Ngân hàng đầu tư: huy động vốn với mục tiêu trung và dài hạn cũng vì sự phát triển nhưng thông qua hình thức đầu tư gián tiếp qua chứng từ có giá.

+ Ngân hàng chính sách: từ năm 1990 đến nay như Ngân hàng phục vụ người nghèo, không hoạt động lợi nhuận, tạo vốn dưới hình thức đặc thù để cho vay ưu đãi hoặc vốn bình thương trên thị trường để cho vay ưu đãi nhưng được Nhà nước bù pghần chênh lệch lãi suất.

+ Ngân hàng hợp tác đầu tư, Ngân hàng hợp tác nông thôn và các loại Ngân hàng hợp tác khác (HTX Tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân).

* Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán.

Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng gồm có:

+ Công ty tài chính: Là một tổ chức tín dụng được thành lập nhằm mục đích cho vay để pháp triển sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của các đối tượng khác trong xã hội.

+ Công ty cho thuê tài chính: cho vay tài sản thông qua việc đầu tư tài chính vào tài sản.

+ Các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng khác.

- Căn cứ vào tính chất sở hữu về điều lệ các tổ chức tín dụng ở Việt Nam phân thành các loại hình sau:

* Tổ chức tín dụng Nhà nước là loại hình Tổ chức tín dụng được Nhà nước thành lập cấp vốn điều lệ và bổ nhiệm người quản trị điều hành, là quan hệ cho vay phát sinh giữa Nhà nước với dân cư. Tổ chức tín dụng quốc doanh (Ngân hàng quốc doanh) là những Ngân hàng chiếm vị trí ưu thế trong hệ thống các tổ chức tín dụng nước ta.

- Tính chất sở hữu: là doanh nghiệp Nhà nước (là một tổ chức kinh doanh được Nhà nước thành lập quản lý và cấp vốn ban đầu, Nhà nước bổ nhiệm người lãnh đạo và điều hành).

- Về phương diện pháp lý: là một doanh nghiệp công lập, do Nhà nước cấp vốn điều lệ.

- Tính chất nội dung hoạt động kinh doanh: đa năng, (ngắn, trung và dài hạn) tuỳ theo tính chất nguồn vốn huy động. Hoạt động cả trong và ngoài nước và các dịch vụ khác theo pháp luật.

- Phạm vi hoạt động: kinh doanh tiền tệ đối với mọi thành phần kinh tế, thuộc lĩnh vực sản xuất, lưu thông, xây dựng trong và ngoài nước. Tuy nhiên mỗi Ngân hàng có một định hướng trong hoạt động của nó.

+ Ngân hàng công thương chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, bưu điện.

+ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn: chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

+ Ngân hàng ngoại thương: chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại

+ Ngân hàng đầu tư & phát triển: chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản.

- Là một dạng doanh nghiệp Nhà nước

- Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận hay nhằm thực hiện thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.

- Kinh doanh tiền tệ theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước

Tổ chức tín dụng Nhà nước gồm:

+ Ngân hàng thương mại Nhà nước (NHCT, NHNN & PTNT, NHNT).

+ Công ty tài chính quốc doanh

+ Ngân hàng chính sách: Doanh nghiệp hoạt động công ích.

Ví dụ: Nhà nước phát hành công trái hay tín phiếu kho bạc.

Nhà nước: đi vay; dân cư: người cho vay. Mục đích của tín dụng Nhà nước nhằm hình thành và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nước.

Việc Nhà nước cho vay (kho bạc) không phải là kinh doanh mà thực chất là có tổ chức xã hội.

*Tổ chức tín dụng cổ phần: là loại hình tổ chức tín dụng được thành lập trên cơ sở góp vốn của Nhà nước và của các cổ đông khác để thực hiện hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

 Thuộc loại hình công ty cổ phần (về bản chất). Nên chịu sự điều chỉnh của luật các Tổ chức tín dụng và luật doanh nghiệp (công ty cổ phần)

 Thích ứng với nền kinh tế thị trường gồm:

+ Ngân hàng thương mại: Theo Nghị định 49/CP - 12.09.2000 về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.

Ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân.

Được khai thác mọi nguồn vốn trong và ngoài nước từ mọi thành phần kinh tế như nhận tiền gửi có kỳ hạn, không có kỳ hạn, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng, vay Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời phải có nghĩa vụ tôn trọng giới hạn về mức huy động vốn.

Được tiếp nhận vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư từ ngân sách từ các tổ chức quốc tế, quốc gia cho các chương trình đầu tư và phát triển kinh tế xã hội.

Được quyền cho vay đối với mọi đối tượng khi thoả mãn các điều kiện vay vốn theo luật định. Đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng và chấp hành giới hạn khống chế về cho vay.

Được hùn vốn liên doanh bằng nguồn vốn tự có theo tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước.

 Được làm dịch vụ thanh toán giữa các Ngân hàng.

 Được kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

 Được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác nếu đủ các điều kiện về thị trường nguồn vốn, về hiệu quả kinh doanh, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ được Ngân hàng Nhà nước cho phép như kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, thu đổi ngoại tệ, cất trữ, mua bán chuyển nhượng các chứng khoán. Nghiệp vụ về tín dụng cho thuê tài chính, bảo lãnh tín dụng, thực hiện các dịch vụ tư vấn về tài chính tiền tệ theo yêu cầu của khách hàng.

 Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng phải tôn trọng các quy định về phạm vi hoạt động lãi suất, hạn mức huy động vốn cho vay, vốn về tỷ giá hối đoái, về giá trị mua bán vàng, bạc, tỷ lệ hùn vốn liên doanh, tỷ lệ bắt buộc tối thiểu, trích lập, sử dụng các quỹ dự trữ pháp định làm nghĩa vụ với ngân sách.

- Công ty tài chính: thẩm quyền cơ bản giống Ngân hàng thương mại.

+ Chỉ được huy động vốn dưới hình thức phát hành tín phiếu trong giới hạn cho phép.

+ Không được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân.

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn là chủ yếu, phục vụ việc mua bán hàng hoá dịch vụ của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

+ Không được làm dịch vụ thanh toán

- Hợp tác xã tín dụng

+ Được huy động vốn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn trong và ngoài xã viên.

+ Được vay vốn của các tổ chức tín dụng khác

+ Cho vay ngắn hạn đối với xã viên.

+ Được làm các uỷ thác dịch vụ tài chính tín dụng cho Nhà nước, cho các tổ chức cá nhân khác.

- Quỹ tín dụng nhân dân:

Nghị định 48/2001/NĐ - CP 13.08.2001 tổ chức và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân.

Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nghiêm, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển. Số lượng thành viên tối thiểu là 30 thành viên (không khống chế về số lượng).

+ Được huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tín nhiệm về kết quả hoạt động của quỹ.

+ Được cho các thành viên vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

+ Được làm dịch vụ thành toán nếu đủ điều kiện được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

+ Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

+ Yêu cầu người vay cũng có các tài liệu về tài chính, sản xuất, kinh doanh liên quan đến khoản vay.

+ Được tuyển chọn, sử dụng đào tạo hoạt động lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng, thực hiện các quyền của người sử dụng lao động. Theo quy định của pháp luật.

+ Thành viên được góp vốn theo quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước và không quá 30% so với tồn tại vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân tại thời điểm góp vốn và nhượng chuyển.

Nội dung và phạm vi hoạt động: cũng tương tự Ngân hàng thương mại quốc doanh.

Gồm:  Ngân hàng thương mại cổ phần và Công ty tài chính cổ phần

+ Tổ chức tín dụng hợp tác: là tổ chức tín dụng do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động Ngân hàng theo luật tổ chức tín dụng và luật hợp tác xã nhằm tương tự nhau phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống.

Gồm: - Ngân hàng hợp tác xã 

- Hợp tác xã tín dụng, là tổ chức kinh tế tập thể hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong xã viên và cho xã viên vay, cho vay ngắn hạn là chủ yếu.

- Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức được thành lập dưới hình thức hợp tác xã.

- Các hình thức khác: thành viên là cá thể, pháp nhân  tự nguyện gia nhập cùng tiến hành  theo nguyên tắc kinh doanh nhằm mục tiêu trợ giúp lẫn nhau.

+ Quy mô nhỏ

+ Phạm vi hoạt động hẹp

+ Nghiệp vụ kinh doanh đơn giản

Mục tiêu chính là tưởng trợ giúp đỡ các thành viên trong tổ chức cá nhân, nên đối với loại hình này không bị cấm cho vay đối với những người lãnh đạo của tổ chức hoặc những người thân thuộc của người lãnh đạo.

* Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình doanh nghiệp tập thể có chức năng kinh doanh tiền tệ và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng.

Phạm vi và địa bàn hoạt động rộng hơn hợp tác xã tín dụng (trong phạm vi xã cho vay đối với xã viên của mình).

* Quỹ tín dụng nhân dân có thể thực hiện một số hoạt động dịch vụ Ngân hàng theo sự uỷ quyền của Ngân hàng Nhà nước. Còn hợp tác xã tín dụng không có khả năng đó.

+ Tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài: tà tổ chức tín dụng có một phần vốn trên 100% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nước ngoài. Thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.

- Điều 11 Luật tổ chức tín dụng quy định: Nhà nước có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng, khuyến khích việc huy động các nguồn vốn tín dụng từ nước ngoài đầu tư vào cuộc sống phát triển kinh tế ở Việt Nam, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tăng cường hợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức này.

Theo pháp luật hiện hành tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài gồm:

* Tổ chức tín dụng liên doanh (5 triệu đô la): Ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Vốn điều lệ là vốn góp của bên Ngân hàng Việt Nam và bên Ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng liên doanh có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.

Được hoạt động cả VNĐ và ngoại tệ theo quy định trong giấy phép.

Ngân hàng liên doanh chỉ đủ tư cách pháp nhân khi được cấp giấy phép chứng nhận điều hành kinh doanh.

Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng là 100% vốn nước ngoài (5 triệu đô la).

** Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài (50 tỷ đô la): là một bộ phận của Ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng nguyên xứ) hoạt động tại Việt Nam thì chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.

 Chỉ có đủ tư cách pháp nhân khi được cấp giây phép đăng ký kinh doanh. Ngoài chi nhánh không được mở chi nhánh phụ (bên chi nhánh nước ngoài) tất cả là một pháp nhân duy nhất.Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật các tổ chức tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài khác với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác.

II. Quy chế thành lập, cấp giấy phép hoạt động, kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản, thánh lý tổ chức tín dụng

1. Quy chế thành lập và cấp giấy phép hoạt động đối với tổ chức tín dụng:

Giấy phép hoạt động là chứngchỉ hành nghề của tổ chức tín dụng.

Trước đây việc cấp giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động là hai khâu nay đơn giản hoá thủ tục hành chính, tránh chồng chéo phiền hà trong việc cấp giấy phép thành lập , giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng hoạt động.

Điều 21 Luật các tổ chức tín dụng:

- Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập hoạt động thuộc Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hay uỷ quỳen cho thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn của chi nhánh.

* Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức tín dụng, giấy phép hoạt động Ngân hàng:

a/ Đối với tổ chức tín dụng (Điều 14 và Điều 22 Luật các tổ chức tín dụng):

1- Có nhu cầu hoạt động Ngân hàng trên địa bàn xin hoạt động đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức tín dụng.

2 - Có vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Vốn trong các tổ chức tín dụng là cơ sở quan trọng để xác định mức huy động vốn, khả năng cho vay vốn và căn cứ để tính các tỷ lệ an toàn cho các hoạt động của tổ chức tín dụng.

Ví dụ: Nghị định 82/1998/NĐCD 3/10/98 về ban hành danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng:

- Ngân hàng thương mại quốc doanh:       

Ngân hàng nông nghiệp  2.200 tỷ VNĐ

  Ngân hàng công thương, ngoại thương 1.100 tỷ VNĐ

- Ngân hàng thương mại cổ phần: Đô thị: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh 70 tỷ VNĐ,    

  Thành phố khác 50 tỷ VNĐ

   Nông thôn 5 tỷ VNĐ

3 - Thành viên sáng lập phải là tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính (ảnh hưởng đến hợp đồng kinh doanh của tổ chức tín dụng).

4 - Người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng: đảm bảo cho tổ chức tín dụng an toàn, hiệu quả, hạn chế tình trạng phá sản trong tổ chức tín dụng.

5 - Có điều lệ tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của luật các tổ chức tín dụng và quy định khác của pháp luật.

            Điều lệ xác định:  Mục tiêu, phương hướng, phạm vi, nội dung hoạt động, phương hướng, cách thức tổ chức bộ máy quản lý, chế độ tài chính.

Điều 30 Luật các tổ chức tín dụng quy định: “ Điều lệ của tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y”

6- Có phương án kinh doanh khả thi, đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện sau:

 Đối với tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi Ngân hàng 100% vốn nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động Ngân hàng, được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động tại Việt Nam.

 Đối với chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cần thêm điều kiện:

 Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép mở chi nhánh tại Việt Nam.

 Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có văn bản đảm bảo khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.

 Ngân hàng nước ngoài có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

b/ Đối tổ chức không phải là tổ chức tín dụng

Điều kiện là:

Hoạt động Ngân hàng là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính.

Có đủ vốn và điều kiện vật chất phù hợp với yêu cầu của hoạt động Ngân hàng.

Có đội ngũ am hiểu hoạt động Ngân hàng.

Có phương án kinh doanh khả thi về hoạt động Ngân hàng.

* Thủ tục xin cấp giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động:

- Tổ chức tín dụng muốn được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải lập hồ sơ và thực hiện các thủ tục theo các yêu cầu quy định tại Đ22 - 23 Luật các tổ chức tín dụng.

Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập gồm:

1. Đơn xin cấp giấy phép thành và hoạt động

2. Dự thảo điều lệ

3. Phương án hoạt động 3 năm đầu trong đó nêu rõ hiệu quả và lợi ích kinh tế hoạt  động Ngân hàng.

4. Danh sách, lý lịch các văn bản chứng minh năng lực, trình độ hoạt động chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên họat động quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, tổng mức vốn góp, phương án góp vốn và danh sách những cá nhân, tổ chức góp vốn.

5.      Tình hình tài chính và những thông tinliên quan khác về cổ đông lớn.

6.      Chấp nhận của UBND có quyền về nơi đặt trụ sở của tổ chức tín dụng.

* Đối với tổ chức tín dụng nước ngoài cần bổ sung thêm:

 Điều lệ tổ chức tín dụng nước ngoài

 Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài

 Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho phép tổ chức tín dụng ngoài hợp đồng tại Việt Nam.

 Bảng cân đối tài chính, bảng tổng kết lỗ lãi đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động3 năm gần nhất của tổ chức tín dụng nước ngoài (nếu là tổ chức tín dụng liên doanh)

 Họ tên, lý lịch của người điều hành tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam.

* Đối với tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thì phải có:

 Đơn xin cấp giấy phép hoạt động Ngân hàng

 Quyết định hay giấy phép thành lập giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề hiện tại.

 Điều lệ

 Danh sách lý lịch thành viên hội đồng quản trị, tổng giảm đốc ban kiểm soát.

 Tình hình tài chính 3 năm gần nhất

 Phát động hoạt động kinh doanh.

(Đối với doanh nghiệp thông thường nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh sau 15 ngày có kết quả).

- Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, thẩm tra, đối chiếu với quy định để cấp giấy phép những từ chối cấp giấy phép.

Từ chối cấp giấy phép Ngân hàng phải có văn bản giải thích rõ lý do. Nếu cấp thì phê chuẩn điều lệ.

* Trách nhiệm của tổ chức tín dụng kể từ khi được cấp giấy phép:

- Tổ chức tín dụng được cấp giấy phép phải nộp một khoản lệ phí cấp giấy phép theo quy định. Pháp lệnh năm 1990 quy định 0,2 vốn điều lệ. Bây giờ BTC có quy định riêng.

- Phải sử dụng đúng tên và hoạt động đúng nội quy ghi trong giấy phép.

- Sau khi được cáp giấy phép tổ chức tín dụng phải đăng ký kinh doanh (tại phòng đăng ký kinh doanh) và khai trương hoạt động theo quy định tại điều 25, 26, 27, 28 Luật các tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng khi có thay đổi một trong các điểm sau phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi tiến hành.

 Tên của tổ chức tín dụng

 Mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp.

 Địa điểm đặt trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh văn phòng đại diện.

 Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động.

 Chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước.

 Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn.

 Thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc và thành viên làm kiểm soát.

Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận - tổ chức tín dụng phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi đó và phải đăng ký báo Trung ương và thực hiện theo quy định Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng.

** Điều kiện hoạt động

- Tổ chức tín dụng đã được cấp giấy phép, muốn tiến hành hoạt động phải có đủ các điều kiện sau:

1. Có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

2. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn pháp định và trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động của Ngân hàng.

3. Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải gửi vào tài khoản phong tỏa (không được hưởng lãi) mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này sẽ được giải tỏa khi tổ chức tín dụng hoạt động.

4. Đăng báo Trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật về nội dung quy định trong giấy phép.

- Đối với các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng đã đ­ược cấp giấy phép hoạt động Ngân hàng muốn tiến hành hoạt động Ngân hàng phải có đủ đỉều kiện sau:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có trụ sở kinh doanh phù hợp với yêu cầu hoạt động Ngân hàng;

2.  Đăng báo trung ­ương, địa ph­ơng theo quy định của pháp luật về nội dung quy định trong giấy phép.

Các tổ chức đ­ược Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thì trong thời hạn 12 tháng phải hoạt động.

** Thu hồi giấy phép: (Điều 29)

Tổ chức tín dụng khi rơi vào một trong các trường hợp sau:

1. Có chứng cứ là hồ sơ xin cấp giấy phép có những thông tin cố ý làm sai sự thật.

2. Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép mà tổ chức đó không hoạt động.

            3. Tự nguyện hoặc bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc giải thể;

            4. Chia tách, sát nhập, hợp nhất, phá sản;

            5. Hoạt động sai mục đích;

            6. Không có đủ các điều kiện để hoạt động.

            Sau khi bị thu hồi giấy phép, Tổ chức tín dụng đó phải chấm dứt ngay các hoạt động Ngân hàng.

            Quyết định thu hồi giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

            2. Quy chế kiểm soát đặc biệt

            a. Khái niệm:

            Kiểm soát đặc biệt là biện pháp quản lý Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng đối với Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toánnhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng.

Mục đích của việc kiểm soát đặc biệt  nhằm giúp đở cho các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn về thanh tóan, chi trả để vượt qua khó khăn tài chính đó, đẩm bảo sự an toàn cho TCTD và cho cả hệ thống TCTD.

Điều 92 khoản l Luật các tổ chức tín dụng có quy định: "Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng đư­ợc đặt dư­ới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán".

b. Đốt t­ượng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt

Đối tư­ợng bị kiểm soát đặc biệt là những tổ chức tín dụng có một trong các dấu hiệu sau:

- Có nguy cơ mất khả năng chi trả. (Khả năng chi trả của tổ chức tín dụng đư­ợc xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản 'Có" có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản "Nợ” phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của tổ chức tín dụng).

- Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

- Khi số lỗ luỹ kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.

c. Trình tự tiến hành kiểm soát đặc biệt

 Khi một tổ chức tín dụng phải đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức tín dụng đó vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

 Quyết định này ghi rõ tên tổ chức tín dụng, lý do, thời hạn kiểm soát đặc biệt, họ tên những thành viên đ­ược Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cử làm nhiệm vụ kiểm soát và nhiệm vụ cụ thể của ban kiểm soát đặc biệt.

- Quyết định này đ­ược Ngân hàng Nhà nước thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan trên địa bàn để phối hợp thực hiện mà không đ­a ra công luận.

Ban kiểm soát đặc biệt đ­ược thành lập sẽ thực hiện nhiệm vụ trong khi tiến hành kiểm soát, ban kiểm soát có thẩm quyền sau:

 Chỉ đạo hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức tín dụng đ­ược đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng ph­ương án củng cố tổ chức và hoạt động;

 Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp đ­ược nêu trong ph­ương án củng cố đã đ­ược ban kiểm sát đặc biệt thông qua;

 Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện ph­ương án củng cố tổ chức tín dụng;

 Đ­ược quyền đình chỉ những hoạt động không phù hợp với ph­ương án củng cố đã đ­ược thông qua các quy định về an toàn trong hoạt động Ngân hàng có thể gây phư­ơng hại đến lợi ích của ng­ời gửi tiền;

 Có quyền tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;

 Có quyền yêu cầu người quản trị, ng­ời điều hành miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với những người có hành vi vì phạm, không chấp hành ph­ương án củng cố đã được thông qua.

 Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt; về khoản cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp cấp bách để đảm bảo khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng.

Ban kiểm soát đặc biệt phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện việc kiểm soát đặc biệt.

Đối với tổ chức tín dụng khi đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt thì hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc) tổ chức tín dụng đó có trách nhiệm:

 Xây dựng phư­ơng án củng cố tổ chức và hoạt động trình ban kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phư­ơng án đó;

 Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng, trừ ir­ờng hợp bị ban kiểm soát đặc biệt tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát;

 Chấp hành các yêu cầu của ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát điều hành tổ chức tín dụng;

 Tr­ường hợp cần thiết đ­ược thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tín dụng đ­ược vay đặc biệt ở các tổ chức tín dụng khác hoặc ở Ngân hàng Nhà nước. Khoản vay đặc biệt này sẽ đư­ợc ­ưu tiên hoàn trả tr­ước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng.

Việc kiểm soát đặc biệt đ­ược kết thúc trong các tr­ường hợp sau:

- Hết thời hạn kiểm soát đặc biệt mà không đ­ược gia hạn;

- Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thư­ờng;

- Trư­ớc khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng đ­ược sáp nhập, hợp nhất;

- Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản.

Việc kết thúc kiểm soát đặc biệt thực hiện bằng một quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quyết định này đ­ược thông báo cho các cơ quan liên quan.

3. Quy chế pháp lý về phá sản, giải thể, thanh lý tổ chức tín dụng

a/. Phá sản tổ chức tín dụng

Thuộc phạm vi điều chỉnh của luật phá sản doanh nghiệp.

Ngoài ra đối với các tổ chức tín dụng, Điều 98 Luật các tổchức tín dụng quy định: Sau khi Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng mà tổ chức tín dụng đó vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì có thể bị tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của luật phá sản doanh nghiệp.

b/ Giải thể tổ chức tín dụng

Giải thể tổ chức tín dụng là việc chấm dứt sự tồn tại một tổ chức tín dụng, xóa tên tổ chức tín dụng đó trong sổ đăng ký kinh doanh.

Giải thể tổ chức tín dụng có bản chất pháp lý khác với phá sản tổ chức tín dụng về lý do, nguyên llhân, thủ tục tiến hành và hậu quả pháp lý.

Theo quy đính của luật tổ chức tín dụng, việc giải thể tổ chức tín dụng đ­ược thực hiện trong các trường hợp sau:

- Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và đ­ược Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

- Khi hết hạn hoạt động mà tổ chức tín dụng không xin gia hạn hoặc xin gia hạn mà không đ­ược Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

- Bị thu hồi giấy phép hoạt động.

c/ Thanh lý tổ chức tín dụng

- Trong tr­ường hợp tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý của tổ chức tín dụng đư­ợc thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

- Trong tr­ường hợp tổ chức tín dụng giải thể thì tổ chức tín dụng phải tiến hành thanh lý ngay dư­ới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Mọi chi phí liên quan đến thanh lý do tổ chức tín dụng bị thanh lý chịu.

III. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý tổ TCTD

1. Cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng

Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động, loại hình tổ chức tín dụng, pháp luật quy định cơ cấu tổ chức của chúng.

Đối với những tổ chức tín dụng có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng thì cơ cấu tổ chức bao gồm hội sở chính và đơn vị trực thuộc.

Hội sở chính là cơ quan quản lý và chỉ đạo hoạt động của toàn hệ thống, đồng thời trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.

Các đơn vị trực thuộc là các sở giao dịch, các chi nhánh, văn phòng đại diện đ­ược lập ở những nơi có nhu cầu hoạt động kể cả ở ngoài nước khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Các đơn vị trực thuộc là đại diện của pháp nhân có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch với khách hàng, hạch toán kinh tế nội bộ.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng có thể đ­ược thành lập các công ty trực thuộc có t­ư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập bằng vốn tự có để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, Ngân hàng, bảo hiểm theo quy định của Chính phủ.

Nếu đ­ược Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tín dụng còn đ­ược thành lập các đơn vị sự nghiệp trong tổ chức của mình.

Tổ chức tín dụng có thể đ­ược mở sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty khi có đủ các điều kiện sau:

- Có thời gian hoạt động tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Hoạt động kinh doanh có lãi, tình hình tài chính lành mạnh;

- Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra nội bộ hoạt động có hiệu quả;

- Hệ thống thông tin đáp ứng đ­ược yêu cầu quản lý;

- Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động Ngân hàng và các quy định khác của pháp luật.

2. Bộ máy quản lý của tổ chức tín dụng

Việc hình thành các cơ quan trong bộ máy quản lý của mỗi tổ chức tín dụng do tính chất sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức đó quyết định.

 a. Bộ máy quản lý  trong tổ chức tín dụng Nhà nước

Tổ chức tín dụng Nhà nước đặt d­ới quyền quản trị của hội đồng quản trị, quyền điều hành của tổng giám đốc hoặc giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc tổ chức tín dụng Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Nhà nước về sự phát triển của tổ chức mình theo mục tiêu Nhà nước giao. Hội đồng quản trị đ­ược lập ra ban kiểm soát để giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành và các đơn vị trực thuộc. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao, phải báo cáo và chịu trách nhiện tr­ước hội đồng quản trị.

Cơ quan điều hành tổ chức tín dụng Nhà nước đứng đầu là tổng giám đốc hoặc giám đốc, Tổng giám đốc (giám đốc) là đại diện hợp pháp của pháp nhân, có quyền điều hành cao nhất trong tổ chức tín dụng Nhà nước.

b/ Bộ máy quan lý trong tổ chức tín dụng cổphần

Các cơ quan trong bộ máy quản lý của tổ chức tín dụng cổ phần gồm: đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc hoặc giám đốc.

Đại hội cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong tổ chức tín dụng cổ phần. Đại hội cổ đông bầu ra hội đổng quản trị, bầu ra ban kiểm soát để quản trị và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của tổ chức mình. Điều hành các hoạt động hàng ngay của tổ chức tín dụng cổ phần là tổng giám đốc hoặc giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.

c/ Bộ máy quản lý trong tổ chức tín dụng có vốn đầu t­ n­ước ngoài

* Đối với tổ chức tín dụng liên doanh, cơ quan lãnh đạo cao nhất là hội đồng quản trị.

- Các bên liên doanh chỉ định ngư­ời của mình tham gia hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào tổ chức tín dụng liên doanh.

- Chủ tịch hội đồng quản trị do các bên thỏa thuận cử ra.

- Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm để điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm tr­ước hội đồng quản trị về hoạt động điều hành.

- Tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất phải là ng­ời của tổ chức tín dụng Việt Nam, cư­ trú tại Việt Nam.

* Đối với tổ chức tín dụng 100% vốn nư­ớc ngoài và chi nhánh Ngân hàng nư­ớc ngoài hoạt động tại Việt Nam thì bộ máy quản lý chỉ có giám đốc.

- Giám đốc do tổ chức tín dụng n­ước ngoài (nguyên xứ) bổ nhiệm và được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.

 d. Bộ máy quản lý trong tổ chức tín dụng hợp tác

- Bộ máy quản lý của loại hình tổ chức tín dụng này bao gồm: Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ngư­ời điều hành.

- Đại hội thành viên là cơ quan có quyền cao nhất.

Đại hội thành viên bầu ra HĐ quản trị để quản lý tổ chức tín dụng giữa hai ký đại hội, bầu ra ban kiểm soát để thay mặt các thành viên kiểm soát các hoạt động của tổ chức mình.

Người điều hành trong tổ chức tín dụng hợp tác là giám đốc (hoặc chủ nhiệm) do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.

IV. Hoạt động của tổ chức tín dụng

1. Hoạt động huy động vốn

Vốn kinh doanh của các tổ chức tín dụng chủ yếu là từ nguồn vốn huy động. Vì vậy, hoạt động huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng trong các nghiệp vụ kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Pháp luật quy định, tổ chức tín dụng có thể đ­ược huy động vốn thông qua các hình thức: Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng hoặc đư­ợc vay vốn của Ngân hàng Nhà nước.

a. Huy động vốn bằng nhận tiền gửi

Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng d­ưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi có thể đ­ược hư­ởng lãi hoặc không đ­ược hư­ởng lãi và phải đ­ược hoàn trả cho ngư­ời gửi tiền.

Pháp luật quy định các loại tiền gửi và quyền huy động các khoản tiền gửi đối với từng tổ chức tín dụng để nhằm các mục đích sau:

Thứ nhất, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, giúp cho tổ chức tín dụng sử dụng vốn huy động đạt hiệu quả, đảm bảo khả năng chi trả, đồng thời thông qua đó Nhà nước kiểm soát có hiệu quả, hạn chế đ­ược các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín  dụng.

Thứ hai, để ng­ười có tiền nhàn rỗi lựa chọn hình thức gửi thích hợp tùy thuộc vào mục đích và khả năng nguồn vốn của ng­ười gửi tiền.

 Trong nền kinh tế, tiền gửi của các pháp nhân, thể nhân nhiều loại. Mỗi loại tiền có đặc tính riêng và việc sử dụng chúng liên quan đến an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng. Do đó Điều 45 luật các tổ chức tín dụng quy định quyền huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng như­ sau:

- Ngân hàng đ­ược nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

- Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng đ­ược nhận gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

 Để bảo vệ lợi ích của ng­ười gửi tiền và bảo đảm khả năng chỉ trả của tổ chức tín dụng, luật các tổ chức tín dụng có các quy định cụ thể về nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng như­:  Tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tỉền gửi, mức bảo toàn hoặc bảo hiểm theo quy định của Chính phủ;

- Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền mặt theo yêu cầu, đảm bảo trả đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi cho mọi khoản tiền gửi ...

Tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số d­ư bình quân không thấp hơn mức dự trử bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định.

b. Huy động vốn bàng phát hành các giấy tờ có giá

- Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành là một công cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ, thị tr­ường vốn dư­ới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ tiền gửi trong đó tổ chức tín dụng cam kết trả gốc, lãi cho ng­ười mua sau một thời gian nhất định.

- Về phía ngư­ời mua các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành là chứng chỉ ghi nhận việc đầu tư­ vốn và quyền đ­ược hư­ởng thu nhập.

- Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành được chuyển nh­ượng quyền sở hữu dư­ới các hình thức mua, bán, tặng, cho, thừa kế hoặc ng­ười sở hữu giấy tờ có giá có thể dùng làm vật cầm cố.

- Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành có thể là giấy tờ có ghi tên hoặc không ghi tên.

- Tổ chức tín dụng muốn huy động vốn bằng phát hành các giấy tờ có giá phải thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định cho từng loại giấy tờ có giá.

Việc tổ chức tín dụng phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn trong dân cư có thể đư­ợc thực hiện th­ường xuyên hoặc không thư­ờng xuyên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc đ­ược ghi trong giấy phép hoạt động (xem Điều 46 Luật các tổ chức tín dụng).

c. Huy động vốn bằng vay vốn giữa các tổ chức tín dụng

Ngoài việc huy động vốn của dân c­ư và của các tổ chức kinh tế - xã hội, pháp luật còn cho phép tổ chức tín dụng được vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nư­ớc và các tổ chức tín dụng nước ngoài.

- Các tổ chức tín dụng cho nhau vay chủ yếu đ­ược thực hiện trên thị tr­ường liên NH.

- Việc vay vốn giữa các tổ chức tín dụng nhằm điều hòa, phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng tổ chức tín dụng. Quan hệ vay vốn này đ­ược thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng.

- Khi tổ chức tín dụng thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định thì có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng n­ước ngoài. Hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng n­ước ngoài do tổ chức tín dụng thực hiện thuộc diện quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

d. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước

Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng Nhà nước sử dụng nhiều loại công cụ trong đó có công cụ tái cấp vốn.

Điều 48 luật các tổ chức tín dụng quy định: Tổ chức tín dụng là Ngân hàng đ­ược vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước d­ới hình thức tái cấp vốn theo quy định của luật Ngân hàng Nhà nước (Điều 30).

- Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối t­ượng đ­ược vay vốn của Ngân hàng Nhà nước là tổ chức tín dụng là Ngân hàng đ­ược vay ngắn hạn bằng việc tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước thông qua các hình thức: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiếu khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thư­ơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng trong tr­ường hợp đặc biệt tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng thì có thể đ­ược Ngân hàng Nhà nước cho vay khi đ­ược Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

2. Hoạt động tín dụng

* Khái niệm: Hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng là việc chuyển nhượng quyền sở hữu vốn của tổ chức tín dụng cho các tổ chức, cá nhân với điều kiện hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị được chuyển nh­ượng sau một thời gian được thỏa thuận trước.

Hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng là hoạt động kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao do tính chất kéo dài của các quan hệ kinh doanh. Chính vì vậy, so với các hoạt động kinh doanh khác thì hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng chịu sự điều chỉnh chi tiết và chặt chẽ của pháp luật.

Điều 49 Luật tổ chức tín dụng quy định: "Tổ chức tín dụng đ­ược cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dư­ới các hình thức cho vay, chiếu khấu th­ương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước".

Hoạt động tín dụng bao gồm:

- Cho vay là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho khách hàng.

Tổ chức tín dụng đ­ược quyền cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thông qua hợp đồng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đời sống tùy thuộc vào tính chất và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng.

Khi cho vay, tổ chức tín dụng phải tuân thủ các nguyên tắc, quy chế pháp lý về cho vay.

- Chiết khấu thương phiêú và các giấy tờ có giá ngắn hạn là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng thông qua việc mua thư­ơng phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn khác của ng­ười thụ hưởng tr­ước khi đến hạn thanh toán.

- Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê.

- Bảo lãnh Ngân hàng và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Đối tượng là mọi tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật(đầy đủ về pháp lý, kinh tế, về phương án kinh doanh, vốn).

3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Thực chất là họat động nhận tiền gửi.

-Đối tượng là mọi tổ chức, cá nhân, khách hàng trong và ngoài nước.

-Có quyền mở tài khoản nơi thuận tiện nhất cho hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng gắn liền với các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng. Pháp luật quy định tổ chức tín dụng trong các hoạt động này có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Tổ chức tín dụng đư­ợc mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tại các tổ chức tín dụng khác. Riêng tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi bắt buộc phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số d­ư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định.

- Tổ chức tín dụng đư­ợc thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

 Đối với tổ chức tín dụng là Ngân hàng, ngoài các quyền và nghĩa vụ trên còn có quyền:

-Được mở tài khoản cho khách hàng trong nư­ớc và ngoài nước.

- Đ­ược thực hiện các dịch vụ thanh toán như­: cung ứng các ph­ương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nư­ớc cho khách hàng;

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định;

Khi đư­ợc Ngân hàng Nhà nước cho phép, Ngân hàng đ­ược thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.

Ngoài ra, Ngân hàng còn đ­ược tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trong n­ước, đư­ợc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi đ­ược Ngân hàng Nhà nước cho phép.

4. Các hoạt động kinh doanh khác

- Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác. Tổng mức vốn góp, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong tất cả các doanh nghiệp không đư­ợc v­ượt quá mức tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.

 Ngoài ra, tổ chức tín dụng nếu thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định còn có thể tham gia thị trường tiền tệ để thực hiện hoạt động kinh doanh.

- Tổ chức tín dụng đ­ược kinh doanh ngoại hối và vàng ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi đ­ược Ngân hàng Nhà nước cho phép.

- Tổ chức tín dụng được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động Ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư­ của tổ chức, cá nhân theo hợp đồng;

- Đ­ược cung ứng các dịch vụ tư­ vấn tài chính, tiền tệ cho khầch hàng; đ­ược làm các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tín dụng đư­ợc lập công ty độc lập để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Riêng Ngân hàng có thể đ­ược cung ứng các dịch vụ bảo hiểm.

Theo quy định của luật tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng không đ­ược trực tiếp kinh doanh bất động sản.

V. Các biện pháp bảo đảm an toàn trong kinh doanh Ngân hàng

1. Biện pháp quản lý Nhà nước

- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng; kiểm soát đặc biệt.

- Kiểm tra, thanh tra;

- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Ngân hàng (Nghị định 20/ 2000/NĐ-CP ngày 15.6.2000 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Ngân hàng)

2. Những hạn chế để đảm bảo an toàn trong họat động kinh doanh Ngân hàng

Pháp luật của các n­ước th­ường có các quy định hạn chế sau:

Cấm các tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng có các mối quan hệ có thể dẫn tới việc lợi dụng vay vốn để hư­ởng lợi bất chính hoặc có các quan hệ có thể tạo điều kiện cho việc vi phạm pháp luật. Điều 77 Luật các tổ chức tín dụng:thanh viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đóc, Ban kiểm soát, quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, người thẩm định xét duyệt cho vay...

- Cấm tổ chức tín dụng cho vay đối với một khách hàng vư­ợt quá mức cho phép.

            Theo quy định của pháp luật Việt Nam giới hạn cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có, Trung Quốc là 10%, Pháp là 40%.

            - Hạn chế cho vay đối với một số đối tượng quy định tại điều 78 chỉ được vay tối đa không quá 5 % vốn tự có. Và duy trì các tỷ lệ an tòan:

            + Dự trử bnắt buộc từ o% đến 20% tổng vốn huy động.

            + Tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả bằng tài sản “có” có thể thanh tóan ngay/tài sản “nợ” phải trả ngay tại một thời điểm nhất định. (Tỷ lệ này theo quy định tại Điều 81 là bằng 1.

            + Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đ­ược xác định bằng tỷ lệ vốn tự có so với tài sản "Có" kể cả các cam kết ngoại bảng đ­ược điều chỉnh theo mức độ rủi ro;

+ Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đ­ược sử dụng để  cho vay trung hạn và dài hạn;

+ Tỷ lệ tối đa d­ư nợ cho vay so với số dư­ tiền gửi.

3.    Biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản

Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 quy định giao dịch bảo đảm tiền vay.

Thông tư 06/2000/TTNHNN ngày 04/04/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định 178.

- Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: Thế chấp, Cầm cố, Bảo lãnh bằng tài sản, Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

- Biện pháp bảo đảm tiền vay không bằng tài sản:

Tổ chức tín dụng khách hàng để cho vay không bằng tài sản bảo đảm. Cho vay không có tài sản bảo đảm theo quy định của Chính phủ. Cho vay bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức xã hội, các đoàn thể quần chúng.

- Biện pháp bảo hiểm tiền gửi: Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999. 

CHƯƠNG 4

 PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

I. Chế độ cho vay của các tổ chức tín dụng

            1. Những vấn đề chung về cho vay

a/ Khái niệm: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi.

-    Chủ thể tham gia:Bên vay và bên cho vay

-    Đối tượng là tiền.

-    Hình thức pháp lí là hợp đồng tín dụng.

b/ Hợp đồng tín dụng

* Khái niệm: Hợp đồng tín dụng là sựu thỏa thuận chung bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.

Hợp đồng tín dụng là một dạng của hợ đồng vay , nên mang những đặc điểm của hợp đồng vay tài sản nói chung đó là hợp đồng đơn vụ theo quy định tại khoản 2 điều 405 BLDS.

*Hình thức của hợp đồng tín dụng

Pháp luật qui định mọi hợp đồng tín dụng đều phải đ­ược ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lí (điều 51 - Luật các tổ chức tín dụng). Sở dĩ pháp luật quy định nh­ư vậy là vì những ­ưu điểm sau đây của việc kí kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản:

- Một là, hợp đồng tín dụng đ­ược ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng.

- Hai là, việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự công bố công khai, chính thức về mối quan hệ pháp lí giữa những ng­ười lập ­ước để cho ng­ười thứ ba biết rõ về việc lập ­ước đó mà có những ph­ương cách xử sự hợp lí, an toàn trong tr­ường hợp cần thiết.

Ba là, việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơ quan hữu trách của chính quyền thi hành công vụ đư­ợc tốt hơn. Chẳng hạn nh­ư việc thu thuế, lệ phí, kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát hoạt động th­ương mại của các chủ thể kinh doanh trên thư­ơng trư­ờng.

* Chủ thể của hợp đồng tín dụng

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng tín dụng bao gồm:

 Bên cho vay (các tổ chức tín dụng)

 Bên vay (các tổ chức cá nhân có đủ những điều kiện do luật định).

- Các điều kiện chủ thể đối với bên cho vay (tổ chức tín dụng).

1. Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp;

2. Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;

3. Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hợp pháp;

4. Có ngư­ời đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.

- Các điều kiện chủ thể đối với bên vay: các pháp nhân (DNNN, HTX, Công ty TNHH, CTCP, DNCVDTNN, các tổ chức khác), cá nhân, tổ hợp tác,hộ gia đìn, doanhnghiệp tư nhân.

1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với các tổ chức (pháp nhân hay tổ chức không phải pháp nhân nh­ư hộ gia đình, tổ hợp tác) còn phải có ng­ười đại diện hợp pháp có năng lực và thẩm quyền đại diện;

2. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

 Ngoài điều kiện chung là năng lực chủ thể, tổ chức và cá nhân muốn vay vốn của các tổ chức tín dụng còn phải có thêm những điều kiện riêng áp dụng đối với từng chế độ cho vay cụ thể.

- Đốí với khoản vay theo chế độ tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản thì bên vay phải có phư­ơng án sử dụng vốn khả thi và có đủ uy tín đối với tổ chức tín dụng, đồng thời phải là đối tư­ợng thuộc diện đư­ợc cho vay không cần bảo đảm theo quy định của Chính phủ;

- Đốí với khoản vay theo chế độ tín dụng có bảo đảm thì bên vay phải có phư­ơng án sử dụng vốn khả thi và có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của ng­ười thứ ba trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh.

* Nội dung của hợp đồng tín dụng

Nội dung của hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên có đủ tư­ cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện và phù hợp với pháp luật.

Các điều khoản này phản ánh những quyền, nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên tham gia hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng tín dụng phải đư­ợc xây dựng trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện và nguyên tắc hợp pháp.

Theo qui định tại điều 51 - Luật các tổ chức tín dụng, nội dung của hợp đồng tín dụng phải bao gồm các điều khoản cụ thể sau đây:

- Điều khoản về điều kiện vay vốn. Khi thoả thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏa mãn thì mới đ­ược chấp nhận vay vốn. Cho vay có đảm bảo hay không có đảm bảo; hình thức bảo đảm tiền vay; giá trị tài sản bsỏ đảm; biện pháp xử lý tài sản bảo đảm (gán nợ, bán đấu giá).

- Điều khoản về đối tư­ợng hợp đồng. Trong điều khoản này, các bên phải thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn;

- Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay. Các bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày kí hợp đồng. Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng thỏa thuận trư­ớc về thời gian gia hạn; các bên thỏa thuận phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án hoặc chu kỳ kinh doanh hoặc khả năng trả nợ;

- Điều khoản về phư­ơng thức thanh toán tiền vay  liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay, các bên phải thỏa thuận rõ rằng số tiền vay sẽ đ­ược hoàn trả dần hàng tháng (trả góp) hay là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn;

- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay, trong đó các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì (ví dụ, mua vật tư­ hàng hoá để kinh doanh hay mua hàng hoá để tiêu dùng...); việc chuyển nhượng hay không chuyễn nhượng hợp đồng.

- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đây là điều khoản mang tính chất tùy nghi, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đ­ường th­ương lư­ợng hoà giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình.

Ngoài ra, nếu hợp đồng tín dụng đ­ược giao kết có điều kiện bảo đảm bằng tài sản như­ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận một điều khoản riêng rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng (hợp đồng chính), hoặc lập thành một hợp đồng phụ đính kèm theo hợp đồng chính.

c/ Giao kết hợp đồng tín dụng (Quy trình cho vay)

- Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng.

Bên đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn và văn bản đề nghị chính là đơn xin vay, kèm theo các giấy tờ tài liệu chứng minh t­ư cách chủ thể và khả năng tài chính hay phư­ơng án sử dụng vốn vay. (bao gồm: giấy đề nghị vay vốn. tên, địa chỉ, số tiền cần vay, mục đích vay, cam kết sử dụng vốn, cam kết trả nợ và những cam kết khác, các giấy tờ tài liệu khác chứng minh đủ điều kiện vay vốn)

Các tài liệu này đ­ược bên xin vay gửi cho tổ chức tín dụng xem xét, thẩm định và được coi như­ một bằng chứng đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng.

Ngoài ra, mặc dù pháp luật thực định chư­a dự liệu như­ng thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng ở Việt Nam còn cho thấy rằng bên đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể là tổ chức tín dụng.

 Trên thực tế, để tăng c­ường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tín dụng, các Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong nhiều năm qua đã từng chủ động tìm kiếm khách hàng để giao kết hợp đồng tín dụng với t­ư cách là bên đề nghị.

Trong tr­ường hợp này, văn bản đề nghị thư­ chào mời đư­ợc gửi cho các tổ chức, cá nhân có khả năng tài chính mạnh mà tổ chức tín dụng lựa chọn là bên đối tác. Trong thư­ chào mời, bên đề nghị (tổ chức tín dụng) thư­ờng đ­ưa ra những điều kiện có tính chất tổng quát nhất kèm theo những điều khoản dự thảo cụ thể để cho bên kia xem xét chấp nhận.

- Thẩm định hồ sơ tín dụng

Thẩm định hồ sơ tín dụng là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ pháp lí do tổ chức tín dụng thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay vốn đối với bên vay, trên cơ sở đó mà quyết định cho vay hay không.

 Do tính đặc biệt quan trọng của giai đoạn này trong cả quá trình từ cho vay đến thu nợ, cho nên pháp luật đòi hỏi bên cho vay là tổ chức tín dụng phải triệt để tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định khâu quyết định cho vay.

Ngoài ra, trong tr­ường hợp cần thiết hoặc pháp luật có qui định, tổ chức tín dụng có thể thành lập hội đồng tín dụng để thẩm định hoặc thuê, trư­ng cầu các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thẩm định.

Theo khoản 3, điều 15, qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo quyết định số 324/1998/QĐ-NHNNI ngày 30 tháng 9 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), thời hạn thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc (đối với khoản vay ngắn hạn) và 45 ngày làm việc (đối với các khoản vay trung, dài hạn).

Trong trư­ờng hợp từ chối cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản và phải nêu rõ lí do từ chối cho vay.

- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng

Sau khi đã thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng, bên cho vay có toàn quyền quyết định chấp nhận hoặc từ chối cho vay, dựa vào kết quả thẩm định, phân tích và điều tra tín dụng đối với khách hàng.

Chấp nhận cho vay (hay chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng) là hành vi pháp lí do tổ chức tín dụng (thông qua ng­ười đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng) thực hiện dư­ới hình thức một văn bản chính thức gửi cho bên vay với nội dung đồng ý cho vay kèm theo lời đề nghị gặp gỡ để thoả thuận các điều khoản cụ thể của hợp đồng tín dụng.

- Đàm phán các điều khoản của hợp đồng tín dụng

Các bên gặp nhau để đàm phán các điều khoản của hợp đồng tín dụng (bao gồm các điều khoản chủ yếu, điều khoản th­ường lệ, điều khoản tuỳ nghi). Giai đoạn này đ­ược coi là kết thúc khi đại diện của các bên đã chính thức kí tên vào văn bản hợp đồng tín dụng.

2. Các loại hợp đồng cho vay thông dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng

a/  Hợp đồng cho vay có bảo đảm bằng tài sản

- Khái niệm: cho vay có bảo đảm là một loại quan hệ pháp luật tín dụng trong đó tố chức tín dụng thoả thuận để cho khách hàng vay đư­ợc sử dụng một số tiền của mình trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của người vay hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba.

 Biện pháp bảo đảm đó là cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

-    Tài sản bảo đảm: Mục 2 chương VI Thông tư  06. Nghị định 85 điều 11 (sữa đổi bổ sung NĐ 178 ngày 29/12/1999)

+ Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc thuộc quyền sở hữu của người bảo lãnh.Nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu.

+Tài sản bảo đảm là tài sản được phép giao dịch.

+ Tài sản không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm.

+ Tài sản mà pháp luật quy định phải bảo hiểm thì khách hàng vay hoặc người bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm.

Ø Cầm cố tài sản để vay vốn ở tổ chức tín dụng

* Khái niệm: Cầm cố tài sản vay vốn ở tổ chức tín dụng là việc bên vay cam kết dùng các động sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

* Tài sản cầm cố (Đối tượng cầm cố) gồm những động sản có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

-    Đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên vay;

-    Có giá trị lớn hơn giá trị khoản vay;

-    Không có trạnh chấp, không bị pháp luật cấm hoặc hạn chế chuyển nhượng.

Ngoài ra, đối với những động sản mà pháp luật bắt buộc phải đăng kí quyền sở hữu thì giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cũng đư­ơng nhiên thuộc về tài sản cầm cố.

* Về thủ tục cầm cố, hình thức cầm cố pháp luật qui định rằng việc cầm cố phải tuân thủ các qui tắc pháp lí sau đây:

- Việc cầm cố phải đư­ợc lập thành văn bản có thủ tục công chứng Nhà nước. Văn bản này gọi là hợp đồng cầm cố.

Về nguyên tắc, hợp đồng cầm cố phải do các bên trực tiếp kí kết và sau đó phải đư­ợc chứng thực bởi công chứng viên hoặc cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền. Sự chứng thực của cơ quan Công chứng Nhà nước đối với hợp đồng cầm cố có tác dụng tạo ra chứng cứ pháp lí ghi nhận tính xác thực của việc cầm cố, góp phần ngăn ngừa các vi phạm pháp luật và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tín dụng;

- Bên cầm cố có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cầm cố (kể cả giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, nếu có) cho tổ chức tín dụng hoặc cho ng­ười thứ ba (thư­ờng là các cơ sở cho thuê cho bãi hay) quản lý theo sự thoả thuận giữa các bên, trừ tr­ường hợp các bên có thoả thuận khác.

Trong suốt thời gian cầm cố, bên quản lý tài sản cầm cố không được phép chuyển như­ợng, cho thuê hay quyết định số phận pháp lí của tài sản d­ưới những hình thức khác nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên kia (bên đối ư­ớc);

- Theo pháp luật Việt nam, việc cầm cố tài sản chỉ bắt buộc phải đăng kí tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với những tài sản mà pháp luật qui định phải đăng kí quyền sở hữu.

- Việc xử lí tài sản cầm cố đ­ược thực hiện theo nguyên tắc, nếu bên vay đã thanh toán tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng thì tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại tài sản cầm cố cho chủ sở hữu.

Trái lại, nếu khoản tiền vay không đ­ược thanh toán theo đúng hợp đồng thì tổ chức tín dụng có quyền đ­ược ­ưu tiên thanh toán từ tài sản cầm cố bằng thủ tục phát mại theo các hình thức luật định. Nếu tài sản cầm cố không phát mại đ­ược hoặc phát mại đ­ược như­ng không đủ để thanh toán nợ thì khi đó tổ chức tín dụng có thể sử dụng quyền khởi kiện bên vay tr­ước một cơ quan tài phán để yêu cầu xét xử theo pháp luật.

- Phạm vi áp dụng cầm cố: cho một hoặc nhiều khoản vay, tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng.

Trong thực tế, biện pháp cầm cố tài sản thư­ờng đư­ợc áp dụng nhằm bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn. Còn biện pháp thế chấp tài sản lại thư­ờng đ­ược áp dụng nhằm bảo đảm cho các khoản vay trung hạn và dài hạn.

Ø Thế chấp tài sản để vay vốn ở các tổ chức tín dụng

* Khái niệm: Thế chấp tài sản vay vốn ở tổ chức tín dụng là việc bên vay cam kết dùng các bất động sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

*Tài sản thế chấp là bất động sản.

*Hình thức hợp đồng là bằng văn bản.

*Phạm vi thế chấp là  cho một hoặc nhiều khoản vay, tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng.

Cầm cố và thế chấp tài sản vẫn có những điểm khác biệt sau đây:

- Thứ nhất, nếu đối tư­ợng cầm cố là các động sản thì đối tư­ợng thế chấp lại là các bất động sản (trừ một số ngoại lệ tài sản là động sản như­ng có thể đem thế chấp ở tổ chức tín dụng nh­ư máy bay, tàu thuỷ, ca nô, xà lan, máy móc thiết bị gắn liền với nhà xưởng...).

- Thứ hai, nếu trong cầm cố tài sản bên vay thư­ờng phải chuyển giao tài sản cầm cố cho tổ chức tín dụng quản lý thì trong thế chấp tài sản, bên vay th­ường tiếp tục đ­ược quản lý tài sản thế chấp như­ng phải chuyển giao cho tổ chức tín dụng nắm giữ giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu tài sản (trừ trư­ờng hợp các bên có thoả thuận khác).

Ở Việt nam, việc thế chấp quyền sử dụng đất (với t­ư cách là một bất động sản) được thực hiện theo những qui định riêng (từ điều 727 đến điều 737 của Bộ luật dân sự Việt nam và các văn bản dư­ới luật hư­ớng dẫn thi hành).

Ø Bảo lãnh bằng tài sản để vay vốn ở tổ chức tín dụng

* Khái niệm: Bảo lãnh bằng tài sản vay vốn ở tổ chức tín dụng là việc một pháp nhân, thể nhân cam kết với tổ chức tín dụng sẽ dùng các tài sản của mình để trả nợ thay cho bên vay khi người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩavụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

Khác với sự cầm cố hay thế chấp (là những hình thức bảo đảm đối vật), bảo lãnh thực chất là một hình thức bảo đảm đối nhân.

Sự khác nhau giữa bảo đảm đối vật và bảo đảm đối nhân chính là ở chỗ, trong bảo đảm đối vật, ng­ười thiếu nợ phải đem chính các tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Còn trong bảo đảm đối nhân, nghĩa vụ của ngư­ời thiếu nợ đ­ược đảm bảo không phải bằng tài sản của họ mà bằng tài sản của ng­ười thứ ba, trên cơ sở sự đồng ý của ng­ười này. Vì thế, nếu tình trạng tài chính của ng­ười thứ ba bị thay đổi thì khả năng trả tiền cho bên chủ nợ là không chắc chắn.

Theo Điều 370 Bộ luật dân sự Việt Nam, trong tr­ường hợp nhiều ngư­ời cùng đứng ra bảo lãnh cho một khoản nợ thì tất cả những ng­ười bảo lãnh đư­ơng nhiên phải chịu trách nhiệm liên đới đối với chủ nợ (trừ trư­ờng hợp giữa họ có thỏa thuận rằng mỗi ng­ười bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay trong phạm vi mình bảo lãnh).

*Phạm vi bảo lãnh: một bên có thể bảo lãnh cho một bên hoặc nhiều bên vay vốn tại một hay nhiều tổ chức tín dụng, nhiều bên có thể bảo lãnh cho một bên vay vốn.

*Hình thức hợp đồng là bằng văn bản.

 Ø Hiệu lực của hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

Về nguyên tắc, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh chỉ có hiệu lực khi thoả mãn các điều kiện sau đây:

- Chủ thể kí kết hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoàn toàn có đủ năng lực và thẩm quyền;

- Nội dung và hình thức của hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh không trái luật;

- Có sự đồng thuận về ý chí giữa các bên kí kết;

- Nghĩa vụ cần bảo đảm không bị vô hiệu.

Như­ vậy, nếu một hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh không thoả mãn một trong các điều kiện trên đây thì đ­ương nhiên Toà án có thể tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu. Sự vô hiệu của hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh về nguyên tắc chỉ có thể làm cho hợp đồng tín dụng bị vô hiệu theo khi các bên tham gia hợp đồng tín dụng đã thoả thuận rằng việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh là điều kiện bắt buộc để kí kết hợp đồng tín dụng.

*Hợp đồng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

- Những quy định về điều kiện vay vốn

Thứ nhất, luật pháp các n­ước đều quy định rằng tổ chức tín dụng chỉ đ­ược cho vay đối với những khách hàng có đủ năng lực chủ thể, nghĩa là có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Thứ hai, uy tín của ng­ười vay cũng là một điều kiện để vay vốn và là điều kiện quan trọng nhất đối với một chủ thể là bên vay trong quan hệ tín dụng không có bảo đảm. Thực tế cho thấy nếu một ng­ười vay dù có tài sản lớn đến đâu hay khả năng tài chính mạnh đến mức nào như­ng họ không phải là ng­ười quyết tâm trả nợ và không coi trọng uy tín, danh dự của bản thân mình thì khoản nợ đó cũng sẽ khó đư­ợc hoàn trả.

Điều kiện thứ ba để có thể vay vốn của tổ chức tín dụng theo chế độ cho vay không có bảo đảm là ng­ười vay phải có tình hình tài chính lành mạnh.

Trong thực tiễn, để kiểm tra mức độ thoả mãn tất cả các điều kiện pháp lí trên đây đối với một khách hàng, tổ chức tín dụng phải tiến hành thẩm định thông qua hoạt động phân tích và điều tra tín dụng đối với khách hàng của mình.

- Những quy định về kí kết và thực hiện hợp đồng vay không có bảo đảm

Về nguyên tắc, mọi hợp đồng vay đều phải đ­ược kí kết, thực hiện và thanh lí theo các thủ tục do pháp luật quy định. Đối với hợp đồng cho vay không có bảo đảm, các bên không cần thỏa thuận về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, do đó cũng không cần phải làm thủ tục chuyển giao tài sản bảo đảm hay xử lí tài sản bảo đảm khi đến hạn thảnh toán tiền vay.

Trong trư­ờng hợp bên vay không thanh toán đư­ợc các khoản nợ đến hạn và quá hạn, tổ chức tín dụng có thể khởi kiện ngay tại một cơ quan tài phán có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.

Nếu vì lí do nào đó, doanh nghiệp vay nợ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì tổ chức tín dụng, với tư cách là một chủ nợ không có bảo đảm có quyền gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc thanh toán nợ trên số tài sản còn lại của doanh nghiệp vay nợ.

II. Chế dộ cấp tín dụng dư­ới hình thức chiết khấu các chứng từ có giá

1. Khái niệm

Trên phư­ơng diện kinh tế, chiết khấu chứng từ có giá là một nghiệp vụ tín dụng của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay bằng cách nhận "mua đứt các chứng từ có giá ch­o đến hạn thanh toán của người sở hữu, với điều kiện khấu trừ ngay phần lợi tức chiết khấu để đư­ợc h­ưởng quyền đòi nợ ngư­ời trả tiền theo chứng từ khi đáo hạn.

Còn trên phư­ơng diện pháp lí chiết khấu là một hợp đồng, theo đó tổ chức tín dụng thoả thuận mua thương phiêú, giấy tờ có giá ngắn hạn khác của ng­ười thụ hưởng trư­ớc khi đến hạn thanh toán.

Xét về hình thức thì nghiệp vụ chiết khấu có nhiều điểm t­ương tự một quan hệ mua bán chứng từ có giá ch­ưa đến hạn thanh toán (giống như­ quan hệ mua bán chứng khoán trên thị trư­ờng chứng khoán), trong đó ng­ười bán chuyển giao quyền sở hữu chứng từ cho ng­ười mua để đ­ược nhận một số tiền theo thoả thuận.

 Còn về bản chất kinh tế, việc chiết khấu chứng từ có giá chính là một nghiệp vụ tín dụng, bởi vì các lí do sau đây:

- Một là, khi tổ chức tín dụng nhận "mua đứt " chứng từ thì họ còn phải chờ thêm một thời gian nữa mới có thể thu hồi vốn về bằng cách đòi tiền của ng­ười mắc nợ theo chứng từ, trong khi đó thì họ vẫn phải trả tiền ngay (hay ứng tr­ước) cho ngư­ời bán chứng từ.

Vì thế, ngư­ời ta cho rằng việc tổ chức tín dụng ứng trư­ớc tiền cho ngư­ời khác sử dụng để đổi lấy quyền đòi nợ trong t­ương lai nhằm kiếm lời, chẳng khác gì một hành vi tín dụng;

- Hai là, có sự hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi, mặc dù có sự khác biệt so với việc hoàn trả trong các hình thức tín dụng khác. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cho tổ chức tín dụng trong nghiệp vụ chiết khấu đư­ợc chuyển giao một cách đ­ương nhiên và hợp pháp, từ người vay (ng­ười bán chứng từ) sang cho người mắc nợ theo chứng từ.

Vậy nếu trong tr­ường hợp chứng từ đến hạn thanh toán như­ng người trả tiền theo chứng từ không thực hiện nghĩa vụ thì tổ chức tín dụng có thể quay lại truy đòi người đã bán chứng từ cho mình hay không?

Về vấn đề này, các luật gia cho rằng quyền truy đòi của tổ chức tín dụng còn phụ thuộc vào việc khi đem chiết khấu thì người bán chứng từ có cam kết bảo đảm cho chứng từ được thanh toán một cách chắc chắn hay không. Trong giao l­ưu thương mại, các chứng từ có khả năng bảo đảm quyền truy đòi cho tổ chức tín dụng (với tư­ cách là chủ nợ) th­ường là th­ương phiêú (bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu);

- Ba là, sự tín nhiệm giữa tổ chức tín dụng đối với người vay, nhưng thực chất là niềm tin của tổ chức tín dụng đối với khả năng trả nợ của người phải trả tiền theo chứng từ. Vì thế, nếu một người xin chiết khấu những chứng từ kém khả năng thanh toán thì do sợ gặp rủi ro nên tổ chức tín dụng có thể từ chối không chiết khấu.

Mặc dù được coi là một nghiệp vụ tín dụng nhưng giữa nghiệp vụ chiết khấu chứng từ với nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng từ vẫn có sự khác nhau cơ bản. Sự khác nhau đó thể hiện ở một số đặc điểm sau đây:

- Nếu nghiệp vụ chiết khấu chứng từ tạo cho tổ chức tín dụng có quyền sở hữu đối với chứng từ đem chiết khấu và có thể đòi tiền của người mắc nợ theo chứng từ khi đến hạn thì trong nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng từ, tổ chức tín dụng chỉ đóng vai trò là người quản lý tài sản cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn trả tiền vay, chứ không có quyền sở hữu đối với chứng từ và do đó đương nhiên cũng không thể có quyền dùng chứng từ cầm cố để đòi tiền ng­ười mắc nợ theo chứng từ;

- Trong nghiệp vụ chiết khấu, do chứng từ đã được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng nên tổ chức tín dụng đương nhiên có toàn quyền định đoạt đối với chứng từ, chẳng hạn có thể đem chiết khấu lại (tái chiết khấu) tại Ngân hàng Nhà nước hay tổ chức tín dụng khác, hoặc chuyển quyền sở hữu cho người khác trên thị tr­ường tiền tệ... Ngược lại, trong nghiệp vụ cầm cố chứng từ, tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại các chứng từ đem bảo đảm cho người sở hữu, nếu họ đã thanh toán tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng. Đối với tr­ường hợp khoản vay không được thanh toán đúng hạn, tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu bên vay làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng từ nợ cho mình để trừ nợ, hoặc trả lại chứng từ cho bên vay và tiếp tục thực hiện quyền theo đuổi việc thanh toán số tiền trên chứng từ để thu hồi nợ;

Đối tư­ợng chiết khấu chỉ có thể là các th­ương phiêú và những giấy tờ có giá ngắn hạn khác chư­a đến hạn thanh toán. Còn trong nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng từ, theo pháp luật của nhiều nước thì đối tư­ợng cầm cố là mọi giấy tờ có giá (kể cả ngắn hạn và dài hạn) đủ tiêu chuẩn cầm cố theo luật định. Còn theo khoản 2 và khoản 3, điều 57, Luật các tổ chức tín dụng thì ở Việt nam, các tổ chức tín dụng chỉ được quyền cấp tín dụng dư­ới hình thức cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

Thực tế cho thấy rằng ở những nước có nền kinh tế thị trư­ờng phát triển, đối t­ượng chủ yếu được khách hàng đem chiết khấu ở tổ chức tín dụng thường là các thương phiêú. Theo pháp luật của nhiều nước, thương phiêú là giấy nợ do những người mua chịu hay người bán chịu lập ra trong quan hệ mua bán chịu hàng hoá (tín dụng thương mại). Thương phiếu bao gồm hai hình thức:

Hối phiêú một chứng th­ư do người chủ nợ (người bán chịu) lập ra để ra lệnh cho người mắc nợ (người mua chịu) phải trả tiền vô điều kiện cho mình hoặc cho bất kì người thứ ba nào có xuất trình hối phiếu hợp lệ vào một ngày nhất định, tại một địa điểm nhất định.

Lệnh phiêú là một chứng th­ư pháp lí do người mắc nợ lập ra để cam kết sẽ trả tiền vô điều kiện cho người chủ nợ, hoặc trả theo lệnh của người này vào một thời gian nhất định, tại một địa điểm nhất định. 

2. Nội dung chế độ chiết khấu các chứng từ cógiá ở tổ chức tín dụng

a/ Các điều kiện chiết khấu chứng từ có giá ở tổ chức tín dụng

- Phải là chứng từ có giá ngắn hạn và thời hạn còn lại của chứng từ (tính từ ngày xin chiết khấu đến ngày chứng từ đáo hạn) không quá ba tháng.

- Phải được lập hợp thức và có khả năng chuyển nh­ượng theo qui định của pháp luật.

- Phải có sự đảm bảo của người xin chiết khấu về việc chuyển toàn bộ quyền sở hữu chứng từ cho tổ chức tín dụng (riêng đối với thương phiếu, bao gồm cả quyền truy đòi đối với chính người xin chiết khấu và tất cả những người khác đã từng là sở hữu chủ của chứng từ, nếu đến hạn mà chứng từ không được người mắc nợ thanh toán theo chứng từ).

- Phải có sự chấp nhận bằng chữ kí của người mắc nợ theo chứng từ, tr­ớc khi đem chứng từ xin chiết khấu ở tổ chức tín dụng.

Ngoài việc qui định những điều kiện chiết khấu như­ trên, để đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng, pháp luật còn qui định rõ thể thức (thủ tục) chiết khấu các chứng từ có giá phải được thực hiện nh­ thế nào.

b/ Thủ tục chiết khấu các chứng từ có giá ở tổ chức tín dụng

- Bư­ớc thứ nhất, khách hàng xin chiết khấu phải lập hồ sơ xin chiết khấu theo mẫu qui định và gửi cho tổ chức tín dụng nơi mình lựa chọn. Hồ sơ xin chiết khấu bao gồm các tài liệu như­ đơn xin chiết khấu; bảng kê chứng từ kèm theo bản gốc các chứng từ xin chiết khấu; các giấy tờ khác chứng minh năng lực chủ thể của người xin chiết khấu...;

- Bư­ớc thứ hai, tổ chức tín dụng nơi nhận hồ sơ chiết khấu tiến hành kiểm tra, xem xét mức độ thõa mãn các điều kiện chiết khấu của mỗi chứng từ xin chiết khấu.

Nếu chấp thuận chiết khấu, tổ chức tín dụng gửi cho khách hàng một văn bản ghi rõ mục lục các chứng từ được chiết khấu, tổng mệnh giá được chiết khấu, số tiền lợi tức chiết khấu bị khấu trừ, tổng số tiền còn lại khách hàng được hư­ởng. Trong trường hợp từ chối chiết khấu thì tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại cho khách hàng những chứng từ không được chiết khấu, kèm theo văn bản trả lời có ghi rõ lí do từ chối chiết khấu;

- Bư­ớc thứ ba, khách hàng làm thủ tục chuyển nhượng các chứng từ được chấp thuận chiết khấu cho tổ chức tín dụng theo qui định của pháp luật về chuyển nhượng đối với mỗi loại chứng từ. Trên cơ sở các chứng từ đã được chuyển nhựơng, tổ chức tín dụng trả số tiền còn lại mà khách hàng được h­ưởng vào tài khoản tiền gửi của họ ở tổ chức tín dụng, hoặc trả bằng tiền mặt hay ngân phiếu thanh toán theo yêu cầu của khách hàng;

- Bước thứ tư, đến hạn thanh toán của chứng từ chiết khấu, tổ chức tín dụng xuất trình chứng từ một cách hợp lệ để đòi tiền người mắc nợ theo chứng từ.

Trong trường hợp chứng từ không được thanh toán thì tổ chức tín dụng có quyền khởi kiện chính người mắc nợ (kể cả những người có nghĩa vụ liên đới với món nợ trên chứng từ, nếu có) tại một cơ quan tài phán có thẩm quyền theo luật định.

Riêng đối với thương phiếu, nếu đã được tổ chức tín dụng (với t­ư cách là người sở hữu) xuất trình hợp lệ mà vẫn không được thanh toán thì tổ chức tín dụng có quyền quay lại truy đòi người xin chiết khấu và tất cả những người khác đã từng đứng tên sở hữu thương phiếu hoặc đứng tên bảo lãnh trên thương phiếu. Việc truy đòi nh­ư trên đây sẽ được thực hiện theo qui định của pháp luật về thương phiếu.

III. Chế độ pháp lí đối với nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng của các tổ chức tín dụng

1. Khái niệm chung về bảo lãnh Ngân hàng

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng không thể coi là một nghiệp vụ tín dụng, bởi lẽ sau khi kí kết hợp đồng bảo lãnh với bên có quyền, Ngân hàng (hay tổ chức tín dụng) với tư­ cách là người bảo lãnh, không hề chắc chắn rằng sẽ phải ứng trước tiền ngay để trả nợ thay cho người được. bảo lãnh, chừng nào chưa biết người được bảo lãnh có thực hiện nghĩa vụ của họ hay không. Nói khác đi chỉ có thể coi là một nghiệp vụ tín dụng khi một người có hành vi ứng tr­ớc tiền một cách chắc chắn cho người khác sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả;

- Quan điểm thứ hai cho rằng, nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng có thể coi là một nghiệp vụ tín dụng, bởi lẽ trong hợp đồng bảo lãnh được kí kết với bên có quyền, rõ ràng bên bảo lãnh (Ngân hàng hay tổ chức tín dụng) có cam kết rằng họ sẽ ứng tiền để trả nợ thay cho người được bảo lãnh, khi người này không thực hiện nghĩa vụ đã đến hạn. Nói khác đi, nghiệp vụ này thực chất là một hành vi tín dụng có điều kiện, nghĩa là chỉ khi nào nảy ra điều kiện đó thì việc ứng trước tiền mới được thực hiện.

Trên ph­ương diện luật học, một trường phái cho rằng bảo lãnh Ngân hàng chỉ được hiểu nh­ư là một hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ, do một Ngân hàng (hay các tổ chức tín dụng) cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh, nếu người này không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ với bên có quyền. Còn theo một trường phái khác, họ quan niệm rằng bảo lãnh Ngân hàng không chỉ là một hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ (được kí kết giữa tổ chức tín dụng với bên có quyền), mà còn là một hợp đồng bảo đảm (được kí kết bởi các tổ chức tín dụng với khách hàng là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ trong một trái vụ cần được bảo đảm).

Ở Việt Nam, theo khoản l2, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng thì bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

2. Nội dung chế độ nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh pháp lí đối với nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng là một vấn đề phức tạp, vừa mang tính kĩ thuật pháp lí vừa mang tính kĩ thuật nghiệp vụ, bao gồm việc xác định chủ thể, hình thức và nội dung sự bảo lãnh; trình tự, thủ tục bảo lãnh và các loại hình bảo lãnh.

a/  Chủ thể trong giao dịch bảo lãnh Ngân hàng

-    Bên bảo lãnh

-    Bên được bảo lãnh

-    Bên nhận bảo lãnh.

Cấu trúc pháp lí của quan hệ pháp luật về bảo lãnh của các tổ chức tín dụng có thể được biểu diễn bằng mô hình sau đây:

(l): Hợp đồng dịch vụ bảo đảm giữa người bảo lãnh với người được bảo lãnh (có trả tiền thù lao là phí bảo lãnh);

 (2): Hợp đồng bảo lãnh giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh,

 (3): Trái vụ giữa người được bảo lãnh (bên có nghĩa vụ) với người nhận bảo lãnh (bên có quyền).

* Bên bảo lãnh

Theo điều 58, Luật các tổ chức tín dụng, bên bảo lãnh tổ chức tín dụng có đủ những điều kiện theo luật định, bao gồm:

-    Ngân hàng thương mại quốc doanh

-     Ngân hàng thương mại cổ phần

-     Ngân hàng liên doanh

-     Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

-     Ngân hàng đầu t­ư phát triển và một số tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng.

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có thể tham gia với t­ư cách là người bảo lãnh khi được Chính phủ chỉ định.

Xét về điều kiện chủ thể, một tổ chức tín dụng chỉ được quyền thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Có tư­ cách pháp nhân có người đại diện hợp pháp. Trong nghiệp vụ bảo lãnh, người đại diện hợp pháp cho tổ chức tín dụng bảo lãnh chỉ có thể là Tổng giám đốc, Giám đốc (đại diện đương nhiên) hoặc Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc (đại diện theo uỷ quyền). Riêng người được uỷ quyền, về nguyên tắc không được uỷ quyền lại cho người khác;

- Đ­ược Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đốí với khách hàng (điều kiện này thường được ghi rõ trong giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước cấp). 

* Bên được bảo lãnh

Theo qui định của pháp luật, không phải mọi tổ chức, cá nhân đều có thể được các tổ chức tín dụng bảo lãnh. Căn cứ vào các điều khoản của Qui chế về nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, những điều kiện đó bao gồm:

-    Là doanh nghiệp hoặc cá nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam  (bao gồm cả các doanh nghiệp tín dụng), có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

-    Có các giâý tờ tài liệu chứng minh nghĩa vụ cần được bảo lãnh; 

-    Có đủ uy tín đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở các tài sản đem cầm cố, thế chấp và tình hình tài chính lành mạnh ở thời điểm xin bảo lãnh.

Sau khi xem xét các điều kiện trên đây, việc chấp nhận bảo lãnh hay không là quyền của các tổ chức tín dụng.

*Bên nhận bảo lãnh

Theo các qui định hiện hành ở Việt Nam, bên nhận bảo lãnh trong nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng được hiểu là người có quyền thụ hư­ởng một món nợ do người được bảo lãnh thanh toán từ một nghĩa vụ trong các hợp đồng (chẳng hạn, hợp đồng về xây dựng cơ bản, hợp đồng tín dụng...) hay các nghĩa vụ thanh toán ngoài hợp đồng (chẳng hạn, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng...).

Ví dụ :

- Trong bảo lãnh dự thầu xây lắp và cung ứng máy móc thiết bị; bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của nhà thầu theo hợp đồng xây lắp và cung ứng máy móc thiết bị; bảo lãnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại về chất lư­ợng sản phẩm trong xây lắp thì bên nhận bảo lãnh chính là chủ thầu;

- Trong bảo lãnh thanh toán tiền xây lắp công trình hay lắp đặt máy móc thiết bị, bên nhận bảo lãnh chính là nhà thầu;

- Trong bảo lãnh hợp đồng tín dụng, bên nhận bảo lãnh chính là người cho vay (tổ chức tín dụng)...

Khi tham gia hợp đồng bảo lãnh với các tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh phải thoả mãn những điều kiện chủ thể do pháp luật qui định nhằm góp phần đảm bảo sự hữu hiệu của hợp đồng. Các điều kiện đó bao gồm:

- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với người bảo lãnh là một tổ chức thì tổ chức đó phải có người đại diện hợp pháp có đủ năng lực và thẩm quyền;

- Có các giấy tờ, tài liệu hay bằng chứng khác chứng minh quyền chủ nợ trong một nghĩa vụ cần được bảo đảm.

b/ Hình thức và nội dung của giao dịch bảo lãnh Ngân hàng

Về phư­ơng diện hình thức, pháp luật qui định việc bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với khách hàng phải được lập bằng văn bản. Trong giao dịch bảo lãnh của tổ chức tín dụng,   có hai loại văn bản do các bên lập ra là dơn đề nghị bảo lãnh văn bản bảo lãnh.

- Đơn đề nghị bảo lãnh do tổ chức, cá nhân có nhu cầu được bảo lãnh lập theo mẫu qui định và có ý kiến chấp thuận bảo lãnh của tổ chức tín dụng được lựa chọn (việc chấp thuận phải được thể hiện bằng chữ kí tay của người đại diện của tổ chức tín dụng và có đóng dấu của tổ chức tín dụng).

Có thể xem loại văn bản nói trên chính là hình thức của hợp đồng dịch vụ bảo lãnh được kí kết giữa tổ chức tín dụng bảo lãnh với khách hàng (người được bảo lãnh);

- Văn bản bảo lãnh (hay còn gọi là giấy bảo lãnh) do tổ chức tín dụng lập hợp thức và có ý kiến chính thức của bên có quyền về việc chấp nhận sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Về nguyên tắc, văn bản bảo lãnh phải thoả mãn các tiêu chuẩn về hình thức theo luật định nh­ư tên gọi, chữ viết hay ngôn ngữ, chữ kí tay của các bên giao kết hợp đồng. Vì thế, loại văn bản này có thể được xem như­ hình thức của hợp đồng bảo lãnh (hợp đồng được kí kết giữa tổ chức tín dụng với bên có quyền).

Về phư­ơng diện nội dung, các bên tham gia bảo lãnh Ngân hàng phải thoả thuận rõ các điều khoản trong đơn xin bảo lãnh và văn bản bảo lãnh nh­ư điều khoản xác định chủ thể kí kết hợp đồng; điều khoản về đối t­ượng hợp đồng (bao gồm việc xác định nghĩa vụ được bảo lãnh, mức phí bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh); điều khoản về thời gian bảo lãnh...

c/ Thủ tục bảo lãnh Ngân hàng

* Bư­ớc thứ nhất: Tổ chức, cá nhân xin bảo lănh phải gửi đến Ngân hàng hay tổ chức tín dụng được mình lựa chọn các tài liệu thuộc hồ sơ bảo lãnh, bao gồm:

- Đơn xin bảo lãnh;

- Các giấy tờ tài liệu chứng minh nghĩa vụ cần bảo lãnh,

- Danh mục tài sản đem cầm cố, thế chấp cho Ngân hàng hay tổ chức tín dụng bảo lãnh.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin bảo lãnh, Ngân hàng (hay tổ chức tín dụng) có nghĩa vụ phải thông báo cho doanh nghiệp biết ý kiến chấp thuận hay từ chối bảo lãnh;

* Bư­ớc thứ hai: Nếu được tổ chức tín dụng chấp thuận bảo lãnh, tổ chức hay cá nhân được bảo lãnh phải làm thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản cho người bảo lãnh để làm bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn trả sau này trong trường hợp tổ chức tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho họ;

* Bư­ớc thứ ba: Sau khi đã nhận được tài sản cầm cố hay giấy tờ về tài sản thế chấp, tổ chức tín dụng bảo lãnh mới thực hiện việc bảo lãnh cho khách hàng bằng thủ tục lập văn thư bảo lãnh hợp thức để gửi cho bên nhận bảo lãnh;

* Bư­ớc thứ tư­: Nếu người được bảo lãnh đã thực hiện đúng nghĩa vụ với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) thì tổ chức tín dụng bảo lãnh phải hoàn trả lại các tài sản hay giấy tờ về tài sản đã nhận cho người được bảo lãnh.

Trong trường hợp tổ chức tín dụng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh thì tổ chức, cá nhân được bảo lãnh phải lập giấy nhận nợ với tổ chức tín dụng bảo lãnh và phải chịu ngay lãi suất nợ quá hạn do tổ chức tín dụng bảo lãnh áp dụng.

d. Các hình thức bảo lãnh Ngân hàng

Với chủ trư­ơng đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng nhằm mở rộng khả năng cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, tại khoản 2, điều 58, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hư­ớng dẫn thi hành, cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện những hình thức bảo lãnh Ngân hàng sau đây:

- Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ vay trong hợp  đồng tín dụng;

- Bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của chủ thầu ;

- Bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán của nhà thầu đôí với bên chủ thầu;

- Bảo lãnh các nghĩa vụ thanh toán khác ngoài hợp đồng.

Các hình thức bảo lãnh trên đây của tổ chức tín dụng được áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế nh­ lĩnh vực xây dựng cơ bản, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng, nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước...

4. Chế độ cho thuê tài chính

     a. Khái niệm chung về cho thuê tài chính

            *Khái niệm cho thuê tài chính:

Vào khoảng năm 1.700 TCN, các quy định về hợp đồng cho thuê tài sản đã được ghi nhận trong bộ luật Hamurabi dưới triều đại Babilon.

            Tuy nhiên, các giao dịch cho thuê tài sản thời kỳ này đều thuộc hình thức cho thuê kiểu truyền thống (Tradictional lease).Phương thức giao dịch của hình thức này tương tự như phương thức cho thuê vận hành ngày nay.

            Vào những năm 50 của thế kỷ XIX, hình thức CTTC xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ do Công ty Tư nhân United States leasing Corporation sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp.

            Không lâu sau, hoạt động CTTC đã thâm nhập vào Châu Âu. Năm 1960, lần đầu tiên một HĐCTTC đã được ký ở Anh với giá 18.000 bảng Anh.

Cũng trong năm 1960 phương thức CTTC được ghi nhận trong bộ luật Thương mại của Pháp dưới tên gọi “Credit Bail”.

            Hoạt động CTTC cũng có những bước phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới kể từ đầu thập niên 70.

            Nghị định 64/CP “CTTC là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc mua máy móc thiết bị và các động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị và động sản theo yêu cầu của bên thuê và không được huỷ bỏ hợp đồng trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu  bằng cánh mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo điều kiện đã được thoả thuận trong hợp đồng thuê”.

Theo quy định của Nghị định 16/CP thì “CTTC là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận”.

Bản chất của hoạt động CTTC đều được hiểu như nhau trong các khái niệm nêu trên, đó là: CTTC là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê, trong đó theo yêu cầu của bên thuê, bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuê cho bên thuê trong suốt thời gian thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê theo thỏa thuận. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao hay không vào cuối thời hạn thuê tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.

* Đặc điểm của cho thuê tài chính

- Tài sản thuê và bên cung cấp tài sản do bên thuê lựa chọn mà không phụ thuộc vào kỷ năng và ý kiến của bên thuê.

- Thời hạn thuê trung hoặc dài hạn và không thể huỷ ngang theo ý chí của một bên.

- Chi phí cho việc vận hành, bảo dưởng, sửa chữa, bảo hiểm tài sản chuyễn giao từ bên cho thuê sang bên thuê.

* Vai trò của hoạt động cho thuê tài chính

Vai trò đối với nền kinh tế:

- CTTC góp phần mở rộng chủ thể tham gia cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế.

- CTTC góp phần đổi mới công nghệ thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật

Vai trò đối với bên thuê.

- CTTC giúp cho người  thuê có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong điều kiện hạn chế về nguồn vốn đầu tư.

- CTTC giúp cho người đi thuê không bị ứ đọng vốn đầu tư vào tài sản cố định, tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

- CTTC là một phương thức tài trợ thuận lợi cho những khoản đầu tư nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh của bên thuê. Thông qua phương thức CTTC, người đi thuê có thể tìm kiếm, lựa chọn trước tài sản từ nhà cung cấp, sau đó mới yêu cầu Công ty CTTC tài trợ, nên ưu thế cho phép người thuê rút ngắn thời gian đầu tư thiết bị, đặc biệt, thủ tục tài trợ cũng đơn giản và ít rủi ro hơn các phương thức khác.

 Vai trò đối với bên cho thuê:

- CTTC cho phép doanh nghiệp cho thuê thu lợi nhuận an toàn hơn và cao hơn so với cho thuê thông thường, rủi ro thấp hơn, vì lợi nhuận từ tài sản cho thuê có tính ổn định cao, và trong suốt thời hạn thuê, bên cho thuê có quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản thuê nên người cho thuê có khả năng nhanh chóng chiếm hữu lại tài sản nếu người  đi thuê không tuân thủ hợp đồng và vẫn nhận được toàn bộ số tiền thuê theo thoả thuận ban đầu.

- Do tài trợ bằng hiện vật nên giá trị của vốn tài trợ luôn được giữ vững mà không bị ảnh hưởng của lạm phát. Vì đối với hình thức tài trợ bằng cách xuất quỹ cho vay có thể làm biến động đến lưu lượng của đồng tiền trong lưu thông cũng như việc thu hồi đồng vốn vào cuối kỳ cho vay có thể giảm giá trị đồng tiền, còn hình thức tài trợ trực tiếp thông qua hiện vật tránh được rủi ro đó.

-    Đảm bảo sử dụng đúng mục đích của vốn tài trợ.

-    Mở rộng diện khách hàng, đa dạng hoá về hình thức sử dụng vốn.

b. Hợp đồng cho thuê tài chính

* Khái niệm hợp đồng cho thuê tài chính.

Cơ sở pháp lý đầu tiên có đề cập đến khái niệm HĐCTTC là Thể lệ tín dụng thuê mua ban hành kèm theo Quyết định số 149/QĐ - NH5 ngày 27/05/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo quy định của văn bản pháp luật trên thì ở Việt Nam sử dụng khái niệm hợp đồng tín dụng thuê mua, theo đó hợp đồng tín dụng thuê mua là một hợp đồng được ký kết giữa bên CTTC và bên thuê và là cơ sở pháp lý xác định quyền hạn và trách nhiệm của Tổ chức tín dụng và bên thuê trong một giao dịch tín dụng thuê mua.

Đến NĐ 64/CP ngày 9/10/1995 thì hợp đồng tín dụng thuê mua được thay bằng HĐCTTC và HĐCTTC được định nghĩa là một loại hợp đồng kinh tế được ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc thiết bị, động sản khác trong một thời gian nhất định (thời hạn cho thuê) theo điều kiện sau: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên.

            Ngoài ra trong NĐ 64/CP còn quy định: thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.

Những quy định trên của NĐ 64/CP là phù hợp với đặc điểm của một giao dịch tài chính do Uỷ ban tài chính kiểm toán Quốc tế  IASC đặt ra.

            NĐ16/CP ngày 02/05/2001. Theo Điều 17 của Nghị định 16/CP thì “HĐCTTC là thoả thuận thuê một hoặc một số máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản khác theo những quy định tại Điều 1 của Nghị định này, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của các bên. HĐCTTC phải được lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật. Hợp đồng phải ghi rõ việc xử lý  tài sản khi hợp đồng chấm dứt trước thời hạn. Bên cho thuê và bên thuê không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng, trừ những trường hợp nêu tại điều 27 Nghị định 16/CP

*Đặc điểm của hợp đồng cho thuê tài chính.

            Thứ nhất, HĐCTTC là hợp đồng thanh toán trọn vẹn và không thể huỷ ngang vì tài sản thuê thường có giá trị lớn và thời gian khấu hao tài sản dài.

            Thứ hai, HĐCTTC là loại hợp đồng tín dụng  trung và dài hạn. 

            Thứ ba, bên cho thuê cam kết mua tài sản theo thoả thuận của bên thuê với bên cung ứng.

Bên thuê được quyền lựa chọn, trực tiếp nhận tài sản và tự chịu trách nhiệm về mọi mặt có liên quan đến tài sản thuê. Vì vậy, người cho thuê không chịu bất cứ một trách nhiệm nào đối với việc định giá tài sản, ngày giao hàng và việc bảo hành của nhà cung cấp do người thuê chỉ định.

            Thứ tư, hết thời hạn hợp đồng, người thuê thuê tiếp tài sản hoặc mua lại tài sản đó theo thoả thuận trong hợp đồng.

* Phương thức cho thuê

            HĐCTTC liên kế (Syndicate Lease): Là loại hợp đồng gồm nhiều bên cùng tài trợ cho một bên thuê (đồng tài trợ).

            Trong trường hợp này do một người cho thuê không đủ vốn để tài trợ hoặc sợ rủi ro vì tập trung vốn quá lớn với một khách hàng, nên họ liên kết với nhau để CTTC. Đối với loại hợp đồng này, tài sản cho thuê thường có giá trị lớn.

 Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, pháp luật Việt Nam đã có quy định đó là giới hạn cho thuê không được vượt quá 30% vốn tự có. Trong phương thức này vừa tạo được lợi nhuận cho kinh doanh đồng thời không bỏ lỡ bạn hàng.

             Hợp đồng cho thuê bắc cầu (Leveraged Lease): Là trường hợp người cho thuê (công ty cho thuê tài chính) đi vay từ bên thứ 3 (Ngân hàng) để mua tài sản rồi cho thuê.

Loại cho thuê này thường áp dụng cho những dự án đầu tư lớn. Đây không phải là phương thức cùng tài trợ.

 Công ty cho thuê phải trả nợ vay từ tiền cho thuê và hưởng các khoản chênh lệch từ tiền cho thuê và tiền trả nợ.

Đây là hình thức đi vay có bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay.

 Hợp đồng bán rồi thuê lại: Các doanh nghiệp có thể bán tài sản của họ cho các Công ty CTTC sau đó thuê lại.

 Đây là trường hợp mà doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản cố định hiện có trong hoạt động sản xuất kinh doanh song lại không đủ uy tín để vay vốn Ngân hàng, trong trường hợp này họ buộc phải bán một phần tài sản cố định cho Ngân hàng hoặc Công ty CTTC, sau đó thuê lại tài sản đó để sử dụng, và như vậy sẽ có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động.

            Đặc trưng chủ yếu của loại hợp đồng này là bên thuê giữ lại quyền sử dụng tài sản và chuyển giao quyền sở hữu pháp lý cho bên cho thuê, đồng thời nhận tiền bán tài sản, nhưng tài sản đem bán phải còn giá trị sử dụng hữu ích và giá trị của tài sản đó tuỳ thuộc vào giá cả hợp lý của tài sản đó trên thị trường tại thời điểm diễn ra hoạt động mua bán.

            Phương thức cho thuê này được hgi nhận trong khoản 3, điều 16, NĐ 16/CP tiếp cận dưới phương diện bên cho thuê nên sử dụng thuật ngữ “mua và cho thuê lại”.

            -Hợp đồng cho thuê giáp lưng (Under Lease): Với sự cho phép của người cho thuê, người thuê có thể cho người khác thuê tiếp. Do tính chất không huỷ ngang hợp đồng, nếu bên thuê không có nhu cầu sử dụng tài sản và thời hạn thuê vẫn chưa hết thì họ sẽ trong tình trạng rất bất lợi.

            - Hợp đồng cho thuê trả góp: Đây là phương thức tài trợ khá đặc biệt của CTTC. Thực chất là hình thức mua trả góp tài sản trong khoảng thời gian từ 1 đến 5 năm, được áp dụng đối với người mua có tài sản thế chấp và cả người không có thế chấp.

              * Chủ thể tham gia  quan hệ hợp đồng CTTC

 * Chủ thể thứ nhất: bên cho thuê.

 Bên cho thuê trong HĐCTTC là Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, bao gồm:

- Công ty CTTC Nhà nước: là Công ty CTTC do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.

- Công ty CTTC cổ phần: là Công ty CTTC được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần, trong đó các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định  của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

- Công ty CTTC trực thuộc TCTD: là Công ty CTTC hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình làm chủ sở hữu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

- Công ty CTTC liên doanh: là Công ty CTTC được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều TCTD, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều TCTD nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

- Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài: Là Công ty cho thuê tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Công ty CTTC chính là một loại hình TCTD phi Ngân hàng (hoạt động Ngân hàng không phải là hoạt động thường xuyên và chủ yếu), là pháp nhân Việt Nam.

Công ty CTTC phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động kinh doanh và hoạt động trong thời hạn tối đa không quá 50 năm theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần gia hạn hoạt động phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận bằng văn bản và mỗi lần gia hạn không quá 50 năm, kèm theo đó phải có phương án kinh doanh khả thi, thành viên sáng lập phải có uy tín và khả năng tài chính.

 Công ty CTTC để được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động thì phải thỏa mãn các điều kiện sau: ( điều 8 - NĐ 16/CP)

·  Có nhu cầu hoạt động CTTC trên địa bàn xin hoạt động.

·  Có đủ vốn pháp định theo quy định của pháp luật

·  Thành viên sáng lập là các tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính.

·  Người quản trị điều hành có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của Công ty CTTC.

·  Có dự thảo điều lệ về tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật.

            Ngoài những điều kiện nêu trên, đối với bên nước ngoài, trong các hình thức Công ty liên doanh hoặc Công ty 100% vốn nước ngoài phải được tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước ngoài cho phép liên doanh, cho phép hoạt động CTTC tại Việt nam, đây là một cơ chế đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động CTTC tại Việt Nam.

            Để đi vào hoạt động, Công ty CTTC phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 1 Nghị định 16/CP đó là:

·  Điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

·  Có đủ vốn pháp định, có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động CTTC và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

·  Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả tại NHNN ( không được hưởng lãi) trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày.

·  Đăng báo trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp giấy phép thành lập và hoạt động Công ty CTTC phải khai trương hoạt động.

Những hoạt động của Công ty CTTC được phép đó là:

(i)                  Huy động vốn,

(ii)                 Cho thuê tài chính;

(iii)    Mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC (gọi tắt là mua và cho thuê lại). Theo hình thức này, Công ty CTTC mua lại máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác thuộc quyền sở hữu của bên thuê và bên cho thuê thuê lại chính tài sản đó để tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình;

 (iv)      Tư vấn cho khách hàng về vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ CTTC;

 (v)       Thực hiện các dịch vụ uỷ thác, quản lý tài sản, bảo lãnh trách nhiệm liên quan đến hoạt động CTTC;

(vi)       Các hoạt động khác khi được NHNN cho phép (điều 16 NĐ 16/CP).

Công ty CTTC có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau:

- Có chứng cứ là hồ sơ xin cấp giấy phép có thông tin cố ý làm sai sự thật.

- Sau thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà Công ty không hoạt động.

- Tự nguyện hoặc bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bắt buộc phải giải thể.

- Chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản.

- Hoạt động sai mục đích.

- Không có đủ điều kiện theo khoản 1 và 2 điều 28 Luật các TCTD.

Sau khi bị thu hồi giấy phép các CTCTTC phải chấm dứt ngay các hoạt động Ngân hàng.

Chủ thể thứ hai: bên thuê.

Trong điều 17 khoản 2 NĐ16/CP đã khẳng định sự tham gia của cá nhân trong hoạt động CTTC, cụ thể là: "bên thuê là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình".

Hạn chế cho thuê

Thứ nhất, Công ty CTTC không được cho thuê đối với các đối tượng sau đây (quy định tại điều 29- NĐ16/CP):

+ Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)

+ Người thẩm định xét duyệt cho thuê.

+ Bố, mẹ, vợ chồng, con của thành viên HĐQT, BKS, TGĐ (GĐ) Phó TGĐ (PGĐ).

Thứ hai, điều 30 NĐ/16/CP quy định Công ty CTTC không được cho thuê với các điều kiện ưu đãi (Tổng giá trị tài sản cho thuê không được vượt quá 5% vốn tự có của Công ty CTTC) cho những đối tượng sau:

+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại Công ty CTTC, kế toán trưởng, thanh tra viên để tránh những trường hợp lạm dụng để đảm bảo an toàn cho tài sản thuê.

+ Các cổ đông lớn của Công ty CTTC

+ Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại điều 29 Nghị định số 16/CP đã đề cập ở trên sở hữu trên 10% vốn điều lệ của Doanh nghiệp đó.

Thứ 3: Tại điều 31 Nghị định 16/CP quy định:

+ Tổng mức CTTC đối với 1 khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của Công ty CTTC trừ trường hợp khách hàng có nhu cầu thuê từ nhiều nguồn thì các Công ty CTTC được cho thuê hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội mà khả  năng hợp vốn của các Công ty CTTC chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thuê, Thủ tướng Chính Phủ có thể quyết định mức cho vay tối đa đối với từng trường hợp cụ thể.

Điều kiện để bên thuê được thuê máy móc thiết bị và các loại động sản khác dùng cho sản xuất kinh doanh dưới dạng HĐCTTC, đó là:

- Đối với pháp nhân:

        + Phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.

        + Có tình trạng tài chính lành mạnh.

        + Có nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc nhằm hiện đại hoá và hợp lý sản xuất.

       + Có những đảm bảo thích hợp cho tài sản thuê, khi tổ chức tín dụng yêu cầu, tài sản thế chấp cầm cố bảo lãnh ...)

- Đối với thể nhân, hộ sản xuất: ngoài một số điều kiện được quy định đối với doanh nghiệp, thể nhân, hộ sản xuất phải có hộ khẩu cùng địa bàn với TCTD.

 Chủ thể thứ ba: Bên cung ứng (Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thiết bị).

Thực chất, chủ thể tham gia giao kết HĐCTTC chỉ gồm 2 bên: bên thuê và bên cho thuê.

Bên thứ 3 trong quan hệ HĐCTTC chỉ xuất hiện khi hai bên: Bên thuê và bên cho thuê thoả thuận xong về các điều khoản và khi đó bên thứ 3 xuất hiện sẽ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các yêu cầu về máy móc thiết bị theo bên thuê.

Nhà cung cấp thiết bị không phải là người tham gia giao kết HĐCTTC mà chỉ có trách nhiệm cung cấp đúng các yêu cầu về máy móc thiết bị của bên  thuê.

Trong mối quan hệ này, bên cho thuê trong HĐCTTC sẽ ký hợp đồng mua bán với nhà sản xuất và trả tiền cho bên bán, bên bán sẽ chuyển giao quyền sở hữu cho bên cho thuê.

Trong trường hợp nếu có hư hỏng đối với máy móc thiết bị thì bên thuê sẽ đề nghị nhà sản xuất (nhà cung cấp thiết bị) sửa chữa, thay thế và trả tiền.

Trong quan hệ này có hai hợp đồng: đó là hợp đồng mua bán tài sản giữa nhà cung cấp với bên cho thuê và HĐCTTC giữa bên cho thuê với bên thuê, việc thực hiện hai hợp đồng này tạo nên mối quan hệ ràng buộc giữa các bên tham gia trong quan hệ.

Có thể minh hoạ mối quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng CTTC theo sơ đồ sau:

*

Đối tượng của hợp đồng cho thuê tài chính:

NĐ 16/CP trong điều 7 khoản 3 quy định: "Tài sản cho thuê là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác".

            * Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng cho thuê tài chính.

            - Thủ tục yêu cầu thuê tài chính: Bên thuê tài chính xuất phát từ nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, làm đơn yêu cầu và hồ sơ xin thuê tài chính, cung cấp những yêu cầu cơ bản của mình về tài sản thuê, nhà cung ứng, giá cả... kèm theo những tài liệu, giấy tờ cần thiết để bên cho thuê có thể phân tích những rủi ro gắn liền với bên thuê và giao dịch thuê mua (hồ sơ tài trợ của bên thuê). Cụ thể bao gồm:

Đơn yêu cầu CTTC

             Hồ sơ mô tả máy móc, thiết bị cần tài trợ, hồ sơ bảo hành hoặc hồ sơ cam kết thế chấp tài sản (nếu cần thiết)

             Các thông tin về bên thuê gồm giấy phép kinh doanh, bản sao điều lệ của công ty thuê.

- Lịch sử kinh doanh của bên thuê, thị trường khách hàng.

- Các thông tin về giám đốc, các đồng nghiệp bên thuê bao gồm đầy đủ tên, họ, địa chỉ, số cổ phần nắm giữ và hình thức  góp vốn.

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của bên thuê trong những năm gần đây.

- Các chi tiết về quan hệ bên thuê và các Ngân hàng cùng với các chi tiết về tài khoản tín dụng Ngân hàng mở cho bên thuê, vật thế chấp Ngân hàng đối với các khoản vay.

- Các chi tiết về mối quan hệ bên thuê với công ty CTTC khác, bao gồm mô tả về tài sản thuê và quá trình thanh toán tiền thuê.

- Các tài liệu bổ sung liên quan đến bên thuê như hợp đồng dài hạn, khoản thuế trả... góp phần xác minh khả năng tài chính của bên thuê.

- Các tài liệu cần thiết khác theo yêu cầu của bên cho thuê.

- Xét duyệt tài trợ thuê mua:

Trên cơ sở tài liệu hồ sơ xin thuê của bên thuê tài chính, công ty CTTC phân tích và đánh giá những rủi ro gắn liền với bên thuê, tài sản thuê khi ký kết và thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính. Đồng thời thu thập những chi tiết khác để đánh giá thẩm định khách hàng và tài sản thuê.

+) Đánh giá khách hàng thuê cần xem xét dưới các phương diện chủ yếu sau:

-  Xem xét về năng lực pháp lý của bên thuê

-  Uy tín của bên thuê trên thương trường

-  Khả năng kinh doanh của bên thuê

-  Tình hình tài chính của bên thuê

-  Kế hoạch sử dụng tài sản thuê

-  Kế hoạch sản xuất kinh doanh

+) Đánh giá về tài sản thuê:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản cho thuê bao gồm máy móc thiết bị và động sản khác đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, có giá trị sử dụng hữu ích trên 1 năm.

 Tài sản cho thuê thuộc quyền sử dụng pháp lý của bên cho thuê, điều này đảm bảo an toàn cho họ khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro cho mình, bên cho thuê phải đánh giá toàn diện và đúng đắn về tài sản thuê. Trên thực tế, bên cho thuê có thể đánh giá tài sản thuê theo tiêu chuẩn sau:

 Tính hợp pháp của tài sản

 Giá cả của tài sản thuê

 Những vấn đề về kỹ thuật

 Căn cứ vào những điểm này bên cho thuê sẽ đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng, khả năng vận hành và sử dụng tài sản thuê trong kế hoạch sử dụng của bên thuê.

 Xu hướng sử dụng tài sản thuê trong tương lai

Điều này buộc bên cho thuê phải xem xét về tốc độ hao mòn vô hình, hữu hình của tài sản, khả năng tiếp tục sử dụng của tài sản, xu hướng của nền kinh tế các ngành nghề sử dụng tài sản đó và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước trong tương lai. Đánh giá một cách chính xác những tiêu chí này, sẽ giúp Công ty CTTC hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

+) Đánh giá bên cung ứng

- Ký kết HĐCTTC:

Sau khi bên cho thuê đã thẩm định, đánh giá và đạt được thoả thuận với bên thuê về các điều khoản hợp đồng, HĐCTTC sẽ được ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê.

* Nội dung của hợp đồng cho thuê tài chính:

Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng cho thuê tài chính:Điều khoản chủ yếu là  những điều khoản căn bản, nhất thiết phải có trong hợp đồng.

HĐCTTC ngoài các điều khoản về tên, địa chỉ, của các bên tham gia, thời gian, địa điểm ký hợp đồng, tên gọi, số của hợp đồng (mẫu hợp đồng kèm theo phần phụ lục 3) còn có các điều khoản chủ yếu sau:

- Điều khoản về tên tài sản thuê: tên, mã hiệu, quy cách, số lượng, tính năng kỹ thuật, giá cả tài sản thuê và hãng sản xuất hay nơi bán hàng.

- Điều khoản về bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các tài sản thuê.

- Điều khoản về việc giao nhận, địa điểm giao nhận về sử dụng tài sản thuê.

- Điều khoản về số tiền, loại tiền, thời gian và phương thức trả tiền thuê.

- Lãi suất trong HĐCTTC.

- Điều khoản về thuế và chi phí: phí đăng ký, các loại thuế, các chi phí khác. Hai bên phải thoả thuận trong hợp đồng về nghĩa vụ phải trả của các bên, phương thức phải trả...

 Đối với HĐCTTC thông thường việc thực hiện nghĩa vụ chi trả các khoản phí liên quan đến đăng ký tài sản là thuộc nghĩa vụ của bên cho thuê.

- Điều khoản về xử lý tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng.

- Điều khoản dự liệu và các trường hợp chấm dứt hợp đồng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại... được các bên dự liệu trước và thỏa thuận nhằm hạn chế những rủi ro tranh chấp do tình huống bất thường xảy ra.

- Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng:

Đối với HĐCTTC thì thường dựa trên cơ sở là ngày bên thuê thanh toán tiền thuê hoặc ngày tài sản thuê vận chuyển đến cảng giao hàng hoặc bên thuê giao giấy nghiệm thu hoặc giấy nhận hàng. Các điều khoản khác  (các điều khoản thường lệ và điều khoản tùy nghi):

            - Điều khoản thường lệ là điều khoản mà nội dung của nó đã được quy định trong các văn bản pháp luật. Những điều khoản này các bên có thể đưa vào hợp đồng hoặc không.

- Điều khoản về bảo hiểm tài sản thuê (nếu có):

Theo yêu cầu của bên cho thuê bên thuê phải mua bảo hiểm đối với tài sản thuê. Hai bên có thể thoả thuận về chi phí bảo hiểm có thể tính gộp vào tiền thuê hay không.

Bên cho thuê có quyền nhận những khoản tiền bảo hiểm do nhà bảo hiểm hoặc do người thứ 3 nào đó trả nếu xảy ra mất mát hoặc thiệt hại đối với tài sản thuê.

- Điều khoản về bảo đảm:

Trong những trường hợp bên cho thuê thấy rằng cần phải có tài sản bảo đảm cho việc thực hiện HĐCTTC,  bên CTTC có thể yêu cầu bên thuê nộp tiền bảo đảm (tiền đặt cọc). Hết thời hạn thuê, bên thuê có thể lấy lại tiền bảo đảm hay để trả tiền thuê kỳ tới.

 Bên cho thuê có thể yêu cầu bên thuê thực hiện các biện pháp bảo đảm khác như thế chấp, cầm cố... hoặc yêu cầu bên thuê có người bảo lãnh nhằm phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.

            * Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cho thuê tài chính:

             +/ Bên cho thuê có những quyền và nghĩa vụ sau:

          . Nhận quyền sở hữu pháp lý tài sản thuê từ bên cung ứng;

          . Trả đúng, đầy đủ tiền mua tài sản thuê cho bên cung ứng;

          . Giao tài sản thuê cho bên thuê chiếm hữu và sử dụng;

          . Kiểm tra việc sử dụng  tài sản thuê của bên thuê.

          Trong bất kỳ trường hợp nào, bên cho thuê cũng phải có quyền sở hữu rõ ràng.

             +/ Đối với bên thuê:

          Bên thuê có quyền chọn nhà cung cấp và thương lượng với họ về cách bảo dưỡng, về các chi tiết giao nhận, vận chuyển, thủ tục hải quan (đối với hàng nhập khẩu) cấp giấy phép về lịch trình sắp đặt và đào tạo, về giá cả bảo hiểm.

          Bên thuê ký kết thực hiện HĐCTTC với bên cho thuê, nhận tài sản thuê từ nhà cung ứng theo đúng các điều khoản mà hai bên thoả thuận trong HĐCTTC;

          Thực hiện các hợp đồng với bên cung ứng về bảo hành, bảo dưỡng, lắp đặt, vận hành tài sản và đóng phí bảo hiểm tài sản nếu có yêu cầu của bên cho thuê (một biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng).

          Trong bất cứ trường hợp nào bên thuê không được bán, thế chấp thiết bị thuê hoặc dùng tài sản thuê để cầm cố, gán nợ.

            +/ Đối với  bên cung ứng tài sản :

            Trong quan hệ này, bên cung ứng có quyền:

- Yêu cầu bên thuê thanh toán đầy đủ số tiền đã thoả thuận trong hợp đồng.

- Yêu cầu bên thuê giữ gìn, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê, nếu có hỏng hóc, mất mát hoặc có những rủi ro khác gây ra.

  Đồng thời bên cung ứng phải có nghĩa vụ: giao tài sản thuê đúng thời hạn, đúng quy cách chất lượng theo yêu cầu của bên thuê.

          * Huỷ bỏ và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn:

           Do ý chí của công ty cho thuê tài chính. Công ty cho thuê tài chính có thể chấm dứt hợp đồng nếu:

- Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định.

- Bên thuê vi phạm hợp đồng.

- Bên thuê mất khả năng thành toán, phá sản.

- Nếu bên thuê phải có người bảo lãnh mà người bảo lãnh mất khả năng thanh toán, giả thể, phá sản và không có người bảo lãnh khác thay thế.

Bên thuê chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu:

- Tài sản thuê không được giao đúng hạn do lỗi của bên cho thuê.

- Bên cho thuê vi phạm hợp đồng.

MẪU HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

A.                        Các bên tham gia hợp đồng cho thuê tài chính:

-    Tên, địa chỉ Công ty cho thuê tài chính  (Bên cho thuê).

-    Tên, địa chỉ kinh doanh của bên thuê.

-    Tên, địa chỉ của đơn vị, người bảo lãnh (nếu có).

B.                        Hợp đồng cho thuê tài chính phải đảm bảo đầy đủ các nội dung chủ yếu sau:

1. Các bên tham gia hợp đồng (như nội dung quy định ở phần A của phụ lục này).

2. Mô tả tài sản cho thuê: Tên và chủng loại tài sản, xuất xứ, hãng sản xuất, số serry, số đăng ký, giá trị thị trường lúc ký kết hợp đồng.

3. Các quy định về xếp đặt, sử dụng và bảo trì tài sản cho thuê.

4. Thời gian thuê, thời điểm bắt đầu và kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính.

5. Cơ sở để tính toán tiền thuế.

6. Phương thức và lịch trình thanh toán tiền thuế.

7. Lãi suất nợ quá hạn tính trên  các khoản thanh toán nợ quá hạn.

8. Các quy định về: quyền lựa chọn mua; tiền ký quỹ; các điều kiện về bảo lãnh, cầm cố; xử lý tranh chấp; tăng giảm tiền thuế; thay đổi lịch trình thanh toán.

9. Phương thức xử lý nếu xẩy ra tranh chấp hợp đồng.

C.                        Các cam kết:

1. Bên thuê cam kết:

-    Các thông tin tại đơn thuê phải chính xác, đầy đủ.

-    Xác nhận về hiện trạng và khả năng sử dụng của tài sản thuê khi nhận tài sản thuê.

-    Thanh toán đúng hạn các khoản phải thanh toán theo quy định tại hợp đồng.

-    Thanh toán các khoản phí, thuế liên quan đến việc nhập khẩu, đăng ký, bảo hiểm tài sản thuê trong thời hạn thuê.

-    Bảo trì và vận hành tài sản thuê đúng quy trình kỹ thuật, hay thế ngay tất cả các bộ phận mất hay hỏng hóc.

-    Không thay đổi, sửa đổi tài sản thuê nếu không được bên cho thuê chấp thuận bằng văn bản.

-    Cho phép đại diện của bên cho thuê kiểm tra tài sản thuê vào bất kỳ thời điểm nào.

-    Cung cấp đều đặn các báo cáo tài chính và các thông tin cần thiết khác cho bên cho thuê.

-         Bồi thường cho bên cho thuê mọi mất mát, hư hỏng của tài sản thuê xảy ra do lỗi của bên thuê.

-         Không bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, thế nợ bằng tài sản thuê.

-    Đính và duy trì ký hiệu sở hữu, nhận dạng tài sản của bên cho thuê trên tài sản thuê.

-    Không được tự ý di dời tài sản thuê là bất động sản khởi điểm lắp đặt ban đầu.

2. Bên cho thuê cam kết:

Trao quyền sử dụng tài sản thuê cho bên thuê trong suốt thời hạn thuê với điều kiện bên thuê thực hiện đúng các cam kết tại hợp đồng.

D.                      Quyền sở hữu: Quyền sở hữu tài sản thuê thuộc về bên cho thuê trong suốt thời hạn thuê, không có điều khoản nào trong Hợp đồng cho thuê tài chính được hiểu là có chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên thuê trước khi thời hạn cho thuê chấm dứt.

E.                        Tổn thất tài sản thuê: Bên thuê phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên cho thuê về bất kỳ mất mát, hư hỏng nào đồi với tài sản thuê. Tiền bảo hiểm tài sản do công ty bảo hiểm chi trả thuộc về bên cho thuê.

F.                        Chấm dứt hợp đồng: Trong các trường hợp sau, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo các quy định của pháp luật và thoả thuận tại hợp đồng, bên cho thuê phải thông báo trước bằng văn bản trước 15 ngày cho bên thuê về việc chấm dứt hợp đồng:

1. Bên thuê không thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền thuê.

2. Bên thuê vi phạm hợp đồng.

3. Bên thuê hoặc bên bảo lãnh mất khả năng thanh toán.

4. Tài sản cho thuê bị  hư hại không thể sửa chữa được.

5. Có chứng cứ cho thấy thông tin do bên thuê cung cấp cho bên cho thuê theo các quy định của pháp luật và thoả thuận tại hợp đồng là sai sự thật.

G.                        Xử lý hợp đồng chấm dứt trước hạn: Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trước hạn do các lý do tại khoản F trên đây bên thuê phải:

1. Thanh toán ngay cho bên cho thuê tất cả các khoản tiền thuê còn thiếu hoặc phải giao trả ngay tài sản thuê cho bên cho thuê.

2. Thanh toán cho bên cho thuê mọi chi phí pháp lý và chi phí khác đến việc thu hồi, cất giữ, sửa chữa và bảo dưỡng tài sản thuê.

3. Thanh toán mọi chi phí về thuế liên quan đến các khoản thu của bên cho thuê theo khoản E.1 và F.1.

CHƯƠNG 5

CHẾ ĐỘ DỊCH VỤ THANH TOÁN

I. Khái niệm dịch vụ thanh toán và chế độ dịch vụ thanh toán

1. Khái niệm dịch vụ thanh toán

Thanh toán là quan hệ chi trả giữa chủ nợ và khách nợ phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.

 Các quan hệ thanh toán đư­ợc thực hiện dư­ới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua các trung gian thanh toán.

Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là hình thức thanh toán mà ngư­ời có nghĩa vụ chi trả (ng­ười mua hàng hóa, ng­ười nhận cung ứng dịch vụ...) sử dụng tiền mặt để chi trả cho người thụ hư­ởng (ngư­ời bán hàng hóa, ng­ười cung ứng dịch vụ...). Hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt ra đời gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ trong đời sống xã hội.

Thanh toán qua các trung gian thanh toán là việc chi trả không thực hiện trực tiếp giữa ngư­ời chi trả với người thụ hư­ởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian thực hiện. Trong việc thanh toán qua trung gian thanh toán, các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước theo yêu cầu của ngư­ời chi trả thực hiện việc chi trả hộ hoặc yêu cầu của người thụ hư­ởng thu hộ số tiền mà người thụ hư­ởng được hưởng. Việc chi trả hộ hoặc thu hộ tiền nh­ư vậy mang tính chất là một loại dịch vụ, ngư­ời ta gọi dịch vụ này dịch vụ thanh toán.

Hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán phân biệt với các hoạt động ủy thác thanh toán khác ở các dấu hiệu sau:

Thứ nhất, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán gắn với chức năng hoạt động đ­ược quy định trong giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động. Các trung gian thanh toán là chủ thể tham gia th­ường xuyên trong các quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán.

Thứ hai, các hình thức thực hiện dịch vụ thanh toán đ­ược pháp luật quy định cụ thể.

Ví dụ: Thanh toán bằng ủy nhiệm chi, thanh toán bằng séc v.v..

Thứ ba, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán chịu sự điều chỉnh của pháp luật Ngân hàng. Việc thực hiện dịch vụ thanh toán của các trung gian thanh toán có thể sử dụng tiền mặt hoặc không sử dụng tiền mặt.

Dịch vụ thanh toán không sử dụng tiền mặt chỉ có thể thực hiện khi hình thức của tiền tệ có sự thay đổi lớn, đó là sự xuất hiện của đồng tiền ghi sổ. Đồng tiền ghi sổ là đồng tiền đ­ược thể hiện bằng số liệu kế toán ghi nhận một số tiền cụ thể của ngư­ời sở hữu. Đồng tiền ghi sổ tồn tại dư­ới dạng phi vật chất hiện hữu...

Với sự hiện diện của đồng tiền ghi sổ, các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán sẽ thực hiện các ủy nhiệm thanh toán bằng nghiệp vụ kế toán mà không cần sử dụng tiền mặt.

2. Khái niệm chế độ dịch vụ thanh toán

Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thanh toán qua trung gian tạo thành chế độ dịch vụ thanh toán qua trung gian thanh toán.

Chế độ dịch vụ thanh toán là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các trung gian thanh toán thực hiện hoạt động dịch vụ thanh toán và các quy phạm pháp luật quy định hình thức, ph­ương thức thanh toán qua trung gian thanh toán.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động dịch vụ thanh toán gồm các nhóm quy phạm PL sau:

Nhóm I: Các quy phạm pháp luật quy định các chủ thể tham gia quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán. Theo quy định của pháp luật, chủ thể tham gia quan hệ thanh toán gồm: chủ thể là các bên thanh toán và chủ thể là các trung gian thanh toán.

Chủ thể các bên thanh toán là ng­ười trả tiền và ng­ười nhận tiền (ngư­ời thụ h­ưởng).

 * Ngườí trả tiền (người có nghĩa vụ thực hiện khoản thanh tóan) có thể là ngư­ời mua hàng, người nhận dịch vụ, ngư­ời đóng thuế, ng­ười trả nợ hoặc ngư­ời chuyển nh­ượng quyền sở hữu một khoản tiền nào đó. Khi thanh toán qua trung gian thanh toán, ngư­ời trả tiền phải chấp hành những thủ tục cần thiết, theo các quy định của pháp luật về thanh toán qua các trung gian thanh toán, như­ trình tự, thủ tục lập và nộp các chứng từ thanh toán vào các Ngân hàng, hoặc các tổ chức khác có chức năng làm trung gian thanh toán;

* Ngư­ời nhận tiền (ngư­ời thụ h­ưởng thanh toán) là ngư­ời đư­ợc h­ưởng một khoản tiền do đã giao hàng hay cung ứng dịch vụ hoặc do luật định hoặc do thiện chí của ng­ười khác.

* Chủ thể các trung gian thanh toán gồm: các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác đ­ược Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động dịch vụ thanh toán. Những tổ chức này có nghĩa vụ thực hiện đúng đắn, kịp thời những ủy nhiệm của khách hàng, đồng thời giúp ng­ười trả tiền và ngư­ời nhận tiền thực hiện việc giám sát các điều kiện thanh toán đã đ­ược thỏa thuận.

Trong số các trung gian thực hiện dịch vụ thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước là hai chủ thể cung cấp các dịch vụ thanh toán không thuần túy mang tính chất kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước cung cấp các dịch vụ thanh toán, tổ chức thanh toán giữa các Ngân hàng (thanh toán liên Ngân hàng) với t­ư cách là cơ quan quản lý Nhà nước và là Ngân hàng trung ­ương nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống các trung gian thanh toán, bảo đảm an toàn hoạt động Ngân hàng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Kho bạc Nhà nước với chức năng chủ yếu là quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, cung cấp các dịch vụ thanh toán nhằm mục đích phân phối và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Nhóm II: Các quy phạm pháp luật quy định về chứng từ thanh toán, các hình thức và phương thức thanh toán qua trung gian.

Chứng từ thanh toán  qua trung gian thanh toán Ià tài liệu chứng minh một sự kiện kinh tế, đư­ợc dùng làm căn cứ để thực hiện việc thanh toán và ghi vào sổ sách kế toán của trung gian thanh toán.

Hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán do pháp luật quy định. Các bên thanh toán đư­ợc quyền lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp với từng quan hệ kinh tế - xã hội.

Các hình thức thanh toán theo quy định của pháp luật gồm có:

- Thanh toán bằng séc;

- Thanh toán ủy nhiệm chi;

- Thanh toán ủy nhiệm thu;

- Thanh toán bằng th­ tín dụng;

- Thanh toán bằng ngân phiếu;

- Thanh toán bằng thẻ thanh toán.

Phư­ơng thức thanh toán qua trung gian thanh toán có thể thực hiện bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt. Theo quy định của pháp luật, có những hình thức thanh toán có thể thực hiện bằng tiền mặt như­ng cũng có những hình thức thanh toán chỉ bằng chuyền khoản.

Ví dụ: Thanh toán bằng Séc có thể thực hiện bằng chuyển khoản và bằng tiền mặt, còn thanh toán ủy nhiệm chi chỉ thực hiện bằng chuyển khoản.

Nhóm III: Các quy phạm pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán. Các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh tùy thuộc vào việc áp dụng hình thức thanh toán cụ thể. Tuy vậy, nguyên tắc áp dụng chung là các bên tham gia quan hệ thanh toán qua trung gian phải chịu trách nhiệm đối với hành vi thanh toán của mình.

Ví dụ: Nếu ng­ười có nghĩa vụ chi trả không đủ tiền thanh toán thì phải chịu phạt chậm trả, còn nếu trung gian thanh toán chậm trễ trong việc thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì phải bồi th­ường.

II. Chế độ mở và sử  dụng tài khoản                      

1. Khái niệm tài khoản và các tổ chửc quản lý tài khoản

Tài khoản là công cụ để ghi chép, phản ánh vốn tiền tệ của chủ tài khoản. Tài khoản được sử dụng trong thanh toán gọi là tài khoản thanh toán, bao gồm:

- Tài khoản trả tiền là nơi ghi chép số tiền phải trả. Trong bất kỳ tình huống nào nếu việc chi trả là một nghĩa vụ thì người trả tiền luôn phải bảo đảm đủ số dư­ trên tài khoản của mình để thực hiện việc trả tiền. Trong trư­ờng hợp số d­ư trên tài khoản không đủ thì ngư­ời trả tiền phải sử dụng nguồn vốn vay để thực hiện việc chi trả;

- Tài khoản bên nhận tiền là nơi ghi chép số tiền nhận đ­ược. Tùy theo yêu cầu của ng­ười nhận tiền, số tiền đư­ợc trả sẽ đ­a vào tài khoản thích hợp của ng­ười nhận tiền;

- Tài khoản trung gian là những tài khoản do các trung gian thanh toán lập ra để ghi nhận tạm thời số tiền chi trả trư­ớc khi chuyển đến cho ng­ười nhận.

Để thực hiện việc thanh toán qua trung gian thanh toán thì ít nhất một bên thanh toán phải có tài khoản tại trung gian thanh toán.

Về bản chất pháp lý, quan hệ giữa bên thanh toán mở và sử dụng tài khoản (chủ tài khoản) với trung gian quản lý tài khoản là quan hệ pháp luật.

Theo quy định của pháp luật cơ quan quản lý tài khoản là Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng kho bạc Nhà nước thực hiện chế độ quản lý tài khoản và làm dịch vụ thanh toán theo trật tự sau:

- Ngân hàng Nhà nước quản lý tài khoản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, của kho bạc Nhà nước, Ngân hàng n­ước ngoài, tổ chức tiền tệ, Ngân hàng quốc tế.

- Tổ chức tín dụng là Ngân hàng quản lý tài khoản của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Kho bạc Nhà nước quản lý tài khoản của các đơn vị dự toán ngân sách.

2. Nội dung chế độ mở và sử dụng tài khoản

a. Mở và sử dụng tùi hhoản tại Ngân hàng

a.1. Thủ tục mở tài khoản tại Ngân hàng

* Đối với khách hàng là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang phải gửi cho Ngân hàng nơi mở tài khoản những giấy tờ sau:

- Giấy đăng ký mở tài khoản do chủ tài khoản ký tên, đóng dấu trong đó ghi rõ các nội dung sau:

+ Tên đơn vị;

+ Họ và tên chủ tài khoản;

+ Địa chỉ giao dịch của đơn vị;

+ Số, ngày, tháng, năm, nơi cấp chứng minh nhân dân của chủ tài khoản;

+ Tên Ngân hàng nơi mở tài khoản.

-  Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký để giao dịch với Ngân hàng nơi mở tài khoản gồm:

+ Chữ ký của chủ tài khoản và những ngư­ời được ủy quyền ký thay chủ tài khoản trên các giấy tờ thanh toán giao dịch với Ngân hàng (chữ ký thứ nhất);

+ Chữ ký của kế toán tr­ưởng và của những người đ­ược ủy quyền ký thay kế toán trưởng (chữ ký thứ hai);

+ Mẫu dấu của đơn vị.

- Các văn bản chứng minh tư­ cách pháp nhân của đơn vị nh­ư quyết định thành lập đơn vị, giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, thủ tr­ưởng đơn vị... (nếu là bản sao phải có chứng nhận của công chứng Nhà nước);

* Đối với khách hàng là cá nhân phải gửi cho NH nơi mở tài khoản những giấy tờ sau:

- Giấy đăng ký mở tài khoản do người xin mở tài khoản lập và ký tên, trong đó ghi rõ:

+ Họ và tên chủ tài khoản;

+ Địa chỉ giao dịch của chủ tài khoản;

+ Số, ngày, tháng, năm nơi cấp chứng minh nhân dân của chủ tài khoản;

+ Tên Ngân hàng nơi mở tài khoản.

- Bản đăng ký mẫu chữ ký của chủ tài khoản để giao dịch với Ngân hàng nơi mở tài khoản.

Khi nhận được giấy tờ đăng ký mở tài khoản của khách hàng, Ngân hàng có trách nhiệm giải quyết việc mở tài khoản của khách hàng ngay trong ngày làm việc. Nếu chấp nhận việc mở tài khoản, Ngân hàng thông báo cho khách hàng biết số hiệu tài khoản, ngày bắt đầu có giá trị pháp lý của tài khoản.

a.2. Sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng

* Đối với chủ tài hhoản

- Chủ tài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản (số d­ư) vào bất cứ mục đích chi nào theo ph­ương thức dùng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Chủ tài khoản tự chịu trách nhiệm tr­ước pháp luật về nội dung các khoản chi;

- Chủ tài khoản chịu trách nhiệm về việc chi trả v­ượt quá số d­ư tài khoản tiền gửi và chịu phạt theo quy định của pháp luật, phải chịu trách nhiệm về những sai sót và bị lợi dụng các giấy tờ thanh toán qua Ngân hàng;

- Chủ tài khoản phải tuân theo những quy định và h­ướng dẫn của Ngân hàng về việc lập các giấy tờ thanh toán, ph­ương thức nộp tiền, lĩnh tiền ở Ngân hàng;

- Chủ tài khoản phải tự theo dõi số d­ư trên tài khọản ở Ngân hàng và nếu có chênh lệch với số d­ư Ngân hàng thông báo phải báo ngay cho Ngân hàng biết để cùng nhau đối chiếu, điều chỉnh lại số liệu cho khớp đúng. Chủ tài khoản phải trả phí dịch vụ thanh toán khi phát lệnh ủy nhiệm thanh toán qua Ngân hàng.

* Đối với Ngân hàng

- Trong phạm vi số dư­ trên tài khoản của chủ tài khoản, Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các ủy nhiệm chi trả cho người thụ hư­ởng ngay trong ngày nhận đ­ược chứng từ thanh toán và phải bảo đảm thanh toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời;

- Ngân hàng chỉ thực hiện việc chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản. Đối với trư­ờng hợp chủ tài khoản vi phạm kỷ luật chi trả hoặc có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc chủ tài khoản phải thanh toán thì Ngân hàng được quyền trích tài khoản của khách hàng để thực hiện việc thanh toán;

- Khi phát sinh các nghiệp vụ giao dịch trên tài khoản Ngân hàng phải thông báo đầy đủ cho chủ tài khoản.

Theo quy định của pháp luật, các tổ chức tín dụng phải mở tài khoản ở Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn hoạt động Ngân hàng. Việc sử dụng các khoản tiền từ loại tài khoản này phải tuân theo các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng.

b. Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

b1.Đối t­ượng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

Đối tư­ợng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước bao gồm tất cả các đơn vị sử dụng kinh phí từ Ngân sách Nhà nước.

Các đơn vị, cá nhân khác mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo quyết định của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước.

Tùy theo yêu cầu quản lý và phư­ơng thức cấp phát kinh phí ngân sách, các đối t­ượng mở tài khoản tại kho bạc theo các hình thức sau:

Tài khoản hạn mức kinh phí là hình thức tài khoản áp dụng cho các đơn vị hư­ởng kinh phí của Ngân sách Nhà nước theo phư­ơng thức cấp phát bằng hạn mức.

Tài khoản tiền gửi của đon vị dự toán là hình thức tài khoản áp dụng cho các đơn vị đ­ược Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí bằng "lệnh chi tiền", các đơn vị thuộc lực lư­ợng vũ trang, các ban quản lý công trình xây dựng cơ bản đư­ợc Ngân sách Nhà nước cấp phát kinh phí.

Tài khoản tiền gửi khác của các đơn vị sự nghiệp có thu, các đơn vị thuộc lực l­ượng vũ trang (không thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước cấp), tiền gửi của đơn vị, cá nhân khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo quyết định của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước.

b2. Thủ tục mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

Các đơn vị xin mở tài khoản phải gửi cho Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản các giấy tờ, tài liệu t­ương tự các giấy tờ, tài liệu mà tổ chức, cá nhân phải thực hiện khi mở tài khoản tại Ngân hàng.

Do vị trí pháp lý đặc biệt của một số cơ quan, tổ chức nên pháp luật có một số quy định áp dụng riêng về thủ tục mở tài khoản nh­ sau:

Các cơ quan văn phòng Chính phủ, văn phòng Quốc hội, văn phòng Chủ tịch nư­ớc, các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội không phải gửi giấy chứng thực tính hợp pháp của việc thành lập.

- Các Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cấp ủy đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể cấp Trung ­ương, ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, Huyện không phải gửi bản sao quyết định bổ nhiệm chủ tài khoản và ng­ười đư­ợc ủy quyền;

- Các đơn vị lực l­ợng vũ trang nhân dân chỉ phải gửi giấy giới thiệu của đơn vị cấp trên của đơn vị đó để giới thiệu chủ tài khoản thay cho quyết định bổ nhiệm.

b3. Sử dụng tài khoản tại kho bạc Nhà nước

Khác với hoạt động quản lý tài khoản của các Ngân hàng th­ương mại, hoạt động quản lý tài khoản của Kho bạc Nhà nước là hoạt động mang tính quản lý Nhà nước và với t­ư cách là cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, chủ tài khoản có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước chịu sự quản lý Nhà nước của Kho bạc Nhà nước trong quá trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước có trên tài khoản của mình.

3. Hiệu lực pháp lý của tài khoản

Bình th­ường tài khoản có hiệu lực vô thời hạn. Tuy nhiên, tài khoản sẽ bị chấm dứt hiệu lực trong một số trường hợp sau:

- Có sự phân chia, sáp nhập, giải thể tổ chức, sự thay đổi hội sở chính ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ­ương;

- Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản và giải quyết xong những vấn đề liên quan đến tài khoản của doanh nghiệp;

- Cá nhân do có quyết định đình chỉ kinh doanh hoặc bị chết;

- Chủ tài khoản có văn bản yêu cầu tất toán tài khoản;

- Tài khoản đã hết số dư­ và ngừng giao dịch trong thời hạn 6 tháng tiếp theo thì coi như tài khoản đã tất toán.

III. Hình thức pháp lý thanh toán qua trung gian thanh toán

1.  Hình thức thanh toán bằng séc

Chế độ thanh toán bằng séc hiện hành đư­ợc thực hiện theo Nghị định 30/CP ngày 09/05/1996 về quy chế phát hành và sử dụng séc của Chính phủ và các thông t­ư h­ướng dẫn thi hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

a. Khái niệm

Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, đư­ợc lập theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho ngư­ời thụ hư­ởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc:

Séc gồm có các loại: Séc bảo chi, séc chuyển khoản,sổ séc định mức séc ký danh, séc vô danh. Séc đ­ược dùng để trả tiền cho ng­ười ghi tên trên séc, trả tiền cho người cầm séc, rút tiền mặt tại đơn vị thanh toán (cơ quan trung gian thanh toán).

Séc không được dùng để rút tiền mặt khi tờ séc đã đ­ược gạch hai đ­ường song song chéo góc ở phía bên trái hoặc đã đ­ược ghi cụm từ "chuyển khoản"ở mặt tr­ước tờ séc.

b. Những quy định chung về thanh toán bằng séc

* Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng séc gồm:

- Ngư­ời phát hành séc là chủ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc người được ủy quyền ký tên để phát hành séc theo đúng quy định của pháp luật về ủy quyền.

Chủ tài khoản là ngư­ời đứng tên mở tài khoản tiền g­ửi thanh toán và là chủ sở hữu hoặc ng­ười đại diện chủ sở hữu số tiền ghi trên tài khoản đó.

- Ngư­ời h­ưởng séc là ngư­ời có quyền sở hữu số tiền ghi trên séc.

- Đơn vị thanh toán (cơ quan trung gian thanh toán) là đơn vị giữ tài khoản thanh toán của chủ tài khoản, đ­ược cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ thanh toán.

- Đơn vị thu hộ là đơn vị được phép nhận séc với tư­ cách làm đại lý cho người thụ hư­ởng để thu hộ tiền (một đơn vị cùng hệ thống với đơn vị thanh toán khi tiếp nhận séc cũng đ­ược coi là đơn vị thu hộ).

* Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng séc:

- Chủ thể phát hành séc:

Chủ tài khoản chỉ được suyền phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc số dư của sổ séc định mức lưu ký tại Ngân hàng.

Chủ thể phát hành séc là chủ tài khoản trực tiếp ký phát hành séc hoặc ủy quyền cho người khác ký phát hành séc thay mình và có trách nhiệm bảo đảm việc chi trả toàn bộ số tiền ghi trên tờ séc.

Trong trư­ờng hợp cần bảo đảm khả năng chi trả cho tờ séc, bảo đảm quyền lợi cho ng­ười thụ hư­ởng séc, chủ tài khoản đ­ược quyền yêu cầu đơn vị thanh toán bảo chi tờ séc phát hành.

Bảo chi séc đ­ược thực hiện bằng cách đơn vị thanh toán ký xác nhận và đóng dấu "bảo chi" vào mặt trư­ớc của tờ séc. Khi yêu cầu bảo chi tờ séc người phát hành séc phải làm thủ tục lưu ký số tiền ghi trên tờ séc vào một tài khoản riêng gọi là "tiền gửi séc bảo chi" tại đơn vị thanh toán để chi trả cho người thụ hư­ởng.

Chủ tài khoản có trách nhiệm bảo quản séc nh­ư bảo quản tiền mặt, khi mất séc phải thông báo ngay cho đơn vị thanh toán bằng văn bản và thông báo này được coi nh­ư lệnh đình chỉ thanh toán séc.

Nếu tờ séc bị mất đã bị ng­ười khác lợi dụng rút tiền mặt trư­ớc khi nhận được thông báo mất séc thì ng­ười làm mất séc phải chịu mọi hậu quả phát sinh từ việc làm  mất séc.

Thời hạn hiệu lực của tờ séc từ ngày ký pháp hành tờ séc cho đến ngày nộp tờ séc vào Ngân hàng và quy định riêng cho từng loại séc. Nếu đã quá thời hạn hiệu lực người thụ hưởng séc phải yêu cầu người phát hành tờ séc mới để đổi tờ séc đã hết hạn.

- Ngư­ời thụ h­ưởng séc:

+ Ngư­ời thụ h­ưởng séc khi nhận tờ séc phải kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc (ghi đầy đủ và đúng yếu tố quy định).

+ Trong thời gian hiệu lực thanh toán của tờ séc, ng­ười thụ hư­ởng séc có quyền nộp tờ séc cho đơn vị thanh toán hoặc thông qua đơn vị thu hộ để đòi thanh toán;

+ Ngư­ời thụ h­ưởng séc có quyền chuyển như­ợng tờ séc cho ng­ười khác bằng cách ký tên vào nơi quy định cho việc chuyển nh­ượng ở mặt sau của tờ séc trừ tr­ường hợp ng­ười phát hành séc đã ghi cụm từ "không đ­ược phép chuyển nhượng".

+ Ngư­ời thụ h­ưởng séc làm mất séc phải thông báo ngay cho đơn vị thanh toán và ngư­ời phát hành.

Thông báo mất séc đ­ược coi là lệnh đình chỉ thanh toán séc.

Ng­ười thụ h­ưởng phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc thông báo mất séc và đ­ược quyền đòi đơn vị thanh toán, bồi th­ường trong trư­ờng hợp tờ séc đã bị lợi dụng để rút tiền tại đơn vị thanh toán, sau khi đơn vị thanh toán đã nhận đ­ược thông báo mất séc.

- Đơn vị thanh toán:

+ Đơn vị thanh toán có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc, chữ ký của ngư­ời phát hành và tính liên tục của dãy chữ ký đối với tờ séc ký danh;

+ Đơn vị thanh toán có quyền từ chối thanh toán trong các tr­ường hợp:

1. Tài khoản tiền gửi thanh toán không đủ tiền để thanh toán tờ séc

2. Séc không hợp lệ.

3. Séc đã có lệnh đình chỉ thanh toán.

4. Séc đã hết thời hạn hiệu lực thanh toán;

5. Ng­ười đ­ược ủy quyền ký phát hành séc, ký phát hành quá quy định tại văn bản ủy quyền;

+ Đơn vị thanh toán phải có trách nhiệm thanh toán ngay với tờ séc có đầy đủ yếu tố pháp lý. Nếu do lỗi chủ quan của đơn vị thanh toán, thanh toán chậm cho khách hàng gây thiệt hại cho ng­ười thụ h­ưởng thì đơn vị thanh toán phải bồi th­ường;

+ Đơn vị thanh toán có quyền khởi kiện cá nhân, pháp nhân có những hành vi gây thiệt hại cho đơn vị thanh toán và đòi bồi thư­ờng các thiệt hại mà họ đã gây ra cho mình.

- Đơn vị thu hộ:

+ Đơn vị thu hộ đư­ợc quyền từ chối nhận séc với các tr­ường hợp: séc không hợp lệ, séc đã hết hiệu  lực thanh toán.

+ Sau khi nhận séc, đơn vị thu hộ phải nộp séc ngay cho đơn vị thanh toán. Nếu nộp chậm gây thiệt hại cho ngư­ời thụ hư­ởng, đơn vị thu hộ phải bồi th­ường.

+ Đơn vị thu hộ đ­ược thu phí dịch vụ thanh toán séc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và không phải hoàn trả khoản phí dịch vụ này khi séc bị từ chối thanh toán.

Séc thanh tóan theo nguyên tắc ghi nợ trước, ghi có sau nhằm đảm bảo đủ số dư chi trả. Trường hợp có nhiều tờ séc phát hành nộp vào Ngân hàng 1 lúc nhưng số dư tài khoản tiền gửi không đủ để chi trả cho tất cả thì Ngân hàng sẽ thanh tóan theo thứ tự, séc nào phát hành trước được chi trả trước.

- Séc đã phát hành khi về đến Ngân hàng mà không đủ số dư thì người phát hành séc sẽ bị xử lý như sau:

- Phạt 30% số tiền quá số dư(tiền phạt này chuyển vào thu nghiệp vụ của Ngân hàng)

- Phạt chậm trả bằng mức lãi suất nợ quá hạn loại cho vay có lãi cao nhất của Ngân hàng phục vụ người phát hành. Số tiền phạt chậm trả chuyển cho người thụ hưởng séc.

Nếu phát hành séc quá số dư lần 2 thì Ngân hàng thông báo về Ngân hàng Trung ươngvà xử lý như sau:

+ Đình chỉ quyền phát hành séc tối thiểu ba tháng.

+ Thu hồi toàn bộ séc trắng.

+ Nếu tiếp tục phát hành séc vượt quá số sẽ bị đình chỉ sử dụng séc vĩnh viễn.

* Sơ đồ l­ưu thông séc

* Lư­u thông séc qua một Ngân hàng

l. Ngư­ời bán giao hàng, cung cấp dịch vụ cho ng­ười mua (ngư­ời nhận dịch vụ).

2. Ng­ười mua (người nhận dịch vụ) ký phát hành séc trao cho người bán (ng­ười nhận dịch vụ).

3. Ngư­ời bán (ng­ười nhận dịch vụ) mang séc nộp vào Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên séc.

4. Ngân hàng phục vụ ngư­ời bán thu hộ tiền cho ngư­ời bán thông qua Ngân hàng phục vụ ng­ười mua.

5. Ngân hàng phục vụ ngư­ời mua trả tiền cho ngư­ời h­ưởng lợi séc thông qua Ngân hàng phục vụ ng­ười bán.

6. Ngân hàng phục vụ ng­ười bán hoàn lại tiền cho người bán.

c. Các loại séc:

Ở các nước có nền kinh tế phát triển th­ường l­ưu hành các loại séc sau: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc Châu âu, séc du lịch.

- Căn cứ vào hình thức của séc có séc ký danh (ghi rõ họ tên người thụ hưởng), séc vô danh (không ghi họ tên người thụ hưởng).

 - Căn cứ vào nội dung của séc có 4 loại:

* Séc chuyển khoản: là giấy ủy quyền được lập trên mẩu in sẵn đặc biệt của Ngân hàng do chủ tài khoản phát hành giao trực tiếp cho đơn vị thụ hưởng để thanh toán tiền, hàng hóa, dịch vụ ngay sau khi nhận được hàng hóa, dịch vụ cung ứng.

Nội dung thanh toán séc chuyển khoản được mô tả như sau:

(1)     Bên bán giao hàng cho bên mua.

(2)     Bên mua phát hành séc trực tiếp cho bên bán.

(3)Bên bán nộp séc vào Ngân hàng để được thanh tóan.

(4) Ngân hàng ghi nợ và báo nợ cho bên mua.

(5) Ngân hàng ghi có và báo có cho bên bán.

Nội dung của séc chuyển khoản phải được in và ghi bằng tiếng Việt.

Mặt trước tờ séc phải có những nội dung sau:

-         Chữ SÉC được in hoa

-         Sổ séc (để quản lý chứng từ thanh tóan, xác định thứ tự thanh tóan nếu có nhiều người có séc).

-         Yêu cầu trả tiền phải ghi bằng số và chử, họ tên, số hiệu tài khoản của người phát hành séc, họ tên, địa chỉ, tài khoản của người thụ hưởng séc,tên, địa chỉ của Ngân hàng thanh toán (Ngân hàng chi hộ.

-         Nơi và ngày phát hành séc (liên quan đến hiệu lực của tờ séc)

-         Chử ký của người phát hành (hoặc người được ủy quyền).

Mặt sau tờ séc: quy định về việc chuyển nhượng séc (thủ tục ký hậu chuyển nhượng)

            Phạm vi áp dụng của séc chuyển khoản: dùng để thanh tóan tài khoản trong cùng một Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng (nhưng phải có cùng một hệ thống, nếu khác hệ thống thì phải có quan hệ thanh toán bù trừ). Séc chuyển khoản chỉ đ­ược dùng để thanh toán bù trừ. Loại séc này có thể là vô danh hoặc ký danh, có ký hiệu hai gạch chéo ở góc séc.

Về thời hạn của tờ séc chuyển khoản: 10 ngày làm việc (chỉ có giá trị đối với người thụ hưởng).

- Séc bảo chi: là một tờ séc chuyển khoản nhưng đã được Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành (Ngân hàng chi hộ) làm thủ tục bảo chi (đảm bảo chi trả) bằng cách trích trước một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của người phát hành lưu vào một tài khoản riêng (tài khoản trung gian hoặc tài khoản tiền gửi séc bảo chi) và đóng dấu bảo chi vào mặt sau tờ séc trước khi giao cho người thụ hưởng.

(1)Bên mua đến Ngân hàng làm thủ tục bảo chi séc.

(2) Ngân hàng sau khi bảo chi séc giao lại cho người mua

(3) Bên bán giao hàng cho bên mua

(4) Bên mua trả séc bảo chi cho bên bán

(5)Bên bán nộp séc vào Ngân hàng để được thanh tóan

(6) Ngân hàng ghi có và báo có cho bên bán

(7) Ngân hàng trả tiền chuyển nợ sang Ngân hàng bảo chi.

- Dùng séc bảo chi khi có khách hàng yêu cầu.

- Đặc trưng của séc bảo chi là luốn đảm bảo thanh toán - không thể phát hành quá số dư.

- Phạm vi áp dụng: giữa các khách hàng cùng 1 chi nhánh hoặc khác chi nhánh nhưng trong cùng một hệ thống Ngân hàng hoặc khác hệ thống Ngân hàng nhưng có tham gia quan hệ thanh tóan bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố (giống séc chuyển khoản).

- Thời hạn thanh tóan: tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày bảo chi séc.

- Sổ séc định mức: là một quyển séc bao gômg nhiều tờ, trên bìa tờ séc có ghi định mức chung cho cả quyển séc. Khách hàng muốn sử dụng nó thì phải yêu cầu Ngân hàng trích trước một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình lưu vào một tài khoản riêng.

Mức tối thiểu của một sổ séc định mức là 20 triệu không gia hạn mức tối đa.

- Phạm vi áp dụng:

* Giữa các khách hàng cùng một chi nhánh hay khác chi nhánh nhưng cùng hệ thống.

* Khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ

- Thời hạn thanh toán: Tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày mở sổ.

Tất cả trong tờ séc đều có thời hạn 30 ngày kể từ ngày mở sổ séc (khi tiền trong sổ séc được ấn định vào tài khoản riêng).

- Séc cá nhân: là loại séc được sử dụng để thanh toán từ tài khoản đứng tên cá nhân.

- Người thụ hưởng séc cá nhân (người bán hàng hay người cung ứng dịch vụ) phải yêu cầu chủ tài khoản xuất trình chứng minh nhân dân để đối chiếu.

- Đối với séc cá nhân có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên thì người phát hành séc (chủ tài khoản) phải đến ngân hàng để làm thủ tục bảo chi. Nếu từ 5 triệu đồng trở xuống thì không phải làm thủ tục bảo chi.

- Phạm vi áp dụng giống séc bảo chi.

- Thời hạn thanh toán: 10 ngày làm việc kể từ ngày ký phát hành.

- Tính chất của séc cá nhân: là séc bảo chi hay séc chuyển khỏan thông thường phụ thuộc vào giá trị của tờ séc.

Séc bảo chi giá trị lớn đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng.

- Séc tiền mặt: Khách hàng nhận séc từ Ngân hàng phục vụ mình và họ có thể sử dụng để chi trả cho một người nào đó Thông thư­ờng, ng­ười bán chỉ nhận séc khi có tín nhiệm với ng­ười mua. Séc tiền mặt đư­ợc sử dụng rất rộng rãi giữa các doanh nghiệp với nhau trong quan hệ thương mại, hay dùng để trả lư­ơng... Ngư­ời cầm séc loại này có thể đến Ngân hàng nhận tiền mặt nên séc tiền mặt có độ rủi ro lớn vì nếu mất séc, kẻ gian có thể rút tiền dễ dàng.

- Séc Châu âu: Là loại séc chuyển khoản dùng để thanh toán các khoản chi trả ở trong một n­ước hoặc trong phạm vi các n­ước thuộc khối thị tr­ường chung Châu Âu.

- Séc du lịch: Có thể dùng để thanh toán ở các n­ước đã có ký kết điều ư­ớc về thanh toán theo loại séc này. Đối t­ượng sử dụng của loại séc này thư­ờng là người có nhu cầu đi du lịch hoặc công tác th­ường xuyên ở n­ước ngoài.)

2. Hình thức thanh toán ủy nhiệm chi chuyển tiền

a. Khái niệm: Thanh toán bằng ủy nhiệm chi là hình thức ủy nhiệm thanh toán qua Ngân hàng, kho bạc Nhà nước theo đó chủ tài khoản yêu cầu Ngân hàng, kho bạc phục vụ mình trích tài khoản tiền gỉn thanh toán của mình để trả cho ng­ười thụ h­ởng thông qua giấy ủy nhiệm chi. Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng, kho bạc Nhà nước yêu cầu Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ mình (nơi mở tài khoản) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hư­ởng.

Ủy nhiệm chi - chuyển tiền bao gồm ủy nhiệm chi, séc chuyển tiền.

Ủy nhiệm chi - chuyển tiền dùng để trả tiền mua bán hàng hóa, dịch vụ cho ng­ười thụ hưởng, dùng để chuyển tiền cầm tay (séc chuyển tiền) và chuyển tiền mặt giữa các tỉnh, thành phố qua Ngân hàng đối với các đơn vị, cá nhân có yêu cầu thông qua thể thức chuyển tiền nhanh bằng điện đến địa chỉ ngư­ời lĩnh tiền.

b. Chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng ủy nhiệm chi - chuyển tiền

* Chủ thể:

- Bên trả tiền: Người mua hàng hóa, dịch vụ, ngư­ời chuyển tiền;

- Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền;

- Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ h­ưởng.

* Quyền và các nghĩa vụ của các chủ thể thanh toán ủy nhiệm chi - chuyển tiền:

- Bên trả tiền có nghĩa vụ lập giấy ủy nhiệm chi theo quy định của Ngân hàng, nộp vào Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ mình (nơi mở tài khoản) để trích tài khoản của mình trả cho bên thụ h­ưởng. Khi lập giấy ủy nhiệm chi phải ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các yếu tố khớp đúngvới nội dung giữa bản các liên ủy nhiệm chi và ký tên đóng dấu trên tất cả các bản các liên ủy nhiệm chi, Ngân hàng và kho bạc phục vụ bên trả tiền có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy ủy nhiệm chi, số dư­ tài khoản tiền gửi của khách hàng trước khi thực hiện việc thanh toán, có quyền trả lại giấy ủy nhiệm chi cho khách hàng khi phát hiện có sai sót, số d­ư tài khoản tiền gửi của khách hàng không đủ để thanh toán.

Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền có trách nhiệm thanh toán ngay đối với giấy ủy nhiệm chi hợp lệ Nếu do thiếu sót chủ quan của mình gây thiệt hại cho khách hàng thì Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thư­ờng;

- Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hư­ởng khi nhận đ­ư­ợc chứng từ thanh toán cho Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền chuyển đến, sau khi kiểm soát chứng từ nếu đủ điều kiện thanh toán phải tiến hành ghi nhận số tiền ghi trong chứng từ thanh toán vào tài khoản bên thụ hư­­ởng;

Đối với séc chuyển tiền, khi nhận được ủy nhiệm chi hoặc giấy nộp tiền, giấy nộp ngân phiếu thanh toán của khách hàng nộp vào, sau khi đối chiếu, kiểm tra kỹ lưỡng nếu đủ điều kiện thì Ngân hàng, kho bạc Nhà nước làm thủ tục cấp séc chuyển tiền cho khách hàng. Ngân hàng và kho bạc phải trực tiếp viết séc chuyển tiền với đầy đủ các yếu tố, ký hiệu mật, ký tên đóng dấu Ngân hàng, kho bạc Nhà nước vào chỗ quy định trên tờ séc.

Ngân hàng và kho bạc Nhà nước khi nhận đ­ư­ợc séc chuyển tiền do khách hàng trực tiếp nộp vào, kiểm tra các yếu tố của tờ séc nếu thấy đủ và đúng thì mới  cho ngư­­ời cầm séc.

3. Hình thức thanh toán ủy nhiệm thu

a. Khái niệm

Thanh toán bằng ủy nhiệm thu là hình thức thanh toán qua Ngân hàng, kho bạc Nhà nước trong đó đơn vị bán (đơn vị thụ hư­­ởng) yêu cầu Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ mình thu hộ số tiền về hàng hóa đã chuyển giao, dịch vụ đã cung ứng cho người khác.

Ủy nhiệm thu là lệnh thu tiền của chủ tài khoản (ngư­­ời thụ h­ư­ởng) lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng, kho bạc Nhà nước yêu cầu Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ mình thu hộ số tiền theo các chứng từ về việc đã chuyển giao hàng hóa, đã cung ứng dịch vụ cho ng­ư­ời khác.

Ủy nhiệm thu dùng để trả tiền mua hàng hóa hoặc nhận cung ứng dịch vụ, trả tiền điện, tiền nhà, tiền nước, c­ư­ớc phí b­ư­u điện. . .

b. Chủ thể, quyền và nghĩa vụ chủ thể tham gia quan hệ thanh toán ủy nhiệm thu

* Chủ thể:

- Bên thụ hư­­ởng là bên bán hàng, cung ứng dịch vụ;

- Ngân hàng phục vụ bên thụ h­ởng là Ngân hàng bên thụ hư­­ởng có tài khoản;

- Bên trả tiền là bên mua, bên nhận dịch vụ;

- Ngân hàng phục vụ bên trả tiền là Ngân hàng bên mua có tài khoản.

* Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thanh toán ủy nhiệm thu:

- Bên thụ hư­­ởng có nghĩa vụ lập giấy ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn, chứng từ giao hàng, cung cấp dịch vụ nộp vào Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ mình hay nộp trực tiếp vào Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền.

Trên giấy ủy nhiệm thu bên thụ h­ư­ởng phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định, ký tên đóng dấu đơn vị. Đồng thời, bên thụ h­ư­ởng có trách nhiệm theo dõi việc thanh toán các giấy ủy nhiệm thu đã gửi đi để phối hợp với Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền đôn đốc việc thanh toán kịp thời;

- Ngân hàng phục vụ bên thụ h­ư­ởng có nghĩa vụ:

Tiếp nhận và kiểm soát giấy ủy nhiệm thu và các giấy tờ liên quan đến ủy nhiệm thu. Sau đó Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hư­­ởng ký tên đóng dấu ghi vào sổ theo dõi nhận giấy ủy nhiệm thu gửi đi.

Khi nhận đ­ư­ợc chứng từ thanh toán giấy ủy nhiệm thu do Ngân hàng, kho bạc Nhà nước bên trả tiển chuyển đến thì thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản cho ngư­­ời thụ hưởng;

- Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền: khi nhận đ­ư­ợc giấy ủy nhiệm thu và các chứng từ kèm theo về việc giao hàng hóa và cung ứng dịch vụ do Ngân hàng, kho bạc Nhà nước bên thụ hư­­ởng gửi đến hoặc do chính bên thụ hư­ởng trực tiếp đến nộp, Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền kiểm tra thủ tục lập giấy ủy nhiệm thu, kiểm tra việc thỏa thuận của bên trả tiền và bên nhận tiền bằng giấy ủy nhiệm thu. Nếu thấy đủ điều kiện thanh toán thì Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên trả tiền làm thủ tục trích tài khoản tiền gửi của bên trả tiền để chuyển đến Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hưởng để thanh toán cho bên thụ hư­­ởng.

4. Hình thức thanh toán bằng th­ẻ tín dụng

a. Khái niệm: Thanh toán bằng thư tín dụng là hình thức ủy nhiệm thanh toán qua Ngân hàng theo đó việc thanh toán đ­ư­ợc tiến hành từ một khoản tiền đư­­ợc bên mua l­ư­u ký tr­ư­ớc ở Ngân hàng phục vụ mình để trả cho bên bán theo các chứng từ của bên bán về số l­ư­ợng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng và theo các điều kiện sử dụng th­ư­ tín dụng.

Thư­­ tín dụng là lệnh của ng­ư­ời có nghĩa vụ chi trả, lệnh cho Ngân hàng phục vụ mình trích số tiền ghi trên th­ư­ tín dụng từ tài khoản tiền gửi ra một tài khoản riêng gọi là "tiền gửi th­ư­ tín dụng.

Mở thư­­ tín dụng là điều kiện bắt buộc để áp dụng hình thức thanh toán này. Thanh toán bằng th­ tín dụng đ­ư­ợc áp dụng khi bên thanh toán đòi hỏi phải có đủ tiền để chi trả ngay, phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký.

b. Chủ thể, quyền và nghĩu vụ chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng thư­­ tín dụng

* Chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng thư­­ tín dụng gồm:

- Bên trả tiền;

- Ng­ư­ời thụ hư­ởng;

- Ngân hàng phục vụ bên trả tiền;

- Ngân hàng phục vụ ngư­­ời thụ hư­­ởng.

* Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thanh toán bằng th­ư­ tín dụng:

- Bên trả tiền: Khi có nhu cầu thanh toán bằng th­ư­ tín dụng phải lập giấy mở thư­­ tín dụng ghi đầy đủ tất cả các yếu tố quy định và nộp vào Ngân hàng nơi mình mở tài khoản.

- Ngân hàng phục vụ bên trả tiền nhận mở thư­­ tín dụng cho khách hàng, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của thư­­ tín dụng. Sau khi đồng ý cho mở thư­­ tín dụng, Ngân hàng phải có trách nhiệm gửi ngay thông báo về th­ư­ tín dụng cho Ngân hàng phục vụ ngư­­ời thụ hư­­ởng để báo cho ng­ư­ời thụ h­ư­ởng biết.

Khi nhận đ­ư­ợc giấy báo về thanh toán từ thư­­ tín dụng của Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng gửi đến, sau khi kiểm tra thủ tục lập chứng từ, nội dung  chứng từ nếu đúng thì Ngân hàng phục vụ bên trả tiền tiến hành thanh toán từ tài khoản tiền gửi th­ư­ tín dụng.

Sau khi thực hiện việc thanh toán nếu trên tài khoản th­ư­ tín dụng đã hết tiền hoặc còn tiền, Ngân hàng làm thủ tục tất toán tài khoản tiền gửi thư­­ tín dụng và chuyển số tiền còn lại vào tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản.

- Bên thụ h­ư­ởng sau khi nhận được giấy mở th­ư­ tín dụng của bên trả tiền do Ngân hàng phục vụ mình gửi đến, bên thụ h­ư­ởng phải đối chiếu với hợp đồng và đơn đặt hàng đã ký. Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ giao hàng bên thụ h­ư­ởng lập bảng kê hóa đơn, chứng từ giao hàng gửi đến Ngân hàng phục vụ mình để thanh toán tiền hàng.

- Ngân hàng phục vụ bên thụ hư­­ởng khi nhận được giấy mở th­ư­ tín dụng do Ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi đến, tiến hành kiểm tra thủ tục lập giấy mở thư tín dụng, sau đó thông báo cho bên thụ h­ư­ởng biết để làm căn cứ giao hàng.

Khi nhận được giấy báo thanh toán do bên thụ h­ư­ởng nộp vào (bảng kê hóa đơn, chứng từ giao hàng), Ngân hàng kiểm tra các thủ tục, xem xét thời gian hiệu lực của th­ư­ tín dụng, số tiền bên thụ hư­­ởng đề nghị thanh toán trong phạm vi số tiền mở thư­­ tín dụng, nếu đúng thì Ngân hàng phục vụ bên đ­ư­ợc h­ư­ởng tiếp nhận số tiền thanh toán từ tài khoản thư­­ tín dụng do Ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến theo các chứng từ thanh toán.

5. Hình thức thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán

a. Khái niệm

Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, kho bạc Nhà nước trong đó việc thanh toán đ­ư­ợc tiến hành theo chứng từ thanh toán có tên gọi là ngân phiếu thanh toán (NPTT).

NPTT do Ngân hàng Nhà nước phát hành có mệnh giá và thời hạn thanh toán in sẵn trên từng tờ, không ghi tên và đư­­ợc chuyển nh­ư­ợng.

NPTT dùng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, trả nợ Ngân hàng, nộp ngân sách, gửi vào tài khoản tiền gửi Ngân hàng, gỉn tiết kiệm.

b. Chủ thể quyền và nghĩa vụ chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bàng NPTT

* Chủ thể:

- Các khách hàng sử dụng NPTTL: Ngân hàng, kho bạc Nhà nước chuyển nh­ư­ợng ngân phiếu thanh toán cho khách hàng sử dụng;

- Ngân hàng, kho bạc Nhà nước nhận ngân phiếu thanh toán.

* Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thanh toán bằng NPTT.

- Đối với khách hàng: khi có nhu cầu sử dụng ngân phiếu thanh toán, chủ tài khoản lập chứng từ lĩnh ngân phiếu thanh toán nộp trực tiếp vào Ngân hàng, kho bạc Nhà nước nơi mình mở tài khoản để trích tài khoản tiền gửi và nhận ngân phiếu thanh toán sử dụng.

Nếu khách hàng không có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, kho bạc Nhà nước thì lập giấy nộp tiền và nộp tiền mặt vào Ngân hàng, kho bạc Nhà nước để nhận ngân phiếu thanh toán.

Đến thời điểm hết giá trị l­ư­u hành của ngân phiếu thanh toán, chậm nhất trong ngày hết thời hạn l­ư­u hành, khách hàng có trách nhiệm lập giấy nộp và nộp ngân phiếu còn lại vào Ngân hàng, kho bạc Nhà nước nơi nhận ngân phiếu thanh toán hoặc nhờ Ngân hàng, kho bạc Nhà nước chuyển hộ NPTT đến Ngân hàng, kho bạc Nhà nước đã nhận NPTT;

- Ngân hàng, kho bạc Nhà nước chuyển nh­ư­ợng NPTT cho khách hàng sử dụng có trách nhiệm:

+ Theo yêu cầu của chủ tài khoản, Ngân hàng, kho bạc thanh toán tài khoản tiến hành chuyển nh­ư­ợng ngân phiếu

+ Ngân hàng, kho bạc Nhà nước phải có trách nhiệm kiểm tra thủ tục lập chứng từ, số d­ư­ tài khoản tiền gửi trư­­ớc khi xuất ngân phiếu cho khách hàng sử dụng;

+ Đối với các khách hàng không có tài khoản tại Ngân hàng, kho bạc Nhà nước sau khi kiểm tra hợp lệ của việc lập giấy nộp tiền và số l­ư­ợng tiền mặt thực tế, Ngân hàng, kho bạc Nhà nước lập phiếu để xuất ngân phiếu thanh toán cho mặt hàng sử dụng t­ư­ơng ứng với số l­ư­ợng và giá trị tiền.

- Ngân hàng và kho bạc nhận ngân phiếu thanh toán khi nhận đ­ư­ợc giấy nộp ngân phiếu thanh toán kèm theo bảng kê và các tờ, ngân phiếu do khách hàng nộp sau khi đã thực hiện việc kiểm tra và đối chiếu.

Trư­­ờng hợp nếu khách hàng nộp ngân phiếu thanh toán vào Ngân hàng, kho bạc Nhà nước để nhờ chuyển về Ngân hàng, kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản thi Ngân hàng, kho bạc Nhà nước nhận có trách nhiệm thu ngân phiếu thanh toán theo quy định sau đó làm thủ tục chuyển đi Ngân hàng, kho bạc Nhà nước có tài khoản của ngư­­ời nộp NPTT.

Trong phạm vi tối đa 15 ngày kể từ ngày ngân phiếu thanh toán hết thời hạn l­ư­u hành, các tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước phải nộp hết ngân phiếu thanh toán đó đang bảo quản tại đơn vị vào Ngân hàng Nhà nước nơi mở tài

6.Hình thức thanh toán bằng thẻ thanh toán

a. Khái niệm

Thẻ thanh toán là một thuật ngữ chỉ các loại thẻ có khả năng sử dụng chi trả tiền hàng hóa dịch vụ hoặc để rút tiền mặt.

Thẻ thanh toán dùng để thanh toán tiền mua bán hàng hóa, dịch vụ cung ứng, để trả nợ khách hàng có tài khoản ở Ngân hàng, để rút tiền nlặt.

Thẻ thanh toán gồm có các loại: Thẻ ghi nợ, thẻ ký quỹ thanh toán, thẻ tín dụng.

Thẻ ghi nợ áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng thanh toán thư­­ờng xuyên với Ngân hàng. Mỗi thẻ có ghi hạn mức thanh toán tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định, khách hàng chỉ đ­ư­ợc thanh toán trong hạn mức của thẻ.

Thẻ ký quỹ thanh toán áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng. Muốn sử dụng loại thẻ này khách hàng phải l­ư­u ký tiền vào một tài khoản riêng ở Ngân hàng và đ­ư­ợc sử dụng thẻ có giá trị thanh toán bằng số tiền ký quỹ ghi trong thẻ đã lư­­u ký.

Thẻ tín dụng áp dụng với khách hàng có đủ điều kiện đ­ư­ợc Ngân hàng đồng ý cho vay tiền để lập thẻ thanh toán. Khách hàng chỉ đ­ư­ợc phép thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã đư­­ợc Ngân hàng chấp thuận bằng văn bản.

b. Chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ thanh toán bằng thẻ thanh toán

* Chủ thể bao gồm:

- Ngân hàng phát hành thẻ;

- Ng­ư­ời sử dụng thẻ;

- Ngư­­ời tiếp nhận thanh toán bằng thẻ.

- Ngân hàng đại lý thanh toán.

* Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thanh toán bằng thẻ thanh toán:

- Ngân hàng phát hành thẻ là Ngân hàng bán thẻ cho chủ sở hữu thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng.

Ngân hàng phát hành thẻ có các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Căn cứ vào giấy đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủ tục và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng nếu đủ điều kiện Ngân hàng phát hành trích từ tài khoản tiền gửi hoặc thu tiền mặt, ngân phiếu thanh toán l­ư­u ký vào tài khoản thẻ thanh toán; thực hiện việc thu tiền phí phát hành thẻ; lập thẻ thanh toán; giao thẻ, mật mã sử dụng và h­ư­ớng dẫn cho khách hàng sừ dụng thẻ khi thanh toán; lập hồ sơ theo dõi thẻ thanh toán đã phát hành;

+ Có trách nhiệm quản lý và giữ bí mật tuyệt đối về mật mã sử dụng thẻ của khách hàng;

+ Có trách nhiệm thanh toán ngay số tiền theo biên lai do Ngân hàng đại lý chuyển đến, nếu thanh toàn đúng thủ tục quy định của Ngân hàng phát hành thẻ; thông báo kịp thời việc mất thẻ cho các Ngân hàng đại lý tiếp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán, hoàn trả lại cho chủ sở hữu thẻ tiền ký quỹ không sử dụng hết.

- Ng­ư­ời sử dụng thẻ là người sở hữu thẻ có tên ghi trong thẻ đ­ư­ợc Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán bán thẻ để thanh toán, chi trả thay tiền mặt.

Khi có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán, khách hàng lập và gửi đến Ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán.

Mỗi khi thanh toán cho cơ sở tiếp nhận (bên bán hàng) tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc trả nợ, chủ sở hữu thẻ phải xuất trình cho cơ sở tiếp nhận thẻ để kiểm tra và làm thủ tục theo quy định.

Chủ sở hữu thẻ phải có trách nhiệm bảo quản thẻ không để bị mất mát, lợi dụng mua bán, lừa đảo, sử dụng thẻ theo đúng mức quy định, không giao thẻ cho ngư­ời khác sử dụng, khi mất thẻ phải báo ngay cho Ngân hàng phát hành thẻ biết.

Cơ sở tiếp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán là các bên bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, thu nợ...

Sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo thẻ trong phạm vi 2 ngày làm việc phải nộp biên lai thanh toán thẻ vào Ngân hàng đại lý để đòi tiền.

Cơ sở tiếp nhận thẻ có trách nhiệm kiểm tra đúng mật mã, đúng quy định về kỹ thuật an toàn củạ Ngân hàng phát hành thẻ và chỉ nhận thẻ theo đúng quy định do Ngân hàng đại lý quy định.

Ngân hàng đại lý thanh toán là các chi nhánh Ngân hàng do Ngân hàng phát hành thẻ quy định. Ngân hàng đại lý thanh toán trả tiền cho các cơ sở tiếp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán khi nhận đư­­ợc biên lai thanh toán, trả tiền mặt theo yêu cầu của chủ sở hữu thẻ.

Khi nhận đ­ư­ợc biên lai thanh toán do cơ sở tiếp nhận thẻ lập gửi đến, sau khi kiểm tra đủ điều kiện thanh toán, ngân  hàng đại lý thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho cơ sở tiếp nhận thanh toán bằng thẻ. Trong phạm vi một ngày làm việc kể từ khi nhận đ­ư­ợc biên lai thanh toán, Ngân hàng đại lý phải trả tiền vào tài khoản cơ sở tiếp nhận thẻ.

Khi việc thanh toán thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng phát hành thẻ, Ngân hàng đại lý là Ngân hàng phát hành thẻ theo sự thỏa thuận giữa hai bên qua thẻ­ thanh toán giữa các Ngân hàng thanh toán ngay với Ngân hàng phát hành thẻ nơi mình nhận làm đại lý.

CHƯƠNG 6

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

I - Tổng quan về ngoại hối và vai trò của chính phủ trong hoạt động ngoại hối

1. Ngoại hối là gì?

            Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về ngoại hối.

            Các nhà kinh tế gia đều cho rằng: Ngoại hối là một khái niệm chung để chỉ tất cả các phương tiện có thể dùng trong thanh toán quốc tế bao gồm những loại sau:

            - Các loại ngoại tệ.

            - Các phương tiện chi trả có giá trị bằng tiền nước ngoài.

            - Các chứng khoán ghi bằng ngoại tệ.

            - Các kim loại quý, đá quý di chuyển ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam.

            Việt Nam, Nghị định 63/1998/NĐ - CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối thì ngoại hối bao gồm:

            - Tiền nước ngoài: tiền giấy, tiền kim loại.

            - Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công cụ thanh toán khác.

            - Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu,cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác.

            - Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung Châu Âu, các đồng tiền khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

            - Vàng tiêu chuẩn quốc tế. (Vàng tiêu chuẩn quốc tế là vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng có mác hiệu của nhà sản xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận. Vàng tiêu chuẩn quốc tế có trọng lượng từ 1 kg trở lên, có nhãn hiệu của nhà sản xuất vàng được hiệp hội vàng, Sở giao dịch vàng quốc tế công nhận).

- Đồng tiền đang lưu hành của nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc được sử dụng làm công cụ trong thanh toán quốc tế.

2. Hối đoái và sự hình thành tỷ giá hối đoái

Hối đoái là sự chuyển đổi đồng tiền của nước này thành đồng tiền của nước khác.

- Tỷ giá hối đoái (exchange rate) giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền tính băng một số đơn vị đồng tiền kia.

Ví dụ: Tỷ giá giữa USD và VNĐ viết là USD/ VNĐ chính là số lượng VNĐ cần thiết để mua 1USD.

- Cách biểu thị tỷ giá:

Có hai phương thức yết giá:

- Yết giá trực tiếp: biểu thị giá trị một đơn vị ngoại tệ thông qua một số lượng bảng tệ nhất định.

(Phương thức này áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới)

- Yết giá gián tiếp: là phương pháp biểu thị giá bảng tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định.

Theo thông lệ chỉ có bảng Anh và đô la Úc được yết giá theo phương pháp gián tiếp.

Tỷ giá hối đoái phụ thuộc các yếu tố sau:

- Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của nước đó.

Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of payment) là bảng báo cáo tổng hợp các giao dịch kinh tế quốc tế của các cư dân của một quốc gia này với các cư dân của một quốc gia khác trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Nó là bảng ghi nhận các luồng di chuyển tiền tệ và hàng hoá dịch vụ, và dầu tư vào ra của một quốc gia.

- Tình trạng lạm phát tiền trong nước.

- Cung và cầu ngoại tệ trên thị trường nội địa.

3. Thị trường ngoại hối và vai trò của Chính phủ

Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn với sự phát triển của ngoại thương.

Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán trao đổi các loại ngoại tệ.

Các trung tâm giao dịch ngoại hối tầm cỡ thế giới như: London, Newyork, Tokyo hoặc tầm cỡ khu vực như:  Hồng Kông ở châu Á, tầm cỡ quốc gia như Sydney, Bankok, Manila.

* Đặc điểm của thị trường ngoại hối: là thị trường mua bán các loại hàng hoá đặc biệt - đồng tiền của các nước nên thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng biệt.

Thứ nhất, thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính chất quốc tế.

Thứ hai, là thị trường hoạt động liên tục 24/24 giờ, đặc điểm này xuất phát từ sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực địa lý khác nhau khiến cho thị trường quốc tế nói chung luôn mở cửa.

Thứ ba, đối tượng mua bán chủ yếu trên thị trường ngoại hối là các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ tại các Ngân hàng, ngoại tệ hiện hữu và các loại tài sản khác (kim loại quý, phương tiện thanh toán,...) có thể chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh.

Thứ tư, thị trường ngoại hối ở mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng to lớn của sự biến động của tình hình kinh tế - chính trị quốc tế.

* Các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối:

- Các nhà thương mại và đầu tư bao gồm các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các nhà đầu tư ra nước ngoài, những người có nhu cầu đổi ngoại tệ ra bảng tệ và ngược lại.

- Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh hoặc mua bán thay cho khách hàng khi thực hiện vai trò môi giới.

- Các cá nhân, hộ gia đình: những người có nhu cầu mua ngoại tệ khi đi công tác hoặc du lịch nước ngoài hoặc khi nhận được ngoại tệ từ lợi tức đầu tư hoặc chuyển tiền từ nước ngoài (3000 USD hoặc 5 triệu VND phải khai báo hải quan).

- Ngân hàng TW.

* Cấu trúc thị trường ngoại hối: Căn cứ vào hình thức thị trường ngoại hối tổ chức thành hai loại:

- Thị trường có tổ chức: thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng ở Việt Nam.

- Thị trường không có tổ chức: thị trường chợ đen giao dịch trên các đường phố như Nguyễn Trung Trực tại thành phố Hồ Chí Minh.

* Vị trí vai trò của thị trường ngoại hối:

Thị trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Thị trường ngoại hối đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi ngoại tệ bôi trơn hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động dịch vụ có liên quan.

Thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho khát vọng kiếm tiền và làm giàu thông qua các hình thức đầu tư.

Thị trường ngoại hối là công cụ để Ngân hàng TW thực hiện chính sách tiền tệ: muốn khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu giảm sự thâm hụt cán cân thương mại bằng cách mua ngoại tệ vào và ngược lại.

Ở Việt Nam, việc kiểm soát thị trường ngoại hối thông qua cơ quan chức năng của chính phủ là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 37, 38, 39 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan có hai tư cách để thực hiện vai trò đặc biệt của mình trong hoạt động ngoại hối:

- Là người tổ chức, quản lý, điều hành thị trường ngoại hối trong nước.

- Là người trực tiếp tham gia giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

II - Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại hối

1. Các cơ quan quản lý Nhà nước về ngoại hối, thẩm quyền và đối tượng quản lý ngoại hối.

a/ Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý ngoại hối:

Điều 2 Nghị định 63/CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối.

- Chính phủ: là cơ quan có thẩm quyền chung, chịu trách nhiệm trước quốc hội khi thực hiện vai trò thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Hoạt động ngoại hối là các hoạt động đầu tư, vay, cho vay, bảo lãnh, mua, bán và các giao dịch khác về ngoại hối).

Chính phủ phân cấp cho Ngân hàng Nhà nước và các bộ có liên quan khi thực hiện hành vi quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chức năng của Chính phủ, được Chính phủ trao quyền trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý Nhà nước về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và quốc hội. Đồng thời trực tiếp tham gia vào các giao dịch ngoại hối nhằm điều hành chính sách tiền tệ quốc gia (Điều 37,38 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước thiết lập dự trử ngoại hối Nhà nước và thanh toán quốc tế. Mua bán và thực hiện các giao dịch khác với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế. Sử dụng các mục đích khác khi được phép của Thủ tướng Chính phủ.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố thuộc trung ương có thẩm quyền quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

b/ Đối tượng quản lý Nhà nước về ngoại hối:

Điều 1 Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 bao gồm:

- Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có ngoại hối và hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt nam hay ở nước ngoài.

- Các tổ chức cá nhân nước ngoài có ngoại hối và hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.

Hai đặc điểm cơ bản để xác định đối tượng chịu sự quản lý Nhà nước về ngoại hối:

- Có sở hữu, quản lý, sử dụng ngoại hối hoặc có hoạt động ngoại hối.

- Diễn ra trên lãnh thổ Việt nam và ở nước ngoài(đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam)hoặc diễn ra tại Việt Nam (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài).

2. Các chế độ quản lý Nhà nước về ngoại hối

Có hai loại ngoại hối: ngoại tệ và vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998  của Chính phủ về quản lý ngoại hối.

Việc quản lý Nhà nước đối với ngoại tệ được quy định như sau:(chương II,III,IV,V từ điều 5 đến điều 30 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Quy định về quản lý quý kim (Vàng tiêu chuẩn quốc tế) quy định tại chương VI từ điều 31 đến điều 33.

Chế độ quản lý Nhà nước có thể phân làm hai bộ phận: chế độ quản lý Nhà nước về ngoại tệ và chế độ quản lý Nhà nước về kim loại quý.

a.                  Chế độ quản lý Nhà nước về ngoại tệ:

Ngoại tệ là danh từ dùng để chỉ các loại tiền nước ngoài: ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở Ngân hàng, các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ.

Phải kiểm soát thị trường ngoại tệ thông qua việc Nhà nước đứng ra tổ chức và điều hành thị trường ngoại tệ thông qua việc ban hành luật lệ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các luật lệ đó.

* Đối với người cư trú là tổ chức:

 Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998  của Chính phủ về quản lý ngoại hối và văn bản hướng dẫn theo khoản 2 điều 4  mọi tổ chức là người cư trú có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

- Quyền được sở hữu ngoại tệ có nguồn góc hợp pháp từ các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn hay bất kỳ giao dịch hợp pháp nào với tư cách là chủ sở hữu.

Tuy nhiên do lượng người cư trú nhiều nên có những quy định nhằm hạn chế sử dụng ngoại tệ như bắt buộc phải gửi toàn bộ số ngoại tệ thu được từ các giao dịch hợp pháp vào tài khoản ngoại tệ đã mở tại Ngân hàng ngay sau khi chuyển ngoại tệ về Việt Nam hoặc buộc phải bán tất cả hoặc một phần ngoại tệ thu được từ các giao dịch vãng lai cho các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam sau 15 ngày làm việc kể tù khi ngoại tệ được chuyển vào tài khoản.

- Quyền mở tài khoản ở trong nước tại các Ngân hàng được phép hoặc sử dụng ngoại tệ trên tài khoản này vào các mục đích như:

1.      Thanh toán tiền nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài.

2.      Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức, cá nhân trong nước được phép thu ngoại tệ.

3.      Trả nợ tiền vay ở trong nước bằng ngoại tệ và trả nợ vay nước ngoài.

4.       Đầu tư vào các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư vào chứng khoán.

5.      Bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

6.      Chuyển đổi ra các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài theo quy định của pháp luật.

7.      Góp vốn đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc các dự án khác theo quy định của pháp luật;

8.      Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy định khác của pháp luật;

9.      Chuyển ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam;

10.   Rút ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản để chi cho các cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài; trả lương, thưởng và phụ cấp cho Người cư trú và Người không cư trú là người nước ngoài làm việc cho tổ chức đó.

            Việc quy định quyền mở tài khoản ngoại tệ trong nước của Người cư trú là tổ chức tại các Ngân hàng được phép, có tác dụng để Nhà nước thực hiện mục tiêu quản lý và kiểm soát ngoại tệ trên thị trường, đồng thời góp phần thoã mãn nhu cầu sử dụng tài khoản để giao dịch của Người cư trú là tổ chức.

- Quyền mở tài khoản ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt nam và pháp luật nước sở tại để thực hiện các giao dịch ở nước ngoài.

Điều 9 Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998  của Chính phủ về quản lý ngoại hối quy định:

Người cư trú là tổ chức chỉ được phép mở và sử dụng tài khoản ở nước ngoài khi có các điều kiện phù hợp với như cầu giao dịch và chức năng hoạt động của tổ chức đó quy định tại điều 9 khoản 1, khoản 2 Nghị định số 63/1998/NĐ-CP.

- Nghĩa vụ gửi ngoại tệ thu được từ các giao dịch hợp pháp vào tài khoản ngoại tệ đã mở tại Ngân hàng được phép trong nước.

- Nghĩa vụ bán ngoại tệ thu được từ các giao dịch vãng lai cho các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ngoại tệ được ghi “có”  vào tài khoản tiền gửi.

Tỷ lệ 80% số ngoại tệ thu được từ giao dịch vãng lai đối với tổ chức kinh tế quy định tại Điểm 1 mục II thông tư 08/98/TT-NHNN7 ngày 30/09/98.

Tỷ lệ 100% số ngoại tệ đối với các tổ chức phi lợi nhuận theo quy định Điểm 2 mục II TT 08/1998/ TT - NHNN7.

Thông tư 08 quy định những trường hợp người cư trú là tổ chức không phải thực hiện nghiệp vụ bán ngoại tệ.

1. Các nguồn thu từ tài trợ, viện trợ nhân đạo theo hiệp định hay thoả thuận với nước ngoài.

2. Các khoản thu của bên nhạn uỷ thác xuất khẩu theo hợp đồng uỷ thác xuất khẩu.

3. Các khoản thu từ tạm nhập tái xuất theo các hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài.

4. Các khoản đặt cọc, ký quỹ, ứng trước của người không cư trú hay các khoản thu hộ cho người không cư trú.

5. Các khoản thu được từ giao dịch vốn.

- Quyền mua ngoại tệ tại các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối ở Việt Nam.

Ngoài ra, pháp luật quy định hoạt đông ngoại hối của các tổ chức tín dụng quy định tại chương V, Điều 21 - Điều 30 NĐ 63/1998/NĐ - CP 17/08/98.

* Đối với người cư trú là cá nhân: rộng quyền hơn.

- Quyền được sở hữu không hạn chế đối với ngoại tệ.

- Quyền mở tài khoản ngoại tệ: tại các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối theo pháp luật Việt Nam và được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản vào các mục đích sau:

1. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở nước ngoài;

2.           Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức và cá nhân ở trong nước được phép thu ngoại tệ;

II.     Chuyển ra nước ngoài cho các mục đích được nêu tại Điều 14 của Nghị định 63/1998/ NĐ - CP, ngày 17/08/1998;

III.   Bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối;

IV.  Rút ngoại tệ tiền mặt để sử dụng cho các nhu cầu hợp pháp của cá nhân;

V.    Đầu tư vào các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được phát hành tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

VI.  Chuyển đổi ra các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài theo tỷ giá hối đoái phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nứơc;

VII.           Cho tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật;

Ngoài ra, khoản 4 Điều 9 Nghị định 63 ngày 17/08/1998 tại thời điểm ở nước ngoài có quyền mở và sử dụng ngoại tệ ở nước sở tại theo pháp luật nước sở tại. Khi hết thời hạn phải đóng tài khoản và chuyển toàn bộ số dư về nước.

- Quyền được mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để cất giữ hay thoã mãn các nhu cầu cá nhân.

- Quyền được mang ngoại tệ theo người khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nếu mang vượt quá mức thì làm thủ tục khai báo với hải quan cửa khẩu ( + giấy phép của Ngân hàng Nhà nước đối với trường hợp cá nhân)

* Đối với người không cư trú:

- Quyền sở hữu đối ngoại tệ có nguồn gốc hợp pháp đối với các giao dịch thực hiện tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài.

- Quyền mở tài khoản ngoại tệ tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam là được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản vào các mục đích sau:

            1. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài;

            2. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho tổ chức, cá nhân ở trong nước được phép thu ngoại tệ;

            3. Bán cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối;

            4. Chuyển đổi ra các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài theo quy định của pháp luật;

            5. Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài;

            6. Rút ngoại tệ tiền mặt, chuyển khoản để chi cho cá nhân làm việc cho tổ chức khi được cử ra nước ngoài; trả lương, thưởng, phụ cấp cho Người cư trú và Người không cư trú là người nước ngoài làm việc cho tổ chức là người không cư trú;

            7. Rút ngoại tệ tiền mặt cho các mục đích khác theo quy định của pháp luật;

            8. Chuyển sang tài khoản ngoại tệ của Người không cư trú khác;

            9. Cho tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài.

            Ngoài ra, việc mở tài khoản  bằng VNĐ tại Ngân hàng ở Việt nam nhằm thực hiện các mục đích sau:

            1. Thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân ở trong nước;

            2. Mua ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

            3. Rút tiền mặt đồng Việt Nam để chi tiêu tại Việt Nam;

            4. Chuyển tiền sang tài khoản đồng Việt Nam của Người cư trú và Người không cư trú khác;

            5. Cho tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật.

            - Quyền mua ngoại tệ.

            - Quyền được mang ngoại tệ theo người khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.

b.   Chế độ quản lý Nhà nước đối với vàng tiêu chuẩn quốc tế:

(*) Thẩm quyền quản lý Nhà nước đối với vàng tiêu chuẩn quốc tế:

Điều 31 Nghị định 63/1998/ NĐ- CP ngày 17/8/1998. Ngân hàng có quyền:

1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền các dự án pháp luật về  quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế.

2. Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế trong nước và nước ngoài cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng.

3. Tổ chức và điều hành thị trường vàng tiêu chuẩn quốc tế ở trong nước.

4. Cấp và thu hồi giấy phép xuất nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng.

5. Kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế  của tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng.

6. Kiểm tra, thanh tra  việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vàng  tiêu chuẩn quốc tế.

7. Thực hiện việc mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường trong nước, xuất nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch vàng tiêu chuẩn quốc tế khác theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế theo quy định của pháp luật.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh thành phố thực hiện trong phạm vi địa bàn quản lý của mình. Các nhiệm vụ quyền hạn quy định như trên trừ việc xây dựng và trình dự án luật, văn bản quy phạm pháp luật.

(*) Quyền sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế của tổ chức, cá nhân là người cư trú và người không cư trú.

Pháp luật hiên hành Việt Nam không quy định về giới hạn tối đa số kim loại quý mà tổ chức, cá nhân có thể sở hữu.

* Quyền sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế của Ngân hàng Nhà nước: Với tư cách là cơ quan quản lý và là Ngân hàng trung ương:

- Thiết lập dự trử ngoại hối Nhà nước và thanh toán quốc tế.

- Mua, bán và thực hiện các giao dịch khác với các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.

- Sử dụng cho các mục đích khác khi được phép của Thủ tướng Chính Phủ.

* Quyền sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Theo khoản 2, Điều 32 NĐ 63/1998/NĐ - CP được sử dụng vàng vào các mục đích sau:

-    Mua, bán và thực hiện các giao dịch khác với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.

-  Sử dụng cho các mục đích khác khi được phép của Thủ tướng Chính Phủ.

Như vậy, Tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế chỉ có quyền giao dịch với nhau hoặc giao dịch với Ngân hàng Nhà nướckhông có quyền giao dịch với các cá nhân tổ chức khác trong nền kinh tế.

* Quyền sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế của tổ chức, cá nhân là người cư trú và người không cư trú.

- Tại khoản 3, Điều 32 NĐ 63/1998/NĐ-CP

Tổ chức, cá nhân là người cư trú và người không cư trú có vàng tiêu chuẩn quốc tế hợp pháp có quyền cất giữ, vận chuyễn, gửi, bán cho các tổ chức tín dụng và các cá nhân được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.

 - Tại khoản 4, Điều 32 NĐ 63/1998/NĐ-CP

Nghiêm cấm việc mua, bán vàng tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước ngoài phạm vi các giao dịch được pháp luật cho phép hoặc dùng vàng tiêu chuẩn quốc tế  để trao đổi, thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ qua biên giới dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo quy định của pháp luật này mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tự do mua, bán đi vay hoặc cho vay, được tặng hoặc di tặng nhận thừa kế hoặc để lại thừa kế đối với kim loại quý (không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế) theo ý chí của mình vì nhu cầu dân sự.

Nếu thực hiện hành vi mua, bán đi vay hoặc cho vay, làm dịch vụ gia công, chế tác kim loại quý vì mục đích kinh donh kiếm lời thì phải đăng ký kinh doanh và phải chấp nhận sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc gia công chế tác vàng.

3. Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lính vực Ngân hàng:

a. Định nghĩa:

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực Ngân hàng là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy định quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

b. Chủ thể: Tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật trừ trường hợp điều ước quốc tế quy định khác.

c.   Thời hiệu xử phạt: hai năm kể từ ngày có hành vi vi phạm.

d.  Hình thức xử phạt: cảnh cáo, phạt tiền.

Hình phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh toán ngoại hối và Ngân hàng.

- Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng vi phạm hành chính.

- Hạn chế một phần hoặc cấm thực hiện một trong các nghiệp vụ có liên quan đến vi phạm tiền tệ, tín dụng, thanh toán ngoại hối và Ngân hàng.

Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp bồi thương thiệt hại, khôi phục tình trạng ban đầu.

            4. Xử lý hình sự: Chương 16 BLHS 1999 từ Điều 153 đến Điều181, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

            - Điều 153 -  Tội buôn lậu: phạt 10 triệu trở lên.

            Buôn bán trái phép qua biên giới tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử lý hành chính.

            - Điều 154 - Vận chuyển trái phép ngoại tệ qua biên giới. Trường hợp từ 100 triệu đến 300 triệu.

            - Điều 163 - Cho vay nặngk lãi: cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột...

            - Điều 178 - Tộ sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

            - Điều 179 - Tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Cho vay không có đảm bảo trái quy định của pháp luật, cho vay quá giới hạn quy định.

            - Điều 180 - Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu và công trái giả.

-  Điều 181 - Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, giấy tờ có giá giả khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro