giap hoang anh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đại cương về bệnh niêm mạc miệng

________________________________________

I. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này học viên phải:

1. Trình bày được giải phẫu niêm mạc miệng

2. Nêu được ba đặc điểm về sinh lý của niêm mạc miệng.

3. Mô tả được những tổn thương cơ bản vùng miệng

4. Phân tích được tổn thương tại niêm mạc miệng

II. NỘI DUNG HỌC TẬP CHỦ YẾU.

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU, SINH LÝ NIÊM MẠC MIỆNG

1.1.Giải phẫu:

• Giới hạn vùng niêm mạc miệng:

- Phía trước: lỗ miệng

- Phía sau ngăn cách khẩu hầu bởi trụ trước amigdale, vòm miệng mềm, V lưỡi

- Trên: vòm miệng

- Dưới: sàn miệng

• Gồm có các vùng niêm mạc khác nhau: Môi, má & tiền đình, lợi, vòm miệng cứng, vòm miệng mềm, lưỡi, sàn miệng.

• Cấu trúc vi giải phẫu: gồm 2 lớp biểu bì và lớp đệm

- Biểu bì: từ trong ra ngoài gồm các lớp:

o Màng đáy và lớp sinh sản

o Malpighi (lớp gai)

o Lớp liên bào vẩy: các tế bào dẹt, hình đa giác không đều. Tuỳ vùng có thể là liên bào sừng hoá (môi, vòm miệng cứng) hay không sừng hoá ( má, sàn miệng)

Khác với da, niêm mạc miệng không có lớp tế bào hạt.

Biểu bì có đặc điểm thay đổi theo tuổi (trẻ con: mỏng, người lớn: dày hơn, già: teo mỏng). Quá trình tróc biểu bì là bình thường và sinh lý ( bệnh lý có thể làm tróc nhanh hơn hoặc không đều).

- Lớp đệm: gồm tổ chức đệm liên võng, các mạch máu, thần kinh và tuyến.

* Tổ chức đệm liên võng: gồm có 2 lớp:

o Liên võng-gai: gồm các nhú như ngón tay ấn sâu vào lớp biểu bì

o Lớp đệm chính thức: tổ chức đệm chứa các tuyến, mạch máu, thần kinh. Dày mỏng khác nhau tuỳ vùng (VD: vòm miệng cứng lớp này rất dày).

* Mạch và thần kinh:

o Có hệ thống tưới máu phong phú từ các nguồn động mạch lưỡi, mặt và hàm trong.

o Hệ bạch huyết cũng rất đa dạng.

o Chi phối thần kinh cảm giác do các nhánh dây V, có thể nhận cảm các loại cảm giác thống nhiệt, xúc giác và vị giác.

* Các loại tuyến:

o Không có tuyến mồ hôi

o Một ít tuyến bã, chủ yếu tập trung ở niêm mạc môi trên và má

o Các tuyến nước bọt gồm các đôi tuyến mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi và rất nhiều tuyến nước bọt phụ rải rác. Có các loại: tiết nước, tiết nhầy và hỗn hợp.

1.2.Đặc điểm sinh lý

• Niêm mạc miệng là nơi phải chịu đựng nhiều nguy cơ tổn thương do:

- Luôn tiếp xúc môi trường ngoài: các loại vật thể hữu hình, hoá chất, vi sinh vật... trong thức ăn, uống và môi trường không khí.

- Chịu áp lực gây ra do hoạt động ăn nhai.

- Môi trường vi khuẩn trong miệng rất phức tạp.

- Có nhiều khe ngách làm chỗ trú ngụ thuận lợi cho vi khuẩn.

• Khả năng tự bảo vệ tốt, phục hồi nhanh do:

- Các vùng chịu áp lực nhiều, thường xuyên được che phủ bởi biểu mô sừng hoá.

- Được tưới máu tốt

- Hệ bạch huyết đa dạng

- Hệ thần kinh phong phú (nhạy cảm --> phản xạ tự vệ tốt)

- Niêm mạc thường xuyên được làm sạch bởi dòng chảy và khả năng sát trùng của nước bọt.

• Niêm mạc có tính thẩm thấu tốt với các loại thuốc và hoá chất

2. CÁC TỔN THƯƠNG CƠ BẢN VÙNG MIỆNG

2.1.Định nghĩa :

Tổn thương cơ bản là những tổn thương đầu tiên giản đơn nhất, xuất hiện sớm nhất, do quá trình bệnh lý gây nên và chưa bị thay đổi do điều trị.

Ví dụ: tổn thương cơ bản của bệnh nấm Candida là đỏ trợt, loét kẽ, mụn nước, mụn mủ.

2.2.Các tổn thương cơ bản :

2.2.1. Dát

- Là một vùng khác mầu với vùng xung quanh: có thể đỏ, xẫm màu, bạc màu ...

- Kích thước < 1 cm

- Không nhô lên hay lõm xuống.

2.2.2. Sẩn :

- Là tổn thương chắc, gồ cao trên mặt da

- Kích thước < 1 cm.

- Thường có mầu trắng xám , có thể có mầu hồng, đỏ, tím, hay nâu.

- Nhiều sẩn gần nhau có thể tạo thành mảng. VD : Sẩn do liken phẳng.

2.2.3. Mảng :

- Là một vùng dẹt, chắc, nhô lên khỏi bề mặt da.

- Kích thước > 1 cm

- Có thể lan sâu vào lớp bì.

- Có bề mặt trơn láng hay không đều với các đường nứt, rãnh phân chia tổn thương.

- Mầu trắng xám, hồng, tím, đỏ hay nâu.

VD : mảng bạch sản, mảng hồng sản...

2.2.4. U:

- Tổn thương rắn, nhô lên khỏi niêm mạc và lan xuống sâu: do các tế bào sinh sản không ngừng, không kiểm soát được

- Có kích thước và màu sắc thay đổi.

- Có loại u thực sự, tổn thương dạng u, có u lành và u ác

VD: u lợi, ung thư tế bào gai ở lưỡi .

2.2.5. Sùi :

- Là sự tăng sinh các nhú bì, tạo thành 1 vùng có nhiều nhú nhô cao trên bề mặt.

VD : U gai .

2.2.6. Mụn nước :

- Là những tổn thương nhỏ, gồ cao trên mức da, trong chứa đầy dịch lỏng, nông, thường tự vỡ tự vỡ.

- Kích thước từ 1-2 mm đường kính, có thể đơn lẻ hoặc thành chùm, từng đám. Dễ vỡ tạo thành vết chợt hay vết loét.

VD : Trong Herpes, thuỷ đậu ...

2.2.7. Mụn mủ:

- Là mụn nước bị bội nhiễm, có chứa mủ ở trong.

- Kích thước < 1 cm.

VD: Mụn mủ trong viêm miệng mủ , chốc miệng...

2.2.8. Nang:

- Có dạng túi, trong chứa chất lỏng , vỏ là biểu mô.

- Thường có hình tròn hay bầu dục, kích thước từ vài mm đến vài cm

- Sờ có cảm giác mềm hoặc hơi căng.

VD : Nang biểu bì , nang nhái , nang chân răng...

2.2.9. Loét :

- Là những tổn thương vượt quá màng đáy.

- Kích thước thay đổi từ vài mm đến vài cm.

- Có thể hình thành do mụn nước, mụn mủ bị vỡ ra.

- Khỏi để lại sẹo.

VD: Loét do song chấn, chấn thương, Aphte, bệnh ung thư biểu mô tế bào gai...

2.2.10. Vết trợt :

- Là những tổn thương không vượt quá màng đáy, đáy tổn thương có tiết dịch thường xuyên và có ánh mạch máu nên thường có mầu đỏ.

- Khỏi không để lại sẹo.

- VD: vết chợt do hàm giả tháo lắp.

2.2.11. Teo niêm mạc :

- Tổn thương làm cho biểu mô phủ còn mỏng - mạch máu bên dưới ánh lên rõ.

VD : viêm teo gai lưỡi - bề mặt lưỡi đỏ.

2.2.12. Sẹo :

- Được tạo thành để thay thế phần mô bị mất do chấn thương, phẫu thuật .

- Thường nhạt mầu hơn mô xung quanh, kích thước thay đổi.

- Có loại sẹo phẳng, sẹo lõm, sẹo phì đại, sẹo lồi ...

3. KHAI THÁC NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ QUAN CỦA BỆNH NHÂN.

3.1. Đau :

- Tính chất đau:

Rấm rứt, rát bỏng, kim châm.....

Liên tục hay thành cơn.

Đau tự nhiên hay khi có kích thích.

3.2. Sưng, phù nề.

3.3. Có chảy máu, chảy mủ (thời gian, nguyên nhân).

3.4. Có giả mạc không?

3.5. Tổn thương có đổi mầu, mầu sắc tổn thương.

3.6. Có rối loạn nước bọt. Rối loạn khi nuốt, nói.

4. PHÂN TÍCH TỔN THƯƠNG

4.1.Vị trí tổn thương: toàn bộ hay khu trú ở phần nào của niêm mạc miệng: môi, má, sàn miệng, vòm miệng, lưỡi, lợi...

4.2. Hình dáng: tròn, bầu dục, hình nhẫn.....

4.3 . Màu sắc của tổn thương.

Tổn thương có thể có màu trắng, vàng, nâu, đen, xanh, đỏ, hồng...

Chú ý: so sánh với màu niêm mạc bình thường.

4.4 . Kích thước và số lượng của tổn thương.

4.5. Đặc điểm bề mặt tổn thương: lõm, gồ cao, nhẵn bóng, sần sùi, gồ ghề, nứt kẽ...

4.6. Bờ của tổn thương: đều hay nham nhở, có dày lên không?

4.7. Mật độ tổn thương: mềm, bóng nhựa, cứng, rắn, nền cứng.

4.8. Liên quan của tổn thương với tổ chức xung quanh: di động, có cuống, dính?

4.9. Liên quan của tổn thương với xương: phải chụp X quang.

4.10. Tổn thương có xuất tiết: chảy mủ, đóng vẩy, giả mạc phủ, chảy máu...

4.11. Phân tích hình thái tổn thương : loét hay sùi, chợt, u..., đa dạng hay đơn dạng

5. CHẨN ĐOÁN

5.1 Chẩn đoán xác định

- Căn cứ vào đặc điểm về vị trí và các tính chất của tổn thương cơ bản, kết hợp với bệnh sử, tiền sử để đề ra chẩn đoán sơ bộ.

- Chẩn đoán quyết định dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng

o Xét nghiệm vi khuẩn học

o Xét nghiệm miễn dịch học

o Xét nghiệm tế bào học.

o Sinh thiết.

- Trong trường hợp cần thiết có thể khám thêm các chuyên khoa khác để bổ sung cho chẩn đoán quyết định.

5.2. Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh có vị trí hay tổn thương cơ bản và các tính chất diễn biến gần giống với bệnh đã được chẩn đoán

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#anh