giatrithangdu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

QUI LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN - CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1. Chuyển hóa tiền tệ thành tư bản.

a. Công thức chung của tư bản

Mọi tư bản đều biểu hiện dưới 1 số tiền nhất đ5inh, tuy nhiên, bản thân tiền tệ không là tư bản. Tiền tệ chỉ thành tư bản trong những trường hợp nhất định.

Nếu tiền tệ là tiền thông thường: công thức H-T-H. Tiền là phương tiện trung gian trao đổi, mua bán hàng hóa.

Nếu tiền là tư bản: T-H-T' với T'>T -> công thức lưu thông hàng hóa giản đơn (H-T-H), công thức lưu thông tư bản (T-H-T) được gọi là công thức chung của tư bản.

H-T-H T-H-T

Khác về trịnh tự hành vi mua-bán

Khác về điểm xuất phát, kết thúc

Khác biệt về giới hạn vận động, kết thúc sau 2 giai đoạn Không có giới hạn, tiếp dễ mãi

Khác về động cơ, mục đích (giá trị sử dụng) hàng hóa khác về chất mục đích là giá trị tăng thêm (T'>T) về lượng: T: được gọi là giá trị thặng dư

b. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản: 2 mặt

T-H-T' (a-b-c)

1 mặt theo qui luật lưu thông (qui luật giá trị) thì người ta phải trao đổi theo nguyên tắc ngang giá (a=b, b=c)

Mặt khác, thông qua trao đổi, ngừoi ta có được giá trị lớn hơn (c>a)

=> Mâu thuẫn: trao đổi ngang giá nhưng lại có giá trị tăng thêm.

Mác cho rằng chìa khá giá trị mâu thuẫn là hàng hóa mà nhà tư bản mua về phải là hàng hóa đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc tạo ra giá trị mới (là giá trị lớn hơn). Đó là hàng hóa sức lao động.

c. Hàng hóa sức lao động.

Định nghĩa: là tất cả thể lực, trí lực trong cơ thể con ngừơi và đựơc vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất.

Điều kiện để sức lao động thành hàng hóa:

+ Người lao động được tự do, hành động theo ý muốn.

+ Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất.

2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động:

+ Giá trị: do giá trị của các tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái tạo sức lao động quyết định. Giá trị của hàng hóa lao động còn chịu tác động của các yếu tố lịch sử và xã hội nên có tính linh hoạt, biến động theo 2 hướng trái ngược nhau.

- Có xu hướng tăng: do như cầu sống của người lao động tăng.

- Có xu hướng giảm: do giá trị của tư liệu sinh hoạt có xu hướng giảm, năng suất lao động xã hội tăng.

+ Giá trị sử dụng: vừa giống vừa khác giá trị sử dụng của 1 hàng hóa thông thường. Giống: là khả năng thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của người mua, khác: khi tiêu dùng

2. Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình thống nhất giữa 2 mặt:

+ kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra các giá trị sử dụng (điểm chung).

+ quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư (điểm riêng).

a. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

Ví dụ: quá trình sản xuất ra sợi.

B1. Mua sắm các yếu tố sản xuất: bông (5đ/kg), hao phí máy (2đ), sức lao động (12h/ngày: 3đ) => tổng cộng 10đ

-> nhà tư bản mua đúng giá trị trao đổi ngang giá.

B2. Tiến hành sản xuất:

Giả định: lao động người công nhân cũng có 2 mặt:

+ Lao động cụ thể: 6h biến 1kg bông thành 1kg sợi.

+ Lao động trừu tương: 1h tạo ra 0.5đ

Kết quả: sau 6h lao động, người công nghiệp tạo ra 1kg sợi=10đ (tư liệu sản xuất=7đ, bông + máy (giá trị mới)=3đ)

Nếu quá trình sản xuất dừng lại sau 6h, nhà tư bản đem bán 1kg sợi và thu về đựơc 10đ thì sẽ không có giá trị tăng thêm => chắc chắn không xảy ra.

Tuy nhiên nhà tư bản mua sức lao động là để làm trong 12h, do đó người công nhân phải tiếp tục làm việc 6h nữa và trong 6h sau người công nhân cũng tạo ra 1kg sợi=10đ.

Như vậy, trong cả 12h, người công nhân đã tạo ra được 2kg sợi, tổng giá trị=20đ. Trong đó, nhà tư bản chỉ phải bỏ ra 17đ (tư liệu sản xuất 14 + giá trị sức lao động 3). Do đó, sau khi bán 2kg sợi theo đúng giá thị trường thì thu được 3đ giá trị tăng thêm (thặng dư).

Khi phân tích giá trị sản phẩm sản xuất ra (2kg sợi) gồm 2 phần:

+ Giá trị tư liệu sản xuất (14đ): giá trị cũ chuyển dịch.

+ Giá trị do hao phí sức lao động của công nhân tạo ra (6đ): giá trị mới sáng tạo.

Giá trị mới do công nhân tạo ra bao giờ cũng lớn hơn giá trị sức lao động mà nhà tư bản trả.

Nguyên nhân: do năng suất lao động đạt tới trình độ cao nên chỉ cần 1 phần của ngày lao động, người công nhân cũng tạo ra được 1 phần giá trị ngang bằng giá trị sức lao động mà nhà tư bản trả. Phần lao động đó được gọi là thời gian lao động cần thiết, phần lao động còn lại được gọi là lao động thặng dư và trong tgian lao động thặng dư, bao nhiêu giá trị lao động mới công nhân tạo ra đều bị nhà tư bản chiếm đoạt.

Kết luận:

+ sự chuyển hoá từ tiền thành tư bản vừa diễn ra cho lưu thông, vừa diễn ra ngoài lưu thông (sản xuất). Do đó, công thức chugn của tư bản phải biểu diễn 1 cách đầy đủ, chính xác như sau:

Giá trị: a=b, b'=c

+ Nếu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ kéo dài tới điểm đủ để bù đắp giá trị sức lao động thì chỉ có giá trị sản xuất giản đơn, khi nó vượt điểm này thì mới sản xuất ra giá trị thặng dư.

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất vượt quá quá trình sản xuất bù đắp giá trị sức lao động.

+ Giá trị thặng dư là phần giá trị do người công nghiệp làm thuê tạo ra thêm ngoài giá trị sức lao động, là kết quả lao động của người công nhân và bị nhà tư bản chiếm đoạt.

b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.

Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê.

Lưu ý: tư bản không là 1 vật nào mà là 1 quan hệ xã hội, là quan hệ bóc lột của giai cấp quản lý tư bản đối với giai cấp vô sản.

Trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, các bộ phận khác nhau đóng vai trò khác nhau.

Phần tư bản mua tư liệu sản xuất: tồn tại dưới cách hình thái tư liệu sản xuất và giá trị của nó không đổi trong quá trình sản xuất (không tăng thêm): được gọi là tư bản bất biến (TBBB: C).

Vai trò: TBBB chỉ là điều kiện sản xuất ra giá trị thặng dư, vai trò gián tiếp.

Phần tư bản mua sức lao động: không tái hiện trong quá trình sản xuất, nhưng thông qua lao động của người công nhân mà giá trị của nó có sự biến đổi (tăng thêm) nên được gọi là tư bản khả biến (TBKB: V).

Vai trò: TBKB là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư, vai trò trực tiếp.

=> Cơ cấu hàng hoá: W=C+V+m

c. Tỉ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.

Tỉ suất là tỉ lệ % của giá trị thặng dư và tư bản khả biến.

Tỉ suất này phản ánh mức độ bóc lột của nhà tư bản, m' càng cao, bóc lột lớn, xu hướng ngày càng tăng.

Khối lượng: là tổng số giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được với 1 lượng tư bản khả biến và 1 tỷ suất giá trị thặng dư nhất định.

M=m'.V

V=v.số công nhân

=>M=m. số công nhân

M phản ánh qui mô của sự bóc lột, chủ nghĩa tư bản phát triển thì M tăng.

d. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

i. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

Khái niệm: sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là quá trình nâng cao bằng cách kéo dài ngày lao động 1 cách tuyệt đối trong điều kiện giả định là thời gian lao động cần thiết không đổi.

Ví dụ: 1 ngày làm việc 8h, mỗi công nhân chỉ cần 4h để hoàn thành 1 lượng công việc, vì vậy, còn dư 4h, công nhân cũng phải làm 1 lượng công việc như vậy để sinh ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản (m'= = =100%)

Khi nhà tư bản kéo dài thời gian làm việc lên 10h (nghĩa là có 6h dư), m'=150%

Nhận xét:

- Tham vọng của nhà tư bản là muốn kéo dài ngày lao động đến mức tối đa nhưng điều này không thực hiện được do.

o Người lao động có giới hạn tự nhiên: giới hạn về thể chất, tinh thần của người lao động.

o Cuộc đấu tranh tranh của công nhân: giảm giờ làm, tăng tiền lương.

- Tuy nhiên, ngày lao động cũng không thể rút ngắn bằng lao động cần thiết vì như vậy không có giá trị thặng dư -> không có chủ nghĩa tư bản.

Thời gian lao động cần thiết < ngày lao động < giới hạn thể chất + tinh thần của người lao động

- Nhà tư bản có thể bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối bằng cách tăng cường lao động cần thiết (phương pháp của nhà tư bản hiện đại).

ii. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

Khái niệm: là phương pháp tăng m' bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong điều kiện giả định là ngày lao động không đổi.

Ví dụ: trước đây, ngày làm việc 8h: 4h lao động cần thiết, 4h lao động thặng dư => m'=100%.

bằng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào, ta chỉ cần 2h lao động cần thiết (ứng với lượng sản phẩm tương đương) thì m'=300%

Phương pháp này là hạ thấp giá trị sức lao động, bằng cách hạ thấp giá trị của tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người lao động -> tăng năng suất lao động xã hội.

Lưu ý:

- Tuy nhiên giá trị thặng dư tươgn đối không là động lực trực tiếp thúc đẩy nhà tư bản tăng năng suất lao động mà động lực trực tiếp là giá trị thặng dư siêu ngạch.

- Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu trội hơn giá trị thặng dư bình thường do giá trị các biệt hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.

Giá trị thặng dư siêu ngạch Giá trị thặng dư tương đối

đều là kết quả của sự tăng năng suất lao động

kết quả của sự tăng năng suất lao động cá biệt kết quả của tăng năng suất lao động xã hội

Do từng nhà tư bản thu được Do tất cả giai cấp tư sản thu được

Biểu hiện quan hệ tư bản - tư bản: cạnh tranh biểu hiện quan hệ tư bản - công nhân: bóc lột

msn->mtương đối

- Để thu được msn, từng nhà tư bản phải phấn đấu giảm chi phí, tăng năng suất cá biệt. Tiếp đó, do cạnh tranh mức năgn suất lao động cao sẽ thằng năng suất chung của xã hội. Do đó, giá trị của hàng hóa sẽ giảm đi (gồm cả tư liệu sản xuất) -> các nhà tư bản thu được m tương đối.

e. Qui luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.

+ Qui luật kinh tế cơ bản đóng vai trò chủ đạo phản ánh bản chất và quyết định xu hướng vận động của phương thức sản xuất đó. Qui luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là qui luật sản xuất giá trị thặng dư.

+ Nội dung của qui luật: sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho chủ nghĩa tư bản = cách không ngừng tăng cường bóc lộ lao động làm thuê.

+ Thực chất: phản ánh 2 đặc điểm của bán chất của chủ nghĩa tư bản: mục đích và phương tiện đạt mục đích đó.

Mục đích: là giá trị thặng dư.

Phương Tiện: là không ngừng chiếm đoạt lao động không công của người lao động làm thuê.

+ Ý nghĩa: quyết địnht ất cả sự vận động, phát sinh, tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản, qui luật này có tác dụng 2 mặt: thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển, làm cho mâu thuẫn chủ nghĩa tư bản gay gắt, đưa chủ nghĩa tư bản đên diệt vong.

Bài tập:

1. trong 1 doanh nghiệp tư bản, hao mòn thiết bị m2=100 ngàn, chi phí nguyên vật liệu=300 ngàn. Xác định chi phí tư bản khả biến của doanh nghiệp, biết rằng sản phẩm làm ra = 1 triệu, tỉ suất giá trị thặng dư = 200%.

=> giá trị mới = 1 triệu - 100 ngàn - 300 ngàn = 600 ngàn

C= 400 ngàn.

V+M=600 ngàn => m'=200%

=> m=2v => 3v=600 ngàn => v=?

2. trong 1 doanh nghiệp tư bản có 100 công nhân, sản xuất được 12500 đvsp/tháng. Với chi phí tư bản bất biến là 250 000 ngàn, giá trị sức lao động của 1 công nhân là 250/tháng, tỉ suất giá trị thặc dư là 300%. Xác định giá trị của 1 đvsp và kết cấu của nó (3 bộ phận C, V, m)

C=250000 ngàn.

V=250x100=25000

m'= =300%

 m=m'.V=3V

 m=3x25000=75000

W=C+V+m= 250000+25000+75000=350000

 giá trị của 1 đơn vị sản phẩm là

=28

3. 1 doanh nghiệp tư bản có 200 công nhân. Trong mỗi giờ lao động, mỗi người tạo ra 1 lượng giá trị mới là 3đ. Biết rằng giá trị sức lao động trong 1 ngày của 1 người công nhân là 15đ và độ dài ngày lao động là 8h.

a. Tính thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư trong 1 ngày lao động tại doanh nghiệp trên.

b. Tỉ suất giá trị thặng dư, khối lượng giá trị thặng dư 1 ngày của doanh nghiệp.

Giải.

a. Thời gian lao động cần thiết =

Thời gian lao động thặng dư là 8-5=3h.

Với 200 công nhân, thời gian lao động cần thiết là 1000h, thời gian lao động thặng dư là 600h.

b. Tỉ suất giá trị tác dụng =60%

Khối lượng giá trị thặng dư trong 1 ngày của toàn doanh nghiệp

m=m'.V=0.6x200x3x3=1800đ

4. 1 doanh nghiệp tư bản có 800 công nhân. Trong 1 ngày lao động 8h, mỗi công nhân cần 6h để tạo ra 1 lượng giá trị tương đương thời gian sức lao động, trong phần thời gian còn lại, người công nhân tạo ra 1 lượng giá trị thêm 20đ. Xác định tiền lương và giá trị mới sáng tạo trong 1 ngày của người công nhân.

Giải.

Giá trị thặng dư trong 1 ngày của người công nhân là m= =25đ

Tiền lương của 1 người công nhân trong 1 ngày là V= =75đ

Giá trị mới =V+m=25+75=100đ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro