Đề cương lịch sử đảng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ ĐẢNG
Câu 1.  Trình bày nội dung, ưu điểm và hạn chế của Luận cương chính trị Tháng 10/1930
Nội dung:

Nội dung

Mâu thuẫn giai cấp
Thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ >< địa chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa.
Phương hướng chiến lược
Bỏ qua TBCN tiến thẳng lên XHCN.
Nhiệm vụ của cuộc CM tư sản dân quyền
Vấn đề thổ địa là cái cốt của CM tư sản dân quyền.
Lực lượng CM
Giai cấp vô sản và nông dân là 2 động lực chính.
Phương pháp CM
“ võ trang bạo động”, “giành lấy chánh quyền cho công nông” và “phải tuân theo khuôn phép nhà binh.”
Quan hệ CMVN và CMTG
Là 1 bộ phận của CM vô sản TG, phải đoàn kết, gắn bó với giai cấp vô sản TG.
Vai trò, lãnh đạo của Đảng.
Có vai trò quan trọng, vai trò cốt yếu.

Ưu điểm:
+ Đã nêu ra được những vấn đề chiến lược và sách lược của CMVN.
+ Là ánh sáng soi đường cho nhân dân ta đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến giành lại độc lập dân tộc.
+ Đóng góp vào kho vũ khí nước nhà.
Hạn chế:
+ Chưa coi trọng vấn đề dân tộc, không đặt chống Pháp lên hàng đầu mà chỉ đề cập đến vấn đề ruộng đất.
+ Chưa đoàn kết rộng rãi, chỉ nhắc đến 2 giai cấp công nhân và nông dân, chưa lôi kéo tư sản và tiểu tư sản vào CM.

Câu 2: Trình bày nội dung, ý nghĩa Hội nghị ban chấp hành TW lần thứ 8 Tháng 5 – 1941, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì tại Pác Bó (Cao Bằng).

Bối cảnh lịch sử:
+ Thế giới đang trong Chiến tranh Thế giới lần 2, Đức liên tiếp tấn công Pháp và Liên Xô, sự kiện Trân Châu Cảng giữa Nhật và Mỹ thúc đẩy Mỹ tham gia thế chiến.
+ Ở Đông Dương, Phát xít hóa bộ máy thống trị, Nhật nhảy vào Đông Dương, dân ta 1 cổ 2 tròng áp bức: Pháp, Nhật.
Nội dung:
Thứ nhất, nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu và đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc VN và đế quốc phát xít Pháp – Nhật.

Thứ hai, khẳng định dứt khoát chủ trương “phải thay đổi chiến lược” và giải thích: Cuộc CMĐD không chỉ là giải quyết 2 vấn đề: phản đế và điền địa nữa mà là 1 cuộc CM chỉ giải quyết 1 vấn đề cần kíp “giải phóng dân tộc”.

Thứ ba, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”.
Sau khi đánh đuổi Pháp-Nhật, các dân tộc trên cõi Đông Dương sẽ “tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành lập 1 quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”. Từ quan điểm đó, Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương 1 mặt trận riêng, thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết 3 dân tộc chống kẻ thù chung.

Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng cho dân tộc, không phân biệt, ai có lòng yêu nước sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận. Các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh mang tên “cứu quốc”.

Thứ năm, chủ trương sau khi CM thành công sẽ thành lập nước VN dân chủ cộng hòa theo tình thần tân dân chủ, mọi hình thức nhà nước “của chung của toàn thể dân tộc”.

Thứ sáu, Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân, “phải luôn luôn chuẩn bị 1 lực lượng sẵn sàng nhắm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh bại quân thù”. Hội nghị còn xác định những điều kiện chủ quan, khách quan và dự đoán thời cơ tổng khởi nghĩa.

Ý nghĩa:
+ Đã hoàn chỉnh chủ trương chiến lược đề ra từ Hội nghị T11/1939.
+ Đã khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị T10/ 1930, khẳng định lại đường lối CM giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và lý luận CM giải phóng dân tộc của NAQ.
+ Là ngọn cờ dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do.

Câu 3: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được hình thành từ những văn kiện nào? Nội dung cơ bản của Cương lĩnh (T6/1930).
Văn kiện: “Chánh cương vắn tắt của Đảng” và “ Sách lược vắn tắt của Đảng”.
Nội dung:

Nội dung
Phương hướng chiến lược
Làm TSDQCM và thổ địa CM để đi tới XH Cộng sản.
Trải qua 1 cuộc vận động: giải phóng dân tộc và giải quyết ruộng đất ; đi tới XHCN.
Nhiệm vụ của CM
+ Chính trị:
Đánh đổ CNTD Pháp và PK, làm nước VN độc lập hoàn toàn, làm ra chính phủ công nông binh, quân đội công nhân.
+ Kinh tế:
Tịch thu sản nghiệp lớn của TBCNTD Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý, tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn ĐQCN làm của công chia cho dân nghèo.
+ Về VH-XH:
Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.
Lực lượng CM
Cương lĩnh chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp CM, các lực lượng tiến bộ.
Phương pháp CM
Bằng con đường bạo lực CM của quần chúng, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thỏa hiệp.
Lãnh đạo CM
GCVS là lực lượng lãnh đạo.
Quan hệ quốc tế
CMVN liên lạc mật thiết và là 1 bộ phận của CM vô sản TG.

Câu 4: Trình bày những phương hướng cơ bản xây dựng XHCN ở nước ta được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm 2011).

8 phương hướng:
Một là, đẩy mạnh CNH – HĐH  đất nước gắn  với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bốn là, đảm bảo vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn XH.
Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Sáu là, xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
Bảy là, xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN của nhân dân, do dân, vì dân.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Câu 5: Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp những năm 1945-1947? Ý nghĩa của đường lối?
Nội dung cơ bản: dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính.
Mục tiêu: đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành nền độc lập, tự do, thống nhất hoàn toàn, vì nền tự do dân chủ và góp phần bảo vệ hòa bình TG,…
+ Kháng chiến toàn dân:
Là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên toàn dân tích cực tham gia kháng chiến. Xây dựng sự đồng thuận, nhất trí của cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc, “mỗi người dân là 1 chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi đường phố là 1 mặt trận.” Trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
+ Kháng chiến toàn diện:
Là đánh địch trên mọi lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa,…trong đó mặt trận quân sự, đấu tranh vũ trang giữ vai trò mũi nhọn, mang tính quyết định.
+ Kháng chiến lâu dài:
Là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Trường kì kháng chiến là 1 quá trình và đánh tiêu hao lực lượng địch, vừa xây dựng, phát triển lực lượng của ta. Kháng chiến lâu dài không có nghĩa là kéo dài vô hạn mà phải luôn tranh thủ, chớp thời cơ, thúc đẩy cuộc kháng chiến có bước nhảy vọt về chất, thắng từng bước để đi tới thắng lợi cuối cùng.
+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: lấy nguồn nội lực của dân tộc, phát triển nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần vốn có trong nhân dân ta làm chỗ dựa chủ yếu, nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến tranh nhân dân. Trên cơ sở đó, tìm kiếm, phát triển sự giúp đỡ của quốc tế. Lấy độc lập, tự chủ về đường lối là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Ý nghĩa:
Đường lối kháng chiến của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, trở thành ngọn cờ dẫn đường, chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên. Đường lối đó được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng trong suốt quá trình kháng chiến, trở thành 1 nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 6: Trình bày những quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) về đấu tranh giai cấp và động lực chủ yếu để phát triển đất nước.

Quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về đấu tranh giai cấp và động lực chủ yếu để phát triển đất nước.
Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển.
Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công.
Đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái.
Đấu tranh làm thất bại, mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.
Bảo vệ độc lập, xây dựng nước ta thành 1 nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể cà xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực thành phần kinh tế, của toàn xã hội.

Câu 7: Trình bày nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước được đề ra tại Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 11 và Hội nghị TW lần thứ 12 năm 1965.

Nội dung
Quyết tâm chiến lược
Từ sự phân tích và nhận định, TW khẳng định chúng ta có đủ điều kiện và sức mạnh để đánh và thắng Mỹ. Với tinh thần “Quyết tâm đánh giặc Mỹ xâm lược”, Đảng phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nướ là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Bắc chí Nam.
Mục tiêu chiến lược
Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kì tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành CM dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
Phương châm chiến lược.
Đánh lâu dài, dựa và sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, tập trung lực lượng cả 2 miền.
Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam
Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công. Tiếp tục kiên trì phương châm kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện 3 mũi giáp công, đánh địch trên cả 1 vùng chiến lược. Đấu tranh quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và quan trọng.
Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc
Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện chiến tranh.
Động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho miền Nam, đề phòng để đánh địch trong trường hợp chúng mở rông chiến tranh cả nước.
Về mqh và nhiệm vụ CM của 2 miền
Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Phải nắm vững mqh giữa nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam. Hai nhiệm vụ không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó với nhua. “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.”

Ý nghĩa:
+ Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, tiếp tục tiến hành đồng thời 2 chiến lược CM của Đảng và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta.
+ Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính trong hoàn cảnh  mới, cơ sở lãnh đạo của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi tới thắng lợi vẻ vang.

Câu 8: Một số kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo công cuộc đổi mới.
Một là, phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng HCM, kế thừa và phát triển truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với VN.
Hai là, đổi mới phải luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát triển sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Ba là, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp, phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trong giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết, kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc VNXHCN.
Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của cả hệ thống chính trị, tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro