Gió trăng hoa đào trên sông Tần Hoài

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1

Một năm kia ở Hoài Nam, dương liễu mơn mởn, hoa đào đỏ thắm. Gió nhẹ chở bay phất phơ, bay qua tường viện, xuyên qua xà nhà, bay qua mái ngói lưu ly bích sắc, bay qua cửa Chu Tước bằng đồng. Năm đó trên sông Hoài, một đêm không gió không trăng đột nhiên nổi sóng trắng, sóng biển xanh đánh thức Trầm Ngư, nàng mở khung cửa đã thấm lạnh, thấy sóng trắng nuốt con thuyền đánh cá ban đêm về muộn, nuốt cả phụ thân đang đứng trên mũi thuyền vẫy tay về phía nàng.

Năm đó, trên Thương Sơn lại nhiều thêm một phần mộ. Buổi sáng mưa phùn không tiếng động nhẹ lất phất vài hạt lên nấm mộ. Bảy tuổi Trầm Ngư mặc đồ tang trắng, đứng yên trước mộ cha không một giọt nước mắt. Vì thế nàng bị thẩm thẩm cho một cái tát, năm vết ngón tay đỏ tươi như in vào làn da, như năm cánh hoa đào đỏ thắm nở rộ trên khuôn mặt mềm mại tựa tuyết trắng.

Ban đêm nàng đứng trên bờ sông Hoài, thất thanh khóc rống. Nước mắt rơi xuống như hoa đào nở rộ, như mưa xuân thúc giục nụ hoa mau hé .

Bờ đông sông Hoài, bờ liễu lặng im. 

Cuộc sống của Trầm Ngư bảy tuổi, bỗng nhiên không nơi nương tựa.

2

Trầm Ngư mười ba tuổi, được nhà phú Dương gia ở cùng thành đưa bà mối tới cửa mời làm vũ cơ.

Thẩm thẩm liếc mắt nhìn bạc vụn trên bàn, thầm bóp chặt tay Trầm Ngư, nói, có thể được phú gia người ta mời làm vũ cơ, đó cũng là phúc tu ba kiếp.

Trầm Ngư nhìn thẩm thẩm rồi lại quay sang nhìn thúc thúc đang trầm mặc không nói, cứ như vậy gục đầu xuống không một tiếng động.

Đêm đó nàng ở trong phòng mặc áo lụa đỏ thắm, im lặng bắt đầu thêu vũ y. Ngọn đèn mỏng manh chiếu lên mặt của nàng, da thịt trắng tựa như mới trăng non mới mọc. Thúc thúc mang mỡ cá tiến vào giúp nàng thêm dầu thắp, bọn họ dân chài lưới, thường dùng loại mỡ cá này làm dầu thắp đèn. Thúc thúc gẩp mỡ sợi hỏi nàng, ngư nhân, nếu con không tình nguyện, ngày mai thúc sẽ đem bạc trả lại.

Nàng theo ánh ngọn đèn dầu cá ngẩng đầu, thấy thúc thúc đã từ từ già nua.

Khuôn mặt của ông thật sự rất giống phụ thân trong trí nhớ, đều có nếp nhăn sau phủ kín trán cùng ánh mắt dần dần đục lại. Ông hàng năm vượt sóng gió trên sông, tóc mai hai bên thái dương đã nhuốm hoa râm. Ánh đèn chiếu sáng khuôn mặt mặt ông, vẻ mặt sầu khổ mà từ ái. Nàng nhớ khi ăn cơm chiều, thẩm thẩm có nói, chờ ngươi tới Dương gia rồi, ta và thúc thúc ngươi phải đi khỏi bờ đông, rốt cuộc cũng không cần dãi nắng dầm mưa ra thuyền đánh cá nữa .

Nàng muốn bọn họ có thể rời khỏi bờ sông Hoài, mùa xuân không cần ngửi những cơn gió đầy mùi cá nữa. Trầm Ngư nàng đã mười ba tuổi, không còn là tiểu cô nương với đoá hoa đào năm cánh nở rộ trên mặt nữa. Dương liễu lại xanh, hoa đào lại đỏ, bên sông Tần Hoài lại tung bay phất phơ đầy trời . Nàng muốn bồng bềnh giống hoa đào, bay qua tường viên, bay qua xà nhà, bay lên mái ngói lưu ly bích sắc cùng cửa Chu Tước bằng đồng. Ở nơi đó, nàng có thể rời xa bờ sông Hoài, rời xa thuyền đánh cá, rời xa hương gió tanh nồng xộc vào mũi mùa xuân, cũng rời xa trắng sóng ngập trời mỗi đêm. Vì thế nàng lắc đầu nói:” thúc, ta đi.”

Dương gia không phải nhà vương hầu, nhưng cũng nhà cao cửa rộng . Lão gia làm quan ở kinh thành, cũng được tín nhiệm, khi ông về quê, thường lui tới gặp những nhã sĩ phóng khoáng lạc quan. Dương lão gia vốn cũng là người phong nhã, thích ca múa yêu thi họa, đời sống no đủ, nuôi hơn mười đội kịch ca múa, cũng là chuyện bình thường.

Chỉ là nơi này, đình viện, hành lang, lầu các quá mức tĩnh mịch, Trầm Ngư mười ba tuổi một thân vũ y, bước vào bên trong bốn vách tường chặn từng trận gió tanh trên sông Hoài thổi tới này.

Nàng tới cùng với rất nhiều các cô nương nghèo khổ khác, ở trong  Dương gia vũ cơ viện hơn hai năm xuân thu. Các nàng đánh một lớp son phấn thật dày, mặc vào tầng tầng lớp lớp vũ y, lặp lại những động tác luyện tập xinh đẹp, tuổi tác dù nhỏ cũng không ảnh hưởng đến những điệu nhảy lả lướt ấy.

Sư phó là một vũ nương già, từng nổi danh một thời trong thành Dương Châu, bà thường xuyên chỉ dạy các nàng kỹ thuật nhảy, không hiểu sao lại chảy nước mắt. Bà đối với toàn bộ cô nương đều thực khắc nghiệt, vẫn vô cớ trách mắng các nàng, sau khi mắng xong, khuôn mặt già lại hiện ra bi thương nồng đậm. Nhiều lần, Trầm Ngư sau khi chịu mắng của bà, lại nghe thấy bà thì thào tự nói: Lúc trước, lúc trước ta không như vậy…

Trầm Ngư nghĩ, lúc trước, nhất định sư phụ thanh cao trong làn váy đỏ, mà ngoài tấm cửa sơn son thiếp vàng kia, nhất định là ngựa xe ồn ào, người người náo nhiệt. Bởi vậy, sư phụ đánh nàng, nàng cũng rất ít rơi nước mắt, dù trên lưng đầy những vết roi bị mồ hôi thấm vào khi đang luyện vũ. Chảy máu, nàng cũng không rên một tiếng. Mười lăm tuổi Trầm Ngư là vũ cơ thông minh nhất trong số những vũ cơ ở đây, chỉ mình nàng hiểu, mỹ nhân khi đến tuổi xế chiều sẽ bi thương.

Nhưng tuổi niên thiếu của Trầm Ngư cũng đã là ẩn nhẫn, mỗi buổi đêm cuối tháng, nàng nằm bên cửa nghịch sợi bông trên giường, nhìn ánh trăng ngoài cửa sổ một chút cũng không thấy buồn ngủ.Bên trong giường, nàng lén lút lấy than vẽ những khóm hoa rực rỡ lên tường, khóm này nối tiếp khóm kia, đầy xuân sắc, như chút hy vọng nhỏ nhoi còn nhen nhóm trong nàng.Các nàng là đám vũ cơ trẻ nhất, lần đầu  biểu diễn trong đại thọ sáu mươi của lão gia, hơn bảy trăm ngày khổ luyện, tuy nhiên, điều cần thiết chính là trong một khắc khiến khách nhân tràn đây thán phục, sợ hãi lại mê say.

Mùa thu đó, những giọt mồ hôi và roi quất đã khiến Trầm Ngư đã trở thành người múa dẫn đầu , mặc hồng sa khác biệt với các vũ cơ khác, được sư phó tự mình chỉ đạo. Sư phó trở nên từ ái, nắm tay nàng tha thiết căn dặn, điều nên cho đi của một vũ cơ, là dáng người, là nụ cười, là ánh mắt, nhưng duy nhất một thứ không thể cho đi, là trái tim.

Nàng điều hiểu điều không, cho đến một buổi đêm, nghe thấy tiếng cửa thiên viện kêu lên kẽo kẹt. Ngoài kia, gió lớn đêm cuối thu gào thét, giếng nước ngoài viện dội lên một tiếng nặng nề u buồn, giống như một mỹ nhân nhan sắc suy tàn than thở, quanh quẩn nhiễu loạn, kéo dài không tan. Sau đó, nàng không còn mơ thấy sư phó nữa.

Chính tiếng thở dài đó, nàng rốt cục cũng hiểu thấu đáo ánh mắt mà một vũ cơ nên có. Thời gian dần chuyển sang đông, nàng ở trong sân viện rách nát, hướng về hàng cây mờ sương trắng mà tự nhủ sen trắng hương tàn không bằng màn hồng xuân ấm(*), buổi thịnh yến đấy, điều nàng khao khát, chỉ là ánh mắt một người  ngồi trên lễ đường kia.

Lại không biết ánh mắt kia, toàn bộ chỉ là lướt qua trong trí tưởng tượng nàng.

(*) chết già còn trinh sao bằng ái ân sau rèm đỏ: đại ý là nàng muốn lấy chồng

4

Tiệc chúc thọ rất nhanh đã đến. Ngày ấy xung quanh Dương trạch giăng đèn kết hoa, thiệp mừng thọ đỏ rực xếp thành núi nhỏ. Vũ cơ trong phòng khác hẳn ngày thường quạnh quẽ, các cô nương ăn mặc đẹp đẽ, giữa nơi ồn ào tiếng người, lần lượt tô vẽ lông mày, mười ngón tay lóng lánh vàng.

Khi hoàng hôn buông xuống, trong bụng nàng bỗng nhiên co rút. Bên ngoài đại đường, xiêm y nàng đơn bạc, khớp xương lạnh như băng. Quản sự truyền quản đốc bà bà chuẩn bị thời gian, nàng cứng ngắc bước qua bậc thềm đại sảnh, cơ hồ ngã sấp xuống.

Một đôi tay đỡ lấy nàng. Có người thấp giọng nói: “Cẩn thận”. Sau đó sánh vai đi cùng nàng.

Nàng chỉ kịp liếc hắn một cái, cái nhìn kia, lại quên ánh mắt của một vũ cơ nên có. Nhạc đã lên, đèn đuốc sáng ngời. Nàng múa ở phía trước phòng khách, hắn ngồi tại chỗ phụ mẫu. Tân khách vui vẻ, tán thưởng liên tục, nàng như một đóa hoa nở rộ trong đêm, như say trong cơn mơ, bản thân, nụ cười, ngay cả ánh mắt, thậm chí cả trái tim, đều bị tiếng cổ nhạc át đi.

Đến hồi kết thúc, hồng y của nàng thấm ướt.  Lão gia ban thưởng rượu cho nàng, hắn ở bên cạnh mỉm cười. Đến khi rời khỏi, các cô nương vây quanh nàng, mắt ánh lên vẻ hâm mộ vô hạn, nói chuyện miệng không che đậy: “Trầm Ngư, lão gia sợ là đã để ý đến nàng rồi.”

Nàng cảm thấy sau lưng lạnh toát, lặng lẽ quay đầu lại, phu nhân đứng ở cửa sảnh, mắt lạnh nhìn nàng.

Đêm đó nàng thấp thỏm không yên, trằn trọc tới khi trời sáng, lòng nghi ngờ có việc phát sinh. Ngay khi ngày mới vừa bắt đầu, quản đốc bà bà tới gọi nàng, cầm cái bọc nhỏ lúc nàng mới nhập Dương trạch, cả một bao nặng trịch bạc, hướng nàng nói: “Về nhà đi, mấy ngày nữa, phu nhân sai người đón ngươi nhập phủ.”

5

Vẫn là người làm mai năm ấy, còn là năm đó nói chuyện. Thẩm thẩm rất vui mừng nói, có thể gả cho nhà giàu, đây chính là có phúc ba đời.

Nàng không nói một lời, chỉ nhớ tới cái nhìn kia, có chút hốt hoảng .

Ngày ấy Nhập phủ Dương trạch cũng không có náo nhiệt như nàng tưởng tượng, vừa xuống kiệu, bà mối liền dẫn nàng vào cửa.Nàng bái thiên địa bái cao đường, nhưng lại lẻ loi một mình không có nghĩ lễ phu thê giao bái. Vẻ mặt lão gia mang theo tức giận sau đó phất tay áo dời đi. Nàng lo sợ không yên, phu nhân lại khí định thần nhàn, mân một miệng nước trà nói: “Hoài Nam, cho Trầm Ngư gặp Liễu Ngạn.”

Liếc mắt nhìn người tên Hoài Nam, nàng chợt nhận ra người tạo nên dấu ấn sâu sắc trong lòng mình chính là người này. Bốn mắt nhìn nhau, nàng luống cuống nhìn ý cười trong mắt hắn, trong lòng rối loạn tâm thần bất định. Trên mặt của nàng chợt đỏ rực, bởi vì e lệ rụt rè, hàng mi dài hơi run lên, khuôn mặt vô cùng kiều mị. Mặt phấn hoa đào, chính xác là để mô tả điều này.

Dọc đường đi theo Hoài Nam nàng không nói một lời nào. Đoạn đường này thật dài thật dài, giống như vô tận, chóp mũi nàng lấm tấm toát ra mồ hôi, tim đập như trống đánh.

Phía tây vườn, Hoài Nam xoay người nói, đây là nhà mới của nàng.

Nàng cúi đầu đứng lại, xuyên qua tầng tóc mái dày mà len lén liếc nhìn hắn. Hắn cũng đang mỉm cười nhìn nàng,  khuôn mặt lấm tấm mồ hôi như ngọc, búi tóc củ tỏi bung ra. Mỗi khi gió nổi lên, những lọn tóc bay lòa xòa, rất nhẹ, mềm mại, vuốt ve lên khuôn mặt.

Mặt Hoài Nam cũng đỏ, hoảng hốt vội vàng vươn tay đem sợi tóc vén lên, lúng ta lúng túng nói: “Gió  mạnh thật.”

Trầm Ngư mười lăm tuổi đứng bên cạnh tim cũng đập loạn, nhưng lại cười rộ lên.Nàng ngây thơ không để ý gió từ đâu thổi, chỉ cảm thấy, thanh âm của hắn tựa như sợi tơ vừa dệt ở trong lòng, khơi lên từng đợt sóng triều trong trái tim nàng.

Lúc này cửa chi nha một tiếng mở ra. Một nam tử trẻ tuổi mặc áo đỏ cười lớn chạy đến, một tay kéo lấy nàng vào lòng. Hắn thở phì phò, có điểm hưng phấn, cũng có chút ngại ngùng, thanh âm phi thường lớn hỏi Hoài Nam : “ Đây chính là tân nương tử của ta?”

“Đúng vậy Liễu Ngạn.” Hoài Nam gật gật đầu, hai tay nắm tại bên người, nét hồng trên má còn chưa hết.

Liễu Ngạn lại chỉ nom nhìn chằm chằm Trầm Ngư, ánh mắt lòe lòe sáng lên, giống như hài đồng vừa được thưởng. Sau đó hắn một phen ôm lấy nàng, ở giữa viện muôn vàn loại hoa xoay tròn. Mười lăm tuổi nàng ngoài trừ sợ hãi kêu thành tiếng, còn có nước mắt giọt lớn giọt lớn lăn rơi xuống.

Ngày ấy nàng rốt cục hiểu được, cái gọi là phúc ba đời, đúng là gả cho kẻ ngu nhất , làm một tiểu thiếp để kéo dài hương khói.

6

Xuân đã tàn, nàng gầy đến xơ xác. Thời gian trôi nhanh đổi lấy sự gầy yếu, đảo mắt cái đã đến giữa hè.

Nàng không còn mặc một  thân hồng vũ y, ở nơi đại đường đèn đuốc sáng trưng múa rất nhiều khúc. Rất nhiều lúc, nàng một mình đứng dưới cây nguyệt quế ở tây viện, nghe được phòng trước lại có tiếng cổ nhạc  vang lên. Là lão gia đưa tới tân vũ cơ hiến vũ khúc cho khách nhân, nàng tưởng tượng thấy ánh nến ấm áp kia. Trong ánh nến, Hoài Nam bỗng nhiên mỉm cười.

Chỉ mới tưởng tượng như vậy cũng là lãng phí thời gian. Phu nhân thường thường sẽ ngay tại lúc này sai người đến tây viện, bắt nàng dệt từng kiện tân vũ y. Tân vũ y này mỏng như quyên ti, nhẹ như hồng mao, đều là nàng vô số đêm không ngủ, đêm hôm mịt mù đèn sáng không rõ, mỗi đường kim mũi chỉ làm thành. Phu nhân không cho phép nàng kêu mẹ chồng, chỉ ngày mười lăm mỗi tháng đến thăm Liễu Ngạn. Tại đây nhà cao cửa rộng, bà ta chỉ cho phép nàng làm hai chuyện —— chiếu cố Liễu Ngạn và dệt vũ y, bà ta nói:  “Ta nuôi dưỡng ngươi từ một vũ cơ tầm thường trở thành dáng vẻ ngày hôm nay, đã là quá sức khoan dung rồi.”

Bởi vậy rất nhiều lúc, nàng tịch mịch bận rộn lên. Có khi nàng sẽ cầu khẩn Liễu Ngạn mang nàng tới mảnh sân phía bên ngoài vũ cơ viện trước kia, nhìn miệng giếng cũ nơi ấy, tựa hồ có thể nghe thấy tiếng vang vọng thật buồn ấy.

Nhưng đã rất lâu nàng không mơ thấy sư phó. Ngày giống như đồng hồ cát trôi đi, nàng đã quên lúc trước sư phó đã dạy nàng thành một vũ cơ thế nào. Nàng không hề khiêu vũ, cũng không tiếp tục dấn thân vào căn phòng đèn đuốc sáng lạn. Cuộc sống của nàng chỉ có dệt vũ y cùng trượng phu của nàng —— Dương gia đại thiếu gia, ngốc tử Liễu Ngạn.

Liễu Ngạn thật thường xuyên gọi nàng lúc điên nháo , cao hứng thì cùng nàng ăn cơm chơi đùa, nghe theo nàng nói mỗi câu mỗi chữ, nhưng cũng thường xuyên phát cáu, làm loạn cả Dương gia đại trạch. Vì thế, phu nhân liền lạnh lùng không nói một câu,lấy nàng ra cảnh tỉnh Liễu Ngạn, giam nàng cả ngày, không để cho chút thức ăn cùng nước uống nào.

Thời điểm Liễu Ngạn phát cáu , nàng thường xuyên bị trừng phạt. Phòng giam của nàng là là một gian nhà dệt vứt đi của công nhân. Liễu Ngạn cho người làm một chiếc cửa sổ to dày bằng gỗ gai nhọn, ban đêm cũng không lưu lại cho nàng một ngọn đèn. Hắn thích đứng ở trong sân vỗ tay lớn tiếng cười, nghe được nàng ở bên trong khóc liền rất đắc ý. Có thể là sẽ không ai đi trách cứ hắn, hắn chỉ như như một yêu hồ hài tử thích nháo chuyện. Chơi mệt rồi, một mình trở về phòng ngủ, trong đại viện chỉ còn một mảnh yên tĩnh , coi như cũng đủ tốt lành.

Bởi vậy, nàng thường ở gian nhà dệt tràn đầy mùi nấm mốc của công nhân . Trên cửa sổ phong bế có một khe gỗ nhỏ, nhìn lên mảnh trời xanh hoặc sao trời bên ngoài. Ánh trăng có đôi khi sẽ theo lỗ hổng trên cửa gỗ rơi xuống trên y phục mục nát, nàng ngồi ngước mắt nhìn lên, hương vị tro bụi nồng đậm sẽ bao phủ nàng giữa hơi thở ẩm ướt của sông Hoài.

Nàng tại nơi này nhẹ giọng khóc trong đêm. Nước mắt nóng hổi rơi đầy trên đầu gối đến cánh tay. Nàng từng nghĩ đến chết,ở tại  tây viên hơn một ngàn ngày đêm, tro bụi cũng đủ bóp chết trái tim. Nhiều khi sẽ nghĩ rằng ở cùng Liễu Ngạn cũng tốt, lúc không phát cáu với nàng ngàn theo trăm thuận, không hề yêu cầu gì thật là tốt. Càng nhiều lúc lại nhớ tới Hoài Nam, mỗi lần gặp thoáng qua, đều nghe được tiếng tim đập dồn dập như tiếng trống. Lại thỉnh thoảng thấy hắn đứng ở sau Liễu Ngạn, trong ánh mắt tràn đầy tiếc thương cùng yêu thương.

Chỉ có Hoài Nam đến đây thăm nàng vào ban đêm. Trong ngực của hắn, thường có bánh mì nóng, đưa cho nàng qua khe hở cửa gỗ, chìa ống tay áo, lau nước mắt cho nàng. Có đôi khi bọn họ lưng tựa lưng ngồi ở hai đầu cửa gỗ, ít nhất là nói hai câu, Hoài Nam luôn đau lòng gọi tên của nàng: “Trầm Ngư, nàng cố nhẫn nại.”

Có khi Hoài Nam cũng nói về chuyện xưa. Hoài Nam nói: Chàng là con nhà Dương gia, không phải là phu nhân sinh ra. Mẹ chàng gặp lão gia vào kinh thành cầu quan, trên đường gặp được nữ ngư dân, cùng lão gia từng có một đoạn sương sớm nhân duyên. Sau lại mẫu thân sinh hạ chàng liền bệnh mà chết, lão gia dẫn hắn trở về, phu nhân cũng không chịu nhận hắn. Rốt cục hắn vẫn mang họ mẫu thân, ở lại Dương gia, địa vị thấp kém.

Tại chốn nhà cao cửa rộng này, Trầm Ngư nghĩ: Cũng chỉ có Hoài Nam mới cùng nàng cùng một thế giới.

Mùa đông năm nay, Liễu Ngạn mắc bệnh nặng một thời gian, cả người gầy yếu đến đáng sợ, sốt cao mấy ngày không giảm.

Một lần bệnh này dường như kéo dài cả mùa đông, đến cuối đông bệnh tình của Liễu Ngạn tốt hơn một chút, phu nhân đến tây viện thăm hắn, thấy Trầm Ngư liền lạnh lùng nói với nàng:”Ngươi nhất định phải sinh hạ cho Dương gia một đứa con.”

Đêm, nàng toàn thân trần trụi bị mấy lão bà trói trên giường Liễu Ngạn. Nến đỏ cháy sạch, cơ thể nàng trên giường vẫn lạnh run. Liễu Ngạn thân thể tái nhợt cuộn tròn thành tư thế an toàn, đem mặt chôn trên gối ngây thơ không biết gì mà ngủ. Nàng tựa hồ lại ngửi được hơi thở ẩm ướt tanh nồng của sông Hoài thủy. Nàng quay mặt về phía một đứa bé, vô lực.

Hơn một ngàn ngày đêm cuối cùng cũng hết. Khi nàng rơi từ cầu sông Hoài xuống đã  nghĩ như vậy.

Nàng tỉnh lại trong lòng một người. Hoài Nam tại buổi đêm lạnh như băng ôm nàng, nước mắt của nàng chảy xuôi trên khuôn mặt trắng noãn, trăng mới mọc, uốn lượn chảy thành những vệt dài thật dài.

Thân thể nàng như một nụ hoa hé nở dưới bàn tay hắn, đó là ham muốn, là dục vọng mong được một người đàn ông ôm ấp. Khi gương mặt Hoài Nam càng lúc càng tiến lại gần, nàng đột nhiên lặng lẽ khóc, Hoài Nam, xin hãy cho ta một đứa bé, xin hãy ban cho ta một đứa bé.

Đêm đó, sóng sông Hoài rì rào bên tai tới tận khi trời sáng, thân thể trẻ trung tươi đẹp tuổi mười bảy của nàng, đã đắm chìm trong những ngọn sóng dục vọng. Cảnh xuân tươi đẹp như nước này, thắng cảnh như mộng này, gió Tần Hoài tanh tưởi này xông vào mũi, cuốn đi đêm đen không trăng không sao, thúc giục nụ đào e ấp hé nở.

Trời sáng, nàng quay lại giường Liễu Ngạn, nghe thấy hắn thở thở đều đều. Nàng nhắm mắt lại, nghe như trong cơ thể có tiếng sấm ầm ầm vang dội. Ba đùng ba đoàng, sau đó kéo dài vụn vặn, tứ chi nàng như có trăm ngàn tiếng động ầm ầm đang lan tỏa, khiến nàng khát khô cổ, khiến nàng điên cuồng, khiến nàng đem chuyện muốn tự tử ném xa cả trăm dặm.

Đêm đó, xuân về, hoa đào Hoài Nam nở rộ, chỉ chốc lát đã đốt sáng hai bờ sông Hoài. Thẩm Trầm Ngư vào năm mười bảy tuổi bỗng nói với Hoài Nam, vẻ đẹp vô song này, hạnh phúc mất hồn này, được chàng yêu, mới có thể biết được. (ở đây, hoa đào nở rộ hai bờ sông Hoài, tựa như ánh lửa bập vùng, đốt sáng hai bờ sông)

Pass chương sau: Tên tiếng anh hoa oải hương, 8 chữ, viết thường

8

Hắn nói gặp nàng, mới biết nói cái gì gọi là ngày mong đêm nhớ; nàng nói gặp hắn, mới hiểu được cái gì gọi là khắc cốt ghi tâm.

Cơ hồ chỉ trong một đem, sinh mệnh của nàng, nở rộ cháy bỏng. Nàng nhìn kỹ dung nhan thanh lệ trong gương đồng, trên khuôn mặt trát đầy phấn trắng kia vẫn còn vương nét ửng hồng, lưu lại những tình niệm vấn vương. Bây giờ nàng cũng hiểu được thế nào là phong tình của nữ nhân, là khi nơi hành lang gấp khúc không người sẽ lén nắm tay hắn, lưu lại mùi thơm thản nhiên của cơ thể khi nắm tay; có khi, tại những sự kiện hiếm hoi lắm nàng mới có thể có mặt kia, cũng sẽ cùng nhau thưởng thức một chén rượu cùng nhau, rồi ở dưới bàn cả gan làm loạn vạch tay hắn, hoặc không để lại dấu vết đến gần chén rượu của hắn, chạm môi ướt át lên miệng chén, lưu lại một dấu môi son đỏ tươi bắt mắt.

Ban đêm, nàng thường ngồi bên giường chải đầu. Đầu đầy tóc đen đổ xuống, vẫn tiếp tục chải, tiếp tục thả. Nàng mỗi lần chải đầu, lại có vài sợi tóc dài rơi ra, thu lại chút ít đám tóc đen ấy, lấy mỡ cá châm đèn xe chỉ luồn kim, giống như sợi tơ may cho Hoài Nam một chiếc áo trong. Khi may thành áo sẽ vấn vương hương tóc trên người, khi mặc vào cũng sẽ ngửi thấy hương thơm vấn vương đâu đây. Đôi lúc, nàng sẽ dừng lại dùng kim hoặc cây trâm gảy bấc đèn. Ngọn đèn nhấp nháy ẩn hiện những đợt sóng trắng trên sông Hoài, nàng dường như nghe thấy tiếng nước sông vỗ vào bờ, tiếng êm dịu xen lẫn tiếng nổ vang, mà nàng ở trong lòng Hoài Nam trằn trọc hầu hạ, nở rộ như một đóa hoa đào xinh đẹp.

Cơ thể nàng mới lần đầu nếm thử mùi vị tình dục đã nghiện, vô cùng chờ mong sự xuất hiện của hắn. Gian xưởng dệt bỏ không ngày xưa của công nhân, nay là nơi sơn son thiếp vàng duy nhất mà nàng còn cảm nhận được sự sống. Ánh sao cùng ánh trăng xuyên qua kẽ lá bao trùm lên thân thể tươi trẻ của bọn họ, bọn họ ở nơi nhà dệt mục nát ấy tình nùng mật ý ôm hôn nhau, giữa chốn bụi bặm nói chuyện tương lai. Khi đó, ánh trăng ngoài cửa sổ ảm đạm, vô cùng xúc động, bỗng nhiên Hoài Nam khe khẽ gọi tên nàng, Thẩm Trầm Ngư, nếu cả đời chỉ có được một điều ước, ta chỉ nguyện tại thời khắc này có thể chết đi.

9

Gần đến hạ chí, nàng dần dần thấy mệt nhoài yếu ớt, trong lòng dần dần bắt đầu rối loạn. Hoài Nam lặng lẽ thay nàng tìm đại phu đến xem, mới biết đã có thai.

Đêm đó nàng hoảng sợ vạn phần, miệng đắng lưỡi khô, ác mộng liên tục, nửa đêm tự dưng bị bừng tỉnh nhiều lần. Bởi vì lo lắng, chọc giận tới Liễu Ngạn, y giống đứa bé giận tím mặt, đem nàng nhốt vào nhà dệt của hạ nhân, khiến nàng trằn trọc tới tận khi trời sáng.

Tảng sáng, Hoài Nam mở cửa gỗ, vội vàng dắt tay nàng nói, Trầm Ngư, chúng ta trốn, trốn sang bên kia sông Hoài.

Nàng khóc. Là kinh hãi, lại càng vui mừng. Dù thêm một gánh nặng nhỏ, nàng cũng quyết định cùng hắn tới chân trời góc biển. Hắn nói, sang đến bờ bên kia, làm thê tử của ta được không? Gả cho ta, để ta nắm tay nàng, phủ lên một tấm gấm đỏ.

Nàng dựa vào lồng ngực của hắn, tràn ngập tưởng tượng hạnh phúc. Khuôn mặt đỏ hồng của hắn, giống hoa đào sáng lạn, giống màu máu tươi đỏ rực.

Cuối cùng bọn họ cùng nhau chạy thoát. Hắn mang theo nàng, thừa lúc thuyền nhỏ qua sông Hoài, không ngừng chạy về hướng bắc. Hoài Bắc bão cát mãnh liệt, có thể trong lòng nàng cũng dịu dàng vô cùng. Bọn họ làm vợ chồng, ở một sơn thôn nhỏ xa xôi, dùng một ít bạc cũng mua đủ một mảnh đất cùng hai gian nhà, ngoài phòng đủ loại hoa đào, vây quanh là một hàng rào xanh đậm.

Tại nơi thần tiên sống cuộc sống bình thường, hắn cùng nàng mặt trời mọc làm việc, mặt trời lặn nghỉ ngơi, đêm thu, nàng dưới ngọn đèn dầu cá, vì hắn đánh trống, chơi đàn, có khi cùng hắn hạ xuống vài quân cơ. Ánh nến sáng lạn, ấm như lò lớn, ngoài cửa sổ là sóng sông Hoài dập dìu, dưới đèn lại là vẻ xuân hoà thuận vui vẻ.

Đảo mắt sương hoa lại trắng. Trời rét đậm, vất vả một hồi sinh được một bé trai, gọi là Sóc Sinh.

Sóc Sinh đầy tháng thì Hoài Nam lo cuộc sống quẫn bách, liền cùng một ít thôn dân men theo sông Hoài tới một trấn nhỏ ven biển buôn bán, thường đi liền mấy ngày không về. Một đêm đông, Sóc Sinh khóc nỉ non không dứt, hắn đầy người bông tuyết trở về. Sắc mặt hắn hết sức ủ dột, thanh âm khàn khàn nghẹn ngào: ta phải trở về, hôm kia gặp đồng hương từ nam lên, nói Liễu Ngạn mất, lão gia bệnh tình nguy kịch.

Đêm đó Hoài Nam lấy rượu ngon ra, cùng Trầm Ngư hai mắt đẫm lệ đối ẩm. Rượu lạnh như băng uống khi sầu khổ tựa như độc dược trong ruột, trong hoảng hốt nàng chạm lên nước mắt Hoài Nam, lạnh băng mà bi thương.

Ánh trăng trắng trong theo cửa sổ soi vào, nàng ngửi được hương vị nước sông Hoài tanh nồng trên người hắn, hơi thở này khiến nàng nhịn không được thở dài. Nàng ưu thương lại mệt mỏi ngủ, tựa hồ làm một giấc mộng thật dài, trong mơ, phụ thân nắm tay nàng đi qua cánh đồng cỏ hoang um tùm bát ngát, mặt trời ló rạng, sông Tần Hoài ở rất xa nơi này, nhấp nháy ánh lên kim quang.

Trời đông giá rét đã qua, mùa xuân tràn về hai bên bờ sông, Trầm Ngư lại không nhận được một chút tin tức nào của Hoài Nam. Lúc này bên sông Hoài, dương liễu như trước vẫn  tung bay đầy trời, chính là chuyến này chờ đợi Hoài Nam trở về, tâm đã dần dần già cỗi.

Xuân sắc dần dần đậm đà, Trầm Ngư bán phòng ốc đất vườn, gom đủ áo cơm vòng vo, rốt cục ôm Sóc Sinh trở lại tìm Hoài Nam.

Nàng muốn gõ mở mái ngói lưu ly bích sắc cùng cửa Chu Tước bằng đồng thau nhà người, hỏi một câu xem,có hay không một người nào, có hay không một nam tử tên Hoài Nam, người đã cùng Thẩm Trầm Ngư bỏ trốn, hắn đã đáp ứng sẽ trở về tìm nàng, lại vì sao cho tới bây giờ vẫn còn chưa trở lại.

Trong thành náo nhiệt như vậy, mọi người đều nói Dương gia lại lo liệu việc vui . Bọn họ nói trời cho lương duyên, nói trời sinh một đôi, nói đội ngũ đón dâu chặn lối hơn phân nửa Hoài Nam thành. Nàng hỏi có phải hay không là chủ nhân Dương gia thành hôn, nhưng Dương lão gia đã làm quan ở kinh thành? Mọi người đều nói chính là Dương lão gia a, là lão gia Nhị công tử Hoài Nam kết hôn đấy, cưới Như Hoa tiểu thư mỹ mạo nhà bội liên, cũng chính là cháu gái bên ngoại của Dương phu nhân, đây chính là thân càng thêm thân thật là tốt nhân duyên tốt.

Sóc Sinh sau đó lại khóc nữa. Nàng ôm Sóc Sinh trong tiếng khóc nhìn cả thành yên vui, chuyện cũ cùng với gió trên Tần Hoài ùn ùn kéo đến. Đoàn người như thuỷ triều đem nàng bao phủ, màu hồng chói lọi trước mắt nàng trở nên mơ hồ một mảnh. Nàng ôm Sóc Sinh chen chúc ở trong đám người, chứng kiến kiệu hoa đỏ thẫm được rước tới đại môn Dương gia, từng tiếng hồi còi, từng đợt pháo, phổi như muốn nổ tung, từng chém vào tim nàng.

Mọi người trên mặt đều một vẻ vui mừng, chỉ có nàng không cười cũng không nói. Nàng ôm Sóc Sinh cất bước, một mình nhìn chữ hỷ dán ngoài cửa lớn Dương gia bồi hồi,  tường cao xây làm bình phong ở cổng sau, nàng sẽ không còn được gặp lại Hoài Nam nữa.

Trời dần dần tối, đại trạch chung quanh treo đầy đèn lồng đỏ thẫm, các tân khách ra vào cười tươi, ai cũng không để ý đến nữ tử đầy mặt phong trần đơn độc này.

Rốt cuộc, rốt cuộc, sau cánh cửa lớn bằng đồng kia truyền đến một trận tiếng động lớn rầm rĩ, không khí vui mừng dương dương (dương dương tự đắc), bọn hạ nhân tiếp sức dường như đánh trống reo hò – nhị thiếu gia vui vẻ động phòng.

Tưởng như chuông báo tang, nàng nghe vào trong tai, lại như âm thanh gõ trong lòng.

Chờ đợi cực hạn cũng không gì hơn cái này.

Nàng xiêm y đỏ tươi ở bên bờ sông Hoài giống một mảnh hoa đào bay xuống, nước sông nhanh chóng đem thân thể của nàng bao lại, tựa như gió mát bao lấy đoá hoa điêu linh. Đang ở đó một khắc, nàng nghĩ tới gian nhà ở bỏ hoang của công nhân dệt, ở nơi này, có rơi mất một mảnh ánh sao cùng ánh trăng cuối cùng.

11

Hoài Nam luôn đặc biệt nhiều chuyện thành tiên, qua đường những khách nhân đều nghe nói, Dương lão gia cáo lão quan ở kinh thành, hai nhi tử đều chết hết. Tiểu nhị trong khách điếm dắt ngựa cho khách quan bắt chuyện nói đến sinh động, ít nhiều cũng sẽ nhắc tới một người tên là Thẩm Trầm Ngư, còn gọi Khinh Vũ nương.

Bọn họ nói, gia đình lớn rất nhiều chuyện hay, hai vị công tử, đều bị cá tinh bắt đi. Vũ nương kia tên Thẩm Trầm Ngư, vốn là cá chỉ đỏ thành tinh, mê hoặc Dương lão gia, lại quấy chết ngốc tử Liễu Ngạn, cuối cùng, không biết sử dụng yêu pháp gì, Nhị công tử Hoài Nam đang êm đang đẹp, nửa đêm tân hôn lại nhảy xuống sông Tần Hoài.

Ở Nam Sơn tự, cô dâu của Hoài Nam, Trương tiểu thư nhà bội liên, từng đao từng đao cạo sạch mái tóc đen, Hoài Nam, ngươi nói nếu người cùng sống tới bạc đầu không phải Trầm Ngư, không bằng ngươi chết đi, hiện giờ ngươi đã mãn nguyện, lại không biết nó cắt đứt cả đời ta. Hoài Nam, nếu không phải ta vì gia sản kia, nếu không có Trương Dương hai nhà bức hôn, nếu ngươi chưa gặp gỡ Thẩm Trầm Ngư, nếu là Liễu Ngạn còn điên vui đùa ầm ĩ trong Tây uyển, ngày ấy ta thấy ngươi, ngươi thấy ta, có thể hay không sẽ rơi vào một hoàn cảnh khác? Chúng ta có thể hay không cũng giong buồm đi Hoài Bắc, ngắm hoa đào nở rộ, dưới đèn đánh đàn chơi kỳ đây?

Dương lão gia hấp hối cùng phu nhân một đêm nói chuyện, chỉ nói Liễu Ngạn khờ ngốc bạc mệnh, ai có thể nghĩ đến Hoài Nam đứa nhỏ này lại chấp nhất đến si điên đây? Cũng không biết Trầm Ngư cùng Sóc Sinh lưu lạc ở phương nào, gia sản này biết phó thác cho ai?

Tại một sơn thôn cách xa Hoài Nam, thúc thúc vung cuốc cùng một thẩm thẩm ôm Sóc Sinh nghĩ thầm, Trầm Ngư như thế nào lại vứt bỏ cuộc sống ở Dương gia, có phúc không hưởng lại muốn bỏ trốn, nàng cũng chẳng biết lúc nào trở về, rốt cuộc cha đứa nhỏ này là ai đây?

12

Hoài Nam có một loại cá, thân hình tinh xảo, cả người đỏ tươi, nhìn qua, giống như đang mặc một bộ giá y đỏ tươi. Ngư dân đều thích vớt loại này cá vì mỡ cá rất nhiều, có thể sử dụng làm dầu thắp. Nhà giàu thường dùng nó để chiếu sáng, nếu đốt trong lúc mở tiệc khi đánh trống tấu nhạc, sẽ thấy ánh lửa lay động như múa, đèn đuốc sáng lạn như sao; mà nhà tranh vách đất lúc đêm khuya đốt nó lên phường sa canh cửi, tại hôm bầu trời không một ánh sao, mưa rơi xối xả, dựa vào màn đêm hôn ám, ánh sáng mỏng manh như tơ, nghe âm thanh dầu cá chỉ bị đốt cháy lách cách rơi xuống.  

Sau tiếng chuông trong Nam Sơn Tự vang lên, trong Hoài Nam thành không còn có Dương gia, Sóc Sinh chậm rãi lớn lên, chính là Thẩm Trầm Ngư chuyện xưa đã không còn là tân sự.

Sau đó sau nữa, có người viết “Thuật Dị Ký”. Trong đó, chỉ có hơn chục chữ ngắn ngủi viết hết chuyện về nữ tử này khi còn sống —-

Hoài Nam có vợ là cá, tên Vân, kể rằng Dương thị ác độc, khiến cô tức giận, ngâm nước chết hóa cá. Mỡ cá này có thể đốt đèn, nếu vợ chồng cầm sắt hòa hợp thì sẽ sáng rực rỡ, nếu gần mặt cách lòng thì sẽ không cháy sáng.

Chỉ là không có ai biết, loài cái đuôi hồng này, suốt đời vẫn bị hiểu lầm, ví như một đốm lửa nhỏ tỏa sáng, từng mà một nữ tử tham lam dã tâm mà ngây thơ, yêu thương mãnh liệt mà non nớt, từng hướng tới một cuộc sống bình thường, nhưng vẫn không thể xoay chuyển những nuối tiếc cùng sai lầm.

Chỉ có, gió trăng trên sông Tần Hoài, nhớ mãi đóa hoa đào rơi rụng kia, nhớ mãi nó trên nhánh cây đầu xuân từng được một đôi mắt mỉm cười yêu thương.

—— hoàn ——

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro