noi dung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nội dung bài tiểu luận

                               I.       LỜI NÓI ĐẦU

Trong vũ trụ  bao la chỉ có Trái Đất là có nước ở dạng lỏng, vì vậy giá trị của nước sau nhiều thập kỷ xem xét đã được đánh giá “Như dòng máu nuôi cơ thể con người  dưới một danh từ là máu sinh học của Trái Đất, do vậy nước quý hơn vàng” (Pierre Fruhling). Mà lịch sử văn minh của một bộ phận nhân loại chính là lịch sử con người đi theo quỹ đạo dòng nước từ rừng núi ra sông, ra duyên hải và cuối cùng ra đại dương. Nhân loại ở thế kỷ 20 đã đứng trước nguy cơ căng thẳng về nguồn năng lượng và vấn đề ô nhiễm môi trường. Vậy thế kỷ 21 nhân loại có thể đứng trước nguy cơ gì hơn nữa? Nguy cơ nước sạch. Đó là nhận định chung của các chuyên gia trên toàn thế giới. Nguy cơ thiếu nước có tính chất toàn cầu do nguồn nước thải ngày một tăng và những hậu quả mà nó để lại thì không thể lường được. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Ô nhiễm nước và hậu quả của nó” để chúng ta có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Và trong quá trình thực hiện bài tiểu luận nếu có đều gì sai sót mong được sự đóng góp của thầy và các bạn.

 II.       NỘI DUNG

1)  MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.    Môi trường là gì?  Môi trường là tập hợp tất cả thành phần của thế giới vật chất bao quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.  Môi trường thiên nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học và tồn tại khách quan ngoài ý muốn của sinh vật (con người).  Sinh vật và môi trường xung quanh luôn có quan hệ tương hỗ với nhau về vật chất và năng lượng, thông qua các thành phần môi trường như khí quyển, địa quyển, thủy quyển và sinh quyển cùng các hoạt động của hệ Mặt Trời.

1.2.    Ô nhiễm môi trường là gì? Là những tác động thay đổi các thành phần môi trường, tạo nên sự mất cân bằng trạng thái môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sinh vật và môi trường tự nhiên. Cụ thể hơn là ô nhiễm môi trường là những tác động làm thay đổi môi trường tự nhiên thông qua sự thay đổi thành phần vật lý, hóa học, các nguồn năng lượng, mức độ bức xạ, độ phổ biến của sinh vật… những thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp con người qua con đường thức ăn, nước uống và không khí, hoặc ảnh hưởng gián tiếp đến con người do thay đổi các điều kiện vật lý, hóa học và suy thoái môi trường tự nhiên. 1.3.    Ô nhiễm nước là gì? Là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường nước, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt tiếp nhận các nguồn  phế thải của tự nhiên và nhân tạo như : cháy rừng, núi lửa, bụi, khí, nước thải công nghiệp và sinh hoạt, các hóa chất : phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. 2) THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC HIỆN NAY Để đánh giá đúng mực về tình trạng ô nhiễm nước, đầu tiên ta phải tìm hiểu và nhìn nhận về tình trạng ô nhiễm nước trên quy mô toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

2.1.    THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI: Ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh chân thật được tốc độ phát triển kinh tế của các quốc gia. Xã hội càng phát triển thì nguy cơ ô nhiễm càng cao.Nhiều vùng biển trên thế giới đangbị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống của các loại sinh vật biển mà nguyên nhân chủ yếu là từ đất liền và giao thông vận tải biển gây nên. Ở một số đất nước phát triển như Hoa Kì xảy ra tình trạng thảm thương do ô nhiễm nước xuất hiện ở bờ phía đông và một số vùng khác, ở Anh có sông Tamise đã trở thành ống cống lộ thiên, ngoài ra những con sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp khắc phục, ở Nhật Bản căn bệnh Minamata ở tỉnh Kumamoto do nhiễm độc thủy ngân và bệnh Itai-Itai ở tỉnh Toyama do nhiễm độc Catmi đều do nước thải từ các nhà máy gần đó. Và tại các nước phát triển nạn ô nhiễm trong công nghiệp gây ra bởi các kim loại nặng (cadmi, kẽm, chì) và khí hidrocarbua là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng các nguồn nước bề mặt. Đó là vào cuối những năm 1970, sông Senine, sông Rhin hoặc sông Tamise gần như cạn kiệt. Bên cạnh đó thì 40% sông ngòi Trung Quốc và 75% sông ngòi ở Ba Lan không đáp ứng tiêu chuẩn về độ lành của Tổ chức y tế Thế giới (mặc dù dòng sông Vistule bị ô nhiễm nặng nhưng người Ba Lan vẫn uống nước từ dòng sông này). Ở lưu vực vùng Amazone thuộc Brazil, việc khai thác vàng đã làm nguồn nước bị ô nhiễm nặng bởi hàm lượng thủy ngân. Thứ kim loại nặng độc hại này đã lây nhiễm mọi thức ăn đồ uống nấu bằng nguồn nước này và đi vào cơ thể người… Hiện nay, nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nhiều nhất cho sông ngòi cho các nước công nghiệp hóa. Cụ thể muối nitrat thải ra từ các vùng đất bón quá nhiều phân cũng được tìm thấy trong các nguồn nước sử dụng để tưới các vùng đất canh tác và tại các khu chăn nuôi tập trung ở vùng Bretagne nước Pháp, Hà Lan và mới đây tại phía bắc Tây Ban Nha và Catalogne là những nơi có số cơ sở chăn nuôi ngày càng tăng. Lượng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ và cũng không ngừng tăng và không có bất kì khu vực nào ở châu Âu mà không bị ảnh hưởng: người ta con thậm chí còn tìm thấy thuốc trừ sâu trong các ao hồ nằm trên những dãy núi cao ở Thụy Sĩ…

2.2.    Thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam:     Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về việc bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Cụ thể là ở ngành dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2500mg/l; hàm lượng chất thải lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt dến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vung dân dư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung rất lớn. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái Nguyên nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than, về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm 15% lưu lượng  sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước có màu nâu, mùi khó chịu… Ở Hà Nội, tổng lượng nước thải thành phố 300000-400000 m3/ngày, hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải lượng, nước thải  chưa được thu gom khoảng 1200 m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành.  Ở nông thôn chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1500-3500MNP/100ml ở các ven sông Tiền,sông Hậu tăng lên tới 3800-12500MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu. Ngoài ra việc nuôi trồng thủy sản do sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn dư thừa đã làm cho môi trường nước ô nhiễm các chât hữu cơ nghiêm trọng…. Và cũng phải kể đến tình trạng ô nhiễm ở các lưu vực sông mà tiêu biểu là: sự ô nhiễm của lưu vực sông Cầu- kết quả phân tích mẫu nước mặt và nước ngầm cho thấy giá trị pH của sông dao động từ 7,5-8,2 (trong đó mùa mưa dao động từ 7,03- 8,09; mùa khô đạt trung bình khoảng 7,71); cùng với đó là hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) về mùa mưa của mực sông dao động từ 18- 70mg/l,trung bình 55,7mg/l, mùa khô dao động từ 5,3- 276,0 mg/l, do đó giá trị SS ttrong sông không đủ điều kiện làm nguồn nước sinh hoạt. Bên cạnh đó lượng nước thải đổ trực tiếp ra sông Cầu ngày càng tăng do các doanh nghiệp không có hệ thống nước thải…. Tình trạng ô nhiễm của sông Nhuệ-sông Đáy cũng không mấy khả quan- theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, hệ thống sông  có 700 nguồn nước thải đổ vào với khối lượng 80000m3/ngày. Hằng ngày Vạn Phúc thải ra khoảng1000m3 nước thải (chủ yếu là các làng nghề), chứa các tạp chất tư nhiên tách ra từ vải sợi, chất bẩn, dầu, hợp chất chứa nitơ, péctin, hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HC… các loại thuốc nhuộm, hóa chất trơ. khoảng 30% thuốc nhuộm và 85-90% hóa chất nằm lại truong nước thải chảy vào kênh mương và đổ trực tiếp ra sông Nhuệ. Do sự sự phát triển nhanh của các làng nghề và các khu công nghiệp lưu vực của hai sông ô nhiễm nặng. Theo kết quả khảo sát và quan trắc cho thấy nguồn nước của hai con sông không thể phục cho việc tưới tiêu,hàng chục con sông trở thành con sông chết bốc mùi thối, sản lượng hải sản giảm do ô nhiễm nguồn nước mặt….

3)  NGUỒN GỐC Ô NHIỄM NƯỚC

3.1.    Ô NHIỄM CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN  Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão, thủy triều…hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết cuả chúng.  Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.  Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp, kĩ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu công nghiệp… =>  Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt…) có thể rất nghiêm trọng nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

3.2. Ô NHIỄM CÓ NGUỒN GỐC NHÂN TẠO Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do nguồn gốc nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt dộng giao thông  vận tải, do sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ  và phân bón trong nông nghiệp vào các nguồn nước sẵn có. Cụ thể là:

3.2.1        Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chủ yếu là do các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng… Chúng được thải ra ngoài môi trường mà không được xử lý. Chất thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein ( 40-50%), hydrat cacbon (40-50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150- 450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20- 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học.  Vi khuẩn gây bệnh trong nước thải đô thị phát triển tổng số  coliform từ 106 đến 109MPN 100ml, fecal coliform từ 104 đến 107 MPN/100ml.             >  ậy nước thải sinh hoạt có khối lượng, hàm lượng chất bẩn cao, nhiều vi khuẩn gây bệnh là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính của môi trường.

 3.2.2    Nước thải công nghiệp Tình trạng khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị… xả nước thải chưa qua xử lý  xuống hệ thống sông, hồ gây ô nhiễm trên diện rộng và thực trạng này diễn ra ngày càng phức tạp. Để đo mức độ ô nhiễm của nước thải công nghiệp  người ta sử dụng đại lượng PE để so sánh dựa vào các thông số như COD ( nhu cầu oxy hóa học), BOD (nhu cầu oxy sinh hóa), TS (tổng lượng chất rắn), DO (hàm lượng oxy hòa tan trong nước)… Ví dụ: chỉ số BOD là thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước do chất hữu cơ có thể bị sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếm khí. Chỉ số này chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm , chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm  trong nước càng lớn. Ngoài ra nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẫm mỹ. Bên cạnh đó các chất thải công nghiệp còn chứa các hợp chất như muối sắt, mangan, clo tự do, hydrosunfua, phenol,… làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sunfua, cyanua, dầu làm nước có mùi lạ. Nhiều loại nước thải sản xuất chứa hàm lượng muối khoáng khá cao. Hàm lượng muối cao sẽ làm cho nguồn nước không con hữu dụng với mục đích cấp nước và tưới tiêu (chẳng hạn hàm lượng Ca, Mg cao làm cho nguồn nước bị “cứng”, đóng cặn trong các đường ống). Và các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều gluxit dễ dậy men. Một số nhà máy trung bình làm nhiễm bẫn nước tương đương với một thành phố 500.000 dân. Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ đều có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy thành axit amin, axit béo, axít thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol.

3.2.3        Trong sản xuất nông, ngư nghiệp  Đối với sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu để phục vụ tưới lúa và hoa màu. Vì vậy tính trong tổng lượng nước thải chảy ra nguồn nước mặt thì lưu lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Trung bình 20-30% thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới dạng dư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đây là hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp.  

Đối với sản xuất ngư nghiệp: Diện tích nuôi trồng thủy sản gia tăng làm ô nhiễm nước vùng ven biển do thức ăn và thuốc kháng sinh dư thừa từ quá trình nuôi. Nguồn thức ăn dư thừa này thối rửa bị phân hủy, các chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường nước. Bên cạnh đó các xí nghiệp  chế biến thủy hải sản đã thải ra môi trường toàn bộ lượng nước thải bao gồm cả hóa chất và chất bảo quản. Ngoài ra việc sử dụng các hóa chất độc hại vào việc đánh bắt hải sản cũng làm gia tăng mức ô nhiễm.

 Từ các hoạt động khác: Nước thải phát sinh từ tàu biển và phương tiện hàng hải, nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển , cảng biển, bãi và kho chứa hàng… trong đó nước thải công nghiệp tàu biển thường chứa hàm lượng cao dầu khoáng, chất tẩy rửa và kim loại nặng đe dọa nghiêm trọng  chất lượng nước biển. Ngoài ra các vụ va chạm tàu thuyền trên biển làm tràn vỡ hóa chất, dầu, các chất độc hại… cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường biển. Chất thải và nước thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch là nguyên nhân trực tiếp làm ô nhiễm nguồn nước mặt ở các khu vực gần các khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ du lịch. Trong đó du lịch là nguồn đóng góp chính, chiếm ¼ tổng lượng nước thải toàn quốc. Bên cạnh đó, việc khai thác nước phục vụ nhu cầu du lịch vượt quá khả năng đáp ứng nguồn nước cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước biển chủ yếu do sông tải ra nên thường có giá trị cao; hàm lượng COD trung bình trong nước biển ven bờ có xu hướng tăng cao ( trung bình năm biến đổi trong khoảng 11,23-20,50mg/l và 100% các giá trị quan trắc đều lớn hơn QCVN 10:2008/BTNMT đặc biệt tăng vào các năm  2006 và 2008…

4)        HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM NƯỚC

4.1.    Hợp chất hữu cơ Các tác động lên sức khỏe tùy thuộc hoàn toàn vào tích chất các hợp chất hữu cơ và liều lượng con người hấp thụ vào. Các hợp chất hữu cơ như: các hợp chất hữu cơ của phenol, các hợp chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu DDT, linden(666), endrin, parathion, sevin, bassa… Một vài loại thuốc trừ sâu và dung môi hữu cơ có thể gây ung thư, một số khác lại gây tác hại đến các cơ quan nội tạng của con người, một số khác có khả năng gây đột biến gen. Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bị nghi ngờ là gây ung thư.

 4.2.    Hóa chất bảo vệ thực vật Hóa chất bảo vệ thực vật: đó là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học, được dùng để phòng trừ sinh vật có hại cho cây trồng và nông sản với các tên gọi khác nhau: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc diệt cỏ, … và nó thực sự  ảnh hưởng lâu dài của chúng đối với môi trường và con người. Khoảng 0,1% tổng các chất bảo vệ thực vật có tác dụng độc hại đối với người và vật nuôi là các chất bảo vệ thực vật nông nghiệp – chúng có thể phân thành loại rất độc, độc, trung bình và ít độc. Ví dụ: thuốc bảo vệ thực vật DDT là một loại rất độc, thời gian để nó phân hủy rất lâu có loại bền thời gian phân hủy trên 2 năm (chủ yếu các hợp chất clo, hữu cơ). Ảnh hưởng độc hại của DDT như sau: chim nhiễm độc DDT: trứng mỏng; cá nhiễm độc DDT: chết hay giảm khả năng chống cự; người nhiễm độc DDT: ung thư, đẻ con quái thai… Độc tính của thuốc trừ sâu thay đổi khá rộng. Ví dụ: hai hợp chất nhóm lân hữu cơ là parathion và malathion trong đó parathion độc hơn hết. Parathion- hợp chất này độc đến nỗi chỉ cần một lượng đến 120mg cũng đủ làm tử vong người lớn và chỉ cần liều lượng 2mg cũng đủ làm tử vong trẻ em. Hầu hết các tai nạn ngộ độc đã xãy ra chỉ cần bằng con đường hấp thụ qua da và kể từ khi người ta biết sử dụng parathion đã có đến hàng mấy trăm người chết bởi parathion. Hexaclorophen diệt nấm và diệt khuẩn đã có thời kỳ sử dụng rộng rãi cho cây trồng cho sản xuất rau quả, bông và cũng đã được sử dụng như một tác nhân chúng khuẩn trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân (một ứng dụng đã bị đình chỉ bởi ảnh hưởng độc hại do có khả năng gây nhiễm độc TCDD). Độc tính cao của nó được thể hiện bởi khả năng tích lũy trong cơ thể ở liều lượng không gây tử vong nhưng lại gây ra những tổn thương lâu dài trong các bộ phận của cơ thể dẫn đến ung thư, quái thai, nhiễm độc phôi thai, đột biến gen… chỉ với hàm lượng vô cùng nhỏ. TCDD đã gây nhiễm độc cho hàng chục ngàn người ở những nơi sản xuất và sử dụng nó.

4.3.    Ô nhiễm dầu mỏ Dầu mỏ là hỗn hợp hóa học của hàng trăm cấu tử với những thành phần chủ yếu gồm: prarafin 20%, parafin mạch vòng 20%, các hợp chất thơm 5%, các nephthen thơm, các hợp chất lưu huỳnh 4%, các hợp chất nitơ 1%, còn lại là hợp chất oxy và các chất phụ trợ. Môi trường biển bị ô nhiễm do rò rỉ từ các dàn khoan dầu, tàu vận chuyển dầu trên biển; từ các nhà máy lọc dầu, chế biến dầu ven biển đã để lại hậu quả nghiêm trọng như: giảm tính chất hóa lý của nước (thay đổi màu. mùi, vị);tạo lớp váng mỏng phủ đều mặt biển; ngăn cách biển và khí quyển, ngăn cản sự trao đổi oxy giữa biển và khí quyển, ngăn cản trao đổi nhiệt cũng như tạo ra lớp cặn ở đó. Ngoài ra do tính độc hại của dầu và sản phẩm của dầu mà dẫn đến những thiệt hại vô cùng lớn đối động thực vật có độ nhạy cảm cao sống trong nước nhiễm dầu. Nhiễm độc dầu làm giảm chất lượng thủy hải sản ( do xuất hiện vết đen và mùi vị khác). Ở mức nhiễm độc cao hơn sẽ làm sinh vật phát triển không bình thường, phá hoại tập quán di cư, ảnh hưởng đến cá con và ấu trùng, làm giảm dự trữ thức ăn, làm thay đỗi vị trí cư trú có thể dẫn đến tiêu vong một số loài…

4.4.    Nhiễm các kim loại nặng Kim loại nặng là những nguyên tố có tỉ trọng >5. Các loại nặng có trong nước uống thường được xem là các kim loại lượng vết, vì chúng thường có tác dụng ở một nồng độ cực kỳ bé.

4.4.1        Nước nhiễm asen, cadmi  Asen là kim loại nặng rất độc hại, nó có thể gây độc khi vào cơ thể qua con đường ăn uống, hô hấp và tiếp xúc qua da. Tuy nhiên  nhiễm độc có thể xảy ra khi ăn thức ăn bị nhiễm asen và nước uống. Asen gây ra ba tác động chính tới sức khỏe con người là: làm đông keo protein, tạo phức với asen(III)  và phá hủy quá trình phốt pho hóa. Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết , sử dụng nước có nồng độ asen từ 0,3 mg/l (hay 300ppb) trở lên sẽ bị các bệnh ung thư ở gan, da phổi… sau 3-4 năm. Ngộ độc asen cấp tính có triệu chứng giống như bệnh tả, xuất hiện rất nhanh, có thể ngay sau khi ăn phải. Bệnh nhân nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và chết sau 24 giờ. Triệu chứng nhiễm độc mãn tính xuất hiện sau ba năm dùng nước nhiễm độc hoặc sớm hơn nếu nồng độ asen cao. Tuy vậy ở Việt Nam loại bệnh này vẫn rất ít được các bác sĩ biết đến. Về lâu dài, asen cũng có thể gây ra tiểu đường, nhồi máu cơ tim, sẩy hoặc lưu thai…, song ít được nghĩ tới.  Cadmi xâm nhập vào nguồn nước từ các hoạt động công nghiệp như mạ điện, đúc kim loại , khai thác mỏ, sản xuất sơn màu và chất  dẻo….  Cadmi xâm nhập vào cơ thể người qua con đường hô hấp, thực phẩm. Cadimi xâm nhập vào cơ thể được tích tụ ở xương , thận và được đào thải. Một phần nhỏ được liên kết mạnh nhất với protein của cơ thể thành thionin- kim loại có mặt ở thận và phần còn lại được giữ trong cơ thể dần dần được tích lũy, tăng cung tuổi tác. Đến khi lượng Cd2+ dủu lớn nó sẽ thế chỗ Zn2+ ở các enzim quan trọng gây rối loạn trao đổi chất.      

4.4.2.      Nước nhiễm crôm, chì  Crôm được tìm thấy từ chất thải của nhà máy tráng mạ kim loại, các khu khai thác mỏ, từ khí thải động cơ. Các cuộc kiểm tra nguồn nước để xác định Crôm xuất hiện ở dạng nào, Cr-3 tan ít trong nước và được coi là chất cần thiết đối với con người và động vật trong quá trình chuyển hóa hiệu quả lipid, glucô và protein thành năng lượng. Nhưng mặc khác, Cr-6 được coi là chất độc xếp vào loại danh mục nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Nó thực sự độc hại đối với gan thận, có thể gây xuất huyêt nội và rối loạn hô hấp. Khi hít phải crom thì có thể gây ung thư. Nếu tiếp xúc thường xuyên với crôm sẽ bị viêm loét da.  Chì đã được U.S EPA xác định là một trong những chất ô nhiễm phổ biến nhất trong các dòng mưa đô thị. Chì có thể là nguyên nhân gây ra rất nhiều triệu chứng ốm đau như thiếu máu, đau thận, rối loạn khả năng sinh sản , suy giảm trí nhớ và kìm hãm các qua trình phát triển trí tuệ cũng như cơ bắp và có thể gây ung thư. Nhiễm độc chì ở mức độ nào  cũng có hại cho sức khỏe. Nếu người người bệnh bị nhiễm chì  trong trong thời gian kéo dài, chì sẽ gắn chặt vào các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là hệ xương, khiến cho quá trình đào thải càng chậm. Riêng đối với trẻ em, chì có tỷ lệ nghich với sự phát triển chỉ số thông minh. Nồng độ chì trong máu cao sẽ có hại về mức phát  triển trí tuệ. Nhiễm độc chì có thể là do nước nhiễm chì từ các khu công nghiệp hoặc nước uống từ các ông dẫn nước chứa chì, từ các ống đồng nhưng được hàn bằng chì có thể chắc một lượng chì gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hiện nay chì có nhều trong khu vực khai thác kim loại, hầm mỏ, khu chắn rác, lò đốt. Làm việc hoặc sinh sống ở gần khu vực này có thể bị nhiễm chì qua nước uống, thực phẩm, không khí. Rau, trái cây đôi khi có bụi chì bám vào thực phẩm đựng trong hộp kim loại hàn bằng chì cũng có chì.

4.4.3.      Nước nhiễm  thủy ngân Thủy ngân là kim loại gây ô nhiễm nước liên quan đến sự lắng tụ từ không khí, từ các dòng nước mưa đô thị, các xí nghiệp dược, việc sử dụng thuốc trừ sâu và các bãi rác. Thủy ngân ở dạng hợp chất rất độc đối với con người và sinh vật. Hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân- dùng trong nông nghiệp để làm thuốc diệt nấm, trong Đông y thủy ngân gọi là chu sa được dùng làm thuốc an thần và methy thủy ngân nhiễm vào trong thủy sản sống ở vùng bị ô nhiễm… Mỗi loại độc tính và hiệu ứng tác dụng khác nhau nhưng trong đó methyl thủy ngân là dạng hóa học độc nhất, nghiêm trọng nhất trong các dạng hóa học của thủy ngân. Người lao động tiếp xúc với hơi thủy ngân có thể phát sinh bệnh viêm phế quản cấp tính và bệnh phế nang. Biểu hiện cụ thể tác động lên thần kinh là: run rẩy, phình tuyến giáp, tim đập nhanh, nổi mề đay, sưng lợi, những thay đổi về gan, tăng bài tiết thủy ngân trong nước tiểu. Các hiện tượng xuất hiện khi ăn phải một nồng độ muối thủy ngân lớn hơn 10%. Sau khi ăn phải nó gây co cứng cơ bụng và đi ngoài ra máu, cùng với sự viêm loét, chảy máu và hoại tử dạ dày- ruột thường kèm với trướng bụng. Ví dụ: tai nạn ở vịnh Minamata ở Nhật Bản đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây nhiễm độc nặng hàng ngàn  người. Do người dân ăn cá và các động vật biển bị nhiễm thủy ngân. Thủy ngân ít bị phân hủy sinh học, bị tích đọng trong cơ thể sinh vật thông qua chuỗi, mắc xích thức ăn. Rong biển có thể tích tụ lượng thủy ngân gấp 100 lần trong nước, cá có thể chứa đến 120ppmHg/kg. Thủy ngân thường tồn tại ở dạng vô cơ. Trong các trầm tích và trong cơ thể sinh vật hủy sinh nó tồn tại ở dạng hữu cơ. Thủy ngân khi ở dạng hữu cơ sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương gây rối loạn hệ thần kinh vận động, tâm lý và có thể gây ung thư. Ở dạng vô cơ thường  tìm thấy trong nước thủy ngân có thể gây suy giảm hoạt động của thận. 

  4.4.4        Nước nhiễm  nikel Nikle rất hay được tìm thấy trong nguồn cung cấp nước uống. Theo nghiên cứu của U.S EPA đã xác định rằng 86% các nguồn nước ngầm và 84% các nguồn nước mặt có chứa một lượng nhỏ nikel. Các nguồn nikel có thể là từ nhà máy luyện kim, các xưởng mạ kim loại, các là rèn, các khu mỏ, các nhà máy lọc dầu. Nikle làm thay đổi hệ thống enzym và máu, khi hít phải nhiều nikel có thể bị ung thư và có thể gây đột biến.

4.4.5.      Nước nhiễm mangan Mangan đi vào môi trường nước do quá trình rửa trôi, xói mòn, do các chất thải công nghiệp luyện kim, acqui, phân hóa học. Mangan là nguyên tố vi lượng, nhu cầu mỗi ngày khoảng 30- 50mg/kg trọng lượng cơ thể. Nến hàm lượng lớn gây ngộ độc cho cơ thể, gây độc với nguyên chất tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ nặng gây tử vong. 

  4.5.    Vi sinh vật gây bệnh Trong nước thiên nhiên còn có nhiều lọai vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các đơn bào. Chúng xâm nhập vào nước từ môi trường xung quanh hoặc sống và phát triển trong nước. Và trong đó các tác nhân gây bệnh thường là các vi sinh vật  có nguồn gốc từ phân người bệnh, phân gia súc như vi khuẩn, virut, động vật đơn bào, giun ký sinh Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh trong nước thường có nguồn gốc từ phân người, động vật. Chúng xâm nhập vào nguồn nước, vượt qua các quá trình  khử trùng và rồi tiến vào các ống dẫn nước. Các dòng nước mưa từ các khu chợ, các trang trại chăn nuôi, chất thải từ thuyền bè cũng chính là nguồn cung cấp mầm bệnh… Và nó thực sự làm nguy hại đến sức khỏe của con người. Biều hiện: Khi nước uống bị nhiễm bẩn, Virus nhiễm qua đường tiêu hóa thì 3 bệnh có thể xảy ra là viêm dạ dày, ruột , viêm gan A… gây bệnh sốt bại liệt, gây nhiễm đường niêm mạc,  gây dịch tả, thương hàn, kiết lị,  gây rối lọan đường ruột,…. Khi ăn phải rau nuôi trồng trong nước có ấu trùng từ phân người bám dính  nếu người ăn không rửa sạch sẽ mắc bệnh sán ruột.  Ngoài ra người ăn thực phẩm từ động vật chưa nấu chín  có thể sẽ bị bệnh sán lá gan, sán phổi… Ba bệnh do các vi khuẩn của nguồn nước thường gặp nhất là sốt thương hàn do Salmonella typhosa gây ra, bệnh tả châu Á do Vibro comma gây ra và lỵ khuẩn que do Shigelle dysenteriae gây ra. Ô nhiễm nước về mặt sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ gồm chất thải  sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, do thải các chất hữu cơ có thể lên men được, … Ô nhiễm sinh học do vi khuẩn là vấn đề lớn đối với vệ sinh công cộng ở các nước đang phát triển. Các bệnh viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia phải  kể đến các trận dịch tả. Sự nhiễm bệnh này được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước, ví dụ: thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn….

5)        MỘT SỐ GIẢI  PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM NƯỚC

Thứ nhất: chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi tr­­­ường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nước,trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường  nước trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.

Thứ hai: thành lập các quỹ bảo vệ môi trường, áp dụng các ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự án có các biện pháp tốt về bảo vệ môi trường, áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm và việc sản xuất chúng có tác động xấu đến môi trường. Hạn chế và khuyến khích thương mại với việc bảo vệ môi trường.

Thứ ba: chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao,  trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ,  chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua,  gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng.

Thứ tư: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường  nước trong toàn xã hội (đặc biệt là giáo dục ngày trong nhà trường) nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức,  ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường nước,  trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường nước;  xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên-  con người-  xã hội.                  III.       KẾT LUẬN  Về phương diện khoa học, môi trường là một lĩnh vực liên ngành, đa ngành; còn về phạm vi ảnh hưởng của nó là một trong những đối tượng mang tính toàn cầu rõ rệt nhất. Nếu sự ô nhiễm môi trường là một tai họa thì “ tai họa này không phải của riêng ai” , mà là chung của tất cả các quốc gia, của toàn nhân loại. Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng đang là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chien