Chia sẻ về việc tự xuất bản sách.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Heyyyy,

Hôm nay là ngày 29, ngày nộp Dl của mình, nhưng mình không nộp mà nhảy lên đây tâm sự với mọi người.

Nhìn cái tiêu đề hấp dẫn và thơm ngon thì hẳn ai cũng đã đoán được chủ đề mình nói hôm nay rồi, đó chính là tự xuất bản sách.

Tự xuất bản sách nghĩa là gì? Là các bạn sẽ tự lo từ khâu xin giấy phép, chi tiền in, thiết kế bìa, và các bạn cũng sẽ là người bán sách luôn.

Tại sao lại chọn tự xuất bản sách? Tự xuất bản sách, vì đơn giản là bản thân muốn chính mình xem xem đứa con được ra đời như thế nào. Chính mình sẽ là người giám sát quá trình in ấn này, cũng được chọn nhà in và thiết kế bìa theo ý mình. Có một điểm nữa là chúng ta được giữ bản quyền truyện của mình, vì khi chúng ta xuất bản qua phương thức gửi bản thảo cho nxb, họ sẽ mua đứt bản quyền của mình trong 5 năm theo một cái giá mà có lẽ bản thảo của mình sẽ tiềm năng hơn. Đặc biệt là khi tự xuất bản, mình sẽ được tự tay bán sách, biết số lượng bán ra bao nhiêu, những ai đã mua. Như vậy cũng vui phết.

Và tự xuất bản sách cũng là con đường ngắn hơn để bản thảo điện tử của mình thành một cuốn sách giấy hoàn chỉnh. Nói đúng ra thì khi mình nộp bản thảo cho các nxb nhà nước/ tư nhân, cơ hội được chọn là khá khó.

Khi tự xuất bản sách thì cần chuẩn bị những gì?

Đầu tiên là cần chuẩn bị đơn xin giấy phép và gửi đến những nxb đã được cấp giấy phép hoạt động của cục xuất bản để xin giấy phép. Sau đây mình sẽ liệt kê các nxb ở Việt Nam kèm địa chỉ:

1. Nxb bách khoa Hà Nội.

2. Nxb Chính trị Quốc Gia Sự thật.

3. Nxb công thương.

4. Nxb công an nhân dân.

5. Nxb dân trí.

6. Nxb giao thông vận tải.

7. Nxb giáo dục Việt Nam.

8. Nxb dân trí.

9. Nxb học viện nông nghiệp.

10. Nxb Hồng Đức.

11. Nxb hội nhà văn.

12. Nxb khoa học tự nhiên và công nghệ.

13. Nxb khoa học và kỹ thuật.

14. Nxb Kim Đồng.

15. Nxb kinh tế HCM.

16. Nxb lao động.

17. Nxb lao động- xã hội.

18. Nxb lý luận chính trị.

19. Nxb mỹ thuật.

20. Nxb khoa học xã hội.

21. Nông nghiệp.

22. Nxb Quân đội nhân dân.

22. Nxb Sân khấu.

24. Nxb Thanh niên.

25. Nxb Phụ nữ Việt Nam

26. Nxb Thông tin và truyền thông

27. Nxb Thông tấn.

28. Nxb Thế giới.

29. Nxb Thể thao và du lịch.

30. Nxb Thống kê.

31. Nxb Tri thức.

32. Nxb Tài chính.

33. Nxb Tài nguyên- môi  trường và bản đồ Việt Nam.

34. Nxb Tôn giáo.

35. Nxb Tư pháp.

36. Nxb Văn hóa- Thông tin.

37. Nxb Văn hóa dân tộc.

38. Nxb Văn học.

39. Nxb Xây dựng.

40. Nxb Y học.

41. Nxb Âm nhạc.

42. Nxb Đại học công nghiệp Tp HCM.

43. Nxb Đh Cần Thơ.

44. Nxb Đh Huế.

45. Nxb Đh kinh tế quốc dân.

46. Nxb Đh Quốc gia HN

47. Nxb Đh Quốc gia tp HCM

48. Nxb Đh sư phạm.

49. Nxb Đh Thái Nguyên.

50. Nxb Đh Vinh.

51. Nxb Đh sư phạm tp HCM.

52. Nxb Hà Nội.

53. Nxb Hải Phòng.

54. Nxb Nghệ An.

55. Nxb Phương Đông.

56. Nxb Thuận hóa.

57. Nxb Trẻ.

58. Nxb tổng hợp tp HCM.

59. Nxb Văn hóa- văn nghệ tp HCM.

60. Nxb Nxb Đà Nẵng.

61. Nxb Đồng Nai.

Việc của các bạn là lên Google down mẫu đơn xin cấp phép giấy phép xuất bản và điền đầy đủ, gửi về địa chỉ nxb kèm bản photo cccd hoặc cmnd+ gửi bản thảo về mail nxb đó.

Các nxb khác nhau thì cũng có chút khác biệt. Như nxb Đà Nẵng thì các bạn hãy liên hệ anh Hiếu (zalo: 0905655889). Để lấy mẫu đơn của nxb Đà Nẵng luôn+ gửi bản thảo vào email anh Hiếu và chụp cccd/ cmnd gửi qua Zalo cho anh, không cần phải photo gửi kèm. Sau khi đã điền xong đơn thì các bạn cũng chụp gửi cho anh trước để đăng ký đề tài, rồi mới gửi đến nxb nhe.

Ở trên đơn đề nghị cấp phép thì sẽ ghi số lượng và nơi in. Vì vậy cũng kiến nghị các bạn hãy tìm một nhà in uy tín trước. Tìm nhà in ở đâu? Các bạn có thể nhìn vào phía sau bìa của những cuốn sách bạn ưng ý.

Như cuốn này là in ở công ty CP in và Truyền thông Hợp Phát.

Còn mình giới thiệu cho các bạn một số chỗ nhé:

In ấn Thúy Vy.

In Hồng Đăng.

Công ty An Tạo.

Soc Printing.

In Hoa Hồng.

Note: note này vô cùng quan trọng, đó là nếu bạn cảm thấy quy trình xin giấy phép quá rườm rà thì hãy liên hệ các nhà in qua mail hoặc Zalo, họ sẽ hỗ trợ các bạn xin giấy phép hết sức. Vì hầu như nhà in nào cũng muốn bạn in thành phẩm tại nơi của họ mà.

Như vậy là chúng ta chỉ cần đợi quyết định xuất bản và in ấn nữa là xong rồi!

Nói nhỏ: Dù là làm đơn xin giấy phép, nhưng không phải bản thảo nào cũng được cấp đâu nhé. Ngoài việc bản thảo của bạn không vi phạm luật xuất bản thì còn phải hợp "gu" của nxb. Gợi ý cho các bạn có thể chọn nxb Đà Nẵng hoặc Hội Nhà Văn, hai nxb này làm việc nhanh, và cũng dễ.

Câu hỏi: Thiết kế bìa ở đâu? Bạn có thể ủy thác các nhà in làm cho luôn, vì mấy nhà in mình nêu trên đều kiêm cả thiết kế. Hoặc có thể bạn thuê họa sĩ, giá tầm vài triệu.

Giá tiền in như thế nào? Tùy thuộc vào số lượng của bạn, gáy đóng keo có may thêm chỉ hay không, loại giấy và bìa, số trang.

Tiền xin giấy phép? Phụ thuộc vào nxb, đề tài, độ dài tác phẩm.

Có lưu ý gì quan trọng không? Đó là số lượng in thực tế phải đúng với con số ghi trên đơn xin cấp phép, nếu không là bị phạt đó nhé.

Tự xuất bản sách có bất cập gì? Đó là tiền các bạn ạ. Và khi xuất bản xong không ai làm truyền thông cho mình.

Có con đường nào dễ hơn nữa không? Có. Trên các trang mạng xh bây giờ tràn ngập các văn phòng luật sư cam đoan quen biết và có quan hệ với các nxb. Và việc của tác giả là liên hệ mà thôi.

Vậy thôi, đề tài đến đây là hết rồi. Ở chương sau mình sẽ nêu về một số lưu ý ở phương thức xuất bản qua công ty văn hóa truyền thông tư nhân hoặc nộp bản thảo nhé. Bye!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro