giun dep

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Title: GIUN DẸP:

Author: COMPUTER

CreationDate: Tue Mar 24 16:43:00 GMT+07:00 2009

ModificationDate: Thu Jan 08 05:40:00 GMT+07:00 1970

Genre:

Description:

GIUN DẸP:

(Palthelminthes hoặc Platodes), ngành động vật không xương sống có tổ chức cơ thể thấp trong giới động vật, có đối xứng hai bên, có 3 lá phôi, chưa có thể xoang. Cơ thể dẹp, dài 2 mm - 18 m, có dạng 2 túi lồng vào nhau có chung một lỗ miệng, phân hoá thành: đầu, lưng, bụng, đuôi. Di chuyển có định hướng. Hệ sinh dục lưỡng tính, có thêm tuyến phụ, ống dẫn và có thể có cơ quan giao cấu. Hệ thần kinh tập trung, chạy dọc hai bên. Bài tiết theo kiểu HYPERLINK "linkvinapedia3csoft:nguy%C3%AAn%20%C4%91%C6%A1n%20th%E1%BA%ADn" nguyên đơn thận. Có khoảng 7.500 loài. Chia thành 5 lớp: Sán tiêm mao, Sán đơn chủ, Sán song chủ, Cestodaria và HYPERLINK "linkvinapedia3csoft:S%C3%A1n%20d%C3%A2y" Sán dây.

Trong ngành GD chỉ có lớp HYPERLINK "linkvinapedia3csoft:S%C3%A1n%20ti%C3%AAm%20mao" Sán tiêm mao là sống tự do, các lớp khác kí sinh: ở người, động vật có xương sống khác. Những loài sống kí sinh có hình thái và chức phận thích nghi với lối sống này, như giác bám, hệ sinh dục phát triển, chu trình sống có nhiều loại HYPERLINK "linkvinapedia3csoft:%E1%BA%A5u%20tr%C3%B9ng" ấu trùng khác nhau...

Các loài GD kí sinh gây hại cho người, vật nuôi, trong đó đáng chú ý là HYPERLINK "linkvinapedia3csoft:s%C3%A1n%20l%C3%A1%20gan" sán lá gan (Fasciola hepatica), sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis), sán lá ruột (Fasciolopsis buski); sán dây bò (Taeniarhynchus saginatus), sán mép (Diphyllobothrium mansoni); sán dây cá (Ligula intestinalis), sán máu (Schistosoma hematobium, S. mansoni, ...), sán dây lợn (Taenia solium).

Để điều trị giun sán cần xét nghiệm phân để xác định bị nhiễm loài nào để có thuốc điều trị đúng; điều trị thường xuyên kết hợp với phòng và cải tạo môi trường sống.

Sán dây. lớp thuộc ngành giun dẹp. Cơ thể sán trưởng thành hình dải, dài 1m đến 10m tuỳ loài. Phần đầu sán rất nhỏ, mang cơ quan bám để bám vào nơi kí sinh. Phần cổ nhỏ và ngắn là vùng sinh trưởng (sinh ra các đốt mới). Phần thân dài, gồm nhiều đốt (có khi tới hàng nghìn). Sống kí sinh trong ruột động vật có xương sống, hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành cơ thể, có lớp cuticun bọc ngoài để chống lại dịch tiêu hoá của vật chủ. Vòng đời SD thường phát triển qua vài ba kí chủ khác nhau. Dạng trưởng thành là các vật nội kí sinh (thường ở trong ống tiêu hoá của động vật có xương sống). Dạng ấu trùng và nang sán lại phát triển qua một vài vật chủ trung gian khác (động vật bậc thấp hay bậc cao thích hợp). Để thích nghi với lối sống kí sinh, một số cơ quan của SD rất phát triển (hệ sinh dục, cơ quan bám). Ngược lại, một số cơ quan khác bị tiêu giảm (hệ tiêu hoá, hệ thần kinh). SD có khoảng 3.400 loài. Ở Việt Nam đã biết khoảng 150 loài. Một số loài có thể gặp: SD lợn, dạng trưởng thành (dài 2 - 4m, có khi đến 8m, với khoảng 700 - 1000 đốt), sống trong ruột non của người. Ấu trùng phát triển thành nang sán thường tồn tại trong các thớ cơ của lợn, gây lên bệnh lợn gạo, SD bò dài 4-10m, có 1.200 - 2.000 đốt, có vòng đời như SD lợn, gây lên bệnh bò gạo.

Sán lá. lớp giun dẹp kí sinh ở động vật. Cơ thể hình bầu dục, thuôn dài, bên ngoài có lớp vỏ cuticun dày để chống lại sự phá huỷ do quá trình tiêu hoá của vật chủ. Có giác và móc bám. Chia làm hai bộ; SL một vật chủ có chu kỳ phát triển nhanh, vd. (Gyrodactylus); SL đa vật chủ (SL gan, SL máu). Trứng SL gan, SL máu nở ra ấu trùng tiêm mao miracidium trong nước ngọt. Ấu trùng chui vào ốc nước ngọt, phát triển thành ấu trùng cercaria và khoảng 300 loài sống kí sinh ở người, động vật và gây bệnh nguy hiểm cho người, thú, gia cầm và cá.

Sán lá gan. chỉ động vật không xương sống, họ Fasciolidae, lớp sán lá (Trematoda), kí sinh trong ống mật của động vật nhai lại. Chu trình phát triển có qua kí chủ trung gian là một loài ốc nước ngọt. Cơ thể hình lá dài hai đầu thuôn nhỏ, giữa phình to, màu đỏ máu. Mật bụng có 2 giác bám; giác miệng vừa là cơ quan bám vừa là phần đầu ống tiêu hoá; giác bụng vừa là cơ quan bám vừa là phần cuối ống tiêu hoá. Qúa trình phát triển trải qua ấu trùng tiêm mao (miracidium), ấu trùng redia, cercaria và bào xác (adolescaria). Bệnh SLG phổ biến nhất ở Việt Nam là bệnh ở động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Bệnh SLG ở động vật ăn cỏ chủ yếu do Fasciola hepatica (ở bò, thỏ), F gigantica (ở trâu). Trâu, bò, thỏ nhiễm bệnh do nuốt phải ấu trùng của sán bám vào rau, có ở nước. Bệnh SLG là một trong những nguyên nhân làm trâu bò cày "đổ ngã" vào vụ đông xuân ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam.

2. SLG ở người và thú ăn thịt (chò, mèo...) chủ yếu do Clonorchis sinensis gây ra. Chu kì phát triển của Clonorchis sinensis qua hai kì chủ trung gian là ốc và một số loài cá (cá giếc, trắm, rô, vv). Tục ăn gỏi cá sống làm tỷ lệ đường mật, túi mật, xơ gan... Phòng bệnh: không ăn thịt sống, vệ sinh nguồn nước, giải quyết tốt nguồn phân. Cần khám để biết rõ bị nhiễm loại sán nào để điều trị phù hợp.

Sán lá phỔi. Loài sán lá có hình dạng giống hạt cà phê, màu nâu đỏ, một mặt dẹt, một mặt lồi, trứng trong phế quản. Trứng màu nâu vàng, hình bầu dục, theo đờm hoặc phân ra ngoài. Ở nước, trứng nở thành mao ấu trùng, rồi chui vào ốc thành vĩ ấu trùng, sau đó chiu vào cua đồng, cua núi hoặc cua sông thành nang trùng. Nếu người uống nước lã hay ăn cua có nang trùng chưa nấu chín sẽ mắc bệnh. Nang trùng tới tá tràng, xuyên qua ruột, phúc mạc, cơ hoành tới phế quản, có khi còn gặp ở não, tinh hoàn. Chẩn đoán bằng phương pháp kháng nguyên, xét nghiệm đờm hoặc phân. Phòng bệnh: không ăn cua nướng, cua nấu chưa chín, uống nước lã. Điều trị theo chỉ định của thầy thuốc.

Sán lá ruỘt. loài sán lá thuộc lớp sán lá (Trematoda), họ Fasciolidae, thường thấy ở ruột lợn, ruột động vật nhai lại, động vật ăn thịt và gia cầm. Ở người SLR có màu hơi đỏ, dài 2 - 7cm, rộng 8 - 20mm, dày 0,5 - 3mm, tử cung chứa nhiều trứng. Khi ra khỏi cơ thể, sau 3-7 tuần, ấu trùng trưởng thành chui vào sống trong ốc, sau đó bám vào rong bèo, ngó sen, củ ấu, tạo thành nang trứng. Nang trứng có vỏ không bị chất toan dạ dày phá huỷ, bám vào niêm mạc tá tràng và đoạn trên hồi tràng gây tắc ruột, viêm hoặc làm tê liệt thành ruột. Kí chủ trung gian của SLR là ốc Plamorbis và Segmentina. Lợn nhiễm sán do nuốt phải ấu trùng sán cùng với rau, bèo sống (rau lấp, rau muống, củ ấu, củ niễng, cây súng, vv). Tỷ lệ lợn mắc sán ở phía Bắc Việt Nam khá cao, lợn trên bốn tháng tuổi, lợn đực giống và lợn nái nhiễm cao nhất. Tác hại chủ yếu của bệnh; lợn tăng cân chậm, tiêu tốn nhiều thức ăn. Phòng bệnh: không tháo phân lợn tươi vào ao, hồ, nơi dùng để lấy nước hay trồng thả , thức ăn cho lợn (bón phân trâu bò cho những ao, hồ này); ủ lấy ở những nơi ô nhiễm; diệt ốc kí chủ trung gian. Dùng thuốc tẩy sán cho lợn thịt 3 - 4 tháng tuần (lần 1), và 7-8 tháng tuổi (lần 2), cho lợn nái sau khi cai sữa.

<PIXTEL_MMI_EBOOK_2005>18 </PIXTEL_MMI_EBOOK_2005>

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lebalam87