giun dep va san 2 chu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Title: 1

Author: TA

CreationDate: Sat Oct 31 23:40:00 ICT 2009

ModificationDate: Thu Jan 29 01:40:00 ICT 1970

Genre:

Description:

1.Đặc điểm chung của ngành:

- Đối xứng 2 bên bắt nguồn từ đối xứng tỏa tròn: đầu-đuôi, lưng -bụng.

Dẹp hướng lưng bụng (tăng diện tích tiếp xúc, rút ngắn khoảng cách.

- Cơ thể có 3 lá phôi, chưa có xoang cơ thể : dạng 2 túi lồng vào nhau, chung lỗ miệng.

+ Túi ngoài là bao mô bì cơ: gồm các t/b biểu mô cơ có tiêm mao( tiêu giảm), tế bào que, một số khác hợp bào + tế bào cơ riêng biệt( bao kín (vòng cơ thân riêng(dọc vòng, chéo), cơ h/đ đối kháng giữa các nhóm (chuyển động làn sóng .

+ Túi trong là ống tiêu hóa: túi kín, chưa có cơ.

+ Giữa hai túi là nhu mô đệm, các cơ quan nội quan nằm trong nhu mô( chưa có thể xoang( khoang trống trong cơ thể ).

* Mức độ tố chức cơ thể đơn giản

- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện- cơ quan tiêu hóa dạng túi. Giác bám.

- Hệ thần kinh: dạng dây, chưa hoàn thiện. Hạch sơ khai tập trung thành não phía trước, nhiều dây thần kinh chạy dọc( 2 dây bên phát triển hơn).

- Cơ quan cảm giác : đơn giản. Sống tự do( điểm mắt, thụ quan da..).

Sống ký sinh tiêu giảm( tế bào cảm giác hóa học trên da, không mắt).

-Hệ bài tiết nguyên đơn thận: hệ thống ống chạy dọc 2 bên thân, tận

cùng các tế bào ngọn lửa. Khả năng bài tiết yếu. Ngoài ra cón giữ chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu.

- Hô hấp qua bề mặt cơ thể . Chưa có hệ tuần hoàn.

- Cơ quan sinh dục hoàn thiện: thêm tuyến phụ , ống dẫn sinh dục , cơ quan giao phối. Lưỡng tính. Thụ tinh trong.

- Phát triển trực tiếp (ấu trùng có lông bơi). Chu kỳ phát triển phức tạp.

- Môi trường sống: Sống ký sinh là chủ yếu. Một số ít sống tự do ( sán lông).

- Biến đổi thích nghi ký sinh: Tiêu giảm lông bơi, giác quan. Phát triển

thêm ( cơ quan bám, số lượng các cơ quan sinh sản ..) . Tăng các hình

thức sinh sản(tế bào mầm, bao nang, tăng lứa đẻ, tăng số lượng trứng)

2. Phân loại: hiện biết 20.000 loài. Phân 4 lớp.

1. Lớp sán tơ = lớp sán lông( Turbellaria)

* Đặc điểm :

- Thành cơ thể từ ngoài vào trong gồm nhiều lớp:

+ Mô bì ( biểu mô đơn có tiêm mao), tế bào tuyến, tế bào que)( bảo vệ cơ thể

+ Lớp màng đáy nơi bám của lớp cơ.

+ Lớp bao cơ: 3 lớp(cơ vòng, cơ xiên, cơ dọc). Có dải cơ lưng- bụng

- Nhu mô : Là lớp mô bì chèn giữa bao cơ và thành nội quan

Trong nhu mô có nhiều tế bào khác nhau (tế bào tuyến, sợi thần kinh, các ống bài tiết, tế bào hình sao , tế bào sắc tố.) ( tạo thành mô liên kết xốp.

- Hệ cơ : gồm cơ lưng - cơ bụng- cơ ngang: liên hệ ruột- quyết định vận chuyển của ruột.

- Hệ tiêu hóa dạng túi: miệng mặt bụng- hầu( cơ, tiêm mao)- ruột giữa ( chia nhánh, tế bào tuyến, tế bào thực bào)( cặn bã thải qua lỗ miệng.

- Hệ bài tiết nguyên đơn thận : ống dọc, ống ngang, tận cùng tế bào ngọn lửa( tiêm mao lòng ống luôn rung động)( chất thải qua lòng ống ra ngoài.

- Hệ thần kinh : hạch não, dây thần kinh. Thùy cảm giác, 1 đôi mắt ngược.

- Hệ sinh dục lưỡng tính. Sinh sản vô tính tái sinh. Sinh sản hữu tính thụ tinh ngoài.

- Nhóm thích nghi với đời sống tự do, bơi lội trong nước .

2. Lớp sán hai chủ ( Degenae = Trematoda):

Khoảng 3000 loài. Thích nghi ký sinh trong, 2 chủ

* Cấu tạo

- Cơ thể hình lá- dẹp. Có 2 giác bám: bụng và miệng( cơ, gai và bao cuticun).

- Lớp biểu mô: chìm trong nhu mô đệm, ngoài cơ thể có cuticun( bảo vệ

- Hệ bài tiết : nguyên đơn thận, 1- 2 ống dọc thân, phân nhánh ( bọng đái( lỗ bài tiết.

- Hệ tiêu hóa: miệng- hầu( cơ khỏe)- thực quản- ruột ( 2 nhánh phức tạp , kín)(túi chứa.

- Hô hấp kiểu kị khí. Hệ thần kinh : hạch não tập trung vùng đầu, có 3 đôi dây thần kinh .

- Hệ sinh dục : lưỡng tính, phức tạp, cấu tạo hoàn chỉnh( tuyến sinh dục, ôôtyp).

- Quá trình phát triển phức tạp : có hiện tượng xen kẽ thế hệ sinh sản . Di chuyển qua nhiều vật chủ(ít nhất 2 vật chủ)

* Vai trò:

Khoảng 2.000 loài kí sinh trong cơ thể người và động vật(gây bệnh

- Fasciolopsis buski-Sán lá ruột

- Fasciola hepatica-Sán lá gan

- Paragonimus ringeri-Sán lá phổi

- Eurytrema pancreaticum-Sán lá tuỵ

* Vòng đời của sán lá ruột lợn = sán lá song chủ :

- Sinh sản hữu tính ở vật chủ chính ( người, gia súc khác).

- Sinh sản vô tính ở vật chủ trung gian ( ốc ).

- Các giai đoạn cần có những điều kiện cần thiết( nước, ốc thích hợp)

Chu kỳ phát triển phức tạp , qua nhiều giai đoạn như sau:

Trứng theo mật ( vào ruột( theo phân ra ngoài ( vào môi trường nước ( nở thành ấu trùng Miracidium bơi lội tự do ( có lông bao phủ, có hạch não, mắt lẻ chữ thập, có 1 đôi nguyên đơn thận và nhiều tế bào mầm)( chui vào cơ thể ốc, ký sinh (gan-tụy-tuyến sinh dục ) phát triển ( Bào nang= sporocyst ( hình túi hoặc trụ, không có mắt, có nhiều tế bào mầm) ( Bào nang lớn lên, phân chia ( ấu trùng Redia( ấu trùng Cercaria(có đuôi) ( ra khỏi ốc bơi lội tự do ( bám vào cây thuỷ sinh ( rụng đuôi)( Metacercaria (kết bào xác )( vào vật chủ chính ( người, gia súc)( tiếp tục một chu kỳ phát triển mới.

Chú ý: Có khi ở dạng Metacercaria(kết vỏ phần đầu)( chui vào vật chủ trung gian thứ 2( Vật chủ chứa )( chui vào vật chủ chính( qua 3-4 vật chủ).

3. Sán đơn chủ (Monogennoidea):

* Đặc điểm cấu tạo:

- Hiện biết khoảng 1.100 loài.

- Là sán ký sinh kích thước nhỏ ( 0,5 - 6 nm) , ký sinh bên ngoài cơ thể .

- Vật chủ bò sát, cá, lưỡng thê.

- Cơ thể có đĩa bám phức tạp- cuối thân (gai, móc, vòng cơ dầy)

- Phát triển có biến thái. Không xen kẽ thế hệ sinh sản. Trứng nở thành ấu trùng có móc ( bám vào vật chủ ( phát triển thành cơ thể trưởng thành.

- Không có vật chủ trung gian.

- Ký sinh ngoài cơ thể ( da, mang ) hoặc ký sinh bên trong ( xoang miệng, xoang hầu.., bóng đái..).

* Vai trò: chủ yếu gây bệnh cho cá.

* Đại diện

Sán gạo lợn Taenia solium

Sán chó T. multiceps

Sán mép Diphyllobotrium latum

4. Lớp sán dây (Cestoda) :

Thích nghi với đời sống ký sinh sâu sắc. Hiện có khoảng 3000 loài

* Đặc điểm.

- Cơ thể dạng dải, dài & dẹp. Cơ thể chia 3 phần : đầu- cổ - thân( mỗi phần có đặc điểm và chức năng chuyên hóa riêng .

- Bao biểu mô cơ có nhu mô chìm - nhú lông( tăng diện tích tiếp xúc.

- Cơ thân: dưới màng đáy gồm: cơ vòng, cơ dọc, cơ vòng. Lớp cơ lưng-bụng( bao cơ dầy, liên kết di chuyển.

- Nhu mô ( hạt glycogen, " hạt đá vôi")( trung hòa axit tiêu hóa vật chủ.

- Cơ quan tiêu hoá tiêu giảm hoàn toàn. Chất dinh dưỡng trong nhu mô

- Hệ bài tiết nguyên đơn thận, có 2 ống dọc( đổ lỗ bài tết cuối thân.

- Hệ TK: đôi hạch não đầu có cầu nối- đôi dây tk chạy dọc-phân nhánh ( cơ quan bám, dây dọc có cầu nối ngang ( mạng lưới dưới da.

-Giác quan: kém phát triển( t/b cảm giác rải rác, tập trung nhiều ở đầu)

- Cơ quan sinh dục lưỡng tính, phức tạp; mỗi đốt có một cơ quan sinh dục riêng. Thụ tinh giữa các đốt( chồng lên nhau); có thay đổi vật chủ. Đốt già tử cung chứa nhiều trứng, các nội quan khác tiêu giảm.

- Các dạng nang (túi) sán: 1 đầu; nhiều đầu; nhiều bọc đầu.

* Đại diện

Sán gạo lợn Taenia solium

Sán chó T. multiceps

Sán mép Diphyllobotrium latum

*Chu kỳ phát triển và di chuyển vật chủ ở sán dây:

- Vòng đời trải qua 2-3 vật chủ.

+ Trưởng thành : ký sinh trong ống tiêu hóa của nhiều động vật khác nhau ( trâu, bò, cừu, người..)

+ Ấu trùng: ký sinh trong cơ thể động vật không xương sống (giun ít tơ, đỉa, chân khớp) động vật có xương sống( cá, thú)

- Ví dụ: Vòng đời của sán dây bò ( Taenia saginata)

Sán dây bò trưởng thành ký sinh trong ruột người(vật chủ chính)

( Đốt sán chín(mang bọc trứng) theo phân ra ngoài ( bọc trứng ra ngoài ( ấu trùng 6 móc( bám vào cỏ( theo thức ăn vào cơ thể bò( ấu trùng 6 móc chui qua thành ruột, qua dạ dày( vào máu, bạch huyết(tới gan, cơ, tim, phổi, não...( nằm im tại đây chuyển thành nang sán ( có đầu lộn vào trong- nhiều loại khác nhau - nang 1 đầu, nhiều đầu) -Nang sán giữ nguyên trong vài năm( khi người hay các động vật khác ăn phải (dưới tác dụng enzim, phân hủy nang sán( đầu sán lộn ra ngoài( phát triển thành sán trưởng thành .

Chủng loại phát sinh ngành Giun dẹp

-Theo A.lang: từ sứa lược dẹp do có những tương đồng (Ruột, miệng, đ/x & mầm lá phôi 3)

-Theo L.Graf: Từ ruột túi thấp-dạng Planula do tương đồng giữa trục & cấu trúc cơ thể

- Hiện nay:

Gốc từ Rhabdocoela(Sán tơ ruột thẳng); sau tiến hoá theo 3 hướng.

Hướng 1-Turbelaria sống tự do

Hướng 2-kí sinh ngoài (Monogenea) (dần chuyển sang kí sinh trong (Cestoidea)

Hướng 3-từ hội sinh trong ốc thành kí sinh bắt buộc và chuyển vật chủ mới(Digenea)

<PIXTEL_MMI_EBOOK_2005>2 </PIXTEL_MMI_EBOOK_2005>

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lebalam87