CỔ TÍCH CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH...

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mọi người có biết vì sao ba mẹ vào buổi tối đều kể cho các con mình nghe truyện cổ tích không? Thực chất là để ru ngủ. Trong giấc mơ bọn sẽ sẽ tưởng tượng ra mình là nhân vật chính trong câu chuyện đó, vui vẻ hạnh phúc nên giấc ngủ sẽ được sâu hơn. Bởi thế mà sáng ngày hôm sau bị ba mẹ gọi dậy đi học lại nhăn nhó mặt mày, lăn qua lăn lại trên giường không muốn xuống. Cổ tích thường mang một màu hồng là do lúc nhỏ suy nghĩ giản đơn, tâm hồn thuần khiết. Góc nhìn của một đứa trẻ khác với góc nhìn của người trưởng thành. Lớn lên rồi khi đọc lại một câu chuyện nào đó chúng ta thường phân tích nó ra từ nhiều góc nhìn khác nhau chứ không đơn thuần chỉ nghe như hồi còn thơ bé. Nói một cách khác, trưởng thành là lúc chuyện cổ tích ngày xưa bị hiện thực bóp nát, trở nên một màu tàn khốc.

Ví như truyện Nàng Tiên Cá, ngày trước không chỉ có mỗi kết thúc có hậu là hoàng tử nhận ra người cứu mình là cô ấy rồi hai người sống hạnh phúc bên nhau trọn đời. Mà song song đó nó còn một dị bản bi thương khác, đó là nàng tiên cá chọn cách thành toàn cho hoàng từ và công chúa còn mình thì lao xuống nước biến thành bọt biển. Cái kết này ngày trước người lớn không dám kể cho chúng ta nghe bởi tâm hồn trẻ thơ còn non nớt, rất dễ hình thành ám ảnh. Tuy nhiên trưởng thành rồi có lẽ sẽ nhận ra đây là một kết thúc phù hợp nhất cho câu chuyện này. Theo mạch truyện thì cái kết buồn đó lại thích hợp nhất còn nếu sửa thành hai nhân vật chính sống hạnh phúc đâm ra rất miễn cưỡng gượng ép. Đâu ai quy định cuối mỗi câu chuyện cổ tích sẽ là câu kết 'hai người sống mãi bên nhau'. Đâu ai quy định cuối mỗi câu chuyện tình yêu thì đích đến sẽ là lễ đường tổ chức hôn lễ. Câu nói này rất đúng 'hạnh phúc trước giờ không phải là một câu chuyện, bất hạnh mới đúng!".

Lại xét về khía cạch khi trưởng thành từ câu chuyện Tấm Cám. Lúc nhỏ khi nghe ghét Cám bao nhiêu thì lớn lên lại thương Cám bấy nhiêu. Thật ra nếu nhìn kỹ sẽ thấy Tấm là một cô gái rất thiếu nghị lực. Đụng chuyện khó không chịu nghĩ cách giải quyết mà cứ khóc lóc để chờ bụt xuất hiện giúp đỡ. Lúc nhỏ cho rằng mọi người đều yêu thương và giúp Tấm là vì cô hiền lành, lớn lên mới biết được hoá ra lí do thật sự Tấm là nhân vật chính. Còn Cám thật chất là một nhân vật đáng thương vì cô ấy mang vai phải diện mà chịu sự khinh ghét của mọi người. Nhưng dù ác từ đầu chí cuối cô ấy đều dựa vào sức mình mà làm việc. Cám không phải nữ chính thế nên kết cuộc cô rất bi thảm. Mà chung quy tất cả mọi chuyện đều vì một chữ tình.

Hoàng thượng trong câu chuyện này mọi người đều cho rằng chàng yêu Tấm nhưng có thất vậy không? Nếu ngay từ đầu đã yêu Tấm tại sao ngay cả mặt mũi cũng không nhớ mà bày ra cái trò thử hài tuyển vợ. Nếu thật sự yêu Tấm vậy thì tại sao khi cô chết lại đồng ý để Cám vào cung thay thế. Phân tích sâu hơn chẳng lẽ sau khi Cám vào cung lại không phát sinh chuyện gì với hoàng thượng à? Lẽ nào Cám vào cung chỉ để trang trí? Mọi người đều nhầm lẫn, hoàng thượng nói yêu Tấm nhưng chàng ta lại không nói  cả đời chỉ yêu mỗi mình Tấm. Vì chàng ta là hoàng thượng kia mà, hậu cung có biết bao nhiêu phi tần mĩ nữ. Truyện kết thúc ở đoạn Tấm và hoàng thượng gặp lại nhau nhưng sau đó thì sao không có ai kể nữa bởi người ta muốn giữ lại chút gì đó đẹp đẽ trong cổ tích dành cho trẻ em. Còn lớn lên rồi muốn tìm hiểu sâu hơn thì xin mời xem mấy phim cung đấu.

Tình cảm đế vương vốn là thứ bạc bẽo nhất mà hoàng tử trong Nàng Tiên Cá cũng cùng một giuột mà thôi!

Nàng tiên cá trong câu chuyện này là nữ chính nhưng xét theo khía cạnh khác thì nàng vĩnh viễn chỉ là một nhân vật phụ trong tấn bi kịch của cuộc đời mình. Bi kịch chuyện này từ đâu mà có? Là nàng đã trốn người thân để lên bờ rồi gặp hoàng tử, hay tình cảm dành cho hoàng tử lại không được chàng đáp lại. Thật ra sự nhầm lẫn của hoàng tử chính là bi kịch. Chàng lầm tưởng một thiếu nữ ở nhà tu mới là người cứu mình và mặc định cho trái tim hướng về người đó, bỏ qua sự rung động của nó với người con gái cứu mình thật sự đang đứng trước mặt. Chàng đi tìm kiếm tình yêu nhưng ngờ đâu lại tự tay huỷ hoại đi tình yêu đích thực của đời mình, gián tiếp đẩy người yêu mình và cũng là ân nhân cứu mạng đến chỗ chết. Trước cái chết của nàng, có lẽ chàng chỉ buồn dăm ba bữa rồi dần sẽ chìm vào quên lãng mà thôi. Sau đó chàng sẽ sống hạnh phúc bên người con gái khác. Thời gian thật ra là một con dao rất tàn nhẫn, có thể bào mòn mọi thứ kể cả tình yêu. Nhưng sự thật tấm bi kịch của nàng tiên cá là do nàng ấy tự tạo ra rồi tự mình chuốc lấy. Không phải ai đó hay cuộc sống này làm nàng thất vọng mà là nàng đã kỳ vọng vào thế giới này quá nhiều. Nàng tự tay vẽ ra tương lai màu hồng rồi chấp niệm với nó mà không chịu buông tay từ bỏ.

Nàng liệu có nghĩ đến những người chị em của mình đã dùng những mái tóc dài đẹp đẽ để đổi lấy con dao sắt nhọn kia không? Khi đứng trước ranh giới phải lựa chọn một lần nữa giữa tình yêu và mạng sống nàng đã nghĩ gì? Khi giơ con dao lên trước mặt hoàng tử để rồi nghe thấy tiếng chàng gọi người vợ trong mơ của mình nhưng không phải nàng, nàng đã nghĩ gì? Để cuối cùng nàng lại chọn cách quăng con dao rồi nhảy xuống biển biến thành bọt nước. Đây không phải là một tình yêu cao cả đáng ngưỡng mộ, mà đó chính là sự mù quáng, ngu xuẩn. Làm tổn thương những người yêu mình và chính bản thân mình để đổi lại vài giọt nước mắt thương hại của người không yêu mình liệu có xứng đáng không? Nếu như mình không thể yêu lấy mình thì còn mong chờ gì ở người khác?

Có thể thấy rằng hy sinh và đánh đổi biến tình yêu thành lòng thương hại. Đừng vì một người nào đó mà đánh mất đi tương lai. Vì người khác mà tổn thương chính mình thật sự không đáng.

Thế mới nói cổ tích của ngày còn ấu thơ khác xa với cổ tich của người trưởng thành. Có mấy ai sau lớn lên rồi vẫn còn đặt niềm tin là cổ tích có thật nữa chứ?

Cre: Trích dẫn từ [Thiên Phương Dạ Đàm]...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tanvan