Ngũ Long đi xa, Câu chuyện về Bất Diệt và Long Tôn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Link: https://www.facebook.com/groups/honkaistarrailvn/permalink/6269134733196608/

--

Về nội dung, PV ra mắt dưới dạng hỏi đáp giữa Oppenheimer, trưởng nhóm học phái Candelagraphos thuộc hội Tri Thức và Long Sư Đào Nhiên (Taoran). Với mục đích giác ng.ộ, PV này như một dạng khám phá câu hỏi triết học về "bấ.t di.ệt". Cũng như "Tiên Châu Thông Giám - Đế Cung Thất Thiên Tướng" trước đó, "Ngũ long đi xa" cũng lần lượt giải thích về năm vị Long tôn trong Liên minh Tiên Chu, với lượng thông tin có thể nói là rất lớn.

DIỆU THANH LONG TÔN「THIÊN PHONG QUÂN」

Ứng Long của Tiên Chu Diệu Thanh, điều khiển gió & sấm sét, phong hào Thiên Phong.

CHU MINH LONG TÔN「VIÊM ĐÌNH QUÂN」

Cầu Long của Tiên Chu Chu Minh, điều khiển thiên hoả, phong hào Viêm Đình.

PHƯƠNG HỒ LONG TÔN「HỘ UYÊN QUÂN」

Giao Long của Tiên Chu Phương Hồ. Ngài là nữ quân, điều khiển băng, phong hào Hộ Uyên

NGỌC KHUYẾT LONG TÔN「CÔN CƯƠNG QUÂN」

Địa Long của Tiên Chu Ngọc Khuyết, thường thiền định trong im lặng, phong hào Côn Cương.

LA PHÙ LONG TÔN「ẨM NGUYỆT QUÂN」

Thương Long của Tiên Chu La Phù, điều khiển mây mưa, phong hào Ẩm Nguyệt.

AEON LONG VÀ CỰ LONG CH.ẾT CH.ÓC TYPHON

Bối cảnh của tộc Vidyahara trong HSR là sự luâ.n h.ồi, cái ch.ết không phải là kết thúc mà là sự khởi đầu của một cuộc số.ng mới. Nhưng đối với cõi b.ất t.ử .bất di.ệt, lu.ân h.ồi không phải là luâ.n h.ồi của cá nhân nắm giữ trí tuệ, mà là lu.ân h.ồi của vạn vật trên thế gian.

Khái niệm này được dân gian gọi là sự ra đời của vạn vật sau cái ch.ết của một con cá voi. Cái ch.ết sẽ sinh ra nhiều sự sống hơn. Chừng nào sự sống còn tiếp tục, tiếp diễn tới vô tận thì cái ch.ết của thâ.n x.ác đó sẽ không phải là kết thúc của sự sống mà là một điểm khởi đầu mới. Đây chính là câu trả lời về sự bất t.ử của Long Sư Đào Nhiên, và cũng là một phần ám chỉ dụng ý đằng sau tất cả hành động của Đan Phong.

Cho dù có mấ.t đi ki.ếp này vì loạn Ẩm Nguyệt, kiếp sau của Đan Phong đã được tự do và sẽ thỏa sức khai phá những gì anh không thể làm được trong quá khứ. Đó chẳng phải chính là một phần kế thừa của "bất diệt" hay sao?

DIỆU THANH LONG TÔN「THIÊN PHONG QUÂN」

Ứng Long của Tiên Chu Diệu Thanh, điều khiển gió & sấm sét, phong hào Thiên Phong.

Nguyên hình của Thiên Phong Quân là Ứng Long. Ứng Long, còn có tên gọi khác là Hoàng Long, hoặc Canh Thần, là rồng có cánh trong thần thoại Trung Hoa. Ứng Long từng phục vụ cho anh em Phục Hi & Nữ Oa, Hoàng Đế Hiên Viên và Vũ Vương. Ứng Long từng lập công gi.ế.t Xi Vưu, Khoa Phụ, bắt Vô Chi Kỳ, chiến đấu chố.ng lại hổ, báo, gấu; quẫy đuôi mở sông Dương Tử và cổng Long Môn, cũng như sinh ra phượng hoàng và kỳ lân.

Thiên Phong Quân chịu trách nhiệm trông coi thần tích Trù Phú do Yaoshi ban cho thuyền này là mặt trăng, hay Thai Động Chi Nguyệt (胎动之月).

Trong nhiệm vụ đồng hành, chúng ta có thể biết được Thiên Phong Quân đã hết lời nói đỡ để Ẩm Nguyệt Đan Phong được giảm nhẹ tội danh.

CHU MINH LONG TÔN「VIÊM ĐÌNH QUÂN」

Cầu Long của Tiên Chu Chu Minh, điều khiển thiên hoả, phong hào Viêm Đình.

Nguyên hình của Viêm Đình Quân là Cầu Long. Truyền thuyết cổ đại chia ra các loại rồng như sau: Có vảy là Giao Long, có cánh là Ứng Long, có sừng là Cầu Long, không có sừng là Ly Long. Chữ Cầu có nghĩa là "xoáy" và "cuộn lại", vì vậy sừng của Cầu Long là sừng xoắn ốc.

Thứ mà Viêm Đình đang canh gác gọi là "Thái Thủy Toại Hoàng", ám chỉ thủ lĩnh của Tuế Dương là "Toại Hoàng". Trong Đế Cung Tích Triền Ca, có một năng lượng thuần khiết tên là Tuế Dương có thể xâm chiếm tâm trí con người. Trong trận chiến quyết định với tộc này, Tư Mệnh Đế Cung đã tổ chức một quân cảm tử, tháo dỡ động cơ phụ của Diệu Thanh, biến nó thành vũ khí hóa và dùng nó để tấn công vào hành tinh Tuế Dương, khiến nó phân rã và sụp đổ thành lỗ đen, giành chiến thắng. Sau chiến tranh, thủ lĩnh của Tuế Dương là "Toại Hoàng" bị phong ấn và kết án dành phần đời còn lại của mình để cung cấp năng lượng cho con thuyền tiên Chu Minh. Chiếc vạc xuất hiện trong hình hẳn là lò năng lượng giam cầm Toại Hoàng. 

"Lò tâm kiến tạo" ở La Phù chính là Tạo Hóa Hồng Lô, lấy năng lượng cốt lõi từ Tuế Dương, Tư Mệnh Đế Cung công khai phản đối Trù Phú và lộ rõ ý định hủy diệt Cây Kiến tạo. Vì sợ hãi trước những chiến công và uy danh của Đế Cung, những quý tộc đã uống thuốc bất tử trên các Tiên Chu đã kết án Đế Cung phải ngủ giấc ngủ vĩnh hằng trong khoang đông lạnh của Tiên Chu.

Sau này, trong loạn Hỏa Kiếp cuối cùng của Thời đại Tam Kiếp, khi các thuyền tiên sắp bị đánh bại bởi cuộc tấn công của Thợ dệt cánh và Thái Tuế (Thị Nhục), Tư Mệnh Đế Cung được đánh thức. Tiếp đó, ngài phớt lờ khuyên can, tiến vào ngục sâu trên Tiên Chu Chu Minh, thuyết phục Toại Hoàng, thủ lĩnh đang bị gia.m cầm. của Tuế Dương, thỏa thuận cho phép hắn sử dụng thâ.n th.ể ngài. Đổi lại Lan sẽ được sử dụng sức mạnh của Toại Hoàng Tuế Dương.

Sau khi b.ắn mũi tên h.ủy di.ệt dân Trù Phú, ngài đã biế.n m.ất, chỉ còn Toại Hoàng vẫn bị gia.m gi.ữ trong lò tâ.m năng lượng do Viêm Đình Quân can.h gác. 

Sau này, chúng ta đã biết việc Tư Mệnh Đế Cung Lan được sinh ra ở Tiên Chu chỉ là truyền thuyết của Tiên Chu. Khả năng cao là hình ảnh "Tư Mệnh Đế Cung" chính là sự hình tượng hóa những anh hùng của Tiên Chu đã chiến đấu và hi sinh trong Chiến tranh Trù Phú cũng như Thời đại Tam Kiếp. Còn ở hiện tại, sau khi Đế Cung biến mất, cơ thể Toại Hoàng vẫn bị giam trong lò tâm năng lượng của Chu Minh với sự trông chừng của Viêm Đình Quân.

PHƯƠNG HỒ LONG TÔN「HỘ UYÊN QUÂN」

Giao Long của Tiên Chu Phương Hồ. Ngài là nữ quân, điều khiển băng, phong hào Hộ Uyên

Nguyên hình của Hộ Uyên Quân là Giao Long. Trong thần thoại và truyền thuyết Trung Quốc, Giao Long là tên gọi của một loài Thủy quái, thân hình dài tựa như rắn, không chân hoặc có chân, trên đầu có mào hoặc sừng như lân, miệng có nanh sắc nhọn. Giao Long sau nhiều năm tu luyện có thể thăng thiên và hóa thành rồng thực sự.

Thuyền tiên Phương Hồ nơi Hộ Uyên Quân tọa trấn là chiếc thuyền tiên có số lượng tộc Vidyahara sinh sống đông nhất trong liên minh. Trong Chiến tranh Trù phú lần thứ ba, Kế Đô Thận Lâu tấ.n côn.g Phương Hồ, gây tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Vào thời điểm sinh tử của cuộc chiến, Tư Mệnh Đế Cung xuất hiện, bắn mũi tên giải vây cho Liên minh và Phương Hồ, nhưng mũi tên này cũng ảnh hưởng đến chính Phương Hồ. Nó khiến gần 1/5 động tiên trên thuyền bị phá hủy, số lượng binh lính Tiên Chu đã chết trong trận chiến này là cực lớn (và do tộc Vidyadhara không thể tăng dân số nên bất kỳ sự mất mát nào của người thuộc tộc Vidyadhara đều là một tổn hại không thể chịu đựng được). Người ta có thể tưởng tượng tác động của cuộc chiến này đối với Phương Hồ và toàn bộ tộc Vidyadhara kinh khủng tới mức nào.

Do chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh, kể từ sau đó, Hộ Uyên Quân đã theo đuổi chính sách tự bảo vệ và hiện đang neo đậu cụm sao Radani thuộc hệ sao Tlaltecuhtli.

Thứ mà Hộ Uyên Quân trông chừng là Phương Thốn Yên Hải (方寸烟海), được suy đoán là có liên quan đến công nghệ tạo ra Động tiên trên các thuyền tiên. Rất có thể, Hộ Uyên Quân đã "phân tách" một phần Ba Nguyệt Cổ Hải, quê hương của tộc Vidyahara và mang nó lên thuyền tiên Phương Hồ. 

Ngoài ra, mạn phép đoán một chút, Hộ Uyên đại nhân có thể chính là người đứng đầu trong năm Long tôn của Liên minh Tiên Châu.

Nàng là nữ quân, tính cách lạnh lùng uy nghiêm như tảng băng tạc thành thành ngai rồng của nàng vậy. Theo thông tin được cung cấp khi tương tác với một quả trứng trong Lân Uyên Cảnh, hình phạt cuối cùng dành cho Ẩm Nguyệt Quân năm đó là Mệnh lệnh được hạ bởi Hộ Uyên Quân. Điều đáng suy ngẫm là Long sư đại nhân trực tiếp khiển trách Ẩm Nguyệt đại nhân, yêu cầu Hộ Uyên nghiêm khắc trừng phạt Ẩm Nguyệt lại bị nàng khiển trách và lưu đày.

Từ điểm này, chúng ta lại có thể đoán rằng Hộ Uyên cũng mang lòng đồng tình và thương xót với Ẩm Nguyệt. Ít nhất nàng còn do dự, không tàn nhẫn lạnh nhạt như vẻ bề ngoài. Điều này cũng có thể phù hợp với mô tả trong PV rằng "Long tôn cũng có tâm hồn của người phàm". 

NGỌC KHUYẾT LONG TÔN「CÔN CƯƠNG QUÂN」

Địa Long của Tiên Chu Ngọc Khuyết, thường thiền định trong im lặng, phong hào Côn Cương.

Nguyên hình của Côn Cương Quân là Địa Long. Truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc có câu rằng hiện tượng tự nhiên động đất được hiểu là "Địa Long phiên thân" aka rồng đất trở mình.

Thứ Côn Cương canh giữ là Tức Nhưỡng Uyên Thạch. Tức Nhưỡng là một trong nhiều kỳ tích khoa học và công nghệ do người Tiên chu nghiên cứu tạo ra trong lĩnh vực sinh học sau khi được ban tặng Kiến Mộc. Tức Nhưỡng ngày nay vẫn được sử dụng trong công nghệ nuôi cấy thuyền sao trên các thuyền tiên, nó là một môi trường đặc biệt hỗ trợ sự sinh trưởng cho các hạt giống, đất và không gian.

Uyên Thạch chưa được đề cập tới, nhưng rất có thể đây là một loại vật liệu hết hợp với Tức Nhưỡng tạo ra sự sinh sôi vô tận khó kiểm soát. 

LA PHÙ LONG TÔN「ẨM NGUYỆT QUÂN」

Thương Long của Tiên Chu La Phù, điều khiển mây mưa, phong hào Ẩm Nguyệt.

Nguyên hình của Ẩm Nguyệt Quân là Thương Long, hay Thanh Long, một trong tứ tượng gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Từ thời Tiền Tần, Thương Long là đại biểu của Thái Hạo và Đông Phương Thất Túc (gồm Giác, Kháng, Để, Phòng, Tâm, Vĩ, Ki). Tới thời Hán, Thương Long còn được đại diện cho mùa xuân và hành mộc trong ngũ hành.

Vị Long tôn này thì không cần phải nói nhiều nữa. Thứ ngài theo đuổi kỳ tích về khả năng sinh sản của người bản địa Tiên Chu, và "Bất Tử Kiến Mộc", thứ đã biến toàn bộ người dân Tiên Chu thành người bất tử trong quá khứ xa xôi. 

Ngàn năm về trước, để áp chế sự sinh trưởng của cây Kiến tạo, Ẩm Nguyệt Quân lúc đó là Vũ Biệt (Yubie) đã bất chấp sự phản đối mà dẫn nước từ Ba Nguyệt Cổ Hải bao phủ gốc rễ cây kiến tạo. Cái giá phải trả chính là hi sinh mảnh đất quê hương của tộc Vidyahara, thành công phong ấn cây Kiến tạo.

Từ đó, tộc Vidayahara trên Tiên chu La Phù đời đời mang trọng trách canh gác Bất Tử Kiến Mộc. 

Hàng trăm năm trước, Long tôn của La Phù có tên tự là "Đan Phong". Anh là một trong năm thành viên của "Vân Thượng Ngũ Kiêu " cùng với Kính Lưu (Jingliu, Ứng Tinh (Ying Xing, sau này là Blade), Bạch Hành (Bai Heng) và Cảnh Nguyên (Jing Yuan). Họ đã vượt qua nguy hiểm và dẫn đầu Vân Kỵ quân, đập tan Kế Đô Thận Lâu, một ngôi sao hoạt hóa được dân Trù Phú tạo ra và giải cứu Thuyền tiên Ngọc Khuyết khỏi bị hủy diệt. Từ đó, ngài trở nên nổi tiếng và tạo nên một huyền thoại huy hoàng. Cho đến ngày nay, những câu chuyện về Ngũ Kiêu vẫn được người dân Tiên chu nhắc đến và không ngừng được lấy làm cảm hứng sáng tạo.

Tuy nhiên, cái kết của Vân Thượng Ngũ Kiêu trong hiện thực lại vô cùng thảm khốc. Đan Phong gây ra loạn Ẩm Nguyệt, Kính Lưu thành x.ác nh.ập m.a. Sau đó, tuy không bị tử hình vì thân phận Long tôn và công lao trước đó nhưng Đan Phong vẫn bị kết án và bị bắt đầu thai thành Đan Hằng, bị giam giữ trong lao ngục của Sở Thập vương, sau đó được Cảnh Nguyên giải thoát bằng lệnh lưu đày vĩnh viễn.

Mặt khác, Ứng Tinh, người được cho là đã ch.ế.t, lại bất ngờ được ban phước bởi trù phú và biến thành x.ác nhập ma. Trải qua nhiều biến cố, Ứng Tinh gia nhập Hội thợ săn Stellaron với danh tính mới là "Blade" ", không ngừng truy gi.ết Đan Hằng. 

Có một điều bất ngờ chính là việc pv không đề cập đến sự tồn tại của Long tôn nào trên thuyền tiên Hư Lăng. Tuy nhiên, với việc Hư Lăng là nơi ký kết "Tuyên bố liên minh Tiên Chu" và hình ảnh hiển thị trong PV của ""Tiên Châu Thông Giám - Đế Cung Thất Thiên Tướng", chúng ta có thể thấy Hư Lăng sở hữu một đội quân hùng mạnh gồm hàng ngàn con người, trông rất giống đội quân Terra Cotta trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Vì thế, cũng có lý do để tin rằng người đứng đầu của Đế Cung Thất Thiên Tướng là Nguyên soái Hua đang ở trên thuyền tiên này cùng Trần Minh Tướng quân Hữu Vô. 

AEON LONG VÀ CỰ LONG CHẾT CHÓC TYPHON

Điều đáng nói là tộc rồng sinh ra từ Aeon Long Bất Diệt không tương đương với rồng phương Đông (rồng Trung Hoa) mà dựa trên quan niệm rộng rãi về hình tượng rồng trong các nền văn hóa trên thế giới. Ví dụ, trong PV, Oppenheimer đã đề cập rằng khi ông đến thăm Leiafal, ông đã chứng kiến ​​sự tồn tại của con rồng tối cao với tư cách là vị thần của thế giới này.

Đánh giá từ hình ảnh, nguyên mẫu của nó hẳn là "Hydra" xuất hiện rộng rãi trong nhiều nền văn hóa khác nhau, chẳng hạn như "Hydra" trong thần thoại Hy Lạp và "Azi Dahaka" trong thần thoại Ba Tư, hay rắn thần "Naga" trong thần thoại Ấn Độ. Một số giả thuyết đánh giá rằng nguyên mẫu của những con rồng này là "Chúc Long" trong thần thoại Trung Quốc. 

Ngoài ra, Oppenheimer còn chứng kiến ​​con rồng tử thần "Typhon" trút mưa lửa khiến con cháu của mình thịnh vượng và tái sinh, đồng thời truyền bá dòng dõi của mình vào không gian sâu thẳm của vũ trụ.

Hình dạng của con rồng chết chóc này chính là hình ảnh con rồng phương Tây rất điển hình, xét từ cái tên thì nó dựa trên Titan "Typhon" (còn được gọi là "Typhoeus") trong thần thoại Hy Lạp. Typhon là con của nữ thần đất mẹ Gaia, thở ra lửa, thân hình cao hơn cả bầu trời. Ngoài ra, Typhon còn có rất nhiều con cái, Typhon cùng vợ là Echidna sinh ra Hydra - con mãng xà trăm đầu ở Ladon, con rồng hung dữ xứ Colchis, chó địa ngục ba đầu Cerberus, và rất nhiều quái vật nổi tiếng trong đó có Sphinx, Harpie, quái vật biển Scylla, v.v...

Điều này cũng khá phù hợp với hình ảnh con rồng ch.ết chó.c Typhon được đề cập trong PV. 

--

Bối cảnh của tộc Vidyahara trong HSR là sự luâ.n h.ồi, cái ch.ết không phải là kết thúc mà là sự khởi đầu của một cuộc sống mới. Nhưng đối với cõi bất tử bất di.ệt, luân hồi không phải là luân hồi của cá nhân nắm giữ trí tuệ, mà là lu.ân h.ồi của vạn vật trên thế gian.

Khái niệm này được dân gian gọi là sự ra đời của vạn vật sau cái ch.ết của một con cá voi. Cái ch.ết sẽ sinh ra nhiều sự sống hơn. Chừng nào sự sống còn tiếp tục, tiếp diễn tới vô tận thì cái ch.ết của thâ.n x.ác đó sẽ không phải là sự kết thúc của sự sống mà là một điểm khởi đầu mới. Đây chính là câu trả lời về sự bất t.ử của Long Sư Đào Nhiên, và cũng là một phần ám chỉ dụng ý đằng sau tất cả hành động của Đan Phong.

Cho dù có mất đi kiếp này vì loạn Ẩm Nguyệt, kiếp sau của Đan Phong đã được tự do và sẽ thỏa sức khai phá những gì anh không thể làm được trong quá khứ. Đó chẳng phải chính là một phần kế thừa của "bất diệt" hay sao? 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro