GPB cau 21

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 21: Thế nào là nhồi máu, cơ chế gây nhồi máu?

Định nghĩa: Nhồi máu là hiện tượng hoại thử một vùng nào đó do thiếu máu cục bộ gây nên.

Nhồi máu chỉ dùng với các tạng, còn thiếu máu cục bộ gây hoại tử ở các đầu chi gọi là hoại thư khô.

Cơ chế gây nhồi máu:

• Quá trình này có thể tóm tắt như sau:

- Tắc động mạch

- Thiếu máu cục bộ kèm theo thiếu oxy và tích tụ tại chỗ các chất chuyển hóa.

- Giãn mạch tại chỗ và tuần hoàn nhánh  hạn chế nhồi máu xảy ra, có thể nuôi dưỡng một phần tổ chức bị nhồi máu, giảm bớt kích thước của ổ hoại tử.

- Hoại tử là kết quả chủ yếu của tình trạng thiếu oxy, là hình ảnh chủ yếu của nhồi máu. Hoại tử thường là hoại tử đông, tức là trong đám hoại tử còn nhìn thấy lờ mờ tổ chức, đặc biệt ở não có hình ảnh hoại tử ướt.

- Trong quá trình nhồi máu, khi các tế bào bắt đầu bị phá hủy thì quá trình viêm cũng bắt đầu xảy ra. Các mạch máu giãn to, chứa đầy máu máu chảy dần vào các mao mạch nhánh. Tính thấm thành mạch tăng lên làm cho huyết tương thoát vào khe gian bào làm vùng tổn thương sưng lên. Trong các mao mạch máu đã chảy chạm chạp cùng với sự mất huyết tương làm cho hồng cầu có thể tụ lại thành khối ở các tĩnh mạch nhỏ và mao mạch cản trở máu chảy ra khỏi vùng tổn thương.

- Hiện tượng xuyên mạch của hồng cầu xảy ra theo 2 cơ chế:

+ Dòng máu chảy quá chậm cho phép hồng cầu lách qua các tế bào nội mô ra khỏi thành mạch.

+ Áp lực mạch tương đối cao vì máu chảy vao các mao mạch nhánh, trong khi lại không chảy ra được do khối hồng cầu làm tắc nghẽn các tĩnh mạch nhỏ và các mao mạch.

• Mức độ xuất huyết thay đổi tùy theo rất nhiều trường hợp. Nói chung là tăng lên do:

- Hệ thống tuần hoàn nhánh tuy không đủ để nuôi dưỡng toàn bộ vùng đó, nhưng vẫn còn khá dồi dào như ở ruột, ở phổi.

- Có áp lực tĩnh mạch cao như ở ruột, vì áp lực tĩnh mạch cửa bao giờ cũng cao hơn các tĩnh mạch khác trong cơ thể.

• Trong vào 48h từ khi xảy ra nhồi máu, máu đông lại trong lòng các mạch ở vùng nhồi máu và sau đó máu ngưng lại không chảy vào nữa. huyết tương thoát ra ngoài gian bào cũng đông lại.

• Sự mất máu xảy ra vào khoảng sau 24h kể từ khi xảy ra nhồi máu. Màu của ổ nhồi máu chính là màu của hồng cầu. Hồng cầu dần dần bị hủy đi. Sắc tố hemosiderin được giải phóng ra có xu hướng lan tỏa vào tổ chức lành xung quanh. Nếu xuất huyết nhẹ thì ổ nhồi máu sẽ mất màu gần như hoàn toàn trong vài ngày. Đó là nhồi máu trắng. Nếu thiếu máu nhiều, ổ nhồi máu có màu đỏ thẫm gọi là nhồi máu đỏ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#câu