gpdt TQ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I- Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc ở trung Quốc 1- Khái quát tình hình Trung Quốc trước khi chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập * Tình hình Trung Quốc vào cuối triều Mãn Thanh - Vào cuối triều Mãn Thanh xã hội phong kiến Trung Quốc bước vào giai đoạn khủng hoảng. Nông dân không có ruộng, bị bóc lột nặng nề, nạn cho vay nặng lãi lan rộng và trầm trọng. Chính vì vậy, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã bùng nổ khắp nơi và liên tục. - Trong công nghiệp đã xuất hiện những yếu tố của kinh tế TBCN: công trường thủ công đã mọc lên ở khắp nơi, xuất hiện chế độ làm thuê, các trung tâm buôn bán đã hình thành và phát triển, các nhân tố kinh doanh TBCN đã làm cho sản xuất phát triển. Sản xuất nông nghiệp đã gắn liền với sản xuất hàng hoá. - Quân đội là công cụ thống trị của triều đại Mãn Thanh, nhưng đã dần dần tha hoá và mất hết sức chiến đấu. Quý tộc Mãn trở nên xa hoa, tham ô, chuyên lo hưởng thụ, tranh giành quyền lực. Mâu thuẫn giữa quý tộc Mãn và quý tộc Hán ngày càng sâu sắc. Nhìn chung, nền chính trị vào cuối triều Mãn Thanh đã trở nên thối nát không đủ can đảm và sức lực bảo vệ đất nước khi thực dân phương Tây tấn công xâm lược. * Cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất (1840-1842). Do Lâm Tắc Từ ra lệnh thiêu huỷ 20.000 thùng thuốc phiện của lái buôn Anh, Mĩ. Chính phủ Anh quyết định dùng quân sự để đói phó. Cuộc xung đột vũ trang trên biển dã xảy ra năm 1840.Trước sự tấn công của Anh, triều đình Mãn Thanh run sợ, vội vã nhận ký hiệp ước bồi thường chiến tranh. Ngày 29-8-1842, hiệp ước Nam Kinh được ký kết. Mãn Thanh nhận tất cả điều khoản yêu cầu của thực dân Anh, sau đó phải ký nhiều điều ước với các nước tư bản khác như: Mỹ, Bỉ, Na-uy, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha. . . Như vậy, Trung Quốc đã phải mở cửa đất nước, chính sách bế quan toả cảng của triều Mãn Thanh đã bị phá sản. Trung Quốc bị cuốn vào thị trường tư bản thế giới. Đó cũng chính là màn đầu của qúa trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Sau chiến tranh thuốc phiện, chủ nghĩa thực dân đã thâm nhập tàn phá nền kinh tế Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc, nhất là nông dân chịu mọi hậu quả nặng nề của chính sách nô dịch. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, nông dân không ngừng nổi dậy đấu tranh chống lại phong kiến Mãn Thanh và bọn đế quốc đang xâu xé Trung Quốc. 2- Những khuynh hướng cứu nước, giải phóng dân tộc ở Trung Quốc Trước sự biến động của xã hội Trung Quốc, từ một nước phong kiến trở thành nước phong kiến nửa thuộc địa, xã hội xuất hiện nhiều lực lượng, nhiều giai tầng khác nhau. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống thực dân và phong kiến cũng diễn ra gay go, phức tạp với những con đường khác nhau. a) Con đường Thái Bình Thiên Quốc - Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc nổ ra ngày 11.1.1851 ở Kim Điền,sau đó đã phát triển rộng ra hầu khắp Trung quốc. Đó là phong trào đấu tranh của nông dân trên phạm vi đất đai rộng lớn của Trung Quốc, bao gồm 18 tỉnh. Cuộc đấu tranh kéo dài 14 năm , đã xây dựng được một chính quyền và thi hành nhiều biện pháp tiến bộ và cách mạng. - Cuộc khởi nghĩa Thái bình thiên quốc, xét về tính chất của các chính sách, về tư tưởng chỉ đạo và thành phần tham gia thì đây là một phong trào nông dân, nó không phải là mọt cuộc chiến tranh tôn giáo và cũng khong phải là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Tuy nó làm hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, song đó là do nhu cầu bức thiết của sự tồn tại bản thân chứ giai cấp lãnh đạo không phải là đại diện cho một phương thức sản xuất mới, một quan hệ sản xuất mới Phong trào nông dân này nổ ra trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của Trung Quốc, khi thực dân đang xâu xé Trung Quốc, bọn phong kiến thì nhu nhược đầu hàng bên ngoài. Xã hội Trung Quốc có hai mâu thuẫn cơ bản tồn tại, mâu thuẫn giữa nhan dân Trung Quốc với bọn thực dân đế quốc và mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với bọn phong kiến thối nát. Do vậy, trong hoàn cảnh đó dù là cuộc đấu tranh thuần tuý nông dân, thì nó cũng không thể không đụng chạm việc giải quyết hai nhiệm vụ trên. - Phong trào Thái bình thiên quốc là phong trào nông dân lớn nhât trong lịch sử Trung Quóc. Chúng ta không chỉ nói về phạm vi ảnh hưởng, mà chủ yếu biện pháp quyết liệt và sáng tạo của nó. Trong cuộc khởi nghĩa này, lần đầu tiên giai cấp nông dân Trung Quốc đã đề ra một cương lĩnh chính trị có hệ thống, mang tính chất lịch sử dân tộc của mình. Chính sách ruộng đất bình quân, chính sách xã hội, chính sách nam nữ bình đẳng là những chính sách lần đầu tiên được đề ra trong lịch sử của Trung Quốc. Đồng thời đó cũng là mơ ước từ ngàn xưa của người nông dân, họ muốn xây dựng một xã hội "bốn biển một nhà cùng hưởng hoà bình hạnh phúc". Cuộc đấu tranh của nông dân này đã có một hoài bão lớn lao là mong lật nhào toàn bộ trật tự phong kiến, đặc biệt là muốn xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Chính vì vậy, họ đã chủ trương chia ruộng đất cho dân cày theo lao động, ước mơ xây dựng một xã hội không có người bóc lột người "thiên hạ nhất gia cộng hưởng thái bình". Nhưng ở thời đại phong kiến những lý tưởng đó không thể nào thực hiện được cuối cùng rơi vào không tưởng và thất bại. Mặc dù vậy, giai cấp nông dân Trung Quốc đã đoàn kết tấn công quyết liệt vào dinh luỹ của phong kiến và đế quốc. Trong giai đoạn đầu, lãnh tụ nông dân đã không ngừng sáng tạo, đưa cuộc khởi nghĩa đi lên và mang tính chất tiến bộ. - Phong trào Thái bình thiên quốc cuối cùng bị thất bại. Nguyên nhân chủ yếu là do không có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Giai cấp lãnh đạo là nông dân mang tính chất bảo thủ, hẹp hòi, phân tán, không đại diện cho quan hệ sản xuất mới. Giai cấp nôngdân có khả năng đập phá xã hội cũ, nhưng khi đã đẩy cách mạng đến đỉnh cao rồi thì họ không biết phải làm gì nữa. Chính vì vậy, cuối cùng họ lại quay về xã hội phong kiến, các lãnh tụ của phong trào sống xa hoa, xa rời quần chúng nhân dân, nảy sinh tư tưởng bè phái, ghen ghét, tranh giành địa vị quyền lợi, cuối cùng đi đến chém giết lẫn nhau, đưa đến "sự biến Dương-Vĩ" làm yếu dần và tan rã lực lượng khởi nghĩa, trong khi hai kẻ thù (Mãn Thanh và đế quốc) đang cấu kết với nhau và lớn mạnh. Như vậy, phong trào Thái bình thiên quốc đã chỉ rõ con đường cứu nước chống phong kiến thực dân không thể là con đường đấu tranh đơn độc của nông dân, mang tính chất bình quân chủ nghĩa, chia rẽ, khoác áo tôn giáo thần bí. Qua phong trào, đã để lộ những nhược điểm của nông dân trong đấu tranh. Tư tưởng tư hữu, ý thức phong kiến "chia quả thực", "tham vọng quyền uy", "muốn làm vua" sẽ tác động phá hoại phong trào và rút cục sẽ xoá đi tất cả thành quả cách mạng mà phong trào nông dân đã giành được. B) Con đường Dương vụ - Phong trào này bắt đầu từ 1862, do một số quan lại, địa chủ nhà Thanh đã từng dùng súng đạn của phương Tây, tau thuyền của phương Tây để đàn áp cuộc khởi nghĩa của nông dân Thái Bình thiên quốc, nên quyết định bắt chước phương Tây mở mang công nghiệp với hy vọng làm cho "binh cường nước mạnh". - Những người khởi xướng của phái Dương vụ bao gồm cung thân vương ở triều đình và các quan lại Hán tộc địa phương như Tăng Quốc Phien, Tả Tôn Đường, Lý Hồng Chương. . . Năm 1862, Lý Hồng Chương mở một số xưởng vũ khí. Năm 1866, Tả Tông Đường mở xưởng sữa chữa đóng tàu, các công xưởng này đều do quan lại, địa chủ phong kiến kinh doanh quản lý, có cố vấn nước ngoài điều khiển kỹ thuật và thiết bị trong xưởng do bọn đế quốc cung cấp. - Nhưng quy mô các công xưởng sản xuất nhỏ, vì thế các công xưởng thường bị lỗ vốn , vì sự cạnh tranh của tư bản bên ngoài. Từ những năm 70 trở đi bắt đầu kinh doanh công nghiệp dân dụng, nhưng cũng không tránh khỏi thất bại. - Việc kinh doanh đã gây tác dụng tích cực nhất định, đặt những cơ sở mỏng manh cho kinh tế tư bản chủ nghĩa, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, mở rộng ảnh hưởng của kinh tế hàng hoá, và trong một chừng mực nhất định có thể cạnh tranh với hàng ngoại. Mặt khác, quan lại có nhiều ưu thế về chính trị và kinh tế hơn tư bản dân tộc. - Tuy nhiên, những người "Dương vụ" họ lũng đoạn kinh tế tư bản phục vụ cho phong kiến, là con đường để củng cố chế độ vương quyền Mãn Thanh, lợi dụng quyền lực để vơ vét, hạn chế giai cấp tư sản mở rộng kinh doanh, tăng cường sức mạnh để đàn áp nông dân và chống ngoại xâm. Song, cuộc chiến tranh Trung-Nhật đã đánh chìm hạm đội Bắc Dương mà phái Dương vụ sau nhiều năm xây dựng, đã làm tiêu tan cả hy vọng "tự lực làm giàu" của họ. Phong trào Dương Vụ cuối cùng bị phá sản. Con đường học tập kiểu phương Tây của phái Dương vụ cũng không phải là con đường cứu nước đúng của Trung Quốc lúc bấy giờ. c) Con đường Duy Tân - Sự thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894) và sự phá sản của phong trào Dương Vụ, Trung Quốc bị các đế quốc nước tăng cường xâu xé và ngày càng rơi xuống vũng bùn của chế độ nô dịch. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp quần chúng nhân dân với đế quốc thực dân ngày càng sâu sắc. Thái độ của triều đình Mãn Thanh là nguyên nhân đưa đến tình trạng bi đát đó của Trung Quốc. Vì vậy, trong xã hội bắt đầu xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới đòi hỏi cải cách chế độ, canh tân đất nước để Trung Quốc sớm thoát khỏi sự nô dịch của đế quốc. Số trí thức phong kiến đó chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản thấy rằng, nếu chỉ cải cách trên lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật quân sự thì chưa đủ mà phải làm một cuộc duy tân theo kiểu "Minh Trị duy tân" ở Nhật Bản, phải tiến hành một cuộc cách mạng toàn diện thì mới có thể cứu vãn được Trung Quốc. Vì vậy, phong trào Duy tân cuối thế kỷ XIX phản ánh rõ nét trào lưu đó. - Những người đại diện cho phái Duy Tân là Khang Hữu vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng. . . trong đó Khang Hữu Vi là người đại diện kiệt xuất cho phái trí thức cải cách này. Tư tưởng của Ông đã ảnh hưởng tới vua Quang Tự. Vua Quang Tự muốn dựa vào phái cải cách để làm một cuộc duy tân vừa để thay đổi xã hội Trung Quốc, vừa để thay đổi cả địa vị lệ thuộc của mình vào Từ Hy thái hậu. - Phong trào Duy tân chủ yếu hoạt động trong tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thứuc tiếp thu tưu tưởng biến cách , tầng lớp địa chủ có tư tưởng tiến bộ, phú thương và cả tầng lớp tư sản dân tộc mới lớn lên. Phong trào này không đi sâu vào quần chúng nhân dân lao động, không động viên và cũng không muốn dùng lực lượng nhân dân làm hậu thuẫn cho biến cách. Có thể nói tư tưởng Duy tân lúc bấy giờ là đại diện cho tư tưởng tư sản tự do, mong xã hội biến đổi theo ước muốn hạn chế của họ. - Phong trào Duy tân tuy chủ trương rất ôn hoà, nhưng vấp phải sự chống đối rất mạnh của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến, là phái ngoan cố do Từ Hi thái hậu đứng đầu, gồm hầu hết quan lại triều Thanh. Chúng chống đối cải cách rất quyết liệt, chủ trương "thà mất nước chứ không biến pháp", lực lượng của chúng lại rất mạnh, nắm hết quyền bính, bộ máy chính quyền và lực lượng vũ trang trong tay. Chính vì vậy, mà những mệnh lệnh của vua Quang Tự đều bị phản đối kịch liệt và hầu như không có mệnh lệnh nào được thi hành. Do đó, phong trào Duy tân chỉ có thể trở thành một phong trào chính trị xa rời quần chúng, cơ sở giai cấp và xã hội của phong trào vô cùng nhỏ bé, tương quan lực lượng giữa phái Duy tân và phái thủ cựu rất chênh lệch. Những người theo phái Duy tân lúc đó là đại biểu của bộ phận tư sản tự do vừa mới từ địa chủ quan liêu chuyển hoá thành. Trên cơ sở của kinh tế tư bản Trung Quốc còn vô cùng nhỏ bé, giai cấp tư sản chưa có địa vị độc lập trong xã hội nên không thể cải tạo chế độ chuyên chế phong kiến mà phát động lực lượng cách mạng của quần chúng nhân dân. Nhưng họ không tin vào lực lượng quần chúng, không dám lãnh đạo, phát động phong trào quần chúng. Họ vẫn mang ảo tưởng là lấy cơ cấu chính quyền phong kiến làm cơ sở cho phong trào Duy tân, dùng phương pháp thoả hiệp với chính quyền Mãn Thanh để tiến hành công cuộc cải cách, biến Trung Quốc thành nước tư bản độc lập. Mặt khác, sự yếu đuối thoả hiệp của những người theo chủ nghĩa cải lương còn lộ rõ ở chỗ, họ còn nuôi nhiều ảo tưởng đối với đế quốc, họ hy vọng sự giúp đỡ của các nước đế quốc (Anh, Nhật). Nhưng trên thực tế, các nước đế quốc ủng hộ phong trào Duy tân là qua phong trào này có thể tiến thêm một bước nữa khống chế, xâm lược Trung Quốc, hy vọng phái Duy tân sẽ trở thành chỗ dựa cho chúng ở Trung Quốc và nhờ đó có thể biến Trung Quốc thành một nước phụ thuộc. Như vậy, phái Duy tân với nhiệt tình của mình, hy vọng bằng con đường ôn hoà, chỉ tiến hành cải cách vụn vặt, có thể biến Trung Quốc thành một nước tư bản, như nước Nhật, nhưng trong 103 ngày những nỗ lực của họ đã bị thất bại. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, mộng tưởng biến Trung Quốc thành nước tư bản chủ nghĩa từ đó có thể đòi độc lập bằng con đường cải cách vụn vặt từ trên xuống là điều không tưởng. Hơn nữa, các nước đế quốc có quyền lợi ở Trung Quốc, không ủng hộ, không chấp nhận, vì nếu Trung Quốc trở thành nước tư bản thì chúng sẽ mất đi một thị trường béo bở. Con đường duy tân theo phương Tây trong thời điểm ấy, không những không thoát khỏi sự thống trị của ngoại bang mà còn lệ thuộc hơn nữa vào các nước đế quốc. d) Con đường cách mạng Tân hợi - Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản Trung quốc lãnh đạo, do Tôn Trung Sơn khởi xướng, ông đã thành lập "Trung Quốc đồng minh hội"- chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc và khởi thảo cương lĩnh hoạt động của nó "Đánh đuổi giặc Thát; khôi phục Trung Hoa; thành lập dân quốc; bình quân địa quyền". Đồng thời cuộc cách mạng được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia Xét về cương lĩnh, đường lối, sách lược đấu tranh cụ thể và các biện pháp cải cách xã hội của nó, thì cách mạng Tân hợi khẳng định xu thế mới nhằm tiến tới xây dựng một nước Trung Hoa dân quốc, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. - Mục tiêu chính của cuộc cách mạng là đánh đổ triều đình Mãn Thanh và trên thực tế, đã lật đổ được triều đại Mãn Thanh. họ cũng muốn thông qua cuộc cách mạng tiến hành một số biện pháp dân chủ, ban bố dân quyền nhằm tạo điều kiện cho xã hội Trung Quốc tiến mạnh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Khẩu hiệu đánh đổ triều đình Mãn Thanh có ý nghĩa cách mạng to lớn, có tính chất dân chủ sâu sắc, nhưng nếu xem đây là một nhiệm vụ dân tộc thì là một sai lầm lớn, vì nó tập trung mọi hận thù đối với triều đại Mãn Thanh trong đó có pha trộn tư tưởng chủng tộc của nhân dân Hán tộc. Như vậy, nó không thực sự nâng cao ý thức dân tộc của nhân dân cả nước. Kết quả là để lọt một kẻ thù nguy hiểm, đó chính là thực dân đế quốc, mà đáng ra cần phải được đặt lên hàng đầu. Sự sai lầm trong việc xác định kẻ thù đã làm cho cách mạng sắp nổ ra mất phương hướng. Do nhược điểm về mặt lý luận như vậy, cho nên khi cách mạng nổ ra và triều đình phong kiến Mãn Thanh bị lật đổ thì phái cách mạng vô cùng lúng túng, không còn ngọn cờ nào để tập hợp lực lượng. Cách mạng cũng chưa đụng đến vấn đề ruộng đất, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản.Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia để đẩy cách mạng đi lên, đánh lùi các thế lực phản động. - Cuộc cách mạng đã giành được thắng lợi nhanh chóng, chỉ trong vòng một tháng có 14 tỉnh của Trung Quốc tuyên bố thiết lập chính thể cộng hoà. Cuộc cách mạng đã lật đổ được triều đình Mãn Thanh, nhưng họ không kiên quyết đẩy mạnh phong trào cách mạng, họ đã nhượng bộ phái lập hiến đã nắm được chính quyền, trong lúc đó thì thế lực của phái cách mạng bị thu hẹp lại. Bọn quan lại, địa chủ, phong kiến của triều đình Mãn Thanh nhiều người được mời ra tham gia chính quyền . Khi lọt vào chính quyền, phái Lập hiến và quan lại phong kiến hình thành một liên minh phản cách mạng. Thành quả cách mạng bị Viên Thế Khải cướp đoạt, Tôn Văn phải nhường chức Đại tổng thống. Các lực lượng đế quốc đã giúp Viên củng cố thế lực, ngân hàng 4 nước (Anh, Pháp, Nga, Mỹ) liền cho Viên vay một món tiền lớn để làm lễ nhậm chức. Quyền lợi của các nước đế quốc chẳng những không hề bị đụng chạm gì, ngược lại được củng cố và tăng cường. - Cuộc cách mạng Tân Hợi thất bại là do nhiều nguyên nhân như: do đường lối cách mạng thiếu chính xác, lực lượng giai cấp tư sản lãnh đạo yếu đuối, có mâu thuẫn với đế quốc, nhưng lại sợ đế quốc và nhất là nuôi nhiều ảo tưởng đối với đế quốc. Đồng Minh hội về mặt tổ chức thì lỏng lẻo, tư tưởng không thống nhất chứa đựng nhiều quan điểm mơ hồ. Cách mạng Tân Hợi không giành được thắng lợi triệt để chính là do hạt nhân lãnh đạo non yếu về mặt đường lối và tổ chức, lực lượng cách mạng nhanh chóng tan rã khi bị kẻ thù tấn công quyết liệt. Trong khi đó, lực lượng cách mạng và kẻ thù quá chênh lệch, triều đình Mãn Thanh cấu kết chặt chẽ với đế quốc để đàn áp cách mạng. Đó là những thực tế lịch sử và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng tư sản lớn nhất ở châu Á vào đầu thế kỷ XX. Thất bại của cách mạng Tân Hợi đã báo hiệu cách mạng Trung Quốc phải lựa chọn một con đường cách mạng mới: đó là con đường do giai cấp vô sản lãnh đạo thì mới có thể đưa cách mạng đi đến thắng lợi. 3) Một vài Kết luận về con đường cứu nước ở Trung Quốc thời kỳ cận đại - Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đã chứng kiến những cuộc vùng dậy của các giai tầng trong xã hội Trung Hoa. Nhưng mỗi lần vùng dậy là một lần thất bại. Trong một thời gian dài, cách mạng Trung Quốc rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối và lãnh đạo. Thất bại của phong trào nông dân Thái Bình thiên quốc chứng tỏ giai cấp nông dân không thể tự giải phóng mình, càng không thể tự giải phóng đất nước Trung Hoa ra khỏi ách nô dịch của đế quốc, phong kiến. Con đường cải cách theo khuynh hướng dân chủ tư sản của phái Dương Vụ, của phong trào Duy tân, rồi con đường cách mạng dân chủ của Tôn Trung Sơn cũng không thoát khỏi sự thất bại. Sự thất bại của cách mạng Tân Hợi chứng tỏ giai cấp tư sản Trung Quốc không có khả năng lãnh đạo cách mạng dân chủ đi đến thắng lợi. Tất cả các xu hướng cứu nước, giải phóng dân tộc đó đều không trả lời được câu hỏi lớn của thời đại, của nhân dân Trung quốc: giành độc lập cho dân tộc và phát triển dất nước. sự thất bại của tất cả các khuynh hướng trên đều bắt nguồn từ nguyên nhân; sự chống đối của lực lượng bảo thủ từ bên trong, sự ngăn cản của đế quốc từ bên ngoài. - Khác với một số nước, con đường cứu nước , giải phóng dân tộc ở Trung Quốc là con đường bạo lực, con đường giành độc lập ở Ấn Độ hay ở Inđônêxia là con đường ôn hoà. Ở Trung Quốc, cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc luôn luôn diễn ra bằng bạo lực là chủ yếu. Tình hình này là do điều kiện lịch sử, xã hội của Trung Quốc quy định. Kẻ thù của cách mạng Trung Quốc mạnh,chúng luôn đặt yếu tố bạo lực lên hàng đầu. Với kẻ thù như thế, muốn chiến thắng buộc phía cách mạng phải tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro