grammar tieng anh k hoc phi ca doi1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quy tắc đọc và viết ngày tháng tiếng Anh

Trong tiếng Anh, cách đọc và viết ngày tháng rất đa dạng và được áp dụng theo 2 văn phong: Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ. Dưới đây là các quy tắc chung nhất về cách đọc và viết. Hãy thực hành thật nhiều để không bị lúng túng mỗi khi viết hay đọc ngày, tháng, năm bằng tiếng Anh bạn nhé.

1. Cách đọc viết ngày tháng theo Anh-Anh.

- Ngày luôn viết trước tháng và bạn có thể thêm số thứ tự vào phía sau (ví dụ: st, th...), đồng thời bỏ đi giới từ of ở vị trí trước tháng (month). Dấu phẩy có thể được sử dụng trước năm (year), tuy nhiên cách dùng này không phổ biến.

Ví dụ:

o 6(th) (of) January(,) 2009 (Ngày mùng 6 tháng 1 năm 2009)

o 1(st) (of) June(,) 2007 (Ngày mùng 1 tháng 5 năm 2007)

- Khi đọc ngày tháng theo văn phong Anh – Anh, bạn sử dụng mạo từ xác định trước ngày

Ví dụ: o March 2, 2009 - March the second, two thousand and nine

2. Cách đọc và viết theo Anh-Mỹ

- Nếu như viết ngày tháng theo văn phong Anh-Mỹ, tháng luôn viết trước ngày và có mạo từ đằng trước nó. Dấu phẩy thường được sử dụng trước năm

Ví dụ:

o August (the) 9(th), 2007 (Ngày mùng 9 tháng 8 năm 2007)

- Bạn cũng có thể viết ngày, tháng, năm bằng các con số và đây cũng là cách thông dụng nhất.

Ví dụ:

o 9/8/07 hoặc 9-8-07

Tuy nhiên nếu bạn sử dụng cách viết như trong ví dụ trên, sẽ rất dễ xảy ra nhầm lẫn bởi nếu hiểu theo văn phong Anh-Anh sẽ là ngày mồng 9 tháng 8 năm 2007 nhưng sẽ là mồng 8 tháng 9 năm 2007 theo văn phong Anh-Mỹ.

Như vậy bạn nên viết rõ ràng ngày tháng bằng chữ (October thay vì chỉ viết số 10) hoặc sử dụng cách viết tắt (Aug, Sept, Dec...) để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra

- Khi đọc ngày tháng theo văn phong Anh – Mỹ, bạn có thể bỏ mạo từ xác định:

Ví dụ: o March 2, 2009 - March second, two thousand and nine.

Lưu ý:

Nếu bạn đọc ngày trước tháng thì bạn phải sử dụng mạo từ xác định trước ngày và giới từ of trước tháng.

Ví dụ: o 2 March 2009 - the second of March, two thousand and nine

o 4 September 2001 - the fourth of September, two thousand and one

Sự khác biệt giữa "Look", "Watch" và "See"

Sự khác biệt giữa "Look", "Watch" và "See" Look, See và Watch là những động từ dường như có vẻ giống nhau, đều nói về những cách khác nhau khi dùng tới mắt để nhìn.

Tuy nhiên có hai sự khác biệt rất quan trọng, tùy thuộc vào việc bạn chủ định nhìn hay xem và bạn chăm chú tới đâu.

Khi chúng ta nói 'see' chúng ta thường nói về những thứ mình không thể tránh không nhìn thấy, chẳng hạn chúng ta có câu: "I opened the curtains and saw some birds outside" - Tôi kéo rèm cửa sổ và (trông) thấy mấy con chim ở bên ngoài.

Như vậy có nghĩa là chúng ta không chủ định nhìn/xem/ngắm những con chim đó, mà chỉ là do mở cửa thì trông thấy chúng.

Tuy nhiên khi chúng ta dùng động từ 'look', chúng ta đang nói về việc nhìn một cái gì có chủ định. Do vậy, có thể nói "This morning I looked at the newspaper" - Sáng nay tôi xem báo, và có nghĩa là tôi chủ định đọc báo, xem báo.

Khi chúng ta 'watch' - theo dõi, xem - một cái gì đó, tức là chúng ta chủ động nhìn nó một cách chăm chú, thường là vì có sự chuyển động trong đó. Ví dụ, "I watched the bus go through the traffic lights" - Tôi nhìn theo/theo dõi chiếc xe buýt vượt đèn đỏ, hay "I watch the movie" - Tôi xem phim. Và ở đây diễn ra ý chúng ta chủ định muốn nhìn, xem, theo dõi, và nhìn một cách chăm chú. Thông thường là có sự chuyển động trong đó.

Khi chúng ta dùng các động từ liên quan tới các giác quan, (nhóm từ 'look', 'see' và 'watch' là các động từ về thị giác) thường có sự khác biệt giữa chủ định và không chủ định, vì thế chúng ta có ví dụ:

- "I heard the radio" - Tôi nghe tiếng radio, trong trường hợp này tôi không chủ định nghe đài, mà tự nhiên nghe thấy tiếng đài, vậy thôi.

- "I listened to the radio" - tôi nghe radio, ở đây có nghĩa tôi chủ động bật đài lên và nghe đài.

Tương tự chúng ta có ví dụ:

- "I felt the wind on my face" - tôi cảm nhận thấy làn gió trên mặt mình, ở đây hoàn toàn không chủ định nhưng nó tự xảy ra và tôi đã cảm nhận thấy nó.

- "I touched the fabric" - tôi sờ vào lớp vải, tôi chủ động 'feel the fabric" sờ vào vải để có cảm giác về nó

Điều quan trọng là khi bạn bắt gặp những động từ về các giác quan khác nhau, hãy sắp xếp chúng lại với nhau và thử tìm sự khác biệt giữa những động từ đó.

Nhớ rằng khi bạn nhìn vào các từ tưởng như giống nhau, thì điều quan trọng là hãy tìm hiểu xem sự khác biệt giữa chúng là gì vì về căn bản những từ nay không thể dùng thay thế cho nhau được.

Nhớ rằng 'see' - bạn thực sự không chủ định nhìn, mà tự nó xảy ra trước mắt bạn - thấy, trông thấy; 'look' - bạn chủ định nhìn, xem một cái gì đó; còn 'watch' là chủ định và nhìn/theo dõi/xem một cách chăm chú và thường là vì có sự chuyển động.

NHỮNG CHỮ CÁI CÂM

Có rất nhiều chữ cái câm ( silent letters ) trong tiếng Anh. Điều này là do mặc dù sự phát âm của một số từ này đã thay đổi qua hai hoặc ba trăm năm qua những cách đánh vần vẫn giữ như cũ.

Không có những quy luật bất di bất dịch, nhưng quan trọng hơn là nên học thuộc lòng những chữ cái nào là câm trong một số cụm chữ cái nhất định. Dưới đây là những chữ cái câm thông dụng nhất.    Trong những ví dụ dưới đây, tất cả chữ cái câm được để trong ngoặc.

Chữ cái câm 'b'

Chữ cái 'b' được câm trong những cụm chữ cái 'mb ' ở cuối từ. Ví dụ:

clim(b)

com(b)

crum(b)

lam(b)

lim(b)

plum(b)er

num(b)

Chữ cái 'b' được câm trong cụm từ 'bt' . Ví dụ:  

de(b)t

dou(b)t

su(b)tle

nhưng không câm trong những từ khác, ví dụ: obtain, unobtrusive

Chữ cái câm 'd'

Chữ cái 'd' được câm trong cụm chữ cái 'dg' . Ví dụ:  

ba(d)ge

e(d)ge

han(d)kerchief

he(d)ge

han(d)some

ple(d)ge

we(d)ge

We(d)nesday

Chữ cái câm 'k'

Chữ cái 'k' được câm trong cụm chữ cái 'kn' . Ví dụ

(k)nack

(k)nee

(k)new

(k)nickers

(k)nife

(k)night

(k)nitting

(k)nob

(k)nock

(k)not

(k)now

(k)nuckle

Chữ cái câm 'n'

Chữ cái  'n' được câm trong cụm chữ cái 'mn' ở cuối từ. Ví dụ:  

Autum(n)

dam(n)

hym(n)

colum(n)

condem(n)

solem(n)

Chữ cái câm 'p'

Chữ cái 'p' được câm trong cụm chữ cái 'ps' ở phần đầu của một từ. Ví dụ:

(p)salm

(p)sychiatry

(p)syche

(p)sychology

 Chữ cái câm 'h'

Chữ cái 'h' được câm ở cuối một từ khi nó theo sau là một nguyên âm. Ví dụ:  

cheeta(h)

Sara(h)

messia(h)

savana(h)

Chữ cái 'h' được câm khi ở giữa hai nguyên âm. Ví dụ::  

anni(h)ilate

ve(h)ement

ve(h)icle

Chữ cái 'h' được câm khi sau chữ cái 'r' . Ví dụ:  

r(h)yme

r(h)ubarb

r(h)ythm

  Chữ cái 'h' được câm khi sau những chữ cái 'ex'. Ví dụ:  

ex(h)austing

ex(h)ibition

ex(h)ort

nhưng không trong những từ khác, ví dụ:. exhale, exhume

TỪ ĐÔI : BLACK AND WHITE

Có rất nhiều mệnh đề trong tiếng Anh mà sử dụng hai từ được nối với nhau bằng từ "and". Ví dụ: black and white, milk and sugar. Những thành ngữ này được biết đến như những từ đôi. Trong những mệnh đề này thứ tự từ thường được cố định; chúng ta nói black and white, chúng ta không nói white and black.

Những từ đôi dưới đây là những mệnh đề danh từ, động từtính từ.

Những danh từ - màu sắc và hình dáng:

black and white: được viết xuống

She was really excited to see her name in black and white in the newspaper. It made her feel very important.

Cô ta thật sự vui sướng khi thấy tên mình được nêu trên báo. Điều này làm cho cô ta cảm thấy rất quan trọng.

black and blue: bị thâm tím, bị thương hoặc sẹo nơi da có màu tối hơn, thường là kết quả của việc va chạm vào cái gì đó

Poor guy! First they stole his wallet and then they beat him black and blue. He was in hospital for a week after the attack.

Tội nghiệp! Đầu tiên chúng giựt ví của anh ta và sau đó chúng đánh anh ta bầm tím. Anh ta đã vào bệnh viện trong một tuần sau vụ cướp.

salt and pepper: tóc mà là sự trộn lẫn giữa tóc đen và tóc xám hoặc tóc bạc

She's only 30 but she looks so distinguished with her salt and pepper hair.

Cô ta chỉ 30 tuổi nhưng cô ta nhìn rất nổi bật với mái tóc muối tiêu của mình

stars and stripes: cờ Hoa kỳ

The athlete cried when she heard the national anthem and saw the stars and stripes raised in the Olympic stadium.

Vận động viên điền kinh đã khóc khi cô ta nghe bài quốc ca và nhìn thấy cờ Hoa kỳ được nâng lên tại sân vận động Olympic.

Những danh từ - thức ăn

sweet and sour:hai gia vị mà mang lại cho thức ăn một khẩu vị kết hợp giữa đường và gia vị

Fancy some sweet and sour chicken from the Chinese take-away tonight?

Thích ăn gà xào chua ngọt từ quán ăn Tàu mang về tối này không?

bread and butter: đơn giản, chỉ thuần bánh mì kẹp

I'm not really hungry. I'll just have some bread and butter for lunch.

Tôi không đói bụng lắm. Tôi sẽ chỉ ăn bánh mì kẹp vào buổi trưa.

ham and eggs:buổi ăn sáng đặc trưng của người Anh gồm thịt nguội và trứng.

He loves to have a big fried breakfast at the weekend, with ham and eggs and all the rest.

Anh ta thích có một buổi ăn sáng nóng vào cuối tuần, với thịt nguội và trứng cùng với mọi thứ khác.

bangers and mash: (thân thiện) xúc xích và khoai tây được đánh nhừ

The kids love bangers and mash. It's so easy to make so that's great for me too.

Những đứa trẻ thích xúc xích và khoai tây. Nó thật dễ thực hiện nên cũng tiện cho tôi.

Động từ và tính từ - công việc nhà

cook and clean: (động từ) nấu một bữa ăn hoặc nướng bánh và sau đó rửa và dọn dẹp

I've been cooking and cleaning all day long. I'm exhausted.

Tôi đã nấu ăn và dọn dẹp cả ngày. Tôi rất mệt.

wash and dry: (động từ) sử dụng nước và chất tẩy rửa để rửa chén và sau đó lau khô chúng

The party was great. Let's leave the washing and drying till tomorrow morning.

Buổi tiệc thật vui. Hãy để việc dọn rửa vào buổi sáng mai.

clean and tidy:(tính từ) được dọn dẹp sạch

Go up to your room and get to work! I want to see it clean and tidy before you go out.

Hãy đi vào phòng của con và bắt đầu dọn dẹp! Mẹ muốn nhìn thấy phòng con ngăn nắp và sạch sẽ trước khi con đi chơi.

spic and span: (tính từ) rất sạch

She's incredibly house-proud. The whole place is always so spic and span. I don't know how she finds the time to keep it so tidy.

Cô ta thật sự tự hào về nhà của mình. Cả căn nhà luôn luôn rất sạch bóng. Tôi không biết làm sao cô ta có thời gian giữ nó thật ngăn nắp.

Một số câu tiếng anh hay dùng

Let's get down to business:Bắt đầu vào việc nhé.

Allow me:Để tớ giúp(cực lịch sự,chẳng hạn với bạn gái)

Just browsing:Chỉ xem thôi(ví dụ như đi chợ ấy mừ).Have you ever gone window-shopping?

I got you in my sight:Thấy bác rùi nhé

Can't miss him:Ko cho nó thoát

Lunch's up:Giờ ăn đến rùi

Am I too soon?Tớ đến có sớm wá ko nhỉ?

Follow me close:Đi sát vào tớ nhé

I'll be back:Tớ ra đây 1 tí

You have a 50-50 chance:Trường hợp này của bác bấp bênh lắm(5 ăn 5 thua)

What's the odds? - Thế thì sao?

Who are they when they are at home? - Họ là ai kia chứ? when sb + to be + at home: nhấn mạnh câu hỏi

What's the difference? - Cái đấy thì có gì mà quan trọng?

how on earth.... - Cái đếch gì/ Làm thế quái nào mà...?

It is no laughing matter - Đây không phải chuyện đùa!

You can whistle for it! - Không trông mong gì được đâu!

You will here of this. - Rồi mày sẽ biết tay!

Believe it or not: Tin hay không là tuỳ

Better late than never: Thà chậm còn hơn không

Can / Could you handle it: Bạn có làm nổi công việc đó không

You are too much : Bạn rắc rối quá.

With please: Sẵn sàng hân hạnh

Break a leg: Chúc may mắn

Watch your tongue! and Watch your mounth: Nói phải giữ mồm miệng chứ

Same to ya..: Bạn cũng vậy thôi

Speak of the devil : Thiêng thế mới nhắc tới đã thấy đến...

Over my dead body: Bước qua xác tôi.

Never in my life: thề cả đời tôi.

Remeber me to someone: Cho tôi gửi lời hỏi thăm....

Right away : ngay tức khắc

Suit yourself: Tuỳ ý bạn

Once and for all: Cuối cùng. Vĩnh viễn. Một lần cuối cùng thôi.

One way or another: Cách này hay cách khác.

(There is) no doubt about it: không còn nghi ngờ gì nữa.

(There is) nothing to it: Dễ ợt mà

The rest is history: Phần còn lại thì ai cũng biết rồi.

Trust me: Tôi nói thật đó

When I'm good and ready: Bao giờ tôi thích thì tôi làm

Where have you been all my life? Cả đời tôi chỉ yêu mình em

Hang in there : Bình tĩnh đừng bỏ cuộc.

'Here we go' có nghĩa gì?

Ban Anh ngữ thân mến. Em xem TV thỉnh thoảng khi họ làm gì đó..., họ dùng câu "here we go", xin giải thích giúp em "here we go". Em xin thành thật cảm ơn ban Anh ngữ rất nhiều

Thanks for your question. Bạn hỏi khi nào nghe thấy nhóm chữ “Here we go” và nó nghĩa là gì. "Here we go" có nhiều nghĩa và được dùng khá nhiều. Những hoàn cảnh ta dùng nhóm từ này là:  

1. Here we go=nào bắt đầu.

Bà mẹ đứng đằng sau cái đu; trước khi đẩy cho con, bà nói: "Ready? Here we go!" (Sẵn sàng rồi chứ? Nào đẩy đây!)

Dùng "Here we go" khi bắt đầu một chuyện hay di chuyển về một phía nào, như khi một đám trẻ em đang ngồi trên máy leo dốc rollercoaster, khi ở trên đỉnh cao sắp lao xuống dốc, tất cả kêu "Here we gooooo!" (Nào chúng ta bắt đầu…)

Máy bay sắp cất cánh, tàu sắp rời bến, "Here we go! Bắt đầu khởi hành!"

Ông chồng hỏi bà vợ sắp đi du lịch: "Tickets? Passport? Here we go!" (Bà có vé máy bay chưa? Có hộ chiếu chưa? Nào ta lên đường!)

2. There you go again=biết rồi khổ lắm nói mãi! (diễn tả bực mình, sốt ruột.)

Dùng There you go again để chỉ sự bực mình. Cố Tổng thống Reagan khi tranh cử với Tổng thống Jimmy Carter, khi nghe ông Carter cất lời, thì nói đùa: "There you go again." (Nữa, ổng lại lập lại điều tôi chán nghe lắm kìa!)

There you go again, twisting what I’m saying=Nữa, ông lại vặn vẹo biến đổi lời tôi nói.

Thang máy đang chạy thì ngừng lại. Một người nói: "Here we go again!" (Nữa, thang máy lại hư nữa rồi!)

Ông chồng thấy vợ mè nheo nhiều, cũng nói: "Here we go again." (Nữa bà lại lải nhải nữa rồi!)

3. Here we go=dùng khi đưa gì cho ai: thưa ông/bà, món đồ của ông/bà đây.

Người phát ngân viên đưa tiền lương cho nhân viên và nói “Here we go!” (Tiền của ông đây!)

Người y-tá đưa thuốc cho bịnh nhân: "Here we go. Take 2 tablets three times a day." (Thuốc của ông đây, ngày uống 3 lần mỗi lần 2 viên.)

4. Phân biệt với Here we are (=Tới nơi rồi.)

Oh, we’ve been waiting for Linda. There she is! (Chúng ta chờ Linda mãi. Cô ấy tới kia kìa!)

5. There you go! (Khen hay khuyến khích hay đồng ý với ai.)

I agree with you. (Ðồng ý! Chí lý!)

Phân biệt 'learn' và 'study'

Can you tell me the difference between "study" and "learn", both mean and use? Looking forward to your answer! Regards.

Chào bạn:

Bạn hỏi về khác biệt giữa hai chữ "learn" và "study". Cả hai đều có nghĩa là học hỏi và đều là động từ. Riêng study còn là danh từ và có nhiều nghĩa.

1. Learn:

-Trước hết, "learn" để chỉ việc học tự nhiên như các em bé học nghe học nói tiếng mẹ đẻ, không cần phải cố gắng như người lớn học ngoại ngữ mà vẫn phát âm trúng được. Ex: "Children learn to listen and speak from their parents." (Các em học nghe học nói từ bố mẹ.) Khi các em lớn rồi thì học đọc, học viết; đó là "study". "They study how to read and write at school."

-Study và learn đều là học, nhưng learn có nghĩa là hiểu.

You have to study something in order to learn how to do it=Bạn phải học về một việc rồi mới hiểu và làm việc đó.

Learn how to=Học cho biết cách.

Learn how to drive a car=Học lái xe.

I’m learning how to sing=Tôi đang học hát (không dùng study trong thí dụ này)

-Nhưng: Study to become a doctor=Học y khoa để thành bác sĩ.

(Người đang học lái xe hay ngoại ngữ gọi là learner.)

-"Learn that" hay "learn of" có nghĩa biết được điều gì, nghe nói, nghe tin.

I learned that you are going to France this summer=Tôi nghe nói anh/chị đi Pháp mùa hè này.

I learned of her death yesterday=Hôm qua tôi nghe tin bà ấy mất.

-Learn=hiểu ra điều gì mà tức đó không biết.

I soon learned that the best way is to keep quiet=Tôi chợt hiểu ra rằng cách tốt nhất là yên lặng.

So, what was learned from this experience...=Như vậy ta học được gì qua kinh nghiệm này…?

-Learn còn có nghĩa là học trực tiếp một tài khéo.

He learned pottery from the pottery shop=Anh ta học cách làm đồ gốm ngay trong xưởng làm đồ gốm.

This week we are going to learn about the American Civil War=Tuần này chúng tôi học về cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.

* Ðộng từ learn là động từ bất qui tắc, to learn/learned/learned (tiếng Mỹ).

Trong tiếng Anh bên Anh British English learnt viết có t: learn/learnt/learnt.

* Tĩnh từ: a learned /lớniđ/ man=nhà học giả uyên bác, thông thái.

Tóm lại: learn how to, learn of/about something, learn that… (biết rằng). Learn by heart=học thuộc lòng, learn from your mistakes=biết sửa lỗi mình=learn the hard way…

So sánh: học một môn học cấp cao: To study law=học luật, to study mathematics=học toán.

TỪ VỰNG VỀ TÌNH YÊU

Dưới đây là một số từ vựng mô tả về những giai đoạn khác nhau trong tình yêu.

Chat up - bắt đầu tìm hiểu

to chat (somebody) up = to talk to somebody in the hope of starting a romantic or sexual relationship bắt đầu để ý và bắt chuyện với đối phương

to flirt (with somebody) = to behave playfully towards another person who you are – or pretend to be – attracted to romantically or sexually tán tỉnh đối phương người mà bạn cảm thấy bị thu hút

a flirt = a person who likes to flirt người thích tán tỉnh người khác phái

a blind date = a meeting (arranged by a third party) with a person you might be interested in romantically but who you have never met before một cuộc hẹn hò được sắp đặt trước với người mà bạn có ý muốn xây dựng tình cảm nhưng bạn chưa gặp trước đó

lonely hearts = small ads (in newspapers, magazines or on the internet) which give a short description of a person you would like to date. To save space, some of these abbreviations are used: những mẫu tự giới thiệu nhỏ (trên báo, tạp chí hoặc internet) về người mà bạn muốn làm quen. Để tiết kiệm giấy, một số từ viết tắt được sử dụng:

WLTM – would like to meet mong muốn được gặp mặt GSOH – good sense of humour có óc hài hước LTR – long-term relationship  quan hệ tình cảm mật thiết Chat up - starting a relationship bắt đầu làm quen

Loved up – giai đoạn yêu

to be smitten with somebody = to be deeply affected by your love for somebody yêu say mê

to fall for somebody = to fall in love with somebody thật sự yêu

it was love at first sight = two people fell in love with each other as soon as they met hai người yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên

to take the plunge = to get engaged/married làm đính hôn/làm đám cưới

I can hear wedding bells = I suspect that they are going to get married soon Tôi nghĩ rằng họ sẽ làm đám cưới sớm trong nay mai thôi

terms of endearment = names people in love give each other or call each other: những tên gọi dành cho người mình yêu

darling sweetheart love pet babe/baby cutey pie honey bunny

Break up – giai đoạn kết thúc

they are having a domestic (informal) = they are having an argument họ đang cãi nhau

they have blazing rows = they have very serious, often noisy arguments họ có những cuộc cãi vã lớn tiếng

(s)he is playing away from home = (s)he is having an affair Anh/cô ấy quan hệ lén lút với người khác

to break up with somebody = to finish a relationship with somebody chấm dứt quan hệ tình cảm với người yêu

to split up = to break up chia tay

to dump somebody = to finish a relationship with somebody without much thought for the other person bỏ rơi người mình yêu mà không báo trước

break-up lines = (fixed) expressions, often sweet or apologetic, used to tell a partner, girlfriend or boyfriend that the relationship is finished or is going to finish: những thành ngữ, thường rất ngọt ngào hoặc biện hộ, dùng để nói với người yêu rằng mối quan hệ yêu đương đã hoặc sẽ chấm dứt

We need to talk Chúng ta cần nói chuyện I just need some space Em cần ở một mình It's not you, it's me Đó không phải lỗi em, đó là do anh I hope that we can always be friends Anh hy vọng chúng ta sẽ mãi mãi là bạn This is hurting me more than it is hurting you Anh cảm thấy đau đớn hơn là em It's not enough that we love each other Tình yêu của chúng ta chưa đủ It simply wasn't meant to be Chuyện của chúng ta không nên trở thành như vậy

Mệnh đề động từ với ‘GO’

Những động từ mệnh đề, hoặc động từ đa từ, là những động từ mà có 1 hoặc 2 trợ từ (một giới từ hoặc trạng từ), ví dụ, ”up‘ hoặc ‘down‘, để tạo cho các động từ thành những nghĩa mới. Những nghĩa mới này thường không phải là nghĩa đen.

Ví dụ, “to pick” có nghĩa là chọn lựa hoặc chọn lọc (she picked him for her team – bà ta chọn anh ta vào đội), nhưng “to pick on someone” có nghĩa là phê bình ai đó một cách lập lại và không công bằng- (Tim always picks on Jack because he thinks Jack is lazy – Tim luôn bắt bẻ Jack bởi vì anh ta cho rằng Jack làm biếng).

Những mệnh đề động từ thường có hơn 1 nghĩa. Cũng vậy, nhiều động từ kết hợp với nhiều giới từ khác nhau. Dưới đây là một số mệnh đề động từ mà sử dụng động từ ‘go’ với một số trong những nghĩa khác nhau:

Go along:

a. Tiếp diễn hoặc tiếp tục xảy ra

Ví dụ: The party was going along fine until the police arrived. Then we had to turn off the music.

(Buổi tiệc đang diễn ra vui vẻ cho đến khi cảnh sát đến. Sau đó chúng tôi phải tắt nhạc.)

b. Go along with someone: đồng ý với ai đó hoặc việc gì

Ví dụ: I go along with what you say. Let’s see what the others think about your idea.

(Tôi đồng ý với cái bạn nói. Hãy nghe những người khác nghĩ về ý kiến của bạn.)

Go by:

a. Về thời gian trôi qua

Ví dụ: Last month went by so quickly. I can’t believe it is nearly your birthday!

(Tháng vừa rồi đi qua rất nhanh. Mẹ không thể tin nó gần đến sinh nhật của con!)

b. Dựa trên một quyết định về việc gì đó

Ví dụ: - Going by last year’s sales figures, we’ll need extra staff over summer.

(Theo số liệu bán hàng của năm ngoái, chúng ta sẽ cần thêm nhân viên cho mùa hè này.)

- You should always go by the facts, not others opinions.

(Cô nên luôn luôn dựa trên thực tế, không phải các quan điểm khác.)

c. Sử dụng một tên khác cho bản thân

Ví dụ: When I first met her she went by the name of Sarah, but now she calls hersefl Zara.

(Khi lần đầu tiên tôi gặp cô ta với cái tên là Sarah, nhưng bây giờ cô ta có tên là Zara.)

Go out:

a. Rời nhà để đi đâu đó, thường là giải trí

Ví dụ: - I went out last night and had a great time at the nightclub.

(Tôi đi ra ngoài tối hôm qua và có thời gian tuyệt vời tại câu lạc bộ.)

- Alice went out with the other nurses on New Year’s Eve.

(Alice đi chơi với các y tá khác vào đêm Giao thừa.)

b. Có một quan hệ tình cảm với ai đó

- Bob and Sally have been going out for ages. When do you think they’ll get engaged?

(Bob và Sally đã quen nhau lâu lắm rồi. Khi nào bạn nghĩ họ sẽ đính hôn?)

- Have you heard? Tony is going out with Sarah!

(Chị đã nghe gì chưa? Tony quen với Sarah!)

Go down:

a. Chìm xuống dưới bề mặt, thường là nước

Ví dụ: - The Titanic went down incredibly quickly after it hit the iceberg.

Tàu Titanic chìm xuống một cách ngạc nhiên nhanh sau khi nó va phải đá băng.

- The sun goes down at 5.50 p.m. today.

(Mặt trời lặn vào 5.50 giờ chiều hôm nay.)

b. Trở nên ít hơn hoặc giảm hơn

Ví dụ: House prices will continue to go down next year

(Giá nhà sẽ tiếp tục giảm vào năm sau.)

c. Được nhận hoặc chấp nhận theo một số cách nào đó

Ví dụ: - The decision to cancel the Christmas holiday went down really badly. The staff are threatening to go on strike.

(Quyết định hủy bỏ kỳ nghỉ Giáng sinh bị phản đối dữ dội. Nhân viên dọa sẽ đình công.)

- The fireworks went down really well with everyone. It was a great display.

(Pháo hoa được diễn ra rất tốt đẹp với mọi người. Nó là một sự trình diễn đẹp.)

d. Trở nên bị bệnh

Ví dụ: Helen went down with ‘flu at Christmas.

(Helen bị cảm vào ngày Giáng sinh.)

Go off:

a. Ngừng làm việc (đặc biệt là các thiết bị điện tử)

Ví dụ: The lights went off suddenly. Fortunately, we had some candles in the kitchen.

(Đèn bất ngờ tắt. May mắn, chúng tôi có đèn cầy trong nhà bếp.)

b. Không còn thích ai hoặc cái gì nữa

Ví dụ: - I went off the idea of buying a motorbike when I found out how dangerous they are.

(Tôi từ bỏ ý định mua xe máy từ khi tôi khám phá chúng nguy hiểm như thế nào.)

- Helen went off her food when she was ill; she didn’t want to eat anything.

(Helen không ăn thức ăn từ khi cô ngã bệnh; cô ta không muốn ăn cái gì cả.)

c. Về thức ăn mà mất đi sự tươi và trở nên hôi thối

Ví dụ: This milk has gone off. Have you got any more in the fridge?

(Sữa này đã bị hư. Mẹ còn sữa trong tủ lạnh không?)

Ví dụ: You can tell when meat has gone off by smelling it.

(Mẹ có thể nói khi thịt này đã bị hư bằng cách ngửi nó.)

Go over

a. Kiểm tra cái gì đó một cách cẩn thận về lỗi

Ví dụ: Before you hand in your essay, go over it and try to spot any spelling mistakes.

(Trước khi em nộp bài viết, hãy xem lại nó và cố gắng xem có lỗi chính tả không.)

b. Lặp lại cái gì đó nhiều lần để học thuộc nó

Ví dụ: As an actor, he spends a lot of time going over his lines so that he’s word perfect.

(Là một diễn viên, anh ta mất nhiều thời gia để học thuộc lời thoại để anh ta diễn tốt.)

c. Suy nghĩ một cách lặp lại về cái gì đó, có lẽ gây lần lẫm hoặc căng thẳng về tinh thần

Ví dụ: I keep going over the meeting in my head. I wish I had said something about their plan to sack so many people. Perhaps I could have changed their minds.

(Tôi cứ suy nghĩ hoài về cuộc họp trong đầu. Tôi ước tôi đã nói gì đó về kế hoạch sa thải nhiều nhân viên của họ. Có lẽ tôi đã có thể thay đổi ý nghĩ của họ.)

All và Every

All và every đều được dùng để nói về người hoặc vật nói chung. Có rất ít sự khác nhau giữa hai từ này, ngoài sự khác nhau về cấu trúc kết hợp.

Every được dùng với danh từ đếm được số ít, còn All dùng với danh từ số nhiều All children need love. Every child needs love.

Với từ hạn định (your, my, the ….)

All có thể sử dụng với các từ hạn định, nhưng every thì không

All the lights were out.

Every light was out. (không dùng: Every the light…)

I have invited all (of) my friends.

I have invited every friend I have. (không dùng …every my friend.)

Với danh từ không đếm được

All có thể dùng với danh từ không đếm được nhưng every thì không

I like all music. (không dùng: …every music.)

50 câu tiếng Anh thường ngày bạn cần biết

Những câu giao tiếp Tiếng Anh thông dụng nhất bạn cần biết:

Say cheese! Cười lên nào ! (Khi chụp hình)

Be good ! Ngoan nhá! (Nói với trẻ con)

Bottom up!100% nào! (Khi…đối ẩm)  (???????)

Me? Not likely!Tao hả? Không đời nào!

Scratch one’s head: Nghĩ muốn nát óc

Take it or leave it! Chịu thì lấy, không chịu thì thôi!

Hell with haggling! Thấy kệ nó!

Mark my words! Nhớ lời tao đó!

Bored to death! Chán chết!

What a relief! Đỡ quá!

Enjoy your meal ! Ăn ngon miệng nhá!

Go to hell ! Đi chết đi! (Đừng có nói câu này nhiều nha!)

It serves you right!Đáng đời mày!

The more, the merrier! Càng đông càng vui (Especially when you’re holding a party)

Beggars can’t be choosers! ăn mày còn đòi xôi gấc

Boys will be boys!Nó chỉ là trẻ con thôi mà!

Good job!= well done! Làm tốt lắm!

Go hell! chết đi, đồ quỷ tha ma bắt

Just for fun!Cho vui thôi

Try your best! Cố gắng lên (câu này chắc ai cũng biết)

Make some noise!Sôi nổi lên nào!

Congratulations!Chúc mừng !

Rain cats and dogs.Mưa tầm tã

Love me love my dog. Yêu em yêu cả đường đi, ghét em ghét cả tông ty họ hàng

Strike it. Trúng quả

Alway the same. Trước sau như một

Hit it off. Tâm đầu ý hợp

Hit or miss.Được chăng hay chớ

Add fuel to the fire. Thêm dầu vào lửa

To eat well and can dress beautifully. Ăn trắng mặc trơn

Don’t mention it! = You’re welcome = That’s allright! = Not at all. Không có chi

Just kidding. Chỉ đùa thôi

No, not a bit. Không chẳng có gì

Nothing particular! Không có gì đặc biệt cả

After you. Bạn trước đi

Have I got your word on that? Tôi có nên tin vào lời hứa của anh không?

The same as usual! Giống như mọi khi

Almost! Gần xong rồi

You ‘ll have to step on it. Bạn phải đi ngay

I’m in a hurry. Tôi đang bận

What the hell is going on? Chuyện quái quỷ gì đang diễn ra vậy?

Sorry for bothering! Xin lỗi vì đã làm phiền

Give me a certain time! Cho mình thêm thời gian

Prorincial! Sến

Decourages me much!Làm nản lòng

It’s a kind of once-in-life! Cơ hội ngàn năm có một

Out of sight out of mind! Xa mặt cách lòng

The God knows! Chúa mới biết được

Women love throught ears, while men love throught eyes! Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt.

Poor you/me/him/her…! tội nghiệp mày/tao/thằng đó/ con đó

Go along with you. Cút đi

Let me see. Để tôi xem đã/ Để tôi suy nghĩ đã

None your business. Không phải việc của mày/ngươi

Khi nào dùng Of + danh từ để diễn đạt sự sở hữu?

·Khi có một cụm từ (phrase) hoặc mệnh đề (clause) theo sau "sở hữu chủ".

Ví dụ:

- I want to know the house of the girl in uniform (Tôi muốn biết nhà của cô gái mặc đồng phục)

- They are speaking to the father of the young man they met at the airport (Họ đang nói chuyện với cha của người thanh niên mà họ đã gặp ở sân bay)

 ·Khuynh hư­ớng chung là dùng Of + danh từ, khi "sở hữu chủ" là vật chứ không phải người.

Ví dụ:

- The gate of the villa (cổng của biệt thự)

- The front of the house (mặt tiền của căn nhà)

- The legs of the chair (chân của cái ghế)

Phân biệt: My aunt's paintings(Những bức tranh thuộc quyền sở hữu của dì tôi hoặc do dì tôi vẽ) và The paintingsof my aunt (Những bức tranh tả dì tôi)

Một số cấu trúc câu Tiếng Anh thông dụng và thú vị

To be game: Có nghị lực, gan dạ

• to be gammy for anything: có nghị lực làm bất cứ cái gì

• To be gasping for liberty: Khao khát tự do

• To be generous with one’s money: Rộng rãi về chuyện tiền nong

To be getting chronic: Thành thói quen

• To be gibbeted in the press: Bị bêu rếu trên báo

• To be ginned down by a fallen tree: Bị cây đổ đè

• To be given over to evil courses: Có phẩm hạnh xấu

• To be given over to gambling: Đam mê cờ bạc

• To be glad to hear sth: Sung s­ớng khi nghe đ­ợc chuyện gì

• To be glowing with health: Đỏ hồng hào

• To be going on for: Gần tới, xấp xỉ

• To be going: Đang chạy

• To be gone on sb: Yêu, say mê, phải lòng ng­ời nào

• To be good at dancing: Nhảy giỏi, khiêu vũ giỏi

• To be good at games: Giỏi về những cuộc chơi về thể thao

• To be good at housekeeping: Tề gia nội trợ giỏi(giỏi công việc nhà)

• To be good at numbers: Giỏi về số học

• To be good at repartee: Đối đáp lanh lợi

• To be good safe catch: (Một lối đánh cầu bằng vợt gỗ ở Anh)Bắt cầu rất giỏi

• To be goody-goody: Giả đạo đức,(cô gái)làm ra vẻ đạo đức

• To be governed by the opinions of others: Bị những ý kiến ng­ời khác chi phối

• To be gracious to sb: Ân cần với ng­ời nào, lễ độ với ng­ời nào

• To be grateful to sb for sth, for having done sth: Biết ơn ng­ời nào đã làm việc gì 

 To be gravelled: Lúng túng, không thể đáp lại đ­ợc

• To be great at tennis: Giỏi về quần vợt

• To be great with sb: Làm bạn thân thiết với ng­ời nào

• To be greedy: Tham ăn

• To be greeted with applause: Đ­ợc chào đón với tràng pháo tay

• To be grieved to see sth: Nhìn thấy việc gì mà cảm thấy xót xa

• To be guarded in one’s speech: Thận trọng lời nói

• To be guarded in what you say!: Hãy cẩn thận trong lời ăn tiếng nói!

• To be guilty of a crime: Phạm một trọng tội

• To be guilty of forgery: Phạm tội giả mạo

• To be gunning for sb: Tìm cơ hội để tấn công ai

Các món ăn hàng ngày bằng Tiếng Anh

Bánh mì : tiếng Anh có -> bread

·Nước mắm : tiếng Anh không có -> nuoc mam .

·

Tuy nhiên cũng có thể dịch ra tiếng Anh một số món ăn sau:

·

Bánh cuốn : stuffed pancake

· Bánh dầy : round sticky rice cake

· Bánh tráng : girdle-cake

· Bánh tôm : shrimp in batter

· Bánh cốm : young rice cake

· Bánh trôi: stuffed sticky rice balls

· Bánh đậu : soya cake

· Bánh bao : steamed wheat flour cake

· Bánh xèo : pancako

· Bánh chưng : stuffed sticky rice cake

· Bào ngư : Abalone

· Bún : rice noodles

· Bún ốc : Snail rice noodles

· Bún bò : beef rice noodles

· Bún chả : Kebab rice noodles

· Cá kho : Fish cooked with sauce

· Chả : Pork-pie

· Chả cá : Grilled fish

 · Bún cua : Crab rice noodles

· Canh chua : Sweet and sour fish broth

· Chè : Sweet gruel

· Chè đậu xanh : Sweet green bean gruel

· Đậu phụ : Soya cheese

· Gỏi : Raw fish and vegetables

· Lạp xưởng : Chinese sausage

· Mắm : Sauce of macerated fish or shrimp

· Miến gà : Soya noodles with chicken

· Bạn củng có thể ghép các món với hình thức nấu sau :

· Kho : cook with sauce

· Nướng : grill

· Quay : roast

· Rán ,chiên : fry

· Sào ,áp chảo : Saute

· Hầm, ninh : stew

· Hấp : steam

· Phở bò : Rice noodle soup with beef ·

 Xôi : Steamed sticky rice

· Thịt bò tái : Beef dipped in boiling water

Một số lỗi sai hay mắc phải trong ngữ pháp tiếng anh

Sai về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

Quy tắc cơ bản là chủ ngữ số ít đi với động từ chia ở dạng số ít, chủ ngữ số nhiều đi với động từ chia ở dạng số nhiều. Ngoài ra còn có một số trường hợp khác mà các em cũng phải nắm vững.

Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau

I like (A) pupils (B) who works (C) very hard (D).

Who ở đây là thay cho pupils vì vậy động từ trong mệnh đề quan hệ phải phù hợp với chủ ngữ tức ở dạng số nhiều. Do đó lỗi sai cần tìm là C.

Sai về thì của động từ

Nếu các em lưu ý đến trạng ngữ chỉ thời gian trong câu thì việc xác định thì của động từ sẽ vô cùng dễ dàng.

Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau

We (A) only get (B) home (C) from France (D) yesterday.

Do có trạng từ yesterday (hôm qua) nên động từ phải chia ở thì quá khứ - lỗi sai cần tìm là B.

Sai đại từ quan hệ

Các đại từ quan hệ who, whose, whom, which, that... đều có cách sử dụng khác nhau. Ví dụ who thay thế cho danh từ chỉ người đóng vai trò là chủ ngữ, which thay thế cho danh từ chỉ vật...

Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau

He gave (A) orders to the manager (B) whose (C) passed them (D) on to the foreman.

Whose là đại từ quan hệ đóng vai trò là tính từ sở hữu. Trong trường hợp này ta dùng một đại từ bổ nghĩa cho danh từ manager. Do đó, ta dùng who – lỗi sai cần tìm là C

Sai về bổ ngữ

Các em phải chú ý khi nào thì dùng to infinitive, bare infinitive hoặc V-ing.

Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau

I want to travel (A) because (B) I enjoy to meet (C) people and seeing new places (D).

Ta có cấu trúc: enjoy + V-ing nên lỗi sai cần tìm là C.

Sai về câu điều kiện

Có 3 loại câu điều kiện với 3 cấu trúc và cách dùng khác nhau. Chỉ cần ghi nhớ và áp dụng đúng thì việc xác định lỗi sai sẽ không hề khó khăn.

Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau

What would (A) you do (B) if you will win (C) a million (D) pounds?

Đây là câu điều kiện không có thực ở hiện tại nên động từ ở mệnh đề if chia ở quá khứ. (To be được chia là were cho tất cả các ngôi).

Sai về giới từ

Giới từ thường đi thành cụm cố định như to be fond of, to be fed up with, to depend on, at least.... Các em cần phải học thuộc lòng những cụm từ đó.

Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau

We're relying (A) with (B) you to find (C) a solution (D) to this problem.

To rely on sb: tin cậy, trông đợi vào ai. Do đó, B là đáp án cần tìm.

Sai hình thức so sánh

Có 3 hình thức so sánh là so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất. Các em phải nắm vững cấu trúc của từng loại vì người ra đề thường cho sai hình thức so sánh của tính/ trạng từ hoặc cố tình làm lẫn giữa 3 loại so sánh với nhau.

Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau

The North (A) of England (B) is as industrial (C) than the South (D).

Đây là câu so sánh hơn vì có thanas industrial phải được chuyển thành more industrial.

So...that... và such...that...

Ta có 2 cấu trúc câu sau:

So + adj/ adv + that + clause

Such + (a/ an) + adj + n + that + clause

Quan sát câu đã cho xem có mạo từ a/ an hay danh từ hay không để dùng so hoặc such.

Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau

It seems (A) like so (B) a long way to drive (C) for just (D) one day.

Có mạo từ a nên câu phải dùng cấu trúc such...that... B là đáp án cần tìm.

Many và much

Các em học sinh cũng hay nhầm lẫn giữa manymuch. Many dùng trước danh từ đếm được số nhiều còn much dùng trước danh từ không đếm được.

Ví dụ: Xác định lỗi sai trong câu sau

I don't want to invite (A) too much (B) people because (C) it's quite (D) a small flat.

People là danh từ đếm được nên phải dùng many thay cho much.

Samples

Xác định từ có gạch chân dưới cần phải sửa để câu sau trở thành chính xác:

1. My uncle lived (A) in Hanoi since (B) 1990 to 1998, but he is now living (C) in (D) Hue.

2. I’d like to go (A) on a holiday (B), but (C) I haven’t got many (D) money.

3. My shoes need (A) mend (B) so (C) I take them (D) to a shoes-maker.

4. The weather is (A) more hot (B) as (C) it was (D) yesterday.

5. By the time (A) the (B) police come (C) the robber had run (D) away.

6. They had to (A) sell their (B) house because of (C) they needed (D) money.

7. The teacher said (A) that Peter had made (B) much (C) mistakes in (D) his essays.

8. Peter said (A) that it was (B) her which (C) had stolen (D) his suitcase.

9. It was so (A) a funny film (B) that (C) I burst out laughing (D).

10. Before (A) to go (B) out, remember (C) to turn off (D) the lights.

Đáp án bài thi mẫu trong bài học Đi tìm “cặp đôi” cho câu

Chọn phương án (theo A, B, C, D) có nghĩa gần nhất với câu cho trước

1. Key: C

Giải thích: Câu nói trực tiếp trên là một lời nhắc nhở. Tương ứng với nó là cấu trúc “to remind sb to do sth” nên C là đáp án đúng. (Lưu ý: khi đã có remind rồi thì not forget to… là thừa).

2. Key: B

Giải thích: Đây là câu bị động đặc biệt. Thì của động từ chính phụ thuộc vào động từ “is” ở trên còn động từ ở mệnh đề sau phụ thuộc vào động từ “escaped” ở trên. Vì escape được chia ở quá khứ nên ở câu tương đương nó phải được chuyển thành “to have escaped”. Do vậy, B là đáp án đúng.

3. Key: A

Giải thích: Ta cần tìm một câu bị động cho câu gốc chủ động. Money là danh từ không đếm được nên tobe phải chia ở số ít. Vậy A là đáp án đúng.

4. Key: C

Giải thích: so as toin order to đều có nghĩa là để làm gì nhưng chỉ có in order not to trong 4 phương án trên là hợp lý nên C là đáp án đúng.

5. Key: D

Giải thích: Câu gốc ở thì quá khứ đơn nên câu có nghĩa tương đương cũng phải ở thì quá khứ đơn. Hơn nữa, sau động từ “drink” cần một tân ngữ nên đáp án đúng là D.

6. Key: D

Giải thích: Câu gốc là câu so sánh hơn của động từ cook (Jane hơn Daisy) nên câu tương đương dùng so sánh không bằng phải có nghĩa “Daisy không bằng Jane”. Vì bổ sung ý nghĩa cho động từ nên ta phải dùng trạng từ (well) chứ không phải tính từ (good). Vì thế, D là đáp án đúng.

7. Key: C

Giải thích: Tương đương với câu gốc là cấu trúc “It is + adj + to do sth” nên C là đáp án đúng.

8. Key: A

Giải thích: Câu nói của John rõ ràng là một lời quở mắng. Có hai từ reproachscold đều là trách mắng nhưng scold thường dùng để nói về việc chê trách hành vi của người khác còn reproach là trách mắng vì ai đó đã không hoàn thành hay làm được việc gì như mong đợi. Vì thế ta chọn A.

9. Key: C

Giải thích: Đây là một tình huống mang tính giao tiếp xã hội. Đoạn hội thoại trên là một lời mời và lời từ chối, và vì vậy C là đáp án đúng.

10. Key: C

Giải thích: Câu trên liên quan đến vai trò của động từ khuyết thiếu “will”. Câu nói của Ivan thực chất là một lời hứa nên trong 4 từ “apologised”, “offered”, “promised” và “suggested” thì promised là từ gần nghĩa nhất.

'Improve yourself' và 'improve by yourself'

Tôi muốn dịch câu: "cố gắng hết sức để phát triển bản thân bạn" tôi có thể dịch thế này không "Try my best to improve yourself" hay "Try my best to improve myself" hay "Try my best to improve by yourself" hay "Try my best to improve by myself". Nếu có khác thì các câu trên khác nhau ở điểm nào?

Câu "Cố gắng hết sức để phát triển bản thân bạn" có thể dịch như sau:

(1) "Try your best to improve yourself" [dùng để nói với 1 người khác]

(2) "I'll try my best to improve myself"

(3) "One should try one's best to improve oneself"

Among the four examples you gave, only the second is correct, if you add the subject "I". In English writing, "agreement" governs; that is, what follows the subject must agree with it: I/myself; you/yourself; he/himself; she/herself; we/ourselves; you (plural)/yourselves; they/themselves.

Trong 4 ví dụ bạn đưa ra, chỉ có cái thứ 2 là đúng, nếu bạn thêm chủ từ "I" vào đầu câu. Trong văn viết tiếng Anh, các cặp sau đây phải đi chung với nhau: I/myself; you/yourself; he/himself; she/herself; we/ourselves; you (plural)/yourselves; they/themselves.

Note: There is a difference in meaning between "improve yourself" (trau giồi bản thân),  and "improve by yourself" (tự mình trau giồi bản thân mà không nhờ ai giúp).

Lưu ý: "improve yourself" (trau giồi bản thân) khác với "improve by yourself" (tự mình trau giồi bản thân mà không nhờ ai giúp).

Good luck to your Engish studies.

Cấu trúc 'không thể không'

Can’t (help) but + infinitive (without to) (=buộc lòng phải, không còn cách nào khác); can’t help but + v-ing (không thể nào đừng được, không nhịn được) khác nhau thế nào?

A. Những Trường Hợp Can’t but / Can't help but:

1. But trong trường hợp làm preposition nghĩa là “only” hay “except”:

We had but a single bullet left=chúng tôi chỉ còn một viên đạn cuối cùng (but=only).

There’s no one here but me.=Chỉ còn tôi có mặt ở đây. [but=except]

2. Can’t but + verb (without to): formal

If we are attacked with violence, we can’t but respond with violence.=nếu ta bị kẻ khác hành hung thì buộc lòng ta phải đáp lại bằng sự hung bạo.

I can’t but admire his courage.=tôi không thể không cảm phục lòng dũng cảm của anh ta.

Her parents live nearby, so she can’t help but go there on weekends.=Ba má cô ở gần nên cuối tuần nào cô cũng phải đến thăm cha mẹ.

She couldn’t help but follow him into the big department store.=cô ta không còn cách nào khác hơn là theo anh ta vào tiệm bách hóa lớn.  

B. Can’t help + v-ing (không nhịn được)

I can’t help thinking of her=Ðầu óc tôi lúc nào cũng nghĩ đến cô ta. [I can’t avoid not to think of her.] (=I can’t but think of her.)

He looked so funny that we could not help laughing [Anh ta trông buồn cười quá nên chúng tôi không nhịn cườí nổi.]

We can’t help admiring his courage.=chúng tôi không thể không cảm phục lòng dũng cảm của anh ta. (So sánh với câu trên we can’t (help) but + admire his courage)

Tóm lại: Sau can’t help, động từ theo sau ở verb-ing (không nhịn được, không đừng được): I couldn’t help laughing.=I couldn’t help NOT to laugh.  Some people avoid using can’t help but. Use can’t but + verb (without to) or can’t help + verb+ing when you are compelled to do something, or can’t avoid doing it, even if you don’t want to.

I can’t help but wonder what I should do next. (tôi bâng khuâng không biết làm gì tiếp)

I can’t help wondering what I should do next.

She’s a selfish woman, but somehow you can’t help liking her. (Tính cô ta ích kỷ nhưng dù bạn không muốn, bạn cũng mang lòng mến cô ta.

Sorry, I couldn’t help overhearing what you said. (Xin lỗi, tôi không thể tránh không nghe chuyện hai người bàn với nhau).

Can’t help but + verb (infinitive without to)

Can’t help + V-ing=không nhịn được

\

Can và Be allowed giống vá khác nhau thế nào?

Để nói về cái chúng ta được phép thực hiện (hoặc được phép làm), chúng ta có thể sử dụng những động từ ‘let’, ‘can’ hoặc ‘be allowed to’. Nhưng làm sao để lựa chọn cho đúng việc mình nên sử dụng cụm nào là phù hợp với ngữ cảnh của mình và diễn đạt trọn vẹn ý tưởng…Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn.

Can và be allowed to: Canbe allowed to cả hai đều được sử dụng để nói về sự cho phép.

1. Canbe allowed to cả hai đều được theo sau bởi một dạng nguyên mẫu của một động từ chính: In Britain you can drive when you are 17. Tại Anh bạn có thể lái xe khi ban 17 tuổi. He’s allowed to wear jeans at his school. Anh ta được phép mặc quần jean tại trường.

2. Can là một trợ động từ vì thế nó không thay đổi thể: I can stay out till 10.30, on Saturday nights but I have to be home by 8.30 during the week. Tôi có thể đi chơi đến 10.30 vào tối thứ Bảy nhưng tôi phải về nhà vào 8.30 vào các ngày trong tuần. You can’t smoke here, Khalid. Bạn không thể hút thuốc ở đây, Khalid.

3. Be allowed to không phải là một trợ động từ nên nó thay đổi thể: I’m allowed to smoke. My parent don’t mind. Tôi được phép hút thuốc. Cha mẹ tôi không phiền. She is allowed to wear make-up, even though she’s only 14. Cô ta được phép trang điểm, mặc dù cô ta chỉ mới 14 tuổi.

// ch_client = "tonyletrung";

ch_width = 300;

ch_height = 250;

ch_type = "mpu";

ch_sid = "Chitika Default";

ch_color_site_link = "#0000CC";

ch_color_title = "#0000CC";

ch_color_border = "#FFFFFF";

ch_color_text = "#000000";

ch_color_bg = "#FFFFFF";

// ]]>

4.Quá khứ của ‘can‘ là ‘could‘ và của ‘am/is/are allowed to‘ là ‘was/were allowed to‘: We could eat as many sweets as we liked, when we were young. Chúng ta đã có thể ăn nhiều kẹo như chúng ta muốn, khi chúng ta còn nhỏ. She was allowed to drive her father’s car when she was only 15. Cô ta đã được phép lái xe của cha mình khi cô ta chỉ 15 tuổi.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ sử dụng ‘could’ để nói về sự cho phép chung. Khi chúng ta muốn nói về một giai đoạn cụ thể của việc cho phép trong quá khứ, chúng ta sử dụng allowed to:

Last night she was allowed to have a bowl of ice cream because she had eaten all her vegetables. Tối hôm qua cô ta được phép ăn một chén kem bởi vì cô ta đã ăn hết rau.

Cách xưng hô trong tiếng Anh- “What should I call you?”

Người học tiếng Anh thường cảm thấy khó khăn trong cách xưng hô với người khác. Rất nhiều người cảm thấy không thoải mái khi hỏi câu “What should I call you?”. Thậm chí cả người bản ngữ cũng thấy rắc rối. Rất nhiều cô gái không biết nên gọi mẹ của bạn trai như thế nào hay một số bậc cha mẹ cũng không biết xưng hô thế nào với thầy cô giáo của con mình.

First name

Surname

Family name

Last name

William

Shakespeare

Hilary

Clinton

Lưu ý rằng: Mr là viết tắt của “Mister” Mrs      - – -        ”Misses” Miss    -  -  -     “Miss” Ms      -  -   -     “Mizz”

Tại sao câu hỏi “What should I call you?” lại khó trả lời đến vậy? Có thể bởi vì bạn đang mong muốn người khác cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ, vị trí hoặc địa vị của họ với mình. Đó có thể bao gồm tuổi tác, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo và thậm chí cả tình trạng hôn nhân.

In some English speaking countries it is traditional for a woman to change her last name when she gets married. However, not all women do. If a woman you know has been recently married do not assume her name will change. You can safely ask, “Are you going by the same name?” This question gets trickier when a woman gets divorced or becomes a widow. Some women will change their name back to their maiden name. A widowed woman often keeps her husband’s name unless she remarries. A divorced woman often changes her name back to her maiden name. If you don’t know the woman well, wait for her to tell you if her name is changing.

Một số người đòi hỏi sự trang trọng hơn những người khác. Cách xưng hô trong văn viết cũng có nhiều quy tắc và trang trọng hơn trong văn nói.

Đặt câu hỏi

Nếu bạn không chắc chắn, cách tốt nhất là dùng kiểu xưng hô trang trọng hoặc, đơn giản hơn, là hỏi một trong những câu hỏi sau:

What should I call you?

What should I call your mum /      the teacher / the manager?

Can I call you [tên] ?

Is it okay if I call you [tên      mà bạn thấy những người khác đã dùng để gọi người đó] ?

What’s your name? (sử dụng      trong các tình huống thông thường như trong một bữa tiệc hoặc trong lớp      học)

Trả lời câu hỏi

Bạn  có thể không phải là người duy nhất còn băn khoăn về cách xưng hô. Sinh viên, đồng nghiệp hoặc người quen có thể cũng không biết cách xưng hô với bạn như thế nào. Nếu họ không chắc chắn, hoặc bạn muốn họ gọi mình như thế nào, thì có thể nói những câu như sau:

Please, call me [tên của bạn]

You can call me [biệt danh      hoặc dạng viết tắt]

Cách xưng hô trang trọng

Trong môi trường  kinh doanh, nếu như không được nói trước thì bạn hãy sử dụng những chức danh mang tính trang trọng. Để thu hút sự chú ý, bạn có thể nói “Excuse me, Sir” hoặc “Pardon me, Madam/Ma’am.”. Khi chào ai đó, bạn cũng có thể chào như: “Hello Sir” hoặc “Good morning, Madam/Ma’am.”

Các từ như “Yes, Sir!” hoặc “Yes, Madam/Ma’am!” đôi khi cũng được sử dụng với hàm ý châm biếm. Ví dụ: khi đứa trẻ nói với cha mình rằng hãy gấp tờ báo lại, người cha có thể trả lời là “Yes, sir!” và cười. Bạn cũng có thể nghe thấy một bà mẹ nói với con gái của mình là “No Madam/Ma’am” đối với yêu cầu vô lý  của cô bé.

Sau đây là một số chức danh người Anh thường dùng:

Sir ( dùng cho nam giới, đã trưởng thành, ở mọi lứa tuổi)

Ma’am (nữ giới đã trưởng thành – ở Bắc Mỹ)

Madam (nữ giới, đã trưởng thành)

Mr + họ (bất cứ nam giới nào)

Mrs + họ (người phụ nữ đã kết hôn, sử dụng tên nhà chồng)

Ms + họ (người phụ nữ đã hoặc chưa kết hôn; thường sử dụng trong kinh doanh)

Miss + họ (người phụ nữ chưa kết hôn)

Dr + họ (dùng với bác sĩ: Dr + tên)

Professor + họ (trong  các trường học)

Khi bạn lần đầu tiên viết thư cho người khác, hãy sử dụng cách xưng hô trang trọng: Mr hoặc Ms + tên. Nếu bạn không biết  tên của người nhận, hãy sử dụng các chức danh mang tính chung chung như SirMadam hoặc . Người nhận có thể đề tên và ký bằng tên đó. Từ những bức thư sau, bạn có thể sử dụng theo cách mà người nhận viết. Nếu họ xưng hô với bạn bằng tên và kí tên bằng tên, bạn cũng có thể làm tương tự vậy

Đôi khi bạn có những mối quan hệ thân thiết với những người đã quen được gọi là Sir, Madam, Mr hoặc Mrs (như giám đốc, người nổi tiếng, giáo sư hay người nào đó hơn tuổi bạn). Người này có thể sẽ cho phép bạn xưng hô theo tên, chứ không cần gọi theo cách trang trọng. Trong tiếng Anh ta sử dụng thuật cụm từ “on the first name basis” hoặc “on the first name terms” để miêu tả những mối quan hệ không trang trọng như mặc định. Bạn có thể nói: “Pete’s mom and I are on a first name basis” hoặc “My teacher and I are on first name terms.”

// ch_client = "tonyletrung";

ch_width = 300;

ch_height = 250;

ch_type = "mpu";

ch_sid = "Chitika Default";

ch_color_site_link = "#0000CC";

ch_color_title = "#0000CC";

ch_color_border = "#FFFFFF";

ch_color_text = "#000000";

ch_color_bg = "#FFFFFF";

// ]]>

Cách xưng hô thân mật

Cách xưng hô này thích hợp với các mối quan hệ thông thường và gần gũi

Tên (bạn bè, học sinh, sinh viên, trẻ em)

Miss/Mr + tên (sometimes used by dance or music teachers or childcare workers)

Cách xưng hô hàm chứa tình cảm

Khi gọi người yêu, bạn thân, thành viên trong gia đình hoặc trẻ em (thường là những người nhỏ tuổi hơn), người ta thường dùng các thuật ngữ biểu lộ tình cảm, tên con vật cưng ….như:

Honey (gọi đứa trẻ, người yêu, hoặc người ít tuổi hơn)

Dear

Sweetie

Love

Darling

Babe or Baby (với người yêu)

Pal (đây là từ mà ông thường dùng để gọi cháu, cha thường dùng để gọi con)

Buddy or Bud (mang t ính thân mật, suồng sã, dùng giữa bạn bè với nhau, người lớn với trẻ em; đôi khi mang nghĩa tiêu cực)

Một số câu hỏi thường gặp:

Tôi nên gọi cô giáo, phụ huynh của bạn hoặc mẹ của bạn trai như thế nào?

Cách xưng hô có thể thay đổi tùy thuộc vào tuổi tác và địa vị. Nếu không chắc chắn thì bạn hãy dùng cách trang trọng. Nếu như cách xưng hô của bạn là quá trang trọng thì người đó sẽ bảo bạn cách xưng hô khác, như gọi bằng tên chẳng hạn

Tôi nên gọi thầy/cô giáo của mình như thế nào?.

Lúc đầu, hãy xưng hô một cách trang trọng. Thầy/ cô giáo của bạn, qua phần giới thiệu, có thể sẽ nói cho bạn cách xưng hô thích hợp nhất. Nếu không, hãy cứ gọi một cách trang trọng cho tới khi họ bảo. Không nên sử dụng những từ chung chung như “teacher”, bởi cách gọi này nghe có vẻ như là bạn không biết tên thầy cô mình. ( bạn cũng không muốn bị gọi là “Student” đúng không?). Thậm chí nếu bạn có giáo viên dạy thay, hãy gọi bằng tên cụ thể.

Tôi nên gọi bạn học của mình như thế nào?

Phụ thuộc vào tuổi tác. Trong hầu hết các lớp học, học sinh, sinh viên thường gọi nhau bằng tên. Trong lớp có thể có một số người hơn tuổi. Để bày tỏ sự tôn trọng, hãy gọi những người này bằng họ ( trừ phi họ đề nghị bạn gọi họ bằng tên)

Tôi nên gọi giáo viên của con như thế nào?

Hãy gọi họ bằng Mr hoặc Mrs: hãy gọi theo cách xưng hô của con bạn với giáo viên. Họ có thể sẽ yêu cầu bạn gọi họ bằng tên khi không có sự hiện diện của con bạn ở đó

Tôi nên xưng hô như thế nào với những người trên mạng?

Phụ thuộc vào từng tình huống. Trên các mạng xã hội, bạn có thể gọi tên với giáo viên hoặc quản trị viên. Trong email, hãy xưng hô một cách trang trọng trong lần đầu tiên liên lạc. Nếu trong thư trả lời, họ ký bằng tên thì khi viết email lần sau bạn có thể xưng hô bằng tên với họ được.

Tôi nên gọi người quản lý ở trường học ra sao?.

Xưng hô trang trọng cho tới khi người đó yêu cầu bạn điều khác

Tôi nên xưng hô với người hàng xóm như thế nào?

Phụ thuộc vào tuổi tác. Những người hàng xóm thường gọi nhau bằng tên, mặc dù nó còn phụ thuộc vào từng người và tuổi tác của họ. Hãy tự giới thiệu bản thân, dùng tên của mình và xem cách người khác tự giới thiệu như thế nào. Nếu người hàng xóm lớn tuổi hơn bạn, trong lần gặp thứ hai, bạn cũng có thể hỏi câu: “Is it okay if I call you [ tên của người đó]?”

Tôi nên gọi đồng nghiệp như thế nào?

Phụ thuộc vào từng lĩnh vực. Trong nhiều ngành, người ta sử dụng tên. Nếu bạn là nhân viên mới thì những người khác sẽ tự giới thiệu bản thân họ với bạn

Với cấp trên, tôi nên xưng hô ra sao?.

Ngôn ngữ trang trọng. Thậm chí nếu họ gọi bạn bằng tên thì bạn cũng nên gọi họ là Mr hoặc Mrs/Ms + họ cho đến khi họ yêu cầu bạn gọi khác đi

Gọi người lái xe buýt như thế nào?

Hãy gọi một cách trang trọng. Bạn hãy bắt đầu bằng Sir hoặc Madam/Ma’am. Lưu ý không nói: “Excuse me “bus driver”.” vì đó là nghề nghiệp của họ chứ không phải chức danh.

Tôi nên gọi bố/mẹ của bạn như thế nào?

Trang trọng. Những người ít tuổi hơn nên gọi Mr hoặc Mrs/Ms + họ. Nếu bạn của bạn nói bạn có thể gọi cha mẹ họ bằng tên, thì bạn vẫn cứ nên hỏi người lớn câu “Is it okay if I call you [tên]?”. Nếu hai bạn đều trưởng thành rồi thì vẫn có thể gọi bằng tên được (first name)

Tôi nên xưng hô như thê nào với những người bồi bàn, hoặc chiêu đãi viên hàng không?

Trang trọng, hoặc dùng tên. Hãy gọi Sir hoặc Madam/Ma’am nếu bạn không biết tên của họ. Tuyệt đối không dùng “Hey waiter!” or “Hey waitress!” vì cách này bị coi là thiếu lịch sự và có thể bạn sẽ không nhận được sự phục vụ thân thiện. Nếu là khách hàng thường xuyên, hãy xây dựng mối quan hệ với nhân viên, và bạn có thể gọi tên của họ

Tôi có thể gọi những nhân viên chăm sóc khách hàng như thế nào?

Hãy xem biển tên của họ. Một số người thường đeo biển tên. Nếu trên đó ghi: “Hi, my name is Danny.”“Thank you, Danny” Thì bạn hoàn toàn có thể gọi người đó bằng tên:  hoặc “Danny, could you help me find the hamburgers?”. Nếu không có biển tên hãy gọi họ là Sir hoặc Ma’am.

Cách nói về nghĩa vụ và sự cho phép trong tiếng Anh (Phần 1)

Rất nhiều học viên tiếng Anh băn khoăn khi phải lựa chọn must hay have to khi diễn đạt lời nói của mình. Bài viết hôm nay xin đưa ra một vài gợi ý cho các bạn.

Trước hết MUSTHAVE TO đều là những động từ đặc biệt. Điểm khiến chúng khác những động từ thông thường là những động từ theo sau chúng trong một câu luôn ở dạng nguyên thể không TO (bare infinitive)

Khi chúng ta muốn nói về cái mà chúng ta có bổn phận phải làm (hoặc cái chúng ta phải thực hiện), chúng ta có thể sử dụng những động từ 'must' hoặc 'have to'.

Hy vọng bài viết nhỏ này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng mustn’t don’t have to để diễn đạt ý tưởng của mình.

I. Must và Have to:

Must và Have to đều nói được sử dụng để nói về luật lệ hoặc bổn phận.

1. Musthave to cả hai đều được theo sau bởi một nguyên mẫu của một động từ chính:

She must give money to her parents every month.

Cô ta phải đưa tiền cho cha mẹ mỗi tháng.

They have to get a visa before they go on holiday to the USA.

Họ phải xin visa trước khi họ du lịch đến Mỹ.

2. Must là một trợ động từ vì thế nó không thay đổi thể:

I must wear a uniform.

Tôi phải bận đồng phục.

She must do her homework.

Cô ta phải làm bài tập về nhà.

3. Have to không phải là một trợ động từ vì thế thể của nó thay đổi:

I have to get up early for my job.

Tôi phải thức sớm để đi làm.

He has to have short hair because he's in the army.

Anh ta phải có tóc ngắn bởi vì anh ta đang ở trong quân đội.

4.Không có quá khứ của 'must', thay vào đó chúng ta sử dụng 'had to':

We had to obey our teachers when we were students.

Chúng tôi phải nghe lời giáo viên khi chúng tôi còn là học sinh.

She had to drive on the right when she was on holiday in France.

Cô ta phải lái xe bên phải khi cô ta đi du lịch tại Pháp.

II. Mustn't và Don't have to:

1. Mustn't và  Don't have to không được sử dụng giống nhau.Mustn't được sử dụng để nói về những việc mà chúng ta phải được phép không được làm:

In most countries, you mustn't drink alcohol and then drive. It's against the law.

Tại nhiều quốc gia, bạn không được phép uống rượu và sau đó lái xe. Nó phạm luật pháp.

You mustn't run in the corridors. You might slip.

Con không được chạy trên các hành lang. Con có thể bị ngã.

2. Don't have to được sử dụng để nói về những việc mà chúng ta không có nghĩa vụ để làm, chúng ta có thể làm nếu chúng ta muốn hoặc không:

It's up to you, we can go to the cinema or not. I don't mind. We don't have to go out if you don't want to.

Tuỳ và anh, chúng ta có thể đi xem phim hoặc không. Em không sao. Chúng ta không phải đi chơi nếu anh không muốn.

If you don't like the food, don't worry you don't have to eat it.

Nếu bạn không thích đồ ăn này, đừng lo bạn không phải ăn nó.

Cách nói về nghĩa vụ và sự cho phép trong tiếng Anh (Phần 2)

Để nói về cái chúng ta được phép thực hiện (hoặc được phép làm), chúng ta có thể sử dụng những động từ 'let', 'can' hoặc 'be allowed to'. Nhưng làm sao để lựa chọn cho đúng việc mình nên sử dụng cụm nào là phù hợp với ngữ cảnh của mình và diễn đạt trọn vẹn ý tưởng...Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn.

III. Can và be allowed to:

Canbe allowed to cả hai đều được sử dụng để nói về sự cho phép.

1. Canbe allowed to cả hai đều được theo sau bởi một dạng nguyên mẫu của một động từ chính:

In Britain you can drive when you are 17.

Tại Anh bạn có thể lái xe khi ban 17 tuổi.

He's allowed to wear jeans at his school.

Anh ta được phép mặc quần jean tại trường.

2. Can là một trợ động từ vì thế nó không thay đổi thể:

I can stay out till 10.30, on Saturday nights but I have to be home by 8.30 during the week.

Tôi có thể đi chơi đến 10.30 vào tối thứ Bảy nhưng tôi phải về nhà vào 8.30 vào các ngày trong tuần.

You can't smoke here, Khalid.

Bạn không thể hút thuốc ở đây, Khalid.

3. Be allowed to không phải là một trợ động từ nên nó thay đổi thể:

I'm allowed to smoke. My parent don't mind.

Tôi được phép hút thuốc. Cha mẹ tôi không phiền.

She is allowed to wear make-up, even though she's only 14.

Cô ta được phép trang điểm, mặc dù cô ta chỉ mới 14 tuổi.

4.Quá khứ của 'can' là 'could' và của 'am/is/are allowed to' là 'was/were allowed to':

We could eat as many sweets as we liked, when we were young.

Chúng ta đã có thể ăn nhiều kẹo như chúng ta muốn, khi chúng ta còn nhỏ.

She was allowed to drive her father's car when she was only 15.

Cô ta đã được phép lái xe của cha mình khi cô ta chỉ 15 tuổi.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ sử dụng 'could' để nói về sự cho phép chung. Khi chúng ta muốn nói về một giai đoạn cụ thể của việc cho phép trong quá khứ, chúng ta sử dụng allowed to:

Last night she was allowed to have a bowl of ice cream because she had eaten all her vegetables.

Tối hôm qua cô ta được phép ăn một chén kem bởi vì cô ta đã ăn hết rau.

IV. Let:

Chúng ta sử dụng 'let' để nói về việc được cho phép làm việc gì đó bởi ai đó.

1. 'let' thường được theo sau bởi một túc từ + nguyên mẫu trống (nguyên mẫu không 'to'):

My parents always let us stay up late during the summer holidays.

Cha mẹ tôi luôn để chúng tôi dậy trễ trong những ngày hè.

Do you think they will let me smoke in their house?

Bạn nghĩ rằng họ sẽ để tôi hút thuốc trong nhà?

2. 'let' không thường được sử dụng trong dạng bị động

The owner of the flat doesn't allow people to smoke in it. (active)

Chủ căn hộ không cho phép hút thuốc trong nhà

People are not allowed to smoke in the flat. (passive)

Không ai được phép hút thuốc trong căn hộ.

They won't let Khalid smoke in the flat. (active)

Họ không cho phép Khalid hút thuốc trong căn hộ.

Ngôn ngữ nói đùa (1)

Khi Alice nói rằng “Is this your idea of a joke?” – Đây là ý đùa cợt của bạn hả? cô ấy ngụ ý rằng “Do you think it (my fear of heights) isn’t serious?” – Bạn nghĩ rằng nó (sự sợ về độ cao) không có thật hả?Dưới đây là một thành ngữ thông dụng sử dụng từ joke cũng như các từ vựng khác liên quan đến hài kịch và nói đùa.

Nói đùa – make / tell / crack a joke

Kể một câu chuyển nhằm mục đích làm cho mọi người cười

She’s always cracking jokes in the middle of meetings. The boss never thinks it’s funny but the rest of us do.

Cô ta luôn kể chuyện tếu vào giữa buổi họp. Sếp không bao giờ nghĩ nó là tếu nhưng chúng tôi thì cho là vậy.

Take a joke

Có thể cười khi ai đó nói điều gì buồn cười về bạn và không bị đả kích hoặc tổn thương bởi nó

He’s so sensitive about being short he hates it if you make a joke about his height.

Anh ta rất nhạy cảm về chiều cao có hạn của mình anh ta không thích nếu bạn nói đùa về chiều cao của anh ta.

He’s always making fun of other people but just can’t take a joke when it’s about him.

Anh ta luôn nói đùa về người khác nhưng lại không thích bị trêu chọc.

Get the joke

Hiểu cái hài hước khi ai đó nói một chuyện tếu

Everyone was killing themselves laughing but he just didn’t get the joke. He laughed a bit to cover his embarrassment but you could tell he just couldn’t see what the joke was about.

Mọi người đã cười đến vỡ bụng nhưng anh ta vẫn không hiểu câu chuyện đùa. Anh ta cười một ít để che dấu sự ngượng ngùng của mình nhưng bạn có thể thấy anh ta không hiểu câu chuyện đùa là gì.

See the joke

Hiểu cái hài hước hoặc hiểu được ý nghĩa của câu chuyện hài và cảm thấy nó rất tếu

Everyone else laughed loudly but I didn’t see the joke. Mọi người khác cười to nhưng tôi không hiểu câu chuyện đùa.

In-joke

Một câu chuyện đùa riêng mà chỉ có thể được hiểu bởi một nhóm người có giới hạn mà có một kiến thức đặc biệt về điều gì đó mà được nói về trong câu chuyện đùa

He’s always making in-jokes. He never thinks what it’s like for the rest of us who aren’t in IT and who don’t understand a word of them.

Anh ta luôn kể chuyện đùa chuyên biệt. Anh ta không bao giờ nghĩ rằng chúng tôi không trong ngành IT và không hiểu 1 tí gì của nó.

Ngôn ngữ nói đùa (2)

Practical joke

Chuyện đùa mà bao gồm một hành động thân thể hơn là lời nó và làm cho ai đó cảm thấy ngớ ngẩn

She loves playing practical jokes on people. Last week, she set her mum’s alarm clock two hours early. Her mum didn’t think it was so funny when she turned up at work so early! Cô ta thích tạo những trò đùa khăm cho người khác. Tuần trước, cô ta vặn đồng hồ báo thức của mẹ hai giờ sớm hơn. Mẹ cô ta không nghĩ nó là hài hước khi bà ta đến văn phòng rất sớm!

Các phần của câu chuyện đùa

Set-up / preamble

Phần đầu của câu chuyện đùa khi câu chuyện hay hoàn cảnh được kể ra

He’s one of those comedians who tells really long jokes. The preamble goes on for ages but then he delivers a punchline that makes it all worth the wait!

Ông ta là một trong những diễn viên hài kịch mà kể những câu chuyện hài rất dài. Phần đầu diễn biến rất dài nhưng ông ta kể một phần kết thúc mà đáng để chờ đợi!

Punch line / punchline

Phần cuối của câu chuyện hài (sau phần mở đầu) khi phần hài hoặc đùa được để đến

… And then I told them the punchline and there was complete silence. It was so embarrassing. Not one person laughed!

…Và sau đó tôi kể với họ rằng phần cuối và có một sự im lặng hoàn toàn. Nó thật ngớ ngẩn. Không ai cười cả!

Người làm việc trong một vở hài kịch

A comedian

Người diễn trong một vở hài kịch

Her stories are so funny. People are always telling her she should be a comedian.

Các câu chuyện đùa của cô ta rất vui. Mọi người luôn nói rằng cô ta nên trở thành diễn viên hài kịch.

A stand-up (comic / comedian)

Người kể chuyện tếu trên sân khấu

He worked as a stand-up for years before he got his first role in a TV comedy series.

Anh ta làm việc như một người kể chuyện trong nhiều năm trước khi anh ta có một vai diễn đầu tiên trong một hài kịch nhiều tập.

An impressionist

Ai đó diễn trong một vở hài kịch và thủ vai những người nổi tiếng bằng cách nói và/hoặc nhìn giống họ

She’s a really good impressionist. If you close your eyes, it’s just like Margaret Thatcher is right there in the room.

Bà ta thật là một người hóa thân giỏi. Nếu bạn nhắm mắt lại, nó giống như Margaret Thatcher đang ở trong phòng này.

A ventriloquist

Ai đó diễn trong vở hài kịch, thường với một búp bê (hoặc con rối) mà nó giả bộ có thể nói. Thật ra, người nói bụng thực hiện việc nói nhưng không cử động môi mà giống như búp bê đang nói chuyện

You know that monkeys can’t talk but she’s such a good ventriloquist, you really start to believe those animals are speaking to you!

Bạn biết rằng khỉ không thể nói chuyện nhưng cô ta thật là một người nói bụng giỏi, bạn thật sự bắt đầu tin rằng thú vật đang nói chuyện với bạn!

A double act

Hai người mà cùng diễn trong một vở hài kịch

Laurel and Hardy were one of the most famous double acts in Hollywood in the 1930s.

Laurel và Hardy đã là một trong những người diễn kịch kép nổi tiếng tại Hollywood vào những năm 1930.

“ Cụm từ rắc rối ” trong Tiếng Anh

Một lần cô giáo làm một cuộc khảo sát nho nhỏ trong lớp học và đưa ra câu hỏi: Học tiếng Anh, cái gì là khó nhất? ( Phát âm? ngữ pháp? or nghe nói? …) Tôi mạnh dạn trả lời: “không, cái khó nhất là cách dùng từ”.

Sau đó tôi đưa ra 1 số ví dụ chứng minh như sau:

- Trong từ “Company” thì ai cũng biết đó là “công ty”. Nhưng xem phim thấy 2 người trong xe hơi nhìn vào gương chiếu hậu rồi nói “We’re got company” thì bạn sẽ hiểu như thế nào?

Ở đây “company” nghĩa là “cái đuôi” – Chúng ta có cái đuôi bám theo. Một nghĩa khác của “company” là “bạn bè”.

Ví dụ: “We’re are judged by the company we keep” – “Người ta sẽ xét đoán bạn qua bạn bè mà bạn đang giao du”. Thế mới có cách chơi chữ độc đáo với từ “company”. - “Good” từ này đơn giản ai cũng biết. Nhưng gặp câu sau thì phải dè chừng “I’m moving to Europe for good”. Vì “for good” là thành ngữ “mãi mãi, đi luôn”.

 Hay từ “good” trong câu sau chỉ tương đương như “very”: “I’ll do it when I’m good and ready”. Cụm từ “as good as” tưởng đâu là so sánh bằng, nhưng thật ra chúng mang nghĩa “gần như, hầu như” trong câu sau: “The US$2,000 motorbike is as good as new”.

- “Rather” và “fairly” đều dịch là “khá” nhưng ý nghĩa lại rất khác nhau. “We’re having rather cold weather for October” – “Tháng mười mà thời tiết như thế này thì hơi lạnh”, “rather” mang ý nghĩa chê, thất vọng. Trong khi đó “fairly” mang ý nghĩa khen: Oh, it’s fairly easy” – “Ồ, bài tập này khá dễ”. Sẽ khác với câu “Oh, it’s rather easy” – “Ồ, bài tập này xoàng quá”.

- “Continuous” và “continual” đều có nghĩa là “liên tục”. Nhưng “continual loss of power during the storm” có nghĩa là mất điện liên tục suốt trận bão (có điện rồi lại mất điện), còn “continuous loss of power during the storm” lại là mất điện hẳn suốt trận bão.

- “Housewife” và “homemaker”: “Housewife” nghĩa là người nội trợ theo nghĩa người Anh. Nhưng người Mỹ rất ghét từ này, họ cho rằng nó hạ thấp vai trò phụ nữ. Họ thích từ “homemaker” hơn.

Nhất là các cụm từ trong tiếng anh. Ngay cả những loại từ thương mại như “trade” có nghĩa là buôn bán, trao đổi, nghề nghiệp. Nhưng khi dùng với các từ “down, up, in, on” lại có những hàm ý khác nhau.

Ví dụ: bạn có một chiếc xe hơi, bạn đổi lấy một chiếc mới hơn, tốt hơn và bù thêm một khoản tiền thì dùng “trade up”, đổi xe cũ hơn và nhận một khoản tiền bù thì dùng “trade down”. “Trade in” mang ý nghĩa chung, đổi hàng này lấy hàng khác. Còn “trade on” thì mang ý nghĩa xấu “lợi dụng” như “Children of celebrities who trade on their family names”.

Phân biệt "Travel, Journey, Trip,Expedition, Safari,Cruise, Voyage

Hỏi: Tôi phải dịch một bài về du lịch và thấy rất nhiều từ cùng có nghĩa là chuyến du lịch như travel, journey, trip…. Bạn có thể giúp tôi phân biệt sự khác nhau giữa các từ này? Hải Đăng (Hưng Yên)

Trả lời: Câu hỏi của bạn cũng là mối quan tâm của rất nhiều học viên. Đúng là để chỉ chuyến du lịch chúng ta có các từ như: travel, journey, trip, expedition, safari, cruise, voyage. Chúng tôi sẽ làm rõ sự khác biệt giữa các từ này.

1.      Travel/ travelling (danh từ) 

Travel là một từ chung chung chỉ sự dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác. Chúng ta có thể nói đến travel với nghĩa là việc thăm thú đi đây đó:

His travels abroad provided lots of background material for the novels he wrote.

(Những chuyến đi nước ngoài đã cung cấp tư liệu nền cho những tiểu thuyết của ông)

Travelling cũng là một từ chung chung chỉ hoạt động đi lại thăm thú:

· Travelling by boat between the islands is less tiring than travelling by road. (Đi thăm các hòn đảo bằng thuyền đỡ mệt hơn là đi bằng đường bộ).

· I don't do as much travelling as I used to now that I'm tired. (Giờ tôi mệt rồi tôi không hay đi đây đó như xưa nữa).

Travel thường hay xuất hiện trong danh từ ghép. Hãy quan sát những câu sau:

Make sure you keep all your travel documents safely. You can obtain travel tickets from the travel agents in the High Street if you don't want to order them over the Internet. Some of you may suffer from travel sickness. Air travel may well give you a bumpy ride. If you don't have a credit or debit card, make sure you take plenty of traveller's cheques with you. 

(Phải chắc chắn rằng bạn giữ gìn giấy tờ du lich cẩn thận. Bạn có thể lấy vé du lịch tại đại lí du lịch trên đường High Street nếu bạn không muốn đặt qua Internet. Một số người có thể bị mệt do đi lại. Du lịch hàng không có gây khó chịu. Nếu bạn không có thẻ tín dụng hoặc phiếu ghi nợ, thì nên nhớ mang theo thật nhiều séc du lịch).

Ta cũng thường sử dụng travel như một động từ:

I love to travel during the summer holidays. This year I plan to travel all around the Iberian Peninsula. 

(Tôi thích đi du lịch suốt các kì nghỉ hè. Năm nay tôi dự định đi vòng quanh bán đảo Iberian)

2.      Journey (danh từ)

Journey được dùng để chỉ một chuyến du lịch đơn lẻ (one single piece of travel). Bạn dùng từ journey khi muốn nói đến việc đi từ một nơi này đến một nơi khác.

· The journey from London to Newcastle by train can now be completed in under three hours. (Hành trình bằng tàu hỏa từ London đến Newcastle giờ đây có thể chỉ mất chưa đến 3 giờ).

Ta có thể sử dụng động từ "take" hoặc "last" với danh từ journey:

· How long did your journey take? – Oh, it lasted forever. We stopped at every small station. (Chuyến đi của anh mất bao lâu? - ồ, nó kéo dài vô tận. Đến ga nào chúng tôi cũng nghỉ chân).

Ta cũng đôi khi dùng journey như một động từ để thay thế cho "travel" nhưng từ này mang sắc thái trang trọng, thơ ca hơn một chút.

· We journeyed/ travelled between the pyramids in Mexico on horseback. (Chúng tôi đi thăm các kim từ tháp ở Mexico trên lưng ngựa). 

3.      Trip (danh từ) 

Trip thường được dùng khi nói đến nhiều cuộc hành trình đơn lẻ (more than one single journey). Chúng ta có các từ day trips (các chuyến đi trong ngày), business trips (các chuyến đi công tác), round trips (các chuyến thăm quan một vòng nhiều nơi). Với trip ta dùng cấu trúc "go on trips":

· I went on a day trip to France. We left at 6.30 in the morning and returned before midnight the same day. (Tôi đã đi một chuyến du lich thăm Pháp trong một ngày. Chúng tôi khởi hành lúc 6 giờ 30 sáng và trở về trước nửa đêm ngày hôm đó.)

· The round-trip ticket enabled me to visit all the major tourist destinations in India. (Vé du lịch một vòng cho phép tôi thăm tất cả những điểm đến chính ở Ấn Độ).

·Where's Laurie? – He wont' be in this week. He's gone on a business trip to Malaysia. (Laurie đâu? – Trong tuần này anh ấy không có đây đâu. Anh ấy đã đi công tác Malaysia). 

4.      Expedition (danh từ)

Expedition là một chuyến đi nhiều nơi như trip nhưng được tổ chức, sắp xếp để thăm dò môi trường vì mục đích khoa học. Ta cũng nói "go on expeditions"

Numerous expeditions to the Antarctic have ended in disaster.

(Vô số cuộc thám hiểm đến

Nam Cực đã kết thúc trong thảm họa).

5.      Safari (danh từ) 

Safari là một chuyến đi nhiều nơi giống như trip hoặc expedition nhưng mục đích là quan sát động vật hoang dã về tập quán tự nhiên của chúng, thông thường là ở Châu Phi. Ta có thể nói go on safari để đến các safari parks (công viên hoang dã) khi đó bạn thường phải mặc một loại quần áo bằng cotton nhẹ gọi là safari suit:

His one ambition in life was to go on safari to Kenya to photograph lions and tigers.

(Một ước muốn trong đời của ông là đi thám hiểm

Kenya để chụp ảnh sư tử và hổ).

6.      Cruise (danh từ và động từ) 

Cruise là một kì nghỉ (holiday) du lịch bằng tàu thủy hoặc thuyền (travel on ship or boat) đi thăm nhiều nơi khác nhau theo lịch trình. Khi nói ai đó cruise, thì những gì họ làm là như sau:

· They cruised all around the Mediterranean for eight weeks last summer and stopped off at a number of uninhabited islands. (Mùa hè vừa rồi, họ đi du lịch đường thủy quanh Địa Trung Hải trong tám tuần và dừng chân lại nhiều đảo không có bóng người.)

· My parents have seen nothing of the world so are saving up to go on a world cruise when they retire.  (Bố mẹ tôi chưa thăm thú nhiều nên đang tích kiệm tiền để đi du lịch đường thủy vòng quanh thế giới khi nghỉ hưu). 

7.      Voyage (danh từ) 

Voyage là một chuyến hành trình dài (a long journey) bằng tàu, nhưng không nhất thiết là để nghỉ ngơi. Ngày nay mọi người không hay đi những chuyến đi kiểu này, nhưng trong lịch sử, những chuyến đi thế này đóng vai trò rất quan trọng:

His second voyage (1493 – 96) led to the discovery of several Caribbean islands. On his third voyage (1498 – 50) he discovered the South Amerian mainland. (Christopher Columbus, the great explorer).

Sự khác nhau khi dùng các giới từ

Những câu hỏi sau, câu nào đúng?

1. What day is your birthday?

2. On what day is your birthday?

3. What day is the Christmas party?

4. On what day is the Christmas party?

Trả lời

Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi của bạn là cả hai cách hỏi: What day is your birthday?On what day is your birthday?, đều được và đều được dùng khá phổ biến.

Tuy nhiên, có sự khác nhau nhỏ giữa hai dạng câu hỏi này; sự khác nhau đó là ở mức độ trịnh trọng hay không.

Nếu chúng ta muốn dùng câu với ngữ pháp rất trịnh trọng, chúng ta sẽ nói: On what day is your birthday?.

Chúng ta nói như vậy vì câu trả lời sẽ là: It is on Tuesday, tức là trong câu trả lời có giới từ ‘on'.

Tuy nhiên, đây là một ví dụ về một nguyên tắc ngữ pháp vốn không gò bó lắm, vì trong tiếng Anh hàng ngày, và trong các ngữ các ít trịnh trọng hơn, hầu hết mọi người sẽ nói: What day is your birthday?

Việc bỏ không cần dùng tới giới từ là rất phổ biến và cũng là cách nói được chấp nhận rộng rãi.

Bạn cũng nghe hỏi: What day is your birthday on? Và đây là cách hỏi ít trịnh trọng hơn, nhưng cũng được dùng thường xuyên.

Sau cùng, cả hai cách hỏi mà bạn nêu ra ở một mức độ nào đó, đều liên quan tới thời gian xảy ra một sự kiện nào đó, và trong trường hợp ấy, một cách dùng rất phổ biến là dùng ‘when' thay vì dùng ‘what'. Ví dụ,

When is the Christmas party? thay vì On what day is the Christmas party?  

Hoặc một ví dụ khác: When did Gordon Brown become Prime Minister? thay vì In what year did Gordon Brown become Prime Minister?

Chúng tôi hy vọng là đã giúp được bạn hiểu rõ hơn và tôi khuyên là bạn nên để ý tới các phong cách khác nhau khi nghe tiếng Anh qua phim ảnh, hay đài báo như vậy bạn có thể nhận thấy những khác biệt về mức độ trịnh trọng hay thân thiện trong câu nói.

Các dấu trong Tiếng Anh

Các dấu trong Tiếng Anh, xin mời các bạn tham khảo:

, Comma

; Semicolon

: Colon

. Period; Dot, Full stop; Decimal point

// ch_client = "tonyletrung";

ch_width = 300;

ch_height = 250;

ch_type = "mpu";

ch_sid = "Chitika Default";

ch_color_site_link = "#0000CC";

ch_color_title = "#0000CC";

ch_color_border = "#FFFFFF";

ch_color_text = "#000000";

ch_color_bg = "#FFFFFF";

// ]]>

” Open double quote; Open quote; Open inverted commas

” Close double quote; Close quote; Close inverted commas

' Apostrophe

‘ Open single quote

‘ Close single quote

> Greater than sign; Close angle bracket

< Less than sign; Open angle bracket

/ Forward slash

Backslash

~ Tilde

@ At sign

! Exclamation mark; Exclamation point

? Question mark

# Number sign; Pound sign; Hash sign

$ Dollar sign

% Percent sign

^ Caret

( Open parenthesis; Open paren

) Close parenthesis; Close paren

_ Underscore

- Hyphen; Minus sign; Dash

- En dash

__ Em dash

= Equal sign

+ Plus sign

{ Open brace; Open curly bracket

} Close brace; Close curly bracket

[ Open brace; Open square brace

] Close brace; Close square brace

| Vertical bar

TM Trademark sign

3/4 Three quarter sign

1/4 One quarter sign

1/2 One half sign

& Ampersand; And sign

* Asterisk

// Double slash

' Back quote

+- Plus or minus sign

<< Open angle quote

>> Close angle quote

x Multiplication sign

… Ellipsis; Dot dot dot

Cách nói xin lỗi trong Tiếng Anh - Phần 1

Bạn cảm thấy áy náy vì đã làm điều gì đó với những người mình yêu thương...Làm sao đây khi mình thực sự hối lỗi và muốn chuộc lại lỗi lầm, cách đưa ra lý do để bào chữa nào nghe thật hợp lý và đi vào lòng người tiếp nhận lời xin lỗi...Chúng ta sẽ biết tất cả những điều đó qua bài học này:

I. Khi muốn nói xin lỗi - về một việc làm sai:

Thân mật

I'm sorry I'm late. Xin lỗi tôi đến trễ. I'm so sorry I forgot your birthday. Xin lỗi anh đã quên ngày sinh nhật của em.

Trang trọng

I beg your pardon madam, I didn't see you were waiting to be served.

Tôi xin lỗi bà, tôi đã không nhìn thấy bà đang chờ được phục vụ.

I'm awfully sorry but those tickets are sold out now.

Tôi thành thật xin lỗi nhưng những vé đó đã được bán hết rồi.

I must apologise for my children's rude behaviour.

Tôi phải xin lỗi về hành vi vô lễ của các con tôi.

II. Khi muốn nói xin lỗi - đưa ra lý do

Thông thường khi xin lỗi,  chúng ta đưa ra lý do cho hành vi của mình:

I'm sorry I'm late but my alarm clock didn't go off this morning.

Tôi xin lỗi đã đến trễ vì đồng hồ báo thức của tôi không reng vào buổi sáng này.

I'm so sorry there's nothing here you can eat, I didn't realise you were a vegetarian.

Tôi thật xin lỗi không có gì bạn có thể ăn được. Tôi không biết là bạn là người ăn chay.  

III. Khi muốn nói xin lỗi - vì ngắt ngang ai đó

Excuse me, can you tell me where the Post Office is please?

Xin lỗi, ông có thể chỉ cho tôi Bưu điện ở đâu không?

I'm sorry but can I get through?

Tôi xin lỗi nhưng tôi có thể đi qua được không?

Cách nói xin lỗi trong Tiếng Anh - Phần 2

Sẽ thật đau lòng khi những người mình yêu quý gặp chuyện phiền lòng. Bài học này sẽ giúp các bạn cách nói chuyện lịch thiệp khi muốn san sẻ nỗi đau cùng người thân. Ngoài ra, còn có những câu nói, hỏi thăm cũng như những lời chấp nhận lời xin lỗi rất nhẹ nhàng làm ấm áp bao trái tim của những người trót mang tội lỗi.

 IV. Khi muốn nói xin lỗi - khi việc buồn xảy ra với ai đó:

I'm sorry to hear you've not been feeling well.

Tôi thật buồn khi nghe bạn không được khỏe.

I'm so sorry to hear your dad died.

Tôi thành thật chia buồn khi cha anh qua đời.

I heard you failed your driving test. I'm really sorry but I'm sure you'll pass next time.

Tôi nghe nói bạn đã trượt kỳ thi lái xe. Tôi chia buồn nhưng tôi chắc bạn sẽ đậu vào lần sau.

V. Khi muốn nói xin lỗi - yêu cầu ai đó lập lại việc gì:

Excuse me? Xin lỗi?

Excuse me, what did you say? Xin lỗi, bạn đã nói gì?

I'm sorry? Xin lỗi?

I'm sorry, can you say that again? Xin lỗi, bạn có thể lập lại không?

Pardon? Xin lỗi?  

VI. Khi muốn chấp nhận lời xin lỗi

Để chấp nhận lời xin lỗi, chúng ta có thể nói cám ơn hoặc cố gắng làm cho người đối phương dễ chịu bằng cách nào đó.

1. Ví dụ 1

I'm so sorry I forgot your birthday. Anh thật xin lỗi đã quên ngày sinh nhật của em!

Oh don't worry, there's always next year! Ồ không sao, mình chờ năm sau!

2. Ví dụ 2

I'm sorry to hear you've not been feeling well. Tôi thật buồn khi nghe bạn không được khỏe.

Thanks. I think I've just picked up a bug at the office. It's nothing too serious. Cám ơn. Tôi nghĩ tôi bị lây bệnh trong văn phòng. Không có gì nghiêm trọng.

3. Ví dụ 3

I'm sorry I'm late but my alarm clock didn't go off this morning. Tôi xin lỗi đã đến trễ vì đồng hồ báo thức đã không reng vào buổi sáng này.

That's OK. We've only just started the meeting. Không sao. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu buổi họp.

Phân biệt clever, smart và intelligent

Ba từ clever, smart và intelligent thường hay được hiểu với nghĩa thông minh nhưng sắc thái ý nghĩa của ba từ này có nét khác nhau.

Trong ba từ này, intelligent là từ mang đúng nghĩa thông minh nhất. Intelligent đồng nghĩa với brainy, dùng để chỉ người có trí tuệ, tư duy nhanh nhạy và có suy nghĩ lô-gíc hoặc để chỉ những sự vật, sự việc xuất sắc, là kết quả của quá trình suy nghĩ.

·            Her answer showed her to be an intelligent young woman. (Câu trả lời của cô ấy cho thấy cô ấy là một cô gái thông minh).

·          What an intelligent question! (Đó là một câu hỏi thông minh đấy!)

Smart là một tính từ có rất nhiều nghĩa, trong đó cũng có ý nghĩa gần giống với intelligent. Tuy nhiên, intelligent chỉ khả năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách khoa học và hiệu quả, còn smart lại chỉ sự nắm bắt nhanh nhạy tình hình hoặc diễn biến đang xảy ra.

·         The intelligent math students excelled in calculus. (Những học sinh giỏi toán học môn tích phân trội hơn những học sinh khác).

·        He found an intelligent solution to this problem. (Anh ấy đã tìm ra một giải pháp hợp lý cho vấn đề này).

·        Smart lawyers can effectively manipulate juries. (Những luật sư giỏi có thể tác động lên cả hội đồng xét xử).

·       That was a smart career move. (Đó là một quyết định nhảy việc sáng suốt).

Với nghĩa thông minh, smart còn được dùng với những vũ khí có khả năng tự định vị mục tiêu hoặc được điều khiển bằng máy tính như smart weapon, smart bomb.

Ngoài ra, smart còn được dùng để chỉ diện mạo bên ngoài, thường là chỉ cách ăn mặc của một người. Trong trường hợp này, smart mang nghĩa là sáng sủa, gọn gàng, hay thời trang.

·         You look very smart in that suit. (Cậu mặc bộ vest đó trông bảnh lắm!)

·         They are having lunch in a smart restaurant. (Họ đang ăn trưa ở một nhà hàng sang trọng).

Clever lại chỉ sự lanh lợi hoặc khôn ngoan.

·        As a child, she was a clever girl. (Ngay từ bé, nó đã là một cô bé lanh lợi).

·       She is clever to get what she wants. (Cô ấy đã đạt được những gì mình muốn một cách khôn ngoan).

Tuy nhiên, clever thường được dùng với nghĩa lành nghề, khéo léo. Trong trường hợp này, clever đồng nghĩa với skilful.

·         He is clever with his hands. (Anh ấy rất khéo tay).

·         The factory needs clever workers. (Nhà máy cần những công nhân lành nghề).

Bạn thấy đấy, ba từ clever, smartintelligent có sắc thái ý nghĩa rất khác nhau phải không nào? Bạn hãy cố gắng phân biệt ba từ này nhé! Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ không còn lúng túng mỗi khi phải sử dụng những từ này nữa!

Cách nói xin lỗi trong Tiếng Anh - Phần 2

Sẽ thật đau lòng khi những người mình yêu quý gặp chuyện phiền lòng. Bài học này sẽ giúp các bạn cách nói chuyện lịch thiệp khi muốn san sẻ nỗi đau cùng người thân. Ngoài ra, còn có những câu nói, hỏi thăm cũng như những lời chấp nhận lời xin lỗi rất nhẹ nhàng làm ấm áp bao trái tim của những người trót mang tội lỗi.

 IV. Khi muốn nói xin lỗi - khi việc buồn xảy ra với ai đó:

I'm sorry to hear you've not been feeling well.

Tôi thật buồn khi nghe bạn không được khỏe.

I'm so sorry to hear your dad died.

Tôi thành thật chia buồn khi cha anh qua đời.

I heard you failed your driving test. I'm really sorry but I'm sure you'll pass next time.

Tôi nghe nói bạn đã trượt kỳ thi lái xe. Tôi chia buồn nhưng tôi chắc bạn sẽ đậu vào lần sau.

V. Khi muốn nói xin lỗi - yêu cầu ai đó lập lại việc gì:

Excuse me? Xin lỗi?

Excuse me, what did you say? Xin lỗi, bạn đã nói gì?

I'm sorry? Xin lỗi?

I'm sorry, can you say that again? Xin lỗi, bạn có thể lập lại không?

Pardon? Xin lỗi?  

VI. Khi muốn chấp nhận lời xin lỗi

Để chấp nhận lời xin lỗi, chúng ta có thể nói cám ơn hoặc cố gắng làm cho người đối phương dễ chịu bằng cách nào đó.

1. Ví dụ 1

I'm so sorry I forgot your birthday. Anh thật xin lỗi đã quên ngày sinh nhật của em!

Oh don't worry, there's always next year! Ồ không sao, mình chờ năm sau!

2. Ví dụ 2

I'm sorry to hear you've not been feeling well. Tôi thật buồn khi nghe bạn không được khỏe.

Thanks. I think I've just picked up a bug at the office. It's nothing too serious. Cám ơn. Tôi nghĩ tôi bị lây bệnh trong văn phòng. Không có gì nghiêm trọng.

3. Ví dụ 3

I'm sorry I'm late but my alarm clock didn't go off this morning. Tôi xin lỗi đã đến trễ vì đồng hồ báo thức đã không reng vào buổi sáng này.

That's OK. We've only just started the meeting. Không sao. Chúng tôi chỉ mới bắt đầu buổi họp.

Phân biệt clever, smart và intelligent

Ba từ clever, smart và intelligent thường hay được hiểu với nghĩa thông minh nhưng sắc thái ý nghĩa của ba từ này có nét khác nhau.

Trong ba từ này, intelligent là từ mang đúng nghĩa thông minh nhất. Intelligent đồng nghĩa với brainy, dùng để chỉ người có trí tuệ, tư duy nhanh nhạy và có suy nghĩ lô-gíc hoặc để chỉ những sự vật, sự việc xuất sắc, là kết quả của quá trình suy nghĩ.

·            Her answer showed her to be an intelligent young woman. (Câu trả lời của cô ấy cho thấy cô ấy là một cô gái thông minh).

·          What an intelligent question! (Đó là một câu hỏi thông minh đấy!)

Smart là một tính từ có rất nhiều nghĩa, trong đó cũng có ý nghĩa gần giống với intelligent. Tuy nhiên, intelligent chỉ khả năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách khoa học và hiệu quả, còn smart lại chỉ sự nắm bắt nhanh nhạy tình hình hoặc diễn biến đang xảy ra.

·         The intelligent math students excelled in calculus. (Những học sinh giỏi toán học môn tích phân trội hơn những học sinh khác).

·        He found an intelligent solution to this problem. (Anh ấy đã tìm ra một giải pháp hợp lý cho vấn đề này).

·        Smart lawyers can effectively manipulate juries. (Những luật sư giỏi có thể tác động lên cả hội đồng xét xử).

·       That was a smart career move. (Đó là một quyết định nhảy việc sáng suốt).

Với nghĩa thông minh, smart còn được dùng với những vũ khí có khả năng tự định vị mục tiêu hoặc được điều khiển bằng máy tính như smart weapon, smart bomb.

Ngoài ra, smart còn được dùng để chỉ diện mạo bên ngoài, thường là chỉ cách ăn mặc của một người. Trong trường hợp này, smart mang nghĩa là sáng sủa, gọn gàng, hay thời trang.

·         You look very smart in that suit. (Cậu mặc bộ vest đó trông bảnh lắm!)

·         They are having lunch in a smart restaurant. (Họ đang ăn trưa ở một nhà hàng sang trọng).

Clever lại chỉ sự lanh lợi hoặc khôn ngoan.

·        As a child, she was a clever girl. (Ngay từ bé, nó đã là một cô bé lanh lợi).

·       She is clever to get what she wants. (Cô ấy đã đạt được những gì mình muốn một cách khôn ngoan).

Tuy nhiên, clever thường được dùng với nghĩa lành nghề, khéo léo. Trong trường hợp này, clever đồng nghĩa với skilful.

·         He is clever with his hands. (Anh ấy rất khéo tay).

·         The factory needs clever workers. (Nhà máy cần những công nhân lành nghề).

Bạn thấy đấy, ba từ clever, smartintelligent có sắc thái ý nghĩa rất khác nhau phải không nào? Bạn hãy cố gắng phân biệt ba từ này nhé! Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ không còn lúng túng mỗi khi phải sử dụng những từ này nữa!

Những từ chỉ “người bạn” trong Tiếng Anh

Có thể bạn không mấy để ý nhưng từ “người bạn” trong Tiếng Việt khi chuyển sang Tiếng Anh lại có rất nhiều từ khác nhau đấy. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình nhé.

Ngoài từ mà được dùng phổ biến nhất là “friend” thì ta cũng có thể dùng từ “mate” ghép với một từ khác để làm rõ hơn về mối quan hệ của những người đó như là:

Schoolmate: bạn cùng trường

Classmate: bạn cùng lớp Roommate: bạn cùng phòng

Playmate: bạn cùng chơi

Soulmate: bạn tâm giao/tri kỷ

P/s: các bạn đừng bị nhầm với từ “checkmate” nhé vì nó có nghĩa là “chiếu tướng”

Ngoài ra, còn có rất nhiều từ/ từ lóng còn có nghĩa là bạn hoặc gần gần với bạn như:

Colleague: bạn đồng nghiệp

Comrate: đồng chí

Partner: đối tác, cộng sự, vợ chồng, người yêu, bạn nhảy hoặc người cùng chơi trong các môn thể thao.

Associate: tương đương với partner trong nghĩa là đối tác, cộng sự. nhưng không dùng với nghĩa là vợ chồng, người yêu, bạn nhảy hoặc người cùng chơi trong các môn thể thao.

Buddy: bạn nhưng thân thiết hơn một chút.

Ally: bạn đồng mình

Companion: bầu bạn, bạn đồng hành

Boyfriend: bạn trai

Girlfriend: bạn gái

Best friend: bạn tốt nhất

Close friend: bạn thân

Busom friend: cũng có nghĩa giống như close friend là bạn thân

Pal: bạn. chẳng hạn như penpal: bạn qua thư = pen friend

Chỉ sơ qua một chút vậy thôi các bạn cũng thấy rằng cũng giống như Tiếng Việt, Tiếng Anh rất phong phú và đa dạng đúng vậy không. Chúc các bạn học Tiếng Anh thật tốt nhé.

Động từ (V-ing, V-ed) dùng làm tính từ

Thông thường, khi một động từ không có dạng thức tính từ tương ứng với nó thì phân từ 1 (V-ing) hoặc phân từ 2 (P2) của động từ đó được sử dụng làm tính từ. Đôi khi người học tiếng Anh không biết nên dùng tính từ ở dạng thức nào: V-ing hay Verb-ed hay Verb-en.

Tính từ dạng V-ing thường được dùng khi danh từ mà nó bổ nghĩa thực hiện hoặc chịu trách nhiệm về hành động. Động từ thường là nội động từ (không có tân ngữ) và thời của động từ là thời tiếp diễn: The crying baby woke Mr.Binion. (The baby was crying) The blooming flowers in the meadow created a rainbow of colors. (The flowers were blooming) The purring kitten snuggled close to the fireplace. (The kitten was purring)

Phân từ 2 (V-ed) được dùng làm tính từ khi danh từ mà nó bổ nghĩa là đối tượng nhận sự tác động của hành động. Câu có tính từ ở dạng P2 thường có nguồn gốc từ những câu bị động. The sorted mail was delivered to the offices before noon. (The mail had been sorted). Frozen food is often easier to prepare than fresh food. (The food had been frozen) The imprisoned men were unhappy with their living conditions. (The men had been imprisoned)

Lưu ý: Một số các động từ như to interest, to bore, to excite, to frighten khi sử dụng làm tính từ thường khó xác định nên dùng loại nào (phân từ 1 hay phân từ 2). Nguyên tắc áp dụng cũng giống như đã nêu trên: Nếu chủ ngữ gây ra hành động thì dùng P1, nếu chủ ngữ nhận tác động của hành động thì dùng P2. Xét thêm các ví dụ sau: The boring professor put the students to sleep. The boring lecture put the students to sleep. The bored students went to sleep during the boring lecture. The child saw a frightening movie. The frightened child began to cry.

Cấu trúc song song trong câu

Khi thông tin trong một câu được đưa ra dưới dạng liệt kê thì các thành phần được liệt kê phải tương ứng với nhau về mặt từ loại (noun – noun, adjective – adjective, …).

Ví dụ:

SAI

ĐÚNG

Mr. Henry is a lawyer, a politician, and he teaches.

Mr. Henry is a lawyer, a politician, and a teacher.

Peter is rich, handsome, and many people like him.

Peter is rich, handsome, and popular.

The cat approached the mouse slowly and silent.

The cat approached the mouse slowly and silently.

She like to fish, swim and surfing.

She like to fish, to swim and to surf. She like fishing, swimming and surfing.

When teenagers finish highschool, they have several choices: going to college, getting a job, or the army.

When teenagers finish highschool, they have several choices: going to college, getting a job, or joining the army.

Tim entered the room, sat down, and is opening his book.

Tim entered the room, sat down, and opened his book.

Tuy nhiên nếu thời gian trong các mệnh đề khác nhau của câu là khác nhau thì động từ cũng phải tuân theo qui luật thời gian. Lúc đó cấu trúc câu song song về thời của các động từ (như ví dụ ở dòng cuối bảng trên) không được áp dụng. Ví dụ: She is a senior, studies every day, and will graduate a semester early.

Từ vựng về các môn thể thao

Horse race: đua ngựa

Soccer: bóng đá

Basketball: bóng rổ

Baseball: bóng chày

Tennis: quần vợt

Table tennis: bóng bàn

Regalta: đua thuyền

Volleyball: bóng chuyền

Badminton: cầu lông

Rugby: bóng bầu dục

Eurythmics: thể dục nhịp điệu

Gymnastics: thể dục dụng cụ

Marathon race: chạy maratông

Javelin throw: ném lao

Pole vault: nhảy sào

Athletics: điền kinh

Hurdle race: nhảy rào

Weightlyting: cử tạ

Wrestle: vật

Goal: gôn

Swim: bơi lội

ice-skating : trượt băng

water-skiing : lướt ván nước

hockey : khúc côn cầu

high jumping : nhảy cao

snooker : bi da

boxing : quyền anh

scuba diving: lặn

archery: bắn cung

windsurfing: lướt sóng

olo: đánh bóng trên ngựa

pony- trekking: đua ngựa non

cycling: đua xe đạp

fencing: đấu kiếm

javelin: ném sào

showjumping: cưỡi ngựa nhảy wa sào

hurdling : chạy nhảy qua sào

upstart : uốn dẻo

hang : xiếc

aerobics:thể dục nhịp điệu

high jump:nhảy cao

the discus throw:ném đĩa

hurdle-race:nhảy rào

to dive:lặn

Mẫu câu chúc mừng bằng tiếng Anh

- Khi ai đó có niềm vui, thành công hay nỗi buồn và thất bại, bạn có biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn đó với họ như thế nào không? Dưới đây là các mẫu câu dùng trong các sự kiện đặc biệt giúp bạn có phản ứng đúng đắn trong mỗi tình huống cụ thể.

Congratulations! - Chúc mừng

Bạn có thể nói Congratulations trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, chẳng hạn như trong đám cưới, thăng chức, vượt qua kỳ thi, hay tới những bố mẹ và gia đình mới có em bé.

Well done! - Làm tốt lắm

Bạn có thể nói câu này với ai đó vừa vượt qua kỳ thi hay đạt được điều gì đó rất khó khăn như thăng chức.

Birthdays - Sinh nhật

Cách thông dụng nhất để nói về sinh nhật của ai đó là câu Happy Birthday - Chúc mừng sinh nhật! hoặc trịnh trọng hơn, Many happy returns (on the day)! Chúc điều hạnh phúc đến với bạn (trong ngày này)!

Văn hoá: Sinh nhật thường là một sự kiện quan trọng hơn nhiều sự kiện khác ở Anh. Lễ sinh nhật lần thứ 18 rất đặc biệt bởi vì bạn đã chính thức trở thành người lớn. Trước đây, 21 tuổi mới là người lớn, và mọi người vẫn tổ chức lễ đặc biệt này bằng cách trao một chiếc chìa khoá bạc, điều đó có nghĩa key to the door - chìa khoá mở cánh cửa.

Before an exam or something difficult - Trước một kỳ thi hay một điều gì đó khó khăn

Hãy chúc may mắn với họ trước khi có điều gì khó khăn, hãy nói Good luck - Chúc may mắn! Nhưng nếu ai đó rất mê tín và tin rằng nói "Good luck" sẽ mang lại kết quả ngược lại, thì bạn sẽ nghe thấy họ nói Break a leg!

Nếu ai đó bị thất bại, bạn có thể nói Bad luck! - Thật không may mắn!

Toasting - Tiệc

Tại các buổi tiệc hay tụ tập, mọi người có thể yêu cầu bạn drink a toast - uống một chầu để chúc mừng một sự kiện.

Here's to …

Let's drink to…

Ladies and Gentlemen, "The Bride and Groom".

Please raise your glasses to…

Viết thư cho người vượt qua kỳ thi

Nếu bạn viết một bưu thiếp hay một lá thư cho ai đó đã vượt qua kỳ thi bạn có thể sử dụng câu sau:

Well done! It's a fantastic result.

Congratulations on passing! You deserve it after so much hard work.

Viết thiệp chúc đám cưới

Đây là một số câu chuẩn thường viết trên các thiệp chúc lễ cưới: Congratulations! Wishing you many happy years together.

Wishing you the best of luck in your future together.

Viết trong hoàn cảnh đau buồn

Trong hoàn cảnh khó khăn, bạn có thể viết I was so sorry to hear that …. - Tôi rất buồn khi biết rằng....

Nếu bạn viết thư cho ai đó có người thân vừa mới mất, bạn có thể viết.

I was deeply saddened to hear… - Tôi thực sự đau buồn khi biết....

hay

Please accept my deepest condolences on the death of… - Xin hãy đón nhận sự cảm thông sâu sắc nhất của tôi về sự ra đi của....

(Bạn có thể thay "I" bằng "We", chẳng hạn như "We were very sad to hear that…")

Từ đồng âm

Hi (Chào) và High (trên cao, cao)

Hi, how are you? (Chào, bạn có khỏe không?)

At 12 o'clock the sun is high in the sky. (Vào 12 giờ trưa, mặt trời lên cao.)

In (trong) và Inn (quán rượu)

Come in and have a cup of tea. (Hãy vào nhà và dùng một ly trà.)

'Inn' is an old-fashioned word for 'pub'.('Inn' là từ kiểu xưa của từ 'pub')

Meet (gặp) và Meat (thịt)

Do you want to meet later for a drink? (Bạn muốn gặp nhau để đi uống nước không?)

She's a vegetarian so she doesn't eat fish or meat. (Cô ta là một người ăn chay, vì thế cô ta không ăn cá hoặc thịt)

Our (của chúng ta) và Hour (một giờ đồng hồ)

This is our house.(Đây là ngôi nhà của chúng ta.)

He was waiting for you for over an hour. (Anh ta đã chờ bạn hơn một giờ đồng hồ.)

New (mới) và knew (đã biết)

I love your new dress! (Em thích chiếc áo đầm mới của chị.)

I knew the answer as soon as she asked the question. (Tôi biết được câu trả lời vừa khi cô ta đặt câu hỏi.)

We (chúng tôi) và Wee (nhỏ, bé)

We (my husband and I) would love you to come and stay.(Chúng tôi (ông xã của tôi và tôi) mong muốn bạn đến chơi và ở lại.)

Scottish people say 'wee' for 'small' or 'little'. (Người Xcốt-len dùng từ 'wee' thay từ 'small' hoặc 'little'.)

Need (cần thiết) và Knead (nhào bột)

We're hungry so we need some food.(Chúng tôi đói bụng vì thế chúng tôi cần thức ăn.)

To make bread you have to knead the dough (a mixture of flour and water). (Để làm bánh mì, bạn phải nhào bột nhão.)

So (vì thế) và Sew (may vá)

It's raining so you need to use your umbrella.(Trời đang mưa vì thế bạn cần sử dụng chiếc dù.)

Will you sew a button on this shirt for me please? (Bạn vui lòng đính chiếc nút vào chiếc áo này cho tôi nhé?)

You (bạn) và Ewe (con cừu cái )

You need to do more studying.(Bạn cần học nhiều hơn nữa)

You can get wool from a ram (a male sheep) or a ewe (a female sheep). (Bạn có thể lấy len từ con cừu đực hoặc con cừu cái.)

Know (biết) và No (không)

Do you know where the nearest Post Office is please? (Bạn biết bưu điện gần nhất ở đâu không?)

No, I don't know where it is, sorry. (Không, tôi không biết. Xin lỗi nhé.)

Not (không) và Knot (nút thắt)

2 + 2 is not 5. (2 +2 không bằng 5.)

If you tie string in a knot, it's very difficult to untie it. (Nếu bạn thắt dây thành nút thắt, rất khó để mở nó ra.)

Allowed (cho phép) và Aloud (to lớn tiếng)

You're not allowed to smoke in this office. (Anh không được phép hút thuốc trong văn phòng này.)

When I was very young, my mum used to read aloud to me every night. (Khi tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi thường đọc lớn cho tôi vào mỗi đêm.)

Thấy hay thì thanks nha!!

Greeting and Goodbye Expressions !

Nếu được hỏi bạn sẽ “chào” và “tạm biệt” ai đó bắng tiếng Anh thì bạn sẽ nói sao? Câu trả lời sẽ là những câu đại loại như “Hi!, Hello!.....Goodbye!...” nhưng ít người học tiếng Anh biết những mẫu câu đồng nghĩa nhưng lại có cách diễn đạt khác

Greeting Expressions

Chào hỏi bình thường nhưng mang tính chất lễ nghi, trang trọng. (General greetings) (Formal).

Hello!

How are you?

How are you doing?

How is everything?

How’s everything going?

How have you been keeping?

I trust that everything is well.

Chào hỏi bình thường theo cách thân mật, suồng sã (General greetings) (Informal).

Hi.

What’s up?

Good to see you.

How are things (with you)?

How’s it going?

How’s life been treating you?

Khi gặp lại một người mà bạn không gặp từ lâu, bạn muốn chào theo cách lễ nghi và có phần khách sáo. Hãy dùng những mẫu câu sau:  

It has been a long time.

It’s been too long.

What have you been up to all these years?

It’s always a pleasure to see you.

How long has it been?

I’m so happy to see you again.

 Bạn cũng có thể sử dụng những mẫu câu sau cho những tình huống trên nhưng ý nghĩa lời chào mang tính chất suồng sã, không khách khí.

How come I never see you?

It’s been such a long time.

Long time no see.

Where have you been hiding?

It’s been ages since we last met.

     Goodbye Expressions

Cách chào tạm biệt bình thường nhưng mang tính chất lễ nghi, trang trọng. (Simple good-byes) (Formal).

Good-bye

Stay in touch.

It was nice meeting you.

I hope to see you soon.

Cách chào tạm biệt bình thường nhưng mang tính chất thân mật, suồng sã (Simple good-byes) (Informal).

Bye.

See you.

Talk to you later.

Catch up with you later.

Nice seeing you.

Khi bạn rời đi, bạn muốn nói lời tạm biệt một cách lịch sự và có phần khách khí. Những mẫu câu sau sẽ hữu ích cho bạn:

I have to leave here by noon.

Is it okay if we leave your home at 9pm?

What do you say we leave work a little earlier today?

Would you mind if I leave the dinner before it ends?

I need to depart for the airport in one hour.

Và cách nói thân mật, suống sã cho tình huống này:

I got to go now.

I’ll be leaving from the office in 20 minutes.

How about we jet off to the shops now?

I’m afraid I have to head off now.

Let’s get off work early.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro