Ngôi kể: Câu chuyện về việc lia cái camera đi vòng quanh....

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngôi kể, nói sao nhỉ, giống như một cái camera đi xung quanh ý. Tùy thuộc vào việc bạn dùng một cái camera gắn lên đầu một người (ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba "nó" - đi theo một nhân vật chính) hay là dùng nhiều camera gắn nhiều nơi (ngôi thứ ba - cô, anh, cậu,... - vị trí trung lập thích đọc ý nghĩ như thế nào cũng được, nhưng chủ yếu vẫn gắn vào nhân vật chính) mà các Readers có thể thấy câu chuyện ở nhiều góc độ khác nhau, và lượng thông tin truyền tải trong câu văn ra sao.

1. Ngôi thứ ba - cô, cậu, anh, bà, ông, hắn, v.v...

Khi bạn chọn ngôi kể là ngôi thứ ba, độc giả có thể thấy câu chuyện trên nhiều góc độ, không chỉ thấy từ góc độ của nhân vật chính mà còn thấy từ góc độ suy nghĩ của các nhân vật phụ nữa. Như vậy thì nội dung sẽ trải đầy ra toàn bộ câu chuyện, và thông điệp của truyện có thể được truyền tải đến từ nhiều nhân vật ( từ nhân vật chính là chủ yếu) qua hành động, suy nghĩ của họ do ta "lia máy quay đi lung tung", chuyện gì các nhân vật làm ta cũng có thể "biết được", tùy thuộc vào Au nó viết bao nhiêu từ trên trang giấy và mô tả cái gì.

Việc chọn làm người chứng kiến mọi chuyện khiến cho người đọc điều biết được những nhân vật đã làm gì và chứng kiến gì cũng như biết được suy nghĩ của họ. Về việc chọn ngôi kể thứ ba như thế này, không bị hạn chế về mô tả không gian hay thời gian (ở một mức nào đó). Chỉ cần bạn nhớ là:

- Lia máy quay đi đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm sao cho nó liền mạch hết sức có thể (chuyển đoạn). Đừng kiểu "chuyển đoạn" mà làm cho các đoạn văn rời rạc, đọc như thế sẽ làm cho Readers có cảm giác bị "giật cục" và câu văn không mượt. Các bạn có thể đọc nhiều các tác phẩm và tham khảo những từ nối đoạn để biết các "lia máy" cho hợp lí.

- Tập trung vào các nhân vật chính thôi,  Họ sẽ là 1 nhân vật "chính nhất", một số nhân vật "chính nhì" (có vai trò không quan trọng bằng chính nhất, nhưng có mối quan hệ nhất định với chính nhất và ảnh hưởng đến quá trình tiến triển của câu chuyện) và vai phản diện (nếu có). Những con người này sẽ phụ trách phần ý nghĩa câu chuyện.

- Thỉnh thoảng có thể nhảy sang nhân vật phụ cho vui. Nếu bạn lia máy quay đi giữa quá nhiều nhân vật thì truyện sẽ bị "rối", Readers có thể chẳng hiểu bạn đang viết cái gì hết, thậm chí có thể làm loãng cốt truyện nữa.

Tuy nhiên, nếu bạn đủ sức "chạy đi chạy lại" theo nhiều nhân vật như thế mà vẫn giữa truyện một nhịp ổn định được thì cứ việc, có ai cấm bạn phải sáng tác theo một tiêu chuẩn nhất định đâu nhỉ? :)

2. Ngôi thứ nhất - tôi, nó....

Khi bạn chọn ngồi kể là ngôi thứ nhất - tôi, hoặc ngôi thứ ba "nó" ( ngôi thứ nhất trá hình) thì Readers sẽ theo bước chân của đúng nhân vật chính thôi và chỉ biết được suy nghĩ của nhân vật chính. Lúc này, mọi thông điệp của các phẩm sẽ "thực sự" đổ dồn lên nhân vật chính, về cách nhân vật chính suy nghĩ và cách nhân vật chính "phản hồi" các "bài học" mà nhân vật phụ cho họ.

Nếu mà chọn "tôi", không gian của bạn sẽ bị hạn chế bởi những gì "tôi thấy, nghe và cảm nhận được". Tức là viết đúng ý nguyên những gì "tôi" trải qua, tác động với người khác. Bạn không thể đang ngồi học ở trường mà biết mẹ mình đang làm gì ở nhà đúng không? Nội tâm của các nhân vật khác sẽ hoàn toàn do nhân vật chính cảm nhận.

Khi bạn đã chọn ngôi thứ nhất rồi thì thật ra chẳng cần chú ý cái gì cả, vì bạn cho độc giả nhìn dưới góc độ của một nhân vật nên không sợ loạn. Truyện có loãng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách hành văn và diễn đạt của bạn

Hôm nay chỉ đến đây thôi, đừng ngại chia sẻ ý kiến của các bạn với Green. Green lập cái này ra thực chất là để thảo luận với mọi người mà :)

Tks for reading

Green

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro