Groupon

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Gần đây, Công ty Thế Giới Di Động cũng muốn áp dụng mô hình này cho nhóm các sản phẩm điện thoại, điện tử, điện máy.

“Chợ” groupon đông đúc và náo nhiệt đang được hỗ trợ tích cực bởi nhiều yếu tố. Tháng 8/2011, kết quả nghiên cứu Net Index 2011 của Yahoo - Kantar Media cho thấy, tỷ lệ sử dụng internet hàng ngày (52%) lần đầu tiên đã vượt qua tỷ lệ nghe đài (40%) và đọc báo

in (23%).

Đặc biệt, số người sử dụng internet trên điện thoại di động ở những nơi mà ADSL chưa thực sự phát triển như Đà Nẵng, Cần Thơ... đang gia tăng nhanh chóng.

Chưa hết, các cơn lốc “siêu phẩm công nghệ” như iPhone, iPad, Galaxy Tab..., với nhiều tính năng vượt trội được thị trường nồng nhiệt đón nhận, góp thêm phần hào hứng cho thương mại điện tử nói chung và groupon nói riêng.

Tuy vậy, bức tranh groupon còn có những mảng màu tối. Người tiêu dùng từng “kêu” trên các phương tiện truyền thông đại chúng rằng họ từng bị thiệt hại hay gặp phiền toái khi sử dụng các coupon giảm giá “khủng”.

Ví dụ đơn giản, nhà hàng không chăm sóc các khách hàng groupon tận tình như các khách hàng khác, hoặc cố tình giảm chất lượng món ăn. Phải chăng đó là cách để bù đắp khoản khuyến mãi 50-90% đã đưa ra? Kịch tính hơn, có cửa hàng thời trang đột ngột “mất tích” trước ngày coupon hết hạn.

Groupon đang gặp phải những vấn đề “kinh niên” của nền kinh tế Việt Nam. Đó là sự thiếu chữ tín trong kinh doanh; đó là nạn hàng giả, hàng nhái hoành hành; đó là việc mua bán dựa vào quan hệ cá nhân làm nền tảng cho niềm tin.

Một lần nữa Net Index 2011 khẳng định thế. Hóa ra, “rượu mới mà bình vẫn cũ”! Cơn lốc groupon mạnh mẽ thế, nhưng du nhập qua “thân thể” yếu kém của nền kinh tế Việt Nam đang “chậm dần” lại chăng?

Đi tìm “anh cả”

Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trên thị trường groupon cần được đặt ra mạnh mẽ, vì họ phải trả tiền trước khi sử dụng coupon. Họ có quyền lo lắng và hồ nghi. Website nào uy tín? Nhà cung cấp nào uy tín? Nếu có vấn đề xảy ra, ai sẽ là người giải quyết khiếu nại (đặc biệt trong bối cảnh hạ tầng pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam chưa hoàn thiện)?...

Vì vậy, người tiêu dùng càng cần hiểu biết rõ hơn về những website làm ăn uy tín, có thể buộc nhà cung cấp giữ đúng cam kết về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Hoặc nếu có vấn đề xảy ra, website đó sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Thị trường rất cần những “anh cả” mang đến cho họ “niềm tin”!

Việc có sẵn những điều kiện thuận lợi nơi người tiêu dùng tưởng chừng như sẽ khiến các trang rủ nhau cùng mua theo mô hình Groupon sẽ thành công nhanh chóng tại Việt Nam nhưng cho đến nay xem ra hình thức kinh doanh này còn gặp nhiều khó khăn.

Về phương thức thanh toán, các phương thức thanh toán online thực sự chưa thân thuộc với phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam kể cả với những người sử dụng mạng nhiều như giới trẻ và dân văn phòng - đối tượng chính được nhắm đến của hình thức kinh doanh này tại Việt Nam. Do đó phương thức thanh toán phổ biến của hình thức này hiện nay vẫn là tiền trao cháo múc nhận tiền mặt khi giao nhận coupon.

Theo nguyên bản gốc, một chương trình khuyến mại chỉ có thể thành công khi có đủ một số lượng khách hàng mua tối thiểu. Vậy thì khi một chương trình không thể khuyến mại thành công vì không đủ người tham gia thì việc trả lại tiền sau khi đã thu online cũng khá phức tạp, gây ra nhiều tranh cãi và hiểu lầm từ phía người tiêu dùng. Chi phí dành cho thanh toán bị đội lên nhiều. Do đó, ngoài việc đàm phán với doanh nghiệp quảng cáo, một số trang web phải cam kết để đảm bảo chương trình có đủ số lượng khách tham gia tối thiểu.

Dịch vụ khách hàng và thái độ phục vụ của nhân viên ở những nơi cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cũng là một con dao hai lưỡi.

Ở Việt Nam với một số doanh nghiệp khi tham gia hình thức này chưa hiểu rõ về lợi ích của việc chăm sóc khách hàng và lợi ích dài hạn, chỉ chăm chú vào lợi nhuận ngắn hạn, khi khách hàng sử dụng coupon phiếu khuyến mãi, đặc biệt ở mảng dịch vụ thường không được nhân viên phục vụ chu đáo, thậm chí một số nơi còn bị phân biệt đối xử. Ngay cả dịch vụ của các thương hiệu lớn cũng đã có nhiều trường hợp tương tự xảy ra, dịch vụ cung cấp không được 100% như hứa hẹn, bị cắt xén để giảm bớt chi phí nhiều.

Gặp khó về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sự thiếu chuẩn bị của doanh nghiệp tham gia. Với nhiều doanh nghiệp, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ là thiếu nhất quán về chất lượng nên dẫn tới việc do thiếu sự chuẩn bị kỹ càng về chương trình và dự báo sai về công suất phục vụ, khi khách hàng tới đông, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không đáp ứng kịp như hotline thường xuyên bận, nhân viên gắt gỏng, sản phẩm thiếu hụt… Điều này ngược lại còn gây phương hại về hình ảnh cho doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại.

Làm gì tạo nên được sự khác biệt giữa các trang web cung cấp dịch vụ đang trăm hoa đua nở cũng không phải là điều dễ dàng gì. Hiện nay, các trang web rủ nhau cùng mua ở Việt Nam các mô hình trông khá tương tự nhau, trong khi khách hàng thì không biết các trang này khác nhau ở chỗ nào. Họ sẽ vào hết các trang mà họ biết, theo nhu cầu mà mua coupon của chương trình phù hợp. Việc khẳng định thương hiệu trở nên khó khăn hơn tại Việt Nam.

Khó khăn trong khâu giao nhận. Với hình thức thanh toán phổ biến là thanh toán khi giao coupon thì khi phải giao trên 1,000 coupon/ngày, các trang web đều gặp khó khăn trong vấn đề giao nhận. Hiện nay ngoại trừ việc thuê các công ty chuyển phát nhanh thì Việt Nam vẫn chưa có một đơn vị hậu cần nào đảm nhận vai trò tổng thầu cho các giao dịch thương mại điện tử để giảm chi phí giao nhận.

Với ưu điểm là kích thích mua hàng trên mạng, nhưng vẫn còn mắc kẹt ở hai bài toán cũ của Internet Việt Nam là thanh toán và thói quen của người dùng.

Theo nhận định của một số chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh này, groupon Việt Namchỉ có thể thành công rực rỡ về quy mô khi khâu thanh toán và hậu cần được giải quyết. Và cũng đã có nhiều đánh giá về các trang rủ nhau cùng mua tại Việt Nam. Dưới đây là một số nhận xét của các “khuôn mặt” trong thị trường này:

1. muachung.vn

Điểm mạnh: Phiếu Mua Hàng Điện Tử sẽ được gửi qua SMS và email cho quý khách chỉ trong vòng 1h sau khi mua hàng thành công. Nhiều deal hấp dẫn. Gửi email confirm sau khi đặt hàng. Có deal tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Điểm yếu: khó mua được nếu không có tài khoản ngân hàng

2. runhau.vn

Điểm mạnh:

- Khá nhiều giảm giá hấp dẫn, nhận giao coupon và thanh toán tại nhà. Có deal tại Hà Nội, Hồ Chí Minh.

- Nhân viên gọi điện thoại xác nhận đơn hàng. Khách hàng có thể đặt hàng qua hotline.

Điểm yếu: không thanh toán được bằng thẻ Visa/Master

3. nhommua.com

Điểm mạnh: giao thẻ miễn phí và nhận thanh toán bằng tiền mặt tại nhà. Nhiều deal hấp dẫn. Nhân viên gọi điện thoại confirm sau khi đặt hàng. Có deal tại Hồ Chí Minh, mới mở văn phòng tại Hà Nội.

Điểm yếu: không thanh tóan được bằng thẻ Visa/Master.

4. cungmua.com

Điểm mạnh: Nhân viên của Cùng Mua sẽ đến tận nơi để giao phiếu cho bạn trong vòng 48h sau khi bạn đăng ký. Chỉ có deal tại Hồ Chí Minh.

Điểm yếu: số lượng xuất hiện deal mới hơi ít

5. deal.zing.vn

Điểm mạnh: nguồn lực dồi dào từ Vinagame, deal khá hấp dẫn.

Điểm yếu: thanh tóan bằng hệ thống riêng "Zing Xu" gây khó khăn cho người mua, cách thức nạp tiền và chuyển đổi rắc rối và không thân thiện, đó cũng là lý do tại sao các sản phẩm của Zing bán vẫn không chạy bằng 3 website bên trên.

5. hotdeal.vn

Điểm mạnh: giao coupon tại nhà miễn phí.

Điểm yếu: mua xong chẳng ai giao hàng hay điện thoại confirm. Chỉ có deal tại Hồ Chí Minh.

6. cucre.vn

Điểm mạnh: giao coupon tại nhà miễn phí, nhân viên gọi điện thoại xác nhận đơn hàng. Có deal tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Điểm yếu: bắt buộc phải cung cấp email khi bắt đầu xem website, có thể tính phí vận chuyển

7. phagia.com.vn

Điểm mạnh: người mua có thể vào yêu cầu phá giá 1 nơi nào đó. Có deal tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Điểm yếu: tuy nhiên chức năng yêu cầu phá giá hơi lung tung và khó hiểu

Google cũng “mê mẩn” mô hình mua chung Groupon

(Dân trí) - Giám đốc điều hành Eric Schmidt của gã khổng lồ tìm kiếm Mỹ vừa tuyên bố sẽ xuất trình dịch vụ mua chung Google Offers vào ngày mai nhằm cạnh tranh với đối thủ Groupon.

Thông tin về việc Google gia nhập vào thị trường “mua chung” không gây bất ngờ bởi năm ngoái, gã khổng lồ này đã cố gắng thâu tóm công ty Groupon (Mỹ) với giá 6 tỷ USD nhưng không thành công. Cách đây vài tháng, trang mạng Mashable cũng được một nguồn tin thân cận hé lộ Google đang phát triển dịch vụ cạnh tranh với Groupon với tên gọi “Google Offers”.

Tại Hội nghị D9 đang diễn ra tại Palos Verdes, California, Mỹ, ông Schmidt và Stephanie Tilenius - Phó chủ tịch mảng kinh doanh của Google - đã trình diễn dịch vụ mới. Theo đó, Google Offers sẽ được tích hợp với hệ thống thanh toán Google Wallet dành cho smartphone vừa ra mắt - dự kiến sẽ được triển khai trong vài tháng tới. Do đó, người mua không cần dùng phiếu giảm giá mà Google Wallet sẽ tự động lưu thông tin.

Google Offers cũng sẽ đi theo mô hình Groupon, mỗi ngày giảm giá một món hàng của các đối tác kinh doanh.

Google Offers sẽ chính thức hoạt động tại Hà Lan vào ngày mai, và sẽ mở rộng sang New York, San Francisco, và các thành phố khác vào cuối mùa hè này.

Mô hình kinh doanh Groupon nở rộ tại Việt Nam

Khách hàng tham gia Groupon trực tuyến có cơ hội mua được nhiều sản phẩm hay dịch vụ giá rẻ được khuyến mãi lên đến 90%. Trong khi đó doanh nghiệp được quảng cáo hiệu quả với chi phí thấp.

Groupon là mạng mua sắm bắt nguồn tại Mỹ, vốn được ghép từ “Group” (nhóm khách hàng) và “Coupon” (phiếu mua hàng) phục vụ việc mua hàng giá rẻ trên mạng. Khẩu hiệu của họ là: "Hãy nhanh tay, cơ hội này chỉ kéo dài trong vài giờ".

Các mặt hàng trên Groupon được khuyến mãi từ 30% đến 90% trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, đây là mô hình mua giảm giá theo số đông nên khách hàng chỉ mua được sản phẩm giảm giá khi có một lượng người cùng tham gia.

Ví dụ như sản phẩm A giá 100.000 đồng nhưng coupon bán trên mạng chỉ có giá 30.000 đồng. Khách hàng mua trực tuyến coupon này để mua sản phẩm A tại các cửa hàng với giá 30.000 đồng, tiết kiệm được 70.000 đồng với điều kiện phải có 100 người cùng mua coupon này.

Theo ông Bùi Đức Minh, Giám đốc Sản phẩm mạng HerVietnam, đây thực chất là mô hình kinh doanh win-win-win, cả ba bên tham gia là doanh nghiệp bán sản phẩm, trang mạng bán hàng trực tuyến và người tiêu dùng đều có lợi.

Đầu tiên doanh nghiệp sẽ đưa lên website Groupon các sản phẩm giảm giá. Khi có lượng người mua coupon đủ lớn thì giao dịch này mới có hiệu lực, nếu không website sẽ trả lại tiền cho khách hàng.

Khách hàng được lợi khi mua hàng nhiều khi được giảm đến 90% so với mức giá bình thường. Doanh nghiệp không gặp rủi ro vì không phải trả tiền đăng quảng cáo trên website mà vẫn tiếp cận được trực tiếp với khách hàng mục tiêu của mình.

Groupon đem đến giải pháp hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ngân sách cho quảng cáo và marketing eo hẹp. Nếu một website Groupon có 100.000 thành viên thì thông tin của doanh nghiệp sẽ được gửi miễn phí hàng ngày tới tất cả thành viên này. Tính phí quảng cáo khoảng 100 đồng một người thì mỗi ngày doanh nghiệp đã tiết kiệm được mười triệu đồng.

Còn các website Groupon cũng thu được lợi nhuận từ quảng cáo online, chiết khấu của các công ty bán hàng giảm giá trên mạng.

Tại Việt Nam, các website hoạt động theo mô hình Groupon bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng 7/2010 với nhiều trang như cungmua, phagia, cucre, groupbuy...

Đại diện cucre cho biết website đang phục vụ các nhu cầu ăn uống, dịch vụ giải trí, spa, mua sắm đồ thời trang, đồ công nghệ... tại Hà Nội và TP HCM với giá luôn giảm từ 30-90%. Khách hàng có thể đặt mua trực tiếp trên website hoặc gọi điện đặt mua qua hotline, thanh toán trực tuyến hoặc trả tiền mặt và nhân viên của website sẽ mang tới tận tay chiếc thẻ Coupon có giá trị tương đương cho khách hàng.

Điểm khác biệt của cucre là với bất cứ số lượng người mua là bao nhiêu thì sản phẩm, dịch vụ đó đều có hiệu lực thực hiện chứ không cần phải đủ điều kiện yêu cầu một lượng người nhất định cùng mua sản phẩm đó.

Còn ông Hồ Quang Khánh, phụ trách cungmua, đánh giá mô hình Groupon tại Việt Nam rất tiềm năng và có tốc độ phát triển cao. Trang cungmua chỉ mới ra đời chưa đầy 4 tháng nhưng đã phục vụ gần 20.000 khách hàng và có danh sách hơn 100.000 người đăng ký nhận các thông tin khuyến mãi hàng ngày. "Giao dịch Buffet Dìn Ký chúng tôi bán được 4.000 phiếu trong thời gian kỷ lục chỉ trong vòng 11 giờ", ông Khánh chia sẻ.

Hiện tại các website Groupon nào tại Việt Nam có dịch vụ giao hàng và thu tiền tận nhà, có lượng lớn thành viên đã quen với việc mua hàng trực tuyến sẽ có lợi thế lớn. Hơn nữa các website này phải đủ nguồn lực tài chính tồn tại trong một khoảng thời gian đủ dài vì trước mắt chưa thể có lợi nhuận nhanh chóng.

"Vẫn còn nhiều trở ngại để mô hình Groupon thành công tại Việt Nam như phương thức thanh toán chưa thuận lợi, việc hoàn lại tiền khi giao dịch không thành công khá phiền phức, chi phí cho khâu thanh toán vẫn còn cao... Tuy nhiên Groupon sẽ tạo thói quen mua hàng trực tuyến cho người dùng Việt Nam từ đó thúc đẩy thương mại điện tử phát triển", ông Bùi Đức Minh phân tích.

Mô hình kinh doanh Groupon có tên ban đầu là ThePoint.com do một sinh viên tại Mỹ thành lập năm 2008. Sau một thời gian không thu được doanh thu từ quảng cáo, ThePoint.com đổi tên thành Groupon.com (Groupon = Group + Coupon) và hoạt động theo mô hình bán phiếu giảm giá theo nhóm.

Hiện Groupon.com rất thành công với mô hình kinh doanh này, đạt mức lợi nhuận lên đến 500 triệu USD và vừa được định giá khoảng 1,35 tỉ USD. Groupon cũng vừa từ chối thương vụ mua lại của Google lên đến 6 tỉ USD.

Thành công của Groupon có thể copy vào Việt Nam?

Theo đánh giá của dân trong ngành, thời gian gần đây 2 mô hình, cũng là 2 trào lưu hot nhất về Internet là : mô hình checkin thông tin vị trí địa lý đại diện là Foursquare và mô hình mua theo nhóm/đoàn đại diện là Groupon.

Hôm nay hoàn thành xong 2 bài luận văn nhỏ + tuyết tan trời lạnh + cái chân vẫn chưa khỏi hẳn sau vụ trượt tuyết cần hạn chế “loăng quăng” nên ngồi nhà viết về những gì mần mò tự tìm hiểu được, cũng như nhận định, phân tích cá nhân về sự phát triển của mô hình Groupon tại Việt Nam.

Đợt vừa rồi có viết một luận văn nhỏ về quản lý vận hành của các trang Groupon tại Việt Nam, nhưng do không quen nhiều các chú các bác quản lý bên mấy website đó, chỉ thông qua lập luận và chút kinh nghiệm có được khi tham gia hỗ trợ một CEO của một trang groupon Việt Nam để viết bài, nên tự thấy chất lượng về mặt thực tế và so sánh của bài luận văn không được cao lắm. Hôm nay không viết về quản lý vận hành mà tản mạn chung chung chút thôi.

Về Groupon:

Nếu hỏi về nguồn gốc của mô hình Groupon đang vô cùng hot hiện nay thì ai ai cũng sẽ nói nó bắt nguồn từ sự thành công của trang web mua theo nhóm Groupon của Mỹ năm 2008. Nhưng thật ra khái niệm mua theo cùng mua không phải là mới và Groupon cũng không phải là trang web đầu tiên về hình thức mua theo nhóm này. Trang web đầu tiên về mua theo nhóm là trang Mobshop.com thành lập năm 1998. Ngay sau khi Mobshop thành lập, đã có rất nhiều các trang web na ná khác được thành lập ở Mỹ và Anh như LetBuyit.com, Onlinechoice, E.conomy.com…

Những trang web này cũng giống như những trang web về thương mại điện tử khác, bán điện thoại, máy tính… cùng nhiều loại sản phẩm khác, chỉ khác một điều giá cả của các loại sản phẩm không cố định mà “biến động”, nhà cung cấp sẽ đưa ra một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó tùy thuộc vào lượng người tham gia mua nhà cung cấp sẽ hạ giá bán xuống những mức khác nhau, lượng người tham gia mua càng nhiều thì giá càng rẻ, cứ thế cho đến khi thời gian mua kết thúc.

Trung Quốc cũng trước đây cũng có một số trang web mua theo nhóm tương tự vậy như liba.com, taobaotuangou.cn…

Nhưng hình thức mua theo nhóm truyền thống không thật sự phát triển và gây được sự chú ý vì thiếu sự sáng tạo và không có một mô hình thật sự rõ ràng, đơn giản, dễ sử dụng và thu hút được người sử dụng cũng như nhà cung cấp. Cho đến năm 2008, khi mô hình của trang Groupon của Mỹ ra đời, với mô hình đơn giản, tiện lợi và đặc biệt là thành công ấn tượng đã khơi dậy một trào lưu về mô hình mua theo nhóm trên toàn thế giới.

Groupon chỉ sau 7 tháng thành lập đã có lãi, thu nhập năm 2009 là 100 triệu USD, thu nhập tiêu thụ năm 2010 là 760 triệu USD. Ngày 19/4, sau khi nhận được 135 triệu đầu tư từ DST (Digital Sky Technologies), giá trị của Groupon đã đạt mức kỷ lục 1,35 tỷ USD trong khi các đàn anh khác như Twitter cần đến 3 năm, Facebook cần đến 2 năm mới có thể đạt được giá trị 1 tỷ USD. Tháng 12/2010, Groupon đã từ chối lời mời mua lại với giá 6 tỷ của Google!

Thành công nhanh chóng của Groupon đã khơi dậy tinh thần “học hỏi” cũng nhanh không kém trên toàn thế giới, hàng loạt các trang web mô phỏng khác được thành lập như LivingSocial, Gilt City, BuyWithMe, Tippr, Juice in the City, We Give to Get…của Mỹ, Daily Deal của Đức, Snippa của Anh, đặc biệt là Trung Quốc với số lượng website hiện tại đã lên đến con số hàng nghìn, nhưng đứng đầu vẫn là một số trang web lớn như meituan.com (CEO là người sáng lập ra renrenwang.com -facebook bản Trung Quốc , fanfou.com - Twitter bản Trung Quốc - sau khi trang web này vì một vài sự cố đóng web vào nửa cuối năm 2009 thì Twitter bản Trung Quốc có tên là weibo thịnh hành hơn), lashou.com, Ftuan.com, tuanbao.com,tuan.sina.com.cn….

Các website mua theo nhóm của Việt Nam cũng mọc lên như nấm!

Bản chất của mô hình Groupon:

Nhiều người cho rằng Groupon là một hình thức phát triển của thương mại điện tử, cụ thể là mô hình thứ 4 của thương mại điện tử - thế giới gọi tắt là B2T(Business To Team), sau B2B (Business To Business), B2C (Business To Customer),C2C (Customer To Customer). Nhưng thật ra Groupon là mô hình kết hợp giữa thương mại điện tử và quảng cáo. Thậm chí có thể nói, nếu Groupon bao gồm 100 phần thì chỉ có 10 phần là thương mại điện tử. Mục đích cuối cùng của việc các trang web Groupon không đơn thuần là bán các phiếu khuyến mãi, mà quan trọng hơn là để quảng bá thương hiệu, quảng bá thương hiệu cho nhà cung cấp và quảng bá thương hiệu cho chính mình.

Các nhà cung cấp đồng ý đưa ra các siêu khuyến mãi, siêu giảm giá tới 60%, 70% thậm chí là trên 90%, mục đích chủ yếu là để quảng cáo, vì nếu đơn thuần chỉ là giảm giá để thu hút lượng lớn khách hàng thì tính thế nào nhà cung cấp cũng vẫn lỗ vốn. Và hơn nữa lượng người mua càng nhiều thì càng lỗ nặng. Nhưng, nếu coi như đây là một phương thức quảng cáo, và các chi phí thông qua giảm giá là các chi phí dành cho quảng cáo thì lại thấy cực kỳ có lợi và cực kỳ đáng.

Nhà cung cấp nếu sử dụng các phương thức quảng cáo khác, sẽ phải chi trả chi phí lớn hơn mà hiệu quả thì không được đảm bảo vì các phương thức quảng cáo khác không đảm bảo lượng khách hàng sẽ tìm đến với nhà cung cấp sau thời gian quảng cáo. Còn nếu thông qua tổ chức mua theo nhóm thì có thể chắc ăn hơn, sẽ tạo cơ hội để khách hàng đích thân tới trải nghiệm sản phẩm - dịch vụ của chính mình.

Nếu số người mua không đạt được số người yêu cầu tối thiểu thì hoạt động mua theo nhóm đó coi như hủy bỏ, không có khách hàng đến thì nhà cung cấp cũng chẳng mất gì, hơn nữa lại còn được quảng cáo miễn phí trên website của các trang Groupon nữa! Đây cũng là một trong những kỹ xảo mà các nhân viên thị trường của các trang mua theo nhóm phải nắm được để đi đàm phán với nhà cung cấp: Cần nhấn mạnh cho họ hiểu, họ không lên trang web để bán sản phẩm-dịch vụ, mà lên trang web để quảng cáo! Từ đó họ sẽ chuyển trọng tâm chú ý từ chi phí bỏ ra qua giảm giá sang hiệu quả quảng cáo.

Đây cũng là lý do vì sao mà các hoạt động mua theo nhóm được tổ chức trên các trang Groupon chủ yếu hướng vào ngành dịch vụ, vì ngành này chi phí đầu vào thấp, dễ đàm phán để nhà cung cấp đồng ý đưa ra mức giảm giá cao.

Internet Marketing

Posted by NGUYỄN THỊ KIM ANH on February 16, 2011 at 9:58pm

View Blog

Hình thức mua hàng theo nhóm (Groupon) không quá xa lạ trên thế giới. Để tìm hiểu về hình thức này, lịch sử hình thành và phát triển, một số bài viết về ưu và nhược điểm của hình thức này chỉ cần lên Google với một vài từ khoá là có thể dễ dàng tìm được hàng loạt bài viết về chủ đề này.

Hình thức mua hàng theo nhóm đến Việt Nam không lâu, nhưng hiện tại có nhiều trang cung cấp các gói giảm giá theo số đông người mua như nhommua, muachung, cungmua, hotdeal, vndoan, v.v.một số trang sắp ra đời như xommua, v.v. Cái lợi mà hình thức này mang lại cho nhà cung cấp, bên trung gian và khách hàng thì ai cũng biết và nhiều người đặt câu hỏi liệu đây là hình thức quảng cáo hay là bán hàng. Trong bài viết này không thảo luận đến vấn đề ấy mà chỉ mạn phép nhìn vào tương lai của hình thức kinh doanh này tại Việt Nam dựa trên phân tích về vòng đời sản phẩm mà thoi

Có thể nói, hình thức kinh doanh này tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, bằng chứng là từ ngày đầu ra đời chỉ có một vài trang web mà nay đã có nhiều doanh nghiệp nhảy vào khai thác loại hình này. Các doanh nghiệp cũng tiến nhanh địa bàn hoạt động của mình ra các tỉnh, thành phố khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, v.v. chứ không chỉ bó hẹp tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Các trang web chủ yếu cung cấp các coupon của dịch vụ ăn uống và spa. Hình thức thanh toán thì tương tự nhau nhưng hình thức thanh toán tại nhà được ưu chuộng nhất. Mức giảm cũng tương tự nhau, trung bình là 40 – 50%. Nhìn chung không có sự khác biệt nhiều giữa các trang web. Do vậy, sự trung thành của khách hàng đối với một trang web nào đó thì gần như không có.

Để nói doanh nghiệp nào sẽ vượt qua giai đoạn suy thoái và bức phá lên thì có lẽ còn xa, nhưng ngay từ giờ, nếu muốn phát triển thì các doanh nghiệp cần tạo được lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt để thu hút khách hàng. Có rất nhiều cách như:

-          Cung cách phục vụ của nhân viên.

-          Hình thức thanh toán hiệu quả.

-          Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ.

-          Cam kết của nhà cung cấp và bên trung gian về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

-          Hình thức giữ chân khác hàng như tích luỹ điểm, thẻ thành viên, v.v.

-          Có thể xây dựng trang web chuyên biệt về cung cấp coupon thời trang, nội thất, hàng điện tử, v.v. thay về cung cấp tràn lan sản phẩm và dịch vụ như ngày nay.

-          V.v.

Việc xây dựng thương hiệu hay hình thức kinh doanh nào cần phải có nền tảng vững chắc, nếu chỉ cạnh tranh dựa trên giá cả thì tới một lúc nào đó khi tới giai đoạn bão hoà thì viễn cảnh suy thoái và tụt dốc hay tiếp tục bức phá để tồn tại, phát triển sẽ là kết quả của quá trình xây dựng ban đầu. Để làm được điều này không phải là điều dễ dàng trong giai đoạn hiện tại nhưng đây sẽ là một thách thức thú vị cho những ai yêu thích kinh doanh qua mạng, xây dựng thương hiệu, internet marketing thử sức.

Thương mại điện tử Việt Nam: Thời của Groupon và Offer

| 13/02/2011:12-55 | Đại Hùng - Theo MaskOnline

Sự phát triển của mạng Internet đã và đang đem lại ngày càng nhiều hơn ích lợi cho loài người. Lợi ích cơ bản nhất mà mạng lưới toàn cầu đem lại không đâu khác chính là những lợi ích về kinh tế.

Có Internet, chúng ta có được thị trường chứng khoán, thẻ thanh toán quốc tế, mạng buôn bán liên quốc gia… Gần đây, chính Internet lại nguồn cảm hứng cho sự phát triển của những mô hình kinh doanh mới mẻ, đầy cơ hội hấp dẫn ở Việt Nam: Groupon và Offer.

Quan trọng hơn cả là vai trò của Groupon, vai trò của hệ thống kinh doanh kiểu “mua chung siêu giảm giá” này sẽ thay đổi cách thức phân phối sản phẩm như hiện nay. Bởi mua càng nhiều, giá càng rẻ, nên các nhà sản xuất sẽ được khuyến khích thay đổi số kênh phân phối của mình, từ đó thay đổi cách phân phối theo cấp truyền thống sang hình thức thương mại điện tử.

Số lượng kênh phân phối thực tế giảm đi, giá thành sản phẩm giảm xuống, hàng hóa đến tay khách hàng sẽ có mức giá thật nhất – kích thích cầu nền kinh tế, kích thích dòng tiền lưu chuyển, tạo ra nhiều lợi ích vật chất hơn cho xã hội, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.

Còn với offer, loại quảng cáo khuyến mãi này sẽ thay đổi cách quảng cáo đắt tiền nhưng kém hiệu quả của các công ty trong hiện tại. Offer chỉ cần một tin nhắn đến trực tiếp đối tượng khách hàng mà công ty nhắm đến, không như quảng cáo báo chí, TV, vốn đắt đỏ nhưng lại không có bao nhiêu phần trăm hướng đến được đối tượng khách hàng tiềm năng.

Hơn nữa, offer còn là cách công ty thu thập ý kiến trực tuyến, thông tin khách hàng một cách dễ dàng, lại kích cầu tiêu dùng thông minh. Trong một nền kinh tế đang trong đà đi lên như Việt Nam, sử dụng offer để thu thập ý kiến khách hàng là vô cùng cần thiết đối với mọi công ty.

Tại Việt Nam hay ở nước ngoài, thực tế cũng đã chứng minh rằng Groupon và Offer thực sự là những mô hình mới của tương lai. Bởi trước đây, những chương trình khuyến mãi thường chỉ được tuyên truyền rộng rãi đến người dùng thông qua phương thức Above-the-line: trước đây, các công ty phải sử dụng truyền thông truyền thống như báo chí, TV, radio…để thực hiện những chiến dịch quảng cáo – khuyến mãi đắt tiền của mình, nhưng hiệu quả lại không như mong đợi.

Ngày nay, với Internet, các chiến dịch Below-the-line có thể được thực hiện dễ dàng, lại đạt được hiệu ứng của quảng cáo truyền miệng (viral marketing) ngay lập tức thông qua con đường mạng xã hội. Rẻ tiền, nhanh chóng, tiện lợi, đưa sản phẩm – khuyến mãi đến đúng khách hàng, đây chỉ có thể là điều mà những đứa con của Internet, Groupon, Offer và Online marketing làm được.

Còn về phương diện khách hàng thì sao? Hãy thử tưởng tượng đến những món hàng giảm giá từ 40-60%, và bạn có thể đặt mua chúng ngay tại nhà (Groupon), ngay từ máy tính của bạn. Hoặc những khi bạn bước vào siêu thị, chú dế của bạn sẽ ngay lập tức thông báo cho bạn biết những món hàng nào đang có khuyến mãi (Offer).

Sau khi đã mua hàng xong, bạn cũng chỉ cần nhấn một vài phím bấm, và thế là đơn hàng của bạn đã được thanh toán. Chắc chắn, với những lợi ích khổng lồ như vậy, không ai có thể sẵn lòng từ chối vai trò của Groupon và Offer trong nền kinh tế.

Ngoài ra, nếu tinh tế, bạn có thể phát hiện có khá nhiều công ty đã sử dụng offer và online marketing để hỗ trợ cho chiến lược sản phẩm: Samsung với serie smartphone Wave, LG với Optimus One và Honda với các chiến lược forum seeding cho xe máy Air Blade, Masan group với sản phẩm mì Omachi…và xu hướng này đang ngày càng phát triển.

Vì vậy, có thể nói groupon và offer đang có đất sống tại Việt Nam. Nhưng đây mới chỉ là một lớp mầm khởi đầu, việc tận dụng sao cho tốt “phép màu” Internet lại phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng của các công ty.

Mong rằng đây sẽ không phải là một phong trào theo kiểu “ăn theo” như trước kia, bởi những mô hình kinh doanh mới này chắc chắn sẽ trở thành tương lai của một nền kinh tế điện tử đang thành hình ở Việt Nam. 

Groupon là gì?

Groupon là mô hình mua theo nhóm. Nhiều người cho rằng Groupon là một hình thức phát triển của thương mại điện tử, cụ thể là mô hình thứ 4 của thương mại điện tử - thế giới gọi tắt là B2T(Business To Team), sau B2B (Business To Business), B2C (Business To Customer),C2C (Customer To Customer).

Ở đây mình trích lại một bài viết của bạn "Luckystar" trên báo "vnexpress.net". Mình thấy có một cái nhìn khá tốt về mô hình này.

Trang web về Groupon ở Việt Nam http://www.maivangdatviet.com 

Về Groupon:

Nếu hỏi về nguồn gốc của mô hình Groupon đang vô cùng hot hiện nay thì ai ai cũng sẽ nói nó bắt nguồn từ sự thành công của trang web mua theo nhóm Groupon của Mỹ năm 2008. Nhưng thật ra khái niệm mua theo cùng mua không phải là mới và Groupon cũng không phải là trang web đầu tiên về hình thức mua theo nhóm này. Trang web đầu tiên về mua theo nhóm là trang Mobshop.com thành lập năm 1998. Ngay sau khi Mobshop thành lập, đã có rất nhiều các trang web na ná khác được thành lập ở Mỹ và Anh như LetBuyit.com, Onlinechoice, E.conomy.com…

Những trang web này cũng giống như những trang web về thương mại điện tử khác, bán điện thoại, máy tính… cùng nhiều loại sản phẩm khác, chỉ khác một điều giá cả của các loại sản phẩm không cố định mà “biến động”, nhà cung cấp sẽ đưa ra một khoảng thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó tùy thuộc vào lượng người tham gia mua nhà cung cấp sẽ hạ giá bán xuống những mức khác nhau, lượng người tham gia mua càng nhiều thì giá càng rẻ, cứ thế cho đến khi thời gian mua kết thúc.

Trung Quốc cũng trước đây cũng có một số trang web mua theo nhóm tương tự vậy như liba.com, taobaotuangou.cn…

Nhưng hình thức mua theo nhóm truyền thống không thật sự phát triển và gây được sự chú ý vì thiếu sự sáng tạo và không có một mô hình thật sự rõ ràng, đơn giản, dễ sử dụng và thu hút được người sử dụng cũng như nhà cung cấp. Cho đến năm 2008, khi mô hình của trang Groupon của Mỹ ra đời, với mô hình đơn giản, tiện lợi và đặc biệt là thành công ấn tượng đã khơi dậy một trào lưu về mô hình mua theo nhóm trên toàn thế giới.

Groupon chỉ sau 7 tháng thành lập đã có lãi, thu nhập năm 2009 là 100 triệu USD, thu nhập tiêu thụ năm 2010 là 760 triệu USD. Ngày 19/4, sau khi nhận được 135 triệu đầu tư từ DST (Digital Sky Technologies), giá trị của Groupon đã đạt mức kỷ lục 1,35 tỷ USD trong khi các đàn anh khác như Twitter cần đến 3 năm, Facebook cần đến 2 năm mới có thể đạt được giá trị 1 tỷ USD. Tháng 12/2010, Groupon đã từ chối lời mời mua lại với giá 6 tỷ của Google!

Thành công nhanh chóng của Groupon đã khơi dậy tinh thần “học hỏi” cũng nhanh không kém trên toàn thế giới, hàng loạt các trang web mô phỏng khác được thành lập như LivingSocial, Gilt City, BuyWithMe, Tippr, Juice in the City, We Give to Get…của Mỹ, Daily Deal của Đức, Snippa của Anh, đặc biệt là Trung Quốc với số lượng website hiện tại đã lên đến con số hàng nghìn, nhưng đứng đầu vẫn là một số trang web lớn như meituan.com (CEO là người sáng lập ra renrenwang.com -facebook bản Trung Quốc , fanfou.com - Twitter bản Trung Quốc - sau khi trang web này vì một vài sự cố đóng web vào nửa cuối năm 2009 thì Twitter bản Trung Quốc có tên là weibo thịnh hành hơn), lashou.com, Ftuan.com, tuanbao.com,tuan.sina.com.cn….

Các website mua theo nhóm của Việt Nam cũng mọc lên như nấm!

Bản chất của mô hình Groupon:

Nhiều người cho rằng Groupon là một hình thức phát triển của thương mại điện tử, cụ thể là mô hình thứ 4 của thương mại điện tử - thế giới gọi tắt là B2T(Business To Team), sau B2B (Business To Business), B2C (Business To Customer),C2C (Customer To Customer). Nhưng thật ra Groupon là mô hình kết hợp giữa thương mại điện tử và quảng cáo. Thậm chí có thể nói, nếu Groupon bao gồm 100 phần thì chỉ có 10 phần là thương mại điện tử. Mục đích cuối cùng của việc các trang web Groupon không đơn thuần là bán các phiếu khuyến mãi, mà quan trọng hơn là để quảng bá thương hiệu, quảng bá thương hiệu cho nhà cung cấp và quảng bá thương hiệu cho chính mình.

Các nhà cung cấp đồng ý đưa ra các siêu khuyến mãi, siêu giảm giá tới 60%, 70% thậm chí là trên 90%, mục đích chủ yếu là để quảng cáo, vì nếu đơn thuần chỉ là giảm giá để thu hút lượng lớn khách hàng thì tính thế nào nhà cung cấp cũng vẫn lỗ vốn. Và hơn nữa lượng người mua càng nhiều thì càng lỗ nặng. Nhưng, nếu coi như đây là một phương thức quảng cáo, và các chi phí thông qua giảm giá là các chi phí dành cho quảng cáo thì lại thấy cực kỳ có lợi và cực kỳ đáng.

Nhà cung cấp nếu sử dụng các phương thức quảng cáo khác, sẽ phải chi trả chi phí lớn hơn mà hiệu quả thì không được đảm bảo vì các phương thức quảng cáo khác không đảm bảo lượng khách hàng sẽ tìm đến với nhà cung cấp sau thời gian quảng cáo. Còn nếu thông qua tổ chức mua theo nhóm thì có thể chắc ăn hơn, sẽ tạo cơ hội để khách hàng đích thân tới trải nghiệm sản phẩm - dịch vụ của chính mình.

Nếu số người mua không đạt được số người yêu cầu tối thiểu thì hoạt động mua theo nhóm đó coi như hủy bỏ, không có khách hàng đến thì nhà cung cấp cũng chẳng mất gì, hơn nữa lại còn được quảng cáo miễn phí trên website của các trang Groupon nữa! Đây cũng là một trong những kỹ xảo mà các nhân viên thị trường của các trang mua theo nhóm phải nắm được để đi đàm phán với nhà cung cấp: Cần nhấn mạnh cho họ hiểu, họ không lên trang web để bán sản phẩm-dịch vụ, mà lên trang web để quảng cáo! Từ đó họ sẽ chuyển trọng tâm chú ý từ chi phí bỏ ra qua giảm giá sang hiệu quả quảng cáo.

Đây cũng là lý do vì sao mà các hoạt động mua theo nhóm được tổ chức trên các trang Groupon chủ yếu hướng vào ngành dịch vụ, vì ngành này chi phí đầu vào thấp, dễ đàm phán để nhà cung cấp đồng ý đưa ra mức giảm giá cao.

(Theo vnexpress.net)

Bt mch mô hình Groupon kiu Vit

Posted by truongthanh on May 27, 2011 in Thương mại điện tử | 1 Comment

Cũng có thể ăn nên làm ra như mô hình gốc ở Mỹ, nhưng Groupon kiểu Việt vẫn mắc phải một vài rào cản đặc trưng chỉ có ở Việt Nam.

Hiện nay, hình thức mua hàng theo nhóm đang trong giai đoạn bùng phát tại Việt Nam. Đối với người tiêu dùng, việc tìm kiếm sản phẩm phù hợp và tham gia hình thức này như một thú vui hay một cách tiết kiệm chi phí đáng kể. Hơn nữa, về khía cạnh marketing, đây còn là một luồng gió mới trong hoạt động thương mại điện

Từ “thánh Gióng” ở Mỹ đến “thần đồng đất Việt”

“Mua hàng theo nhóm” được biết tới trên thế giới qua cái tên Groupon (Groupon.com). Cái tên này có ý nghĩa Group + Coupon, tức là nhóm và thẻ giảm giá.

Khởi đầu của Groupon.com là Thepoint.com do Andrew Mason, một sinh viên trường nhạc mê lập trình thành lập. Thepoint.com như một website cộng đồng, hoạt động dựa trên nguyên tắc khi có một số lượng đủ lớn người quan tâm đến một điều nào đó thì sẽ xảy ra hành động thực hiện điều đó. Ví dụ: xem phim, nghe nhạc, đi du lịch cùng nhau với chi phí tiết kiệm. Sau hơn 1 năm hoạt động, Thepoint.com thu hút được một lượng thành viên nhất định và doanh thu từ quảng cáo không được như kỳ vọng. Trước bờ vực đóng cửa, họ đã tìm ra một giải pháp: đem sự sáng tạo của mình vào sân chơi thương mại điện tử. Và Groupon.com ra đời.

Groupon được đầu tư bởi Digital Sky Technologies (Nga), quỹ từng thành công với Facebook. Groupon chỉ mất 18 tháng kể từ khi chuyển đổi để đạt giá trị 1 tỉ USD và đầu năm 2011 Google đã được chào mua với giá khoảng 6 tỉ USD nhưng không được.

Có thể nói, Groupon đã thổi một luồng gió mới vào lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hài lòng với nó. Giáo sư Jesse H.Jones từ Đại học Rice (Mỹ) đã thực hiện một cuộc khảo sát với 150 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mỹ từng tham gia Groupon. Kết quả: 66% doanh nghiệp đánh giá việc tham gia thu về lợi nhuận, 32% kêu lỗ. Đến 40% doanh nghiệp cho biết sẽ không tham gia lần hai. Dịch vụ làm đẹp thu được lợi nhuận cao nhất từ mô hình này trong khi các nhà hàng, quán ăn thất bại thê thảm.

Chỉ đi sau mô hình tại Mỹ hơn 1 năm, vào nửa cuối 2010, các kênh trung gian như Groupon đã lần lượt xuất hiện tại Việt Nam, bắt đầu làm cho người tiêu dùng quen với hình thức mới mẻ này. Những gương mặt tiêu biểu đầu tiên gồm: Phagia.com.vn, Cucre.vn, Vndoan.vn.

Mặc dù được hỗ trợ từ nguồn quảng cáo nội bộ nhưng rất tiếc là chiến lược của những Groupon kiểu Việt này không rõ ràng, truyền thông không hiệu quả (như cái tên Vndoan.com thực sự là đánh đố người tiêu dùng). Vì thế, dù xuất hiện khá sớm nhưng những kẻ tiên phong lại đang tụt hậu so với nhiều người mới.

Nhommua.vn: Là con đẻ của trang bản đồ Diadiem.com có ưu thế về dữ liệu địa điểm. Hơn nữa lại được đầu tư bởi Rebate Networks, công ty đã đầu tư vào nhiều Groupon ở nhiều quốc gia.

Muachung.vn: Thuộc “dòng dõi” Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam (VC Corp.) với số lượng anh em đông đảo như Dantri.com, Enbac.com, Rongbay.com, Kenh14.vn, CafeF.vn, Afamily.vn. Đặc biệt, Muachung được thừa hưởng “gene” của VC Corp. về nền tảng kỹ thuật, kinh nghiệm truyền thông và kiến thức thương mại điện tử. Thế mạnh truyền thông của VC Corp. có thể được kết luận: “Ai làm truyền thông mạnh nhất thì Muachung.vn có thể làm mạnh hơn với chi phí chỉ bằng một nửa”. Và đây là kênh trung gian có lãi duy nhất tới thời điểm này.

Deal.zing.vn: thuộc hệ thống Zing.vn (VNG chủ quản), nơi có cộng đồng thanh thiếu niên độ tuổi 13-19 lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nhưng dường như chiến lược của Deal.zing.vn là khai thác sâu hơn, cũng như làm đa dạng hơn cộng đồng mạng vốn có của mình.

Một số kênh trung gian còn lại đang hoạt gồm Cungmua.vn, Uudai.vn, Kenhgia.com, Doimua.vn và Hotdeal.

Bán mà không phải là bán

Trước tiên, có thể nhìn nhận Groupon là một hình thức hợp tác win-win, giống như cách mà các website đặt phòng khách sạn lâu nay đã làm, nhưng mức giảm giá cao hơn nhiều nên khách hàng luôn được lợi. Quan trọng hơn, bản chất của mua hàng theo nhóm không phải bán hàng mà là thu hút khách hàng mới và truyền thông.

Do vậy, các doanh nghiệp tham gia đăng tải sản phẩm lên các kênh trung gian này nên xem đây là một giải pháp trong kế hoạch marketing tổng thể. Nếu không, doanh nghiệp sẽ khó phát huy được hiệu quả hoặc có thể trở thành thảm họa nếu coi đây như một hình thức giảm chất lượng – bán dưới giá. Ví dụ như một trường hợp mà người viết bài này từng trải qua: Khi dùng thẻ giảm giá để sử dụng dịch vụ tại quán De Flore Coffee (Hà Nội), khách hàng phải báo trước là có dùng thẻ và được “chào đón” bằng một cốc sinh tố loãng bất ngờ.

Ngược lại, nếu biết cách tận dụng cộng đồng người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của mình và hình thức truyền thông của kênh trung gian, chi phí quảng cáo của doanh nghiệp tham gia sẽ trúng đích. Ví dụ như sự kiện mua 20 chiếc iPad giá 0 đồng tại Nhommua.com. Toàn bộ thông tin về iPad được truyền tải chi tiết và chỉ sau hơn nửa thời gian quy định đã có 22.000 người đăng ký tham gia. Không những thế, họ lại tiếp tục đẩy tin cho người quen để kiếm thêm cơ hội.

Tuy nhiên, hình thức mua hàng theo nhóm không dành cho mọi loại sản phẩm. Chắc chắn là sẽ khó lòng thấy điện thoại hay laptop được bán theo hình thức này. Nếu có thì đó là lúc xả hàng, số lượng ít.

Các sản phẩm xuất hiện theo hình thức này thường có chung các đặc điểm: chi phí cố định chiếm tỉ trọng cao trong giá thành, không có kênh bán lẻ chính thức, có giá trị so sánh không hoàn hảo (chỗ ngồi khác nhau, thời điểm khác nhau, nhân viên phục vụ khác nhau, tâm trạng khác nhau…). Ví dụ: Bạn có một nhà hàng, bạn vẫn phải trả lương nhân viên, chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng, dù tháng đó ít hay nhiều khách. Bạn muốn gia tăng khách bằng cách giảm giá kiểu Groupon. Vậy thì bạn có thể tạo lợi thế giá bằng việc chỉ tính tiền thức ăn, nếu thoáng hơn, bạn giảm thêm chút nữa coi như để marketing. Vậy là ta vừa có khách lại không lỗ bao nhiêu. Nếu tính chi tiết chi phí truyền thông của kênh trung gian để ra hàng, xem ra còn có lãi.

Về phía kênh trung gian, nếu không thuyết phục khách hàng doanh nghiệp nhìn nhận đây như một hoạt động marketing và đồng ý tăng mức giảm giá đối với sản phẩm, đó là thất bại đầu tiên. Bởi chi phí marketing sẽ phải gia tăng khiến lợi nhuận thu về rất thấp.

Những rào cản của Groupon kiểu Việt

So sánh với trang Groupon khuôn mẫu ở Mỹ, các anh tài đất Việt phải đối mặt với thách thức ghê gớm là chi phí truyền thông. Làm sao để thu hút lượng người quan tâm đủ lớn để lượt mua chung có hiệu lực? Làm truyền thông thế nào cho hiệu quả để doanh nghiệp hài lòng khi hợp tác? Hai câu hỏi này khiến cho những người làm kế hoạch marketing phải đau tim khi làm phép cộng chi phí.

Tiếp đến là vấn đề lợi nhuận. Điều này bộc lộ nhược điểm cố hữu của thương mại điện tử tại Việt Nam: Thanh toán trực tuyến và niềm tin khi mua hàng qua mạng. Vì thế, các kênh trung gian bị đẩy vào thế cầm dao đằng lưỡi và khó khăn gấp đôi những người chung màu áo ở nước ngoài.

Các kênh trung gian nước ngoài có nhiều phương tiện hơn để đa dạng hóa việc kinh doanh. Chẳng hạn, nếu không thu hút đủ số lượng người mua, lượt mua chung ấy bị hủy bỏ, họ hoàn tiền cho khách hàng hoặc đề nghị mức giảm giá thấp hơn. Điều quan trọng là phương thức hoàn tiền của họ khả tín và rất đơn giản nhờ hạ tầng thương mại điện tử phát triển.

Trong khi đó, việc giao tiếp điện tử tại Việt Nam còn nhiều hạn chế khiến cho hình thức giao dịch chủ yếu vẫn là giao thẻ tận nhà, đẩy chi phí lên kênh trung gian.

Tương tự, nếu số lượng người mua không đủ lớn, các kênh trung gian ở Việt Nam muốn hoàn tiền cũng phải bằng cách giao trực tiếp. Tuy nhiên, chi phí hoàn tiền cao, tâm lý của khách hàng đối với một đơn hàng không thành công (dù được hoàn tiền) sẽ ảnh hưởng lớn tới tiếng tăm của kênh, chưa kể tới các tranh chấp phát sinh. Có lẽ chỉ những “anh lớn” như Muachung.vn, Nhommua.com mới có khả năng vượt qua thách thức này.

Các kênh trung gian nhỏ bị một áp lực là phải tham gia như một nhà phân phối chuyên nghiệp. Nếu không, sớm muộn họ sẽ trở thành kênh quảng cáo miễn phí cho các nhà cung cấp: mất công rao hàng nhưng không đủ lượng người mua để thực thi mức giảm giá. Họ phải đặt mua lô hàng lớn, xác định mức chiết khấu trước khi rao bán. Vậy nên sẽ không lạ nếu thời gian tới, một số sản phẩm lặp lại quá nhanh tại cùng một kênh hoặc xuất hiện tại nhiều kênh. Bởi họ cũng bị tồn hàng và việc liên minh để đá hàng qua lại là bình thường. Tóm lại, marketing cho người, marketing cho mình và bán sản phẩm, họ phải chịu tất.

Tiếp đến, tâm lý mua hàng rẻ khiến người dùng thiếu tự tin. Song hành là thực trạng người phục vụ không niềm nở với khách khuyến mãi. Mở rộng về niềm tin khi mua hàng qua mạng thì có lẽ còn phải bàn tới cả hạ tầng pháp luật tại Việt Nam, nhưng vấn đề nằm ngoài giới hạn của bài viết này.

Trông có vẻ “ngon ăn” nhưng thị trường này hiện rất “đỏ” và áp lực vốn đầu tư khiến những “tay chơi” mới phải tính toán cẩn thận hơn. Để thành công được thì vẫn loanh quanh các tham số: chi phí tối ưu, chiết khấu cao nhất, số lượng người mua lớn. Và việc kiếm tìm những khe “xanh” cũng như đưa ra chiến thuật hoạt động hợp lý là cần thiết.

Có 2 giải pháp người viết từng nghĩ đến và trao đổi với một số người trong ngành. Một giải pháp là xác định “ngách” thị trường đã được Nhommua.com áp dụng: chọn mảng du lịch làm mũi nhọn. Mới đây, họ đã dành một tab riêng trên website cho mảng du lịch.

Giải pháp thứ 2 là về chiến thuật bán hàng. Ta thử nghĩ đến một cách thức nào đó bán được cho nhiều người nhất nhưng chỉ tiếp cận ít người xem. Dù không quá hoành tráng và phải nắn nót hơn nhưng cái quan trọng vẫn là tồn tại được và có lãi.

(Sem Vietnam – Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)

Trang chủ » Thị trường

Ngày 01 tháng 02 năm 2012 Cập nhật hồi 13:54 GMT

Thị trường Groupon tại Việt Nam: “Bình” mới, “rượu” sẽ mới!

Thứ hai, 24/10/2011, 08:14 GMT+7.

(DungHangViet.Vn) - Gần đây, “ma lực” giảm giá đến 90% của các website “mua hàng theo nhóm” - groupon đã tạo thêm nguồn sinh lực cho thương mại điện tử Việt Nam. Nhưng, liệu nó có “bùng” lên sau thương vụ đầu tư “khủng” 60 triệu USD vào Tập đoàn MJ, như một dấu hiệu vô cùng lạc quan, hay lại tiếp tục “hạn hán chờ cơn mưa”?

·                          Chủ sở hữu Nhóm mua được đầu tư 60 triệu USD

·                          Mua chung giá rẻ bị đối xử phân biệt

·                          Nhộn nhịp thị trường groupon

Chợ đông mà thiếu “niềm tin”

Trên thế giới, thậm chí, các ông lớn công nghệ như Google, Facebook đang “lăm le” đánh chiếm thị trường groupon. Groupon được coi là “một công ty phát triển nhanh chóng nhất trong lịch sử”.

Năm ngoái, groupon ở Mỹ đã đạt doanh số 760 triệu USD, kỳ vọng năm nay tới một tỷ USD. Chỉ trong ba năm, groupon trở thành một “mô hình kinh doanh” mới, tạo ra thị trường mới đột phá từ những sản phẩm khuyến mãi “đỉnh”.

Tương tự, ở Việt Nam, gần hai năm trở lại, các website groupon đang được “sinh sản vô tính”. Tuy vậy, trong hàng trăm website groupon, chỉ có thể điểm danh vài gương mặt nổi trội, như Nhóm Mua, muachung, hotdeal, cungmua, zingdeal,...

Gần đây, Công ty Thế Giới Di Động cũng muốn áp dụng mô hình này cho nhóm các sản phẩm điện thoại, điện tử, điện máy.

“Chợ” groupon đông đúc và náo nhiệt đang được hỗ trợ tích cực bởi nhiều yếu tố. Tháng 8/2011, kết quả nghiên cứu Net Index 2011 của Yahoo - Kantar Media cho thấy, tỷ lệ sử dụng internet hàng ngày (52%) lần đầu tiên đã vượt qua tỷ lệ nghe đài (40%) và đọc báo

in (23%).

Đặc biệt, số người sử dụng internet trên điện thoại di động ở những nơi mà ADSL chưa thực sự phát triển như Đà Nẵng, Cần Thơ... đang gia tăng nhanh chóng.

Chưa hết, các cơn lốc “siêu phẩm công nghệ” như iPhone, iPad, Galaxy Tab..., với nhiều tính năng vượt trội được thị trường nồng nhiệt đón nhận, góp thêm phần hào hứng cho thương mại điện tử nói chung và groupon nói riêng.

Tuy vậy, bức tranh groupon còn có những mảng màu tối. Người tiêu dùng từng “kêu” trên các phương tiện truyền thông đại chúng rằng họ từng bị thiệt hại hay gặp phiền toái khi sử dụng các coupon giảm giá “khủng”.

Ví dụ đơn giản, nhà hàng không chăm sóc các khách hàng groupon tận tình như các khách hàng khác, hoặc cố tình giảm chất lượng món ăn. Phải chăng đó là cách để bù đắp khoản khuyến mãi 50-90% đã đưa ra? Kịch tính hơn, có cửa hàng thời trang đột ngột “mất tích” trước ngày coupon hết hạn.

Groupon đang gặp phải những vấn đề “kinh niên” của nền kinh tế Việt Nam. Đó là sự thiếu chữ tín trong kinh doanh; đó là nạn hàng giả, hàng nhái hoành hành; đó là việc mua bán dựa vào quan hệ cá nhân làm nền tảng cho niềm tin.

Một lần nữa Net Index 2011 khẳng định thế. Hóa ra, “rượu mới mà bình vẫn cũ”! Cơn lốc groupon mạnh mẽ thế, nhưng du nhập qua “thân thể” yếu kém của nền kinh tế Việt Nam đang “chậm dần” lại chăng?

Đi tìm “anh cả”

Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trên thị trường groupon cần được đặt ra mạnh mẽ, vì họ phải trả tiền trước khi sử dụng coupon. Họ có quyền lo lắng và hồ nghi. Website nào uy tín? Nhà cung cấp nào uy tín? Nếu có vấn đề xảy ra, ai sẽ là người giải quyết khiếu nại (đặc biệt trong bối cảnh hạ tầng pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam chưa hoàn thiện)?...

Vì vậy, người tiêu dùng càng cần hiểu biết rõ hơn về những website làm ăn uy tín, có thể buộc nhà cung cấp giữ đúng cam kết về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Hoặc nếu có vấn đề xảy ra, website đó sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Thị trường rất cần những “anh cả” mang đến cho họ “niềm tin”!

Một website như thế dường như đã xuất hiện, khi thương vụ thỏa thuận đầu tư 60 triệu USD vào Tập đoàn MJ ra mắt. MJ gồm Nhóm Mua, Địa Điểm cùng hai công ty khác, trở thành tập đoàn số một về thương mại điện tử ở Việt Nam.

Theo ông David Trần, Giám đốc điều hành Chi nhánh TP.HCM, mục tiêu tối thượng của MJ là “trở thành người giữ vai trò thiết lập xu hướng ở Việt Nam, bằng cách chú trọng thực sự vào nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp”.

Mặc dù, “thỏa thuận đầu tư” chưa công bố mức đầu tư từng giai đoạn và nội dung cụ thể, nó vẫn là cơ sở vững chắc cho Nhóm Mua khẳng định vị trí số 1 của mình. Bởi ba quỹ đầu tư công nghệ đó đều có “máu mặt” trên thế giới: IDG Ventures Vietnam, Rebate Networks, ru-Net.

Nhóm Mua thừa hưởng “gia tài” kinh nghiệm của Rebate Networks tại hơn 30 nước và hơn 1.000 thành phố trên toàn thế giới. Nhóm Mua học được kinh nghiệm thiết kế deal để cân bằng lợi ích giữa các bên (Nhóm Mua - nhà cung cấp - người tiêu dùng), những trục trặc có thể xảy ra và phương hướng giải quyết.

Với website diadiem phát triển từ năm 2003, việc tính toán đường đi hiệu quả cho người giao coupon cũng trở nên dễ dàng. Và, trên hết, như ông Michael Brehm, nhà lãnh đạo Rebate Network tiết lộ, đội ngũ ấn tượng của Nhóm Mua đóng vai trò quan trọng trong quyết định đầu tư.

Đó là: Tom Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn MJ - nhà sáng lập, tướng tiên phong, vốn là chủ một công ty phần mềm từ Silicon Valley, có thế mạnh về chiến lược và công nghệ; David Trần - Giám đốc điều hành Chi nhánh TP.HCM giỏi về marketing; Võ Giao - Tổng giám đốc Chi nhánh Hà Nội giỏi phát triển thị trường; và Ken Trương - Tổng giám đốc bán hàng Chi nhánh TP.HCM dày dạn trong bán hàng.

Có vẻ như, khoản đầu tư “khủng” 60 triệu USD ấy sẽ “chống lưng” cực tốt cho Nhóm Mua hiện thực hóa tham vọng của mình.

Bởi, nếu không có tiền nuôi quân hay tuyển quân tinh nhuệ, không có tiền xâm nhập thị trường mới, không có tiền quảng bá mạnh mẽ, không có tiền giải quyết, đền bù tổn thất cho người tiêu dùng, ai dám “mạnh miệng” tuyên bố sẽ “đi đường dài” và tận tâm thực hiện các cam kết bảo vệ khách hàng của mình?

Trong vòng chưa tới 10 tháng, Nhóm Mua đã tiết kiệm cho người tiêu dùng hơn 12 triệu USD, đem về hơn 6 triệu USD doanh thu cho doanh nghiệp, với bốn triệu người truy cập hằng tháng vào website Nhommua.com, bán được hơn 800.000 thẻ mua hàng.

Tập đoàn MJ dự kiến tuyển dụng ít nhất 1.000 nhân viên mới trong vòng 12 tháng tới vào các vị trí quản lý, kỹ thuật, hỗ trợ, hành chính. Nhóm Mua cũng dự kiến nhanh chóng mở rộng tới Hải Phòng, Cần Thơ.

Theo một nguồn tin có cơ sở, Nhóm Mua hiện chiếm khoảng 60% thị phần mua hàng theo nhóm ở Việt Nam. Vai trò “anh cả” trên thị trường đã được xác lập.

Người đi sửa chữa thị trường

Trong câu chuyện bảo vệ người tiêu dùng, có thể nói, tầm nhìn ngắn hạn - “ăn xổi ở thì”, và hiểu biết chưa thấu đáo về groupon đã dẫn đến sự thiếu “chữ tín” của nhà cung cấp. Thấu hiểu điều này, Nhóm Mua đã xác định mình như một người “đi sửa chữa thị trường”.

Làm cho nhà cung cấp hiểu rõ về groupon và nề nếp kinh doanh lấy “chữ tín” làm đầu là công việc “anh cả” xác định rõ. Nhà cung cấp cần hiểu rằng khoản khuyến mãi chính là chi phí marketing, xây dựng thương hiệu và “chiêu mộ” khách hàng mới.

Muốn vậy, nhà cung cấp cần phải nhìn xa hơn, phải phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt, phải tạo niềm tin cho họ, để bất cứ lúc nào khách hàng có nhu cầu sẽ nghĩ ngay đến mình,

dù có khuyến mãi hay không.

Không phải ngẫu nhiên mà các nhãn hàng lớn như Sony, P&G, Megastar, Cơm Tấm Mộc... rất thích hợp tác với Nhóm Mua. Họ tìm thấy sự “đồng cảm” với Nhóm Mua trong tầm nhìn xa, phong cách làm việc chuyên nghiệp, và sự tận tâm với khách hàng.

Để thuyết phục được nhà cung cấp hiểu đúng về groupon và giữ “chữ tín”, nhân viên bán hàng của Nhóm Mua phải được đào tạo liên tục. Mất tới ba, bốn tháng trời để một nhân viên có khả năng định hướng khách hàng giữ “chữ tín”.

Tại TP.HCM và Hà Nội, Nhóm Mua có tới gần 150 nhân viên thuộc bộ phận Customer Merchant Service (Dịch vụ khách hàng và nhà cung cấp). Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận các khiếu nại của khách hàng (qua hotline, website, email, skype...), cũng như kiểm tra các deal trước khi ký hợp đồng và sau khi kết thúc deal.

Khi có vấn đề xảy ra, câu chuyện bảo vệ người tiêu dùng bằng “chữ tín” rất “thiên hình vạn trạng”. Ví dụ, khi nhà hàng Dê Núi chỉ chấp nhận hai khách hàng sử dụng tối đa hai voucher, mà điều này không có trong quy định, Nhóm Mua đã “mạnh tay” phạt hợp đồng, xin lỗi khách hàng và tặng họ sử dụng miễn phí dịch vụ lần đó.

Hoặc có dịch vụ spa massage chân, khi nhiều khách hàng không cho tiền tip, sau đó nhân viên đã “đình công” và hẹn lần lữa đến khi hết hạn coupon. Trường hợp này, Nhóm Mua kiên quyết thu hồi voucher, trả lại tiền cho khách hàng, tặng coupon khác như một bù đắp cho sự phiền phức họ phải gánh chịu.

Đối với trường hợp nhà cung cấp chuyển địa điểm, hay “biến mất” thì Nhóm Mua sẽ, tất nhiên, hoàn lại tiền cho khách hàng...

Tỷ phú công nghệ Leonid Boguslavsky từ Tập đoàn ru-Net đã chọn Nhóm Mua ở Việt Nam, thay vì một công ty nào khác ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...Vậy, các nguồn vốn khác từ châu Âu có đến Việt Nam nữa không?

Ông chủ Michael Brehm của Tập đoàn Rebate Networks khẳng định, MJ với Nhóm Mua sẽ là một hình mẫu (model) của thị trường! Hiệu quả của nó sẽ trở thành tiêu chí để các nguồn vốn công nghệ từ châu Âu quyết định có đầu tư vào thương mại điện tử Việt Nam không. Xem ra, Nhóm Mua đúng là “anh cả” trên thị trường, theo nhiều nghĩa!

Theo ông Robert Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn Tư vấn chiến lược Robenny, một “business model”, tạm gọi là "mô hình kinh doanh" từ quốc tế, khi được áp dụng ở một địa phương thì cần phải qua giai đoạn “decode of strategy in local market”, tức là “dịch mô hình chiến lược ra ngôn ngữ địa phương”.

Với các công ty như Groupon, là trung gian giữa các nhà cung cấp (người bán) và khách hàng (người mua), thì điều rất quan trọng là kiểm soát được chất lượng hàng hóa, dịch vụ được cung cấp. Trong môi trường kinh doanh mới phát triển như ở Việt Nam, đây là một việc không dễ dàng chút nào. Các nhà cung cấp nhỏ lẻ, không phải ai cũng giữ đúng được những cam kết như ban đầu, sau khi họ đã chiết khấu rất nhiều cho khách hàng (thường trên 50%). Đây là một vấn đề rất then chốt.

Chỉ có những công ty có vốn đầu tư tốt (tiền bạc, thời gian, công sức), có tầm nhìn dài hạn, tạo ra cơ chế đánh giá được chất lượng hàng hóa và dịch vụ của nhà cung cấp, để kiểm soát được chúng thì mới có thể tạo lập được lòng tin với khách hàng, trong lâu dài. Theo ông, các website groupon hiện đang được nhân bản, nhưng sắp tới sẽ bước vào giai đoạn “filter”- chọn lọc. Thị trường sẽ tự loại dần những công ty làm ăn không chân chính, không tạo lập được uy tín và lòng tin đối với khách hàng.

MỸ TUỆ

Nguồn: Doanh Nhân Sài Sòn

Groupon học được gì từ Facebook?

APRIL 22, 2011

Có thể nói rằng, chính Mark Zuckerberg đã dạy Andrew Mason bài học về kiếm tiền ở Trung Quốc. Theo báo cáo tuần trước, người hùng “Mạng xã hội” Zuckerberg mới ký một thỏa thuận với Baidu (BIDU) để cùng bắt tay tạo ra mạng xã hội mới ở Trung Quốc. Đến tận lúc này Facebook mới vượt qua được bức Đại Tường Lửa của thị trường tiềm năng này.

Thỏa thuận trên sẽ mang lại lợi ích lớn cho cả đôi bên. Facebook có thể xâm nhập vào thị trường Internet lớn nhất thế giới trong tương lai, với tiềm năng tăng trưởng mạnh vào những năm tới. Còn Baidu thì được hợp tác với dịch vụ mạng xã hội thành công nhất hành tinh, nâng cao vị thế cạnh tranh của họ tại thị trường trong nước trong lĩnh vực vốn không thuộc thế mạnh của họ.

Tôi không thể chắc chắn những rủi ro mà thỏa thuận hợp tác này phải đối mặt từ sự giám sát của chính phủ (từ cả phía Trung Quốc và Mỹ), cũng như cuộc cạnh tranh khốc liệt ở Trung Quốc từ những dịch vụ đã được thiết lập trước đó. Nhưng tôi tin rằng đây là một động thái vô cùng khôn ngoan của hai ông lớn này.

Dưới đây là những bài học mà Andrew Mason – ông chủ của Groupon, nên học hỏi từ Mark Zuckerberg của Facebook.

1. Xác định điều quan trọng và không quan trọng

Zuckerberg nhận thức được rằng thị trường Trung Quốc là vô cùng quan trọng. Trong bộ phim tài liệu về Facebook được đài CNBC phát sóng hồi năm ngoái, Zuckerberg đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường 1,6 tỷ dân này. Quảng cáo Superbowl của Andrew Mason dường như thể hiện sự thương cảm với tình cảnh khốn khổ của người Tây Tạng và mang hơi hướng chỉ trích chính phủ. Không những thế, nó cũng không kết nối được với đối tượng khán giả Mỹ. Có thể Mason nghĩ quảng cáo Superbowl là quan trọng, nhưng nói gì thì nói, anh ta cũng đã không thể nhận thức được tầm quan trọng của quảng cáo và không cân nhắc kỹ càng trước khi sử dụng công cụ này.

2. Không nên ủy thác những công việc quan trọng

Với vai trò CEO, để phân loại những công việc quan trọng và không quan trọng, trước hết bạn có thể xem xét những công việc đã được đặt trên bàn làm việc của mình. Sau đó bạn phải chắc chắn rằng mình đang xử lý những công việc quan trọng nhất. Điều này có nghĩa là bạn không được ủy thác cho những người khác. Ý thức rõ tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với sự phát triển của Facebook, Zuckerberg đã đích thân bay tới Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái để gặp gỡ các CEO của Baidu, Sina (SINA), và China Mobile (CHL).

Zuckerberg đã không cử Sheryl Sandberg hay một phó chủ tịch nào đó mà tự mình tới đây và xúc tiến thỏa thuận. Ngược lại, Andrew Mason đã giao phó trách nhiệm quảng cáo cho cấp dưới và công ty quảng cáo CP&B. Sau đó, khi xuất hiện chỉ trích về quảng cáo của họ thì Mason lập tức biện hộ. Vài tuần sau đó thì CP&B cũng bị sa thải với lý do Mason đã quá tin tưởng ở họ. Tất nhiên, anh ta đã chọn họ làm vật hy sinh, nhưng rõ ràng rằng anh ta đã không đủ sâu xát tình hình thực tế khi công việc được tiến hành.

3. Đừng tự huyễn hoặc về khả năng hài hước hạn chế của mình

Andrew Mason là khách mời của chương trình Charlie Rose vào tháng 12 năm ngoái. Dù có những câu tâng bốc của người dẫn chương trình về tài năng trẻ công nghệ cao mới nổi, nhưng buổi phỏng vấn đáng chú ý hơn ở những câu đùa dai dẳng của Mason. Khi được hỏi: “Tương lai của Groupon là gì?”, Mason nghệt mặt: “Chúng tôi sẽ kinh doanh ô tô lái tự động…”. Sau đó anh nói tiếp: “Và tôi nghĩ khi người ta gọi chúng tôi là công ty phát triển nhanh nhất chưa từng có thì tôi cho rằng chúng tôi là N-Sync của các trang web, giống như việc chúng tôi đã có những nốt nhạc, nhưng chúng tôi không phải Beatles…” Điều này thật là ngớ ngẩn!

Những người bảo vệ anh ta có thể nói rằng, “Tếu táo trên truyền hình thì có hại gì đâu chứ”. Nhưng theo tôi thì những câu nói đùa này cũng chẳng khác gì so với quảng cáo Superbowl với giọng điệu đầy châm biếm. Chúng ta có thể tranh luận về tính hài hước của nó, nhưng có một điều không thể chối cãi được là nó không hề ăn nhập gì với khán giả. Nhưng với Mark Zuckerberg thì lại khác. Anh luôn phân biệt rạch ròi: Nếu muốn hài hước, hãy đến Second City (một công ty hoạt động trong lĩnh vực hài) để tìm một công việc, còn nếu muốn điều hành công ty thì hãy chỉ tập trung điều hành công ty mà thôi.

4. Thể hiện một chút tôn trọng đối với những người khác

Khi Zuckerberg đến Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái, anh đã tạo được ấn tượng truyền thông  rất tốt ở nới đây. Anh tán dương người Trung Quốc. Anh chia sẻ cách học tiếng Trung Quốc phổ thông một tiếng mỗi ngày. Anh gặp gỡ các CEO của các công ty Trung Quốc kinh doanh trên Internet và hỏi han về tình hình phát triển của quốc gia họ…Người Trung Quốc cảm nhận được thiện chí của anh.

Nhưng nếu Mason đến Trung Quốc thì sẽ chẳng tạo được làn sóng dư luận nào. Anh ta ủy nhiệm cho cấp dưới làm việc với người khổng lồ Tencent của Trung Quốc (một đối tác lớn của Groupon). Nhưng những ngày đầu tiên của mối quan hệ hợp tác này không mấy suôn sẻ, không phải chỉ vì quảng cáo Superbowl về người Tây Tạng mà còn vì Groupon đã “dạy khôn” Tencent về cách kinh doanh tại quốc gia này. Mà trước nay, Trung Quốc vẫn được coi là “hố lầy” của những giám đốc điều hành người Mỹ cứ tưởng rằng phương thức kinh doanh của họ sẽ ngay lập tức có hiệu quả tại thị trường Trung Quốc.

Mason và Groupon vẫn chưa “tới số” ở Trung Quốc vì họ có đối tác tuyệt vời là Tencent để giải quyết những mớ hỗn độn mà họ gây ra. Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt với hàng chục công ty phát triển trong nước, không những thế Groupon lại không được biết đến nhiều tại thị trường tiềm năng này. Trên thực tế, cổng URL www.groupon.cn là của một công ty cung cấp dịch vụ giảm giá hoàn toàn khác đã đăng ký trước khi Groupon kịp nghĩ về nó.

Mark Zuckerberg không muốn trở thành một Conan O’Brien tiếp theo (Conan O’Brien là danh hài, nhà văn, nhà sản xuất, diễn viên và là người dẫn chương trình nói chuyện đêm khuya “Conan”). Anh chỉ muốn xây dựng một công ty hùng mạnh và sẽ làm tất cả để hiện thực hóa ước mơ của mình.

Bạn biết gì về mô hình mua theo nhóm - groupon?

Groupon hoạt động dựa trên nguyên lý: khách hàng sẽ được hưởng khuyến mãi từ 20 - 90% khi có một số lượng khách nhất định cùng đặt mua sản phẩm/dịch vụ đó trong một thời điểm.

Facebook Twitter 1 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Trên thế giới, cho đến nay mô hình mua theo nhóm này thành công nhất với đại diện groupon.com. Khởi đầu của groupon.com là thepoint.com do Andrew Mason, một sinh viên trường nhạc mê lập trình thành lập vào năm 2008. Thepoint.com như một website cộng đồng, hoạt động dựa trên nguyên tắc khi có một số lượng đủ lớn người quan tâm đến một điều nào đó thì sẽ xảy ra hành động thực hiện điều đó.

Khách hàng sẽ được hưởng khuyến mãi từ 20 - 90% khi có một số lượng khách nhất định cùng mua trong một thời điểm

ThePoint hoạt động được 18 tháng thì được đổi tên thành Groupon và thổi một luồng gió mới vào lĩnh vực thương mại điện tử. Groupon.com hiện đã mở rộng phạm vi hoạt động đến gần 90 thành phố của Mỹ và hơn 20 quốc gia trên thế giới.

Chỉ đi sau mô hình tại Mỹ hơn một năm, vào nửa cuối 2010, các kênh trung gian như Groupon đã lần lượt xuất hiện tại nước ta và phát triển với tốc độ chóng mặt. Thống kê sơ bộ, hiện đã có 20 website groupon hoạt động tại Việt Nam.

Khi các trang mua hàng theo nhóm này ra đời, người được hưởng lợi trực tiếp sẽ là người tiêu dùng khi có cơ hội mua hàng với mức giảm giá lớn. Nhà cung cấp có cơ hội quảng cáo, thu được lượng lớn khách hàng mới với chi phí thấp hoặc có cơ hội giải phóng hàng tồn kho, hàng trong mùa thấp điểm trong thời gian ngắn. Còn các trang groupon, với vai trò kênh trung gian, cũng sẽ thu được kinh phí từ việc thỏa thuận với đối tác là các doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay, các groupon “made in Vietnam” vẫn vướng phải hai bài toán cũ của thương mại điện tử trong nước là phương thức thanh toán và thói quen của người dùng. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang nhận các đơn hàng qua mạng, nhưng việc giao hàng và thanh toán vẫn được tiến hành trực tiếp, trong khi chi phí để vận hành bộ máy này là không hề nhỏ. Đa số các trang groupon hiện vẫn duy trì hoạt động từ kinh phí đầu tư. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận lợi thế và những ưu điểm của mô hình quảng cáo, marketing mới này.

Ka Linh

Theo Lửa Ấm

Cuộc chiến giữa các mô hình Groupon

Anh Vũ

Thứ Hai,  26/12/2011, 16:02 (GMT+7)

(TBVTSG) - Hiện tượng groupon bắt đầu từ sự thành công “không thể bắt kịp” của trang web chuyên cung cấp hàng hóa, dịch vụ giá rẻ cho người mua theo nhóm www.groupon.com ở Mỹ trong năm 2008 và lan nhanh ra các nước khác bằng cả groupon chính hãng (Groupon.com) lẫn hàng ngàn groupon nhái (groupon clone) áp dụng theo đúng mô hình kinh doanh hàng khuyến mãi với ít nhiều tùy biến. Cho đến nay Groupon.com vẫn được xem là một sự sáng tạo nổi bật trong lĩnh vực thương mại điện tử. Vì là một hình thức kinh doanh có lợi cho cả ba bên (win-win-win) gồm nhà cung cấp, chủ trang web groupon và khách hàng đã nhanh tay đặt mua món hàng với giá rất hời trong một khoảng thời gian nhất định, nên các trang web mang tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Giới chuyên gia nhận định rằng ngày nay groupon đã trở thành một phần của thương mại điện tử, gọi là khuyến mãi điện tử, tức hoạt động quảng cáo có bán hàng. Các trang groupon hiểu theo nghĩa chung liên tục tổ chức các sự kiện khuyến mãi (promotion events). Bằng việc thuyết phục các nhà cung cấp bán hàng hoặc dịch vụ của họ với mức giá giảm rất nhiều nhằm vào mục đích tiếp thị, các trang này lôi kéo một lượng người mua lớn cho mỗi mặt hàng trong một khoảng thời gian nhất định để được chia phần chiết khấu với khách hàng.

Sự nở rộ của mô hình groupon

Có lẽ những người quan tâm đến lĩnh vực thương mại điện tử đã khá quen thuộc với câu chuyện khởi nghiệp của Andrew Mason với www.groupon.com – một mô hình kinh doanh mới mẻ và đầy tính sáng tạo để rồi định hình nên hình thức khuyến mãi điện tử gọi là groupon trên toàn cầu. Cử nhân âm nhạc Andrew Mason của trường Đại học Northwestern ở Illinois, Mỹ nhận được học bổng và theo học thạc sĩ về chính sách công tại trường Đại học Chicago, cùng lúc đó nhận làm thêm công việc thiết kế web cho một doanh nhân giàu có là Erik Lefkofsky. Cảm nhận được ý tưởng sáng tạo của Andrew Mason, Erik giúp đỡ cho cậu nghiên cứu sinh lập nên trang web ThePoint.com nhằm “quy tụ những nhà đầu tư trẻ có hoài bão lớn nhưng không có vốn”. Lefkofsky rất bén nhạy và đã để ý ngay đến ý tưởng “giảm giá một món hàng nếu có từ 20 người mua trở lên” của Mason và nhanh chóng đầu tư bằng việc cấp cho chàng trai này 1 triệu đô la Mỹ vốn ban đầu để định hình lại trang web và phát triển nó thành một công ty kinh doanh trên mạng Internet.

Trang kinh doanh www.groupon.com bắt đầu hoạt động từ tháng 11-2008 vào lúc nền kinh tế thế giới suy thoái và người tiêu dùng ngày càng chú tâm hơn đến những món hàng giá rẻ hoặc cơ hội giảm giá. Không được đào tạo từ trường kinh doanh nhưng Mason vẫn rất giỏi trong việc điều hành công ty. Ba nguyên tắc của Mason trở thành văn hóa kinh doanh của groupon là: (1) mỗi ngày một mặt hàng giảm giá, (2) mỗi mặt hàng phải đạt được lượng người mua nhất định mới được giảm giá, và (3) cơ sở bán hàng giảm giá không được cách nơi ở của người mua quá xa. Công việc kinh doanh của Groupon.com bắt đầu từ thành phố Chicago, rồi đến Boston và New York, đến cuối năm 2009 thì có mặt tại 10 thành phố ở Mỹ và nay thương vụ được thực hiện ở hơn 400 thành phố lớn ở nhiều châu lục với doanh thu năm 2010 vào khoảng 2 tỉ đô la Mỹ. Cuối quý 2-2011, trang web này có tới 115,7 triệu người đăng ký và đã có 23 triệu người sử dụng dịch vụ mua hàng siêu khuyến mãi. Tờ Forbes cho biết hiện nay Groupon.com là công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và được định giá lên tới 1,35 tỉ đô la. Giá trị này cao gấp 10 lần vốn ban đầu do Lefkofsky và hai quỹ đầu tư mạo hiểm Battery Venture (Mỹ) và Digital Sky Technologies (Nga) bỏ vào. Trong lúc này Groupon.com tập trung vào việc phát triển và mở rộng thị trường, giữ vững thị phần, và thực hiện kế hoạch thôn tính bằng việc mua lại các trang web có mô hình tương tự như uBuyiBuy (Hong Kong), Beeconomic (Nhật Bản), Atlaspost (Đài Loan) nhằm tạo nên chuỗi bán hàng giá rẻ siêu lục địa.

Sự thành công của Groupon.com và việc hình thành hàng ngàn groupon clone trên khắp thế giới kể cả ở Việt Nam đã thực sự tạo nên cơn sốt ở cả nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng. Nhận thấy tiềm năng to lớn của Groupon, ngay từ tháng 6-2010 Yahoo! đã tính đến chuyện mua lại với giá 3 tỉ đô la; không lâu sau đó Google vào cuộc với giá đề nghị vào khoảng 5,75 tỉ đô la, nhưng cả hai đều thất bại. Người ta biết rằng sau mỗi cái nhấp chuột vào chức năng “mua” của Groupon thì khách hàng phải điền vào đó những thông tin liên quan và cả vị trí giao hàng cho mình. Đó chính là kho thông tin hết sức quý giá cùng với lượng khách hàng đông đảo của Groupon hiện có mà Google nhắm tới để tạo nên một thị trường quảng cáo mới khả dĩ đem lại lợi nhận gấp hai, gấp ba. Công ty nghiên cứu Gartner dự báo việc khai phá thông tin quảng cáo dựa trên vị trí (location-based advertising) sẽ mang lại cho Groupon khoảng 7,4 tỉ đô la Mỹ trong năm 2014.

Cạnh tranh quyết liệt trên thị trường

Trong lúc này các nhà khổng lồ trong ngành công nghệ thông tin bắt đầu thành lập mô hình khuyến mãi điện tử của chính mình. Amazon đã đầu tư 175 triệu đô la để thành lập LivingSocial.com tập trung vào các giao dịch trong phạm vi nhà hàng, quán bar, rạp hát với số khách hàng hiện có khoảng 10 triệu người ở Mỹ, Canada, Anh, Ireland và Úc. Microsoft cũng âm thầm tổ chức khuyến mãi điện tử bằng việc mua lại trang kinh doanh cudo.com.au ở Úc. Trong số các trang khuyến mãi điện tử mạnh nhất hiện nay có Gilt City, BuyWithMe, Tippr ở Mỹ, Snippa ở Anh, đặc biệt Daily Deal ở Đức đã bắt đầu mua một số cổ phần của Groupon.com. Các trang groupon thường khởi động với tốc độ nhanh nhờ nhắm vào phân khúc thị trường dịch vụ ít cần đến nhiều vốn ban đầu. Trong các groupon clone đầu tiên ở Trung Quốc có s.baidu.com đã nhanh chóng vượt qua con số 1 triệu khách hàng.

Sự thất bại của Groupon khi tiến vào thị trường Trung Quốc đã phần nào nói lên tính cạnh tranh khốc liệt trong thị trường kinh doanh phiếu giảm giá trực tuyến dành cho nhóm mua này. Vào tháng 8-2011, liên doanh của Groupon Inc. ở Trung Quốc đã đóng cửa văn phòng tại một số thành phố và sa thải hàng trăm nhân viên, đặt ra những nghi vấn về chiến lược của công ty phiếu giảm giá trực tuyến tại thị trường lớn này. Cách đó tám tháng, Groupon đã đầu tư 8,6 triệu đô la cho 40% cổ phần trong liên doanh GaoPeng, vốn cũng được đầu tư bởi nhà khổng lồ về Internet – Tencent Holdings Ltd. – và công ty tư nhân Yunfeng Capital.

Việc các công ty Internet nước ngoài luôn phải chật vật phát triển tại Trung Quốc không phải là câu chuyện mới mẻ gì ở thị trường có nhiều người sử dụng Internet hơn bất kỳ ở nền kinh tế nào. Yahoo!, một trong những công ty đầu tiên thâm nhập vào trị trường này, đã chuyển giao công việc kinh doanh tại Trung Quốc cho Alibaba Group Holdings Ltd. vào năm 2005 và kể từ đó đã luôn tranh chấp với công ty Trung Quốc này. eBay đã thu nhỏ quy mô hiện diện tại đây sau khi mất thị phần vào một trang web mua sắm trực tuyến cũng do Alibaba sở hữu. Còn Google phải chứng kiến thị phần giảm, rơi vào tay đối thủ Baidu kể từ khi công ty Mỹ này chuyển công cụ tìm kiếm bằng tiếng Trung tới Hồng Kông vì quá mệt mỏi và chán nản với các vấn đề về kiểm duyệt và bị tấn công (hacking).

Sự thâm nhập vào Trung Quốc của Groupon đã gặp khó khăn từ đầu. Công ty này đã phải vật lộn để giành thị trường khi đoàn quân các đối thủ cạnh tranh địa phương cũng đầu tư rất nhiều vào khâu tiếp thị và mở rộng sự hiện diện. Hàng trăm công ty Trung Quốc cũng đã cung cấp các dịch vụ mua sắm trực tuyến ở quốc gia này tính tới thời điểm GaoPeng bắt đầu cung cấp các giao dịch tới người sử dụng trong nước vào tháng 3-2011. Một trong những đối thủ cạnh tranh sở hữu tên miền Groupon.cn tại Trung Quốc, mà theo công ty nghiên cứu Analysys International, có khách truy cập trong quý 2 nhiều hơn cả trang GaoPeng của Groupon.

Trong khi Groupon là trang web giao dịch hằng ngày hàng đầu tại Mỹ thì GaoPeng chỉ đứng thứ tám trong số những trang web có hoạt động tương tự ở Trung Quốc trong quý 2-2011 với 15 triệu lượt khách truy cập một tháng – thấp hơn 30% lượng truy cập vào trang web đứng đầu trong danh sách là Lashou.com.

Việc Groupon từ chối lời đề nghị mua lại của Google cũng khiến không ít nhà đầu tư bất ngờ, nhưng họ cũng lờ mờ nhận ra nguyên nhân đằng sau quyết định đó. Thái độ thận trọng của Mason khi nhận xét về thành công của Groupon là có cơ sở bởi mặc dù không thể phủ nhận Groupon đang chiếm hơn 80% thị phần của lĩnh vực kinh doanh mới mẻ có tốc độ tăng trưởng lên đến 200% này nhưng sự cạnh tranh từ các đối thủ như Living Social, Friendster, Crowd Cut, YouSwoop và hàng trăm trang web có hoạt động tương tự xuất hiện như nấm sau mưa trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, Mason lại không xem đây là mối đe dọa bởi ông đã sẵn sàng với mô hình Groupon 2.0. Ở giai đoạn đầu tiên của mô hình thương mại xã hội, Groupon đã làm rất tốt khi kết nối được các doanh nghiệp địa phương với người tiêu dùng địa phương bằng các khoản giảm giá đáng kể. Ở giai đoạn tiếp theo, Groupon sẽ xây dựng tính “siêu địa phương” cho các dịch vụ của mình. Groupon 2.0 sẽ không chỉ biết khách hàng sống ở đâu, có sở thích gì, trải nghiệm mua sắm ra sao, mà còn hiểu được điều gì sẽ kích thích sự tò mò của họ.

_____________________________________________________

Tài liệu tham khảo:

INSIDE GROUPON: The Truth About The World’s Most Controversial Company

http://www.businessinsider.com/inside-groupon-the-truth-about-the-worlds-most-controversial-company-2011-10

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro