cac nhiem vu cua thiet ke cau truc dttd.cac dang phuog an cua no

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

nhiem vu

Thiết kế cấu trúc của dây chuyền tự động bao gồm các nhiệm vụ phân tích hệ thống, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng như:

a. Chọn cấu trúc của dây chuyền tự động, sơ đồ nguyên lý của nó để xác định số lượng và mối quan hệ của thiết bị cơ bản và thiết bị phụ trợ, dạng quan hệ giữa các máy trong một công đoạn và giữa các công đoạn.

b. Chọn vị trí không gian của dây chuyền (đặc tính hình học của dây chuyền như không khép kín, khép kín, thẳng, dạng chữ U dạng chữ L...)

Như vậy, khái niệm cấu trúc của dây chuyền tự động bao hàm hai đặc tính sau:

-         Số lượng và mối quan hệ chức năng của các thiết bị trong dây chuyền.

-         Vị trí không gian của dây chuyền.

cac dang p.a cau truc

1. Dây chuyền

Dây chuyền là hệ thống các máy được lắp đặt cạnh nhau, hoạt động độc lập với nhau, còn chi tiết gia công được chuyển từ máy này sang máy khác để thực hiện tất cả các nguyên công (hình 4.10a). Máy của dây chuyền về nguyên tắc thường là máy bán tự động, do đó cấp, tháo phôi, vận chuyển phôi giữa các máy và kiểm tra chi tiết được thực hiện bằng tay, phương án cấu trúc này đơn giản, có giá thành hạ, năng suất cao, bởi vì hầu như không có chi phí thời gian bổ sung ngoài chu kỳ hoạt động. Tuy nhiên, phương án này đòi hỏi chi phí lớn về lao động sống (lao động trực tiếp phục vụ dây chuyền).

2. Dây chuyền tự động có liên kết cứng.

Đặc điểm của dây chuyền tự động này (hình 4.10b) có liên kết vận chuyển tự động cứng giữa các máy. Phương án cấu trúc như vậy cho phép thành lập dây chuyền tự động có kết cấu đơn giản, giá thành hạ và chi phí lao động sống nhỏ hơn so với dây chuyền. Tuy nhiên liên kết cứng giữa các máy dẫn đến chi phí thời gian ngoài chu kỳ (vì có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các vị trí trong dây chuyền) do đó năng suất của dây chuyền tự động này không cao lắm.

          Hình 4.10 Các phương án cấu trúc của dây chuyền tự động.

3. Dây chuyền tự động có liên kết mềm.

Đặc điểm của dây chuyền tự động này (hình 4.10c) là có ổ tích trữ phôi giữa các máy (các vị trí). Dây chuyền này có kết cấu rất phức tạp và giá thành cao, nhưng nó có năng suất cao hơn dây chuyền tự động có liên kết cứng.

4. Dây chuyền tự động được chia ra các công đoạn.

Đặc điểm của dây chuyền tự động này (hình 4.10d) là giữa các máy trong một công đoạn có liên kết vận chuyển tự động cứng, còn giữa các công đoạn có ổ tích trữ phôi (liên kết mềm). Phương án cấu trúc này là phương án trung gian  giữa các dây chuyền tự động có liên kết cứng và liên kết mềm. Các công đoạn của dây chuyền có số lượng máy bằng hoặc không bằng nhau.

Như vậy, bất kỳ hệ thống các máy tác động tuần tự song song có thể được xây dựng theo bốn phương án cấu trúc. Các phương án này khác nhau ở năng suất, số lượng công nhân phục vụ giá thành và các đặc tính khác.

Khi thiết kế dây chuyền tự động cần phân tích và tính toán để chọn phương án tối ưu nhằm nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm. Chọn cấu trúc tối ưu của dây chuyền tự động được thực hiện trên cơ sở so sánh các phương án cấu trúc khác nhau, trong đó có một phương án chuẩn.

Phương án chuẩn có thể chọn là phương án của dây chuyền, vì phương án này có kết cấu đơn giản. Chỉ tiêu đầu tiên để chọn sơ đồ cấu trúc của dây chuyền tự động là năng suất của máy (của thiết bị) bởi vì đảm bảo năng suất yêu cầu là điều kiện để lựa chọn phương án này hay phương án khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro