Chương 21

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Điếu vương (21)

Điếu vương thôn Vũ

Xin phép đổi về Điếu vương, để vua câu cá bao nhiêu lâu cũng hơi bị chướng mắt mà lười sửa, thôi sửa từ chương này đi =))))

Edit: Thanh Phong Ngân Nguyệt



Tôi giật mình sặc một ngụm khí trong cổ họng, thiếu chút nữa chết ngất. Đi lên vài bước, ngồi xổm xuống nhìn dấu vết trên mặt đất, độ rộng không khác gì bánh xe.

"Đây là rắn à?" Tôi hỏi: "Vừa rồi anh có thấy nó hay không?"

"Tôi chưa kịp tới gần, không phải rắn, là cá." Muộn Du Bình nhìn mặt hồ nói: "Nó quá nhanh."Khi Muộn Du Bình nói lời này, tay đưa lên thắt lưng, hắn không có đao, hiển nhiên không quen lắm. Tôi rút thanh đao chân chó bảo bối của mình ra đưa cho hắn, hắn nhận lấy, tra vào vỏ, trở tay giắt vào thắt lưng theo thói quen. Tôi cũng lấy một thanh đao khác ra, học hắn cũng giắt trên thắt lưng.

Tiếp tục dùng đèn mỏ chiếu xuống mặt hồ liền thấy nơi cách chúng tôi rất xa về bên trái giống như là có một bức tường đá. Chúng tôi đi dọc theo bãi sông, quả nhiên nhìn thấy một bức tường đá bám đầy muối, kéo dài như đê ngăn lũ từ bên bờ đến trên mặt hồ, vắt ngang qua mặt hồ giống như một con đường thuỷ trên mặt nước.

"Hắn đây là muốn xây đê Tô sao?" Tôi nói, còn kém hai bên dương liễu lay động theo gió và vài nhịp cầu nho nhỏ.

Đèn mỏ quét qua, có thể thấy được mặt hồ bên kia rõ ràng nhỏ hơn bên này một chút, đây không phải là thái cực hoàn hảo chúng tôi suy đoán, quả là chúng tôi đã nghĩ nhiều quá rồi. Nhưng bức tường đá này đúng là nhân tạo. Không biết là cao nhân triều đại nào, có tâm nguyện gì.

Dòng nước trên mặt rất hỗn loạn, có thể thấy được rất nhiều con sóng lớn tung lên không, chứng tỏ thuỷ hệ dưới nước xung đột rất mạnh. Tôi đi tới bên bờ muốn vốc nước thì bị Muộn Du Bình kéo lại, hắn rút đao ra chích vào da một nhát, sau đó vẩy đi.

Tôi học qua đại học, biết muối mỏ ít khi có lẫn khoáng chất có độc, vừa rồi đau bụng có thể là do trong muối còn có loại khoáng chất gì khác, nhưng cũng chẳng chết được. Để hắn yên tâm, tôi liếm một chút rồi nhổ ra. Nước đúng là nước mặn, tuy nhiên không mặn đến mức đó, nhất định là dưới nước có thuỷ hệ nước ngọt chảy vào làm giảm bớt độ mặn.

Tôi xoay người lại, hướng phía Bàn Tử phát ra tín hiệu đèn, nói cho hắn biết không có việc gì, giục hắn nhanh lên một chút. Hồi lâu sau mới nhìn thấy Bàn Tử cùng ông cụ kiệt sức chạy tới, Bàn Tử chỉ vào tôi mắng lớn: "Thiên Chân đồ nhãi ranh, cậu không nên gọi là Ngô Tà, mẹ nó cậu là đồ xú tà. Cậu chạy làm quái gì? Ông già này nếu xảy ra chuyện gì chẳng lẽ tôi phải một mình vác tất cả sang đây, may là ông già còn khoẻ mạnh."

Tôi nhìn Lôi Bản Xương, ông cụ đã kiệt sức, nhưng nhìn đến cái hồ, ông cụ vẫn run rẩy đi tới. Tôi nghĩ hẳn ông cụ chưa từng nghĩ đến thực sự có một ngày, chính mình thực sự nhìn thấy mặt hồ này.

Ông cụ dừng lại bên hồ, ngồi bệt xuống, nước mắt người già tràn ra, cúi đầu khóc lên.

Bàn Tử đang muốn tính sổ với tôi, tôi vội vàng nhận tội, Bàn Tử bỗng nói nhỏ: "Cứ tiếp tục vậy ông già sẽ không ổn, quá kích động, vừa rồi còn phải dìu chạy, không thể để ông già chạy như vậy nữa, nếu ở chỗ này mà có chuyện gì thì chúng ta phiền to."

Tôi gật đầu, mở nước đưa ông cụ hớp vài hớp, lúc này chúng tôi đã vận động liên tục mười mấy tiếng đồng hồ, bởi vừa chạy nhanh nên rốt cục thân thể cũng bắt đầu tới hạn, tôi nghĩ cũng đã đến lúc tung một đòn tất sát.

Tôi ngồi xuống đối diện ông cụ, đưa lưng về phía mặt hồ, nói với ông cụ: "Cụ thấy sao, đã đến được nơi này rồi."

Ông cụ gật đầu: "Cám ơn, cám ơn."

"Có thể nói thật không?" Tôi nhìn ông cụ, nói: "Rốt cuộc tại sao cụ muốn tới nơi này?"

Ông cụ sửng sốt, ngẩng đầu nhìn tôi. Tôi vỗ vỗ ông cụ: "Không ai lừa được tôi, tôi nghĩ cụ cũng không định lừa tôi, chỉ là có chuyện chưa nói, không việc gì, cụ cứ nói ra đi."

Ông cụ vừa há miệng muốn nói, tôi đã cầm tay ông cụ: "Lão nhân gia à, tôi có thể chấp nhận người khác giấu tôi, nhưng mà nếu muốn lừa tôi một lần, tôi sẽ không để cụ câu cá ở chỗ này đâu."

Tôi nhìn ông cụ, ánh mắt tỏ rõ ý không cho phép phản bác, tôi nắm chặt tay ông cụ, dùng sức lực đủ để ông cụ không có cách nào rút tay về, tôi đang dùng toàn bộ trạng thái nói cho ông cụ biết, thật ra tôi chẳng nhu nhược như vẻ bề ngoài.

Bờ vai căng cứng của ông cụ từ từ thả lỏng, "Tôi..." ông cụ dừng một chút, nói: "Tôi tới tìm con trai tôi."

Tôi quay đầu lại nhìn Bàn Tử, Bàn Tử gật đầu với tôi.

"Con tôi ở dưới đáy hồ." Ông cụ nói: "Tôi muốn lôi con cá đã giết nó lên đây, tôi cũng phải đem xác nó lên."

Cảm giác kỳ lạ lúc trước của tôi là đúng, ông cụ chậm rã kể lại, trong những người câu cá trên mặt hồ sâu bị kéo xuống đáy đầm năm xưa, có một người là con trai ông cụ. Con trai ông cụ thích câu cá vì ông cụ thích câu cá, ông cụ và con mình có đam mê giống nhau, cũng là một điểm khiến ông cụ nở mày nở mặt, thế nhưng, thật không ngờ, vì cái đam mê này mà con trai cụ lại chết trong tay một con cá.

Điều này làm cho ông cụ hết sức đau lòng, ông cụ không có cách nào chấp nhận sự thực này, trải qua một thời gian rất dài, ông cụ cũng không thể buông bỏ, cuối cùng ông cụ lựa chọn đối mặt. Ông cụ muốn câu được con cá đã giết chết con trai mình. Đây mới là nguyên nhân ông cụ ở lại đây lâu như vậy.

"Lão nhân gia, sống chết có số, đã nhiều năm như vậy, cụ cũng nên buông bỏ, vì sao phải chấp nhất như vậy?" Bàn Tử nói: "Có lẽ con cá kia cũng đã chết từ lâu rồi—đệch, coi chừng!"

Vừa dứt lời, Muộn Du Bình bỗng nhiên nhảy tới, túm lấy cổ áo tôi, đồng thời Bàn Tử cũng lùi một bước, túm gáy ông cụ, hai người đồng thời phát lực, kéo chúng tôi dậy lôi như bay lên bờ. Gần như cùng lúc, sau lưng chúng tôi, tiếng nước như nổ tung, bọt nước to oạp ập đến chụp lên toàn thân chúng tôi.

"Con mẹ nó!" Bàn Tử nhìn bờ nước chúng tôi vừa ngồi, tôi quay đầu lại nhìn, giữa đám bọt nước, một cái bóng cấp tốc lui về trong nước.

____________

Làm tình tiết khẩn trương lên một chút.

——————-

đê Tô: Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm ở phía Tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, thuộc miền Đông Trung Quốc. Hồ nước này đã được biết đến trong sử sách Trung Quốc từ thời cổ đại. Đến giữa thời nhà Đường, khi nhà thơ nổi tiếng Bạch Cư Dị tới Hàng Châu làm thứ sử (822-825), ông đã cho cải tạo Tây Hồ, biến nó thành một công trình thủy lợi hữu ích và một phong cảnh đẹp với việc đắp thêm một con đê, được gọi là đê Bạch.
Khoảng 200 năm sau, dưới thời nhà Tống, một nhà thơ lớn khác là Tô Đông Pha cũng đã đến Hàng Châu làm thứ sử. Ông ra lệnh nạo vét, cải tạo hồ và đắp thêm một con đê khắc theo kiểu của đê Bạch, nhưng rộng hơn và dài gấp gần ba lần, phía trên trồng liễu. Con đê này được đặt tên là đê Tô và cũng trở thành là một trong những cảnh đẹp của Tây Hồ như đê Bạch.-theo internet.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro