hach toan kd

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

22. Hạch toán KD trong thương mại: Khái niệm, bản chất, vai trò và đặc điểm.

Khái niệm: Doanh nghiệp thương mại là một tổ chức kinh tế, thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng để thu lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Như vậy đầu vào doanh nghiệp sẽ sử dụng các nguồn lực (vốn, lao động, vật chất kỹ thuật) để tạo ra của cải vật chất, đó là sản phẩm hàng hóa địch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, do đó, nếu xem xét trên góc độ vi mô (doanh nghiệp) thì mục tiêu đặt ra đối với doanh nghiệp là thu lợi nhuận. Vì vậy, muốn xác định được lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán đầu vào, đầu ra, chúng ta phải đo lường chi phí. Nếu xem xét trên góc độ vĩ mô, khi doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của xã hội, để đem lại lợi ích riêng cho từng cá nhân, thì các doanh nghiệp phải trả chi phí cho việc sử dụng nguồn lực thông qua công cụ cơ bản là thuế. Do đó để xác định được nghĩa vụ của DN cũng đòi hỏi phải đo lường thông qua các chỉ tiêu.

Như vậy, hạch toán kinh doanh là hạch toán ở các doanh nghiệp nói riêng và các tổ chức kinh tế nói chung, nó vừa là một phạm trù kinh tế, vừa là công cụ để tính toán xác định kết quả kinh doanh.

Bản chất

Để làm rõ bản chất của hạch toán kinh doanh chúng ta so sánh hạch toán KT với hạch toán KD ở Việt Nam. Xét về bản chất, hạch toán KT và hạch toán KD là như nhau: được hiểu là công cụ để xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khác ở chỗ: Hạch toán kinh tế là chế độ hạch toán được sử dụng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Thực chất là xác định đầu vào cho doanh nghiệp với cơ chế: gựa trên cở sở về mối quan hệ nhà nước - doanh nghiệp. Như vậy, phương pháp hạch toán này không tính toán đến chi phí đầu vào, kết quả đầu ra, vì thế không hiệu quả, dễ dẫn đến bệnh thành tích. Về hạch toán KD, được sử dụng khi VN chuyển sang KT thị trường - thay đổi căn bản về mối quan hệ nhà nước - doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp độc lập trong hạch toán SX-KD, hay doanh nghiệp tự quyết định sự tồn tại và phát triển, nhà nước chỉ tạo môi trường cho DN hoạt động. Do đó, để có thể tồn tại được, DN phải giải quyết tốt được vấn đề đầu ra để làm sao thu được lợi nhuận thông qua SX-KD, hay nói cách khác, đòi hỏi DN phải thực hiện chế độ hạch toán KD thực sự - hạch toán KD.

Như vậy bản chất của hạch toán kinh doanh là xác định kết quả và hiệu quả mà hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể của doanh nghiệp mang lại thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá.

Vai trò: Đối với doanh ngiệp: thông qua các chỉ tiêu doanh nghiệp sẽ đánh giá dược quy mô chất lượng - hiệu quả của đầu vào, đầu ra để trên cơ sở đó xác định lợi nhuân, mức thu nhập, từ đó xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Đối với nhà nước, và các nhà đầu tư: thông qua hạch toán kinh doanh, xác định hiệu quả thực sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc xác định hiệu quả của việc huy động các nguồn lực doanh nghiệp. Hạch toán kinh doanh giúp cho nhà nước xác định chính xác nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện.

Đặc điểm: Hệ thống hạch toán kinh doanh là chung cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, chế độ hạch toán kinh doanh áp dụng trong các doanh nghiệp thương mại có những đặc điểm khác với doanh nghiệp sản xuất, do các doanh nghiệp thương mại hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Về chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, các doanh nghiệp sx thu được từ bán sản phẩm, còn các doanh nghiệp thương mại là bán hàng hóa và thực hiện dịch vụ. Về chỉ tiêu vốn, các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là vốn cố định, còn các doanh nghiệp thương mại chủ yếu là vốn lưu động.

23. Những nguyên tắc của hạch toán kinh doanh và sự vận dụng những nguyên tắc đó trong hạch toán KD của DNTM.

Có 4 nguyên tắc cơ bản:

Đảm bảo quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong sản xuất - kinh doanh.

Đây là nguyên tắc đầu tiên trong việc tổ chức hạch toán kinh doanh ở doanh nghiệp, nó chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ chế độ hạch toán doanh nghiệp. Nội dung của nguyên tắc này đề cập đến vấn đề: trong nền kinh tế thị trường, mỗi một doanh nghiệp đều phải là một chủ thể kinh tế độc lập. Thực hiện nguyên tắc này chính là góp phần giải quyết bài toán giữa quản lý điều hành vĩ mô của nhà nước với quản lý điều hành vi mô của các doanh nghiệp. Đảm bảo quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh được hiểu là: nhà nước trao quyền quyết định về 3 vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, các DN sẽ phải tự quyết định sự phát triển của mình trên thị trường. 3 vấn đề cơ bản: sản xuất (bán) cái gì?, sản xuất (bán) như thế nào?, sản xuất (bán) cho ai? Sẽ được các DN trả lời dựa trên nhu cầu khách hàng (thị trường), DN phải xuất phát từ: thị trường cần gì? Số lượng bao nhiêu,...

Vận dụng nguyên tắc vào hạch toán trong thương mại: DNTM là DN hoạt động trong lưu thông phân phối hàng hóa, thực hiện chức năng mua hàng hóa để bán, thu lợi nhuận hoặc thực hiện dịch vụ để thu lợi nhuận. Vận dụng nguyên tắc này vào việc tổ chức hạch toán KD trong thương mại có ý nghĩa là: DN chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình. Ví dụ như kinh doanh các mặt hàng được phép, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ: đóng thuế, đối với người lao động, đối với các đối tác, đối với các cổ đông. Bên cạnh thực hiện các nghĩa vụ cơ bản đó, doanh nghiệp được quyền tự chủ trong các vấn đề sau: tự chủ về vốn kinh doanh; tự chủ trong việc quyết định về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; tự chủ trong vấn đề tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và sa thải lao động; tự chủ trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh; tự chủ trong việc quyết định sử dụng phần lợi nhuận còn lại.

Nguyên tắc lấy thu bù chi và đảm bảo có lợi nhuận.

Nội dung của nguyên tắc này đề cập đến vấn đề kết quả và hiệu quả SX-KD của DN. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp trong khuôn khổ qui định của pháp luật và nhu cầu của thị trường, phải tổ chức hoạt động SX-KD như thế nào để sau khi kết thúc một chu kỳ KD, tổng các nguồn thu của doanh nghiệp trước hết phải bù đắp được các chi phí hợp lý và hợp lệ trong kỳ và đồng thời đảm bảo cho DN một mức lợi nhuận hợp lý.

Vân dụng nguyên tắc này vào việc tổ chức hạch toán trong thương mại: các DN thương mại thực hiện các hoạt động mua hàng hóa để bán hoặc thực hiện các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường để từ đó lấy các nguồn thu để bù đắp khoản chi, đem lãi cho doanh nghiệp.

Khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất của người lao động trong doanh nghiệp.

Nguyên tắc này đề cập: nguồn lực quan trọng nhất trong DN là nguồn lực con người, để nâng cao hiệu quả SX-KD cho DN, đòi hỏi DN phải giải quyết thỏa đáng mối QH giữa DN với người lao động trong DN theo hướng sử dụng các công cụ khác nhau để tác động đến lợi ích của người lao động. Lợi ích của người lao động có 2 dạng là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, nhưng lợi ích vật chất là yếu tố quyết định nhất, lợi ích vật chất được biểu hiện như: lương, thưởng, ... Thông qua các công cụ này để tạo điều kiện cho lao động làm việc có năng suất chất lượng cao, từ đó nâng cao tinh thần, trách nhiệm làm việc của người lao động. Bênh cạnh đó, khuyến khích vật chất cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải gắn lợi ích này với các nghĩa vụ, cụ thể là gắn với vật chất, trách nhiệm vật chất của người lao động.

Vận dụng nguyên tắc này vào việc tổ chức hạch toán trong thương mại: các DN thương mại phải có chế độ lương, thưởng có tính chất khuyến khích về vật chất và trách nhiệm vật chất của người lao đông. Vì dụ trả lương có thể chọn hình thức trả lương theo thời gian, hoặc theo sản phẩm, hoặc hình thức hỗn hợp cả theo thời gian và theo sản phẩm, đồng thời là gắn liền với thưởng nếu làm thêm thời gian hoặc vượt mức sản phẩm trung bình.

Nguyên tắc thực hiện giám đốc bằng tiền với mọi hoạt động SX-KD của DN.

Nguyên tắc này đề cập đến phương pháp tính toán xác định KQ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Muốn làm được điều này phải sử dụng một thước đo thống nhất để đánh giá, với đơn vị là tiền, bởi vì trong doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu để phản ánh các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, được đo lường bằng các đơn vị tính toán khác nhau.

Vận dụng: trong DNTM, đảm bảo các hoạt động đều được phản ánh bằng hệ thống các chỉ tiêu với đơn vị thống nhất bằng tiền.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro