Bức Tranh Phố Huyện Nghèo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


   Nhắc đến đôi mắt trẻ thơ người ta thường liên tưởng đến những cái nhìn trong trẻo như giọt sương mai,chưa hề vướng bụi trần sáng lung linh như vầng trăng mùa thu.Nhưng dưới đôi mắt của Liên- một cô bé không còn hoàn toàn là trẻ con,nhưng cũng chưa phải là người lớn trong tác phẩm ‘Hai đứa trẻ’ của nhà văn Thạch lam là sự chứa đựng cả một bức tranh phố huyện nghèo về thiên nhiên và cuộc sống của những con người lao động nghèo nhỏ bé ngập chìm trong bóng tối,luôn khao khát, chờ đợi ánh sáng soi sáng cho cuộc đời họ.
    Dưới ngòi bút nhẹ nhàng, tinh tế của nhà văn Thạch Lam câu chuyện được bắt đầu từ  buổi chiều và kết thúc vào lúc trời đêm tối tạo ra một không gian bí bách, không lối thoát của những kiếp người lận đận. Bóng tối là một không gian đã được rất nhiều bậc thơ, văn khai thác,nếu trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn ngô tất tố chị Dậu phải u uất lao vào trong bóng tối để giữ trọn sự trong sạch,hay giữa màn đêm u tối là nỗi lòng của một người phụ nữ có cuộc đời bi kịch,khao khát tình yêu và hạnh phúc trong bài thơ Tự Tình của nhà thơ Hồ Xuân Hương.Thì trong tác phẩm ‘Hai đứa trẻ” nhà văn Thạch Lam đã mượn bóng tối để miêu tả sự nghèo nàn của làng quê nghèo khổ,đồng thời phản ánh hiện thực về đời sống miền qua trước cách mạng tháng 8.
      ‘’Hai đứa trẻ” là một bài văn không hề có cốt truyện,mà câu chuyện ấy chỉ diễn ra theo dòng chảy tâm trạng của Liên.Ngoài ra tác phẩm còn như là một câu chuyện tự kể về tuổi thơ của nhà văn Thạch Lam. Liên là người chị đảm đang, đùm bọc, chăm sóc cho cậu bé An, cũng chính là cậu bé Thạch Lam ngày nào. Sau khi thầy Liên mất việc, chị em Liên phải về quê ngoại sinh sống và được mẹ giao cho cái của hàng nhỏ bên cạnh cái ga tàu, còn mẹ cô thì phải làm nghề hàng xáo, tiền lãi chả bỏ tiền công.Cuộc sống nơi phố huyện đầy vất vả,mọt sinh hoạt điều được diễn ra và miêu tả lại dưới đôi mắt của Liên.Không gian nơi phố huyện vô cùng tẻ nhạt và hiu hắt, nó được ví như là một vùng đất chết, một ao đời phẳng lặng.
       Dưới cảnh ngày tàn tiếng trống thu không vang lên từ cái chòi canh, tiếng ếch nhái, muỗi vo ve, ánh sáng và bóng tối giành nhau từng chút một “phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, cảnh chợ đầy huyên náo giờ đây trở nên thưa thớt, cái mùi âm ẩm bốc lên bởi sự hòa quyện hơi nóng của ban ngày và mùi cát trở nên quen thuộc, như một mùi riêng  đặc trưng của quê hương,vài đứa trẻ nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre , hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại,Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính Liên cũng chẳng có gì cho chúng được, nên lòng thương của Liên chỉ có thể dừng lại ở lòng đồng cảm. Cuộc sống của những con người nơi đây vô cùng vất vả và cơ cực,ai cũng phải ngày ngày đầu tắt mặt tối với công việc chỉ mong có cuộc sống đủ ăn, mẹ con chị Tí thì ban ngày phải đi mò cua bắt ốc, đêm đến lại bận rộn với hàng nước nhỏ, còn với gia đình bác Siêu,bác Xẩm gánh phở, gánh hát là cái nghề chủ yếu để nuôi sống gia đình. Cảnh của phố huyện thật là tiêu điều xơ xác. Cuộc sống của những con người ở đó thì mòn mỏi, nặng nề. Mọi hoạt động như để chống chọi lại với sự nghèo nàn khốn khó nhưng tất cả chỉ lâm vào bế tắc. Hoàn cảnh đó thường sản sinh ra những con người quái đản, đó là bà cụ Thi “hơi điên”, với tiếng cười khanh khách đi vào bóng đêm. Cụ Thi điên là chứng tích của sự sa sút về cuộc sống, một biểu hiện tiêu biểu cho quá trình tìm tòi lối thoát trong tuyệt vọng. Sự xuất hiện của nhân vật cụ Thi “hơi điên” càng làm cho nhân vật truyện ngắn Hai đứa trẻ thêm cụ thể, sinh động, tạo cho bức tranh cuộc sống trở nên ngột ngạt. Giữa sự tối tăm, ngột ngạt con người nơi đây vô cùng khao khát có được ánh sáng để soi sáng cho cuộc đời của họ, ai ai cũng mong có thể thoát khỏi cuộc sống điều điều,chậm rãi trôi qua cùng với sự buồn tẻ mênh mang, họ mong muốn, chờ đợi điều gì đó mới mẻ, tươi sáng hơn đến với cuộc đời của họ.
   Ngày tàn, đêm đến, cả phố huyện ngập chìm trong bóng tối, từng con đường, ngõ phố bị bao trùm bởi màn đêm tĩnh lặng.Giữa màn đêm ấy, ánh sáng phát ra từ những con đom đóm,hột sáng, quầng sáng càng trở nên nhỏ bé và hiu hắt trước không gian tối tăm, ánh sáng ấy chẳng thể phá tan màn đêm mà ngược lại càng làm cho đêm tối trở nên thăm thẳm.Hình ảnh đối lập giữa ánh sáng và bóng tối gợi cho người đọc nhìn thấy được kiếp sống bế tắc, quẩn quanh của những con người nơi phố huyện, cũng như cuộc sống của nhân dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.Nhịp sống của những con người nơi đây lặp đi, lặp lại với sự buồn tẻ bởi những công việc, động tác quen thuộc,những suy nghĩ mong đợi như mọi ngày, mong ánh sáng, mong điều gì tươi mới, mong thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ đầy chán chường.Liên đã quen dần với bóng tối, không sợ nó nữa, cụm từ “không sợ nó nữa” cho thấy trước đây Liên đã từng sợ, sợ cái màn đêm đen thăm thẳm,màn đêm đem bóng tối và sự u buồn bao trùm khắp nơi  này.Nếu ngọn đèn dầu trong “chinh phụ ngâm”  của nhà thơ Đặng Trần Côn như là nền để nhấn mạnh sự cô đơn của người chinh phụ, thì trong tác phẩm” hai đứa trẻ” ngọn đèn dầu là biểu tượng về kiếp người nhỏ bé, vô danh, vô nghĩa, sống leo lắt trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ, không có hạnh phúc lẫn tương lai.
    Trong bối cảnh phố huyện tối tăm,tù túng Liên lặng lẽ quan sát những điều diễn ra xung quanh ở phố huyện,Liên ngồi chờ đoàn tàu đi qua, không phải để bán hàng hay nhu cầu vật chất bởi trời đã tối người ta có đến mua thì họ chỉ mua bao diêm, gói thuốc là cùng. Liên chờ đoàn tàu đến như đem một chút thế giới khác đi qua khác hẳn với thế giới Liên đang sống hằng ngày, háo hức chờ đợi tiếng tàu rít lên, tiếng xe chạy rầm rộ,ánh sáng đèn điện sáng trưng từ trong toa tàu làm thay đổi không khí tù túng, đơn điệu và buồn tẻ vốn có dù là chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngũi. Trong cảnh đêm và hình ảnh đoàn tàu chứa đầy ấp tuổi thơ,kỉ niệm và có cả những con người đến từ Hà Nội đi qua khiến Liên nhớ về cuộc sống khi còn ở Hà Nội và càng cảm thấy cảm thông, xót xa hơn cho thân phận con người nơi đây,đồng thời còn giúp Liên nhìn rõ hơn sự tù túng, chật hẹp ở nơi phố huyện mình đang sống.Đó là động lực để Liên vươn lên vì hạnh phúc, vì một tương lai tốt đẹp hơn. Qua ngòi bút nhẹ nhàng, tinh tế của nhà văn  Thạch Lam, ta có thể thấy được Liên là một người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế  và một trái tim nhân hậu giàu lòng yêu thương, Liên yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống,yêu cái làng và con người nghèo khổ nơi phố huyện,đồng thời sự tìm tòi ánh sáng của Liên mọi lúc mọi nơi dù ánh sáng đó có nhỏ nhoi đến đâu cho thấy Liên là một người biết ước mơ và hướng tới tương lai,có ý thức về cuộc sống.Trong cuộc sống chập chờn, Liên cảm thấy cuộc sống của mình thật mông lung,hạnh phúc ở đâu xa xôi không biết,như ngọn đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
   Bằng bút pháp tương phản và đối lập, miêu tả sinh động, tinh tế những biến đổi của cảnh vật và tâm trạng của con người cùng giúp điệu câu văn đậm chất trữ tình nhà văn Thạch Lam muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán về cuộc sống tẻ nhạt và hướng họ đến 1 tương lai tốt đẹp hơn,đây chính là gía trị nhân văn của ngòi bút Thạch Lam.
    Qua bài văn ‘Hai đứa trẻ” nhà văn Thạch Lam để thể hiện tình cảm yêu thương, chân thành, của mình đối với những kiếp người sống chìm khuất trong tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện cũng như cuộc sống của những con người trước cách mạng tháng tám và trân trọng những ước mơ nhỏ bé mà bình dị của họ.Bài văn như  một thông điệp hay một lời động viên chân thành của nhà văn Thạc Lam gửi đến những người có hoàn cảnh khó khăn, dù có cực khổ tới đâu thì hãy luôn giữ trong mình một trái tim biết yêu thương và một ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro