Haiku và yếu tố Kigo ( quý ngữ chỉ mùa)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Haiku âm theo lối chữ Kanji (gốc chữ Nho) là bài cú, có nghĩa là câu nói để trình bày. Chữ “hai" nghĩa là “bài", trong tiếng Hán Việt có nghĩa "phường tuồng", chữ "ku" là "cú" hay "câu". Nguyên một bài thơ chỉ có một câu, mang tính chất hài hước vui nhộn. Theo Miyazaki Toshiko, chữ haiku xuất phát từ “haikai rengano hokku” (những dòng khởi xướng cho bài thơ liên ca). Đặc điểm của loại thơ này là rất ít từ ngữ, chỉ cô đọng trong 17 âm tiết (5-7-5).

Haiku bắt nguồn từ thể thơ truyền thống tanka (đoản ca còn gọi là Waka hay hòa ca). Haiku thật ra là phần đầu của bài tanka, tanka còn gọi là waka (Hòa ca) tức là thơ của người Nhật Bản. Waka nguyên là tên chung cho các loại thơ Nhật khác nhau (như choka, tanka và sedoka), nhưng tanka dần dần chiếm ưu thế và từ cuối thế kỉ VIII trở đi, chữ waka được xem là đồng nghĩa với tanka.

Xét về phương diện thi luật, tanka rất đơn giản. Một bài tanka gồm 31 âm tiết và có năm câu, mỗi câu có 5 hay 7 âm tiết xen kẽ, có thể chia làm hai phần:

Thượng cú (kami no ku)

Câu 1-5 âm

Câu 2-7 âm

Câu 3-5 âm

Hạ cú (shimo no ku)

Câu 4-7 âm

Câu 5-7 âm

Và bài thơ tanka sau đây được xem là bài thơ mở đầu cho thơ ca Nhật Bản:

Tám tầng mây dựng

Ở xứ Izumo

Ta làm tám tầng mây xa

Tám tầng mây ấy

Che chở người vợ ta.

Là bài thơ mà thần Susanoo tặng người vợ yêu quý của mình.

“Em đứng lên gọi mưa mùa hạ. Từng cơn mưa, từng cơn mưa…

em đứng lên gọi mùa thu tàn tạ, hàng cây khô, cành bơ vơ, hàng cây đưa em đi về giọt nắng nhấp nhô. Em đứng lên mùa đông nhạt nhòa từng đêm mưa, từng đêm mưa, từng đêm mưa, mưa lại từng ngón sương mù. Em đứng lên mùa xuân vừa nở, nụ xuân xanh cành thênh thang, chim về vào ngày tuổi em trên cành cây bão đổ”.

(Gọi tên bốn mùa- Trịnh Công Sơn)

Bốn mùa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mang nét buồn , u uẩn, một niềm tiếc thương cho thời gian lặng lẽ trôi. Còn với thơ haiku, bốn mùa hiện lên không chỉ bằng các quý ngữ cụ thể đó là Xuân, Hạ, Thu, Đông mà cón có nhiều yếu tố khác tượng trưng cho bốn mùa như con ếch, hoa mơ, hoa đào… tượng trưng cho mùa Xuân, con ve, thác nước, đom đóm..cho mùa hè, trăng thu, chiều Thu, cỏ lau, hoa triêu nhan, phù dung cho mùa thu, tuyết cho mùa Đông… Họ thường dùng những chữ liên quan đến mùa Xuân, như “tan tuyết,” lúc “hoa mận nở, hoa đào nở,” hoặc đến lúc “ngỗng trời quay về.” Về mùa Thu, họ hay tả “đêm thanh, trời vằng vặc đầy sao,” lúc “bóng nai thoáng qua rừng,” hay là “chuồn chuồn bay chập chờn,” khi người ta “gặt lúa.” Mùa Hè có “muỗi,” có tiếng “ve ra rả,” hoặc tiếng “quạt,” hay tiếng “suối róc rách.” Mùa đông không tránh được cảnh “tuyết rơi” trong hay ven “rừng thông,” “gấu,” hay là tiếng củi hoặc than nổ tí tách trong “lò sưởi.”

Bốn mùa là sự luân chuyển của thời gian, là vẻ đẹp của thiên nhiên…

* Với mùa xuân:

Là tiếng reo vui khi mùa xuân về :

mùa xuân đến rồi

vô danh ngọn đồi ấy

sáng nay khoác áo sương mù

(Basho)

Một bức tranh mờ mờ ảo ảo, với ngọn núi ngập trong sương, đuợc khoác chiếc áo của thiên nhiên, thiên nhiên bao bọc thiên nhiên để mùa Xuân lên hương, còn gì tuyệt vời hơn thế, một “ngọn đồi vô danh” trở nên “có danh” khi có sự biết đổi hay có sự “ra tay” của mùa Xuân.

Là niềm thi vị đi giữa mưa xuân :

Túi hạt giống

ẩm ướt

vì mưa xuân

(Buson)

Buson được mệnh danh là “ông chúa của mùa xuân” nên thơ của Buson ngập tràn hương vị mùa xuân. Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc là mùa hồi sinh của vạn vật. ‘Túi hạt giống” mùa xuân đi gieo “mầm đẹp” giữa vườn đời. Nó quyện với làn mưa xuân nhè nhẹ lại càng khiến cho người đọc thấy xao xuyến, bồi hồi.

Mùa Xuân ngập tràn sự xanh non, cảnh đẹp vậy sao không đi thăm thú được, mùa xuân trẩy hội mà:

một vệt dài dấu chân

trên cát

ngày xuân

(Shiki)

Hóa ra người đi ngắm xuân như trẩy hội vậy, xuân thực sự đã mang đến cho con người bức tranh thiên nhien tuyệt đẹp và khiến con người say mê, chỉ cần thấy “vệt dài dấu chân” là hiểu rõ điều đó.

 Mùa xuân tươi đẹp nhưng cũng là mùa xuân cô đơn:

Mùa xuân của tôi

chồi măng đơn lẻ

và nhành liễu thôi

(Issa)

Issa cô đơn vì Issa chỉ còn một mình. Nhưng đâu phải vậy vì Issa còn có chồi măng và nhành liễu làm bạn đó thôi.

* Với mùa Hạ:

Là cơn mưa đầu mùa dữ dội khiến con người phải ngỡ ngàng, tưởng như xóa đi tất cả nhưng không thể xóa hết cái đẹp:

Mưa mùa hạ

Xóa đi tất cả

Ngoài chiếc cầu Seta

(Basho)

“Cầu Seta” là một trong tám thắng cảnh của hồ Ômi. Đó là một thắng cảnh nổi tiếng mà bất cứ người Nhật nào cũng biết. Nó đẹp và dài vươn mình qua hồ Omi. Chính vì vậy mà mưa lớn cỡ nào cũng không phủ mờ nó được. Cái đẹp vẫn tồn tại.

Là đêm trăng vằng vặc:

Ngắn ngủi đêm hạ

Dòng sông cạn

Còn vầng trăng bạc

(Buson)

Mùa Hạ nắng cháy da cháy thịt. Nhưng đêm Hạ mà có trăng thì tuyệt đẹp. Dù đêm có “ngắn ngủi”, “dòng sông cạn” thì vầng trăng vẫn đẹp. Đẹp trong tâm hồn thi nhân.

Là hình ảnh con nước mùa hạ cạn khô vì mùa hạ khí hậu quá khắc nghiệt.

Con nước mùa hạ

Cây cầu bỏ không

ngựa lội qua sông

                                                     (Shiki)

Hay hình ảnh cỏ mùa Hạ đã lưu dấu người anh hùng với nỗi nhớ của Basho:

Cỏ mùa hạ đầy

Còn lưu dấu mộng

Anh hùng xưa đây.

(Basho)

* Với mùa Thu:

Là mùa tiễn biệt, là mùa biệt li:

Mùa thu ở Kiso

Người tiễn đưa ta

Ta tiễn đưa người

(Basho)

Cho ta lên đường

để người ở lại

mùa thu song trùng

(Buson)

Mùa thu xa mùa thu xa

Phơ phất cỏ bông bạc

Giã biệt, giã biệt

(Issa)

Cuộc đời con người luôn biến chuyển. Hôm nay gặp gỡ, ngày mai chia li là chuyện bình thường. Nhưng sao mà dấu được giọt nước mắt cho sự li biệt. Sự chia tay là nỗi mất mát vô cùng. Không buồn sao được.

Vì thế mùa Thu lúc nào cũng buồn:

một mình

thăm người một mình

chiều thu

(Buson)

Trong chiều thu hiu hắt, Buson một mình đi thăm bạn “một mình”, đã cô đơn lại càng cô đơn hơn.

Nhưng cái gì của tạo hóa thiên nhiên ban tặng thì vẫn đẹp:

biển cả với lúa đồng

rập rờn xanh một sắc

thu khởi sự mênh mông

(Basho)

Đó là khoảng không gian màu xanh rộng lớn. Thu đã tạo ra sự mênh mông đó, mênh mông vẻ đẹp đất trời.

* Với mùa đông:

Mùa đông lạnh lẽo lại về mang theo tuyết rơi trắng xóa

tuyết mười bộ cao

nơi cuối cùng tôi sống

trong cuộc đời này sao

(Issa)

Nơi tuyết ngập trời là nơi Issa sống. Buồn? vui? Và cô đơn chăng? Vì Issa cô đơn.

Là mùa đông với cái lạnh khắc nghiệt:

Con sông mùa đông

Xác một con chó chết

vứt giũa dòng

(Shiki)

Các nhà thơ lúc nào cũng vậy, nghẹn ngào đau xót trước nỗi đau khổ của nhân gian và ngay cả vạn vật. “con chó chết” vì mùa Đông quá lạnh lẽo, khắc nghiệt.

Nhưng vẫn ấm áp niềm vui:

Thức dậy trong đời

với niềm vui sống

mưa mùa Đông rơi

(Shôha)

Và bốn mùa là những hình ảnh khác: như tiếng ve, tiếng dế của mùa hạ đậm chất sabi của Basho:

tịch liêu

thấu xuyên vào đá

tiếng ve kêu

(Basho)

Cô liêu

lồng treo trên vách

một con dế kêu

(Basho)

Nhưng cũng đầy hóm hỉnh giũa thiên nhiên và con người như đang nô đùa với nhau.

Đom đóm đi xem

Lái thuyền say tít

Con thuyền ngả nghiêng

(Basho)

Tiếng nhạn trong thơ của Issa. Tiếng kêu như nỗi cô đơn của Issa khao khát hạnh phúc.

Kêu chi nhạn ơi

Đi đâu thì cũng

Cõi phù thế thôi

(Issa)

Tiếng ve của Shiki:

Bão dông nguôi ngớt

cổ thụ nắng sót

tiếng ve sầu

(Shiki)

Rồi mùa xuân với hoa đào:

dưới cây

chén canh đĩa cá

đều vương hoa đào

(Basho)

Hoa triêu nhan của mùa thu:

Hoa triêu nhan ơi

giữa ngày cổng khóa

chỉ còn em thôi

(Issa)

………

Yếu tố kigo đã khiến cho bức tranh thiên nhiên rạng ngời màu sắc và hương vị cuộc sống. Đọc những vần thơ ấy ta thấy tình yêu thiên nhiên bao la rộng lớn của các thi nhân, thiên nhiên như đưa chúng ta trở về là chính mình. Bốn mùa thay áo, thời gian cứ thế trôi đi, hãy giữ lại những kỉ niệm. Thời gian không đợi chờ ai cả…

Yếu tố kigo đã trở thành quy luật để sáng tác thơ haiku nhưng với sự phát triển của thơ haiku hiện nay yếu tố kigo đã không trở nên bắt buộc.

Chuyển qua thời hiện đại, nhất là khi haiku trở thành một thể thơ quốc tế, loại thơ “tam tuyệt” ấy được dùng để thể hiện nhiều đề tài khác nhau phù hợp với thời hiện đại hơn. Bên ngoài Nhật Bản, hàng loạt thơ haiku đã được sáng tác bằng các ngôn ngữ khác nhau: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Không còn từ mùa, không còn bị bó buộc vào luật âm tiết 5,7,5 - thơ haiku khi sang phương Tây đã được tiếp biến văn hóa rất nhiều. Các bạn hãy thử cảm nhận sự khác biệt của mỹ cảm phương Tây ở những bài haiku dưới đây:

Dấu son

Bình  mẫu   đơn

Trên  nụ      hoa    trắng

Một dấu môi hôn

Alexis Rotella

Trống không

Hộp   thư     trốngkhông

Khi    về      ,tôi     hái

Hoa dại trên đường.

Marlena Mountai

Mây

Dưới  đập    nước  trong

Đôi    áng    mây   lớn

Đang duỗi mình trần.

Jonh Wills

Mưa

Mưa  ấm     trước  bình   minh

Dòngsữa    tôi      đổ      trút

Vào trong sâu thẳm nàng.

Ruth Yarrow

Thổi tắt

Những         áng    mây   trôi

Đã     thổi    tắt      hết

Những vì sao rồi.

Penny Harter

Cô liêu

Đêm  thăm  thẳm

Chỉ    còn    hình   nhân  tuyết

Đứng nhìn sao xa xăm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dangducpy