Ham doi khu truc ham Nhat trong WW2 P7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Loại tàu:Tàu khu trục hạng nhất

Lớp trước:Kamikaze

Lớp sau:Fubuki

Xưởng đóng tàu:Xưởng hải quân Maizuru,Mitsubishi-Nagasaki,Uraga Dock Company,Xưởng đóng tàu Ishikawajima,Xưởng đóng tàu Fujinagata,Xưởng hải quân Sasebo

Thời gian chế tạo:1924 - 1927

Thời gian hoạt động:1925 - 1944

Số tàu hoàn tất:12

Số tàu bị mất:12

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:1.315 tấn (tiêu chuẩn);1.445 tấn (đầy tải)

Chiều dài:97,54 m (320 ft) mực nước,102,72 m (337 ft) chung

Mạn thuyền:9,16 m (30 ft)

Tầm nước: 2,96 m (9 ft 8 in)

Lực đẩy:2 × Turbine hơi nước Kampon,4 × nồi hơi ống nước Ro-Gō Kampon,2 × trục,công suất 38.500 mã lực (28,7 MW)

Tốc độ:69 km/h (37,25 knot)

Tầm xa:6.700 km ở tốc độ 26 km/h(3.600 hải lý ở tốc độ 14 knot)

Quân số:154

Vũ khí:(Ban đầu)4 × hải pháo 120 mm/45 caliber Kiểu 3,2 × súng máy 7,7 mm Kiểu 92,2 × ống phóng ngư lôi Kiểu 12 ba nòng(12 × ngư lôi Kiểu 8 610 mm),18 × mìn sâu16 × thủy lôi Ichi-Gō

(Mutsuki, tháng 12 năm 1941):4 × hải pháo 120 mm/45 caliber Kiểu 3,2 × pháo phòng không 13 mm Kiểu 93,2 × súng máy 7,7 mm Kiểu 92,2 × ống phóng ngư lôi Kiểu 12 ba nòng(12 × ngư lôi Kiểu 8 610 mm),18 × mìn sâu

(Uzuki, tháng 12 năm 1942):4 × hải pháo 120 mm/45 caliber Kiểu 3,2 × pháo phòng không 13 mm Kiểu 93,2 × súng máy 7,7 mm Kiểu 92,2 × ống phóng ngư lôi Kiểu 12 ba nòng(12 × ngư lôi Kiểu 8 610 mm),18 × mìn sâu1 × xuồng đổ bộ lớp Daihatsu

(Uzuki, tháng 9 năm 1944):2 × hải pháo 120 mm/45 caliber Kiểu 3,16 × pháo đa dụng 25 mm Kiểu 96,1 × ống phóng ngư lôi Kiểu 12 ba nòng(6 × ngư lôi Kiểu 8 610 mm),36 × mìn sâu

Lớp tàu khu trục Mutsuki (tiếng Nhật:睦月型駆逐艦 - Mutsukigata kuchikukan) là một lớp bao gồm mười hai tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chế tạo trong thập niên 1920.Tất cả đều được đặt những cái tên thi ca truyền thống mô tả các tháng của năm âm lịch hay các tuần trăng.Một số tác giả đã xem các lớp tàu khu trục Kamikaze và Mutsuki như là sự mở rộng của lớp Minekaze.Tất cả chúng đều đã tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai,và không có chiếc nào sống sót qua cuộc chiến này.

Bối cảnh

Cùng với việc ra đời của Hiệp ước Hải quân Washington giới hạn số lượng và kích cỡ của các tàu chiến chủ lực, Hải quân Nhật bắt đầu nhấn mạnh đến số lượng và hỏa lực của hạm đội tàu khu trục của họ như là phương các đối phó cái được cho là mối đe dọa ngày càng gia tăng từ phía Hải quân Hoa Kỳ.Lớp tàu khu trục Mutsuki là một phiên bản nối tiếp và cải biến dựa trên lớp tàu khu trục Kamikaze và được đặt hàng trong năm tài chính 1923.Cùng với các lớp Minekaze và Kamikaze,lớp Mutsuki hình thành nên xương sống của đội hình tàu khu trục Nhật Bản trong suốt những năm 1920 và 1930.Trong khi các lớp Minekaze và Kamikaze được rút khỏi các hoạt động tác chiến ở tuyến đầu do được xem là đã lạc hậu, để được giao những nhiệm vụ thứ yếu vào cuối những năm 1930,lớp Mutsuki vẫn được giữ lại như những tàu khu trục hàng đầu nhờ tầm xa hoạt động và kiểu ngư lôi mạnh mẽ mà chúng được trang bị.

Thiết kế

Lớp tàu khu trục Mutsuki dựa trên cùng một căn bản về thiết kế lườn của lớp Kamikaze trước đó, ngoại trừ một cấu hình mũi tàu được uốn cong kép, một đặc tính sẽ trở thành tiêu chuẩn cho mọi tàu khu trục Nhật Bản sau này.Lớp Mutsuki là những chiếc đầu tiên được trang bị kiểu ngư lôi 610 mm (24 inch) mới được phát triển, với tầm hoạt động xa hơn và đầu đạn lớn hơn so với tất cả các kiểu ngư lôi Nhật Bản đang có. Nguyên thủy, ngư lôi Kiểu 8 được trang bị với hai ống phóng ba nòng; rồi sau đó chúng được thay thế bằng kiểu ngư lôi nổi tiếng vận hành bằng oxy ngư lôi Kiểu 93 "Long Lance" trong giai đoạn Thế Chiến II.Vào tháng 9 năm 1935, nhiều tàu chiến hải quân bị hư hại nặng bởi một cơn bão trong khi đang huấn luyện thực tập, bao gồm một số chiếc thuộc lớp tàu khu trục Mutsuki, gây một số tấm thép vỏ tàu bị uốn cong và cầu tàu bị hư hại.Trong những năm 1936-1937 lớp Mutsuki được tái trang bị với một cầu tàu được gia cố và gọn gàng hơn cùng thiết kế lại những tấm che kín nước cho các bệ phóng ngư lôi, cho phép sử dụng chúng trong mọi thời thiết, và do đó kéo dài tuổi thọ hữu ích của lớp tàu này.Trong giai đoạn 1941-1942, lớp tàu khu trục Mutsuki được tái trang bị khi dàn pháo chính 120 mm (4,7 inch)/45 caliber được giảm xuống hai khẩu, và bổ sung thêm mười pháo phòng không 25 mm Kiểu 96. Các thiết bị quét mìn và thả mìn được tháo dỡ, thay thế bằng bốn bộ phóng mìn sâu với 36 quả mìn.Vào tháng 6 năm 1944, những chiếc cp̀n sống sót lại được tái trang bị, khi số lượng pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 được tăng lên 20, và bổ sung thêm năm pháo phòng không 13 mm Kiểu 93.

Lịch sử hoạt động

Những chiếc trong lớp Mutsuki đã hình thành nên các hải đội khu trục 5 và 6. Những chiếc Mutsuki và Kisaragi đã tham gia Trận đảo Wake vào lúc mở màn chiến tranh Thái Bình Dương, trong đó Kisaragi bị mất trong một cuộc không kích trên đường rút lui.Mười một chiếc còn lại tham gia cuộc chiếm đóng Philippines và Đông Ấn thuộc Hà Lan.Trong Chiến dịch quần đảo Solomon những chiếc tàu khu trục phải trải qua những hoàn cảnh nguy hiểm như những tàu vận tải nhanh trong các nhiệm vụ "Tốc hành Tokyo" nhằm tăng viện cho các đơn vị đồn trú trên các đảo trong khu vực.Mutsuki,Nagatsuki,Kikuzuki,Mikazuki và Mochizuki bị mất do không kích trong nhiều trận đánh khác nhau tại quần đảo Solomon.Những chiếc còn sống sót đã tham gia Chiến dịch New Guinea, hầu hết trong vai trò vận chuyển "Tốc hành Tokyo".Yayoi bị mất trong một cuộc không kích ngoài khơi New Guinea và Fumizuki trong Chiến dịch Hailstone tại Truk.Vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh, Uzuki bị mất trong cuộc tấn công bởi PT-boat Mỹ, Satsuki và Yūzuki bị mất bởi bởi không kích, và Minazuki cùng chung số phận bởi ngư lôi của tàu ngầm tại Philippines.Không có tàu khu trục nào thuộc lớp Mutsuki còn sống sót qua cuộc chiến tranh

Mutsuki (tiếng Nhật: 睦月) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu của lớp tàu khu trục Mutsuki bao gồm mười hai chiếc được chế tạo sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất.Được xem là tiên tiến vào lúc đó, những con tàu này đã phục vụ như những tàu khu trục hàng đầu của Nhật trong những năm 1930,nhưng được xem là đã lạc hậu vào lúc Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra;dù sao lớp Mutsuki vẫn được giữ lại ở tuyến đầu nhờ tầm xa hoạt động và kiểu ngư lôi mạnh mẽ mà chúng được trang bị.Mutsuki tham gia nhiều hoạt động khác nhau cho đến khi bị đánh chìm trong Trận chiến Đông Solomon ngày 25 tháng 8 năm 1942.

Thiết kế và chế tạo

Việc chế tạo lớp tàu khu trục Mutsuki được chấp thuận như một phần của chương trình phát triển Hải quân Đế quốc Nhật Bản sau khi Hiệp ước Hải quân Washington có hiệu lực, và chúng được đặt hàng trong năm tài chính 1923.Lớp tàu này là một phiên bản nối tiếp và cải biến dựa trên các lớp tàu khu trục lớp Minekaze và Kamikaze trước đó,vốn chia sẻ nhiều đặc tính thiết kế chung.Mutsuki được đặt lườn tại Xưởng hải quân Sasebo vào ngày 21 tháng 5 năm 1924,được hạ thủy vào ngày 23 tháng 7 năm 1925 và được đưa ra hoạt động vào ngày 26 tháng 3 năm 1926.Thoạt tiên chỉ được gọi đơn giản là "Tàu khu trục số 19"(第十九号駆逐艦, Dai-19-Gō Kuchikukan),nó được đổi tên thành Mutsuki vào ngày 1 tháng 8 năm 1928.

Lịch sử hoạt động

Trong những năm 1930, Mutsuki tham gia các hoạt động tại Trung Quốc, kể cả trong Sự kiện Thượng Hải năm 1932.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Mutsuki nằm trong thành phần Đội khu trục 30 của Hải đội Khu trục 6 trực thuộc Hạm đội 4 Hải quân Đế quốc Nhật Bản, và được bố trí từ Truk trong thành phần của lực lượng tấn công đảo Wake.Sáng sớm ngày 11 tháng 12 năm 1941, trong cuộc đụng độ mà sau này được đặt tên là Trận chiến đảo Wake,lực lượng Mỹ trú đóng trên đảo đã đẩy lui nỗ lực đổ bộ đầu tiên của lực lượng Nhật Bản, vốn được bảo vệ bởi các tàu tuần dương hạng nhẹ Yūbari,Tenryū và Tatsuta cùng Hải đội Khu trục 29 bao gồm các tàu khu trục Yayoi,Mutsuki, Kisaragi, Hayate, Oite và Asanagi;hai tàu khu trục cũ thuộc lớp Momi được cải biến thành các tàu tuần tra Số 32 và Số 33, và hai tàu vận chuyển binh lính chở theo 450 người thuộc Lực lượng Đổ bộ Hải quân Đặc biệt.Sau khi bị thiệt hại nặng do mất hai chiếc Kisaragi và Hayate,lực lượng Nhật Bản đã rút lui trước khi đổ bộ.Đây là lần thất bại đầu tiên của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh, và cũng là lần duy nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khi một lực lượng tấn công đổ bộ bị đẩy lui bởi pháo bố trí trên bờ.Mutsuki quay trở lại vào ngày 23 tháng 12 trong đợt tấn công đổ bộ lên đảo Wake lần thứ hai, và đã thành công trong việc chiếm đóng đảo này.Vào đầu năm 1942,Mutsuki hộ tống một đoàn tàu vận tải từ Truk đến Guam,rồi sau đó tham gia cuộc chiếm đóng quần đảo Solomon, hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Rabaul,New Ireland, Lae và Bougainville.Trong Trận chiến biển Coral vào các ngày 7-8 tháng 5 năm 1942,Mutsuki được phân về lực lượng đổ bộ trong Chiến dịch Mo nhằm tấn công cảng Moresby.Sau khi chiến dịch này bị hủy bỏ, nó được giữ lại đặt căn cứ ngoài khơi Rabaul,hộ tống các tàu bè đi lại giữa Truk,Rabaul và Palau cho đến khi được cho quay trở về Nhật Bản vào tháng 7 để tái trang bị.Sau khi hoàn tất công việc sửa chữa tại Xưởng hải quân Sasebo vào ngày 12 tháng 7 năm 1942, Mutsuki được phân về Hạm đội 8 Hải quân Đế quốc Nhật Bản và tham gia cuộc bắn phá sân bay Henderson trên đảo Guadalcanal vào ngày 24 tháng 8 năm 1942.Trong Trận chiến Đông Solomon vào ngày 25 tháng 8 năm 1942,Mutsuki bị đánh chìm bởi một cuộc không kích của máy bay ném bom B-17 Flying Fortress thuộc Không lực Lục quân Hoa Kỳ trong khi đang trợ giúp chiếc tàu vận tải Kinryu Maru bị hư hại. Mutsuki bị một quả bom đánh trúng trực tiếp vào phòng động cơ, khiến 41 người thiệt mạng và 11 người khác bị thương. Nó đắm ở vị trí cách 64 km (40 dặm) về phía Đông Bắc đảo Santa Isabel ở tọa độ 7°47′N 160°13′ETọa độ: 7°47′N 160°13′E.Tàu khu trục chị em Yayoi đã vớt những người còn sống sót.Mutsuki được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 10 năm 1942.

Nagatsuki (tiếng Nhật: 長月) là một tàu khu trục hạng nhất thuộc lớp Mutsuki của Hải quân Đế quốc Nhật Bản,bao gồm mười hai chiếc được chế tạo sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Được xem là tiên tiến vào lúc đó, những con tàu này đã phục vụ như những tàu khu trục hàng đầu của Nhật trong những năm 1930, nhưng được xem là đã lạc hậu vào lúc Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra;dù sao lớp Mutsuki vẫn được giữ lại ở tuyến đầu nhờ tầm xa hoạt động và kiểu ngư lôi mạnh mẽ mà chúng được trang bị.Nagatsuki đã tham gia nhiều hoạt động khác nhau cho đến khi bị mất ngày 7 tháng 7 năm 1943 gần Kolombangara.

Thiết kế và chế tạo

Việc chế tạo lớp tàu khu trục Mutsuki được chấp thuận như một phần của chương trình phát triển Hải quân Đế quốc Nhật Bản sau khi Hiệp ước Hải quân Washington có hiệu lực,và chúng được đặt hàng trong năm tài chính 1923.Lớp tàu này là một phiên bản nối tiếp và cải biến dựa trên các lớp tàu khu trục lớp Minekaze và Kamikaze trước đó,vốn chia sẻ nhiều đặc tính thiết kế chung.Nagatsuki được đặt lườn tại xưởng đóng tàu Ishikawajima ở Tokyo vào ngày 16 tháng 4 năm 1925, được hạ thủy vào ngày 6 tháng 10 năm 1926 và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 4 năm 1927.Thoạt tiên chỉ được gọi đơn giản là "Tàu khu trục số 30" (第三十号駆逐艦, Dai-30-Gō Kuchikukan),nó được đổi tên thành Nagatsuki vào ngày 1 tháng 8 năm 1928.

Lịch sử hoạt động

Vào cuối những năm 1930, Nagatsuki tham gia các hoạt động trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, hỗ trợ những cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên khu vực Trung và Nam Trung Quốc và tham gia xâm chiếm Đông Dương.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Nagatsuki nằm trong thành phần Hải đội Khu trục 22 thuộc Phân hạm đội Khu trục 5 của Hạm đội 3 Hải quân Đế quốc Nhật Bản, và được bố trí từ Quân khu Bảo vệ Mako tại quần đảo Pescadores trong thành phần của lực lượng Nhật Bản tham gia trận Philippines, trong đó nó giúp hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của lực lượng Nhật Bản lên vịnh Lingayen và tại Aparri.Trong khi ở lại vịnh Lingayen, Nagatsuki bị hư hại nhẹ bởi các cuộc tấn công bắn phá của máy bay thuộc Không lực Lục quân Hoa Kỳ, làm một người chết và năm người bị thương.Vào đầu năm 1942, Nagatsuki được phân công hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Singora, Malaya và Đông Dương cũng như đến Java vào tháng 2.Từ ngày 10 tháng 3 năm 1942, Nagatsuki cùng Phân hạm đội Khu trục 5 được bố trí về Hạm đội Khu vực Đông Nam hộ tống các đoàn tàu vận tải từ Singapore đến to Penang và Rangoon. Nó quay trở về Xưởng hải quân Sasebo để sửa chữa vào ngày 19 tháng 9, rồi lại gia nhập hạm đội vào ngày 9 tháng 11, tiếp nối các nhiệm vụ hộ tống.Vào cuối tháng 1 năm 1943, Nagatsuki hộ tống chiếc tàu chở thủy phi cơ Kamikawa Maru từ Sasebo đi ngang qua Truk và Rabaul để đến Shortland, và ở lại đó trong suốt tháng 2 để bảo vệ cho cuộc triệt thoái lực lượng Nhật Bản trú đóng trên đảo Guadalcanal, cũng như để hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Palau, Wewak và Rabaul.Nagatsuki được phân về Hạm đội 8 Hải quân Đế quốc Nhật Bản đặt căn cứ tại Rabaul vào ngày 25 tháng 2 năm 1943,và được phân công nhiều chuyến đi "Tốc hành Tokyo"vận chuyển binh lính trong suốt khu vực quần đảo Solomon cho đến cuối tháng 6, đặc biệt là đến Kolombangara và Tuluvu.Vào ngày 4-5 tháng 7, trong một chuyến đi đến Kolombangara, Nagatsuki đã đụng độ với tàu khu trục Mỹ USS Strong, và đã giúp đánh chìm nó bằng ngư lôi.Tuy nhiên, vào ngày hôm sau, trong trận chiến vịnh Kula, Nagatsuki bị bắn trúng một phát đạn pháo 152 mm(6 inch).Chỉ huy của nó,Thiếu tá Hải quân Tameo Furukawa, cho mắc cạn con tàu gần cảng Bambari,tọa độ 08°02′S 157°12′ETọa độ: 08°02′S 157°12′E thuộc Kolombangara, để đổ bộ binh lính. Sau đó, mặc dù có sự trợ giúp của tàu khu trục chị em Satsuki, nó vẫn không thế nào nổi trở lại được; nên nó bị máy bay Đồng Minh tấn công và phá hủy vào ngày hôm sau 6 tháng 7.Thủy thủ đoàn bị tổn thất với tám người chết và mười ba người bị thương, nhưng những người còn sống sót sau đó đã đi bộ đến được căn cứ của Lục quân Nhật tại Vila thuộc Kolombangara.Nagatsuki được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 10 năm 1943

Satsuki (tiếng Nhật: 皐月) là một tàu khu trục hạng nhất thuộc lớp Mutsuki của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, bao gồm mười hai chiếc được chế tạo sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất.Được xem là tiên tiến vào lúc đó, những con tàu này đã phục vụ như những tàu khu trục hàng đầu của Nhật trong những năm 1930, nhưng được xem là đã lạc hậu vào lúc Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra;dù sao lớp Mutsuki vẫn được giữ lại ở tuyến đầu nhờ tầm xa hoạt động và kiểu ngư lôi mạnh mẽ mà chúng được trang bị.Satsuki đã tham gia nhiều hoạt động khác nhau cho đến khi bị máy bay Hải quân Mỹ đánh chìm trong vịnh Manila vào tháng 9 năm 1944.

Thiết kế và chế tạo

Việc chế tạo lớp tàu khu trục Mutsuki được chấp thuận như một phần của chương trình phát triển Hải quân Đế quốc Nhật Bản sau khi Hiệp ước Hải quân Washington có hiệu lực,và chúng được đặt hàng trong năm tài chính 1923.Lớp tàu này là một phiên bản nối tiếp và cải biến dựa trên các lớp tàu khu trục lớp Minekaze và Kamikaze trước đó, vốn chia sẻ nhiều đặc tính thiết kế chung.Satsuki được đặt lườn tại Xưởng đóng tàu Fujinagata ở Osaka vào ngày 1 tháng 12 năm 1924, được hạ thủy vào ngày 25 tháng 3 năm 1925 và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 11 năm 1925.Thoạt tiên chỉ được gọi đơn giản là "Tàu khu trục số 27" (第二十七号駆逐艦, Dai-27-Gō Kuchikukan),nó được đổi tên thành Satsuki vào ngày 1 tháng 8 năm 1928.

Lịch sử hoạt động

Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Satsuki nằm trong thành phần Hải đội Khu trục 22 5 thuộc Phân hạm đội Khu trục 5 của Hạm đội 3 Hải quân Đế quốc Nhật Bản, và được bố trí từ Quân khu Bảo vệ Mako tại quần đảo Pescadores trong thành phần của lực lượng Nhật Bản tham gia trận Philippines, trong đó nó giúp hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của lực lượng Nhật Bản lên vịnh Lingayen và tại Aparri.Vào đầu năm 1942, Satsuki được phân công hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Malaya và Đông Dương cũng như đến Java vào tháng 2.Từ ngày 10 tháng 3 năm 1942, Satsuki được bố trí về Hạm đội Khu vực Đông Nam hộ tống các đoàn tàu vận tải từ Singapore đến khu vực chung quanh Đông Ấn thuộc Hà Lan. Nó quay trở về Xưởng hải quân Sasebo để sửa chữa vào ngày 9 tháng 6,rồi lại gia nhập hạm đội vào ngày 24 tháng 6. Sau khi hộ tống chiếc tàu chở thủy phi cơ Kamikawa Maru từ Sasebo đi ngang qua Truk và Rabaul đến đảo Shortland vào tháng 1 năm 1943, nó ở lại khu vực quần đảo Solomon trong suốt tháng 2 hỗ trợ cho việc triệt thoái lực lượng khỏi Guadalcanal, và để hộ tống các đoàn tàu vận tải từ Palau đến Wewak và Kolombangara.[7]Satsuki được phân về Hạm đội 8 Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 25 tháng 2 năm 1943.Nó tham gia nhiều chuyến đi vận chuyển binh lính "Tốc hành Tokyo" trong khắp khu vực quần đảo Solomon cho đến cuối tháng 5, bị hư hại do mắc cạn vào một dãi san hô ngầm ở phía Đông Nam Bougainville vào ngày 24 tháng 5,và bị buộc phải quay về Rabaul để sửa chữa. Trong tháng 6 và tháng 7, Satsuki tiếp nối các chuyến đi vận chuyển "Tốc hành Tokyo" đến Tuluvu và Kolombangara,đã tham gia trận chiến vịnh Kula ngày 5-6 tháng 7 và trận Kolombangara ngày 12 tháng 7 mà không bị hư hại. Tuy nhiên Satsuki bị hư hại vào ngày 17 tháng 7 trong một cuộc tấn công của máy bay ném bom Đồng Minh tại Shortland, buộc nó phải quay về Xưởng hải quân Kure ngang qua Rabaul, Truk,và Yokosuka để sửa chữa. Vào ngày 5 tháng 9, Satsuki khởi hành từ Kure quay trở lại Rabaul, tiếp tục các hoạt động "Tốc hành Tokyo" đến Kolombangara,Gasmata và Buka. Quay về Nhật Bản một thời gian ngắn trong tháng 11,Satsuki trở lại Rabaul vào đầu tháng 12 thực hiện các chuyến đi vận chuyển cho đến hết năm.Ngày 4 tháng 1 năm 1944,Satsuki bị bắn phá trong một cuộc không kích tại Kavieng thuộc New Ireland,gây ra nhiều thương vong, trong số đó có thuyền trưởng,Thiếu tá Hải quân Tadao Iino,bị tử thương hai ngày sau đó.Trong chuyến đi quay về chính quốc Nhật Bản để sửa chữa, Satsuki chuyển hướng đến Saipan để hỗ trợ cho chiếc tàu sân bay Unyō bị đánh trúng ngư lôi.Sau khi hoàn tất việc sửa chữa tại Xưởng hải quân Sasebo vào ngày 15 tháng 3.Satsuki hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Tateyama, Chiba ngang qua Hahajima quần đảo Ogasawara đến Palau, trước khi được phân về Hạm đội Khu vực Trung tâm Thái Bình Dương. Nó tiếp tục hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Tateyama đến Saipan và Guam cho đến cuối tháng 5.Trong tháng 7, Satsuki hộ tống các tàu vận tải từ Kure đi qua Manila đến Lingga, rồi tuần tra chung quanh khu vực Singapore.Ngày 20 tháng 8, Satsuki được điều về Hạm đội Liên hợp.Ngày 21 tháng 9, sau khi hộ tống một đoàn tàu vận tải từ Singapore đi ngang qua Miri và Brunei để đến Manila,Satsuki bị máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 Hải quân Mỹ tấn công trong vịnh Manila.Satsuki bị ba quả bom đánh trúng trực tiếp, làm nó chìm ở tọa độ 14°35′N 120°45′ETọa độ: 14°35′N 120°45′E, làm thiệt mạng 52 người và làm bị thương 15 người khác.Satsuki được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 11 năm 1944

Uzuki (tiếng Nhật: 卯月) là một tàu khu trục hạng nhất thuộc lớp Mutsuki của Hải quân Đế quốc Nhật Bản,bao gồm mười hai chiếc được chế tạo sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất.Được xem là tiên tiến vào lúc đó,những con tàu này đã phục vụ như những tàu khu trục hàng đầu của Nhật trong những năm 1930,nhưng được xem là đã lạc hậu vào lúc Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra;dù sao lớp Mutsuki vẫn được giữ lại ở tuyến đầu nhờ tầm xa hoạt động và kiểu ngư lôi mạnh mẽ mà chúng được trang bị.Uzuki đã tham gia nhiều hoạt động khác nhau cho đến khi bị tàu phóng lôi Mỹ đánh chìm gần Cebu vào tháng 12 năm 1944.

Thiết kế và chế tạo

Việc chế tạo lớp tàu khu trục Mutsuki được chấp thuận như một phần của chương trình phát triển Hải quân Đế quốc Nhật Bản sau khi Hiệp ước Hải quân Washington có hiệu lực, và chúng được đặt hàng trong năm tài chính 1923.Lớp tàu này là một phiên bản nối tiếp và cải biến dựa trên các lớp tàu khu trục lớp Minekaze và Kamikaze trước đó, vốn chia sẻ nhiều đặc tính thiết kế chung.Uzuki được đặt lườn tại Xưởng đóng tàu Ishikawajima ở Tokyo vào ngày 11 tháng 1 năm 1924,được hạ thủy vào ngày 15 tháng 10 năm 1925 và được đưa ra hoạt động vào ngày 14 tháng 9 năm 1926.Thoạt tiên chỉ được gọi đơn giản là "Tàu khu trục số 25" (第二十五号駆逐艦, Dai-25-Gō Kuchikukan), nó được đổi tên thành Uzuki vào ngày 1 tháng 8 năm 1928.

Lịch sử hoạt động

Vào cuối những năm 1930, Uzuki tham gia các hoạt động trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, hỗ trợ việc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên miền Trung và miền Nam Trung Quốc,và trong việc xâm chiếm Đông Dương vào năm 1940.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Uzuki nằm trong thành phần Đội khu trục 23 thuộc Hải đội Tàu sân bay 2 trong thành phần Không hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản, và được bố trí từ Hahajima thuộc quần đảo Ogasawara như một phần của lực lượng Nhật Bản chiếm đóng Guam.Nó quay trở lại Truk vào đầu tháng 1 năm 1942 để tham gia lực lượng đổ bộ lên Kavieng, New Ireland vào ngày 23 tháng 1, rồi quay trở về Truk một tháng sau đó.Trong tháng 3, Uzuki hỗ trợ cho việc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên khu vực phía Bắc quần đảo Solomon, Lae và quần đảo Admiralty.Uzuki được tái bố trí về Hạm đội 4 Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 10 tháng 4.Trong Trận chiến biển Coral ngày 7-8 tháng 5 năm 1942,Uzuki được phân công hộ tống tàu chở dầu Hoyo Maru tại khu vực đảo Shortland, và quay trở về Xưởng hải quân Sasebo để tái trang bị vào ngày 28 tháng 5.Đến cuối tháng 6, Uzuki đặt căn cứ tại Truk, được phân công hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển các đội xây dựng sân bay từ Truk đến Bougainville và Guadalcanal, và tuần tra chung quanh Rabaul.Trong cuộc tấn công đảo Buka ngày 21-22 tháng 7, Uzuki bị máy bay Đồng Minh bắn phá, làm tổn thất 16 thành viên thủy thủ đoànVào ngày 11 tháng 8,Uzuki khởi hành từ Rabaul để cứu những người còn sống sót của chiếc tàu tuần dương Kako.Vào cuối tháng 8, trong khi thực hiện một chuyến đi vận chuyển "Tốc hành Tokyo" đến Guadalcanal,Uzuki bị hư hại do những quả bom ném suýt trúng trong một cuộc tấn công bởi máy bay ném bom B-17 Flying Fortress của Không lực Mỹ, và bị buộc phải rút lui ngang qua Rabaul, Truk và Saipan trở về Sasebo để sửa chữa vào ngày 14 tháng 9.Uzuki được phân về Hạm đội 8 Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 1 tháng 12 năm 1942, và đã hộ tống tàu sân bay Chuyo từ Yokosuka đến Truk, cùng một đoàn tàu vận tải từ Truk đến Rabaul vào cuối năm.Tuy nhiên, tại Rabaul vào ngày 25 tháng 12 Uzuki chịu đựng hư hại nặng khi va chạm với chiếc tàu vận tải Nankai Maru bị trúng ngư lôi, và phải được các tàu khu trục Ariake và Urakaze kéo về Rabaul để sửa chữa khẩn cấp.Trong khi ở tại Rabaul, nó lại bị hư hại trong một cuộc không kích vào ngày 5 tháng 1 năm 1943.Tàu khu trục Suzukaze đã kéo Uzuki đến Truk để tiếp tục sửa chữa, và từ đây Uzuki quay trở về Sasebo bằng chính động lực của mình, đến nơi vào ngày 3 tháng 7.Khi công việc sửa chữa hoàn tất vào giữa tháng 10, Uzuki quay trở lại Truk và hộ tống các tàu tuần dương Kiso và Tama, cả hai chất đầy binh lính, đi đến Rabaul.Vào ngày 23-24 tháng 10,Uzuki đi đến vịnh Jacquinot thuộc New Britain để cứu vớt những người còn sống sót của con tàu chị em Mochizuki. Uzuki tiếp tục các chuyến đi vận chuyển "Tốc hành Tokyo" trong suốt khu vực quần đảo Solomon cho đến cuối tháng 11. Vào ngày 24-25 tháng 11,Uzuki đối đầu các tàu khu trục Hải quân Mỹ trong trận chiến mũi St. George trong khi lực lượng Nhật Bản triệt thoái khỏi Buka, nhưng không bị hư hại. Trong tháng 12,Uzuki được phân công hộ tống các tàu chở dầu đi lại giữa Rabaul, Truk và Palau.Vào tháng 1 năm 1944, Uzuki hộ tống chiếc tàu tuần dương Nagara quay trở về Nhật Bản.Sau khi được tái trang bị tại Xưởng hải quân Sasebo, Uzuki hộ tống đoàn vàn vận tải chuyển binh lính từ Yokosuka đến Palau, Yap, Saipan và Truk cho đến cuối tháng 6.Trong Trận chiến biển Philippine ngày 19-20 tháng 6, Uzuki nằm trong thành phần Lực lượng Tiếp tế thứ hai.Vào ngày 20 tháng 6,nó cứu vớt thủy thủ đoàn của chiếc tàu vận tải Genyo Maru, rồi đánh chìm con tàu đã bị hư hại này bằng hải pháo. Đến ngày 18 tháng 7,được phân về Hạm đội Liên hợp, Uzuki tiếp tục hộ tống các đoàn tàu vận tải từ Kure đến Manila và Singapore cho đến giữa tháng 11; và vào ngày 20 tháng 11, nó được phân về Hạm đội 5 Hải quân Đế quốc Nhật Bản.Vào ngày 12 tháng 12, trong khi hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Manila đến Ormoc, Uzuki trúng phải ngư lôi phóng từ các tàu tuần tra-phóng lôi PT boat PT-490 và PT-492. Chiếc tàu khu trục nổ tung và chìm với tổn thất toàn bộ nhân sự trên tàu, ở vị trí cách 80 km (50 dặm) về phía Đông Bắc Cebu,ở tọa độ 11°03′N 124°23′ETọa độ: 11°03′N 124°23′E.Uzuki được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 1 năm 1945

Yayoi (tiếng Nhật: 弥生) là một tàu khu trục hạng nhất thuộc lớp Mutsuki của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, bao gồm mười hai chiếc được chế tạo sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Được xem là tiên tiến vào lúc đó, những con tàu này đã phục vụ như những tàu khu trục hàng đầu của Nhật trong những năm 1930, nhưng được xem là đã lạc hậu vào lúc Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra;dù sao lớp Mutsuki vẫn được giữ lại ở tuyến đầu nhờ tầm xa hoạt động và kiểu ngư lôi mạnh mẽ mà chúng được trang bị.Yayoi đã tham gia nhiều hoạt động khác nhau cho đến khi bị máy bay Mỹ đánh chìm tại khu vực quần đảo Solomon vào tháng 9 năm 1942.

Thiết kế và chế tạo

Việc chế tạo lớp tàu khu trục Mutsuki được chấp thuận như một phần của chương trình phát triển Hải quân Đế quốc Nhật Bản sau khi Hiệp ước Hải quân Washington có hiệu lực, và chúng được đặt hàng trong năm tài chính 1923.Lớp tàu này là một phiên bản nối tiếp và cải biến dựa trên các lớp tàu khu trục lớp Minekaze và Kamikaze trước đó, vốn chia sẻ nhiều đặc tính thiết kế chung.Yayoi được đặt lườn tại xưởng tàu Uraga Dock Company vào ngày 11 tháng 1 năm 1924, được hạ thủy vào ngày 11 tháng 7 năm 1925 và được đưa ra hoạt động vào ngày 28 tháng 8 năm 1926.Thoạt tiên chỉ được gọi đơn giản là "Tàu khu trục số 23" (第二十三号駆逐艦, Dai-23-Gō Kuchikukan), nó được đổi tên thành Yayoi vào ngày 1 tháng 8 năm 1928.

Lịch sử hoạt động

Vào cuối những năm 1930, Yayoi tham gia các hoạt động trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật và trong việc xâm chiếm Đông Dương vào năm 1940.Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng,Yayoi nằm trong thành phần Đội khu trục 30 của Hải đội Khu trục 6 trực thuộc Hạm đội 4 Hải quân Đế quốc Nhật Bản,và được bố trí từ Truk trong thành phần của lực lượng tấn công đảo Wake.Sáng sớm ngày 11 tháng 12 năm 1941, trong cuộc đụng độ mà sau này được đặt tên là Trận chiến đảo Wake, lực lượng Mỹ trú đóng trên đảo đã đẩy lui nỗ lực đổ bộ đầu tiên của lực lượng Nhật Bản, vốn được bảo vệ bởi các tàu tuần dương hạng nhẹ Yūbari, Tenryū và Tatsuta cùng Hải đội Khu trục 29 bao gồm các tàu khu trục Yayoi,Mutsuki,Kisaragi,Hayate,Oite và Asanagi; hai tàu khu trục cũ thuộc lớp Momi được cải biến thành các tàu tuần tra Số 32 và Số 33,và hai tàu vận chuyển binh lính chở theo 450 người thuộc Lực lượng Đổ bộ Hải quân Đặc biệt.Lực lượng Thủy quân Lục chiến phòng thủ đã khai hỏa vào hạm đội đổ bộ bằng sáu khẩu pháo phòng thủ duyên hải 127 mm (5 inch) vốn được lấy từ các thiết giáp hạm cũ bị tháo dỡ, và đã đánh chìm Hayate.Yayoi bị một phát đạn pháo bắn trúng, làm một người thiệt mạng và 17 người khác bị thương;tàu tuần dương Yubari cũng bị bắn trúng 11 lần.Yayoi quay trở lại vào ngày 23 tháng 12 trong đợt tấn công đổ bộ lên đảo Wake lần thứ hai,và đã thành công trong việc chiếm đóng đảo này.Vào đầu năm 1942, Yayoi hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển binh lính từ Kwajalein đến Truk, rồi sau đó tham gia cuộc chiếm đóng quần đảo Solomon, hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Rabaul,Gasmata (New Britain),New Ireland, Lae và Bougainville.Trong Trận chiến biển Coral vào các ngày 7-8 tháng 5 năm 1942, Yayoi được phân về lực lượng đổ bộ trong Chiến dịch Mo nhằm tấn công cảng Moresby.Sau khi chiến dịch này bị hủy bỏ, nó quay về Nhật Bản vào tháng 7 để được tái trang bị tại Xưởng hải quân Sasebo.Sau khi việc sửa chữa hoàn tất vào giữa tháng 7, Yayoi được được phân về Hạm đội 8 Hải quân Đế quốc Nhật Bản và tham gia cuộc bắn phá sân bay Henderson trên đảo Guadalcanal vào ngày 24 tháng 8 năm 1942.Trong Trận chiến Đông Solomon vào ngày 25 tháng 8 năm 1942,Yayoi đã vớt những người còn sống sót từ chiếc tàu chị em Mutsuki đã bị máy bay ném bom B-17 Flying Fortress của Không lực Mỹ đánh chìm.[Vào cuối tháng 8 năm 1942, Yayoi thực hiện một số chuyến "Tốc hành Tokyo" vận chuyển binh lính đến Milne, New Guinea.Từ đầu tháng 9,nó bắt đầu tham gia vào việc triệt thoái lực lượng Nhật Bản khỏi Guadalcanal.Vào ngày 11 tháng 9 năm 1942, sau khi khởi hành từ Rabaul cho một nhiệm vụ triệt thoái khỏi đảo Goodenough,Yayoi bị máy bay ném bom B-17 Flying Fortress và B-25 Mitchell của lực lượng Khối Đồng minh thời Đệ nhị thế chiến tấn công.Bị ngập nước không thể kiểm soát, thuyền trưởng của Yayoi,Thiếu tá Hải quân Shizuka Kajimoto đã ra lệnh bỏ tàu, và nó chìm cách 13 km (8 dặm) về phía Tây Bắc đảo Vakuta ở tọa độ 08°45′S 151°25′ETọa độ: 08°45′S 151°25′E. Cuộc tấn công cũng đã làm thiệt mạng Tư lệnh Hải đội Khu trục 30, Đại tá Hải quân Shiro Yasutake.Các tàu khu trục Mochizuki và Isokaze đã vớt được 83 người sống sót tại đảo Normanby gần đó.Yayoi được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 10 năm 1942.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro