Ham doi tau ngam Nhat trong WW2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sử dụng: Hải quân Đế quốc Nhật Bản

Tiền nhiệm: Tàu ngầm Kiểu J3 (Type J3)

Kế nhiệm: Tàu ngầm Kiểu A2 (Type A2)

Bắt đầu sử dụng: 1941 - 1944

Hoàn tất: I-9, I-10, I-11

General characteristics

Thể tích chiếm chỗ:2.919 tấn khi nổi

•4.149 tấn khi lặn

Dài:372,8 ft

Sườn ngang:31,3 ft

Draft:17,5 ft

Sức đẩy:2 động cơ diesel 12.400 mã lực

•Mô tơ điện 2.400 mã lực

Tốc độ:23,5 knots (44 km/h) khi nổi

•8 knots (15 km/h) khi lặn

Tầm xa:16.000 hải lý (30,000 km) với 16 knots (30 km/h)

Độ sâu thử:100 m (330 ft)

Complement:114 hoa tiêu và thủy thủ

Vũ khí:6 ống phóng ngư lôi 533 mm phía trước

•18 ngư lôi

•1 khẩu pháo bắn đạn 140 mm 50

Máy bay mang theo: 1 thủy phi cơ Yokosuka E14Y

Tàu ngầm Kiểu A1 là loại tàu ngầm hoạt động trong Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai có khả năng mang một thủy phi cơ. Các thiết kế của tàu dựa trên tàu ngầm Kiểu J3 với một khoang chứa máy bay trong thân tàu nằm phía trước kính tiềm vọng.Ba chiếc loại này đã được đóng (I-9, I-10 và I-11) và được trang bị máy bộ đàm cho phép những chiếc tàu này liên lạc và hoạt động như một tàu chỉ huy cho các đội tàu ngầm.:Chiếc I-9 bị đánh chìm bởi khu trục hạm USS Frazier tại Aleutians vào 11 tháng 06 năm 1943.Chiếc I-10 bị đánh chìm bởi khu trục hạm USS David W. Taylor và tàu hộ tống USS Riddle phía Đông Saipan vào 04 tháng 07 năm 1944.Chiếc I-11 bị mất tích tại đảo Ellice vào 11 tháng 01 năm 1944.

Sản xuất: Mitsubishi

Sử dụng: Hải quân Hoàng Gia Nhật

Built: 1942-1944

In commission: 1943-1945

Dự tính: 20

Hoàn tất: 3

Mất: 2

General characteristics

Thể tích chiếm chỗ:2.095 tấn theo lý thuyết

•2.564 tấn khi nổi

•3.644 tấn khi lặn

Dài:356 ft 6 in (108,66 m)

Sườn ngang:30 ft 6 in (9,30 m)

Draft:16 ft 9 in (5,11 m)

Sức đẩy:Động cơ điện-diesel

•2 động cơ diesel 4,700 mã lực (3.5 MW) khi nổi

•Mô tơ điện 1,200 mã lực (895 kW) khi lặn

Tốc độ:17,75 knots (32,87 km/h) khi nổi

•6,5 knots (12 km/h) khi lặn

Tầm xa:21.000 nmi (39.000 km) với 16 kn (30 km/h)

Độ sâu thử:100 m (330 ft)

Complement:94 hoa tiêu và thủy thủ

Vũ khí: 2 khẩu pháo bắn đạn 140 mm (5,5 in)/50 trên bong

•6 ống phóng ngư lôi 533 mm (21 in) phía trước

•19 ngư lôi kiểu 95 (Type 95)

Tàu ngầm Kiểu C3 là một loại tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, do Công ty Mitsubishi thiết kế và chế tạo vào giữa 1943 và 1944 làm tàu vận tải.Nhật Bản chỉ đóng 3 chiếc loại này trong chiến tranh thế giới thứ hai (I-52, I-53 và I-55), mặc dù theo kế hoạch là hai mươi chiếc. Lúc đó chúng là một trong những tàu ngầm lớn nhất và tiên tiến nhất từng được đóng lúc bấy giờ.Chiếc I-52 được hạ thủy vào 18 tháng 3 năm 1942 và được biên chế vào đội tàu ngầm vào 28 tháng 12 năm 1943. Sau khi đội thủy thủ được huấn luyện, nó được đưa vào nhiệm vụ trao đổi hàng hóa (Yanagi) với Đức. Chiếc tàu này bị máy bay USS Bogue (CVE-9) đánh chìm cách Azores 1.300 km về phía Tây Nam. Trên tàu có cao su, vàng, quinine, và các kỹ sư Nhật đang trên đường đến Đức.Chiếc I-53 vẫn còn sau chiến tranh, tuy nhiên đã bị Hải Quân Hoa Kỳ đánh đắm ngoài khơi quần đảo Gotō năm 1946.Chiếc I-55 bị khu trục hạm USS Gilmer và tàu hộ tống USS William C. Miller đánh chìm ngoài khơi Saipan vào 14 tháng 07 năm 1944.

Sử dụng: Empire of Japan

Hoàn tất:50

General characteristics

Kiểu:Tàu ngầm loại nhỏ

Thể tích chiếm chỗ:46 tấn khi lặn

Dài:23,9 m (78 ft 5 in)

Sườn ngang:1,8 m (5 ft 11 in)

Cao:3 m (9 ft 10 in)

Sức đẩy:192 khe gắn pin với 2 pin mỗi khe

•136 khe phía trước

•56 khe phía sau

•1 mô tơ điện 600 mã lực (447 kW) với 1800 rpm

•2 bánh lái dược gắn trên cùng một trục điều khiển

•Chân vịt chính đường kính 1,35 m bên phải

•Chân vịt phụ đường kính 1,25 m bên trái

Tốc độ:23 knots (43 km/h; 26 mph) khi nổi

•19 knots (35 km/h; 22 mph) khi lặn

Tầm xa:100 nmi (190 km) với 2 kn (3,7 km/h; 2,3 mph)

•80 nmi (150 km) với 6 kn (11 km/h; 6,9 mph)

•18 nmi (33 km) với 19 kn (35 km/h; 22 mph)

Độ sâu thử:30 m (98 ft)

Complement:1 hoa tiêu và 1 thủy thủ

Vũ khí:\2 ngư lôi 450 mm (17,7 in) được gắn trong ống phóng thủy lôi có nắp đậy

1 khối thuốc nổ 300 lb (140 kg) (đủ để phá hủy tàu ngầm và tất cả những tàu xung quanh) phục vụ cho việc tấn công tự sát

Ghi chú: Độ dằn tàu: 2.670 kg (5.900 lb) với 534 thanh dằn mỗi thanh 5 kg

Tàu ngầm lớp Ko-hyoteki (甲標的, Kō-hyōteki, "Type 'A' Target"), hay tàu ngầm Kōryū (蛟竜, giao long) là tàu ngầm loại nhỏ được Nhật Bản sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Chúng có số trên thân tàu nhưng không có tên. Các số trên thân tàu có liên hệ với tên của tàu ngầm mang chúng. Ví dụ như các tàu được mang bởi tàu ngầm イ -16 (I-16) sẽ có số giống thế với chữ bắt đầu bằng "HA".

Lịch sử phát triển

Năm mươi chiếc tàu ngầm lớp Ko-hyoteki đã được đóng. Tên "A Target" ám chỉ rằng việc thiết kế của loại tàu này ban đầu là để Hải quân Đế quốc Nhật Bản diễn tập xác định mục tiêu. Chúng còn được gọi là "ngư lôi" (筒) vì chúng có thể tiến sát lại các tàu địch và tự phát nổ trong các nhiệm vụ "không thể trở về".Hai chiếc đầu tiên HA-1 và HA-2 không được trang bị kính tiềm vọng. Sau này chúng được thêm vào để cân bằng tàu vì nếu không tàu sẽ quay vòng vòng dưới nước.HA-19 được tàu ngầm I-24 phóng ra tại Trân Châu cảng. Hầu hết 50 chiếc loại này không được ghi vào thông tin tàu ngầm hải quân vì chúng được xem như những ngư lôi, dù vậy ba chiếc bị bắt ở Sydney (Úc), và một số khác tại đảo Guam, Guadalcanal và Kiska được ghi nhận bởi các số trên thân tàu.Mỗi chiếc loại này được trang bị hai ngư lôi 450 mm, một nằm trong ống phóng ngư lôi có nắp đậy kín, còn một nằm trong ống ngư lôi gắn phía trên thân tàu. Trong trận Trân Châu cảng mẫu thiết kế sử dụng ngư lôi kiểu 97 đã được mang ra sử dụng. Tuy nhiên đã có vấn đề trong việc đốt cháy nhiên liệu đẩy ngư lôi bằng oxy khi nằm dưới nước. Vì thế, các cuộc tấn công sau sử dụng các loại ngư lôi khác. Một số giả thuyết nói rằng đó là loại ngư lôi kiểu 91 vốn được thiết kế cho máy bay, một số báo cáo khác thì lại nói rằng đó ngư lôi kiểu 97 được kết hợp với ngư lôi kiểu 98 hay còn gọi là ngư lôi kiểu 97 cải tiến. Không có bất cứ tài liệu nào khẳng định rằng ngư lôi kiểu 91 đã được sử dụng bởi loại tàu này. Còn ngư lôi kiểu 98 thì đã bị thay thế bởi ngư lôi kiểu 02. Thân tàu sau này được thiết kế lớn hơn để có thể nhét đủ thuốc nổ có thể dùng khi phải chiến đấu trong trường hợp không thể thoát hay mục tiêu có giá trị quá lớn để bỏ qua thì thủy thủ sẽ biến cả chiếc tàu này một quả ngư lôi và lao thẳng vào kẻ thù, tuy nhiên không có bật kỳ bằng chứng gì là kiểu chiến đấu này từng được sử dụng vì nếu có với sức nổ quá lớn không ai có thể sống sót hay chẳng biết gì (thường thì sẽ nghĩ bị đâm bởi một ngư lôi hay thủy lôi cực lớn) để báo cáo.Mỗi chiếc tàu đều có hai thủy thủ. Một người làm hoa tiêu quan sát để vạch lộ trình di chyển, người còn lại lo việc lái tàu và giữ thăng bằng không cho tàu đi lệch hướng hay bị lộn ngược.

Trong trận Trân Châu cảng

Đã có ít nhất năm chiếc Ko-hyoteki được sử dụng và được mang bởi các tàu I-16, I-18, I-20, I-22 và I-24. Trong trận này và có ít nhất một chiếc (trên hình) vào được cảng. Trong trận này chiếc HA-19 đã bị bắt do bị mắc cạn tại bờ biển Oahu. Trog chiến tranh thế giới thứ hai chiếc HA-19 đã bị mang đi khắp Hoa Kỳ để giúp bán được trái phiếu chiến tranh. Hiện nay tại Khu vực trưng bày lịch sử quốc gia Hoa Kỳ, HA-19 là mẫu vật trong viện bảo tàng chiến tranh Thái Bình Dương.Theo một bức ảnh được chụp bởi một máy bay Nhật Bản đã cho thấy một tàu ngầm loại nhỏ đang bắn hai ngư lôi vào tàu chiến Row. Việc nhận dạng tàu ngầm này được thực hiện bởi viện hàng hải Hoa Kỳ năm 1999. Nó cho thấy một tàu ngầm loại nhỏ cũng đã đánh trúng thằng vào chiếc West Virginia (BB-48). Và cũng cho thế có thể cùng một chiếc đã bắn hai quả ngư lôi vào Curtiss (AV-4) và Monaghan (DD-354). Cả hai quả ngư lôi trên đều trật cũng như phát nổ tại cảng Trân Châu và bãi biển tại đảo Ford. Chiếc tàu này sau đó đã bị đánh chìm bởi tàu Monaghan lúc 0843 vào ngày 07 tháng 12, được trục vớt lên và sử dụng như một vật dùng như một quan tài trong khi xây dựng một cầu cảng mới tại cảng Trân Châu. Tất cả thủy thủ đoàn của nó vẫn ở nguyên chỗ cũ khi nó được cho vào lớp bê tông bê tông của cầu cảng mới.Một chiếc tàu ngầm loại nhỏ khác đã được tìm thấy bởi hải quân Hoa Kỳ ngoài khơi Keehi Lagoon phía đông Trân Châu cảng tại lối vào, ngày 13 tháng 06 năm 1960. Nó đã bị hư do bom chống tàu ngầm và các thủy thủ đoàn đã thoát ra do không thể lái được nữa. Chiếc này sau đó đã được trục vớt và được trưng bày trong học viện hàng hải của hải quân đế quốc Nhật ngày 15 tháng 03 năm 1962.Một chiếc tàu ngầm loại nhỏ khác bị tấn công bởi tàu Ward (DD-139) lúc 0637 vào ngày 07 tháng 12 đã được xác định nằm tại độ sâu 400 m cách 5 dặm bên ngoài Trân Châu cảng bởi tàu ngầm nghiên cứu của trường đại học Hawaii vào ngày 28 tháng 08 năm 2002. Và có năm chiếc tàu loại này được tìm thấy tại Trân Châu cảng.Nặm 2009 một nhóm tập hợp các nhà nghiên cứu được thành lập bởi PBS Nova đã tìm ra tàn tích của một chiếc tàu ngầm loại nhỏ bên ngoài lối vào Trân Châu cảng và nâng số tàu loại này được tìm thấy tại đây lên năm chiếc đã từng tấn công Trân Châu cảng vào ngày 07 tháng 12 năm 1941. Các ống phóng ngư lôi của tàu rỗng chứng tỏ nó đã được sử dụng. Một băng ghi âm bí mật được công bố sau này cho thấy rõ là các thủy thủ đoàn của nó được lệnh làm đắm các tàu ngầm này sau khi tấn công bằng ngư lôi và tất cả thủy thủ lên bờ để rút về để bổ sung lực lượng chính chứ không đâm bổ vào các tàu địch như những ngư lôi mặc dù chúng được trang bị hoàn toàn thích hợp cho việc đó. Điều này được chứng minh là tàu USS Oklahoma đã bị trúng hai quả ngư lôi được tin là bắn ra từ các tàu ngầm có sức mạnh gấp đôi các ngư lôi mà các máy bay đang ném xuống Trân Châu cảng.

Tàu ngầm loại nhỏ Nhật Bản tấn công Sydney

Tối ngày 29 tháng 05 năm 1942, năm tàu ngầm lớn của Nhật Bản đã đi đến cách cảng Sydney 56 km về phía Đông Bắc. Vào 03:00 sáng các tàu này đã phóng máy bay trinh sát. Sau khi bay vài vòng quanh cảng Sydney thì chúng trở về với các tàu ngầm với báo cáo là các tàu chiến và tàu tuần dương đang được neo tại cảng. Chỉ huy của tiểu đội tàu ngầm đã quyết định tấn công cảng bằng các tàu ngầm loại nhỏ vào đêm tới. Ngày kế tiếp năm tàu ngầm này tiến sát đến cảng chỉ còn cách 11 km và đến 04:30 ít nhất chiếc ba tàu ngầm loại nhỏ đã được phóng đi tiến đến cảng Sydney.Vành đai ngoài của cảng đã phát hiện sự xâm nhập của chiếc tàu ngầm loại nhỏ đầu tiên vào khoảng 08:00 tối, nhưng nó đã không được xác định cho đến khi nó mắc vào lưới chống ngư lôi nằm giữa George's Head và Green Point trước khi tàu HMAS Yarroma có thể bắn trả thì chiếc tàu ngầm loại ngỏ thủy thủ đoàn của nó đã tự kích nổ toàn bộ tàu do không thể di chuyển và phá hủy toàn bộ lưới chống ngư lôi.Chiếc tàu ngầm thứ hai đi vào cảng vào lúc 09:48 tối và tiến về phía Tây giữa các cầu cảng và toàn bộ cảng đã báo động đỏ. Khi cách Garden Island khoảng 200 m tàu ngầm này đã bị tấn công bởi tàu tuần dương Chicago (CA-29). Nó đã bắn hai ngư lôi vào tàu tuần dương này một quả đâm vào bãi biển trên Garden Island nhưng không phát nổ, quả khác lướt qua bên dưới tàu ngầm K9 của Hà Lan và đâm thẳng vào móng của cảng nơi tàu HMAS Kuttabul đang neo (khiến cho sức nổ tăng gấp đôi do bị dội lại) giết chết 21 thủy thủ (19 hải quân hoàng gia Úc và 2 Hải quân hoàng gia Anh) và nhấn chìm chiếc HMAS Kuttabul. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiếc tàu này lặn xuống và biến mất khỏi cảng. Một xác tàu được tin là của chiếc tàu ngầm này đã được tìm thấy cách cảng 30 km về phía Bắc ở độ sâu 5 km vào tháng 11 năm 2006. Nay nó được bảo vệ như một ngôi mộ chiến tranh.Chiếc tàu ngầm thứ ba bị phát hiện bởi HMAS Yandra tại lối vào của cảng và bị tần công bởi hệ thống bom chống tàu ngầm. Bốn giờ sau khi tàu ngầm này đã tự sửa chữa và tiến vào cảng nhưng lại bị tiếp tục tấn công và bị chìm bởi hệ thống bom chống tàu ngầm của Hải quân hoàng gia Úc. Tuy nhiên thủy thủ của chiếc tàu ngầm này đã quyết định cho nổ tàu tự sát chứ không để nó bị đánh chìm.Hai chiếc tàu ngầm loại này đã được trục vớt và sửa chữa trước khi cho lên đường đi đến New South Wales, Victoria và South Australia trước khi cho vào viện bảo tàng chiến tranh Úc tại Canberra năm 1943, nơi mà nay chúng vẫn nằm ở đó.Vào tháng 05 năm 1942 loại tàu ngầm này cũng được dùng trong chiến dịch tấn công quân Đồng Minh tại Madagascar.

Sản xuất: Khu đóng tàu hải quân Kure

Sử dụng: Hải quân Hoàng gia Nhật Bản

Tiền nhiệm: Tàu ngầm lớp I-400

Built: 1945

In commission: 1945

Dự tính: 23

Hoàn tất: 3

General characteristics

Kiểu: Tàu ngầm

Thể tích chiếm chỗ: •1.290 tấn (1.270 LT; 1.420 ST) khi nổi

•1.503 tấn (1.479 LT; 1.657 ST) khi lặn

Dài:79 m (259 ft) tổng thể

•59,2 m (194 ft) vỏ chịu lực

Sườn ngang:5,8 m (19 ft) vỏ chịu lực

•9,2 m (30 ft) với độ dài tối đa của bánh lái tại đuôi tàu

Cao:7 m (23 ft) tính đến sàn tàu

Sức đẩy:Động cơ điện-diesel

•2 động cơ Mitsubishi-MAN Model 1 diesel (マ式1号ディーゼル, Ma-Shiki 1 Gō diesel), 2.750 mã lực (2.050 kW)

•4 mô tơ điện 5.000 mã lực (3.700 kW) với 600 rpm

•Hai chân vịt

Tốc độ:15,75 knots (29,17 km/h) khi nổi

•19 knots (35 km/h) khi lặn

Tầm xa:15.000 nmi (28.000 km) với 6 knot (11 km/h)

•7.800 nmi (14.400 km) với 11 knot (20 km/h)

•5.800 nmi (10.700 km) với 14 knot (26 km/h)

•Khi lặn: 135 nmi (250 km) với 3 knot (5,6 km/h)

Độ sâu thử:110 m (360 ft)

Complement:31 hoa tiêu và thủy thủ

Vũ khí:4 ống phóng ngư lôi 533 mm (21 in) phía trước

•10 ngư lôi Kiểu 95

•2 khẩu súng máy chống máy bay 25 mm

Tàu ngầm lớp I-201 là một loại tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai. Loại tàu ngầm được thiết kế nâng cao để có thể di chuyển với tốc độ nhanh khi lặn được biết với cái tên Loại tàu ngầm cao tốc (潜高大型, sentaka daigata hoặc 潜高型, sentakagata). Chúng là loại tàu ngầm hoạt động nhanh nhất từng được đóng trong chiến tranh thế giới thứ hai, vượt qua cả loại tàu ngầm Kiểu 11 của Đức.Hải quân Nhật đã dự kiến đóng 23 chiếc tàu ngầm I-201 tại khu đóng tàu hải quân Kure trong một chương trình đóng tàu lớn vào năm 1943. Tuy vậy, do chiến sự xấu đi nên chỉ có tám chiếc được hạ thủy và chỉ có ba chiếc là được hoàn thành trước khi chiến tranh kết thúc. Đó là I-201, I-202 và I-203. Không có chiếc nào từng được sử dụng trong chiến đấu.

Bối cảnh

Vào năm 1938 Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã đóng thử nghiệm một tàu ngầm có tốc độ cao để có thể xác định mục đích sử dụng cho loại tàu này, với các thiết kế có tên là tàu ngầm số 71 (第71号艦) đã được thực hiện và được đánh giá là có thể sử dụng tốt trong việc tuần tra giữ an ninh. Dựa vào các thí nghiệm của tàu ngầm loại nhỏ có tốc độ cao trước kia, trọng lượng của chiếc Số 71 đã được giảm xuống chỉ còn 230 tấn khi nổi với chiều dài 140 ft (43 m). Nó có thể đạt được tốc độ hơn 21 kn (39 km/h, 24 mph) đã khiến cho nó trở thành tàu ngầm chạy nhanh nhất vào thời đó. Các kết quả đạt được từ việc thử nghiệm với Số 71 đã được làm nền tảng cho các chiếc tàu ngầm lớp I-201 sau này.

Thiết kế

Vào cuối năm 1942 Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã thấy được vấn đề rõ ràng là các tàu ngầm của họ không thể sống sót qua các trận địa chống tàu ngầm với các công nghệ mới đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng như rada, HF/DF, bộ phận bắt âm, và các loại bom chống tàu ngầm mới. Do đó, một loại tàu ngầm mới với tốc độ di chuyển khi lặn cao hơn khi nổi, lái nhanh, di chuyển một cách thầm lặng dưới mặt nước cũng như có tầm hoạt động dưới mặt nước cao hơn, thực sự cần thiết.Chỉ huy trưởng bộ tham mưu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã chính thức xác nhận về sự yêu cầu về việc đóng các tàu ngầm có tốc độ cao vào 10/1943, cùng với kế hoạch được bắt đầu thực hiện năm 1944 bắt đầu đóng vào 1945, 23 tàu ngầm có tốc độ cao (Sentaka) với các thiết kế tạm thời mang tên "tàu Số 4501-4523"Chỉ huy trưởng bộ tham mưu của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản cuối cùng đã ra quyết định trong Mệnh lệnh Số 295 vào ngày 29/10/1943 cho ban cơ khí hải quân. Trong đó có nói việc giảm tốc độ khi lặn của tàu từ 25 kn (46 km/h, 29 mph) xuống còn 20 kn (37 km/h, 23 mph) để có thể thực hiện các thử nghiệm trên thực tế trước. Dù sao đi nữa thì chúng vần là các tàu ngầm có tốc độ nhanh nhất trong thế chiến thứ hai hơn cả tàu ngầm Kiểu 11 của Đức.Để có thể đáp ứng đủ các yêu cầu thì thiết kế phải có các phần sau:Tàu chỉ có thể có một lớp vỏ chịu lực.khoang dằn tàu phải được đặc cao hơn các tàu ngầm hiện tại để có thể đặc trọng tâm chính xác hơn và tăng độ ổn định của tàu cũng như linh hoạt hơn.Tạo hình dáng khí động học hơn cho vỏ chịu lực của tàu.Làm tháp gắn kính tiềm vọng càng nhỏ càng tốt. Thay vì gắn pháo thẳng vào thân tàu thì làm trên bệ có thể rút vào/kéo ra. Sàn tàu phía trên làm bằng thép thay vì bằng gỗ.Trang bị hệ thống thông hơi dưới nước cho tàu. Trang bị các bánh lái ngang lớn cho tàu ở phần đuôi.Tàu ngầm lớp I-201 trông hơi giống như loại tàu I-boat xuất hiện sớm hơn, với việc có tầm hoạt động xa và có tốc độ cao khi lặn. Tuy nhiên I-201 lại có khả năng lặn xuống rất nhanh. Nó có những nét riêng là có các mô tơ điện mạnh mẽ, toàn bộ vỏ tàu có hình dáng khí động học, và có lương lớn khe cắm pin (ác quy) với 4.192 khe. Tốc độ tối đa của nó là 19 knot (35 km/h) gấp đôi tốc độ của tàu ngầm được thiết kế tốt nhất của Hoa Kỳ. Dù vậy tàu ngầm lớp I-201 cũng giống như các tàu ngầm của Nhật lúc đó, nó có một ống thông hơi giúp cho động cơ diesel hoạt động dưới nước trước khi động cơ điện có thể hoạt động.tàu ngầm lớp I-201 có thể tích 1.291 tấn khi nổi và 1.451 tấn khi lặn. có đã được thử nghiệm ở độ sau tối đa là 360 feet (110 m). chúng được trang bị vũ khí là ống phóng ngư lôi 21 in (53 cm) và 10 quả ngư lôi Kiểu 95. hai khẩu chống máy bay 25 mm được gắn trên bệ có thể rút vào và kéo ra để có thể tăng hình dáng khí động học. Các thiết kế cho loại tàu này là để phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt với phần lớn bộ phận có thể đúc tại nhà máy và sau đó mang đi lắp ráp trong công đoạn cuối cùng.

Số phận

Hai chiếc tàu ngầm I-201 và I-202 đã bị tịch thu và mang đi nghiên cứu bởi hải quân Hoa Kỳ khi kết thúc chiến sự. Chúng nằm trong nhóm bốn chiếc tàu ngầm tính luôn cả hai chiếc tàu ngầm khổng lồ I-400 và I-401 được đưa đến Hawaii bởi hải quân Hoa Kỳ để phục vụ cho việc nghiên cứu sau này.Vào 26/03/1946 hải quân Hoa Kỳ đã quyết định đánh đắm tất cả các tàu ngầm bị bắt của Nhật Bản để tránh không cho các công nghệ này lọt vào tay Liên Ban Xô Viết khi bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh. Vào 05/04/1946, I-202 đã bị đánh đắm tại vùng biển Nhật Bản. Vào 21/05/1946 I-203 đã bị bắn ngư lôi và chìm bởi tàu ngầm USS Caiman (SS-323) ngoài khơi Hawaii. Vào 23/05/1946 I-201 đã bị bắn ngư lôi và chìm bởi tàu ngầm USS Queenfish (SS-393). Phòng nghiên cứu đáy biền Hawaii đã tìm ra xác chiếc tàu ngầm này ngoài khơi gần Hawaii năm 2009 khi đang sử dụng tàu ngầm nghiên cứu đáy biển.

Các tàu đã được đóng

•I-201 bị bắt và đánh chìm bởi tàu ngầm USS Queenfish vào 23/05/1946.

•I-202 bị bắt và đánh chìm bởi hải quân Hoa Kỳ ngoài khơi quần đảo Gotō vào 05/04/1946.

•I-203 bị bắt và đánh chìm bởi tàu ngầm USS Caiman vào 21/05/1946.

•I-204 bị chìm vì bị máy bay tấn công tại Kure vào 22/06/1945 được vớt lên và tháo dỡ ở Kure từ tháng 02 đến tháng 05 năm 1948.

•I-205 bị chìm vì bị máy bay tấn công tại Kure vào 28/07/1945 được vớt lên và tháo dỡ ở Kure từ tháng 05 đến tháng 08 năm 1948.

•I-206 bị tháo dỡ tại Kure từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1946.

•I-207 chỉ hoàn thành được 20% và việc đóng tàu phải dừng lại vào 17/04/1945 và bị tháo dỡ tại Kure từ tháng 04 đến tháng 05 năm 1946.

•I-208 chỉ hoàn thành được 20% và việc đóng tàu phải dừng lại vào 17/04/1945 và bị tháo dỡ tại Kure từ tháng 04 đến tháng 05 năm 1946.

In commission: 1944-45

Dự tính: 18

Hoàn tất: 3

General characteristics

Thể tích chiếm chỗ:5.223 tấn

6.560 tấn

Dài:122 m

Sườn ngang:12,0 m

Draft:7,0 m

Sức đẩy:4 động cơ diesel: 7.700 mã lực (5,7 MW) khi nổi

•Động cơ điện: 2.400 mã lực (1,8 MW) khi lặn

Tốc độ:18,75 knots (35 km/h) khi nồi

6,5 knot (12 km/h) khi lặn

Tầm xa: 37.500 dặm với vận tốc 14 knot (69.500 km với vận tốc 26 km/h)

Độ sâu thử:100 m (330 ft)

Complement::144 hoa tiêu và thủy thủ đoàn

Vũ khí:3 thủy phi cơ Aichi M6A1 Seiran

8 ống ngư lôi 533 mm ở phía trước

1 khẩu pháo 140 mm (5.51 in) và 40 viên đạn

3 khẩu súng máy ba nòng 25 mm

1 súng máy 25 mm

Các tàu ngầm lớp Sen Toku I-400 (伊四〇〇型潜水艦) được đóng bởi hải quân Đế quốc Nhật Bản được biết đến như loại tàu ngầm lớn nhất trong chiến tranh thế giới thứ II từng được đóng trước khi phát triển tàu ngầm mang tên lử đạn đạo vào những năm 1960. Chúng là loại tàu ngầm sân bay có thể mang 3 chiếc thủy phi cơ Aichi M6A Seiran. Chúng có thể đi đến, phóng máy bay và lặn xuống trước khi bị phát hiện. Tuy nhiên loại tày ngầm này cũng được trang bị ngư lôi để có thể thực hiện việc tác chiến.Lớp I-400 được thiết kế để có thể đi đến bất cứ đâu trên thế giới và trở về. Một đội tàu 18 chiếc đã được lên kế hoạch đóng vào năm 1943, và ngay lập tức được thực hiện vào tháng giêng 1943 tại xưởng vũ khí ở Kure, Hiroshima. Tuy nhiên kế hoạch đã bị rút lại chỉ còn năm chiếc, cuối cùng chỉ có 3 chiếc được đóng là I-400 tại Kure I-401 và I-402 tại Sasebo.

Các đặc điểm

Mỗi tàu có 4 động cơ diesel 3.000 mã lực và mang đủ nhiên liệu để đi một vòng rưỡi quanh trái đất. Nhiều hơn cần thiết để có thể đến được Hoa Kỳ đi từ Đông sang Tây. Chúng nặng 6500 tấn và dài 400 feet (120 m) gấp ba lần tàu ngầm bình thường hiện tại. Chúng mang 4 súng phòng không, một khẩu pháo trên mạng tàu và 8 ống phóng ngư lôi.Chúng có thể mang 3 chiếc thủy phi cơ Aichi M6A Seiran mỗi chiếc có thể mang 800 kg (1.764 lb) bom đạn và bay xa 650 km với tốc độ 295 dặm/giờ. Sự tồn tại của loại máy bay này hoàn toàn không được biết đến đối với tình báo của quân Đồng Minh. Cánh của Seiran có thể gấp lại, đuôi ngang và dọc của máy bay có thể gập xuống để có thể thu nhỏ đường kính của máy bay cho vửa với khoan chứa. Khi chuẩn bị chiến đấu máy bay có sải cánh 40 feet (12 m) và chiều dài là 38 feet (11,6 m). Sẽ có một nhóm bốn người chuẩn bị co ba chiếc máy bay trong vòng 45 phút. Máy bay sẽ cất cánh trên bệ phóng dài 37 m đặc trên bong tàu.Chiếc I-402 được hoàn thành đúng lúc chiến tranh gần như kết thúc, nhưng đã được chuyển thành tàu chở dầu và chưa từng được trang bị máy bay.

Lịch sử phát triển

Khi mà chiến tranh chuyển sang thế bất lợi cho Nhật Bản và các hạm đội của họ không thể di chuyển một cách tự do không hạn chế trên Thái Bình Dương nữa Tổng tư lệnh của hạm đội Liên Hợp Nhật Bản, đô đốc Yamamoto Isoroku đã quyết định xây dựng một kế hoạch táo bạo là tấn công thành phố New York, Washington D.C và các thành phố khác của Hoa Kỳ cũng như phá hủy kênh đào Panama.Một trong các kế hoạch của Yamamoto là sử dụng các tàu Sen Toku (Tàu ngầm tấn công bí mật)vì thế một tàu đã lên đường đến kênh đào Panama để chuẩn bị tấn công vào ngày khai trương năm 1945. Mục tiêu là cắt đứt đường tiếp tế đi đến Thái Bình Dương của các tàu Hoa Kỳ. Hải trình được đặc ra là sẽ đi trực chỉ về phía tây xuyên qua Ấn Độ Dương vòng qua mũi phía nam châu Phi và tấn công cổng Gatun Locks của kênh đào ở phía đông, một cuộc tấn công trực điện và bất ngờ sẽ làm cho quân Mỹ không kịp trở tay và không thể phòng thủ hiệu quả. Cuộc chiến này sẽ như chặng đường một chiều không một phi công nào nghĩ rằng mình sẽ trở về sau cuộc tấn công, kế hoạch này gọi là Tokko tất cả sẽ hi sinh cho đất nước như các Kamikaze thực thụ. Mỗi phi công điều mang theo một thanh kiếm ngắn Tokko biễu tượng của sự hi sinh cao cả.Tuy nhiên trước khi cuộc tấn công có thể bắt đầu thì thông tin được phát ra tại căn cứ hải quân ở Maizuru đến được Nhật Bản là quân Đồng Minh đang chuẩn bị tấn công vào đảo. Kế hoạch đổi thành tấn công căn cứ hải quân của quân Đồng minh tại Ulithi nơi là bàn đạp cho các cuộc tấn công. Trước khi kế hoạch đó được thực hiện thì hoàng đế Nhật Bản đã phải ra tuyên bố đầu hàng.Ngày 22 tháng 08 năm 1945, thủy thủ đoàn được lệnh phá hủy vũ khí của họ. Các ngư lôi được bắn đi mà không có đích đến, các máy bay được phóng lên nhưng không mở cánh và đuôi. Khi chiếc I-401 được lệnh đầu hàng cho khu trục hạm của Hoa Kỳ thuyền trường của nó đã tự sát, còn thủy thủ đoàn của Hoa Kỳ thì bị sốc trước kích thước của tàu ngầm.

Việc thanh sát của Hoa Kỳ

Hải quân Hoa Kỳ đã thu được 24 tàu ngầm tính luôn chiếc I-400 và đưa chúng đến vịnh Sasebo để nghiên cứu. Cùng lúc đó họ nhận được tin là Liên Xô cũng đã cử một đoàn thanh sát viên đến để nghiên cứu loại tàu này. Để giữ cho công nghệ này không lọt vào tay Liên Xô Kế hoạch Cuối đường đã được xúc tiến. Gần như tất cả tàu ngầm điều bị đánh chìm tại địa điểm Point Deep Six (địa điểm này được giữ bí mật), cách 40 dặm (60 cây số) về phía Tây của Nagasaki ngoài khơi quần đảo Gotō bằng các gói thuốc nổ C-2. Hiện nay chúng đạng nằm ở độ sâu 200 mét dưới lòng biển.Những tàn tích của bốn chiếc tàu ngầm (I-400, I-401, I-201 and I-203) được phân tích ngoài khơi đảo Hawaii bởi trung tâm kỹ thuật Hải quân Hoa Kỳ. Thông qua việc phân tích cho thấy những chiếc tàu ngầm trong vùng Kalaeloa gần Oahu của Hawaii đã bị đánh chìm bởi ngư lôi của tàu ngầm USS Trumpetfish (SS-425) ngày 04 tháng 06 năm 1946 vì các nhà khoa học của Liên Xô yêu cầu được tiếp cận với các tàu này. Xác chiếc tàu I-401 đã được xác định bởi các tàu ngầm nghiên cứu đáy biển Pisces của Phòng thí nghiệm nghiên cứu đáy biển Hawaii vào tháng 03 năm 2005 ở độ sâu 820 mét.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro