Ham doi tau san bay Anh quoc trong WW2(bo sung)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đặt hàng: tháng 4 năm 1917

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Hermes

Xưởng đóng tàu: Sir W. G. Armstrong-Whitworth and Company

Đặt lườn: 15 tháng 1 năm 1918

Hạ thủy: 11 tháng 9 năm 1919

Hoạt động: tháng 7 năm 1923

Bị mất: Bị đánh chìm ngày 9 tháng 4 năm 1942 ngoài khơi Ceylon

Xóa đăng bạ:

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 10.850 tấn (tiêu chuẩn); 13.000 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 182,3 m (598 ft 1 in)

Mạn thuyền: 21,4 m (70 ft 2 in)

Tầm nước: 5,7 m (18 ft 8 in)

Lực đẩy: turbine hơi nước Parsons

6 × nồi hơi Yarrow

2 × trục

công suất 40.000 mã lực (30 MW)

Tốc độ: 46,3 km/h (25 knot)

Tầm xa: 11.000 km ở tốc độ 33,3 km/h

(6.000 hải lý ở tốc độ 18 knot)

Quân số: 700

Vũ khí: 6 × pháo 140 mm (5,5 inch)/50

3 × pháo phòng không 102 mm (4 inch)

2 × súng phòng không bốn nòng 12,5 mm (0,5 inch)

Vỏ giáp: đai giáp: 51-76 mm (2-3 inch)

sàn đáp: 25 mm (1 inch)

vách ngăn: 25 mm (1 inch)

Máy bay: cho đến 20 máy bay Martlet (F4F) Swordfish

HMS Hermes (95) là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, là chiếc tàu đầu tiên trên thế giới được thiết kế và chế tạo như một tàu sân bay, cho dù chiếc Hōshō của Hải quân Đế quốc Nhật Bản lại là chiếc đầu tiên được đưa ra hoạt động. Vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hermes bị máy bay Nhật đánh chìm tại Ceylon ngày 9 tháng 4 năm 1942.

Thiết kế và chế tạo

Hermes được đặt lườn bởi hãng Sir W. G. Armstrong-Whitworth and Company tại High Walker trên sông Tyne vào tháng 1 năm 1918 và hạ thủy vào ngày 11 tháng 9 năm 1919. Nó chỉ được đưa ra hoạt động vào năm 1923. Thiết kế của chiếc Hermes đi trước và đã có ảnh hưởng đối với Hōshō, và nó được hạ thủy trước khi chiếc Hōshō được đặt lườn; tuy nhiên việc hoàn thiện nó bị chậm trễ và kéo dài khiến nó chỉ được đưa ra hoạt động hơn sáu tháng sau chiếc Hōshō.Giống như Hōshō, thiết kế của Hermes dựa trên thân của kiểu tàu tuần dương, và tích hợp các bài học rút ra được từ hoạt động của các tàu sân bay trước đó như là HMS Furious và HMS Argus. Đáng kể là nó có một sàn đáp dọc suốt chiều dài thân tàu và đảo cấu trúc thượng tầng cùng ống khói được bố trí bên mạn phải. Sự cải tiến sau này giúp lái con tàu một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến hoạt động không quân. Lý luận để sắp xếp mọi cấu trúc bên mạn phải là do mọi máy bay cánh quạt đời đầu vào thời đó đều trang bị động cơ bố trí hình tròn xoay theo chiều kim đồng hồ (khi nhìn từ phía sau). Khối lượng gió cuộn lớn phát sinh một mô-men xoắn đáng kể, khiến chiếc máy bay có xu hướng lượn sang bên trái khi cất cánh; và lý tưởng nhất là nên tránh xa mọi vật cản tiềm tàng. Một chi tiết khác biệt đáng kể khác là cột buồm chính dạng ba chân với hai chân trước và một chân sau, một cách sắp xếp độc đáo. Tuy nhiên, kinh nghiệm hoạt động cùng với Hermes cho thấy lực lượng không quân phối thuộc quá nhỏ, sự bảo vệ và tầm hoạt động bị giới hạn, tốc độ không theo kịp hạm đội và sự cân bằng kém, nhất là khi ra biển khơi.Cho dù có kích cỡ lớn, Hermes chỉ mang theo được 20 máy bay. Giống như những tàu sân bay khác vào thời đó, khi chế tạo Hermes được trang bị các dây hãm dọc, nhưng sau đó được thay thế bằng các dây hãm căng ngang vào đầu những năm 1930.

Lịch sử hoạt động

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hermes phục vụ một thời gian ngắn cùng Hạm đội Nhà trước khi chuyển sang khu vực Nam Đại Tây Dương từ tháng 10 năm 1939. Nó phối hợp hoạt động cùng Hải quân Pháp tại căn cứ ở Dakar cho đến khi Chính phủ Vichy lên nắm quyền và hợp tác với phe Trục. Khi đó Bộ Hải quân ra lệnh cho Hermes rời khỏi Dakar tuần tra khu vực lân cận để theo dõi các hoạt động của Hải quân Pháp theo phe Vichy. Hoạt động duy nhất của nó là vào ngày 8 tháng 7 năm 1940, khi những máy bay Swordfish của nó tấn công chiếc thiết giáp hạm Pháp Richelieu tại Dakar và đánh trúng được một quả ngư lôi.Vào tháng 7 năm 1940, nó bị tai nạn va chạm với chiếc tàu buôn AMC Corfu và được sửa chữa tại Simonstown, Nam Phi. Sau khi việc sửa chữa hoàn tất, nó tiếp tục nhiệm vụ tuần tra, nhưng lần này là tại Ấn Độ Dương trong thành phần của Hạm đội Viễn Đông.Trong trận Đột kích Ấn Độ Dương, Hermes đang được sửa chữa tại cảng Trincomalee thuộc Ceylon (ngày nay là Sri Lanka). Sự cảnh báo sớm đưa ra từ hệ thống giải mã Ultra về cuộc tấn công của quân Nhật đã giúp cho nó rời khỏi cảng kịp lúc và tránh được đợt không kích thứ nhất, nhưng vào ngày 9 tháng 4 năm 1942, nó bị một máy bay trinh sát Nhật Bản phát hiện khi đang ngoài khơi Batticaloa. Không có các máy bay của chính mình, chiếc tàu sân bay không thể tự vệ khi bị 50 máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A1 "Val" từ các tàu sân bay Akagi, Hiryu và Soryu tấn công. Bị đánh trúng khoảng 40 lần, Hermes chìm với tổn thất 307 người. Những tàu hộ tống của nó bao gồm tàu khu trục HMAS Vampire và tàu hộ tống nhỏ Hollyhock cùng hai tàu chở dầu cũng bị đánh chìm. 590 người sống sót sau cuộc tấn công được tàu bệnh viện Vita vớt lên và đưa về Colombo.Xác tàu đắm của chiếc Hermes nằm tại Ấn Độ Dương ngoài khơi Batticaloa, Sri Lanka.

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Unicorn

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Harland and Wolff, Belfast, Bắc Ireland

Đặt lườn: 26 tháng 6 năm 1939

Hạ thủy: 20 tháng 11 năm 1941

Hoạt động: 12 tháng 3 năm 1943

1949

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1960 tại Faslane

Ngừng hoạt động: tháng 1 năm 1946

17 tháng 11 năm 1953

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 14.750 tấn (tiêu chuẩn);

20.300 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 195 m (640 ft)

Mạn thuyền: 27,5 m (90 ft 3 in)

Tầm nước: 7 m (23 ft)

Lực đẩy: 4 × turbine hộp số Parsons

4 × nồi hơi Admiralty

2 × trục

công suất 40.000 mã lực (29,8 MW)

Tốc độ: 40,7 km/h (22 knot)

Quân số: 1.000

Vũ khí: 8 × pháo QF 102 mm (4 inch) Mk XVI đa dụng (4×2)

12 × pháo 2 pounder (40 mm) phòng không (3x4),

8 × pháo Oerlikon 20 mm

Vỏ giáp: 51 mm (2 inch) sàn đáp và hầm đạn

Máy bay: 35

HMS Unicorn (I72) là một tàu sân bay hạng nhẹ và tàu bảo trì máy bay của Hải quân Hoàng gia Anh từng phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai từ năm 1943 cho đến khi Nhật Bản đầu hàng cũng như trong Chiến tranh Triều Tiên. Nó từng hoạt động tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải trong năm 1943, khu vực Đông Ấn trong những năm 1944- 1945, Thái Bình Dương trong năm 1945, và tại Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953.

Thiết kế và chế tạo

Unicorn là chiếc duy nhất trong lớp của nó, với thiết kế chịu ảnh hưởng bởi chiếc tàu sân bay Ark Royal. Việc chế tạo được bắt đầu vào năm 1939 tại hãng Harland and Wolff ở Belfast, Bắc Ireland. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 11 năm 1941, và được đưa ra hoạt động vào ngày 12 tháng 3 năm 1943.

Lịch sử hoạt động

Thế chiến II

Vào năm 1943, thoạt tiên nó được dự định để phục vụ tại Hạm đội Viễn Đông, cho dù sau đó có quyết định giữ nó lại hoạt động tại vùng biển nhà Anh Quốc. Tạm thời hoạt động như một tàu sân bay hạm đội, sau đó nó được giao vai trò tiếp liệu và sửa chữa, với những phương tiện dùng để bảo trì và sửa chữa mọi máy bay của Không lực Hạm đội, bao gồm các thủy phi cơ. Trên tàu có những xưởng sửa chữa và kho chứa, bao gồm 136.275 L (36.000 gallon) xăng máy bay.Vào ngày 24 tháng 3 năm 1943, ba phi đội máy bay được nhậm lên chiếc Unicorn để thực tập huấn luyện hạ cánh tại Clyde và hoạt động chống tàu ngầm tại vùng biển nhà. Vào ngày 8 tháng 6, Unicorn được phân về Hạm đội Nhà Anh Quốc và thực hiện các chuyến tuần tra về phía Bắc đến Na Uy cùng với tàu sân bay Illustrious, và quay về một cách an toàn vào đầu tháng 7.Mặc dù vai trò được dự định của nó là một tàu tiếp liệu máy bay, vai trò tiếp theo được giao cho Unicorn vào tháng 8 năm 1943 lại như một tàu sân bay hạng nhẹ của hạm đội. Nó gia nhập "Lực lượng V", một hải đội tàu sân bay Anh Quốc hỗ trợ cho Chiến dịch Avalanche, cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh lên Salerno. Lực lượng V được đặt dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Philip Vian, và cũng bao gồm các tàu sân bay hộ tống Attacker, Battler, Hunter và Stalker. Nhiệm vụ này bị kéo dài từ hai thành năm ngày theo yêu cầu của chỉ huy lực lượng trên bờ.Đã có những vấn đề xảy ra đối với kiểu máy bay Supermarine Seafire cất cánh từ các tàu sân bay hộ tống. Những chiếc tàu sân bay nhỏ này có tốc độ tương đối chậm, và trong điều kiện không có gió vào lúc đó, sẽ khiến cho việc hạ cánh khá nguy hiểm; có nhiều máy bay bị mất do tai nạn hơn là bởi hoạt động của đối phương; và vào cuối đợt hoạt động, chỉ còn lại 30 máy bay trong tổng số 180 chiếc Seafire ban đầu.Sau chiến dịch Avalanche, Unicorn quay trở lại vai trò tiếp liệu và sửa chữa, làm nhiệm vụ bảo trì và vận chuyển máy bay, cùng làm tàu sân bay dự phòng cho hạm đội. Sang đầu năm 1944, Unicorn được phái đến Viễn Đông, để một lần nữa hoạt động như một tàu sân bay hạm đội do sự chậm trễ của chiếc Victorious.Vào cuối năm 1944, nó được điều đến Hạm đội Thái Bình Dương Anh Quốc vừa mới được thành lập, và giúp đỡ vào việc xây dựng Căn cứ Không lực Hải quân Lưu động (MONAB) tại Australia; do nhu cầu cần thiết để Hải quân Hoàng gia Anh cùng hải quân các nước Liên hiệp Anh hoạt động độc lập tại Thái Bình Dương. Một đơn vị tiền phương của MONAB II với 16 máy bay đóng thùng được Unicorn đưa đến Căn cứ Hải quân Hoàng gia Australia Bankstown tại Sydney, bang New South Wales vào tháng 12 năm 1944, để được lắp ráp tại đây dưới sự giúp đỡ của Hải quân Hoàng gia Australia. Sang năm 1945, nó hoạt động cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 112 tại Manus khi Nhật Bản đầu hàng.

Sau chiến tranh

Sau khi chiến tranh kết thúc, Unicorn quay trở về Plymouth vào tháng 1 năm 1946, rồi được cho ngừng hoạt động và đưa về lực lượng dự bị. Đến năm 1949, nó được cho tái hoạt động trở lại và phục vụ tại Viễn Đông, đi đến Singapore vào tháng 10 cùng một lô hàng máy bay. Nó đến thời hạn được quay trở về nhà vào tháng 9 năm 1950, nhưng sự kiện Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào tháng 6 năm đó buộc nó phải lưu lại Viễn Đông cho đến tháng 10 năm 1953. Trong giai đoạn này, nó rất cần thiết trong nhiệm vụ chuyên chở nhiều ngàn binh lính đi đến hoặc rời khỏi vùng chiến sự. Unicorn còn hỗ trợ cho các tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh và Khối Thịnh Vượng Chung tại vùng biển Triều Tiên. Trong nhiều dịp, có còn trực tiếp tham gia, tung ra những máy bay của chính nó, và hoạt động như một sàn đáp dự bị. Trong một lần, nó từng tấn công các vị trí đối phương tại Bắc Triều Tiên bằng chính các khẩu đội pháo 102 mm (4 inch), trở thành chiếc tàu sân bay hoạt động gần bờ nhất trong cuộc chiến này.

Tháo dỡ

Vào tháng 3 năm 1957, một lần nữa nó lại được đưa trở về lực lượng dự bị, và đến năm 1958 được cho ngừng hoạt động, đưa vào danh sách phế bỏ và tháo dỡ. Nó rời Devonport lần cuối cùng vào tháng 6 năm 1959, được kéo đến Clyde, và được tháp dỡ tại Dalmuir và Troon trong vòng không đầy một năm sau đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro