Ham doi tuan duong ham hang nhe Nhat trong WW2 P2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đặt hàng:1920

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Nagara

Xưởng đóng tàu:Xưởng hải quân Sasebo

Đặt lườn:21 tháng 5 năm 1921

Hạ thủy:15 tháng 2 năm 1922

Hoạt động:20 tháng 3 năm 1923[1]

Bị mất:Tự đánh đắm ngày 25 tháng 10 năm 1942 sau khi bị máy bay Không lực Mỹ đánh trúng ngoài khơi đảo Savo 08°15′S 159°07′ETọa độ: 08°15′S 159°07′E

Xóa đăng bạ:20 tháng 11 năm 1942

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:5.088 tấn (tiêu chuẩn)5.832 tấn (đầy tải)

Chiều dài:163 m (534 ft 9 in)

Mạn thuyền:14,8 m (48 ft 5 in)

Tầm nước: 4,9 m (16 ft)

Lực đẩy:4 × Turbine hơi nước Gihon 12 × nồi hơi Kampon, (10 đốt dầu, 2 hỗn hợp) 4 × trục công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ:67 km/h (36 knot)

Tầm xa:16.700 km ở tốc độ 18,5 km/h(9.000 hải lý ở tốc độ 10 knot)

Quân số:438

Vũ khí:(thiết kế) 7 × pháo 140 mm (5,5 inch)2 × pháo phòng không 25 mm6 × súng phòng không 13 mm8 × ống phóng ngư lôi 610 mm Kiểu 91 (4×2)48 mìn

Vỏ giáp:đai giáp: 62 mm (2,5 inch)sàn tàu: 30 mm (1,2 inch)

Máy bay:1 × thủy phi cơ, 1 × máy phóng

Yura (tiếng Nhật: 由良) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Nagara của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Tên của nó được đặt theo sông Yura gần Kyoto của Nhật Bản. Nó từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã tự đánh đắm ngày 25 tháng 10 năm 1942 sau khi bị máy bay Không lực Mỹ đánh trúng ngoài khơi đảo Savo thuộc quần đảo Solomon.

Thiết kế và chế tạo

Yura là chiếc thứ ba được hoàn tất trong lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara, và giống như những chiếc cùng lớp, nó được dự định sử dụng như soái hạm của hải đội tàu khu trục.Yura được đặt lườn tại xưởng hải quân Sasebo vào ngày 21 tháng 5 năm 1921. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 2 năm 1922 và đưa vào hoạt động ngày 20 tháng 3 năm 1923.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Năm 1930, Yura hoạt động như một nền tảng thử nghiệm máy phóng máy bay trang bị phía trước cầu tàu, và đến những năm 1933- 1934 nó được trang bị một bệ xoay phóng máy bay ở giữa tàu cũng như một cột ăn-ten chính mới nhằm hỗ trợ cho sàn phóng máy bay. Trong thời gian xảy ra sự kiện Mãn Châu, Yura được bố trí đến Thượng Hải thuộc Trung Quốc vào đầu năm 1932, và một lần nữa trong những năm 1937 - 1939, để hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản tại miền Trung và Nam Trung Quốc.

Giai đoạn mở đầu của chiến tranh Thái Bình Dương

Vào ngày 1 tháng 9 năm 1941, Yura trở thành soái hạm của Hải đội Tàu ngầm 5 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Daigo Tadashige và được phân về lực lượng Khu vực Phương Nam đặt căn cứ tại Hải Nam. Vào lúc xảy ra cuộc Tấn công Trân Châu Cảng, Yura hỗ trợ cho đợt đầu tiên của cuộc tấn công chiếm đóng Malaya xuất phát từ phía Nam mũi Cà Mau tại Đông Dương thuộc Pháp.Vào ngày 9 tháng 12 năm 1941, Yura và hải đội của nó được lệnh săn đuổi và đánh chìm Lực lượng Z của Hải quân Hoàng gia Anh bao gồm thiết giáp hạm HMS Prince of Wales, tàu chiến-tuần dương HMS Repulse và các tàu khu trục hộ tống). Mặc dù Yura nhận được tin tức từ tàu ngầm I-65 về việc phát hiện các tàu chiến Anh, việc thu sóng vô tuyến quá kém khiến cho nội dung bức điện không rõ ràng, và hạm đội Anh chỉ bị lấn áp và đánh chìm bởi những máy bay ném bom-ngư lôi thuộc Không đoàn 22 đặt căn cứ tại Đông Dương trước khi Yura và các tàu ngầm của nó có thể tác chiến.Sau đó Yura được phân công tham gia cuộc xâm chiếm Sarawak từ ngày 13 đến ngày 26 tháng 12 năm 1941, hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lên Brunei, Miri, Seria, Lutong và Kuching. Lực lượng 2.500 người thuộc "Đơn vị Kawaguchi" và Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt Hải quân Số 2 Yokosuka nhanh chóng chiếm được sân bay Miri cùng các giếng dầu. Sau khi chiến dịch hoàn tất, Yura quay trở về căn cứ của nó tại vịnh Cam Ranh thuộc Đông Dương vào cuối năm.Vào tháng 2 năm 1942, Yura được phân về Lực lượng Phương Nam thuộc Hạm đội 3 Nhật Bản của Phó Đô đốc Ibo Takahashi và hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Sumatra, cũng như bảo vệ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật lên Palembang, đảo Banka, vịnh Bantam và Merak trên đảo Java.Vào ngày 1 tháng 3 năm 1942, khi ở gần Euretan Wetan, tàu ngầm Hà Lan K-XIV trông thấy Yura và đã tấn công bằng ngư lôi từ khoảng cách 2.500 - 3.000 m, nhưng tất cả đều trượt hoặc tịt ngòi. Phía Nhật phản công bằng sáu đợt tấn công với khaỏng 25 mìn sâu, nhưng K-XIV thoát được rút lui ngang qua eo biển Sunda về Colombo thuộc Ceylon. Ngày 4 tháng 3, Yura cứu thoát thủy thủ đoàn của chiếc tàu chở dầu Erimo vốn bị tàu ngầm USS S-39 đánh chìm. Ngày 6 tháng 3, Yura được phân về Đơn vị Hộ tống Số 1 và tiếp tục hỗ trợ cho việc đổ bộ lực lượng lên Sumatra và quần đảo Andaman cho đến hết tháng.

Không kích Ấn Độ Dương

Vào tháng 4, Yura được phân công tham gia cuộc Không kích Ấn Đô Dương tiến hành bởi Hạm đội Viễn chinh 2 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Jisaburo Ozawa. Yura được tháp tùng bởi các tàu khu trục Ayanami, Yugiri, Asagiri và Shiokaze, đã rời Mergui và di chuyển vào vịnh Bengal cùng các tàu tuần dương Chokai, Suzuya, Kumano, Mikuma và Mogami cùng tàu sân bay hạng nhẹ Ryujo để tấn công các tàu buôn.Ngày 6 tháng 4 năm 1942, ở vị trí 22,5 km (14 dặm) về phía Đông Kalingapatam trong vịnh Bengal, Yura và Yugiri đã đánh chìm chiếc tàu buôn Hà Lan Batavia đang trên đường từ Calcutta đến Karachi. Yura và Yugiri còn đánh chìm chiếc tàu Hà Lan Banjoewangi và tàu hơi nước Anh Taksang. Đến cuối tháng 4, Yura quay trở về xưởng hải quân Sasebo để được tái trang bị.

Trận Midway

Ngày 10 tháng 5 năm 1942, Yura trở thành soái hạm của Hải đội Khu trục 4 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Shoji Nishimura. Trong trận Midway, Yura nằm trong thành phần Hạm đội 2 của Phó Đô đốc Nobutake Kondo, thuộc Lực lượng Tấn công với bảy tàu khu trục thuộc các Hải đội Khu trục 2 và 9 và Chuẩn Đô đốc Tamotsu Takama chỉ huy Hải đội Khu trục 4. Yura đã không tham gia tác chiến trong trận Midway.

Chiến dịch quần đảo Solomon

Ngày 7 tháng 8 năm 1942, lực lượng Mỹ bắt đầu "Chiến dịch Watchtower" để tái chiếm Guadalcanal và quần đảo Solomon. Yura được gửi đến Truk cùng với hạm đội 2 của Phó Đô đốc Kondo để bắt đầui các hoạt động tăng cường, và đã tham gia vào Trận Đông Solomons vào ngày 24 tháng 8 năm 1942. Mặc dù chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Ryujo bị đánh chìm và chiếc tàu chở thủy phi cơ Chitose bị hư hại, Yura thoát được mà không bị hư hại, và quay về đến Truk vào ngày 5 tháng 9 năm 1942.Trong thời gian còn lại của tháng 9, Yura tuần tra giữa Truk, Guadalcanal và quần đảo Shortland. Ngày 25 tháng 9 năm 1942, trong khi đang ở tại Shortland, nó bị hai máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress thuộc Liên đội Ném bom 11 của Không lực Mỹ đặt căn cứ tại Espiritu Santo tấn công, và bị hư hại nhẹ bởi một quả bom nhỏ.Ngày 11 tháng 10 năm 1942, tàu ngầm Mỹ Sculpin báo cáo đánh trúng Yura ở phía trước cầu tàu gây hư hại nhẹ, nhưng các phân tích sau chiến tranh không thể xác nhận cuộc tấn công này, và Yura rõ ràng không bị hư hại vào ngày hôm đó.Ngày 12 tháng 10 năm 1942, Yura khởi hành từ Shortland để hộ tống các tàu chở thủy phi cơ Nisshin và Chitose quay trở về sau một chuyến đi vận chuyển từ Guadalcanal; và vào ngày 14 tháng 10 năm 1942, Yura hỗ trợ cho việc đổ bộ lực lượng 1.100 người lên mũi Esperance thuộc Guadalcanal. Một chuyến đi vận chuyển binh lính "Tốc hành Tokyo" khác đến Guadalcanal được thực hiện vào ngày 17 tháng 10 năm 1942 đã đưa 2.100 binh lính, pháo dã chiến và vũ khí chống tăng ra được mặt trận.Ngày 18 tháng 10 năm 1942, trên đường quay lại Shortland, Yura bị tàu ngầm Grampus tấn công ngoài khơi đảo Choiseul. Grampus đã bắn bốn quả ngư lôi Mark 14 nhắm vào Yura. Một quả đã đánh trúng nhưng không phát nổ, và Yura rời khu vực với một vết lỏm bên mạn trái.Ngày 24 tháng 10 năm 1942, Yura rời Shortland để tiến hành bắn phá Guadalcanal cùng Đơn vị Tấn công Số 2 bao gồm soái hạm của Chuẩn Đô đốc Takama là tàu khu trục Akizuki cùng các tàu khu trục Harusame, Murasame và Yudachi.Ở lối vào phía Bắc của eo biển Indispensable ngoài khơi Guadalcanal, vào ngày 25 tháng 10 năm 1942 (một ngày trước Trận chiến quần đảo Santa Cruz), Yura dẫn đầu một đội tấn công gồm các tàu khu trục ngoài khơi đảo Santa Isabel thuộc quần đảo Solomons, và bị tấn công bởi năm chiếc máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless thuộc Phi đội VS-71, và Yura bị trúng hai quả bom phía sau tàu gần phòng động cơ, khiến nó bị ngập nước và nghiêng về phía đuôi. Khi nhận được báo cáo về cuộc tấn công, Phó Đô đốc Mikawa của Hạm đội 8 ra lệnh hủy bỏ nhiệm vụ bắn phá của Chuẩn Đô đốc Takama, và cho Đơn vị Tấn công Số 2 quay trở lại Shortland. Trên đường rút lui, Yura bị tấn công một lần nữa bởi ba chiếc P-39 Airacobra của Không lực Mỹ và bốn chiếc SBD của Thủy quân Lục chiến, nhưng các đợt tấn công này không gây thêm thiệt hại nào khác cho nó. Thuyền trưởng Sato dự định cho mắc cạn chiếc Yura nhưng nó lại bị tấn công một lần nữa bởi bốn chiếc SBD, ba chiếc F4F Wildcat và bốn chiếc P-39. Không lâu sau đó Yura bị sáu máy bay ném bom B-17 Flying Fortress của Không lực Mỹ xuất phát từ Espiritu Santo tấn công. Những đợt tấn công này làm bùng phát trở lại các đám cháy trên chiếc Yura.Lúc 18 giờ 30 phút, sau khi thủy thủ đoàn đã rời tàu, các tàu khu trục Harusame và Yudachi đã phóng ngư lôi vào Yura. Nó bị vỡ làm đôi và phần mũi chìm xuống biển. Đến 19 giờ 00, phần đuôi của nó bị đánh chìm ngoài khơi đảo Savo bởi hải pháo của Yudachi ở tọa độ 08°15′S 159°07′E.Yura được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 11 năm 1942.

Đặt hàng:1919

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Nagara

Xưởng đóng tàu:Xưởng đóng tàu Mitsubishi tại Nagasaki

Đặt lườn:14 tháng 12 năm 1920

Hạ thủy:16 tháng 2 năm 1922

Hoạt động:15 tháng 9 năm 1922[1]

Bị mất:Bị tàu ngầm Mỹ Hardhead đánh chìm ngày 18 tháng 8 năm 1944 phía Đông đảo Samar, biển Philippine 12°29′N 128°49′ETọa độ: 12°29′N 128°49′E

Xóa đăng bạ:10 tháng 10 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:5.088 tấn (tiêu chuẩn)

5.832 tấn (đầy tải)

Chiều dài:163 m (534 ft 9 in)

Mạn thuyền:14,8 m (48 ft 5 in)

Tầm nước: 4,9 m (16 ft)

Lực đẩy:4 × Turbine hơi nước Gihon 12 × nồi hơi Kampon, (10 đốt dầu, 2 hỗn hợp) 4 × trục công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ:67 km/h (36 knot)

Tầm xa:16.700 km ở tốc độ 18,5 km/h(9.000 hải lý ở tốc độ 10 knot)

Quân số:438

Vũ khí:(thiết kế) 7 × pháo 140 mm (5,5 inch)2 × pháo phòng không 25 mm 6 × súng phòng không 13 mm 8 × ống phóng ngư lôi 610 mm Kiểu 91 (4×2)48 mìn

Vỏ giáp:đai giáp: 62 mm (2,5 inch)sàn tàu: 30 mm (1,2 inch)

Máy bay:1 × thủy phi cơ, 1 × máy phóng

Natori (tiếng Nhật: 名取) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Nagara của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Tên của nó được đặt theo sông Kinu trong tỉnh Tochigi của Nhật Bản. Nó từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và đã bị tàu ngầm Mỹ Hardhead đánh chìm ngày 18 tháng 8 năm 1944 phía Đông đảo Samar thuộc Philippine.

Thiết kế và chế tạo

Natori là chiếc thứ tư được hoàn tất trong lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara, và giống như những chiếc cùng lớp, nó được dự định sử dụng như soái hạm của hải đội tàu khu trục.Natori được đặt lườn tại xưởng đóng tàu của Mitsubishi tại Nagasaki vào ngày 14 tháng 12 năm 1920. Nó được hạ thủy vào ngày 16 tháng 2 năm 1922 và đưa vào hoạt động ngày 15 tháng 9 năm 1922.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Không lâu sau khi được đưa vào hoạt động, Natori được phân công tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc. Từ năm 1938, nó đặt căn cứ tại Đài Loan, và hỗ trợ cho việc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên miền Nam Trung Quốc.Năm 1940, một vụ tranh chấp biên giới giữa Xiêm (Thái Lan) và Đông Dương thuộc Pháp đã phát triển thành một cuộc đối đầu quân sự. Một "Hội nghị ngừng bắn" do Nhật Bản bảo trợ được tổ chức tại Sài Gòn và các tài liệu sơ thảo cho một cuộc ngừng bắn giữa chính phủ Pháp Vichy dưới quyền của Tướng Philippe Pétain và Vương quốc Xiêm được ký kết bên trên chiếc Natori vào ngày 31 tháng 1 năm 1941.

Giai đoạn mở đầu chiến tranh Thái Bình Dương

Ngày 26 tháng 11 năm 1941, Natori trở thành soái hạm của Hải đội Khu trục 5 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Kenzaburo Hara trực thuộc Hạm đội 3 của Phó Đô đốc Ibo Takahashi và được phân về Đơn vị Tấn công Bất ngờ số 1 của Lực lượng Chiếm đóng Philippine. Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Natori hộ tống sáu tàu vận tải chuyên chở các đơn vị của Sư đoàn 48 Lục quân từ Mako, Pescadores đến Aparri phía Bắc Luzon. Lực lượng đổ bộ bị ba máy bay ném bom B-17 Flying Fortress thuộc Phi đội 14 Không lực Mỹ tấn công vào ngày 10 tháng 12 năm 1941, làm hư hại nhẹ Natori cùng chiếc tàu khu trục hộ tống Harukaze bởi những quả bom ném suýt trúng. Sau khi được sửa chữa tại Mako, Natori hộ tống 27 tàu vận tải chuyển Trung đoàn Bộ binh 47 của Sư đoàn 48 và Trung đoàn Xe tăng 4 đến vịnh Lingayen vào cuối tháng 12.Vào ngày 26 tháng 12 năm 1941, Natori được phân về Đơn vị Hộ tống số 2 cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ Kashii với nhiệm vụ hộ tống 43 tàu vận tải của Đoàn tàu Vận tải Malaya số 3 đến Singapore.

Trận chiến eo biển Sunda

Natori được phân các nhiệm vụ hộ tống cho lực lượng chiếm đóng Đông Ấn thuộc Hà Lan, và đã tham gia Trận chiến eo biển Sunda vào ngày 28 tháng 2 năm 1942.Natori cùng với các tàu khu trục Asakaze của Đội 5, Shirayuki và Hatsuyuki của Đội 11, Shirakumo và Murakumo của Đội 12 và Shiratsuyu của Đội 27 cùng các tàu tuần dương hạng nặng Mikuma và Mogami của Hải đội Tuần Dương 7 được bố trí ở phía Bắc và phía Tây của khu vực đổ bộ. Các tàu tuần dương hạng nhẹ Mỹ USS Houston và HMAS Perth của Australia đã hướng đến Tjilatjap ngang qua eo biển Sunda và tấn công các tàu tàu vận tải Nhật lúc đó chỉ được hộ tống bởi các tàu khu trục Harukaze, Hatakaze và Fubuki.Các tàu khu trục đã tạo ra màn khói che lấp lực lượng tàu vận tải, và Fubuki đã tấn công Houston và Perth bằng ngư lôi.Lúc 23 giờ 00, Lực lượng Hộ tống số 3 của Natori và các tàu khu trục của nó đã đến nơi cùng với Lực lượng Hỗ trợ phía Tây bao gồm Mogami, Mikuma và tàu khu trục Shikinami. Shiratsuyu đã khai hỏa vào các tàu chiến Đồng Minh. Sau đó, Natori cùng với Hatsuyuki và Shirayuki cũng khai hỏa và nhanh chóng thu ngắn khoảng cách với đối phương. Lúc 23 giờ 08 phút, các tàu tuần dương Đồng Minh chuyển hướng sang Đông Bắc trong khi Natori và các tàu khu trục hướng sang Đông Nam trong đội hình ba cột. Từ 23 giờ 10 phút đến 23 giờ 19 phút, chúng đã phóng tổng cộng 28 ngư lôi về phía lực lượng Đồng Minh; trong khi hỏa lực pháo của Perth đã gây hư hại bánh lái của Harukaze và cầu tàu của Shirayuki.Lúc 23 giờ 19 phút, Mikuma và Mogami mỗi chiếc đã phóng sáu ngư lôi Kiểu 93 "Long Lance" nhắm vào Perth từ khoảng cách 8,5 km (9.300 yard) và khai hỏa dàn pháo chính từ khoảng cách 11 km (12.000 yard), được hỗ trợ bởi đèn pha từ các tàu khu trục. Lúc 23 giờ 27 phút, Mogami phóng sáu ngư lôi "Long Lance" nhắm vào Houston. Chúng đều bị trượt, nhưng lại trúng phải các tàu vận tải Lục quân Sakura Maru, Horai Maru, Tatsuno Maru và tàu vận tải Ryujo Maru của Tổng Tư lệnh lực lượng đổ bộ, Tư lệnh Tập đoàn quân 16 Lục quân Nhật, Trung tướng Hitoshi Imamura.Lúc 23 giờ 26 phút, Harukaze và Hatakaze phóng ngư lôi; và đến 23 giờ 30 phút, Shirakumo và Murakumo cũng phóng ngư lôi. Tổng cộng, phía Nhật Bản đã phóng khoảng 90 ngư lôi trong trận này. Lúc này đã sắp hết đạn, Perth di chuyển với tốc độ 52 km/h (28 knot) khi một quả ngư lôi đánh trúng phòng động cơ phía trước. Thêm hai quả ngư lôi khác đánh trúng hầm đạn phía trước và phía sau bên dưới tháp pháo "X", và sau khi một quả ngư lôi thứ tư trúng đích, nó chìm cách St. Nicholas Point 5,5 km (3 hải lý) về hướng Đông Đông Bắc ở tọa độ 05°48′42″S 106°07′52″E. Lúc 00 giờ 45 phút, Houston chìm ở tọa độ 05°48′45″S 106°07′55″E.Ngày 10 tháng 3 năm 1942, Natori được phân về Hải đội Tuần dương 16 cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara. Sau khi hoàn tất việc chiếm đóng Java, Natori tham gia trận chiến đảo Christmas. Tại đảo Christmas vào ngày 1 tháng 4 năm 1942, tàu ngầm Mỹ Seawolf phóng ba quả ngư lôi nhắm vào Natori nhưng tất cả đều bị trượt. Tàu tuần dương Naka không được may mắn như vậy, khi một quả ngư lôi đánh trúng mạn phải gần phòng nồi hơi số 1, và phải được Natori kéo về vịnh Bantam.Vào tháng 4, Natori được phân công tuần tra trong khu vực biển Java, và kéo dài cho đến tháng 6. Sau một đợt tái trang bị tại Maizuru, Natori quay trở lại tuần tra vùng biển Java và biển Timor cho đến tháng 12, ngắt quảng bởi những chuyến đi đến Mergui thuộc Burma, Penang, Singapore và Davao. Vào ngày 21 tháng 12 năm 1942, Natori chuyển một đơn vị Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt Hải quân đến Hollandia, New Guinea.Ngày 9 tháng 1 năm 1943, tại vị trí cách 33 km (18 hải lý) về phía Tây Nam Ambon, Natori bị tàu ngầm USS Tautog phát hiện ở khoảng cách 2.700 m (3.000 m). Tautog phóng hai ngư lôi trúng vào đuôi chiếc Natori, cắt rời bánh lái của nó. Vài phút sau đó, khi Natori tiếp tục di chuyển với tốc độ chậm lại, Tautog phóng thêm hai quả ngư lôi, nhưng chúng đều bị trượt hoặc tịt ngòi và Natori tìm cách thoát được.

Tái trang bị

Ngày 21 tháng 1 năm 1943, trong khi ở lại Ambon, Natori bị hư hại bởi một quả bom 227 kg (500 lb) suýt trúng phóng ra từ một máy bay ném bom Consolidated Aircraft B-24 Liberator thuộc Phi đội 319 của Liên đội Ném bom 90. Quả bom đã gây hư hại lớp vỏ thép và làm ngập nước phòng nồi hơi số 2. Natori rời Ambon ngày hôm đó đi đến Makassar để sửa chữa, nhưng công việc sửa chữa không thành công, nên nó buộc phải tiếp tục đi đến Căn cứ hải quân Seletar tại Singapore. Công việc sửa chữa chỉ hoàn tất vào ngày 24 tháng 5 năm 1943, nhưng đến lúc này người ta quyết định gửi Natori quay trở về Nhật Bản để sửa chữa và hiện đại hóa.Tại xưởng hải quân Maizuru, các tháp pháo 140 mm số 5 và số 7 của Natori được tháo bỏ cùng với máy phóng và sàn máy bay. Một khẩu đội 127 mm Kiểu 89 nòng đôi được trang bị cùng với hai khẩu đội phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng. Việc này đã nâng tổng số súng phòng không 25 mm của Natori lên 14 nòng súng (2x3, 2x2, 4x1). Một bộ radar dò tìm không trung Kiểu 21 cũng đượ trang bị, cũng như là một bộ dò âm dưới nước được gắn trước mũi. Các công việc sửa chữa và hiện đại hóa được hoàn tất vào ngày 1 tháng 4 năm 1944, và Natori trở thành soái hạm của Hải đội Khu trục 3 thuộc Hạm đội Trung tâm Thái Bình Dương.

Các hoạt động tại Philippines

Vào ngày 5 tháng 6 năm 1944, Natori nhận lên tàu các đơn vị Lục quân Đế quốc Nhật Bản từ Kure, Hiroshima và chuyển đến Davao, Mindanao, nơi nó tiếp tục vận chuyển những đơn vị khác đến Palau, đến nơi vào ngày 17 tháng 6 năm 1944, trước ngày diễn ra trận chiến biển Philippine. Natori ở lại Davao từ cuối tháng 6 đến tháng 8 như một tàu phòng hộ.Ngày 20 tháng 7 năm 1944, tàu ngầm Mỹ Bluegill tuần tra ngoài khơi Davao đã phát hiện ra Natori đang di chuyển với vận tốc 48 km/h (26 knot), nhưng không thể tiếp cận một vị trí thuận lợi để tấn công. Natori đi đến Palau ngày 21 tháng 7 năm 1944 để giúp di tản 800 "phụ nữ giải trí" người Nhật và người Hàn Quốc đến Davao.Ngày 18 tháng 8 năm 1944, ở khoảng cách 370 km (200 hải lý) về phía Đông đảo Samar, Natori tháp tùng tàu vận tải T.3 đi đến Palau khi nó bị tàu ngầm Mỹ Hardhead phát hiện về phía Đông eo biển San Bernardino. USS Hardhead nhầm mục tiêu là một thiết giáp hạm và đã tiếp cận để tấn công trên mặt nước. Một quả trong loạt năm quả ngư lôi Mark 23 đầu tiên phóng ở khoảng cách 2,5 km (2.800 yard) trúng phải phòng nồi hơi bên mạn trái của Natori, khiến nó chết đứng giữa biển. Sau đó nó trúng phải một quả nữa trong loạt bốn quả ngư lôi Mark 18 thứ hai ở giữa tàu bên mạn phải.Lúc 07 giờ 04 phút, Natori chìm tại tọa độ 12°29′N 128°49′E, mang theo nó 330 thành viên thủy thủ đoàn bao gồm Thuyền trưởng Kubota. Các tàu khu trục Uranami và Kiyoshimo vớt được 194 người sống sót, và tàu ngầm Mỹ USS Stingray vớt thêm bốn người sống sót trên một bè cao su.Đến ngày 12 tháng 9 năm 1944, gần một tháng sau khi chiếc tàu tuần dương bị đánh chìm, tàu khu trục USS Marshall bắt được một bè cứu sinh với 44 người khác còn sống sót của chiếc Natori.Natori được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 10 năm 1944.

Đặt hàng: 1919

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Nagara

Xưởng đóng tàu:Xưởng đóng tàu Kawasaki Heavy Industries, Kobe

Đặt lườn:17 tháng 1 năm 1921

Hạ thủy:29 tháng 5 năm 1922

Hoạt động: 10 tháng 11 năm 1922[1]

Bị mất:Bị máy bay Mỹ đánh chìm ngày 26 tháng 10 năm 1944 ở Tây Nam Masbate, biển Sibuyan 11°45′N 123°11′ETọa độ: 11°45′N 123°11′E

Xóa đăng bạ:20 tháng 12 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:5.088 tấn (tiêu chuẩn)5.832 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 163 m (534 ft 9 in)

Mạn thuyền:14,8 m (48 ft 5 in)

Tầm nước: 4,9 m (16 ft)

Lực đẩy:4 × Turbine hơi nước Gihon 12 × nồi hơi Kampon, (10 đốt dầu, 2 hỗn hợp) 4 × trục công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ:67 km/h (36 knot)

Tầm xa:16.700 km ở tốc độ 18,5 km/h(9.000 hải lý ở tốc độ 10 knot)

Quân số:438

Vũ khí:(thiết kế) 7 × pháo 140 mm (5,5 inch)2 × pháo phòng không 25 mm6 × súng phòng không 13 mm8 × ống phóng ngư lôi 610 mm Kiểu 91 (4×2)48 mìn

Vỏ giáp:đai giáp: 62 mm (2,5 inch)sàn tàu: 30 mm (1,2 inch)

Máy bay:1 × thủy phi cơ, 1 × máy phóng

Kinu (tiếng Nhật: 鬼怒) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Nagara của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Tên của nó được đặt theo sông Kinu trong tỉnh Tochigi của Nhật Bản.Nó từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và đã bị máy bay từ tàu sân bay Mỹ đánh chìm ngày 26 tháng 10 năm 1944 ở Tây Nam Masbate, biển Sibuyan.

Thiết kế và chế tạo

Kinu là chiếc thứ năm được hoàn tất trong lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara, và giống như những chiếc cùng lớp, nó được dự định sử dụng như soái hạm của hải đội tàu khu trục.Kinu được đặt lườn tại xưởng đóng tàu của Kawasaki Heavy Industries ở Kobe vào ngày 17 tháng 1 năm 1921. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 5 năm 1922 và đưa vào hoạt động ngày 10 tháng 11 năm 1922.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Trong những năm 1934 - 1935, Kinu được sử dụng chủ yếu như một tàu huấn luyện. Khi cuộc Chiến tranh Trung-Nhật ngày càng leo thang, nó hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ tại miền Trung và Nam Trung Quốc, và tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc trong những năm 1937- 1938.Ngày 20 tháng 11 năm 1941, Kinu là soái hạm của Hải đội Tàu ngầm 4 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Setsuzo Yoshitomi đặt căn cứ tại Iwakuni, Yamaguchi, bao gồm các tàu ngầm I-53, I-54 I-55 của đội 18 và I-56, I-57 và I-58 của đội 19. Chúng từng tham gia hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản trong việc chiếm đóng Malaya vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng.

Săn đuổi Lực lượng Z

Ngày 9 tháng 12 năm 1941, tàu ngầm Nhật I-65 báo cáo trông thấy Lực lượng Z của Hải quân Hoàng gia Anh, bao gồm thiết giáp hạm HMS Prince of Wales, tàu chiến-tuần dương HMS Repulse và các tàu khu trục hộ tống. Bản báo cáo được Kinu, Yura và Đơn vị Thông tin Hải quân 81 tại Sài Gòn bắt được. Tuy nhiên, do tín hiệu kém và phải mất thêm 90 phút để giải mã và chuyển tiếp bức thông điệp đến Phó Đô đốc Ozawa Jisaburo trên soái hạm của ông Chokai. Dù sao, bản báo cáo của I-65 bị sai lầm về hướng đi của Lực lượng Z, dẫn đến việc hạm đội Nhật nhầm lẫn và bối rối. Một chiếc thủy phi cơ Kawanishi E7K "Alf" của Kinu bám theo I-65, khi viên phi công nhầm lẫn nó là một tàu ngầm đối phương. Ngày hôm sau, Lực lượng Z bị áp đảo bởi máy bay ném bom-ngư lôi thuộc Không đoàn 22 cất cánh từ Đông Dương thuộc Pháp.

Chiếm đóng Malaya và Đông Ấn thuộc Hà Lan

Ngày 13 tháng 12 năm 1941, Kinu rời vịnh Cam Ranh thuộc Đông Dương cùng với các tàu tuần dương Chokai, Mogami và Mikuma và các tàu khu trục Hatsuyuki và Shirayuki để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ chiếm đóng Kuantan, Malaya, và từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 12 năm 1941 cho các cuộc đổ bộ lên Brunei và Miri, Seria, Lutong và Kuching thuộc Sarawak. Lực lượng 2.500 người thuộc "Đơn vị Kawaguchi" Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt Hải quân Số 2 "Yokosuka" nhanh chóng chiếm được sân bay Miri và các giếng dầu mỏ.Sau khi chiến dịch hoàn tất, Kinu quay trở lại căn cứ của nó tại vịnh Cam Ranh vào cuối năm.Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1942, Kinu tiếp tục hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản tại Malaya, Sarawak và Java. Ngày 1 tháng 3 năm 1942, đoàn tàu vận tải của Kinu tại khu vực biển Java cách 145 km (90 dặm) về phía Tây Surabaya đã bị tấn công bởi mười chiếc máy bay ném bom Vickers Vildebeest cánh kép lạc hậu và 15 máy bay tiêm kích của Không quân Australia và New Zealand. Kinu bị hư hại nhẹ do những quả bom ném suýt trúng, và ba người thiệt mạng do mảnh bom. Ngày hôm sau tại phía Bắc Surabaya, Kinu bị tàu ngầm S-38 tấn công, đã phóng bốn ngư lôi nhắm vào nó nhưng tất cả đều bị trượt.Từ ngày 10 tháng 3 năm 1942, Kinu được phân về Hải đội Tuần dương 16 và đặt căn cứ tại Makassar, Celebes và sau đó là tại Ambon.

Chiến dịch New Guinea

Từ ngày 29 tháng 3 đến ngày 23 tháng 4 năm 1942, Kinu được phân về Lực lượng Viễn chinh "N" thuộc quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Ruitaro Fujita để tấn công New Guinea, vốn bao gồm tàu chở thủy phi cơ Chitose, các tàu khu trục Yukikaze và Tokitsukaze, các tàu phóng ngư lôi Tomozuru, Hatsukari, các tàu vận chuyển và một lực lượng đổ bộ hải quân. Sau đó trong hầu hết tháng 5, Kinu quay trở về Kure, Hiroshima để đại tu. Sau khi quay trở lại mặt trận phía Nam, Kinu được phân công tuần tra trong khu vực biển Java từ tháng 6 đến tháng 9.Ngày 13 tháng 9 năm 1942, Kinu nhận lên tàu các đơn vị của Sư đoàn 2 Lục quân tại Batavia cùng với chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Isuzu để chuyển đến quần đảo Solomon. Nó đưa lực lượng này lên đảo Shortland và Bougainville vào ngày 22 tháng 9 năm 1942 rồi ở lại làm nhiệm vụ tuần tra trong khu vực biển Timor và phía Đông lãnh thổ Đông Ấn thuộc Hà Lan cho đến tháng 1 năm 1943.Ngày 21 tháng 1 năm 1943, Kinu được lệnh tiến đến Makassar để hỗ trợ cho chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ chị em với nó Natori bị hư hại bởi một chiếc máy bay ném bom B-24 Liberator duy nhất của Không lực Mỹ tại cảng Amboina thuộc đảo Ambon, và hộ tống nó quay trở về Singapore. Kinu tiếp tục tuần tra từ Makassar cho đến tháng 6, thỉnh thoảng thực hiện các chuyến đi tăng viện lực lượng và tiếp liệu đến New Guinea.Ngày 23 tháng 6 năm 1943, trong khi thả neo tại Juliana Quay thuộc Makassar cùng các tàu tuần dương Kuma Oi và Kitakami. Kinu bị 17 máy bay ném bom B-24 Liberator thuộc Phi đội 319, Liên đội Ném bom 90 của Không lực 5 tấn công. Cả bốn con tàu chỉ bị hư hại nhẹ do những quả bom ném suýt trúng. Kinu được lệnh quay trở về Nhật Bản để tái trang bị và cải biến, và về đến Kure, Hiroshima vào ngày 2 tháng 8 năm 1943.Trong khi ở tại Kure, các tháp pháo 140 mm số 5 và số 7 của Kinu được tháo bỏ cùng với máy phóng và sàn đậu máy bay. Nó được trang bị một tháp súng phòng không 127 mm nòng đôi cùng hai khẩu 25 mm Kiểu 96 phòng không ba nòng. Điều này đã giúp nâng tổng số súng phòng không 25 mm của Kinu lên mười nòng (2x3, 2x2). Một hệ thống radar dò tìm trên không Kiểu 21 cũng được trang bị cùng với các đường ray thả mìn sâu ở phía đuôi tàu.Công việc cải tiến và tái trang bị hoàn tất vào ngày 14 tháng 10 năm 1943, và Kinu lập tức quay trở lại Singapore cùng với binh lính tăng viện và tiếp liệu. Kinu ở lại khu vực Singapore, di chuyển giữa Malacca và Penang thuộc Malaya và Batavia tại Đông Ấn thuộc Hà Lan cho đến tháng 1 năm 1944.Ngày 23 tháng 1 năm 1944, Kinu cùng với Aoba, Oi và Kitakami được hộ tống bởi tàu khu trục Shikinami thực hiện một chuyến đi vận chuyển binh lính từ Singapore đến Port Blair thuộc quần đảo Andaman. Trong chuyến đi quay về Singapore, Kinu phải kéo chiếc Kitakami, vốn bị hư hại do một cuộc tấn công của tàu ngầm. Kinu tiếp tục tuần tra tại khu vực Tây quần đảo Đông Ấn thuộc Hà Lan cho đến tháng 4 năm 1944; khi nó bắt đầu hộ tống các chuyến tàu vận tải từ Saipan ngang qua Palau đến Celebes và các địa điểm khác tại Đông Ấn thuộc Hà Lan.Ngày 27 tháng 5 năm 1944, Đồng Minh khởi sự "Chiến dịch Horlicks" nhằm tái chiếm Biak. Kinu, Aoba và các tàu khu trục Shikinami, Uranami và Shigure rời Tarakan để tăng cường cho Biak với lực lượng 2.300 binh lính từ Zamboanga trên đảo Mindanao. Tuy nhiên, sau khi bị các máy bay ném bom B-24 phát hiện, và nhận được tin tức về việc Mỹ tấn công Saipan, chiến dịch bị hủy bỏ và lực lượng được cho xuống tàu tại Sorong.Ngày 6 tháng 6 năm 1944, trong khi thả neo ngoài khơi đảo Weigo, Vogelkop, New Guinea, Kinu và Aoba bị các máy bay ném bom B-24 thuộc Liên đội Ném bom 380 của Không lực 5 tấn công bất thành. Kinu tiếp tục ở lại vị trí trong vòng một tuần, rồi sau đó quay về khu vực tuần tra của nó ở phía Tây quần đảo Đông Ấn thuộc Hà Lan cho đến cuối tháng 8.

Tại Philippines

Ngày 25 tháng 9 năm 1944, khi Nhật Bản tiến hành "Chiến dịch Sho-I-Go" để tăng cường cho việc phòng thủ Philippine, Kinu, Aoba và tàu khub trục Uranami được phân về lực lượng tấn công thứ nhất của Phó đô đốc Takeo Kurita. Ngày 11 tháng 10 năm 1944, Aoba va chạm với Kinu trong một tai nạn khi huấn luyện ngoài khơi Lingga. Cả hai chiếc đều bị hư hại nhẹ.Ngày 21 tháng 10 năm 1944 Hải đội Tuần dương 16 được cho tách khỏi lực lượng của Phó Đô đốc Kurita để hỗ trợ cho Hạm đội Khu vực Tây Nam vận chuyển 2.500 binh lính thuộc Trung đoàn 41 Lục quân Nhật từ Cagayan, Mindanao đến Ormoc, Leyte. Đoàn tàu vận tải bị tàu ngầm Bream phát hiện vào ngày 23 tháng 10 năm 1944. Bream bắn một loạt sáu ngư lôi nhắm vào Aoba, và một quả đã trúng phòng nồi hơi số 2. Chuẩn Đô đốc Sakonjo buộc phải chuyển cờ hiệu của mình sang Kinu, và nó phải kéo Aoba về xưởng hải quân Cavite gần Manila để sửa chữa khẩn cấp. Ngày hôm sau, khi Kinu và Uranami rời Cavite hướng đến Cagayan, chúng bị máy bay từ các tàu sân bay Essex và Lexington của Đội Đặc nhiệm 38.3 tấn công. Những quả bom ném suýt trúng chỉ gây những hư hại nhẹ về cấu trúc, nhưng các đợt càn quét bằng súng máy đã giết hại 47 thủy thủ trên Kinu và 25 thủy thủ của Uranami.Ngày 25 tháng 10 năm 1944, Kinu đi đến Cagayan. Các tàu vận tải hải quân T.6, T.9 và T.10 nhận lên tàu 350 binh lính mỗi chiếc trong khi T.101 và T.102 mỗi chiếc nhận 400 người, Kinu nhận 347 người và Uranami 150 người. Ngày 26 tháng 10 năm 1944 trong vùng biển Visayan, Kinu và Uranami bị khoảng 75-80 máy bay từ các tàu sân bay hộ tống thuộc Đội Đặc nhiệm 77.4 tấn công. Những chiếc máy bay ném bom-ngư lôi TBM Avenger từ tàu sân bay Natoma Bay và 12 chiếc Avenger và máy bay tiêm kích FM-2 Wildcat thuộc Phi đội VC-21 của tàu sân bay Marcus Island liên tục tấn công bằng bom, rocket và súng máy vào Kinu và Uranami. Một chiếc Avenger từ tàu sân bay Manila Bay đánh trúng trực tiếp hai quả bom vào Kinu và trúng nhiều quả rocket xuống Uranami, vốn bị đánh chìm vào khoảng giữa trưa. Đến 11 giờ 30 phút, hai đợt không kích khác được tiếp nối. Một quả bom thứ ba đánh trúng phòng động cơ phía sau khiến Kinu bốc cháy. Các tàu vận tải đã cứu vớt hầu hết trong số 813 thủy thủ đoàn của Kinu, bao gồm thuyền trưởng Kawasaki. Chuẩn Đô đốc Sakonjo chuyển cờ hiệu của mình sang chiếc tàu vận tải T.10 và về đến Manila ngày hôm sau. Lúc 17 giờ 30 phút, Kinu chìm với đuôi chìm trước ở độ sâu 45 m (150 ft) cách 71 km (44 dặm) về phía Tây Nam Masbate, Luzon.Kinu được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 12 năm 1944.Ngày 15 tháng 7 năm 1945, các thợ lặn của tàu sửa chữa USS Chanticleer đã khảo sát xác tàu đắm của Kinu và đã vớt được các tài liệu mật và nhiều máy mật mã.

Đặt hàng:1918

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Nagara

Xưởng đóng tàu:Xưởng hải quân Sasebo

Đặt lườn:8 tháng 12 năm 1921

Hạ thủy:16 tháng 3 năm 1923

Hoạt động: 26 tháng 5 năm 1925[1]

Bị mất:Bị máy bay ném bom Mỹ đánh chìm ngày 26 tháng 10 năm 1944 ngoài khơi đảo Negros, biển Mindanao 09°20′N 122°32′ETọa độ: 09°20′N 122°32′E

Xóa đăng bạ:20 tháng 12 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:5.088 tấn (tiêu chuẩn)5.832 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 163 m (534 ft 9 in)

Mạn thuyền:14,8 m (48 ft 5 in)

Tầm nước: 4,9 m (16 ft)

Lực đẩy:4 × Turbine hơi nước Gihon 12 × nồi hơi Kampon, (10 đốt dầu, 2 hỗn hợp)4 × trục công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ:67 km/h (36 knot)

Tầm xa:16.700 km ở tốc độ 18,5 km/h(9.000 hải lý ở tốc độ 10 knot)

Quân số: 438

Vũ khí:(thiết kế) 7 × pháo 140 mm (5,5 inch)2 × pháo phòng không 25 mm 6 × súng phòng không 13 mm 8 × ống phóng ngư lôi 610 mm Kiểu 91 (4×2)

48 mìn

Vỏ giáp:đai giáp: 62 mm (2,5 inch)sàn tàu: 30 mm (1,2 inch)

Máy bay:1 × thủy phi cơ, 1 × máy phóng

Abukuma (tiếng Nhật: 阿武隈) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Nagara của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Tên của nó được đặt theo sông Abukuma tại khu vực Tōhoku của Nhật Bản. Nó từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và đã bị máy bay ném bom Mỹ đánh chìm ngày 26 tháng 10 năm 1944 ngoài khơi đảo Negros, biển Mindanao.

Thiết kế và chế tạo

Abukuma là chiếc thứ sáu và là chiếc cuối cùng được hoàn tất trong lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Nagara, và giống như những chiếc cùng lớp, nó được dự định sử dụng như soái hạm của hải đội tàu khu trục. Chính trong vai trò này mà nó đã tham gia trận tấn công Trân Châu Cảng.

Abukuma được đặt lườn tại Xưởng hải quân Sasebo vào ngày 8 tháng 12 năm 1921. Nó được hạ thủy vào ngày 16 tháng 3 năm 1923 và đưa vào hoạt động ngày 26 tháng 5 năm 1925.

Các hoạt động ban đầu

Abukuma được hoàn tất tại xưởng đóng tàu của hãng Uraga Dock Company vào ngày 26 tháng 5 năm 1925, việc đưa nó vào hoạt động bị chậm trễ do vụ động đất Quan Đông đại chấn tai. Năm 1932, nó được phân về Hạm đội 3 Nhật Bản và được bố trí nhiệm vụ tuần tra dọc theo bờ biển phía Bắc Trung Quốc sau sự kiện Mãn Châu. Khi mối quan hệ với Trung Quốc ngày càng xấu đi, Abukuma được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho việc vận chuyển binh lính trong trận Thượng Hải, và tiếp tục tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc và sông Dương Tử cho đến năm 1938.

Không kích Trân Châu Cảng

Abukuma khởi hành từ vịnh Hitokappu trong quần đảo Kurile vào ngày 26 tháng 11 năm 1941 cùng với Lực lượng Tấn công Tàu sân bay của Phó Đô đốc Nagumo Chuichi. Nó hoạt động như là soái hạm của Hải đội Khu trục 1 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Sentaro Omori, bao gồm các tàu khu trục Shiranuhi, Arare, Kagero, Kasumi, Tanikaze, Hamakaze, Isokaze và Urakaze.Hải đội Khu trục 1 hoạt động như lực lượng hộ tống chống tàu ngầm cho các tàu sân bay Akagi, Kaga, Soryu, Hiryu, Shokaku và Zuikaku, các thiết giáp hạm Hiei và Kirishima và hai tàu tuần dương hạng nặng Tone và Chikuma vốn là thành phần nòng cốt của Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay. Gần 360 máy bay đã được tung ra để tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng: đánh chìm bốn thiết giáp hạm Mỹ, làm hư hại ba chiếc khác, phá hủy hơn 100 máy bay, và làm thiệt mạng 2.335 người chỉ trong một buổi sáng.Sau trận Trân Châu Cảng, Abukuma dẫn đầu Hải đội Khu trục 1 cùng Lực lượng Đặc nhiệm Tàu sân bay quay trở về Nhật Bản, và được đón tiếp như những vị anh hùng vào ngày 23 tháng 12 năm 1941.

Các hoạt động tại Nam Thái Bình Dương

Trong tháng 1 năm 1942, Hải đội Khu trục 1 hộ tống cho hạm đội chiếm đóng Rabaul, New Britain và Kavieng, New Guinea từ căn cứ của chúng tại Truk trong quần đảo Caroline.Đầu tháng 2, Hải đội Khu trục 1 tháp tùng Lực lượng Đặc nhiệm Tàu sân bay trong cuộc săn đuổi bất thành Lực lượng Đặc nhiệm 8 của Phó Đô đốc William F. Halsey Jr sau khi chiếc Enterprise không kích Kwajalein và Wotje trong quần đảo Marshall. Sau đó Abukuma được lệnh đi đến Palau, nơi nó tháp tùng Lực lượng Đặc nhiệm Tàu sân bay tham gia ném bom cảng Darwin thuộc Australia.Vào cuối tháng 2 cho đến tận tháng 4, Hải đội Khu trục 1 hộ tống Lực lượng Đặc nhiệm Tàu sân bay tấn công Java tại Đông Ấn thuộc Hà Lan, cùng Columbo và Trincomalee tại Ceylon và các mục tiêu khác trong Ấn Độ Dương, bao gồm chiếc tàu sân bay HMS Hermes của Hải quân Hoàng gia Anh. Hạm đội quay trở về Singapore vào ngày 11 tháng 4 năm 1942.

Trận chiến quần đảo Aleut

Vào tháng 5, Abukuma cùng hải đội khu trục của nó được bố trí đến Lực lượng Phương Bắc dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Boshiro Hosogaya, và hộ tống các tàu sân bay hạng nhẹ Ryujo và Junyo hỗ trợ cho cuộc tấn công Attu và Kiska trong trận chiến quần đảo Aleut.Trong tháng 6 và tháng 7, Hải đội Khu trục 1 quay trở về Nhật Bản để hộ tống một đoàn tàu vận tải lực lượng tăng cường đến hai đảo vừa mới chiếm được tại quần Đảo Aleut. Sau chuyến tuần tra bình yên tại quần đảo Aleut và quần đảo Kurile, Hải đội Khu trục 1 tiếp tục hộ tống thêm ba đoàn tàu vận tải lực lượng tăng cường và tiếp liệu đến Aleut từ tháng 10 đến tháng 12.Abukuma quay trở về xưởng hải quân Sasebo để tái trang bị vào ngày 12 tháng 12 năm 1942, trong đó hai tháp súng Kiểu 96 25 mm phòng không ba nòng được trang bị; tháp pháo 140 mm Số 5 cùng khẩu đội súng máy 13,2 mm bốn nòng bố trí trước cầu tàu được thay thế bằng khẩu đội súng máy 13,2 mm nòng đôi. Sau khi hoàn tất, Abukuma quay trở lại vùng biển phía Bắc tiếp tục các hoạt động tăng cường cho Attu và Kiska từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1943.Abukuma tham gia Trận chiến quần đảo Komandorski vào ngày 26 tháng 3 năm 1943. Sau trận đánh Abukuma được an toàn, nhưng chiếc tàu tuần dương hạng nặng Nachi bị hư hại nặng và Hạm đội 5 Nhật Bản bị buộc phải hủy bỏ nhiệm vụ tiếp tế đến quần đảo Aleut. Tư lệnh hạm đội, Phó Đô đốc Hosogaya, bị thất sủng vì đã phải rút lui trước một hạm đội Mỹ yếu thế hơn, bị buộc phải từ chức. Sau đó, Abukuma được phân về Hạm đội 5 Nhật Bản dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Shiro Kawase.Từ tháng 4 đến tháng 5 năm 1943, Abukuma trải qua một đợt tái trang bị khác tại xưởng hải quân Maizuru, Kyoto, trong đó một bộ radar dò tìm trên không Kiểu 21 được trang bị. Vì vậy nó đã không hiện diện trong "Chiến dịch Landcrab", khi lực lượng Mỹ tái chiếm Attu.Trong tháng 7, Abukuma và Hải đội Khu trục 1 đã hỗ trợ cho việc triệt thoái lực lượng khỏi Kiska. Ngày 26 tháng 7 năm 1943, Kunashiri bị va chạm với Abukuma, đâm trúng mạn phải con tàu, nhưng chỉ gây hư hại nhẹ. Ngày 12 tháng 9 năm 1943, trong khi di chuyển ngoài khơi Paramushiro, Abukuma chịu đựng hư hại nhẹ bởi những quả bom ném suýt trúng từ những máy bay B-24 Liberator và B-25 Mitchell của Không lực Mỹ.Vào ụ tàu một lần nữa từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1943, tháp pháo Số 7 của Abukuma được tháo bỏ, và một khẩu đội pháo phòng không 127 mm Kiểu 89 40 caliber nòng đôi không che chắn được trang bị, cũng như một khẩu đội phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng và bốn khẩu 25 mm nòng đơn. Sau khi tái trang bị, Abukuma quay trở lại vùng biển phía Bắc vào tháng 12 để tuần tra chống tàu ngầm ngoài khơi Hokkaidō và quần đảo Kurile cho đến tháng 6 năm 1944.Ngày 21 tháng 6 năm 1944, trong một đợt tái trang bị khác tại Yokosuka, Kanagawa, một hệ thống radar dò tìm mặt đất Kiểu 22 được trang bị cùng với thêm mười khẩu đội phòng không 25 mm Kiểu 96 nòng đơn. Năm khẩu đội súng máy 13,2 mm Kiểu 93 nòng đơn cũng được bổ sung. Công việc sửa chữa hoàn tất vào ngày 13 tháng 7 năm 1944.

Trận chiến eo biển Surigao

Abukuma ở lại vùng biển nhà Nhật Bản cho đến giữa tháng 10, khi nó được giao nhiệm vụ khởi hành cùng bảy tàu khu trục chống lại hạm đội Mỹ ngoài khơi Đài Loan vào tháng 10 năm 1944. Tuy nhiên, chúng được chuyển hướng từ Mako thuộc quần đảo Pescadores đến Manila để hỗ trợ cho Phó Đô đốc Shoji Nishimura kháng cự Hải quân Mỹ tại Philippines. Abukuma được tháp tùng bởi các tàu tuần dương hạng nặng Nachi và Ashigara. Từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 10, hải đội lần lượt bị sáu tàu ngầm Mỹ khác nhau phát hiện, nhưng chỉ có một chiếc tìm cách cơ động được đến đủ gần để khai hỏa. Tàu ngầm Seadragon trông thấy hải đội đang di chuyển hình chữ chi với tốc độ 35 km/h (19 knot) ngang qua eo biển Luzon vào ngày 22 tháng 10. Seadragon bắn bốn ngư lôi phía đuôi tàu, nhưng tất cả đều bị trượt. Cả sáu chiếc tàu ngầm đều báo cáo về vị trí, hướng đi và tốc độ của hải đội đến các đơn vị hạm đội Mỹ trong khu vực.Ngày 25 tháng 10, số phận của Abukuma kết thúc trong Trận chiến eo biển Surigao, một phần trong chiến dịch quân sự bao gồm bốn trận hải chiến được biết đến chung như là Trận chiến vịnh Leyte. Trong những giờ đầu tiên của ngày hôm đó, hải đội của Abukuma bị một đội tàu tuần tra-phóng lôi Mỹ PT Boat tấn công. Chiếc PT-137 của Trung úy Mike Kovar đã phóng một quả ngư lôi nhắm vào một tàu khu trục, nhưng quả ngư lôi đi sâu và vượt qua bên dưới mục tiêu trước khi đánh trúng Abukuma lúc 03 giờ 25 phút tại phòng nồi hơi số 1, làm thiệt mạng 30 người.Abukuma bị hỏng và tụt lại phía sau hải đội, nhưng sau khi thực hiện các sửa chữa khẩn cấp, đã có thể di chuyển vàp lúc 04 giờ 45 phút với tốc độ 37 km/h (20 knot). Đến 05 giờ 35 phút, Abukuma bắt kịp phần còn lại của hải đội. Tuy nhiên, nó bị ngập chúi mũi và bị tràn ít nhất 500 tấn nước; nên đến 08 giờ 30 phút nó nhận được lệnh rút lui về Dapitan để sửa chữa, có tàu khu trục Ushio theo hộ tống.Ngày 26 tháng 10, Abukuma bị phát hiện và bị tấn công bởi các máy bay ném bom B-24 Liberator thuộc Liên đội 5 của Không lực 13 trang bị bom 227 kg (500 lb). Lúc 10 giờ 06 phút nó trúng trực tiếp một quả gần tháp pháo 140 mm số 3; và đến 10 giờ 20 phút thêm hai cú đánh trúng bởi máy bay B-24 thuộc Phi đội 33, Liên đội Ném bom 22 của Không lực 5 phía sau tàu làm bùng lên các đám cháy. Đám cháy lan rộng đến phòng động cơ và phòng ngư lôi phía đuôi tàu. Con tàu bị mất điện và tốc độ bị chậm dần. Lúc 10 giờ 37 phút, bốn quả ngư lôi Kiểu 93 Long Lance phía đuôi tàu phát nổ gây hư hại nghiêm trọng. Giữa 11 giờ 00 và 11 giờ 30 phút ngoài khơi đảo Negros, thủy thủ đoàn được lệnh bỏ tàu. Lúc 11 giờ 42 phút, nó chìm với đuôi chìm trước tại tọa độ 09°20′N 122°32′E cùng 250 thành viên thủy thủ đoàn. Ushio vớt được thuyền trưởng và 283 người sống sót.Abukuma được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 12 năm 1944.

Đặt hàng: 1920

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Sendai

Xưởng đóng tàu:Xưởng đóng tàu Mitsubishi tại Nagasaki

Đặt lườn:16 tháng 2 năm 1922

Hạ thủy:30 tháng 10 năm 1923

Hoạt động: 29 tháng 4 năm 1924[1]

Bị mất:Bị tàu tuần dương Mỹ đánh chìm ngày 3 tháng 11 năm 1943 trong trận chiến vịnh Nữ hoàng Augusta, biển Java ở tọa độ 06°10′S 154°20′E

Xóa đăng bạ:5 tháng 1 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:5.195 tấn

Chiều dài:152,4 m (500 ft)

Mạn thuyền:14,2 m (46 ft 7 in)

Tầm nước: 4,9 m (16 ft 1 in)

Lực đẩy:4 × turbine hộp số Parsons 10 × nồi hơi Kampon 4 × trục công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ:65,4 km/h (35,3 knot)

Tầm xa:9.260 km ở tốc độ 25,9 km/h

(5.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)

Quân số:452

Vũ khí:7 × pháo 140 mm (5,5 inch) (7x1)2 × pháo phòng không 76,2 mm (3 inch) AA (2×1)8 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (4×2); 16 × ngư lôi Kiểu 93

48 mìn

Vỏ giáp:đai giáp 64 mm (2,5 inch)sàn tàu 29 mm (1,15 inch)

Máy bay:1 × thủy phi cơ,1 × máy phóng

Sendai (tiếng Nhật: 川内) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm ba chiếc, và được đặt tên theo sông Sendai ở về phía Nam Kyūshū thuộc Nhật Bản. Nó được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã bị tàu tuần dương Mỹ đánh chìm ngày 3 tháng 11 năm 1943 trong trận chiến vịnh Nữ hoàng Augusta, tại biển Java ở tọa độ 06°10′S 154°20′E.

Thiết kế và chế tạo

Sendai là chiếc dẫn đầu của lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Sendai, và giống như những chiếc cùng lớp, nó được dự định sử dụng như là soái hạm của hải đội tàu khu trục.Sendai được đặt lườn vào ngày 16 tháng 2 năm 1922. Nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 10 năm 1923 và hoàn tất tại xưởng tàu của Mitsubishi tại Nagasaki vào ngày 29 tháng 4 năm 1924.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Ban đầu Sendai được phân công tuần tra sông Dương Tử thuộc Trung Quốc. Nó đóng một vai trò quan trọng trong trận Thượng Hải vào giai đoạn mở đầu của cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, rồi sau đó hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản tại phía Nam Trung Quốc.

Chinh phục Đông Nam Á

Ngày 20 tháng 11 năm 1941, Sendai trở thành soái hạm của Hải đội Khu trục 3 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Shintaro Hashimoto.Vào lúc xảy ra trận tấn công Trân Châu Cảng, Sendai tham gia hộ tống các tàu vận tải vận chuyển Tập đoàn quân 25 Lục quân và Trung tướng Yamashita Tomoyuki xâm chiếm Malaya. Lúc 23 giờ 45 phút ngày 7 tháng 12 năm 1941, Sendai cùng các tàu khu trục Ayanami, Isonami, Shikinami và Uranami trong hải đội của nó mở cuộc bắn phá Kota Bharu, Malaya. Chúng bị bảy máy bay ném bom Lockheed Hudson của Không quân Hoàng gia Australia tấn công, đánh chìm một tàu vận tải và làm hư hại hai chiếc khác.Ngày 9 tháng 12 năm 1941, tàu ngầm I-65 báo cáo trông thấy Lực lượng Z của Hải quân Hoàng gia Anh, bao gồm thiết giáp hạm Prince of Wales, tàu chiến-tuần dương Repulse và các tàu khu trục hộ tống. Bức điện báo cáo được Sendai bắt được, và được chuyển tiếp đến Phó Đô đốc Jisaburō Ozawa trên soái hạm Chokai của mình. Tuy nhiên, việc thu sóng vô tuyến quá kém và thông điệp phải mất thêm 90 phút để giải mã. Hơn nữa, báo cáo của I-65 không chính xác về hướng đi của Lực lượng Z. Ngày hôm sau, Lực lượng Z bị áp đảo bởi máy bay ném bom-ngư lôi thuộc Không đoàn 22 xuất phát từ Đông Dương, khi Prince of Wales và Repulse bị đánh chìm.Ngày 19 tháng 12 năm 1941, ngoài khơi Kota Bahru, tàu ngầm O-20 thuộc Hải quân Hoàng gia Hà Lan trông thấy Sendai đang hộ tống Đoàn tàu vận tải Malaya thứ hai bao gồm 39 tàu vận tải. Lúc 11 giờ 15 phút, thủy phi cơ Kawanishi E7K2 "Alf" của Sendai đã phát hiện và ném bom O-20, đồng thời nó cũng bị các tàu khu trục Ayanami và Yugiri tấn công bằng thủy lôi. Đêm hôm đó O-20 phải nổi lên mặt nước để nạp điện các bình ắc-quy, và một ánh lửa từ ống xả của động cơ đã khiến nó bị lộ diện. O-20 bị Uranami đánh chìm.Sendai thực hiện thêm ba chuyến đi hộ tống các đoàn tàu vận chuyển lực lượng đến Malay vào cuối tháng 12 năm 1941 và tháng 1 năm 1942. Trong chuyến đi thứ tư vào ngày 10 tháng 1 năm 1942, tàu ngầm Mỹ Seadragon phát hiện ra đoàn tàu và đã bắn hai quả ngư lôi vào chiếc tàu vận chuyển sau cùng, nhưng tất cả đều bị trượt. Trong chuyến đi thứ năm vào ngày 26 tháng 1, Sendai và đoàn tàu của nó bị Thanet và Vampire tấn công ở vị trí 150 km (80 hải lý) về phía Bắc Singapore trong trận chiến ngoài khơi Endau. Các quả ngư lôi phóng từ các tàu chiến Đồng Minh đều bị trượt, và các tàu khu trục Shirayuki và Sendai phản công bằng hỏa lực hải pháo 102 mm (4 inch). Thanet bị đánh chìm, trong khi Vampire không bị hư hại và thoát được về Singapore.Từ tháng 2 đến tháng 3, Sendai được gaio nhiệm vụ bảo vệ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Sumatra, và truy quét các tuyến đường biển cùng eo biển Malacca để tiêu diệt các tàu bè Anh và Hà Lan rút lui từ Singapore. Vào cuối tháng 3, Sendai hỗ trợ cho việc đổ bộ một tiểu đoàn của Sư đoàn 18 Lục quân xuống Port Blair thuộc quần đảo Andaman. Đến cuối tháng 4, Sendai quay về Sasebo, Nagasaki để sửa chữa.

Trận Midway

Ngày 29 tháng 5 năm 1942, Sendai khởi hành cùng với lực lượng chính của Hạm đội Liên Hợp tham gia trận Midway. Lực lượng này ở cách 1.100 km (600 hải lý) phía sau Lực lượng Tấn công Tàu sân bay của Phó Đô đốc Nagumo Chuichi nên đã không đụng độ với lực lượng Mỹ. Sendai quay trở về Kure, Hiroshima ngày 14 tháng 6 năm 1942.

Chiến dịch Quần đảo Solomon

Vào ngày 15 tháng 7 năm 1942, Hải đội Khu trục 3 được tái bố trí cho Lực lượng Tây Nam nhằm hỗ trợ các hoạt động tại Burma và Ấn Độ Dương, đi đến Mergui thuộc Burma vào ngày 31 tháng 7. Tuy nhiên, với việc lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên Guadalcanal, các kế hoạch hoạt động tại Ấn Độ Dương bị hủy bỏ, và thay vào đó Sendai được gửi đến Makassar, Davao và Truk để hộ tống các đoàn tàu vận chuyển binh lính đến Rabaul, New Britain và Shortland thuộc Bougainville. Vào ngày 8 tháng 9, Sendai nả pháo xuống Tulagi, và vào ngày 12 tháng 9, nó cùng các tàu khu trục Shikinami, Fubuki và Suzukaze bắn phá sân bay Henderson tại Guadalcanal. Sendai tiếp tục có mặt trong các hoạt động tại quần đảo Solomon cho đến tháng 11 năm 1942, tham gia trong cả trận Hải chiến Guadalcanal thứ nhất nơi nó tham gia lực lượng hỗ trợ từ xa, lẫn trận thứ hai khi nó chịu đựng hải pháo 406 mm (16 inch) từ dàn pháo chính của thiết giáp hạm Washington, nhưng đã thoát được mà không bị hư hại.Ngày 25 tháng 2 năm 1943, Sendai được bố trí về Hạm đội 8 tại Rabaul dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Gunichi Mikawa, và nó tuần tra chung quanh Rabaul cho đến hết tháng 4. Quay trở về Sasebo vào tháng 5, Sendai được sửa chữa và cải biến. Tháp pháo 140 mm (5,5 inch) số 5 được tháo dỡ, và được trang bị hai khẩu đội pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng cùng một bộ radar Kiểu 21. Công việc sửa chữa hoàn tất vào ngày 25 tháng 6 năm 1943 và Sendai quay trở lại Truk vào ngày 5 tháng 7. Ngày 7 tháng 7, Chuẩn Đô đốc Nam tước Matsuji Ijuin tiếp nhận quyền chỉ huy Hải đội Khu trục 3.Trong ba tháng tiếp theo sau, Sendai hoạt động ngoài khơi Rabaul bảo vệ các đoàn tàu vận tải tăng cường đến Buin và Shortland.Vào ngày 18 tháng 7 năm 1943, ngoài khơi Kolombangara, hải đội bị các máy bay ném bom-ngư lôi Grumman TBM Avenger của Thủy quân Lục chiến đặt căn cứ tại Guadalcanal tấn công, và hai ngày sau bởi máy bay ném bom North American B-25 Mitchell nhưng không bị hư hại. Sendai cũng tránh được một cuộc ném bom khác bởi một chiếc Consolidated B-24 Liberator vào ngày 1 tháng 11 năm 1943.Ngày hôm sau 2 tháng 11 năm 1943, trong trận chiến vịnh Nữ hoàng Augusta, hạm đội Nhật Bản dự định tăng cường cho Bougainville bị đánh chặn bởi Lực lượng Đặc nhiệm 39 Mỹ với các tàu tuần dương hạng nhẹ Cleveland, Columbia, Montpelier và Denver cùng các tàu khu trục Stanly, Charles Ausburne, Claxton, Dyson, Converse, Foote, Spence và Thatcher. Lực lượng Nhật Bản bao gồm các tàu tuần dương Myoko, Haguro, Sendai và Agano cùng các tàu khu trục Shigure, Samidare, Shiratsuyu, Naganami, Wakatsuki, Hatsukaze, Amagiri, Yūnagi, Uzuki và Fuzuki.Shigure nhìn thấy các tàu khu trục Mỹ ở khoảng cách 6.750 m (7.500 yard) và đã ngoặt gấp về mạn trái và phóng ra tám quả ngư lôi. Sendai cũng ngoặt sang mạn trái nhưng phải lách qua Shigure, tránh một cú va chạm gần như hiển nhiên. Cả bốn chiếc tàu tuần dương đều nhắm vào Sendai bằng các khẩu pháo 152 mm (6 inch) điều khiển bằng radar, bắn trúng nó ngay loạt đạn đầu tiên và làm nó bốc cháy. Sendai chìm sáng hôm sau ở tọa độ 06°10′S 154°20′E. Thuyền trưởng Shoji và 184 thành viên thủy thủ đoàn đi theo con tàu, nhưng có 236 người khác còn sống sót được các tàu khu trục vớt lên. Đến ngày 3 tháng 11 năm 1943, Đô đốc Ijuin cùng 75 người khác sống sót từ Sendai được cứu bởi tàu ngầm Nhật RO-104.Sendai được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 5 tháng 1 năm 1944.

Đặt hàng: 1920

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Sendai

Xưởng đóng tàu:Xưởng đóng tàu Kawasaki tại Kobe

Đặt lườn:4 tháng 8 năm 1922

Hạ thủy:8 tháng 12 năm 1923

Hoạt động: 31 tháng 7 năm 1925[1]

Bị mất:Bị tàu tuần dương Đồng Minh đánh chìm ngày 13 tháng 7 năm 1943 trong trận Kolombangara tại quần đảo Solomon 07°38′S 157°06′E

Xóa đăng bạ:10 tháng 9 năm 1943

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:5.195 tấn

Chiều dài: 152,4 m (500 ft)

Mạn thuyền:14,2 m (46 ft 7 in)

Tầm nước: 4,9 m (16 ft 1 in)

Lực đẩy: 4 × turbine hộp số Parsons 10 × nồi hơi Kampon 4 × trục công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ:65,4 km/h (35,3 knot)

Tầm xa:9.260 km ở tốc độ 25,9 km/h(5.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)

Quân số:452

Vũ khí:7 × pháo 140 mm (5,5 inch) (7x1)2 × pháo 80 mm4 × ống phóng ngư lôi 610 mm (4x2)48 mìn

Vỏ giáp:đai giáp 64 mm (2,5 inch)sàn tàu 29 mm (1,15 inch)

Máy bay:1 × thủy phi cơ,1 × máy phóng

Jintsū (tiếng Nhật: 神通) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp Sendai. Tên của nó được đặt theo sông Jinzu tại tỉnh Gifu và Toyama ở miền Trung Nhật Bản. Jintsū từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi bị tàu tuần dương Đồng Minh đánh chìm ngày 13 tháng 7 năm 1943 trong Trận Kolombangara thuộc quần đảo Solomon ở tọa độ 07°38′S 157°06′E.

Thiết kế và chế tạo

Jintsū là chiếc thứ hai được hoàn tất trong lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Sendai, và giống như những chiếc cùng lớp, nó được dự định sử dụng như là soái hạm của hải đội tàu khu trục.Jintsū được đặt lườn vào ngày 4 tháng 8 năm 1922. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 12 năm 1923 và hoàn tất tại xưởng tàu của Mitsubishi tại Nagasaki vào ngày 31 tháng 7 năm 1925.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Trong một cuộc tập trận huấn luyện ban đêm vào ngày 24 tháng 8 năm 1927, Jintsū đâm phải và làm chìm tàu khu trục Warabi, và nó phải được đưa về Maizuru, Kyoto để sửa chữa. Năm 1928, Jintsū được phân công bảo vệ cho cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên tỉnh Sơn Đông trong sự kiện Tế Nam, rồi sau đó đặt căn cứ ngoài khơi Thanh Đảo. Từ năm 1929 đến năm 1941, Jintsū được phân công tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc và hỗ trợ các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản tại Trung Quốc từ năm 1937 sau khi chiến tranh Trung-Nhật nổ ra.

Giai đoạn mở đầu Chiến tranh Thái Bình Dương

Ngày 26 tháng 11 năm 1941, Jintsū trở thành soái hạm của Hải đội Khu trục 2 thuộc quyền Chuẩn Đô đốc Raizo Tanaka trực thuộc Lực lượng Chiếm đóng Philippine thuộc Lực lượng Viễn chinh Phương Nam của Hạm đội 3. Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Jintsū tham gia vào cuộc chiếm đóng miền Nam Philippines, hộ tốngcác tàu vận tải đang vận chuyển Sư đoàn 16 Lục quân cùng Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt Hải quân Kure Số 1 từ căn cứ tiền phương ở Palau đến Davao, Legaspi và Jolo. Sau khi Philippines nằm trong tay lực lượng Nhật Bản vào cuối tháng 12, Jintsū được phân về Lực lượng Chiếm đóng Đông Ấn thuộc Hà Lan của Chuẩn Đô đốc Kubo cùng với các hải đội khu trục 15 và 16.

Trận chiến biển Java

Ngày 9 tháng 1 năm 1942, Jintsū rời Davao tham gia cuộc chiếm đóng Celebes, hộ tống các tàu vận tải đang vận chuyển Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt Hải quân Sasebo Số 1. Vào ngày 17 tháng 1, thủy phi cơ trinh sát Kawanishi E7K2 "Alf" phóng lên từ Jintsū đã bắn rơi được một máy bay ném bom hạng nhẹ Lockheed Hudson của Không quân Hoàng gia Hà Lan gần Menado, nhưng bản thân nó cũng bị bắn rơi trước khi có thể quay lại con tàu. Vào đầu tháng 2, Jintsū được phân về lực lượng chiếm đóng Ambon, tiếp nối bằng việc chiếm đóng Timor và Đông Java.Sau đó Jintsū hiện diện trong Trận chiến biển Java vào ngày 27 tháng 2 năm 1942. Lực lượng tàu khu trục của nó bao gồm những chiếc Ushio, Sazanami, Yamakaze và Kawakaze thuộc Hải đội Khu trục 7 cùng Yukikaze, Tokitsukaze, Amatsukaze và Hatsukaze thuộc Hải đội Khu trục 16. Chúng tháp tùng các tàu tuần dương Nachi, Haguro và Naka.Lúc 15 giờ 47 phút, Jintsū cùng các tàu khu trục của hải đội hợp cùng tàu khu trục Inazuma giáp chiến cùng lực lượng của Chuẩn Đô đốc Hà Lan Karel W. F. M. Doorman bao gồm các tàu tuần dương HMS Exeter và USS Houston, các tàu tuần dương nhẹ HNLMS De Ruyter HMAS Perth và HNMS Java, các tàu khu trục HMS Electra, HMS Encounter, HMS Jupiter, HNLMS Kortenaer và HNMS Witte de With cùng các tàu khu trục cũ USS Alden, USS John D. Edwards, USS John D. Ford và USS Paul Jones.Thủy phi cơ được phóng lên từ những chiếc Jintsū, Naka và Nachi đã đánh dấu được vị trí những con tàu của Đô đốc Doorman và đã giúp định mục tiêu cho hải pháo Nhật. Lúc 17 giờ 27 phút, Jintsū phóng tám ngư lôi Kiểu 93 Long Lance vào lực lượng của Doorman; được tiếp nối bởi ngư lôi từ các tàu khu trục của Hải đội Khu trục 2. Tổng cộng có 72 quả ngư lôi đã được phóng ra, nhưng đáng ngạc nhiên là không có quả nào trúng đích. Hạm đội Đồng Minh sau đó bị tiêu diệt bởi các đơn vị mặt biển, và Jintsū được ghi công đã trợ giúp vào việc đánh chìm chiếc Electra.Jintsū quay trở về Nhật Bản vào tháng 3 để được sửa chữa và tái trang bị. Đang khi nó ở lại Kure, Hiroshima, Jintsū là một trong số nhiều tàu chiến Nhật đã tham gia truy đuổi bất thành lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay Mỹ sau khi xảy ra cuộc không kích Doolittle.

Trận Midway

Vào tháng 5, Jintsū được gửi đến Saipan nơi nó tham gia Lực lượng tấn công Midway, đảm trách hộ tống các tàu vận chuyển và tàu chở dầu. Trong trận Midway ngày 3 tháng 6 năm 1942, đoàn tàu vận tải bị chín máy bay ném bom hạng nặng Boeing B-17 Flying Fortress ném bom; rồi sau đó lại bị tấn công bởi các thủy phi cơ tuần tra Consolidated PBY Catalina mang theo ngư lôi. Một tàu dầu bị đánh trúng trong các cuộc tấn công này, nhưng Jintsū an toàn quay trở về Truk, và sau đó là về Nhật Bản.

Chiến dịch Quần đảo Solomon

Vào tháng 7 năm 1942, trong một đợt cải tổ sâu rộng Hải quân Đế quốc Nhật Bản, Jintsū được phân về Hạm đội 8 vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy chung của Phó Đô đốc Gunichi Mikawa. Sau khi lực lượng Đồng Minh chiếm đóng Guadalcanal vào tháng 8, Jintsū được gửi đến quần đảo Solomon.Ngày 16 tháng 8 năm 1942, Jintsū rời Truk dẫn đầu một đoàn tàu vận tải tăng cường lực lượng quan trọng cho Guadalcanal. Ngày 20 tháng 8, binh lính được đổ bộ, nhưng lực lượng Nhật Bản được trang bị nhẹ đã không thể tấn công sân bay Henderson tại Guadalcanal. Chuẩn Đô đốc Tanaka nhận được một bức điện từ Sở chỉ huy Không Hạm đội 11 của Phó Đô đốc Nishizo Tsukahara ra lệnh cho đoàn tàu vận tải của ông quay mũi lên phía Bắc để tránh đối đầu với lực lượng đặc nhiệm Mỹ. Không lâu sau đó, ông lại nhận được một bức điện khác từ Phó Đô đốc Mikawa, tư lệnh Hạm đội 8, chỉ thị cho ông hướng về phía 250 độ (Tây Tây Nam). Tanaka, trong hoàn cảnh đối mặt với những chỉ thị mâu thuẩn của vị chỉ huy cấp cao tại mặt trận và của cấp trên trực tiếp, còn bị nản chí do liên lạc vô tuyến quá kém không thể liên lạc với cả hai bộ chỉ huy. Ông buộc phải thỏa hiệp và thay đổi hướng đi về phía 320 độ (Tây Tây Bắc), 350 km (190 dặm) về phía Nam Guadalcanal.Trong cùng lúc đó, 20 máy bay Mỹ đã được tàu sân bay hộ tống USS Long Island chuyển đến tăng viện cho Không lực Cactus nhằm hỗ trợ cho việc phòng thủ của Mỹ tại Guadalcanal. Để đối phó, Đô đốc Isoroku Yamamoto ra lệnh cho Hạm đội 3 của Phó Đô đốc Chuichi Nagumo, bao gồm các tàu sân bay Shokaku, Zuikaku và Ryuko, các thiết giáp hạm Hiei và Kirishima, các tàu tuần dương Kumano, Suzuya, Chikuma, Tone và Nagara cùng ba tàu khu trục đến tăng cường cho lực lượng của Đô đốc Tanaka, lúc này đang trên chiếc Jintsū.Ngày 23 tháng 8, ở vị trí 370 km (150 hải lý) về phía Bắc Guadalcanal, đoàn tàu vận tải của Chuẩn Đô đốc Tanaka bị một thủy phi cơ Catalina PBY phát hiện. Lúc 08 giờ 30 phút, Tanaka nhận được một bức điện từ Phó Đô đốc Mikawa tư lệnh Hạm đội 8 chỉ thị cho ông hướng lên phía Bắc để tránh đối đầu với một lực lượng đặc nhiệm Mỹ. Đến 14 giờ 30, Tanaka lại nhận được một mệnh lệnh khác từ Sở chỉ huy Không Hạm đội 11 của Phó Đô đốc Tsukahara ra lệnh cho ông đổ bộ lực lượng lên Guadacanal vào ngày hôm sau. Đối diện một lần nữa với những mệnh lệnh trái ngược nhau, Tanaka trả lời rằng ông không thể chấp hành vì một số con tàu trong đoàn tàu của ông di chuyển quá chậm.Trận Đông Solomons diễn ra trong hai ngày tiếp theo sau, 24 tháng 8 năm 1942, khi Jintsū gặp gỡ cùng Ryujo, và chiếc tàu sân bay đã tung ra hai đợt không kích nhắm vào sân bay Henderson. Tuy nhiên, bản thân Ryujo bị máy bay từ tàu sân bay USS Saratoga đánh trúng bốn quả bom và một quả ngư lôi làm ngập nước phòng động cơ bên mạn phải, khiến nó chìm đêm hôm đó.Ngày 25 tháng 8, ở vị trí 280 km (150 hải lý) về phía Bắc Guadalcanal, sáu máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD Dauntless của Thủy quân Lục chiến đã tấn công đoàn tàu vận tải của Jintsū, đánh chìm một tàu vận tải và làm hư hại một chiếc khác. Một quả bom 225 kg (500 lb) đánh trúng Jintsū, làm bùng phát các đám cháy và làm ngập nước hầm đạn phía trước. Đô đốc Tanaka bị thương và 24 người bị thiệt mạng; ông buộc phải chuyển cờ hiệu của mình sang chiếc Kagero trong khi Jintsū được cho rút lui về Shortland, và từ đây quay về Truk, nơi nó được sửa chữa khẩn cấp trong tháng tiếp theo. Đến tháng 10, Jintsū nó được cho quay về Nhật Bản, nơi nó được trang bị hai khẩu đội pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng.

Trận Kolombangara

Sau khi việc sửa chữa và cải biến hoàn tất vào ngày 9 tháng 1 năm 1943, Jintsū trở thành soái hạm của Hải đội Khu trục 2 và rời Kure hướng đến Truk. Tại đây Jintsū lập tức được giao nhiệm vụ bảo vệ cho việc triệt thoái lực lượng Nhật Bản còn lại tại Guadalcanal, một nhiệm vụ được nó hoàn thành. Cho đến tháng 7, Jintsū thực hiện nhiều chuyến đi hộ tống và vận chuyển lực lượng giữa Truk, Roi và Kwajalein.Ngày 13 tháng 7 năm 1943, Jintsū tham gia trận Kolombangara. Lúc 03 giờ 30 phút, Jintsū khởi hành từ Rabaul như là soái hạm của Chuẩn Đô đốc Isaki, cùng với các tàu khu trục Yukikaze, Hamakaze, Yugure, Mikazuki, Kiyonami và các tàu khu trục vận tải Satsuki, Minazuki, Yūnagi và Matsukaze với 1.200 quân nhằm tăng cường các vị trí Nhật trên đảo Kolombangara thuộc quần đảo Solomon. Không lâu sau khi vào vị trí, radar của Jintsū phát hiện sự hiện diện của một hạm đội Đồng Minh trước khi trông thấy chúng bằng mắt. Hạm đội Đồng Minh bao gồm các tàu tuần dương USS Honolulu, USS St Louis, HMNZS Leander cùng các tàu khu trục Ralph Talbot, Maury, Gwin, Woodworth, Buchanan, Radford, Jenkins, Nicholas, O'Bannon và Taylor.Đô đốc Isaki ra lệnh tấn công bằng ngư lôi ban đêm, và con tàu của ông đã phóng 31 quả ngư lôi Kiểu 93 "Long Lance", khi Jintsū chiếu sáng hạm đội Đồng Minh bằng các đèn pha của nó. Việc chiếu sáng tỏ ra vô cùng tai hại, khi Jintsū bị bắn trúng ít nhất mười quả đạn pháo 152 mm (6 inch) từ các tàu tuần dương Đồng Minh, làm nó bốc cháy. Loạt đạn pháo đã giết chết cả Chuẩn Đô đốc Isaki lẫn Thuyền trưởng Đại tá Sato; rồi không lâu sau đó một quả ngư lôi đánh trúng mạn phải Jintsū ở phòng động cơ phía sau. Khi Đại tá Zenjiro Shimai trên chiếc Yukikaze tiếp nhận quyền chỉ huy hạm đội và phản công, đánh chìm được Gwin và làm hư hại Leander và St Louis, Jintsū bị vỡ làm đôi và chìm tại tọa độ 07°38′S 157°06′E. Sau đó, tàu ngầm I-180 cứu được 21 thủy thủ và một số ít khác được người Mỹ vớt lên, nhưng đã có 482 người thiệt mạng.Jintsū được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 9 năm 1943.

Đặt hàng:1920

Lớp tàu:Lớp tàu tuần dương Sendai

Xưởng đóng tàu:Xưởng đóng tàu Mitsubishi tại Yokohama

Đặt lườn:10 tháng 6 năm 1922

Hạ thủy:24 tháng 3 năm 1925

Hoạt động: 30 tháng 11 năm 1925[1]

Bị mất:Bị máy bay Mỹ đánh chìm ngày 18 tháng 2 năm 1944 gần Truk ở tọa độ 07°15′N 151°15′E.

Xóa đăng bạ:31 tháng 3 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:5.195 tấn

Chiều dài: 152,4 m (500 ft)

Mạn thuyền:14,2 m (46 ft 7 in)

Tầm nước: 4,9 m (16 ft 1 in)

Lực đẩy:4 × turbine hộp số Parsons 10 × nồi hơi Kampon 4 × trục công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ:65,4 km/h (35,3 knot)

Tầm xa:9.260 km ở tốc độ 25,9 km/h(5.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)

Quân số:452

Vũ khí:7 × pháo 140 mm (5,5 inch) (7x1)2 × pháo 80 mm4 × ống phóng ngư lôi 610 mm (4x2)48 mìn

Vỏ giáp:đai giáp 64 mm (2,5 inch)sàn tàu 29 mm (1,15 inch)

Máy bay:1 × thủy phi cơ,1 × máy phóng

Naka (tiếng Nhật: 那珂) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp Sendai. Tên của nó được đặt theo sông Naka tại tỉnh Tochigi và Ibaraki ở phía Đông Nhật Bản. Naka từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi bị máy bay Mỹ đánh chìm ngày 18 tháng 2 năm 1944 gần Truk ở tọa độ 07°15′N 151°15′E.

Thiết kế và chế tạo

Naka là chiếc thứ ba cũng là chiếc cuối cùng được hoàn tất trong lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Sendai, và giống như những chiếc cùng lớp, nó được dự định sử dụng như là soái hạm của hải đội tàu khu trục.Naka được đặt lườn vào ngày 10 tháng 6 năm 1922; tuy nhiên lườn của chiếc Naka bị cháy trong trận động đất Kantō năm 1923, nên được tháo dỡ và đặt lườn lại vào ngày 24 tháng 5 năm 1924. Nó được hạ thủy vào ngày 24 tháng 3 năm 1925 và hoàn tất tại xưởng tàu của Mitsubishi tại Yokohama vào ngày 30 tháng 11 năm 1925.

Lịch sử hoạt động

Giai đoạn mở đầu Chiến tranh Thái Bình Dương

Ngày 26 tháng 11 năm 1941, Naka trở thành soái hạm của Hải đội Khu trục 4 thuộc quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Shōji Nishimura. Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Naka tham gia cuộc chiếm đóng miền Nam Philippines trong thành phần của Hạm đội 3 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Ibo Takahashi, hộ tống các tàu vận tải vận chuyển các đơn vị của Sư đoàn 48 Lục quân. Naka bị hư hại nhẹ do các cuộc tấn công của năm máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress và các máy bay tiêm kích Seversky P-35 Guardsman và Curtiss P-40 Kittyhawk thuộc Không lực Viễn Đông Không lực Lục quân Hoa Kỳ.

Đông Ấn thuộc Hà Lan

Vào tháng 1 năm 1942, Naka được phân công tham gia cuộc chiếm đóng Đông Ấn thuộc Hà Lan, vận chuyển Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt Hải quân Kure Số 2 đến Tarakan và Balikpapan thuộc Borneo. Vào ngày 24 tháng 1 năm 1942 trong khi đang đổ quân tại Balikpapan, tàu ngầm Hải quân Hoàng gia Hà Lan K-XVIII, đang hoạt động trên mặt ước do thời tiết xấu, đã bắn bốn quả ngư lôi nhắm vào Naka, nhưng tất cả đều bị trượt. Trong khi Đô đốc Nishimura ra lệnh cho Naka và các tàu khu trục của nó truy đuổi chiếc tàu ngầm nhưng không thành công, Lực lượng Đặc nhiệm 5 Hải quân Mỹ bao gồm các tàu khu trục Parrott, Pope, John D. Ford và Paul Jones đã tấn công các tàu vận tải Nhật mà giờ đây không được bảo vệ, và đã đánh chìm nhiều tàu vận tải.Vào cuối tháng 2 năm 1942, Naka hộ tống các tàu vận tải cùng với Sư đoàn 48 Lục quân đến Makassar, Celebes và Đông Java, có tàu tuần dương hạng nhẹ Jintsū đi kèm. Do đó Naka ở vào vị trí tâm điểm của Trận chiến biển Java vào ngày 27 tháng 2 năm 1942.Lúc 15 giờ 47 phút, các tàu tuần dương Nhật Haguro, Jintsu và Nachi cùng các tàu khu trục Inazuma, Yukikaze, Tokitsukaze, Amatsukaze, Hatsukaze, Ushio, Sazanami, Yamakaze và Kawakaze đã giáp chiến cùng lực lượng của Chuẩn Đô đốc Hà Lan Karel W. F. M. Doorman bao gồm các tàu tuần dương HMS Exeter và USS Houston, các tàu tuần dương hạng nhẹ HNLMS De Ruyter HMAS Perth và HNMS Java, các tàu khu trục HMS Electra, HMS Encounter, HMS Jupiter, HNLMS Kortenaer và HNMS Witte de With cùng các tàu khu trục cũ USS Alden, USS John D. Edwards, USS John D. Ford và USS Paul Jones.Lúc 16 giờ 03 phút, Naka cùng hải đội khu trục của nó bao gồm Asagumo, Minegumo, Murasame, Harukaze, Samidare và Yudachi đã phóng 43 quả ngư lôi Kiểu 93 Long Lance vào lực lượng Đồng Minh từ khoảng cách 15 km (16.400 yard), đánh chìm được Kortenaer. Các tàu khu trục còn phóng thêm 56 quả ngư lôi ngoài 8 quả từ Naka, nhưng lạ lùng đã không trúng bất cứ mục tiêu nào. Sau đó Asagumo tiếp cận HMS Electra và đánh chìm nó trong một trận đấu pháo; trong khi Jupiter trúng phải một quả thủy lôi do Hà Lan cài và bị chìm. Đến nữa đêm, De Ruyter và Java trúng phải ngư lôi và nổ tung. Trận đánh này được tiếp nối bởi Trận chiến eo biển Sunda vào ngày hôm sau 28 tháng 2 năm 1942, nơi mà Naka không có mặt.Sang tháng 3, Naka được giao nhiệm vụ tuần tra tại khu vực giữa Java và Celebes. Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 3 năm 1942, Naka nhận được chỉ thị trở thành soái hạm của lực lượng chiếm đóng đảo Christmas. Lực lượng này bao gồm Naka, Nagara và Natori thuộc Hải đội Tuần dương 16, Minegumo và Natsugumo thuộc Hải đội Khu trục 9, Amatsukaze và Hatsukaze thuộc Hải đội Khu trục 16, Satsuki, Minazuki, Fumizuki và Nagatsuki thuộc Hải đội Khu trục 22, tàu chở dầu Akebono Maru và các tàu vận tải Kimishima Maru và Kumagawa Maru. Việc đổ bộ được tiến hành suôn sẽ không bị ngăn trở vào ngày 31 tháng 3 năm 1942, cho dù tàu ngầm Mỹ Seawolf đã bắn bốn quả ngư lôi nhắm vào Naka, nhưng tất cả đều bị trượt. Seawolf lại cố gắng thêm một lần nữa với hai quả ngư lôi vào ngày hôm sau 1 tháng 4 năm 1942, và lần này một quả đã đánh trúng Naka bên mạn phải gần phòng nồi hơi số 1. Natori phải kéo chiếc Naka hư hỏng nặng về vịnh Bantam thuộc Java để được sửa chữa tạm thời, để nó có thể quay về Singapore bằng chính động lực của mình. Tuy nhiên những hư hỏng của nó đáng kể đến mức nó được gửi về Nhật Bản để sửa chữa lớn trong tháng 6. Naka ở lại Nhật Bản trong thành phần dự bị cho đến tháng 4 năm 1943.

Nam Thái Bình Dương

Vào ngày 1 tháng 4 năm 1943, Naka được phân về Hải đội Tuần dương 14 vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Kenzo Ito, bao gồm tàu tuần dương Isuzu và đi đến Truk vào ngày 30 tháng 4 năm 1943. Trong nhiều tháng tiếp theo sau, Naka thực hiện nhiều chuyến đi vận chuyển Tốc hành Tokyo chung quanh khu vực quần đảo Marshall và Nauru.Ngày 21 tháng 10 năm 1943, Naka và Isuzu nhận lên tàu binh lính Lục quân tại Thượng Hải để chuyển ra mặt trận. Đoàn tàu vận tải bị tàu ngầm Shad đánh chặn tại Biển Đông Trung Quốc vào ngày 23 tháng 10 năm 1943, đã bắn tổng cộng mười quả ngư lôi nhưng đã không thể trúng đích phát nào.Ngày 3 tháng 11 năm 1943, đoàn tàu lại bị tấn công cách 110 km (60 hải lý) về phía Bắc Kavieng bởi máy bay ném bom của Không lực 13 B-24 Liberator. Naka bị hư hại nhẹ do một quả bom ném suýt trúng, và về đến Rabaul vào ngày 5 tháng 11 năm 1943, đúng vào lúc diễn ra cuộc ném bom Rabaul bởi các tàu sân bay Mỹ. Naka lại bị hư hại nhẹ do những quả bom ném suýt trúng từ máy bay ném bom bổ nhào xuất phát từ các tàu sân bay Saratoga và Princeton.Ngày 23 tháng 11 năm 1943, Naka rời Ponape cùng lực lượng binh lính tăng cường cho việc phòng thủ Tarawa, nhưng đảo này rơi vào tay lực lượng Mỹ trước khi lực lượng tăng viện đến nơi.Trong các ngày 17 - 18 tháng 2 năm 1944, Naka trợ giúp cho tàu tuần dương hạng nhẹ Agano khi chiếc này trúng phải ngư lôi một ngày trước đó bởi tàu ngầm Skate. Ngay sau khi Naka lên đường rời Truk, hải cảng này bị Lực lượng Đặc nhiệm 58 tấn công trong Chiến dịch Hailstone. Lực lượng Mỹ đã đánh chìm 31 tàu vận tải và 10 tàu hải quân (hai tàu tuần dương, bốn tàu khu trục cùng bốn tàu phụ trợ), tiêu diệt gần 200 máy bay và làm hư hại nặng khoảng 100 chiếc, loại bỏ Truk như là một căn cứ chủ lực của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Naka bị tấn công ở cách 65 km (35 hải lý) về phía Tây Truk bởi ba đợt máy bay ném bom bổ nhào SB2C Helldiver và máy bay ném bom-ngư lôi TBF Avenger từ tàu sân bay Bunker Hill và những chiếc TBF của Phi đội VT-25 cất cánh từ Cowpens. Hai đợt không kích đầu tiên không mang lại kết quả, nhưng Naka trúng một ngư lôi và một bom trong đợt thứ ba, bị vỡ làm đôi và chìm ở tọa độ 07°15′N 151°15′E.Có khoảng 240 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng, nhưng các tàu tuần tra đã vớt được 210 người sống sót kể cả Thuyền trưởng Sutezawa.Naka được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 31 tháng 3 năm 1944.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro