hàm FV

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hàm FV()

Tính giá trị tương lai (Future Value) của một khoản đầu tư có lãi suất cố định và được chi trả cố định theo kỳ với các khoản bằng nhau mỗi kỳ.

Cú pháp: = FV(rate, nper, pmt [, pv] [, type])

Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu trả lãi hằng tháng thì bạn chia lãi suất cho 12.

Ví dụ, nếu bạn kiếm được một khoản vay với lãi suất 10% mỗi năm, trả lãi hằng tháng, thì lãi suất hằng tháng sẽ là 10%/12, hay 0.83%; bạn có thể nhập 10%/12, hay 0.83%, hay 0.0083 vào công thức để làm giá trị cho rate.

Nper : Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12.

Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm giá trị cho nper.

Pmt : Số tiền chi trả (hoặc gửi thêm vào) trong mỗi kỳ. Số tiền này sẽ không thay đổi theo số tiền trả hằng năm. Nói chung, pmt bao gồm tiền gốc và tiền lãi, không bao gồm lệ phí và thuế. Nếu pmt = 0 thì bắt buộc phải có pv.

Pv : Giá trị hiện tại (hiện giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai. Nếu bỏ qua pv, trị mặc định của pv sẽ là zero (0), và khi đó bắt buộc phải cung cấp giá trị cho pmt (xem thêm hàm PV)

Type : Hình thức tính lãi:

= 0 : Tính lãi vào cuối mỗi kỳ (mặc định)

= 1 : Tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo

Lưu ý:

RateNper phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu trả lãi hằng tháng thì dùng 10%/12 cho rate và 4*12 cho nper; còn nếu trả lãi hằng năm thì dùng 10% cho rate và 4 cho nper.

Tất cả các đối số thể hiện số tiền mặt "mất đi" (như gửi tiết kiệm, mua trái phiếu...) cần phải được nhập với một số âm; còn các đối số thể hiện số tiền "nhận được" (như tiền lãi đã rút trước, lợi tức nhận được...) cần được nhập với số dương.

Ví dụ:

Một người gửi vào ngân hàng $10,000 với lãi suất 5% một năm, và trong các năm sau, mỗi năm gửi thêm vào $200, trong 10 năm. Vậy khi đáo hạn (10 năm sau), người đó sẽ có được số tiền là bao nhiêu ?

= FV(5%, 10, -200, -10000, 1) = $18,930.30

(ở đây dùng tham số type = 1, do mỗi năm gửi thêm, nên số lãi gộp phải tính vào đầu mỗi kỳ tiếp theo thì mới chính xác)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro