Hàn Quốc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10:Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế đối ngoại của hàn quốc và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại của việt nam.

Chính sách Thương mại quốc tế:

Giai đoạn 1961 -1980: Thúc đẩy Xk và từng bước thực hiện tự do hóa nhập khẩu

1.      Đối với xuất khẩu

*Đưa ra định hướng phat triển các mặt hàng chủ lực phù hợp: Từ năm 1961 – 1970, Hàn Quốc chú trọng xuất khẩu các sản phẩm công nhiệp nhẹ có hàm lượng lao động caonhư sản xuất tơ tằm, vải sợi, cao su và máy thu thanh. Đến giai đoạn 1971 -1980, Hàn Quốc chuyển hướng sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng như thép, hóa chất và sản xuất ô tô.

*Thực hiện tự do hóa thị trường ngoại hối và phá giá nội tệ gần như 100% năm 1964nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu,thị trường được mở rộng .

*Cp đưa ra quy định về việc điều chỉnh hđ của các công ty trong nước.Đối với những công ty không đủ khả năng hướng ngoại,xk thì cho phép họ phá sản còn đối với doanh nghiệp có khả năng song hiện tại chưa thực hiện được thì chuyển hướng kkinh doanh

* Thành lập tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) để hỗ trợ hoạt động marketing cho các doanh nghiệp trong nước, kết nối các doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường, từ đó giúp các doanh  nghiệp phát huy tối đa mọi lợi thế của mình cũng như  tránh được rủi ro trên thị trường.Có mạng lưới khắp thế giới.

* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:giai đoạn đầu chủ yếu dựa vào nguồn vốn ODA của Hoa Kì sau đó là dựa vào nguồn vốn của các công ty trong nước và ngân sách nhà nước

hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tại cơ sở sản xuất và trung tâm dạy nghề. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo nghề trong nước và nước ngoài thông qua dự án của nhà dầu tư nước ngoài.chú trọng dào tạo lao động phổ thông

* Chính sách miễn giảm thuế thu nhập và thuế nhập khẩu đầu vào sản xuất. 50-100%  trong 2-9 năm đầu ,20-30% 2 năm sau đó(tn)

*Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tại cs sx và dạy nghề.

2. Đối vs nhập khẩu

Các bp quy định về danh mục hàng hóa nhập khẩu, tăng số mặt hàng tự do nhập khẩu; giảm dần việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu bằng số lượng; cắt giảm thuế quan nhập khẩu. Khai thác thị trg các nước pat triển

Giai đoạn 1980 đến nay: Thực hiện chính sách tự do hóa thương mại và đa dạng hóa thị trường. Giai đoạn đầu tập trung vào các nước phát triển song do xuất hiện đối thủ cạnh tranh lf NIEs nen đa dạng hóa thị trường sang các nước đang phát triển

 

1.      Đối vs XK

Chính sách mặt hàng:Các mặt hàng Hàn Quốc chú trọng xuất khẩu có hàm lượng chất xám, công nghệ cao, thâm dụng vốn như: chất bán dẫn chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng khác là máy móc, thiết bị khai thác khoáng sản và xây dựng, phụ tùng ô tô, ti vi, xe hơi, điện thoại di động, tàu biển.

+Tăng cường hoạt động các tổ chức xúc tiến thương  mại, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến

+Tự do hóa thị trg vốn hỗ trợ TM và ĐT QT

+Tăng cường hđ của các tổ chức tín dụng

2.      Đối với NK

Tiếp tục thực hiện tự do hóa Nk, quản lý NK chủ yếu = rào cản kỹ thuật  và hạn chế Xk tự nguyện.Năm 2011, Hàn Quốc giảm thuế nhập khẩu cho 67 mặt hàng với mức giảm mạnh nhất là 40%, áp dụng ít nhất từ 6 tháng tới 1 năm. Các mặt hàng được lựa chọn chủ yếu là hàng hóa thiết yếu như đường, xà phòng, bột mì, dầu hỏa, cao su…

Bài học kinh nghiệm cho VN

Từ thực tế phát triển thương mại của Hàn Quốc, Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình đẩy mạnh xuất khẩu:

Thứ nhất, Việt Nam nên thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ phát triển quan hệ TMQT theo đúng hướng và đúng chiến lược đã đề ra đồng thời khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường các hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tìm hiểu về thị trường và các đối tác nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Thứ hai, phối hợp cùng việc tăng cường các hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại và đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, Việt Nam nên tăng cường hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là vào các ngành then chốt, trọng điểm nhằm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước phát triển hàng hóa dịch vụ cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời mở rộng thị trường. Tuy nhiên cần quản lí chặt chẽ các nguồn vốn, các khoản tín dụng, tránh trường hợp cho vay tràn lan và gây thất thoát vốn, cản trở sự phát triển kinh tế.

Thứ ba, Việt Nam cần phải tiến hành thực hiện chính sách tự do hóa thương mại theo một lộ trình phù hợp với đặc điểm và tình hình KT-XH của đất nước và quốc tế.

Cuối cùng, Việt Nam cần xác định các mặt hàng chủ lực phù hợp trong từng thời kì. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng sơ chế, ít chế biến, sử dụng nhiều lao động, do đó tuy kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị thực tế nhận được lại không nhiều. Vì vậy Việt Nam cần tiến tới xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chất xám, công nghệ cao, sử dụng nhiểu vốn.

Chính sách đầu tư quốc tế của HQ

GĐ 1960 1975: Mô hình khuyến khích đầu tư nước  ngoài

·        Những năm 1960 : tập trung thu hút viện trợ của nước ngoài và vay nợ để phuc hồi nền kinh tế

·        Cuối những năm 1960 – 1975: khuyến khích thu hút đâu tư FDI

·        Biện pháp:

·        Ban hành và hoàn thiện hệ thống luật đầu tư nước ngoài

·        Cải cách thủ tục hành chính

·        Thực hiện tự do hóa tài chính tạo đk cho các nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn

·        Cho phép và hỗ trợ vốn cho khu vực tư nhân tham gia thu hút đt nước ngoài

GD 1976 đến nay: kết hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài

Biện pháp:

·        Tiếp tục các biện pháp khuyến khích thu hút FDI

·        Ban hành luật khuyến khích ĐT nước ngoài năm 1998

·        Mở rộng lĩnh vực cho phép đầu tư nc ngoài

·        Hỗ trợ vốn cho các nhà đầu tư trong nước đt ra nc ngoài

·        Tăng cường các hđ xúc tuến đầu tư cùng các hđ xúc tiến tmai, mở rộng mạng lưới hoạt động của các tổ chức xúc tiến

·        Thành lập ủy ban hợp tác kinh tế song phương hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài

·        Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự do hóa ĐT ra nước ngoài

Bài học

Chính sách Đầu tư quốc tế

Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ tăng trưởng kinh tế. Để tạo ra sức hấp dẫn với dòng vốn nước ngoài Việt Nam có thể thực hiện một số chính sách được rút ra từ kinh nghiệm HQ:

-          Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nhóm ngành sản xuất theo quy hoạch trước. VD: Thu hút nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực mà hiện nay VN cần nhưng khả năng của các DN Việt Nam còn hạn chế như chế biến nông sản phẩm, ngành công nghiệp chế tạo linh kiện điện tử, ngành dịch vụ du lịch..

-          Xây dựng các KCN quy mô với hạ tầng cơ sở hiện đại mang tính đồng bộ, có tính hỗ trợ cao trong sản xuất để thu hút các DN nước ngoài.

-          Thực hiện các ưu đãi về thuế trong một số năm nếu DN chấp nhận đầu tư.

-          Đơn giản hóa các thủ tục thẩm định, cấp giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro