Phần 0: Tóm lược và dẫn nhập

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tham nhũng gắn liền với sự tăng trưởng thần tốc là vấn đề bế tắc của cả nghiên cứu về tham nhũng cũng như mô hình tăng trưởng kinh tế của các nước công nghiệp mới (NIC). Tuy vậy, điều này không quá xa lạ khi được đối chiếu với lịch sử hình thành của các nước tư bản phương Tây. Hàn Quốc là một trường hợp điển hình ở Đông Á cho thấy tham nhũng gắn liền với công nghiệp hóa và phát triển kinh tế thần tốc. Hiện nay, Hàn Quốc đã trở thành một nước phát triển nhưng vẫn tiếp tục phải đối mặt với nạn tham nhũng trong cả chính quyền cũng như doanh nghiệp tư nhân. Trong quá khứ, chính quyền Hàn Quốc đã trực tiếp can thiệp vào kinh tế, chỉ đạo các doanh nghiệp phát triển theo định hướng, cung cấp tín dụng ưu đãi, ưu đãi về các điều kiện hành chính và kinh doanh, đổi lại sẽ nhận được những khoản lại quả hậu hĩnh của doanh nghiệp để đầu tư cho mạng lưới bảo trợ về chính trị, tức là doanh nghiệp và chính quyền cùng nhau củng cố sự thống trị và đàn áp người lao động. Trong tình hình đó thì nạn tham nhũng cũng gạt bỏ các tổ chức chính trị của người lao động và vì vậy nó gắn liền với sự tích lũy tư bản nhanh chóng của Hàn Quốc. Các nhóm tài phiệt lớn của Hàn Quốc đều được hình thành trong giai đoạn đầy tham nhũng của Hàn Quốc và vươn lên trở thành các đế chế tư bản quốc tế, mặc dù họ vẫn tuân thủ theo các truyền thống quan hệ dựa trên địa phương, gia tộc hoặc cá nhân. Điều này cho thấy chủ nghĩa tư bản trên một góc độ nào đó đã thích nghi với những truyền thống lâu đời của xã hội phương Đông.Dưới đây là bản dịch bài báo "" của Jonathan Moran, Khoa Kinh Doanh, Đại học John Moores Liverpool, Anh Quốc.

Tóm lược: Cuộc tranh luận về tham nhũng và thành tích kinh tế đã nghiêng ngả từ lập trường này sang lập trường khác trong nhiều thập kỷ. Vào những năm 1960, trường phái tư tưởng gắn với lý thuyết hiện đại hóa cho rằng tham nhũng thường có quan hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế (Huntington, 1968: Leff, 1964). Sau đó, tham nhũng bị coi là tai hại đối với sự tăng trưởng do phá hoại cơ sở của các chính sách công ổn định, duy lí cũng như sự phân bổ thông qua thị trường (Rose-Ackerman, 1978; Theobald, 1990), tham nhũng vẫn được đánh giá theo tình huống đó cho đến hiện nay, đặc biệt là sau "sự bùng nổ tham nhũng" của những năm 1990 (Alam, 1989; Leiken, 1997; Naim, 1995). Các nước Đông Á đóng vai trò là các nghiên cứu điển hình quan trọng về vai trò của tham nhũng trong công nghiệp hóa: bài báo này tập trung vào Hàn Quốc. Thứ nhất là do tham nhũng đồng tồn tại với sự phát triển. Thứ hai, tham nhũng ở Hàn Quốc vào nhiều thời điểm khác nhau là thực dụng, gây hại, phi lý và hợp lý, nhưng luôn luôn hiện diện trong thời kỳ công nghiệp hóa thần tốc. Dĩ nhiên điều này không hàm ý cho rằng tham nhũng nuôi dưỡng tăng trưởng hay khuyến nghị tham nhũng như là một lựa chọn chính sách cho các nền kinh tế đang phát triển hay đang chuyển đổi, do có bằng chứng cho thấy trong nhiều trường hợp thì tham nhũng là có hại cho sự phát triển. Bài báo này tìm hiểu vai trò của tham nhũng trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc để hiểu rõ hơn về bản thân hiện tượng tham nhũng.

Dẫn nhập: Đông Á có một vị trí bất thường trong cuộc tranh luận về tham nhũng và thành tích kinh tế. Thứ nhất, bằng chứng cho thấy mức độ tham nhũng cao bất thường đã đồng tồn tại với sự tăng trưởng kinh tế thần tốc. Câu trả lời thường là giả định không có sự tồn tại của hiện tượng này, ví dụ như Alam khẳng định: "Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore là những nước không có tham nhũng mang tính hệ thống" trong khi Indonesia dường như chỉ tham nhũng dưới thời Sukarno (Alam, 1989, p.444). Logic ở đây là rõ ràng: do những nước này đã phát triển về kinh tế nên họ không thể có tham nhũng mang tính hệ thống. Hay nói cách khác, tham nhũng được giải thích là xảy ra ở mức độ không nghiêm trọng hoặc không tập trung (Wade, 1990) hoặc không phù hợp với quá trình phát triển kinh tế chủ đạo. Tuy vậy, những bê bối gần đây ở Hàn Quốc, Đài Loan và Indonesia cũng như những bê bối hiện tại ở Nhật Bản đã cho thấy một quá trình đã tồn tại – và là hệ thống – trong nhiều thập kỷ.


Thứ hai, kết quả là mọi phân tích triệt để về tham nhũng hầu như đều vắng mặt trong các công trình về tăng trưởng kinh tế Đông Á. Trong công trình nổi bật về sự phát triển của Châu Á, Robert Wade chỉ dành 5 trong số 393 trang cho tham nhũng, coi tham nhũng chỉ là thứ diễn ra ở cấp độ thấp (Wade, 1990). Các bộ sách tăng lên nhanh chóng của các cựu kỹ trị đã từng thi hành các chính sách cấp cao trong thời kỳ công nghiệp hóa cũng lảng tránh tham nhũng, thường là theo nguyện vọng của họ về việc không tiết lộ các hành động phi pháp và/hay mong muốn được tái tuyển dụng trong tương lai. Trong nhiều năm gần đây, nhiều nhà kỹ trị - một số người đã viết những tác phẩm về sự phát triển kinh tế không có tham nhũng của Hàn Quốc – đã bị cáo buộc về liên quan đến tham nhũng và tiết lộ thông tin.

Thứ ba, một phần lý do của việc phân tích hiện tượng này một cách miễn cưỡng là mức độ tham nhũng cao tạo ra các vấn đề cho những mô hình phát triển cố gắng giải thích sự tăng trưởng thần tốc. Nhiều công trình cổ điển về công nghiệp hóa Hàn Quốc của cả cánh tả và cánh hữu đều dựa vào các khái niệm (của Weber hay Khổng Tử) về một giới hành chính duy lý, độc lập, trong việc triển khai các kế hoạch phát triển quốc gia. Nếu như tham nhũng tồn tại thì đó là do giới thượng lưu chính trị, họ nhận các khoản lại quả lớn còn các công chức thì không nhận được gì. Điều này đã hoàn toàn bỏ qua (a) hoàn cảnh chính trị tổng thể của sự phát triển và (b) cách thức mà giới công chức, kinh tế và thượng lưu chính trị ở Hàn Quốc (cũng như Đông Á) đã tham gia sâu vào các hoạt động phi pháp, bóp hầu bóp cổ, tìm kiếm đặc lợi, vân vân. Các công trình gần đây đã bắt đầu mô tả vai trò của tham nhũng trong sự tăng trưởng kinh tế thành công và chỉ ra sự quan trọng của việc phân phối quyền lực chính trị đối với tác động kinh tế tích cực hay tiêu cực của tham nhũng (Khan, 1996; 1998). Tuy vậy, việc áp dụng một tầm nhìn lịch sử/theo bối cảnh vẫn là cần thiết.

Bài báo này lập luận rằng mức độ tham nhũng cao đã đồng tồn tại với sự tăng trưởng kinh tế và cho rằng giới công chức đã (a) bện chặt với giới lãnh đao chính trị, (b) bản thân giới công chức là tham nhũng, (c) việc xây dựng chính sách kinh tế không chỉ là duy lý/Khổng Giáo mà còn bị chính trị hóa sâu sắc và (d) sự hiện diện của tham nhũng có tác động đến tăng trưởng kinh tế, nếu không rõ ràng trong ngắn hạn, tức là sự ổn định dài hạn.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro