Hang đá kỳ bí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Đêm trước tháng 7 năm 1999, thời điểm Giang Trạch Dân chính thức phát động cuộc bức hại những người tu luyện Phật Pháp (Pháp Luân Công), dưới chân dãy Hoàng Sơn được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất kỳ sơn”, tức bờ sông Tân An nơi giao giới giữa khu Đồn Khê và huyện Hấp, tỉnh An Huy, người ta phát hiện một nơi đầy huyền bí và quái dị — quần thể hang đá cổ Huy Châu. Tháng 4 năm 2000, khu phong cảnh hang đá cổ Huy Châu động thổ khởi công, đến ngày 28 tháng 9 cùng năm thì chính thức đưa vào kinh doanh. Năm sau, Giang Trạch Dân đã tự mình đề tên là “Hoa Sơn mê quật”, nghĩa là “hang đá kỳ bí Hoa Sơn”.

Từ phản ứng hưng phấn quá độ của Giang Trạch Dân với hang đá, có thể thấy dường như Giang đã tìm thấy cảm giác trở về sào huyệt thật sự của mình.

Nơi đây được coi là di chỉ hang đá cổ quy mô lớn nhất, diện tích lớn nhất Trung Quốc hiện nay. Có thể nói không đâu có thể cạnh tranh cảnh quan tự nhiên với nơi này, cũng không có cơ hội đưa vào kỷ lục nhân văn như nó. Lý do là vì có rất nhiều bí ẩn ở đây, không ai nói rõ được nó là thứ gì, chỉ có thể dùng “huyền bí, quái dị, lạ lùng” để miêu tả nó.

Trải qua khai quật, hang đá kỳ bí Hoa Sơn là quần thể hang đá lớn do 36 hang đá lớn nhỏ tổ thành, hiện mới chỉ mở ra được 5, 6 cái. So với hang đá Đôn Hoàng, bên trong các hang này không có bích họa và tượng Phật, cũng không có văn tự. Không gian bên trong hang rất lớn, lớn nhất tới cỡ một sân bóng, kết cấu quái dị, lộn xộn, quanh co rối rắm, tầng tầng lớp lớp, động ở trong động; có cột đá chống đứng, trong động có nước, sâu không thấy đáy. Trong nước có cá màu đỏ, vàng, lam, trắng, đen bơi lội, hình dạng rất quái dị.

Thông qua giám định, thạch nhũ bên trong động đã phát triển được hơn 1.700 năm. Từ đó mà tính, khi nhân công đào bới hang đá này trước khi thạch nhũ sinh thành, thì muộn nhất cũng không quá triều Tấn, nhưng thời gian khai quật cụ thể vẫn là điều bí ẩn.

Tìm về lịch sử Trung Quốc 1.700 năm trước, tức thời lưỡng Hán thịnh thế (Tây Hán và Đông Hán), nếu như khai quật công trình lớn thế này, thì gần như phải huy động lực lượng toàn quốc. Vết đục trong hang có khắp nơi, nhưng không biết do công cụ gì gây nên. Quy mô lớn thế này, lượng công trình lớn thế này, chẳng khác gì xây dựng một Trường Thành khác, vậy mà lịch sử không hề có văn tự nào ghi lại.

Đến nỗi có người phỏng đoán công dụng của hang đá, như làm mộ táng chư hầu, nơi đóng quân, khai thác đá, hay nơi tích trữ muối của thương nhân, v.v. Cũng có người thấy hang đá kỳ bí Hoa Sơn nằm gần “vĩ tuyến thần bí” 30 độ Bắc, nên coi đây là kiệt tác của người ngoài hành tinh.

Trên thực tế, phía nhà nước không phủ nhận cũng không nói rõ, khiến người ta thấy đây là một hang đá cấu tạo phi tự nhiên, cũng phi nhân công, hoàn toàn nằm ngoài phạm trù nhận thức của nhân loại. Tuy nhiên, giữa nó và Giang Trạch Dân lại có uyên nguyên không nhỏ.

Giang Trạch Dân hưng phấn dị thường trước hang đá kỳ bí

Nói tới phát hiện và khai quật hang đá, trước tiên chính là mở mang hang đá số 35. Năm 1999 được người ta phát hiện, miệng hang toàn là đá vỡ, lại không ngừng đào vào phía trong. Càng khoét vào trong, khi thanh lý đá vỡ, người ta mới phát hiện bên trong động có lẫn rất nhiều xương trâu, khiến công nhân nghĩ mãi không ra, bởi thế mới đặt tên động này là “thiên niên mê quật”, nghĩa là “hang đá kỳ bí ngàn năm”.

Sau này phát hiện, hang này là một động cóc điển hình, miệng nhỏ bụng to, có một đoạn động dẫn 20 mét. Đi vào động dẫn thoát ra ở miệng, rộng mở thông suốt, trước mắt hiện ra khoảng không như bụng lớn, tổng diện tích 4.000 m2. Vừa mới mở động, hàng nghìn vạn con dơi bay vào, tiếng động kinh người, tựa như một làn gió đen rung chuyển mặt đất, nên mới có tên là “phòng dơi”.

Bên trong có 36 cái gọi là “phòng đá”, nhỏ nhất diện tích gần 2 m2, tường phòng đá dày mỏng khác nhau, chỗ mỏng nhất gần 10 cm. Các phòng đá này bị phong kín ba mặt, gần đến “phòng dơi” thì có hình cổng tò vò, với độ rộng chỉ cỡ một người chui vào. Cạnh phòng có đầm sâu, nước màu xanh lục, bên trong có cá hình thù quái dị bơi lội. Bên trong động khí hàn khắp đất, lạnh lẽo âm u vô cùng.

Tháng 9 năm 2000, hang đá số 35 mở cửa cho bên ngoài, vậy là hang động quỷ dị, lai lịch bất minh này đã gây hứng thú cực độ cho Giang Trạch Dân. Theo phía nhà nước đưa tin, từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 5 năm 2001, Giang Trạch Dân đến An Huy thị sát, bấy giờ chính là thời điểm Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công hung tàn nhất; thực ra, Giang chính là đến để xem kỹ sào huyệt này. Để bịt mắt người ngoài, từ ngày 19 Giang Trạch Dân du ngoạn Hoàng Sơn, còn làm bài thơ “Đăng Hoàng Sơn ngẫu cảm”, không chỉ lên giọng phát biểu công khai, mà còn yêu cầu đưa vào tài liệu giảng dạy và sách học thêm cho học sinh tiểu học Thượng Hải.

Hai ngày sau đó, Giang Trạch Dân vẫn hoạt động xung quanh núi Hoàng Sơn, nhưng báo chí nhà nước không hề đưa tin. Chỉ có nơi đương địa, vì “Tổng Bí thư” đích thân tới mà khoa trương, nên người ta mới biết Giang nguyên là cố tình về thăm sào huyệt cũ.

Trên trang du lịch của hang đá Hoa Hơn có thể thấy, từ khi Giang Trạch Dân xuống núi Hoàng Sơn, ngày hôm sau, tức chiều ngày 20 tháng 5 năm 2001, Giang liền tới “động cóc” Hoa Sơn số 35 mới được khai quật. Khi ấy Giang đợi rất lâu trong động đá âm u lạnh lẽo, sau đó chụp ảnh lưu niệm ở cửa động, hưng phấn dị thường, như vừa tìm thấy sào huyệt vậy. Từ ngôn ngữ cảm thán của Giang, chúng ta thấy không còn hồ nghi gì nữa: “Thật là quá tuyệt vời! Là bí ẩn, đúng là bí ẩn thiên cổ! Đây đúng là một báu vật! Phải tuyên truyền mạnh ra ngoại quốc mới được!” Nói rồi tự mình viết đặt tên nơi này là “Hoa Sơn mê quật”.

Sự hưng phấn cực độ của Giang Trạch Dân cũng khiến cán bộ quan chức đương địa vừa mừng lại vừa lo. Sau đó, đề tự của Giang được đặt lên sườn núi, rồi chụp ảnh làm thuyết minh cho hang đá. Những câu nói cửa miệng thiếu mạch lạc bên trên của Giang cũng được khắc thành bia đá dựng ở đó. Ở bề mặt thì như là một kiểu khoe khoang, nhưng trên thực tế đúng là lập bia làm chứng cho sào huyệt cóc của Giang Trạch Dân.

Thật trùng hợp, nguyên quán của Giang cũng tại thôn Giang, huyện Tinh Đức dưới chân dãy Hoàng Sơn. Sau khi Giang đã thỏa nguyện ở sào huyệt Hoa Sơn, ngày hôm sau trời sấm chớp nửa tiếng như một nghi thức nhận tổ quy tông.

Theo niên giám hang đá kỳ bí Hoa Sơn, trong cao tầng hiện thời của Trung Cộng, chưa có ai khác từng tham quan nơi mà Giang Trạch Dân gọi là “Hoa Sơn mê quật” thần kỳ này.

Hang đá kỳ bí Hoa Sơn thường được dân gian Trung Quốc đàm luận — là nơi âm ám ở không gian khác của linh thể cóc Giang Trạch Dân, chẳng qua khi Giang chuyển thế, nó cũng tiến nhập vào không gian này, náu mình dưới chân núi Hoàng Sơn mỹ cảnh. Khi thời điểm tới, sào huyệt lộ ra, Giang Trạch Dân hưng phấn tại nơi đây, nhất định có cảm giác trở về nhà.

 Để xem Giang Trạch Dân đã chết hay chưa thì người dân Trung Quốc căn bản không dùng cách nghe ngóng “cáo phó” từ phía nhà nước. Giang Trạch Dân có một nhục thân, lại cũng có một thân phận chính trị; thời điểm mà những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố cái chết của ông ta cần phù hợp với nhu cầu chính trị. Năm xưa, Đặng Tiểu Bình cũng được máy hô hấp nhân tạo duy trì trong 5, 6 tháng rồi mới tuyên bố tử vong. Theo y học hiện đại, phân biệt tử vong thì chia làm hai loại là “chết não” và “chết tim”, cùng các thuật ngữ khác. Nhưng theo văn hóa truyền thống Trung Quốc thì rất đơn giản, chính là hồn đã bị đưa đi rồi, không ở trên thân thể nữa, thì dù nhục thân đã tử vong hay chưa, cũng chính là đã hết thọ mệnh; cho dù có lay đi lay lại nhục thân thế nào thì hồn cũng không trở lại nữa, rất là minh bạch. Đặc biệt là đối với loại yêu quái họa loạn nhân gian, thì dân chúng thường đốt pháo để ngăn thi thể hoàn hồn, khiến yêu ma mất vía, vừa xua đuổi tà ma, và đồng thời ăn mừng.

Cái chết của Giang Trạch Dân và dị tượng Thủy tính

Trên các con phố Trung Quốc, Giang Trạch Dân được dân chúng gọi là “con cóc chuyển sinh”, bởi đặc điểm hai mắt lồi ra và miệng rộng môi mỏng, cũng như động tác mở rộng năm ngón khi vỗ tay của ông ta, rất giống con cóc. Cóc không thể rời nước; “Giang” đúng là không thể rời nước; thậm chí khi ra nước ngoài, ông ta cũng không quên tới nơi có bóng nước. Truyền thông từng lưu truyền rộng rãi bức ảnh Giang Trạch Dân bơi lội tại Hawaii và Biển Chết, đồng thời khách sạn mà ông ta chọn ở cũng có hệ thống thủy sinh.

Xuất thân của Giang Trạch Dân và “Thủy” là có quan hệ mật thiết. Nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus từng viết:

“Từ ba dấu hiệu của ‘Thủy’ sẽ sinh ra một người đàn ông,

Kỷ niệm thứ Năm như là ngày lễ hội của ông ta.

Danh tiếng, sự tán tụng, và quyền lực của người này sẽ lớn mạnh

Trên đất và biển, đem đến tai hoạ cho phương Đông.”

(Các Thế Kỷ I, Khổ 50)

Giang Trạch Dân sinh năm 1926 tại Giang Tô (“Thủy” đầu tiên), phất lên tại Thượng Hải (“Thủy” thứ hai), sau khi đến Bắc Kinh đảm nhiệm “tam vị nhất thể” (ba chức Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương) thì ở tại Trung Nam Hải (“Thủy” thứ ba). Việc đề bạt và phát tài của Giang cũng có quan hệ với “Thủy”: Giang mạo nhận cha là Giang Thượng Thanh để được Trương Ái Bình đề bạt, chữ “Bình” (萍) có bộ “Thủy” (氵); Giang ở Thượng Hải được Uông Đạo Hàm đề bạt, chữ “Uông” (汪) cũng có bộ “Thủy”; ân nhân chính trị của Giang là Bạc Nhất Ba, chữ “Ba” (波) cũng có bộ “Thủy”, tổng cộng vẫn là ba dấu hiệu của “Thủy”. Chúng ta biết rằng con cóc xưa nay thích Thủy và kỵ nhất là Hỏa; Triệu Tử Dương, Kiều Thạch, v.v. đều có tên thuộc “Hỏa” và họ thuộc “Thổ”, do đó đều bị Giang Trạch Dân ghen ghét.

Trong lịch sử, khi các thủ lĩnh ĐCSTQ chết thì nhân gian đều xuất hiện dị tượng. Năm 1976, một tảng thiên thạch lớn đột nhiên từ trên trời rơi xuống tỉnh Cát Lâm và vỡ làm ba mảnh; năm ấy Chu Ân Lai, Chu Đức và Mao Trạch Đông đều qua đời; cũng trong năm ấy phát sinh động đất lớn tại Đường Sơn, khiến 240 nghìn người tử vong, và làm bị thương 160 nghìn người.

Cái chết của Mao Trạch Đông cũng ứng nghiệm với ngụ ý bộ đội cảnh vệ “8341″ của ông ta; Mao thọ 83 tuổi, tại vị 41 năm (kể từ hội nghị Tuân Nghĩa). Nghe nói, Mao từng tìm đến một vị cao tăng để xem số và nhận được con số này; Mao không hiểu làm sao, bèn lấy đó làm phiên hiệu cho đội cảnh vệ.

Đối với Giang Trạch Dân, năm 2002 cũng có cao nhân công khai chỉ điểm rằng ông ta thọ không quá 2012. Quả nhiên, ngày 7 tháng 7 năm 2011 xuất hiện tin tức về cái chết của Giang, quay lại xem dị tượng Thủy tính thì thấy rất trùng hợp; nguyên đây là báo hiệu cái chết của con cóc thành tinh.

Nước ngập kinh thành biểu thị Giang hết thọ mệnh

Ngày 23 tháng 6 năm 2011, Bắc Kinh trải qua trận mưa lớn nhất trong vòng 10 năm, có nơi lượng mưa lên cao tới mức 100 năm mới gặp một lần. Mưa lớn khiến nhiều đường vành đai và các tuyến đường chính ngập lụt gây tắc nghẽn giao thông; các tuyến Metro 1, 13 và Diệc Trang cũng bị đình trệ; xe cộ ngập nước, đi bộ cũng khó, cả Bắc Kinh biến thành ao nước, toàn bộ thành phố ngừng trệ. Đối diện với trận nước lớn bất ngờ này, người dân Bắc Kinh chỉ thấy thật kỳ quặc.

Cùng lúc ấy, tin tức về bệnh tình nguy kịch của Giang Trạch Dân được truyền ra ngoài. Lúc bấy giờ Giang được chuyển từ Thượng Hải về Bắc Kinh; hiển nhiên, con cóc thành tinh phải hết thọ mệnh, nên đi đến đâu tác quái đến đấy, kết quả Bắc Kinh biến thành một đầm “Trạch”.

Mưa xối xả tại thành phố Dương Châu, quê của Giang

Dương Châu là quê hương của Giang Trạch Dân. Mấy ngày sau, dị tượng xuất hiện tại cổ thành. Theo tin tức truyền thông, từ 4 giờ sáng ngày 6 tháng 7 năm 2011, thành cổ Dương Châu đột nhiên mưa xối xả, chỉ trong 5 tiếng nước rơi xuống đạt mức 101 mm, trở thành trận mưa lớn nhất Trung Quốc năm nay. Mưa lớn khiến thành Dương Châu trong chốc lát biến thành “biển nước mênh mông”. Người dân Dương Châu nói: “Đi Bắc Kinh xem ‘biển’ xa lắm, còn Dương Châu chúng ta đây, khắp nơi thành ‘Tây Hồ’ rồi.”

Điều khiến người Dương Châu khó lý giải chính là, Dương Châu hiện đang trong mùa mưa phùn, từ ngày 19 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7, tổng cộng 20 ngày trời “mưa dầm mưa dề”, vậy mà đột nhiên xuất hiện mưa lũ ngập cả thành.

Trong ngày hôm ấy, truyền hình Hồng Kông loan báo về cái chết của Giang Trạch Dân, khiến dân chúng bàn tán xôn xao. Hiển nhiên, vào ngày 6 tháng 7, hồn phách của Giang không thể không rời đi; trong lúc hấp hối, nó còn về quê tác yêu tác quái, lưu lại ký hiệu “Trạch Dân” (cư dân của đầm nước) thêm một lần nữa.

“Tề Lỗ đệ nhất chuông” tự rơi như một tiếng chuông báo tử

Sau khi hồn phách Giang Trạch Dân bị thu, nhục thân ông ta đã trở thành thi thể; ĐCSTQ vì nhu cầu chính trị mà không dám tuyên bố, lại còn đứng ra bác bỏ “tin đồn”. Trên thực tế, ĐCSTQ đã lấp liếm cái chết của Giang, khiến Trời phẫn nộ.

Ngày 8 tháng 7 năm 2011, dị tượng từ Trời giáng xuống đã trực tiếp biểu thị cái chết của Giang Trạch Dân. Theo truyền thông đưa tin, chiếc chuông Minh Xương 800 năm tuổi tại hồ Đại Minh, thành phố Tế Nam, còn gọi là “Tề Lỗ đệ nhất chuông”, nguyên được treo trong đình Nam Phong bên hồ Đại Minh; mấy chục năm nay cứ khi qua Tết, dân chúng Tế Nam lại tụ tập cử hành nghi thức chạm vào chuông để đón mừng năm mới. Chiều ngày 9 tháng 7, dân chúng gọi điện báo tin: “Tề Lỗ đệ nhất chuông” tự nhiên rơi xuống rồi. Nghe nói ngày mùng 8 khi người dân đi bộ qua, họ nhìn thấy chiếc chuông cổ đã bị rơi xuống đất, mà không ai có ý duy tu nó.

Nghe nói chuông Minh Xương này được đúc vào những năm Minh Xương của triều đại nhà Kim. Trên thân chuông được trang trí hoa văn hoa sen và bát quái, cao 2,4 mét, đường kính 1,8 mét, nặng 8 tấn. «Minh Xương chung đình ký» viết: “Cuối thời Bắc Tống có một tăng nhân họ Lưu dẫn quân cứu giúp triều đình, vì được nhân dân trong quận kính trọng nên vào những năm Minh Xương (1190-1196 SCN), người ta góp vốn luyện sắt, đúc thành chiếc chuông lớn vạn cân này.” Chiếc chuông này rất lớn và được đặt mỹ danh là “Tề Lỗ đệ nhất chuông”.

Chiếc chuông cổ 800 năm tuổi này đột nhiên rơi xuống đất nhất định không phải ngẫu nhiên, mà còn có nguyên do nghiệp báo ở đằng sau. Trong cuốn sách «Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân» có một đoạn nói về Giang đã bất chấp khuyến cáo để cố tình đánh chuông như sau:

Năm 1996, Giang Trạch Dân tới phương Nam và qua một ngôi chùa nổi tiếng. Tại đại điện dùng để thắp hương, Giang thuận tiện leo lên gác chuông. Chẳng ngờ phương trượng dùng lời thiện để bằng mọi cách khuyên can: “Thí chủ nghìn vạn lần không được bén mảng tới chiếc chuông này.” Giang rất không vui, không thèm đếm xỉa, cứ lao tới đánh chuông một cái. Lão phương trượng đứng như trời trồng hồi lâu, chỉ biết lặng lẽ rớt nước mắt. Sau đó có người biết được rằng, lão phương trượng từng nói nguyên Giang là Vua cóc chuyển sinh, nếu ông ta đánh chuông một cái thì nhất định sẽ khiến loài thủy tộc Trung Nguyên tác quái, làm cho Trung Nguyên lũ lụt liên miên, không năm nào được yên ổn. Sau đó quả nhiên Trung Quốc đại lục phát sinh thủy tai mãnh liệt hơn trước. Năm 1998, năm bản mệnh của Giang, Trung Quốc xuất hiện trận lụt lớn chưa từng có trong lịch sử. Mấy năm sau, lũ lụt tại Trung Quốc vẫn cứ liên miên bất đoạn.

Nhân dân gặp thủy tai, chuông cổ bị đụng vào đúng là căn nguyên. Hiện nay, đột nhiên “ầm” một tiếng, “Tề Lỗ đệ nhất chuông” tự rơi xuống đất, phải chăng là báo tang cho Giang Trạch Dân, phải chăng là đại biểu cho gia tộc nhà chuông tại các miếu đường Trung Nguyên tẩy sạch cái chạm tay của Giang năm xưa?

Thiên tượng nhân gian: Những tảng đá kỳ dị xưa và nay

Cát bay trên trời, đá chạy dưới đất. Mỗi khi thiên tượng biến đổi, tất có dị tượng cảnh tỉnh. Hiện tượng những tảng đá kỳ dị không chỉ được ghi lại trong lịch sử, mà xã hội ngày nay cũng đã xuất hiện. Người đời không thể không biết, cũng không thể không suy ngẫm về điều này.

“Thủy Hoàng tử, nhi địa phân”

Trước khi Tần Thủy Hoàng chết không lâu, từ trên trời rơi xuống một tảng thiên thạch lớn, sau đó người ta phát hiện trên đó ghi mấy chữ — “Thủy Hoàng tử, nhi địa phân”. Tần Thủy Hoàng tra xét không ra ai đã viết, mới đem những người sống quanh vùng giết hại toàn bộ.

Đây kỳ thực là một câu sấm ngữ. Chẳng bao lâu sau, Tần Thủy Hoàng chết, sáu nước bị ông ta tiêu diệt lần lượt phục quốc, cát cứ trên đất của mình. Sự kiện này đã được ghi chép trong “Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ”.

Đá hình người chỉ có một con mắt

Vào những năm Chí Chính triều Nguyên, Hoàng Hà chảy tràn, Thừa tướng Thoát Thoát điều 13 lộ dân phu trị sông Hoàng Hà. Trước khi trị thủy, vùng Nam, Bắc Hoàng Hà có câu đồng dao: “Thạch nhân nhất chích nhãn, khiêu động Hoàng Hà thiên hạ phản” (Đá hình người chỉ có một con mắt, kích động Hoàng Hà thiên hạ phản). Kết quả lúc trị thủy, đào được một tảng đá hình người chỉ có một con mắt, sau lưng còn viết: “Thạch nhân nhất chích nhãn, khiêu động Hoàng Hà thiên hạ phản”. Sau đó, quả nhiên khởi nghĩa nông dân bùng phát. Sự kiện này đã được ghi lại trong “Nguyên sử – quyển 17 – Hà cừ tam”.

Mưa thiên thạch tại Cát Lâm

15 giờ 01 phút ngày 8 tháng 3 năm 1976, trong phạm vi 500 km2 tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, xuất hiện một trận mưa thiên thạch hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Vùng trời nơi ấy hiện ra một quả cầu lửa lớn, rất nhanh phân thành ba phần, một quả cầu lửa khá lớn và hai quả cầu lửa nhỏ, theo nhau bay về phía Tây. Tại vùng này có hơn 1 triệu người đã nghe thấy âm thanh lớn do quả cầu lửa bay với tốc độ cao, ma sát với không khí gây ra. Rợp trời dậy đất, tiếng hô lớn có thể được nghe thấy ở ngoài mấy trăm dặm. Thiên thạch rơi xuống đất tạo thành tiếng nổ và rung động lớn, khiến cửa kính vô số nhà dân gần đó vỡ tan, phạm vi rộng lớn, uy lực cự đại, như nổ bom nguyên tử.

Trong dân gian lưu truyền rằng mưa thiên thạch trăm năm còn khó gặp, lần này rơi xuống 3 tảng thiên thạch lớn, đối ứng 3 đại nhân vật dương thọ đã hết. Quả nhiên, trong năm ấy, Chu Ân Lai, Chu Đức, Mao Trạch Đông đều qua đời.

Còn rất nhiều khối thiên thạch nhỏ, đối ứng với một trận đại thiên tai. Ngày 28 tháng 7 năm ấy, đại địa chấn tại Đường Sơn phát sinh, là trận động đất bi thảm nhất của thế giới trong 400 năm qua, tương đương 400 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima cùng nổ trong bán kính 16 km. Trận động đất khiến thành phố hơn 1 triệu nhân khẩu biến thành bình địa chỉ trong khoảnh khắc, 240.000 người tử vong, 160.000 người trọng thương.

“Đá heo kêu” lại kêu nữa

“Đá heo kêu” nằm tại một thôn làng tự nhiên trong thắng cảnh hẻm núi Thái Hành Sơn, thuộc thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đá heo kêu còn gọi là “đá báo nguy”, “đá linh thông”, “đá thần”, “đá kỳ dị”, v.v. Bởi vì phát ra tiếng như heo kêu, nên mới gọi là “đá heo kêu”. Vùng núi non quanh đá heo kêu thì nhấp nhô trùng điệp, tùng bách tươi tốt, bốn mùa như Xuân. Vách núi phía trên đá heo kêu thì cao và dựng đứng, lại dốc ngược như đao đang chém xuống. Đá heo kêu toàn bộ có màu đỏ tím, hình dáng vuông vức, đầu đuôi đều cắm vào vách núi, cao 3 mét, rộng 3 mét, dày 2 mét. Trên mặt đất để lộ ra 4 m2, từng thớ nứt trông rất rõ ràng, kẽ đá so le không đều, phần lồi lõm tương đối nhiều.

Theo truyền thuyết, mỗi lần đá heo kêu kêu là thiên hạ lại có chuyện. Nhất định sẽ kêu, việc lớn kêu lớn, việc nhỏ kêu nhỏ. Khi kêu sờ tay vào sẽ có cảm giác run, nghỉ một lúc rồi lại kêu lên eng éc. Sau khi nghỉ sẽ kêu trở lại, tiếng kêu rất sống động, giống như con heo đang đứng cạnh tảng đá mà kêu vậy. Âm thanh lúc trầm lúc bổng, nhưng khó mà ghi âm lại. Đá heo kêu được người đời xưng là “Thái Hành đệ nhất kỳ quan”, “Thiên cổ chi mê trư khiếu thạch”.

Tảng đá thông linh từ thời cổ đã có ghi lại. Nghe nói hai núi Thái Hành, Vương Cố là thời xưa tiên nhân đạp xuống mà lên trời, bởi vậy, tiên gia lưu lại tảng đá có linh này, để cảnh tỉnh đời sau thông hiểu họa phúc ở nhân gian.

Theo các tư liệu liên quan, các nhân sĩ trong nước Trung Quốc từng thăm dò khám phá, nhưng không ai hiểu được nguyên nhân tại sao, nên đành mặc kệ. Còn theo các cụ già bản địa thì tảng đá này xác thực là một nhà tiên tri đạo hạnh cao thâm. Mấy trăm năm qua, thế gian biết bao đổi thay biến hóa, nhưng mỗi khi đại sự sắp phát sinh, nó đều kêu lên cảnh tỉnh người dân đương địa, vừa kịp thời vừa chuẩn xác.

Chẳng hạn, khởi nghĩa Lý Tự Thành cuối triều Minh, tàn sát triều đình nhà Thanh, liên quân tám nước tiến vào Trung Quốc, Nhật Bản xâm lược Trung Quốc trong đại chiến thế giới thứ II, mãi cho tới Cách mạng Văn hóa dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc, dịch bệnh SARS, v.v. Mỗi khi sự tình phát sinh, người dân đương địa đều biết trước nhờ tảng đá này, Thế nhưng theo lão nhân đương địa nói, tảng đá kỳ quặc này đúng là “miệng vàng khó mở”. Trước khi sự kiện phát sinh, nó chỉ kêu lên mấy tiếng, thế nhưng mấy năm qua nó lại kêu lớn không dứt. Các lão nhân đương địa biết rằng trong tương lai không xa, nhất định sẽ có đại sự chưa từng có trong lịch sử phát sinh.

“Vong cộng thạch” tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu

Đá heo kêu vì sao mấy năm qua kêu như điên dại? Rốt cuộc là sẽ phát sinh đại sự gì? Người ta hiện vẫn đang suy đoán. Thế nhưng “vong cộng thạch” tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu biết đâu có thể giải chỗ mê.

Tại khu thắng cảnh thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, người ta phát hiện thấy một tảng đá mang chữ có từ 270 triệu năm trước, gọi là “tàng tự thạch”. Khối đá này rơi từ vách núi trên cao xuống, rồi tách ra làm hai. Tháng 6 năm 2002, nó được người dân trong thôn phát hiện mang chữ, rõ ràng khắc 6 chữ lớn “Trung Quốc cộng sản đảng vong”. Thế là hơn 100 kênh truyền thông trong nước, bao gồm cả Tân Hoa Xã, CCTV, đều có chuyên đề đưa tin về sự kiện này. Trên mạng cũng có thể sưu tầm những tấm hình có liên quan.

Tất nhiên, họ đều không dám báo cáo về chữ cuối cùng (“vong”). Theo chuyên gia giám định, những chữ này đều là tự nhiên hình thành, theo xác suất mà nói thì đúng là “không thể xảy ra”.

Nếu như dùng cách nhìn ngược lại, giả sử “vong cộng thạch” là Thiên ý, thì đại sự như vậy phát sinh, liệu đá heo kêu có thể không kêu lên như cuồng hay không?

Thực ra, mọi người cũng đều có cảm giác như vậy. Đây cũng là chủ đề nóng hiện nay và được nghị luận rất nhiều. Nhân tâm bại hoại, làn sóng thoái đảng, Trời diệt Trung Cộng, dị tượng phát sinh, v.v. Những tảng đá kỳ dị có lẽ là để cảnh tỉnh người đời thoát khỏi vận rủi bị tuẫn táng, thoái đảng bảo mệnh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro