Hang hoa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu hỏi dài 1: Hàng hóa là gì? Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa? Nêu 8 quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng? Đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ hiện nay của nước ta?

* Hàng hóa là sản phẩm của lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua mua bán trao đổi trên thị trường.

* Hàng hóa có 2 thuộc tính là: giá trị của hàng hóa và giá trị sử dụng của hàng hóa.

- Giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa:

+ Giá trị là 1 thuộc tính của hàng hóa đồng thời là 1 phạm trù kinh tế trừu tượng. Muốn nhận thức bản chất của nó phải thông qua giá trị trao đổi.

+ Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ về số lượng giữa giá trị sử dụng loại này được đem trao đổi với các giá trị sử dụng loại khác.

     VD: 1m vải = 1kg gạo

+ Các loại hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau trao đổi đc với nhau theo những tỉ lệ nhất định là bởi vì giữa chúng có 1 cơ sở chung đều là sản phẩm của lao động, đều kết tinh 1 lượng hao phí sức lao động ngăng bằng nhau ẩn giấu trong những hàng hóa đó.

+ Do đó, giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa, là nội dung, là cơ sở quyết định giá trị trao đổi. Còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị ở trên thị trường.

     Giá trị phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sản xuất hàng hóa với nhau, phản ánh mặt xã hội cảu hàng hóa, là phạm trù lịch sử chỉ gắn với kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa : là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cần nào đó của con người. Ví dụ: gạo để ăn, vải để may mặc...

+ Cơ sở của giá trị sử dụng của sản phẩm là do những thuộc tính tự nhiên của sản phẩm quy định về hóa học, cơ học, lí học... Cấu thành nội dung chất cảu cảu cải phản ánh mặt tự nhiên của sản phẩm đồng thời phản ánh mặt chất của sản phẩm. Vì vậy giá trị sử dụng là 1 phạm trù mang tính chất vĩnh cửu.

+ Gái trị sử dụng hàng hóa dần dần đc phát hiện cùng với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật - công nghệ và trình độ lực lượng sản xuất.

+ Giá trị sủa dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội ( giá trị sử dụng cho ngươi khác) thông qua mua bán hay trao đổi trên thị trường và chỉ đc biểu hiện trong khâu tiêu dùng.

+ Trong kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường thì giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.

- Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.

+ Tính thống nhất thể hiện ở chỗ: 2 thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong 1 hàng hóa, nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính thì không phải là hàng hóa.

+ Tính mâu thuẫn giữa hai thuộc tính thể hiện ở chỗ:

     Xét về giá trị sử dụng khác nhau thì chúng khác nhau về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là những kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay lao động đã đcvật hóa.

     Tuy giá trị sử dụng và giá trị đc thực hiện khác nhau về không gian và thời gian: Giá trị đc thực hiện trc' phải ở trên thị trường ở trong khâu trao đổi. Giá trị sử dụng thực hiện sau ở trong khâu tiêu dùng.

* 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng

- Quyền đc an toàn

- Quyền đc thông tin

- Quyền đc lựa chọn

- Quyền đc lắng nghe

- Quyền đc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản

- Quyền đc bồi thường

- Quyền đc giáo dục

- Quyền có một môi trường lành mạnh và bền vững

* Đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ hiện nay của nước ta

     Trong giai đoạn đầu của thời kì đổi mới hàng hóa và dịch vụ của nước ta có những thay đổi về việc xuất và nhập khẩu nhưng diễn ra rất chậm, nhiều các công ti, xí nghiệp độc quyền vẫn còn tồn tại làm hàng hóa bị hạn chế. Nhưng từ khi ra nhập WTO, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đã phát triển đáng kể. Nước ta chủ động và khẩn trương trong chyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và trình độ quản lí để nâng cao khả năng cạnh tranh trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là hàng hóa và dịch vụ. VN ra sưucs phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ, bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường thế giới, tạo ra những ngành, sản phẩm mũi nhọn để hàng hóa và dịch vụ của ta chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn ở trong nước và trên thế giới. Một điều đặc biệt và nổi bật ở nước ta đó là việc phân phối bán lẻ hàng hóa đã đóng góp 1 lượng lớn CTDP, đã sử dụng 5-6 triệu lao động, cao nhất trong các ngành dịch vụ. Mức lưu chuyển của hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của VN liên tục tăng cao => sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ đã có sự biến chuyển, hiện nay VN đc coi là 1 trong những thị trường nhiều tiềm năng nhất đối với các nhà đầu tư trên TG về phân phối đặc biệt là bán lẻ hàng hóa. Các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài, các tập đoàn bán lẻ quốc tế đã ồ ạt xâm nhập vào thị trường VN. Ngày nay, trong quan hệ với 150 nước của WTO VN đc đảm bảo sự bình đẳng về luật pháp trong xuất nhập khẩu và cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ, tuy nhiên không ít khó khăn đặt ra và cần đc giải quyết. Cụ thể là:

- Sau khi ra nhập vào tổ chức WTO việc buôn bán của VN nhanh chóng mở rộng và phát triển. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt trên lĩnh vực hàng hóa thì hàng hóa VN còn kém chất lượng vẫn tồn tại nhiều, hàng nhái, hàng giả vẫn còn lan tràn trên thị trường đồng thời nhiều loại hình dịch vụ vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài. Đây là khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Một số nước gia nhập WTO trước họ có những ưu tiên và có nhiều kinh nghiệm trong việc cạnh tranh nên đây cũng là khó khăn trong cạnh tranh của nước ta.

- Cuộc cạnh tranh không chỉ diễn ra ở ngoài nước mà còn diễn ra ở trong nước giữa hàng nhập khẩu và hàng nội hóa. Có thể xảy ra tình trạng nhiều hàng hóa VN không tránh khỏi sự ế ẩm, kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp khi không kịp thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Hiện nay nước ta đã đưa ra 1 số chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng Việt như" Người VN ưu tiên dùng hàng VN", "Hàng Việt về nông thôn" nhìn chung hàng hóa cũng đc tiêu thụ nhiều hơn nhưng xu hướng tiêu dùng hàng ngoại và sức ép nhập siêu tăng ra tăng trong những năm qua, dù sản xuất trong nước rất mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng đc nhu cầu sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước đối với hàng ngoại nhập. Mộ bộ phận lớn người tiêu dùng trong nước có tâm lí dùng hàng ngoại ngay cả trong trường hợp hàng nội với chất lượng và giá cả tương đương.

     Nói tóm lại, đứng trước tình hình phát triển nền kinh tế hàng hóa và dịch vụ nhà nước ta đã đề ra 1 số chính sách kích thích sản xuất hàng hóa tốt và khuyến khích người dân tiêu thụ sản phẩm trong nước. Nha nước thực hiện 1 số chính sách giảm thuế đối với các mặt hàng trong nước, từ nay đến các năm tiếp theo nhiều mặt hàng và 1 số loại hình dịch vụ sẽ đc giảm thuế với mức thấp nhất. Đối với những sản phẩm sản xuất để xuất khẩu hay hàng tiêu thụ trong nước thì yêu cầu luôn thay đổi mẫu mã chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng giúp quá trình cạnh tranh tốt hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro