hang hoa va luong gia tri

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Q1.khái niệm hàng hóa:

Là vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi buôn bán.

Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị (giá trị trao đổi)

. Giá trị sử dụng : là công dụng của phẩm vật có thể thỏa mãn nhu cầu của con người

Nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất

Nhu cầu tinh thần

Sản phẩm tinh thần

Giá trị sử dụng mang tính xã hội cao: tạo ra nó để thỏa mãn nhu cầu người khác và chính nhu cầu của xã hội là căn cứ để người sản xuất xác định giá trị sử dụng của sản phẩm

. Giá trị: là hao phí lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa

Giá trị trao đổi là tỉ lệ trao đổi lẫn nhau trong giá trị sử dụng khác nhau

Giá trị trao đổi này có khuynh hướng ổn định

Ví dụ: 2 con cừu = 1 bộ cung tên. Cừu và cung tên khác nhau về giá trị sử dụng, hình thái vật chất, số lượng sản phẩm đem trao đổi. Cừu và cung tên có điểm giống nhau: là hao phí lao động để sản xuất 2 con cừu = hao phí lao động khi chế tạo ra bộ cung tên. Đây chính là điểm chung trong quan hệ trao đổi mà các nhà kinh tế gọi là giá trị của hàng hóa

Như vậy, giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị

Giá trị hàng hóa: là lao động xã hội hao phí của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong sản phẩm

Hao phí lao động cá biệt là hao phí lao động của từng người sản xuất hay hao phí lao động của đơn vị sản xuất cụ thể tạo ra giá trị cá biệt

Hao phí lao động xã hội cần thiết là hao phí lao động ở mức độ trung bình của xã hội tạo ra giá trị thị trường

Giá trị của hàng hóa được xét về chất, nó được quyết định bởi lao động.

Còn lao động thì được đo bằng thời gian lao động, thời gian lao động hao phí càng nhiều thì giá trị hàng hóa càng lớn nhưng trên thực tế lại khác: phải chăng hao phí càng nhiều thì giá trị càng lớn? Để giải thích lượng

giá trị được quyết định bởi cái gì? Muốn như vậy phải phân biệt thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xã hội cần thiết

Trên thị trường không thể dựa vào giá trị cá biệt của hàng hóa để trao đổi mà phải dựa vào giá trị xã hội của hàng hóa. Như vậy không phải thời gian lao động cá biệt mà là thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định lượng giá trị của hàng hóa

Lượng giá trị:

Nếu chất của giá trị là lao động hao phí thì lượng của giá trị là số lượng lao động hoa phí nhưng ở đây phải hiểu lượng giá trị được xác định bằng số lượng lao động hao phí ở mức độ trung bình của xã hội

Trong kinh tế học, người ta gọi số lượng lao động hao phí ở mức độ trung bình của xã hội là thời gian lao động xã hội cần thiết với nội dung đó là thời gian cần thiết trung bình để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa nào đó trong điều kiện bình thường của xã hội

Trong thực tế, khi đặt quan hệ cung cầu thì thời gian lao động cần thiết được xác định với hao phí lao động cá biệt của đại bộ phận hàng hóa trên thị trường

Tóm lại, lượng giá trị của hàng hóa 1 mặt được hiểu là hao phí lao động ở mức độ trung bình của xã hội. Nhưng mặt khác khi gắn vào quan hệ cung cầu thì nó được xác định bời hao phí lao động cá biệt của người nào đó, của đại bộ phận hàng hóa trên thị trường. Nói cách khác đó là giá trị xã hội của hàng hóa

Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị:

Năng suất lao động xã hội: là hiệu quả có ích của lao động cụ thể. Được đo bằng công thức: sản lượng sp ? 1 đơn vị t/gian

T/gian lao động ? 1 đơn vị sphẩm

Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm tạo ra trogn một đơn vị thời gian hay lượng thời gian hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động có thể tăng tùy thuộc vào các nhân tố: trình độ phát triển kỹ thuật, trình độ hoàn thiện công nghệ sản xuất, các phương pháp tổ chức sản xuất và lao động, trình độ tay nghề của người sản xuất, cũng như các điều kiện tự nhiên khác

Bởi vậy, lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của người lao động nghĩa là năng suất lao động càng cao thì giá trị của một đơn vị hàng hóa càng giảm

Cần phân biệt năng suất lao động với cường độ lao động (mức lao động căng thẳng của lao động). Giữa năng suất lao động với cường độ lao động có sự giống nhau là khi thay đổi năng suất lao động hay cường độ lao động thì khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian sẽ tăng hay giảm tương ứng. Nhưng khi tăng cường độ lao động thì lượng lao động hao phí trong một đơn vị thời gian sẽ tăng lên. Bởi vậy tăng cường độ lao động sẽ dẫn đến giá trị hàng hóa không đổi

Lượng giá trị hh

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động.

Lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.

Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa ấy.

+Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa

Tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa. Chúng ta xem xét ba yếu tố cơ bản: năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động.

- Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động. Nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại. Như vậy, giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.

- Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.

Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên. Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.

- Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.

Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được.

-Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Lao động phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro