TẬP 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tập 11

Chào tất cả quý vị! Sáng nay chúng ta giảng Đệ Tử Quy đến câu: "Thân sở hiếu, lực vi cụ. Thân sở ố, cẩn vi khứ". Đến câu này. Câu "Thân sở hiếu" này, hồi sáng chúng ta cũng đã nhắc đến, những gì cha mẹ thích, thì con cái phải làm theo. Nếu những điều cha mẹ thích, rất có giá trị cho cuộc sống, thì con cái cũng lập chí đi theo phương hướng này. Ví dụ cha mẹ theo đuổi là cuộc sống phù phiếm, thì người con kia thường nghe thấy được nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Chúng ta thường nói, con người phải truy cầu phú quý. Nhưng thế nào là phú quý chân chánh? Chúng ta là bậc cha mẹ, là bậc trưởng thượng, cần nhận thức rõ ràng, như thế nào mới là phú quý chân chánh. Phú là gì? Đáp án này nếu hỏi học sinh trung học, thì nó sẽ trả lời như thế nào? Có nhiều tiền gọi là phú. Vì sao đáp án của chúng nó chính xác như vậy? Nó bị ảnh hưởng ai? Quý vị lại hỏi nó quý là gì? Nó sẽ trả lời như thế nào? Làm quan lớn gọi là quý. Chúng ta phải chỉ cho các em biết rằng, tuyệt đối không phải là có nhiều tiền mới gọi là phú. Ví dụ nói hôm nay nếu nó không biết đủ, mặc dầu có cho nó nhiều tiền đi nữa, thì nó cũng không cảm thấy vui sướng và hài lòng. Một người thật sự biết đủ, thì trong lòng họ luôn luôn cảm thấy rất sung mãn, người biết đủ mới có thể thường lạc. Cho nên phú quý thật sự chính là ở chổ biết đủ.

Không biết bên cạnh quý vị, có người nào có nhiều tiền không, họ có cảm thấy như vậy là quá đủ rồi hay không? Có nhiều rồi lại muốn có nhiều hơn nữa, bởi vì khi dục vọng của con người đã mở ra, thì rất khó thu hồi lại. "Dục là vực sâu", vực sâu này đặt chân xuống không thấy đáy. Cho nên chúng ta không nên truy cầu cuộc sống phù phiếm, mà nên đeo đuổi cuộc sống chân thật. Biết đủ mới thật sự là phú. Khi chúng ta hướng dẫn các em như vậy, cuộc sống của nó hiểu được biết đủ, mới không làm nô lệ cho vật chất, mới không tôn sùng điều phù phiếm.

Quý là gì? thông thường các em sẽ nói: làm quan lớn gọi là quý. Thật ra người làm quan, khi họ được địa vị này, thì việc quan trọng nhất là gì? Khi họ có cơ hội làm lãnh đạo nhân dân, làm lãnh đạo công nhân viên, họ tuyệt đối không lấy địa vị đó đi áp bức người khác, thậm chí để tìm kiếm lợi ích cho bản thân. Nếu như cấp trên và người lãnh đạo có thái độ như vậy, thì đến lúc họ mất chức kết quả là như thế nào? Tất cả mọi người đều khinh bỉ họ. Vì vậy chúng ta hiểu rõ ý nghĩa chân chánh của chữ quý, "nhân kính giả quý", khi mọi người nhìn thấy quý vị đều sanh lòng hoan hỷ, đều xuất phát từ trong lòng tôn kính, khâm phục quý vị, đó mới thật sự quý.

Khi chúng ta có cơ hội, được làm lãnh đạo trong chính phủ, công ty, thì điều chúng ta cần nói đến không phải là quyền lực, mà nên nói là bổn phận. Bổn phận của người lãnh đạo vô cùng quan trọng. Thí dụ nói là chủ của một xí nghiệp, chúng ta phải luôn nhớ rằng, làm sao để hướng dẫn công nhân viên hướng đến cuộc sông tốt đẹp hơn. Không chỉ là lãnh đạo công nhân viên trên phương diện kinh tế, mà trên phương diện tinh thần chúng ta cũng cần trưởng thành cùng với họ. Khi quý vị có xác định vị trí này, tin rằng công nhân viên của quý vị sẽ rất tôn kính quý vị. Làm người lãnh đạo trong chính phủ rất quan trọng, bởi vì mỗi quyết định của chúng ta, mức độ ảnh hưởng của nó rất lớn. Cho nên ở địa vị càng cao thì càng nên thận trọng, thận trọng từ lời nói đến việc làm. Bởi mỗi lời nói mỗi việc làm của chúng ta, sẽ kéo theo phương diện ảnh hưởng rất lớn. Khi chúng ta có thể bất cứ nơi đâu cũng vì cấp dưới, vì nhân dân nghĩ cách, tôi tin rằng khi quý vị rời khỏi địa vị này, nhất định họ sẽ cảm ân đức của quý vị đã rất yêu quý họ, tuyệt đối không phải một đời vua một đời thần.

Con người có phải nhất định khi có chức quyền mới có thể có tướng quý hay không? Mới có thể khiến cho mọi người kính trọng hay không? Không nhất định như vậy. Mạnh Tử nói "ái nhân giả, nhân hằng ái chi. Kính nhân giả, nhân hằng kính chi".

Ở Singapore có một vị nữ sĩ tên là Hứa Triết, năm nay đã 106 tuổi rồi. Mỗi ngày bà chỉ ăn một hoặc hai bữa, dục vọng ăn uống của bà rất thấp. Các bạn! dục vọng thấp này có phải do tự mình ép buộc hay không? Không phải. Thật ra thì mọi người đều nói mỗi ngày nhất định phải ăn ba bữa, có người còn ăn bốn, năm bữa là khác. Ăn uống thật sự rất lãng phí thời gian, quý vị có cảm giác này không? Vì sao con người phải ăn uống? Bởi vì tiêu hao quá nhiều năng lượng, cho nên phải ăn rất nhiều cơm. Khi phiền não con người càng nhiều, thì cần rất nhiều thức ăn. Phiền não càng ít, thì cần ít thức ăn hơn. Thật ra thì nữ sĩ Hứa Triết ăn ít như vậy, là tự nhiên như thế, bà không mưu cầu tư lợi cho bản thân, mà lúc nào cũng nghĩ làm thế nào để giúp đỡ được người khác. Cho nên phiền não nhẹ, trí huệ trưởng, tự nhiên không cần thiết thức ăn nhiều như vậy.

Từ nữ sĩ Hứa Triết, chúng ta có thể lãnh hội được, khi Nhan Hồi học tập theo Khổng Tử, ông ấy pháp hỷ sung mãn, mặc dù ông chỉ "dùng giỏ đựng thức ăn, dùng gàu múc nước uống", người thường chịu không nỗi cảnh sinh hoạt như vậy. Nhưng "nhân bất kham kỳ ưu, Hồi bất cải kỳ lạc", khi phương diện tinh thần của một người càng nâng cao, thì đối với nhu cầu vật chất quý vị tự nhiên sẽ buông bỏ, giảm bớt. Bởi nữ sĩ Hứa Triết ăn rất ít. Áo quần bà mặc, bà nói bà chưa từng mua bao giờ, đều là lượm trong đống rác ra. Bởi vì bà là người Singapore, tôi nghĩ rằng, mặc dù áo quần của bà lượm từ trong thùng rác, cũng có thể không rách nát. Có thể do kiểu dáng đã lỗi thời, nên người ta bỏ nó đi, bà cảm thấy tiếc quá nên lượm về mặc. Bà mặc những quần áo này, ngoài việc tiếc vật, trân quý phẩm vật ra còn có một hàm ý rất sâu xa. Vì một mình bà chăm sóc mười mấy người già, bà thường đem những vật dụng sinh hoạt như ăn, mặc đến nhà cho họ.

Vì sao bà mặc những loại áo quần rất rẻ, rất đơn giản này? Bởi bà đi thăm viếng các nơi đều có cuộc sống rất nghèo khổ. Nếu như trên người bà mặc trang phục cao nhã, rồi xách một bao gạo đi qua, thì mọi người nhất định cảm thấy rất có áp lực, mình có làm bẩn áo quần của bà hay không? Khi bà mặc giống như mọi người, thì họ cảm thấy gần gũi hơn. Cho nên khi bà đi đến nhà những người này, tôi thấy họ nhìn thấy nữ sĩ Hứa Triết, thì biểu hiện rất hoan hỷ, rất vui mừng, giống như gặp người thân của mình vậy. Cho nên Singapore tôn bà là báu vật của quốc gia, không chỉ người Singapore tôn xưng bà, mà rất nhiều nước trên thế giới cũng mời bà đến diễn giảng, họ vô cùng tôn kính bà. Vì thế tôi nói nữ sĩ Hứa Triết, mới chính thức là người phú quý. Phú quý như vậy rất có ý nghĩa, họ cảm thấy cuộc sống rất sung mãn. Nếu chúng ta thích phú quý thì nên phú quý như vậy, con cái của quý vị cũng sẽ hướng đến phương hướng đúng đắn, xây dựng cuộc đời của nó.

Tôi thường hỏi các vị phụ huynh rằng, quý vị hy vọng con cái của mình cuộc sống tương lai như thế nào? Các bạn! Quý vị nói thử xem, quý vị hy vọng con cái sau này có cuộc sống như thế nào? Quý vị đều không nghĩ qua, quý vị là người hàng ngày dẫn đường cho nó, dẫn đi đâu? Có ai nói thử xem không? Bình an vui vẻ. Chúng ta vỗ tay cổ vũ cho vị người bạn này. Chúng ta muốn mỗi ngày được bình an vui vẻ, Quán Thế Âm Bồ Tát, bình an vui vẻ. Cầu thì phải cầu như lý như pháp, không phải bánh tự nhiên trên trời rơi xuống cho ta đâu. Chúng ta muốn vui vẻ, hi vọng con cái hanh phúc, các bạn! Quý vị có được vui vẻ không? Có rất nhiều bạn nói rằng "tôi chỉ mong nó vui là được rồi, không mong sau này nó làm được bao nhiêu tiền". Tôi nói rằng yêu cầu của quý vị nghe rất đơn giản, nhưng trên thực tế làm thì rất khó, vì nếu như bản thân của quý vị không vui, thì quý vị dẫn dắt con cái như thế nào để nó có được cuộc sống vui vẻ? Như thế nào mới thật sự là vui vẻ, quý vị đã nghĩ rõ ràng chưa? "Tri túc thường lạc" rất tốt, xin cho tràng vỗ tay, quý vị đã lập tức lãnh hội được. Đúng vậy, một người biết đủ, khi giao tiếp với mọi người họ đều biết cảm ơn người khác, thái độ của họ như vậy thì bạn bè thân thích đều rất thích họ.

Lại nữa, như thế nào là niềm vui đích thực? Đó là 'không để trong lòng', phải không lo không nghĩ, thật sự đối với đạo lý cuộc sống quý vị phải thật dung thông, quý vị mới đạt được không lo không nghĩ. "Lý đắc tâm an" mới có thể không lo. Đó là đạo lý gì? Người xưa có câu: "Con cháu tự có phước của con cháu", không đáng để cho quý vị lo lắng, quý vị không cần lo lắng nhiều. Đó không phải là bảo quý vị không quản con cái, mà là trước khi nó còn chưa thành niên, khi nó còn nhỏ, quý vị phải đặt nền móng vững chắc cho nó, sau đó vì nó đã có đức hạnh, tự nhiên về sau có nhân duyên cuộc sống, thì quý vị không cần khống chế nó, bằng không thì quý vị mệt nó cũng mệt.

Tôi thường đưa ra một so sánh, giống như quý vị dạy con lái xe, trước khi nó cầm vô-lăng, quý vị phải chỉ cho nó, đến khi nó đã cầm vô- lăng lái xe rồi, thì quý vị không cần ngồi một bên liên tục kéo vô- lăng của nó, như vậy thì điều gì xảy ra? Xe sẽ liệng qua liệng lại, cuối cùng có thể "va chạm". Cho nên trước quý vị phải, ví dụ nói phải để con của quý vị hiểu được cách nhìn người như thế nào, chọn đối tượng cho cuộc đời của nó như thế nào, quý vị phải sớm dạy cho nó, đợi đến khi nó lớn rồi, quý vị chưa dạy nó, lúc đó nó chọn một người, đến lúc kết hôn rồi, quý vị lại cản trở, thì quý vị thật đau khổ, nó cũng đau khổ. Cho nên không lo không nghĩ, thực sự cần phải nhìn thấu rất nhiều chuyện của thế gian, đương nhiên đây là cảnh giới rất tốt, chúng ta có thể truy cầu theo hướng này.

Còn điều gì là niềm vui chân thật? Đó là "thân thể khỏe mạnh" thân thể khoe mạnh cũng không thể cầu mà được, quý vị đối với sự ăn uống của mình, còn đối với ưu tư của mình, đều cần có sự chăm sóc tốt mới được khỏe mạnh. Người xưa có câu: "ngũ phước lâm môn", một phước trong đó là thân thể khỏe mạnh. Nếu con người tuổi tác cao rồi thân thể không được khỏe, thì mặc dù con cháu có hiếu thảo đi nữa cũng không hạnh phúc nhiều.

Còn điều gì nữa không? "giúp đỡ người khác". Cho tràng pháo tay để cổ vũ. "Giúp người là vui", điều này rất quan trọng. Khi con người ở mọi phương diện đều nghĩ cho mình, thì người đó chỉ sống trong sự so đo hơn thiệt. Lấy sự giúp người là vui, giúp người là vui này, có thể dùng cách nói để dạy con cái hay không? Phải để tự nó thể nghiệm. Nếu như có cơ hội đến bệnh viện, quý vị đi làm tình nguyện nên dẫn nó theo một bên, khi quý vị giúp những bệnh nhân này, bệnh nhân chân thành cảm ơn quý vị, thậm chí đối với những thân nhân của bệnh nhân, khi họ cảm ơn quý vị, thì con của quý vị ở một bên nhất định sẽ học theo, cũng có thể hoan hỷ cảm nhận được thiện ý của người khác.

Có một thầy giáo, sau khi thầy học văn hóa Trung Quốc, cũng đem Đệ Tử Quy dạy cho học trò của mình, đúng lúc ngày quốc tế phụ nữ 8/3, học trò của thầy liền đến trước bục giảng, trao đổi với thầy rằng: thưa thầy! chúng em đã quyết định ngày mai ngày quốc tế phụ nữ 8/3, mua hai đóa hoa, thầy giáo cảm thấy rất bối rối, bởi thầy là thầy giáo mà. Thầy nói: em mua hai đóa hoa để làm gì vậy? Nó nói với thầy rằng, lớp chúng em quyết định một đóa tặng cho các cô giáo toàn trường, đóa còn lại tặng cho mẹ của mình, thầy giáo vừa nghe liền tùy hỷ công đức: "rất tốt, thầy ủng hộ các em". Quý vị thấy, thầy giáo không ngờ, các em nhỏ học rồi lại có thể nghĩ đến những đạo lý mà thầy đã từng dạy chúng, phải tôn kính thầy cô giáo, phải hiếu thảo cha mẹ. Ngày hôm ấy những đứa trẻ này ở trong sân trường, cầm nhánh hoa liền đem hoa tặng cho những cô giáo dạy các lớp. Có một em trai sau khi trở về, vẻ mặt tươi cười, thầy giáo đến hỏi: em làm gì mà vui thế? Nó nói với thầy rằng, khi em đem hoa tặng cho cô giáo, nụ cười của cô rất rạng rỡ, còn nói cảm ơn em nữa. Thầy tiếp tục hỏi nó: lúc đó em cảm nhận được điều gì? Học trò liền nói: cho có phước nhiều hơn nhận. Để cho các em đi giúp đỡ, thì nó sẽ cảm nhận được hạnh phúc của sự giúp đỡ. Chúng ta lấy việc giúp người làm niềm vui, cũng phải hướng dẫn con cái từ nhỏ cảm nhận được những kinh nghiệm giúp đỡ này, đây là giúp người là vui.

Còn gì nữa không quý vị? Chúng ta đã nêu ra bao nhiêu niềm vui rồi nhỉ? "Tri túc thường lạc, giúp người là vui, và thân thể mạnh khỏe", những điều này cần phải nỗ lực, không phải tự nhiên mà có được.

Còn nữa không? "Không lo không nghĩ", tại sao quý vị cần không lo không nghĩ như vậy? Không lo không nghĩ phải có trí huệ, cho nên chúng ta không ngừng nâng cao học vấn. Lại nữa "ăn ngon ngủ ngon", sau đó đại tiện dễ dàng, đây là sự thật. Chúng ta thấy có nhiều người rất phiền não, hoặc là người bệnh nặng, những điểm này họ đều không làm được. Chúng ta nói ăn ngon ngủ ngon là có phước báo. Người thời nay không dễ gì ăn ngon ngủ ngon, bởi chuyện phiền não quá nhiều, cho nên muốn ăn ngon ngủ ngon trước hết phải ít phiền não, trước hết phải cần trí huệ trưởng.

Mạnh Tử từng đề cập đến, đời người có ba niềm vui. Thứ nhất "phụ mẫu câu tồn, huynh đệ vô cố". Hai là "ngưỡng bật quý ư thiên, phủ bất tộ ư nhân". Ba là "đắc thiên hạ anh tài nhi giáo chi". Điều thứ nhất, chúng ta thường nói: 'gia hữu nhất lão, như hữu nhất bảo', đây là điều chân thật. Từ nhỏ chúng tôi sống chung với ông bà nội, nếu như không sống chung với ông bà nội, thì làm cha mẹ phải dạy hiếu đạo, thật không dễ dạy. Vì sống chung với ông bà nội, cha mẹ có thể lúc nào cũng quan tâm đến cha mẹ của mình cho con của họ thấy. Cho nên cha mẹ có thể để cho chúng ta phụng dưỡng, đó là phước điền lớn nhất của đời người, nhưng khi chúng ta đền đáp ân đức của cha mẹ, quý vị cũng sẽ thấy cuộc đời vô cùng thiết thực, vô cùng hạnh phúc. Bởi vậy các thầy cô giáo, nếu bây giờ quý vị sống chung với cha mẹ, nhất định phải trân quý.

Có một lần một vị thầy giáo của chúng tôi nói, thầy luôn luôn giúp ba mình gội đầu, giúp ba của thầy gội đầu, tôi nghe mà rất ngưỡng mộ, bởi bây giờ tôi vắng nhà thường xuyên, muốn giúp ba mình gội đầu cũng không có cơ hội. Cho nên quý vị có cơ hội thì nên trân quý.

"Huynh đệ vô cố", anh em sinh hoạt, sự nghiệp đều phát triển rất tốt, và cũng không xuất hiện những điều bất trắc, những tình huống tử vong. Bởi vì anh em là người thân theo cùng cuộc đời của chúng ta lâu nhất. "Phụ mẫu câu tồn, huynh đệ vô cố" gia hòa thì vạn sự hưng. Cho nên đây là xếp vào niềm vui thứ nhất của cuộc đời. Niềm vui thứ hai của cuộc đời là "ngưỡng bất quý ư thiên, phủ bất tộ ư nhân", mỗi ngày tận tâm tận lực, tận bổn phận và nghĩa vụ của mình, cho nên sống rất thiết thực, như vậy mới được ăn ngon ngủ yên. Nếu như quý thường làm việc trái với lương tâm, lại rất sợ người khác nhìn thấy, che che dấu dấu, người như vậy tuyệt đối không được thoải mái.

"Các lỗi lầm ngày xưa đã chết từ hôm qua". Trước đây phạm phải sai lầm, bởi vì trước đây chưa học Đệ Tử Quy, nên không tính. Bắt đầu từ hôm nay phải làm sao ngẩng đầu cúi đầu không hổ thẹn. Bắt đầu từ hôm nay, hành vi của mình phải tận tâm tận lực, thuận theo lời dạy của Khổng Tử, quý vị có thái độ như vậy, tin rằng quý vị nhất định sẽ được nhiều người tán thán hơn, nhiều người tôn kính hơn. Đây là niềm vui thứ hai. Niềm vui thứ ba là "đắc thiên hạ anh tài nhi giáo chi", niềm vui này có phải chỉ có thầy giáo mới có chăng? Không phải. Ví dụ hôm nay quý vị hiểu được giúp đỡ, quan tâm người khác, quý vị hiểu được giúp người là vui. Khi trong công ty có đồng nghiệp mới vào nghề, một người đến sống trong môi trường mới, thì trong lòng họ thường bối rối bất an. Lúc này quý vị chìa tay giúp đở, làm cho họ quen với hoàn cảnh, quen với công việc của họ, nâng đở họ theo khả năng của mình. Thêm bước nữa có thể trong nhà của họ có vấn đề, tuổi tác của quý vị lại lớn hơn họ, còn có thể đem những quan niệm tổ chức trong gia đình chia sẽ cho họ, tin rằng sự giúp đở của quý vị nhất định họ sẽ rất cảm động, họ có thể nói với người khác rằng: cuộc đời của tôi gặp được một đồng nghiệp tốt, người quản lý tốt, nên cuộc sống mới được thuận lợi như vậy. Cho nên trong lòng của người bạn này, quí vị giống như một vị thầy vậy. Khi bên cạnh quý vị có càng nhiều người bình luận quý vị như vậy, tin rằng quý vị cũng cảm thấy cuộc sống này không phải vô ích. Con người cần phải thật sự làm cho bằng được "ngưỡng bất quý ư thiên, phủ bất tộ ư nhân". Điều quan trọng nhất là phải "đôn luận tận phân". Cuộc sống có những bổn phận nào? Trong sinh mạng ngắn ngũi này, chúng ta nên tiến hành làm mọi thứ thật vững chắc, trong một đời nhất định phải làm hết bổn phận.

Văn Thiên Tường có một câu danh ngôn rất nổi tiếng rằng: "nhân sanh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hán thanh". Quý vị thấy khí phách câu này, quý vị có tương ưng với nó không? "Ngưỡng bất quý ư thiên, phủ bất tộ ư nhân". Các bạn! Quí vị ai cũng thuộc câu này, câu này ảnh hưởng đến cuộc đời của quý vị như thế nào? Mỗi lời dạy của Thánh Hiền đều có thể đưa cuộc đời của quý vị đến viên mãn, bằng không thì chỉ là thuộc lòng mà thôi.

Khi tôi học cấp ba là đã học qua câu này rồi, nhưng không cảm nhận được điều gì, bởi vì thầy giáo bảo tôi phải học thuộc, kiểm tra giữa kỳ chắc chắn có ra câu này. Còn từ "hán thanh" này ý nghĩa là gì? "hán thanh" nghĩa là sử sách. Kiểm tra giữa kỳ làm bài không tốt, sai một điểm là bị đánh một roi. "Đan tâm", đan là màu đỏ, thật ra đó là chỉ cho lòng chân thành của chúng ta. Cuộc đời không ai thoát được cái chết, trong cuộc đời ngắn ngủi này, nên làm thế nào để nó phát quang, tỏa nhiệt? Là dùng lòng chân thành chiếu lịch sử, chiếu sử sách. Chúng ta chiếu theo quyển lịch sử nào? Huệ căn của quý vị sao mạnh thế? Trước hết phải chiếu lịch sử của chính mình, chúng ta đi vào cuộc đời đã mấy chục năm, bây giờ quay đầu nhìn lại, quý vị vừa lòng hay không? Quý vị vui mừng hay sợ hãi? Lớn như vậy rồi, nhưng còn rất nhiều việc chưa làm. Cho nên con người trước hết phải không có lỗi với chính mình. Ngoài việc phải chiếu lịch sử của chính mình ra, đương nhiên lịch sử cuộc đời của quý vị, phải dựa vào quý vị mà có. Quý vị còn có thể dùng chân thành của quý vị, chiếu lịch sử của ai? Chiếu lịch sử của ai nào? Quý vị đều chưa tỏa sáng, chiếu lịch sử của ai? Chiếu những người xung quanh, chúng ta phải "biết trước sau", không được trong chốc lát quý vị đã chiếu đến nước Mỹ rồi, phải chiếu người bên cạnh trước, chiếu người trong nhà trước.

Chúng ta nói: "trong trăm điều thiện hiếu đứng đầu", cho nên trước phải dùng chân tâm của mình nỗ lực thực hiện hiếu đạo, để cho hiếu tâm hiếu đạo của quý vị, viết ở trong lịch sử cuộc đời của cha mẹ, để cha mẹ của quý vị khi đối trước người khác nói rằng, kiếp này của tôi nuôi đứa con này thật có giá trị. Khi mẹ nói ra lời này, tin rằng bà vô cùng vui sướng. Chiếu lịch sử của cha mẹ, còn phải chiếu lịch sử của con cái. Khi chúng ta dùng tình thương của người cha người mẹ, cùng con cái trưởng thành, để cho nó vun bồi nền tảng đức hạnh, để nó kiến lập nhân sinh quan đúng đắn. Đến lúc ra ngoài xã hội, nó đem so sánh với những người khác, nó cảm thấy vô cùng may mắn: cuộc đời này của tôi nhờ có cha mẹ như vậy tôi mới có được những quan niệm đúng đắn này. Khi con cái mỗi mỗi nghĩ đến, có cha mẹ như vậy, mới có thể thành tựu cuộc đời này của nó. Vậy chúng ta làm cha mẹ cũng là dùng chân tâm, trong lịch sử cuộc đời của con cái viết lại trí huệ của quý vị, tình cảm chân thành của quý vị.

Ngoài cha mẹ và con cái ra, còn ai nữa không? Còn anh em. Vì sao đem vợ đặt ở phía sau? Anh em, nhân duyên anh em cũng rất khó được, anh em chúng ta có thể hòa thuận, thật ra thì cha mẹ rất vui mừng, rất hạnh phúc. Hai người chị của tôi và tôi tình cảm rất tốt. Chị của tôi, lúc tôi quyết định từ chức, muốn thúc đẩy nền giáo dục của Thánh Hiền, chị tôi liền bảo tôi rằng: em cứ yên tâm đi làm, mỗi tháng chị cố định ủng hộ em 1 vạn tiền đài, em không cần lo lắng gì cả. Lòng chân thành của chị tôi lập tức chiếu khắp tâm linh của tôi. Đương nhiên quý vị không cần quan tâm tôi có lấy 1 vạn đó hay không. Rất nhiều bạn nghe xong liền nói: thầy Thái, thầy có lấy không? Quan trọng nhất là tâm ý, tấm lòng của hai người chị này đã cùng với tôi suốt đời, tôi cảm thấy rất ấm áp. Cho nên chị của tôi chiếu lịch sử của tôi. Đương nhiên người ta ủng hộ tôi như vậy, nên tôi nhất định phải tận tâm tận lực làm. Sau khi tôi làm được hơn 1 năm, thì chị rất vui, lần đầu tiên lên lớp học, chị ngồi bàn thứ nhất, chị nói chị là người thay mặt trong gia tộc đến nghe tôi giảng. Sau đó chị nói với mẹ tôi, chị nói: có đứa em này con thật sự rất vui, cho nên tôi cũng hồi đáp lại, tôi dùng lòng chân thành chiếu lịch sử của chị.

Tiếp theo là đến lượt vợ chồng, vợ chồng là cùng một nhà, ở chung trong một phòng, là thân thiết nhất. Làm sao chiếu lịch sử của chồng, chiếu lịch sử của vợ? Chiều hôm nay không phải chúng ta đã giảng rồi sao, chiếu như thế nào? Là lúc nào cũng có thể thấy được ưu điểm của đối phương, khẳng định họ, cổ vũ cho họ, làm thức dạy tiềm năng của họ, chúng ta cùng phải tận tâm tận lực giúp đỡ đối phương. Ví dụ nói, để cho việc làm của họ không có lo lắng về sau. Khi chồng của quý vị nói chuyện với bạn bè, chồng của quý vị nói: nhờ cưới người vợ này cuộc đời của tôi mới được phát triển tốt như vậy. Lúc này trong lịch sử cuộc đời của chồng mình quý vị viết lên ân nghĩa, viết lên tình nghĩa. Tuyệt đối không được nói: từ khi tôi cưới người vợ này mới bắt đầu xui xẻo. Vậy là không tốt. Cho nên chúng ta phải định vị rõ ràng, phải có thể dùng chân tâm, chiếu sáng nội tâm của mỗi người, cuộc sống của mỗi người.

Còn chiếu lịch sử của ai nữa không? "Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ", cho nên chúng ta phải khiến cho thầy giáo thật sự thấy được, thầy dạy chúng ta như vậy là rất có giá trị. Quan trọng nhất phải như thế nào? Y giáo phụng hành.

Lúc tôi học tiểu học có một thầy giáo, thầy rất quan tâm đến tôi, kỳ thật thì nhân duyên người bên cạnh quý vị rất sâu đậm, chỉ cần quý vị có tâm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sinh mạng của họ. Vị thầy giáo này của tôi, khi tôi học lớp 5, cũng là lúc thầy hướng dẫn tôi, thầy hỏi mẹ tôi rằng: đứa bé này dạy nó như thế nào? Mẹ tôi nói, nó không phải là đứa thích học bài. Quý vị có thấy được tôi không thích học bài chăng? Sau đó mẹ lại nói: nhưng nó rất sĩ diện. Thầy giáo chúng tôi nói: vậy thì tôi có cách rồi. Ngày đầu tiên chia lớp, 12 thầy giáo đứng, còn toàn bộ học sinh, học xong lớp 4 lên lớp 5 rồi đều đứng giữa thao trường, sau đó bắt đầu: em nào đó lớp 5/1 thì người đó chạy đến lớp đó. Em nào đó lớp 5/2 thì người đó chạy đến lớp 5/2. Tôi thì chạy đến lớp 5/7, lớp 5,/7 . Thầy giáo dẫn chúng tôi vào phòng học, rồi thầy nói: Thái Lễ Húc, em dẫn hai bạn đi nhận chổi. Học sinh tiểu học được thầy giáo kêu làm nhiệm vụ đều rất có tinh thần, bước nhanh về phía trước nhận chổi đem về. Thái Lễ Húc, em và 5 bạn đi nhận sách, tôi lại cùng các bạn khác đi nhận sách, những việc đáng làm đã làm xong, mọi người đều ngồi xuống. Thầy giáo chúng tôi nói: các em đến đây, bây giờ chúng ta chọn lớp trưởng, thầy đề cử Thái Lễ Húc, các bạn khác thì do các em đề cử. Thật là rất dân chủ phải không? Quý vị biết kết quả như thế nào không? Những bạn khác thì không biết được mấy người, nên chỉ nghe đến tên tôi. Vì vậy lần đầu tiên tôi được làm lớp trưởng tiểu học. Trong quan niệm học sinh tiểu học của tôi, lớp trưởng là học vấn, phẩm hạnh phải đạt danh hiệu hạng nhất. Cho nên thầy giáo chúng tôi không tốn chút sức lực đẩy thành tích của tôi lên. Bắt đầu từ lúc đó, học vị của tôi không dưới hạng ba. Cho nên thầy giáo đối với tôi rất tốt, tôi thì có ân tình vì thầy đã hiểu và gúp đỡ mình.

Sau đó tôi thi đậu vào trường sư phạm, cũng bắt đầu dạy học, tôi gọi điện cho thầy giáo, và mời thầy ăn cơm tại Thái Căn Hương. Tiệm Thái Căn Hương ở Cao Hùng. Vừa ngồi xuống là nói chuyện với thầy liên tục rất vui vẽ, bởi vì chúng tôi đang kế thừa sự nghiệp của thầy, cũng đang dạy học, thầy đem những kinh nghiệm dạy học của mình nói liên hồi với tôi. Trong quá trình trò chuyện này, người phục vụ bên cạnh chạy đến thấy chúng tôi nói chuyện rất vui, liền hỏi tôi: Người này là ai? Tôi nói đó là thầy giáo của tôi. Anh ta nghe rồi rất cảm động. Sau đó bởi mấy năm này cũng tiếp xúc được rất nhiều kinh điển của Thánh Hiền, tôi cũng đem vài quyển tặng cho thầy. Rốt cuộc sau khi thầy cầm những quyển sách này liền nói với tôi, thầy nói: từ nay về sau thầy có phải gọi em là lớp đàn anh không? Tôi liền nói với thầy: nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ, thầy vẫn là thầy.

Sau đó tôi dạy học được hai năm, rồi từ bỏ công việc đó, đến Đại lục thúc đẩy nền văn hóa Trung Quốc. Tôi liền gọi điện cho thầy, báo cáo với thầy những việc làm được trong một năm qua. Bên kia đầu giây, thầy rất vui. Thầy nói: có một học trò như em thầy thật vui mừng. Khi đó tôi cảm nhận được rằng, có hai người tuyệt đối không đố kỵ sự thành tựu của mình, đó là cha mẹ và thầy cô. Cho nên chúng ta cũng phải dùng cuộc đời của mình, cống hiến cho xã hội, để cho sư trưởng và cha mẹ mình có vinh dự.

Lại nữa chúng ta đều là con cháu của Viêm, Hoàng, phải để cho đời này của chúng ta có thể tiếp nối người đi trước, mở lối cho người sau, có thể không hổ thẹn với mấy ngàn năm các bậc tổ tiên dạy dỗ, chúng ta đem nó truyền thừa lại, thừa kế người đi trước, mở lối cho người sau. Không được để văn hóa mấy ngàn năm bị đoạn trong tay của chúng ta, đây là tội lỗi không thể tính được.

Lúc đầu chúng tôi nắm giữ thái độ như vậy, trong hiện tại tình hình đạo đức tiêu vong nghiêm trọng, hi vọng có thể nhanh chóng đẩy mạnh nền văn hóa, đẩy mạnh lời giáo huấn của Thánh Hiền.

Lúc đó cha tôi nói rằng công việc giáo dục văn hóa này cực kỳ khó làm, không mấy người làm được. Tôi nói với cha tôi rằng: nếu như có một vạn người làm, chỉ có hai người thành công, xin hỏi chúng ta có nên làm hay không? Còn có hai người thành công chứng tỏ đã thành công, đúng không? Chúng ta không cần hỏi hơn 9 ngàn người còn lại vì sao họ thất bại, "chẳng thà thành công tìm phương pháp, chứ không thất bại tìm lý do". Một người muốn lùi bước, có thể tìm được một trăm, một ngàn lý do cũng còn dư. Nhưng chúng ta cần đi xem là hai người này vì sao họ thành công. Nếu như hai người này thành công, vì họ là người có nhiều tiền bạc, là vì cha mẹ của họ làm quan lớn có quyền vị, vậy chúng ta không cần làm, bởi chúng ta không có gì cả, quả thực không có. Nếu như họ không có tiền cũng không có quyền vị, nhưng họ làm được, thì chúng ta phải xem vì sao mà họ làm được như vậy, để cố gắng học hỏi họ.

Tôi nhắc đến Thầy của tôi- Hòa thượng Tịnh Không, tôi nói Thầy tôi không có tiền, tất cả những người thân cũng không sống chung với Thầy, đều không có ai giúp đỡ, nhưng Thầy lại có thể hoằng dương lời giáo huấn của Thánh Hiền, thậm chí hoằng dương đến khắp thế giới, như vậy là dựa vào điều gì? Các bạn! thật ra có nhiều việc rất đơn thuần, đều là từ một tấm lòng chân thành mà ra. Bởi vì Thầy có lòng cung kính chân thành, cho nên khi Thầy viết thư cho nhiều giáo thọ đại học nỗi tiếng, mỗi người đều từ trong thư của Thầy, thấy được sự hiếu học của thầy, nên viết thư cho Thầy xin làm học trò của Thầy. Cho nên trong đời Thầy có ba vị thầy giáo giỏi, đều do nơi sự hiếu học của Thầy mà đặc biệt quan tâm đến Thầy. Do sự chân thành mà đạt được học vấn, do có sứ mệnh, cuộc đời của Thầy có được lời giáo huấn của Thánh Hiền, thầy cũng hy vọng lợi ích được càng nhiều người hơn. Do nơi tấm lòng này mà cảm được nhiều người đối với Thầy rất cung kính ủng hộ. Kỳ thật Thầy đã thật sự đem kinh điển Thánh Hiền diễn giảng ra.

Trong Lão Tử có nói đến: "thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân". Trên trời tuyệt đối không nói rằng, người này với tôi tốt hơn, tôi đặc biệt thương người đó, không có. Hồi báo của cõi trời đều theo sát bên cạnh người thiện, gọi là thiện có thiện báo.

Trung Dung lại nói: "thành giả, vật chi chung thủy", sự thành bại của một việc nguyên nhân ở chổ nào? Chính là ở một chữ "thành". "Thành giả, vật chi chung thủy. Bất thành, vô vật". Hai câu này rất có đạo vị, dùng lòng chân thành làm ra một việc, không phải vì thời gian không gian, mà giảm bớt tánh ảnh hưởng của nó. Phạm Trọng Yêm rất chân thành, cho nên thái độ sống của ông liên tục ảnh hưởng người học vấn đến mấy trăm năm. Cũng như vậy Thầy tôi dùng lòng chân thành giúp đỡ, truyền lời giáo huấn của Thánh Hiền, tin rằng tấm lòng này của Thầy, cũng sẽ lưu lại trong lòng tất cả những người học trò. Cho nên chí thành như thần, chí thành có thể cảm thông. Điều này đều là trong cuộc sống hiện tại của quý vị, quý vị có thể ấn chứng được. Nhưng khi chúng ta không có lòng chân thành, "bất thành, vô vật", ý nói rằng quý vị không phải dùng chân thành làm việc, thì sau này nhất định sẽ thất bại. Ví dụ nói quý vị đối với con cái không chân thành, thì gia đình này chắc chắn suy bại. Quý vị đối với nhân viên của mình không chân thành, mặc dù hiện tại quý vị kiếm được chút ít tiền, sớm muộn gì cũng bị sụp đổ.

Cho nên quý vị quan sát kỹ càng, phải chân thành đối đãi với người nhà, đối đãi với nhân viên, gia nghiệp và sự nghiệp của họ mới có thể bền lâu. Bằng không thì bảo đảm "giàu không quá ba đời". Câu này bây giờ cần đổi một chút, quý vị quan sát còn đến ba đời không? Đúng rồi, bởi vì con người càng lúc càng làm không đủ chuẩn mực của con người, hao tổn quá nhiều phước phần. Cho nên phước không quá một đời. Chúng ta hiểu rõ được chân thành thì có thể làm tốt công việc, chúng ta đều có tấm lòng chân thành. Đối diện với thời đại lớn này, chúng ta nhất định cần "vì vãng Thánh kế thừa tuyệt học, vì vạn thế khai thái bình". Các bạn đã nghe đến chưa? Hình như quá xa vời, hoặc là hai vai cảm thấy sao mà nặng quá. Kỳ thật chúng ta ôm chặt một thái độ: "khởi năng tận như nhân ý, đãn cầu vô quý ngã tâm". Cho nên hiện tại chúng ta là bậc làm cha, làm mẹ, đem lời dạy của Thánh Hiền dùng trong việc giáo dục con cái, dùng trong gia đình, vậy là quý vị đã truyền thừa văn hóa xưa rồi, cũng dùng trong việc sống chung với các đồng nghiệp. Khi bạn đồng nghiệp sống chúng với quý vị cảm thấy rất vui vẽ, thì quý vị bảo họ: những thái độ sống này của tôi, đều học trong Luận Ngữ, đều học trong Đệ Tử Quy, chúng ta tùy sức tùy lực làm, cũng là công đức viên mãn.

Các bạn, bây giờ chúng ta đọc lại câu của Văn Thiên Tường một lần, xem quý vị có thấy ý vị của nó có khác nhau không? Chuẩn bị, bắt đầu: "nhân sanh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hán thanh". Quý vị đọc lớn tiếng rất hào hùng. Khi chúng ta xác lập cuộc sống, đều hướng đến phát triển những giá trị này, quý vị làm được khiến con của quý vị vô cùng khâm phục cha mẹ của nó. Con của quý vị có quý vị làm gương như vậy, tin rằng cuộc sống của nó, cũng sẽ đi đúng phương hướng, sẽ đi đúng phương hướng thôi.

Tiếp theo là những việc nhỏ này. Chúng ta thảo luận từng việc một nhé. Ví dụ nói con quý vị bây giờ đang học tiểu học, chúng ta làm sao giải thích câu "thân sở hiếu, lực vi cụ", giải thích như thế nào? Như chúng ta làm thầy giáo thì biết hướng dẫn con cái. Ví dụ nói cha mẹ hy vọng thân thể của các con khỏe mạnh, hy vọng các con học giỏi, những yêu cầu này chúng ta làm con cái, phải tận tâm tận lực để đạt được. Cho nên 'thân sở hiếu, lực vi cụ', hiếu tử ngày xưa cũng họ luôn luôn làm đầy đủ yêu cầu của cha mẹ.

Triều nhà Hán ngày xưa có một vị hiếu tử tên là Thái Thuận, cùng họ với tôi, tôi đọc đến người mang cùng họ với mình, tôi cũng lấy đó làm tự hào, bởi vì ông là tổ tông của tôi. Vị Thái Thuận này cũng ở thời đại chiến tranh loạn lạc. Mẹ của ông thích ăn quả dâu tằm, cho nên ông đi thu nhặt dâu tằm. Ông xách hai cái giỏ đi, khi trở về không may gặp bọn cướp, bọn cướp thấy rất kỳ lạ: ông đi nhặt dâu tằm xách một cái giỏ là được rồi, còn chia ra hai bên làm gì? Bọn họ rất hiếu kỳ nên hỏi ông: ngươi đi nhặt dâu tằm làm gì mà xách hai cái giỏ? Các bạn! sao lại xách hai cái giỏ vậy? Chúng ta ai cũng biết Thái Thuận. Vì mẹ của ông thích ăn ngọt, nên ông chọn trái đen hơn, tím hơn, chín hơn bỏ vào một giỏ. Trái màu hồng, chưa chín bỏ vào giỏ khác. Quý vị thấy Thái Thuận đã thực sự làm được 'thân sở hiếu, lực vi cụ'. Kết quả bọn cướp nghe xong rất cảm động. Tôi hỏi học trò rằng: các em nghĩ bọn cướp có cảm động không? Có. Bọn cướp thường giết người phóng hỏa mà cũng cảm động à? Họ giết người phóng hỏa là do thói quen xấu, nhưng bất luận người xấu đến cỡ nào, trong nội tâm của họ cũng còn có một chút lương thiện, vì "nhân chi sơ tánh bổn thiện". Chỉ vì bây giờ họ bị thói quen xấu, bị dục vọng chi phối mà thôi. Khi hành vi của chúng ta có đạo đức, thì có thể làm thức tỉnh lương tri của họ. Cho nên nếu các bạn nhỏ gặp người xấu thì có cần đánh họ không? Có cần chửi họ không? Không cần, nên học theo ông Thái Thuận, dùng đức hạnh cảm hóa họ, biết đâu khi ông Thái Thuận vừa nói là "đem cho mẹ ăn" xong, đột nhiên có mấy người ăn cướp ở đó ôm đầu khóc nức nở, vì nhớ đến mẹ của họ.

Tiết học sau chúng ta tiếp tục nói về chuyện của Thái Thuận. Cám ơn tất cả mọi người.

Hết tập 11

b���X��


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro