04. Không thích hình ảnh của mình trong gương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có một điều mà mình chưa bao giờ tâm sự với ai, trừ khoảng 10.000 người đã nghe podcast của mình, là ngoại hình hồi nhỏ của mình rất xấu xí. Nói cho chính xác thì mình đã diễn tả chính mình với các thính giả trong tập podcast của Amateur Psychologyrằng mình là một con vịt xấu xí. Hành trình thay đổi bản thân của mình cũng không có gì là hay ho hay đáng tự hào.

Mình bước vào một ngôi trường cấp ba nơi quy định học sinh nữ phải mặc áo dài suốt tuần. Đối với mình, vào đối với cơ thể con gái tuổi 16 của mình, áo dài là một cơn ác mộng. Mỗi buổi sáng thức dậy, mình liên tục phải nhìn vào cơ thể của mình trong tà áo dài không thể nào thảm họa phần ngực áo ôm vào khuôn ngực lép xẹp và rộng như con trai một cách gò bó và kỳ cục, phần eo áo lỏng lẻo quanh vòng eo to là mình trông như một khuôn chữ nhật, mái tóc đen cột kiểu đuôi ngựa để lộ vầng trán phẳng, láng và rám nắng không hề ưa nhìn cùng làn da sần sùi mụn của con gái tuổi dậy thì. Dân gian có câu người đẹp vì lụa, nhưng trong mắt mình, làm cho tao dài trông vạn lần xấu xí, theo cách mình tự cảm nhận về bản thân. Cấp ba là một khoảng thời gian khó khăn đối với mình.

Mình tự nhận thức được vẻ ngoài kém thu hút của bản thân, suốt quãng thời gian đi học mình cũng không thèm muốn gì chuyện yêu đương, vì căn bản con trai cũng không muốn nói chuyện với mình. Vậy nhưng con trai là loại động vật đáng sợ nhất trong ký ức thời niên thiếu của mình. Vào những giờ ra chơi, tụi con trai tụm lại một nhóm với nhau cười cợt và xếp hạng các bạn gái theo nhan sắc. Những bạn trong top đầu là những bạn có khuôn mặt xinh xắn, cơ thể cân đối, lại rất có duyên trong việc nói chuyện với các bạn nam. Tất nhiên mình làm trong những top cuối. Mình ở tuổi 21 nếu nghe được những điều này vẫn sẽ quay về nhà nhảy lên giường úp mặt xuống gối mà tức tưới chứ đừng nói đến cô bé 16 tuổi xấu xí năm nào. Vậy là mình nhịn ăn để giảm cân.

Năm 16 tuổi, mình cao 1m55 và nặng 65kg. Đến năm 17 tuổi, mình vẫn cao từng ấy nhưng nặng chỉ còn 50kg. Năm 17 tuổi là thời gian kỳ lạ nhất trong 21 năm sống trên đời của mình. Mình đã tưởng rằng chỉ cần ốm đi mình sẽ hạnh phúc, chỉ cần ốm đi mình sẽ hài lòng với cuộc đời của mình. Vỡ lẽ ra đây chỉ là một lầm tưởng. Mỗi ngày mình thức dậy với một tinh thần không thể nào tồi tệ hơn. Tà áo dài rộng thùng thình đã đem cắt giờ lại ôm gọn vào eo mình, mình không còn trông giống một hình chữ nhật nữa, mà thay vào đó mình trong gương giống một cô gái buồn. Đêm nào cũng phải chiến đấu dữ dội với cơn thèm ăn. Mình không ăn Hai chén cơm mỗi bữa ngay cả khi hôm đó có món khoái khẩu là cá hú kho tộ và canh khoai mỡ mẹ nấu. Mỗi lần ăn một bịch snack mình đều phải đọc kỹ thành phần và lượng ca-lo. Mình là một người rất thích ăn, đồ ăn là niềm vui, là danh tính, là một phần lớn trong các câu chuyện, các cuộc hội thoại của mình. Kể cả bây giờ khi sống ở nước ngoài và nói chuyện với các bạn ngoại quốc, nói về đồ ăn cũng là một chủ đề mình có thể ưỡn ngực tự hào để mà khô môi múa mép. Niềm vui của mình năm 17 tuổi hoàn toàn bị giết chết để có được cơ thể của một cô gái buồn.

Vậy nhưng vào năm mình 17 tuổi, mỗi khi gặp những người quen mình thời còn "béo", ai cũng xuýt xoa "Làm sao giảm được ký hay vậy, bữa nay trông xinh xắn ra vì ốm đi quá!". Những lời nói đó thật lòng rất mát dạ, nhưng chúng cũng chỉ đem lại những thỏa mãn tức thời, mình không thể ngừng lại mong muốn tiếp tục giảm cân. 50kg vẫn chưa đủ, mục tiêu của mình là giảm xuống còn 45kg. Đó là một xã hội luôn nhắc nhở mình tiêu chuẩn của cái đẹp chỉ có gọi cho một vài tiêu chí - ốm không mỡ thừa, da trắng như tuyết và mịn như da em bé, mắt to, mũi cao, môi mềm. Thật là một đống lý tưởng vô nghĩa!

Nghiên cứu của Kerry, Berg và Thompson (2004) cho ra một mô hình Nội hóa những khuôn mẫu hình để dẫn đến sự bất mãn về cơ thể và xác định ba yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về ngoại hình của mình là cha mẹ, bạn bè đồng lứa và truyền thông. Và yếu tố gia đình, nghiên cứu này cho thấy những người có cha mẹ thường xuyên trêu chọc phải ngoại hình, suy nghĩ thái quá về cân nặng và ăn kiêng - thông qua các hành vi như thảo luận về số đo, chế độ ăn uống và mức độ quan trọng của nó, sẽ có xu hướng nhìn nhận tiêu cực về cơ thể của họ.

Đối với yếu tố thứ hai, nghiên cứu của Jones và Crawford (2006) cho thấy con gái có tần suất nói chuyện với bạn đồng lúa về ngoại hình nhiều hơn. Tuy nhiên, con trai lại thường tán gẫu về cách phát triển cơ bắp với tần suất nhiều hơn truyện ăn kiêng của hội con gái. Điều này cho thấy việc đặt nhiều tâm tư và ngoại hình khá phổ biến ở cả hai giới. Đặc biệt ở con trai, những câu chuyện về rèn luyện cơ bắp như tập gym hoặc chơi thể thao còn mang tính giới hóa - việc thay đổi nhân dạng của bản thân để phù hợp với khuôn mẫu giới do xã hội đặt ra. Vậy nên việc đem những chủ đề này vào những cuộc trò chuyện hàng ngày với bạn đồng lứa còn được xem là đáng khao khát theo chuẩn mực xã hội của tính nam. Và yếu tố truyền thông, nghiên cứu của Knauss và cộng sự (2008) báo cáo rằng ảnh hưởng từ việc nội hóa những tiêu chuẩn bất khả của truyền thông về cơ thể có tác động lớn đến sự hài lòng của con gái với cơ thể của họ. Tuy nhiên điều này không được phát hiện ở con trai. Lời giải thích cho sự khác biệt này là giả thuyết các bạn nam có xu hướng ngưỡng mộ những siêu anh hùng hoặc các vận động viên thể thao hơn là so sánh cơ thể của bản thân với người nổi tiếng như các bạn nữ.

Bất ngờ hơn, nghiên cứu của Jones cùng cộng sự (2004) và Vincent cùng McCabe (2002), con trai lại thường bị bạn đồng lúa chọc ghẹo về ngoại hình nhiều hơn con gái, đặc biệt là những bạn nam có cơ thể gầy và thiếu cơ bắp. Vậy nhưng nghiên cứu của Lawler và Nixon (2011) cho thấy dáng con gái thương có nhớ bất mãn về ngoại hình hơn con trai. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con trai không hề tự ti, hơn một nửa như người tham gia là nam có mong muốn thay đổi ngoại hình của bản thân. Sự khác biệt về giới cũng được chỉ ra khi con gái có nhiều cuộc trò chuyện với bạn bè về ngoại hình và có sự nội hóa các tiêu chuẩn ngoại hình nhiều hơn con trai. Từ đó, con gái cũng dễ tổn thương hơn khi nói về vấn đề này và thường cảm thấy áp lực trong việc rập khuôn bản thân để phù hợp với các tiêu chuẩn sắc đẹp. Một kết quả thể hiện rõ ràng sự khác nhau trong công việc nhìn nhận về ngoại hình bản thân ở hai giới là: đối với các bạn nam có chỉ số cơ thể trên trung bình, có tới 1/3 trong số đó mong muốn cơ thể to hơn và chỉ 10% mong muốn có cơ thể nhỏ hơn; đối với các bạn nữ có chỉ số cơ thể trung bình, đến 75% cảm thấy không hài lòng với cơ thể của bản thân và đa phần các bạn nữ này đều mong muốn có cơ thể nhỏ hơn.

Nghiên cứu của Berg và cộng sự (2007) cho thấy ở phụ nữ, các tác nhân như lòng tự trọng, xu hướng trầm cảm, chuyện bạn bè ăn kiêng, việc tiếp xúc với hình ảnh cơ thể lý tưởng của phụ nữ trên các tạp chí và chỉ số cơ thể đều có tác động rất lớn đến sự không hài lòng về ngoại hình. Tuy nhiên, những yếu tố này lại không có nhiều ảnh hưởng tương tự ở nam giới. Nghiên cứu này cũng kết luận rằng, do bị "phơi nhiễm" trước các tạp chí có liên quan đến những hình ảnh về tiêu chuẩn ngoại hình hay các nội dung về giảm cân và ăn kiêng, phụ nữ thường tự so sánh bản thân với những người nổi tiếng trên mạng xã hội, từ đó dẫn đến sự tiêu cực trong cách nhìn nhận về cơ thể của chính họ. Bên cạnh đó, lòng tự trọng thấp và xu hướng trầm cảm cũng liên hệ đến tần suất so sánh cơ thể với các hình mẫu lý tưởng. Kết luận của nghiên cứu này cho thấy tuy cả nam và nữ đều dễ bị tổn thương bởi các yếu tố ngoại hình, phụ nữ sẽ là nạn nhân lớn nhất của các chiến dịch tuyên truyền trên mạng xã hội và truyền thông, thường là những tiêu chuẩn phi thực tế về cơ thể lý tưởng mà phụ nữ cần phải có được thêu dệt qua các hình ảnh trên Instagram hay phim ảnh.

Mình chưa bao giờ giảm xuống 45kg. Mình đã dừng lại, ở một giai đoạn buồn nhất, khi sức khỏe tinh thần của mình ở đáy vực, mình đi du mọi thứ thay đổi, mình quá bận rộn trong môi trường mới, qua đầu tư vào chuyện hòa nhập và chuyện học. Mình tìm thấy giá trị của bản thân qua những đêm muộn ngồi học trong thư viện đọc về các thuyết xã hội học, qua những quyển sách về nhân dạng và chỗ đứng của cá nhân trong đời, qua những tình bạn đẹp với các cô gái cũng chật vật với hình ảnh cơ thể như mình. Và trên hết, ở một đất nước vạn dặm xa nhà, lần đầu tiên mình không có cân để xem mình nặng bao nhiêu ký. Mình vui hơn bao giờ hết.

Lần khám sức khỏe cuối cùng ở phòng y tế trường đại học, mình nặng 54kg. Nếu bạn đặt tay lên bụng mình, bạn có thể nắm một tảng mỡ thừa đầy lòng bàn tay. Nếu bạn nhìn mình mặc váy ngắn, bạn có thể thấy bắp chân "cuồn cuộn" của mình. Nếu bạn nhìn mình kỹ một chút sau lớp trang điểm, da mặt mình vẫn sần sùi, những vết sẹo từ mụn mọc lên từ ký kinh nguyệt tháng trước vẫn chưa phai màu. Mình chưa bao giờ xinh đẹp, và mình sẽ không bao giờ xinh đẹp, và điều đó không sao cả. Mình thấy rất vui, rất hài lòng với cơ thể của một cô gái. Chỉ đơn giản là một cô gái.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro