Phần 1. Cái tôi không hoàn hảo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

        01. Thoải mái với cô độc và cảm giác không thuộc về

Có phải khi con người cảm thấy cô độc, họ không hề nghĩ rằng trên đời có những kẻ giống như họ? Việc biết rằng có vô và những kẻ cô độc khác trên đời liệu có xoa dịu cảm giác cô lập trong họ hay không? Liệu khi biết rằng chính bản thân cũng là một kẻ cô độc có xoa dịu cảm giác lạc lõng bên trong bạn, một người cũng có cảm tưởng tương tự về bản thân? Chúng ta vẫn hay lầm tưởng và nạn nhân hóa cụm từ cô độc hay những người lựa chọn sự cô độc. bởi chúng ta là những động vật xã hội, do đó chuyện giao tiếp và gây dựng quan hệ với những động vật xã hội khác dường như đã được lý tưởng hóa là một điều những người tài giỏi, cấp cao và thu hút làm rất tốt. Ngược lại, việc không giỏi nói chuyện, không giữ được những mối quan hệ xã giao hoặc hồi hộp trước đám đông sẽ bị gán mác yếu kém, đáng thương hại và cần được cải thiện để trở nên tốt hơn.

Đặc biệt trong xã hội hiện đại, với sức mạnh của mạng xã hội, các mối quan hệ - vốn là chìa khoá dẫn đến những cơ hội công việc, tình yêu, bạn bè - càng được khuếch đại khi mà định mệnh chỉ cách bạn một cú nhấp chuột, một mẩu tin nhắn. Việc kết nối đơn giản, việc không giỏi kết nối càng biến thành một sự hổ thẹn cho những người thích được ở một mình. Việc chấp nhận bản thân là một người cô độc không phải là một ý tưởng có thể khiến bạn thoải mái thú nhận mà không cần hàng vạn giờ tự nói chuyện và thuyết phục bản thân bạn không phải là một kẻ lập dị.

Trục xu hướng tính cách hướng nội - hướng ngoại là một khái niệm đã khá phổ biến bên trong tâm lý học tính cách. Hai cực tính cách này đã tiếp cận đến dân số chung mạnh mẽ qua các bài trắc nghiệm phổ biến có thể dễ dàng tìm thấy và làm trực tuyến như Mô hình Năm đặc trưng tính cách lớn (Big Five Personality) hay Bộ câu hỏi trắc nghiệm 16 nhóm tính cách Myer-Briggs (Myer-Briggs 16 Personality Test). Một thuyết tính cách ta được chứng minh và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học và thuyết Năm đặc trưng tính cách lớn (Big Five Personality) được phát triển và nghiên cứu sâu bởi hai nhà tâm lý học Costa và McRae (1985, 1989, 1992, 1997). Trong đó. Sự hướng ngoại được định nghĩa là một thước đo đáng tin cậy cho mức độ giao tiếp xã hội của một người. Sự hướng ngoại được quyết định bởi 6 yếu tố bao gồm sự ấm áp, độ yêu thích việc giao du, sự chủ động, sự năng động, việc tìm kiếm sự hào hứng và cảm xúc tích cực.

Bởi những đặc trưng tính cách này, sẽ không có gì bất ngờ khi những người cô độc thường thuộc nhóm hướng nội. Và cũng không còn xa lạ gì chuyện tính cách hướng ngoại thường được coi trọng hơn trong xã hội chúng ta đang sống. Nghiên cứu của Back và các cộng sự (2011) cho thấy những người có tính cách hướng ngoại thường dễ dàng thu hút người khác hơn và khiến người lạ có nhận định tích cực về họ ngay từ lần gặp đầu tiên, ngược lại với sự im lặng của người hướng nội.

Nhìn lại những năm tháng xa nhà, những mùa Tết không có gia đình, bạn bè, nhìn lại đêm giáng sinh nằm trên giường ký túc xá, dưới ánh đèn led dây mình mua ba trăm ngàn trên Amazon, mình càng thấm thía sự cô độc đã trải qua, một sự thỏa hiệp mà trong thời điểm đó, mình thậm chí đã không biết đến sự tồn tại của nó. Những cảm xúc trong căn phòng đơn độc không để lại nỗi buồn trong trái tim, nhưng để lại dấu vết của một kẻ ngoài lề xã hội, một minh chứng cho sự biệt lập mà mình đã thôi chối bỏ.

Mình nhận ra, sự cô độc chỉ tiêu cực khi bạn coi thường nó, khước từ nó và ép bản thân trốn chạy khỏi nó. Nghiên cứu của Nguyen (2019) với các sinh viên đại học năm nhất ở Mỹ và Canada cho thấy, đối với những sinh viên không cảm thấy bản thân thuộc về một cộng đồng nhất định, việc chủ động tìm đến sự cô độc và chấp nhận bản thân khi ở một mình cho thấy sự tích cực trong sức khỏe tinh thần của họ, biểu hiện ở lòng tự trọng cao, cảm giác cô đơn thấp và mong muốn kết nối với những người khác cao hơn. Ngược lại, những sinh viên không thể hòa nhập và cũng không thể thỏa hiệp với cô độc có xu hướng cô độc cao hơn, khả năng mắc bệnh trầm cảm cao hơn, lòng tự trọng thấp và cảm giác kết nối với người khác thấp hơn.

Thời còn làm nhân viên bán hàng trong tiệm tạp hóa của trường đại học, rất nhiều lần các bạn đồng nghiệp đã hỏi mình rằng "Mày có tham gia câu lạc bộ nào không?" Mình đều cười và nói rằng "Không, tao ghét giao tiếp xã hội lắm, tao cũng ghét câu lạc bộ nữa." Tất cả đồng nghiệp đều bất ngờ khi mình nói với họ điều này, "Nhưng mà tao cảm thấy mày hòa đồng lắm mà." Đó chính là sự mâu thuẫn của cảm giác cô độc, bạn có thể cảm nhận nó ngay cả khi nói chuyện và gây dựng nhiều mối quan hệ xã giao đòi hỏi mức năng lượng thấp và dành phần lớn thời gian cho bản thân.

Một yếu tố khác khiến mình cảm thấy bản thân luôn muốn được ở một mình nhiều hơn là việc tham gia vào các hội nhóm - đây cũng nằm trong số những điều mình đã thử. Mình từng cố ép bạn thân góp mặt trong một vài câu lạc bộ của trường đại học như: cầu lông, bóng bàn và bắn cung. Dù mình rất thích và tận hưởng tất cả các hoạt động này nhưng việc phải xã Giao và thực hiện chúng trong môi trường đám đông và hội nhóm khiến mình rất mệt mỏi. Mình vẫn nhớ vào năm nhất,
Trong một lần bước vào phòng của câu lạc bộ bóng bàn, mình đã trải nghiệm cơn lo âu xã hội tệ nhất trên đời, mình vừa khó thở, mặt nóng ran, vừa bồn chồn đến buồn nôn. Tất cả những điều này xảy ra đều do cảm giác lo sợ đã đạt đến đỉnh điểm. Mình nhận ra rằng không có lý do gì để bắt ép bạn thân phải trải qua những cuộc tình cảm xúc như vậy chỉ vì xã hội cho rằng việc hướng ngoại, việc giao lưu rộng rãi và thuộc về hội nhóm là điều đáng mong đợi, là điều mình buộc bản thân phải thay đổi để cảm thấy thuộc về.

Vậy hà cớ gì phải ép bản thân trải qua những cảm xúc cao trào ấy khi mình thoải mái hơn với cảm giác trầm lặng và điềm tĩnh? Nghiên cứu của Nguyen (2018) chia những người tham gia vào hai nhóm. Nhóm thứ nhất sẽ ngồi một mình và không làm gì trong 15 phút và nhóm thứ hai sẽ được giao tiếp với trợ lý nghiên cứu. Những người tham gia sẽ được khảo sát về cảm xúc trước và sau khi tham gia thí nghiệm. Kết quả cho thấy việc ở một mình sẽ giảm nhưng cảm xúc cao trào, cả tích cực lẫn tiêu cực, nhưng hào hứng, mạnh mẽ, tự hào, tràn đầy cảm hứng hay bồn chồn, sợ hãi, xấu hổ, khó chịu và gia tăng những cảm xúc có mức năng lượng thấp như điềm tĩnh và bình yên. Kết luận của nghiên cứu này cho thấy cô độc cho chúng ta cơ hội để thanh thản và điềm đạm hơn.

Thoải mái với cô độc, rốt cuộc không chỉ giúp một kẻ hướng nội két giao tiếp như mình dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu sự giàu có trong tâm hồn của bản thân. Điều này còn dạy mình chấp nhận rằng khi không được nhìn nhận là cool ngầu vì ít bạn bè, ít người theo dõi trên mạng xã hội thì cũng không sao cả, vì mình thoải mái là chính mình. Đó có lẽ là cách tốt nhất để bước vào bản thể chân thật nhất và đem lại sự tự tin trầm lặng - điều đã giúp mình bắt đầu những công việc mới ở một đất nước xa lạ cũng như bắt đầu một podcast để chia sẻ chuyện sống thật và sống yếu đuối với rất nhiều những người đồng cảm và nhìn thấy họ trong bản thể nhiều khiếm khuyết và phi hoàn hảo của chính mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro