hanjieun 21

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Giới thiệu tóm tắt về Chương trình nghị sự 21 toàn cầu

được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về Môi trường và phát triển

tại Rio de Janero, Braxin 1992

Chương trình nghị sự 21 toàn cầu bao gồm 4 phần và 40 chương.

1. Lời nói đầu

Phần 1: Những khía cạnh kinh tế và xã hội

2. Hợp tác quốc tế

3. Ðấu tranh với nghèo khó

4. Thay đổi các mẫu hình tiêu thụ

5. Dân số và tính bền vững

6. Bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của con người

7. Ðịnh cư một cách bền vững

8. Ra quyết định về sự phát triển bền vững

Phần 2: Bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên

9. Bảo vệ khí quyển

10. Quản lý lâu bền đất

11. Ðấu tranh với việc phá rừng

12. Ðấu tranh đối với hoang mạc hoá và hạn hán

13. Phát triển bền vững miền núi

14. Phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn

15. Bảo vệ sự đa dạng sinh học

16. Quản lý công nghệ sinh học

17. Bảo vệ và quản lý đại dương

18. Bảo vệ và quản lý nước ngọt

19. Sử dụng an toàn các hoá chất độc

20. Quản lý các chất thải nguy hại

21. Quản lý chất thải rắn và nước cống rãnh

22. Quản lý các chất thải phóng xạ

Phần 3: Tăng cường vai trò của các nhóm xã hội chính

23. Mở đầu

24. Phụ nữ trong sự nghiệp phát triển bền vững

25. Trẻ em và thanh niên trong sự nghiệp phát triển bền vững

26. Ðẩy mạnh vai trò của nhân dân bản xứ

27. Quan hệ đồng tác với các tổ chức phi chính phủ

28. Chính quyền địa phương

29. Công nhân và các nghiệp đoàn

30. Thương mại và công nghiệp

31. Các nhà khoa học và công nghệ

32. Tăng cường vai trò của nông dân

Phần 4: Phương tiện để thực hiện

33. Cung cấp tài chính cho phát triển bền vững

34. Chuyển giao công nghệ

35. Khoa học vì phát triển bền vững

36. Giáo dục, đào tạo và sự nhận thức của công chúng

37. Tạo lập năng lực cho phát triển bền vững

38. Tổ chức về phát triển bền vững

39. Luật quốc tế

40. Thông tin phục vụ việc ra quyết định

________________________________________

1. Lời nói đầu

Loài người đang đứng trước một thời điểm xác định của lịch sử. Thế giới phải đương đầu với tình trạng ngày càng xấu đi của sự nghèo khó, đói kém, bệnh tật, thất học và sự suy thoái không ngừng của hệ sinh thái mà chúng ta đang bị phụ thuộc vì hành phúc của mình. Sự cách biệt giữa những người giàu và nghèo đang diễn ra.

Ðể đảm bảo có một tương lai an toàn hơn, phồn vinh hơn, chúng ta chỉ có con đường là giải quyết một cách đối các vấn đề về môi trường và phát triển cùng một lúc. Chúng ta phải đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người, cải thiện tiêu chuẩn sống cho mọi người, bảo vệ và quản lý tốt hơn các hệ sinh thái. Không có một dân tộc nào có thể tự một mình đảm bảo được cho tương lai của mình, nhưng nếu cùng nhau trong tình bằng hữu mang tính toàn cầu thì chúng ta có thể đảm bảo cho tương lai được phát triển bền vững.

Chương trình hành động 21 thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro đã phản ánh sự đồng tâm nhất trí mang tính toàn cầu và sự cam kết chính trị ở cấp cao nhất của sự hợp tác về môi trường và phát triển. Chương trình hành động 21 nhằm giải quyết cả các vấn đề đang căng thẳng của ngày hôm nay và cả các nhu cầu cần chuẩn bị cho những thách thức của thế kỷ tiếp theo.

Chương trình hành động 21 thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro đã phản ánh sự đồng tâm nhất trí mang tính toàn cầu và sự cam kết chính trị ở cấp cao nhất của sự hợp tác về mt và phát triển. Chương trình hành động 21 nhằm giải quyết cả các vấn đề đang căng thẳng của ngày hôm nay và cả các nhu cầu cần chuẩn bị cho những thách thức của thế kỷ tiếp theo.

Nó xác nhận rằng phát triển bền vững trước hết là trách nhiệm của các chính phủ và cái đó đòi hỏi sẽ phải có các chiến lược, kế hoạch và chính sách mang tính quốc gia.

Những nỗ lực của các quốc gia cần phải được gắn kết với nhau bằng sự hợp tác quốc tế thông qua các tổ chức như Liên Hợp Quốc chẳng hạn. Sự tham gia rộng rãi nhất của công chúng, và sự tham gia tích cực của các tổ chức phi chính phủ và các nhóm khác cũng phải đáng được khích lệ.

Mục tiêu của Chương trình hành động 21 đòi hòi sự giúp đỡ mới thực chất về tài chính cho các nước đang phát triển. Họ cần các chi phí ngày càng tăng cho các hành động đối phó với các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu và để đẩy mạnh quá trình phát triển bền vững. Cũng cần phải có tiền để cho các cơ quan quốc tế thực hiện các kiến nghị các Chương trình hành động 21.

Cần chú ý đặc biệt đến các quốc gia mà nền kinh tế của họ đang trong thời kỳ quá độ, kể cả Ðông Âu và Liên Xô cũ, nơi mà các nước đang tiến hành cải cách nền kinh tế, và đôi khi còn đang ở giữa những căng thẳng đáng kể về xã hội và chính trị.

2. Hợp tác quốc tế

Tình bằng hữu của các quốc gia thế giới là cực lỳ quan trọng đối với một nền kinh tế hiệu tế hiệu quả và bình đẳng mang tính toàn cầu của nó và có thể giúp cho tất cả các nước đạt được sự phát triển bền vững.

Một hệ thống thương tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bố tối ưu sản xuất toàn cầu có thể góp phần làm cho phát triển bền vững chừng nào cái đó được tiến hành dưới các chính sách môi trường đúng đắn.

Hệ thống thương mại thế giới sẽ phải cho phép các nhà sản xuất có hiệu quả, đặc biệt là các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển, làm công tác tiếp thị cho các sản phẩm của mình một cách thành công. Nếu các quốc gia nghèo hơn có thể thu nhập nhiều hơn từ xuất khẩu thì họ sẽ có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư vào các hình thức phát triển bền vững.

Thu nhập do xuất khẩu của nhiều nước đang phát triển bị giảm đi đáng kể trong suốt những năm 1980, do giá hầu hết của những mặt hàng rất thấp và bị giảm đi trên các thị trường quốc tế. Trong một số trường hợp, sự cạnh tranh đã nảy sinh từ các sản phẩm được trợ cấp. Cần phải có sự thoả thuận giữa những người sản xuất và tiêu thụ để thiết lập được những giá cả phải chăng cho hàng hoá, bao gồm cả những hàng hoá như Coca-cola, cà phê, đường và gỗ nhiệt đới.

Sự giảm sút về thu nhập, kết hợp với những sự vay nợ nước ngoài nặng nề, đã làm cho nhiều nước đang phát triển có ít sự đầu tư trong phát triển bền vững.

Các nước đang phát triển cực kỳ cần những đầu tư để kích thích phát triển kinh tế và thoả mãn những như cầu cơ bản của nhân dân mình một cách lâu bền. Họ phải đa dạng hoá xuất khẩu và hợp tác giữa họ nhiều hơn trong các kế hoạch phát triển kinh tế.

Trong suốt thập kỷ qua, nhiều nước đang phát triển đã phải chi trả nợ cho các nước đã phát triển nhiều hơn tổng số mà họ thu được từ xuất khẩu và trợ giúp phát triển. Những nước đang phát triển này đã phải giảm nhập khẩu đầu tư và tiêu thụ, và họ ít có khả năng hơn để chống sự nghèo đói tại nước mình. Trong một số trường hợp, sự kiệt quệ tài chính đã dẫn đến những cắt giảm trong y tế, giáo dục và bảo vệ môi trường. Vì vậy, một số nước đang phát triển đang ở trong tình trạng của sự bế tắc kinh tế, và đối mặt với các vấn đề xã hội và môi trường ngày càng gia tăng.

Cần phải có một chiến lược quốc tế nhằm khắc phục các xu hướng đó. Các nước cần phải:

• Chặn đứng và khắc phục chủ nghĩa bảo vệ nền công nghiệp trong nước, bao gồm cả các hàng rào thương mại đơn phương gây nguy hại cho các nước đang phát triển và thúc đẩy nền tự do hoá thương mại.

• Giảm những trợ cấp dẫn đến các hình thức cạnh tranh bất bình đẳng.

• Ðảm bảo rằng các chính sách về môi trường và thương mại trợ giúp được cho các loại hình phát triển bền vững.

• Thấy rằng các quy chế về môi trường, bao gồm cả các quy chế liên quan đến các tiêu chuẩn về y tế và an toàn, không tạo ra phương tiện cho sự phán xét độc đoán và vô lý hoặc sự hạn chế trá hình trong thương mại.

• Ðảm bảo cho thu nhập công cộng được dựa trên sự hình thành thương lượng và thực hiện các chính sách thương mại.

Chiến lược phải bao gồm cả việc đầu tư bổ sung từ nước ngoài, thu hồi các đầu tư mà các quốc gia nghèo đã để thất thoát ra khỏi nước mình, và sử dụng nó một cách có hiệu quả các nguồn lực. Thế giới cần phải đáp ứng sự trợ giúp về tài chính và tìm cách làm giảm vay nợ nước ngoài của nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo nhất.

Thế giới cũng cần phải có những trợ giúp cho các nước đang phát triển trong quản lý và đa dạng hoá nền kinh tế cuả họ và trong quản lý tài nguyên thiên nhiên sao cho được lâu bền. Các động lực thị trường như lãi suất và tỷ giá trao đổi nước ngoài phải được ổn định. Giá cả hàng hoá ở tất cả các nước phải phản ánh được chi phí về môi trường và xã hội trong sản xuất.

Ðể khích lệ đầu tư, các quốc gia cần phải loại trừ tận gốc sự tham nhũng và đảm bảo có những lề lối quản lý công cộng có hiệu suất, hiệu quả, trung thực, bình đẳng và có thể tính toán được, song song với các quyền và các cơ hội cá nhân. Những lề lối quản lý đó phải đảm bảo được sự ổn định về giá cả, tỷ giá trao đổi nước ngoài hiện thực và các hệ thống thuế có hiệu suất, và khuyến khích được sự phát triển tư nhân.

3. Ðấu tranh với nghèo khó

Sự nghèo khó có rất nhiều nguyên nhân mà không thể có một giải pháp nào có thể giải quyết được mọi vấn đề ở mỗi nước.

Mỗi quốc gia cần có một chương trình riêng của mình để loại trừ tận gốc các nguyên nhân của sự nghèo khó như đói kém, thất học, thiếu các tiện nghi chăm sóc về y tế và trẻ em, thiếu công ăn việc làm và các sức ép về dân số. Các hành động của từng chính phủ cần phải được trợ giúp, kể cả việc giúp đỡ về tài chính, bởi vì cuộc chiến đấu chống nghèo khó là trách nhiệm chung của tất cả các nước.

Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên phải coi việc giảm nghèo khó là một ưu tiên lớn.

Mục đích của chương trình chống nghèo khó là làm cho mọi người có khả năng tốt hơn để có một cuộc sống theo lối bền vững. Người nghèo cần phải trở thành tự đảm bảo được hơn, chứ không phải phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và những chuyến tàu chở lương thực thực phẩm. Sự phát triển kinh tế là cần thiết ở các quốc gia nghèo nhằm đảm bảo công việc cho những người thất nghiệp và thiếu việc làm ngày hôm nay và cho những lực lượng lao động đang lớn lên.

Ðể được bền vững trong thời hạn dài, các kế hoạch phát triển phải nhằm vào việc bảo vệ tài nguyên. Một chính sách phát triển nếu chỉ chú ý chủ yếu đến việc gia tăng sản xuất hàng hoá, mà không đảm bảo cho tính bền vững của nguồn tài nguyên mà sự sản xuất đó bị phụ thuộc thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào tình trạng sa sút năng suất. Cái đó có thể làm tăng thêm sự nghèo khó.

Có một cách mà các chính phủ quốc gia có thể khích lệ được sự phát triển đó là làm cho nhóm địa phương và phụ nữ có thêm trách nhiệm và thêm nguồn tài nguyên. Các tổ chức nhân dân, các nhóm phụ nữ và các tổ chức phi chính phủ phải là những nguồn quan trọng cho việc đổi mới và hành động ở cấp địa phương. Họ có một khả năng đã được chứng minh trong việc đẩy mạnh các lối sinh sống bền vững.

Nhân dân địa phương cần tham gia trong việc bảo vệ và quản lý lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ cần có đất đai, tài nguyên thiên nhiên và có đủ tiền để trở thành những người có sản phẩm. Họ cũng cần phải chia sẻ những lợi ích của các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các khu vực của mình. Nhiều người cần phải có sự giáo dục và đào tạo nhiều hơn để họ trở thành có sản phẩm hơn. Cái đó có thể đạt được thông qua các trung tâm học tập có cơ sở cộng đồng về phát triển bền vững. Những cái đó phải được gắn kết với nhau để làm sao cho các cộng đồng có thể chia sẻ kiến thức của họ với nhau.

Có một nhu cầu cấp bách về kế hoạch hoá gia đình ở nhiều nơi trên thế giới. Ðàn bà và đàn ông đều có quyền như nhau trong việc quyết định một cách tự do và có trách nhiệm về số lượng và khoảng cách của những đứa con. Họ cần phải có thông tin, sự giáo dục và những phương tiện thích hợp để tự mình có thể thực hiện được các quyền đó. Chính phủ phải đảm bảo được các chương trình và các tiện nghi về y tế trong đó có sự chăm sóc sinh đẻ an toàn và có hiệu quả tập trung vào phụ nữ và do phụ nữ quản lý, và những dịch vụ thuận tiện và đủ khả năng về kế hoạch hoá gia đình. Phải tạo cơ hội cho tất cả phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đầy đủ tối thiểu trong 4 tháng đầu sau khi sinh con.

Những quốc gia bị sự nghèo khó tấn công sẽ không thể phát triển được nếu như họ phải gánh nặng những nợ nần lớn của nước ngoài, không thể cung cấp tài chính cho công cuộc phát triển của mình, và nếu giá cả các mặt hàng của họ vẫn còn bị thấp trên thị trường thế giới. Sự giúp đỡ về tài chính cần được đáp ứng theo những cách nhằm vào việc giải quyết các mối quan taam về môi trường và duy trì được các dịch vụ cơ bản cho người nghèo và những người cần thiết.

4. Thay đổi các mẫu hình tiêu thụ

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái không ngừng của môi trường toàn cầu là do các nhu cầu quá lớn và các lối sống thiếu tính bền vững trong tầng lớp những người giàu hơn gây ra sức ép mang tính rộng lớn đối với môi trường. Trong khi đó, tầng lớp nghèo hơn thì không được thoả mãn các nhu cầu về lương thực thực phẩm, chăm sóc y tế, nhà ở và giáo dục. Mẫu hình này vốn dĩ làm trầm trọng thêm cho sự nghèo khó trên thế giới là một vấn đề đáng quan tâm. Ðiều cốt yếu là phải có được các mẫu hình tiêu thụ mang tính lâu bền để làm sao đạt được các mục tiêu của Chương trình hành động 21.

Chúng ta phải xem xét những nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên nảy sinh do sự tiêu thụ thiếu lâu bền gây ra và phải tìm các cách sử dụng tài nguyên để làm sao giảm tới mức tối thiểu sự cạn kiệt tài nguyên và giảm được sự ô nhiễm.

Chúng ta cần thiết phải xem xét những nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên nảy sinh do sự tiêu thụ thiếu lâu bền gây ra và phải tìm các cách sử dụng tài nguyên để làm sao giảm tới mức tối thiểu sự cạn kiệt tài nguyên và giảm được sự ô nhiễm.

Chúng ta cần thiếu phải xem xét lại các khái niệm mới về sự giàu có và phồn vinh mà chính sự giàu có và phồn vinh ấy làm cho chúng ta có các tiêu chuẩn sống cao hơn bằng cách thay đổi lối sống, ít phụ thuộc hơn vào các nguồn tài nguyên có hạn của Trái đất và hài hoà hơn với sức nuôi của Trái đất. Một số các nhà kinh tế còn đang thắc mắc về các khái niệm truyền thống về sự phát triển kinh tế. Họ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các mục tiêu kinh tế mẫu hình tiêu thụ và sản xuất thiếu tính bền vững, đặc biệt là ở các nước công nghiệp hoá, đang theo đuổi đến mức mà tính đem đến cả toàn bộ giá trị vốn cơ bản của tài nguyên thiên nhiên. Ðiều đó có thể đòi hỏi phải đưa ra các chỉ số mới mà trong đó sự đo đạc về phúc lợi kinh tế của các quốc gia phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài.

Ðể đạt được sự phát triển bền vững sẽ đòi hỏi phải có hiệu suất trong sản xuất và phải có những thay đổi trong các mẫu hình tiêu thụ. Trong nhiều trường hợp, đòi hỏi phải định hướng lại các mẫu hình sản xuất và tiêu thụ hiện tại mà đã phát triển ở các xã hội công nghiệp và đang chạy đua ở nhiều nơi trên thế giới.

Tất cả các nước phải phấn đấu để tăng cường các mẫu hình tiêu thụ lâu bền, mà các nước phát triển phải đóng vai chủ đạo để đạt mục tiêu này.

Các nước đang phát triển phải cố gắng thiết lập cho được các mẫu hình tiêu thụ lâu bền bởi vì họ là người tạo dựng nền kinh tế của mình. Họ cần đảm bảo thoả mãn các nhu cầu cơ bản cho người nghèo, trong khi phải tránh được các mẫu hình thiếu lâu bền mà nhín chung được xem là các mẫu hình nguy hại quá mức đối với môi trường, không có hiệu suất và lãng phí. Sự phát triển như vậy sẽ đòi hỏi phải có trợ giúp về công nghệ và trợ giúp khác từ các nước công nghiệp hoá.

Ðể phát triển một cách bền vững, các nước cần phải:

• Tìm các con đường làm cho kinh tế phát triển và phồn vinh trong khi lại giảm được việc sử dụng năng lượng và vật liệu, và giảm được sự sản sinh ra chất thải.

• Xác định các mẫu hình tiêu thụ cân bằng trên khắp thế giới mà các mẫu hình đó Trái đất có thể duy trì lâu dài được.

Các chính phủ phải cố gắng để:

• Ðẩy mạnh sự sản xuất có hiệu quả và giảm sự tiêu thụ lãng phí.

• Xây dựng các chính sách khuyến khích chuyển sang các mẫu hình lâu bền trong sản xuất và tiêu thụ.

• Khuyến khích việc chuyển giao các công nghệ tốt về mặt môi trường cho các nước đang phát triển.

Các chính phủ và các ngành công nghiệp cần phải hợp tác trong việc phát triển các cách bền vững và đúng đắn về môi trường trong sử dụng tài nguyên, và trong sản xuất và sử dụng năng lượng. Giảm số lượng vật liệu và năng lượng sử dụng để sản xuất hàng hoá và tạo ra các dịch vụ có nghĩa là giảm được sức ép về môi trường và tăng được năng suất kinh tế và tính cạnh tranh.

Xã hội cần phải đương đầu với các sản phẩm phế thải với mức độ ngày càng tăng bằng cách khuyến khích việc tái sử dụng, giảm việc đóng gói lãng phí và khuyến khích việc đưa ra các sản phẩm tốt về mặt MÔI TRƯỜNG HƠN. Ở nhiều nước, đã nổi lên một tầng lớp những người tiêu thụ có ý thức về môi trường kết hợp với mối quan tâm ngày một tăng ở một số nơi ở một số nước trong việc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng tốt về môi trường.

Các chính phủ, trong mối hợp tác với các nhóm công nghiệp và các nhóm khác và thông qua các biện pháp như luật pháp người tiêu dùng chẳng hạn, phải phát triển hoặc mở rộng việc dán nhãn môi trường và các thông tin khác để làm sao thông báo cho nhân dân biết về thể chất và tác động về môi trường của các sản phẩm.

Bản thân các chính phủ luôn luôn là những người tiêu thu lớn và như vậy ở những nơi nào có thể được, chính phủ phải đánh giá tổng quan về các chính sách mà mình đưa ra để nâng cao nội dung về môi trường.

Việc thay đổi cơ bản trong các mẫu hình tiêu thụ và sản xuất khó có thể xảy ra một cách nhanh chóng nếu như không có sự kích thích về giá cả và các tín hiệu thị trường làm sáng tỏ sự phát sinh ra các chất thải. Cần khuyến khích việc sử dụng các tín hiệu thị trường như lệ phí và thuế môi trường và các hệ thống đặt cọc và hoàn vốn.

Ðiều quan trọng là các cá nhân phải có trách nhiệm về các dịch vụ và hàng hoá tiêu dùng theo một cách lâu bền. Chính phủ và các thương gia có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ lâu bền thông qua các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cho công chúng và quảng cáo lành mạnh về các sản phẩm và dịch vụ nhằm vào việc khuyến khích tính bền vững.

5. Dân số và tính bền vững

Dân số và nền sản xuất của thế giới càng ngày càng gia tăng cùng với các mẫu hình tiêu thụ không bền vững đang gây ra sức ép ngày càng lớn đến không khí, đất, nước, năng lượng và các nguồn tài nguyên quan trọng khác. Dân số toàn thế giới đã đạt tới mức 5,5 tỉ người vào năm 1993 và sẽ vượt quá 8 tỉ người vào năm 2020.

Các chiến lược phát triển phải nhằm vào giải quyết tổng hợp các vấn đề về gia tăng dân số, thể chất của hệ sinh thái, công nghệ và cơ hội sử dụng các nguồn tài nguyên. Mục tiêu trước tiên của sự phát triển là nhằm làm giảm bớt sự nghèo khó, đảm bảo sinh kế, sự lành mạnh và chất lượng tốt của cuộc sống, kể cả việc nâng cao địa vị của phụ nữ. Các kế hoạch phát triển cần phải được nhằm vào giải quyết các nhu cầu và sự an toàn lương thực, nhà ở, các dịch vụ thiết yếu, giáo dục, phúc lợi gia đình, tái trồng rừng, chăm sóc môi trường ban đầu, và việc làm.

Mối quan tâm về dân số phải là bộ phận của các chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, và các nước phải thiết lập được các mục tiêu và chương trình dân số. Các nước cần phải đánh giá xem cơ cấu tuổi tác của dân số sẽ làm nảy sinh các nhu cầu về tài nguyên trong tương lai như thế nào.

Các nước phải nắm được khả năng nuôi dưỡng dân số của quốc gia mình. Cần lưu ý đặc biệt đến các nguồn tài nguyên thiết yếu như nước và đất, các yếu tố môi trường như thể chất của hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học (Khả năng nuôi dưỡng là khả năng của cơ sở tài nguyên đảm bảo và đáp ứng các nhu cầu của con người mà vẫn không bị suy kiệt).

Thế giới cần dự báo tốt hơn về hậuquả có thể xảy ra của các hoạt động hiện tại của con người, kể cả các xu thế về dân số, lượng tài nguyên sử dụng tính trên đầu người và việc phân phối của cải. Một hậu quả có thể nhìn thấy được là sự di cư với quy mô lớn do kết quả của sự biến đổi khí hậu và biến đổi môi trường ngày càng tăng có thể phá huỷ các cách sinh kế của nhân dân địa phương. Thế giới cần có chính sách để đối phó với nạn di cư xảy ra do môi trường bị phá huỷ và dẫn đến phá huỷ môi trường.

Phát triển bền vững sẽ đòi hỏi đến các chương trình sức khoẻ trong lĩnh vực sinh đẻ nhằm làm giảm số tử vong của bà mẹ và trẻ em, và đảm bảo cho mọi người (cả đàn ông và đàn bà) được cung cấp các thông tin và phương tiện để kế hoạch hoá gia đình. Phụ nữ phải được chăm sóc trước khi sinh đẻ và có điều kiện nuôi con bằng sữa tối thiểu 4 tháng sau khi sinh con. Họ cũng phải được đảm bảo về phương tiện giáo dục và việc làm.

Chương trình dân số phải là một bộ phận của các chính sách rộng lớn hơn để cùng nhằm vào các yếu tố như thể chất của hệ sinh thái, công nghệ và phân bố dân cư, và nhằm vào các cơ cấu kinh tế - xã hội và cơ hội sử dụng các nguồn tài nguyên. Quản lý tài nguyên phải nhằm giải quyết các nhu cầu đòi hỏi của nhân dân và phải trở nên bền vững trong một thời hạn dài.

Các chương trình dân số phải được sự trợ giúp của các nhà chức trách chính phủ, địa phương, tôn giáo và các nhà chức trách liên quan khác. Các chương trình này đồng thời cũng cần phải được cung cấp đầy đủ về tài chính, kể cả sự trợ giúp đối với các nước đang phát triển.

6. Bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của con người

Sức khoẻ của con người phụ thuộc vào môi trường trong lành, đó là nguồn nước sạch, việc thải bỏ chất thải hợp vệ sinh, thức ăn đầy đủ và sạch sẽ. Chúng ta phải chăm lo đến sức khoẻ của con người và thể chất của môi trường.

Thế giới đang đối mặt với thách thức sau đây:

• Tối thiểu trong một năm có tới 15 triệu trẻ em bị chết do các nguyên nhên có thể phòng ngừa được như chấn thương và ngạt thở khi sinh nở, nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp, kém dinh dưỡng và ỉa chảy. Giới trẻ càng ngày càng dễ bị tổn thương do việc lạm dụng thuốc, có thai ngoài ý muốn và nhiễm các bệnh lan truyền qua đường tình dục.

• Hầu hết phụ nữ ở các nước đang phát triển thiếu các phương tiện để cải thiện sức khoẻ và địa vị kinh tế - xã hội của mình, hoặc thiếu các phương tiện khống chế sinh đẻ. Họ còn đang phải tiếp tục đối mặt với tình trạng nghèo khó ngày một gia tăng, thiếu dinh dưỡng và ốm đau nói chung.

• Mặc dù đã có loại vắcxin và các loại thuốc khác, nhiều người vẫn còn bị mắc những bệnh như bại liệt, tả, lao, hủi, ỉa chảy, sốt rét và bệnh sản máng. Ðó là do tình trạng thiếu nhà ở thiếu nước sạch và vệ sinh cùng với sự chăm sóc y tế không đầy đủ.

• Ở nhiều khu vực, phát triển đô thị đã vượt khả năng của xã hội đáp ứng các nhu cầu của con người, làm cho hàng trăm triệu người gặp khó khăn trong sinh sống, thiếu lương thực thực phẩm, thiếu nhà ở và các dịch vụ khác. Ô nhiễm đô thị gắn liền với bệnh tất và chết chóc trong khi đó tình trạng quá đông đúc và nhà ở khó khăn ddã góp phần làm tăng thêm sự phát sinh các bệnh lai, viêm màng não, hô hấp và các bệnh khác.

• Virut HIV có thể gây nhiễm cho 30 đến 40 triệu người vào năm 2000, sẽ tạo ra một nạn dịch lớn ảnh hưởng đến mọi nước. Loại virut này sẽ làm tăng đáng kể các chi phí y tế, nhưng mức tổn thất do thu nhập và năng suất của người lao động giảm đi thậm chí sẽ còn cao hơn nữa.

• Ô nhiễm từ các nguồn sản xuất và sử dụng năng lượng, công nghiệp và giao thông vận tải đang làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của hàng trăm triệu người. Mắc dù đã có được một số cải thiện, song suy thoái môi trường vẫn đang tiếp diễn bởi vì việc kiểm soát ô nhiễm không ăn khớp nhịp nhàng với quá trình phát triển kinh tế.

• Nhân dân bản xứ, những người có lối sống truyền thống thường xuyên bị thay đổi một cách cơ bản, phải gánh chịu nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, nghèo khó và bệnh tất cao hơn mức bình thường.

Tình trạng sức khoẻ tốt phụ thuộc và sự phát triển xã hội, kinh tế và tinh thần, và phụ thuộc vào môi trường trong lành, kể cả sự an toàn của lương thực thực phẩm và nước. Thế giới cần phải đề ra một cuộc vận động sâu rộng chống bệnh tật từ các cuộc huấn luyện về sinh học phân tử cho đến việc giáo dục các bà mẹ trong cách phòng chống và điều trị bệnh ỉa chảy tại nhà. Nhân dân cần sự giáo dục về y tế, miễn dịch và cần có những loại thuốc thiết yếu. Chăm sóc y tế phải phù hợp với các nhu cầu địa phương và nhân dân địa phương phải được huấn luyện về bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị y tế.

Trong khuôn khổ chiến lược tổng thể, nhằm đạt được các yêu cầu về y tế vào năm 2000, thế giới có một số mục tiêu chính sau đây:

• Loại trừ được bệnh giun rồng (dracunculiasis) và bệnh bại liệt, kiểm soát được bệnh giun chỉ (onchocerciasis) và bệnh hủi.

• Ðộng viên và thống nhất hoá được các nỗ lực quốc gia và quốc tế nhằm kiểm soát sự nhiễm HIV.

• Kiểm soát được bệnh lao, đặc biệt là dạng vi khuẩn mới có khả năng kháng được thuốc.

• Ðảm bảo cho 95% trẻ em trên thế giới được chữa chạy khi bị nhiễm các bệnh hô hấp cấp tính.

• Giảm số tử vong do ỉa chảy ở lứa tuổi trẻ em ở các nước đang phát triển tới 50% đến 70%.

• Có được các chương trình chống bệnh sốt rét ở tất cả các nước mà bệnh này gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khoẻ.

• Giảm 95% số người bị chết do bệnh sởi vào năm 1995.

• Mỗi một nước cần phải có kế hoạch hành động về y tế trong đó bao gồm một hệ thống y tế công cộng quốc gia. Các nước cần phải:

• Có một tổ chức quan sát y tế quốc gia có khả năng giám sát và dự báo về sự xuất hiện hoặc mức gia tăng của các bệnh dễ lây lan.

• Xây dựng các hệ thống y tế cơ sở để đáp ứng được các nhu cầu y tế cơ bản về nước sạch, lương thực thực phẩm an toàn và vệ sinh.

• Ðảm bảo cho nam giới và phụ nữ cùng có quyền và các phương tiện để lựa chọn một cách có trách nhiệm về số lượng và khoảng cách giữa các đứa con của họ.

• Ðảm bảo cho trẻ em có được sự chăm sóc y tế cơ bản, bao gồm cả tiêm chủng và đảm bảo về dinh dưỡng và bảo vệ chúng khỏi bị lóc lột sức lao động và lợi dung tình dục.

• Sử dụng các kiến thức truyền thống hữu ích trong các hệ thống y tế quốc gia.

• Xây dựng các chương trình nhằm kiểm soát các dạng ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời và nhằm thải các chất thải rắn một cách an toàn.

• Kiểm soát việc phân phối và sử dụng thuốc trừ sâu nhằm giảm tối thiểu các nguy hại về sức khỏe.

• Tất cả các nước phải có các chương trình nhằm xác định các mối nguy hại về vệ sinh môi trường và giảm các rủi ro xảy ra. Họ cần phải làm cho vấn đề bảo vệ môi trường và sức khoẻ thành một bộ phận của chương trình phát triển quốc gia, và huấn luyện cho nhân dân trong việc giải quyết các mối nguy hại về vệ sinh môi trường.

7. Ðịnh cư một cách bền vững

Vào năm 2000 một nửa dân số thế giới sẽ sinh sống ở các thành phố, vấn đề đô thị hoá của xã hội là một phần của quá trình phát triển và các thành phố tạo ra 60% tổng sản phẩm quốc dân.

Tuy nhiên số lượng gia tăng của các thành phố cho ta thấy triệuchứng của những nguy cơ mang tính toàn câù về mặt môi trường và phát triển, từ ô nhiễm không khí đến những người không nhà cửa sống trên các ÐƯỜNG PHỐ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sự thiếu nguồn nước sạch và thiếu vệ sinh dẫn đến bệnh tật ở khắp nơi và hàng năm gây ra nhiều trường hợp tử vong mà lẽ ra có thể phòng ngừa được.

Ðể cho cuộc sống ở đô thị được bền vững hơn, các chính phủ phải thấy được rằng những người vo gia cư và thất nghiệp cần phải có đất đai, được vay tín dụng và được cung cấp các vật liệu xây dựng rẻ tiền. Nhân dân cần phải có được sự đảm bảo về quyền sở hữu và được bảo vệ về mặt pháp luật để chống lại sự chiếm đoạt bất công. Sự định cư không đúng quy định và các khu nhà ổ chuột ở đô thị phải được nâng cấp để làm dịu bớt tình trạng khan hiếm nhà ở đô thị. Tất cả khu vực nhà ở đô thị đều cần đến các loại dịch vụ như nước sạch, vệ sinh và thu gom chất thải và những người láng giềng có thu nhập cao hơn phải trả toàn bộ chi phí cho những dịch vụ ấy.

Các chương trình xây dựng phải nhấn mạnh vào các vật liệu địa phương, vào các thiết kế có hiệu quả về năng lượng, vào các loại vật liệu không gây hại cho sức khoẻ và môi trường, và nhấn mạnh vào các công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm cho nhiều người hơn.

Giao thông vận tải sử dụng khoảng 30% năng lượng thương mại và tiêu thụ khoảng 60% sản lượng dầu mỏ của thế giới. Khí thải làm ô nhiễm bầu không khí đô thị cùng với Ozon trên mặt đất, các loại bụi rắn, ôxít cácbon và các khí khác. Tất cả các chất đó đều có hại cho sức khoẻ. Cần phải có các chương trình hành động quốc gia nhằm đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái sinh như năng lượng mặt trời, thuỷ điện, năng lượng gió và năng lượng sinh khối. Các chiến lược giao thông vận tảo phải nhằm giảm nhu cầu sử dụng xe động cơ, tạo thuận lợi và ưu đãi đối với giao thông công cộng và tạo lập các đường giao thông an toàn cho xe đạp và người đi bộ. Các thành phố tự trị cần phải được phát triển sao cho giảm được các nhu cầu về giao thông hàng ngày ở những khoảng cách xa.

Các nước cần phải làm dịu đi sự nghèo khó ở đô thị bằng cách trợ giúp cho lĩnh vực kinh tế không chính thống bao gồm rất nhiều các dự án khôi phục đô thị trong sự cộng tác với các tổ chức phi chính phủ.

Ðể làm giảm nạn di cư tới các thành phố lớn, các chính phủ phải cải thiện điều kiện sống ở vùng nông thôn và khuyến khích phát triển các thành phố quy mô vừa để tạo công ăn việc làm và nhà ở. Cần phải có sự quản lý đúng đắn để ngăn chặn việc các thành phố phát triển trên đất nông nghiệp và các khu vực xung yếu về mặt môi trường.

Phải thấy một điều quan trọng nữa là các khu dân cư phải được xây dựng ở những nơi và sử dụng các thiết kế và các vật liệu sao cho giảm được nguy cơ bị phá huỷ do thiên tai như bão, lụt, động đất và trượt đất.

Các nước đang phát triển cần sự trợ giúp về tài chính và kỹ thuật để đào tạo các chuyên gia về các lĩnh vực như quy hoạch đô thị, giảm chất thải, chất lượng nước, vệ sinh, hiệu quả năng lượng và giao thông vận tải sạch và hiệu quả.

8. Ra quyết định về sự phát triển bền vững

Hầu hết các quyết định đã được thông qua, bất kể trong chính phủ, trong kinh doanh hay đối với các cá nhân, bằng cách tách riêng thành các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường.

Cần phải hiểu được các liên quan giữa môi trường và phát triển để có được những lựa chọn về phát triển có hiệu quả về mặt kinh tế, có trách nhiệm về mặt xã hội, và đúng đắn về mặt môi trường.

Một số chính phủ đã bắt đầu cân nhắc một cách có hệ thống các tác động về mặt môi trường của các chính sách về mặt kinh tế, xã hội, tài chính, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại và các chính sách khác. Thông qua các cuộc thảo luận giữa các chính phủ trung ương và địa phương, giữa các nhóm công nghiệp, khoa học, môi trường và công chúng, các quyết định phát triển ngày càng được nhiều người tham gia.

Các chính phủ phải tạo lập các chiến lược phát triển bền vững nhằm liên kết các chính sách về xã hội và môi trường ở tất cả các bộ và tất cả các cấp, bao gồm cả các biện pháp về tài chính và ngân sách.

Các chiến lược phải nhằm vào sự phát triển kinh tế với đầy đủ trách nhiệm về mặt xã hội, trong khi vẫn bảo vệ được cơ sở tài nguyên và môi trường vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Các chiến lược phải được xây dựng trên cơ sở có sự tham gia rộng rãi nhất của mọi người.

Ðể làm cho các nhà ra quyết định chuyển từ cách tiếp cận hẹp theo từng ngành đối với vấn đề môi trường vốn mang tính tổng hợp sang việc tạo lập các chính sách phát triển bền vững, cần phải có những thay đổi trong cách thu thập thông tin, trong kỹ thuật quản lý và trong việc lập kế hoạch.

Ðể ra được những quyết định có đầy đủ thông tin, nhân dân cần phải có các báo cáo thường xuyền về quá trình phát triển bền vững mà trong đó có sự tổng hoà các điều kiện và xu thế về kinh tế và xã hội với các thông tin về hiện trạng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các hệ thống tính toán quốc gia phải đo lường được vai trò cốt yếu của môi trường như là nguồn vốn tự nhiên, và như là nơi chứa các sản phẩm phụ bỏ đi của chúng ta.

Nhiều khi công việc làm luật về môi trường và phát triển được xem như một công việc đặc biệt, được tiến hành theo từng phân riêng biệt, hoặc còn thiếu sự bắt buộc thi hành và thiếu cập nhật. Các chính phủ cần phải thúc đẩy quá trình phát triển của luật về phát triển bền vững trên cơ sở các tài nguyên về kinh tế, xã hội và môi trường đúng đắn và trên cơ sở việc đánh giá thích hợp mức độ rủi ro và được hỗ trợ bởi hiệu lực thi hành.

Giá cả, thị trường và các chính sách tài chính và kinh tế của chính phủ cũng ảnh hưởng tới các hành vi và tác động tới môi trường. Có xu hướng coi môi trường như là "thứ hàng hoá tự do", và chuyển các chi phí phải trả cho sự huỷ hoại môi trường sang những thành phần khác của xã hội hoặc sang các thế hệ tương lai: Chi phí về môi trường cần phải được làm rõ đối với người sản xuất và người tiêu thụ, và giá cả phải phản ánh được tính khan hiếm tương đối và tổng giá trị của tài nguyên. Những thay đổi đó là rất cần thiết trong các lĩnh vực như năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp nước, chất thải, y tế và du lịch.

Các chính phủ phải loại bỏ hoặc giảm những trợ cấp không phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững và phải chuyển hướng sang các chính sách phù hợp với các mục tiêu này.

Cần phải có những tư vấn và trợ giúp kỹ thuật trong việc sử dụng thị trường phục vụ cho phát triển bền vững cho các nước mà nền kinh tế của họ đang phát triển hoặc ở giai đoạn chuyển tiếp sang các hệ thống thị trường.

9. Bảo vệ khí quyển

Khí quyển của chúng ta đang chịu sức ép ngày càng tăng bởi các khí nhà kính làm biến đổi khí hậu và bởi các hoá chất làm suy giảm tầng ôzon. Các chất gây ô nhiễm khác, bao gồm cả những chất tạo mưa axit, thường phân tán, trong những khoảng cách dài trong khí quyển rồi sau đó gây PHÁ HUỶ CHO ÐẤT VÀ NƯỚC. Ở nhiều nơi trên trái đất, các chất nguy hại này thường phân tán qua các biên giới quốc gia trước khi rơi xuống đất, tạo ra các khí phát thải. Sử dụng năng lượng là nhu cầu thiết yếu đối với việc phát triển kinh tế và xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều nguồn năng lượng trên thế giới, lại đang được sản sinh và tiêu thụ một cách thiếu bền vững mặc dù số lượng được tăng lên đáng kể. Việc kiểm soát các khí thải sẽ phụ thuộc vào tính hiệu suất trong sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ năng lượng, và phụ thuộc vào việc tạo lập ra các hệ thống năng lượng phù hợp về mặt môi trường.

Ðồng thời, cũng đang còn tồn tại một nhu cầu đòi hỏi về nguồn năng lượng công bằng và đầy đủ để thoả mãn sự tiêu thụ ngày càng tăng ở các nước đang phát triển. Cũng cần phải tính toán cân nhắc đối với các nước còn bị phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu hoặc tiêu thụ các nhiên liệu hoá thạch, hoặc các nước sử dụng nhiều năng lượng trong các ngành công nghiệp của mình. Một số nước không mấy dễ dàng để tìm ra sự thay thế cho các nhiên liệu hoá thạch.

Các chính phủ cần phải:

• Xây dựng các phương pháp chuẩn xác hơn để dự báo mức độ của các chất gây ô nhiễm khí quyển và nồng độ các khí nhà kính có khả năng gây ra sự can thiệp nguy hiểm đối với hệ thống khí hậu và đối với môi trường nói chung.

• Hiện đại hoá các hệ thống năng lượng hiện đang tồn tại để tạo ra tính hiệu suất năng lượng, và phát triển các nguồn năng lượng mới và tái sinh, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ điện, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt, năng lượng đại dương, sức động vật và sức người.

• Giúp đỡ nhân dân hiểu biết về việc làm thế nào để phát triển và sử dụng các nang lượng có hiệu suất hơn và ít ô nhiễm hơn.

• Ðiều phối các kế hoạch năng lượng khu vực để làm sao các dạng năng lượng phù hợp về mặt môi trường có thể được tạo ra và phân phối một cách có hiệu quả.

• Ðẩy mạnh việc đánh giá môi trường và các cách ra quyết định khác để làm sao tổng hoà được các Chính sách về năng lượng, môi trường và kinh tế với nhau theo một cách bền vững.

• Phát triển các chương trình nhãn hiệu hoá về tính hiệu suất năng lượng cho người tiêu dùng biết.

Giao thông vận tải là yếu tố thiết yếu đối với phát triển kinh tế và xã hội, và không còn nghi ngờ gì nữa là nhu cầu này sẽ được tăng lên, song hoạt động giao thông vận tải đồng thời cũng là một nguồn tại ra các khí phát thải vào khí quyển.

Các chính phủ phải:

• Nâng cao các tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng và khí phát thải, và nâng cao nhận thức của công chúng về các hệ thống năng lượng phù hợp về mặt môi trường.

• Phát triển giao thông vận tải công cộng ở thành phố và nông thôn theo hướng có hiệu quả, rẻ tiền, ít ô nhiễm và an toàn, cùng với nhân dân bản xứ và các cộng đồng địa phương khác.

Một khi nảy sinh vấn đề lựa chọn sử dụng đất thì sẽ xuất hiện các cơ hội để trợ giúp cho các mẫu hình truyền thống trong quản lý đất lâu bền, để bảo vệ đất, bảo vệ tính đa dạng sinh học và các lợi íhc sinh thái khác.

Các chính phủ phải tính đến các vấn đề về môi trường, xã hội, dân số và kinh tế, sau đó là xây dựng luật pháp, quy chế và tạo lập các động cơ kinh tế để khuyến khích việc quản lý và sử dụng lâu bền tài nguyên đất. Các chính phủ phải:

• Xây dựng các chính sách làm sao tính đếm được đến cơ sở tài nguyên đất, sự biến động dân số và lợi ích của nhân dân địa phương.

• Hoàn thiện và buộc thi hành các luật pháp và quy chế nhằm trợ giúp cho việc sử dụng lâu bền đất, và hạn chế việc chuyển đất trồng trọt có sản phẩm sang các mục đích sử dụng khác.

• Sử dụng các kỹ thuật như quy hoạch sinh thái cảnh quan nhằm vào một hệ sinh thái hoặc một vùng đầu nguồn và khuyến khích phát triển các lối sống bền vững.

• Ðưa các cách sử dụng đất truyền thống và bản xứ như chăn thả trên đồng cỏ (mục đồng), thành lập các khu dự trữ đất truyền thống và sản xuất nông nghiệp theo bậc thang, vào công tác quản lý đất.

• Ðộng viên sự tham gia tích cực trong việc ra quyết định của các nhóm người chịu ảnh hưởng nhưng thường bị bỏ quên như là phụ nữ, thanh niên, dân bản xứ và các cộng đồng địa phương khác.

• Thử nghiệm các cách để đưa giá trị của đất và các hệ sinh thái vào các báo cáo quốc gia về hoạt động kinh tế, như là tổng thu nhập quốc dân (GNP).

• Ðảm bảo làm cho các cơ quan liên quan đến đất đai và tài nguyên thiên nhiên tổng hoà được các vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế vào các quy hoạch của mình:

Sau đây là mục tiêu về thời gian:

• Ðến năm 1996 được các chính sách về quản lý lâu bền đất và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi việc quy hoạch đất đai tham gia vào các quyết định về sử dụng đất.

• Ðến năm 1998, hoàn thiện được các điều phối việc quy hoạch đất đai.

• Ðến năm 2000, có được những hệ thống quy hoạch và quản lý đất mạnh mẽ hơn.

10. Quản lý lâu bền đất

Nhu cầu ngày càng tăng của con người về đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đang làm nảy sinh những cạnh tranh và mâu thuẫn. Nếu muốn làm thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của con người một cách lâu bền, chúng ta phải giải quyết những mâu thuẫn đó, và tìm cách sử dụng đất và các tài nguyên thiên nhiên khác một cách có hiệu quả và hiệu suất hơn.

Mục tiêu là để làm cho đất được sử dụng theo những cách đảm bảo thu được những lợi ích lâu bền lớn nhất. Cách để làm giảm thiểu các mâu thuẫn và đạt được kết quả tốt nhất và sự lựa chọn thích hợp nhất là phải liên kết để phát triển kinh tế và xã hội với vấn đề củng cố và bảo vệ môi trường. Chúng ta cũng còn phải tính toán đến các khu bảo vệ, đến quyền sở hữu tư nhân và các quyền lợi của rừng ở các nước phát triển và đang phát triển nhằm duy trì hoặc phục hồi cân bằng sinh thái, và nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. Các chính phủ quốc gia cần cộng tác với các tổ chức thương mại, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các nhà công nghệ, các nhóm cộng đồng địa phương, nhân dân bản xứ, các chính quyền địa phương và toàn thể công chúng nhằm tạo lập các chính sách về quản lý và bảo vệ rừng lâu dài đối với mọi vùng rừng và mọi vùng đầu nguồn.

Muốn quản lý tốt hơn, đòi hỏi phải có nhiều thông tin hơn về hiện trạng rừng. Trong nhiều trường hợp, các nhà lập kế hoạch thậm chí thiếu cả các thông tin cơ bản về quy mô và loại hình của rừng, và thông tin về số lượng gỗ được khai thác.

Các chính phủ phải tạo ra chương trình hành động quốc gia về phát triển lâm nghiệp bền vững. Cái đó đòi hỏi một loạt các hành động từ việc sử dụng ảnh vệ tinh chụp rừng, các thiết bị khai thác gỗ tốt hơn đến các chính sách của chính phủ khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả nhất cây rừng và các sản phẩm rừng khác.

Các chính phủ, cùng với các tổ chức thương mại, tổ chức phi chính phủ và các nhóm khác, có thể:

• Trồng nhiều rừng hơn để giảm sức ép đến rừng nguyên sinh và rừng lâu năm. Trồng các loại cây trồng có giá trị xen kẽ cây rừng nhằm làm tăng giá trị của các khu rừng được quản lý.

• Chăm sóc những loại cây rừng cho nhiều sản phẩm hơn và chống chọi được sự căng thẳng về mặt môi trường.

• Bảo vệ rừng khỏi bị cháy, sâu bệnh, săn bắn trộm và khai khoáng, và làm giảm các chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến rừng, kể cả vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới.

• Hạn chế và tiến tới chấm dứt việc du canh mang tính phá huỷ bằng cách giải quyết các nguyên nhân cơ bản về xã hội và sinh thái.

• Sử dụng các phương pháp khai thác rừng phù hợp về môi trường, hiệu quả hơn về phát triển và ít gây ô nhiễm và mở rộng các ngành công nghiệp chế biến gỗ và các lâm sản khác.

• Giảm thiểu sự lãng phí gỗ và tìm các cách sử dụng những loài mà hiện tại bị coi là vô dụng hoặc chưa biết đến.

• Ðẩy mạnh các xí nghiệp lâm nghiệp quy mô nhỏ trợ giúp cho phát triển nông thôn và doanh nghiệp địa phương.

• Tăng số lượng các dây chuyền chế biến lâm sản phụ nhằm tạo thêm công ăn việc làm và tận thu giá trị của mỗi một cây đã khai thác.

• Phát triển lâm nghiệp đô thị nhằm phủ xanh tất cả những nơi có người sinh sống.

• Ðẩy mạnh sử dụng các lâm sản như xây dược liệu, cây làm thuốc nhuộm, cây cho sợi, cây cho nhựa, cây làm thức ăn khô cho gia súcm song mây, tre nứa, và các loại cây phục vụ làm hàng mỹ nghệ.

• Khuyến khích cách sử dụng rừng ít gây tác động như là du lịch sinh thái và khuyến khích việc cung cấp các vật liệu gien một cách có quản lý như là các vật liệu sử dụng để sản xuất dược liệu.

• Giảm sự phá huỷ đối với rừng bằng cách đẩy mạnh việc quản lý lâu bền các vùng tiếp giáp với cây rừng.

Ðể thu được nhiều lợi hơn từ rừng của mình, một số nước sẽ phải cần đến sự hợp tác quốc tế dưới hình thức cố vấn về các công nghệ hiện đại, sử dụng các hình thức thương mại hợp lý, không hạn chế các bên tham gia và không có sự cấm đoán về lâm sản.

Cùng với việc khuyến khích sử dụng bền vững rừng, các nước cần phải tạo lập hoặc mở rộng hệ thống các khu bảo vệ nhằm bảo tồn được một số khu rừng. Những khu rừng đó là cần thiết cho việc bảo vệ các hệ sinh thái, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ các cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh sống cho động vật hoang dã. Rừng cũng cần được bảo vệ vì các giá trị về xã hội và tinh thần của nó, bao gồm cả giá trị là môi trường sinh sống truyền thống của nhân dân bản xứ, của những người sinh sống trong rừng và các cộng đồng địa phương.

11. Ðấu tranh với việc phá rừng

Rừng là một nguồn cho gỗ, củi và các hàng hoá khác. Rừng cũng còn đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ và nước, duy trì cho bầu khí quyển trong lành và duy trì tính đa dạng sinh học của các loại động và thực vật.

Rừng có khả năng tái sinh, và một khi được quản lý theo những cách phù hợp về mặt bảo vệ môi trường thì rừng có thể sản sinh ra các hàng hoá và dịch vụ nhằm trợ giúp cho phát triển.

Hiện nay, rừng trên toàn thế giới đang bị đe doạ bởi sự suy thoái và sự chuyển hoá sang các mục đích sử dụng khác và không kiểm soát được bởi sức ép dân số ngày càng càng tăng. Ðó là sự mở mang công nghiệp, chăn thả quá mức, khai thác gỗ thiếu bền vững, kiểm soát cháy chưa thoả đáng và sự phá huỷ do ô nhiễm không khí. Sự phá huỷ rừng và mất rừng tạo nguyên nhân cho xói mòn đất, suy giảm tính đa dạng các vùng đầu nguồn, và làm giảm lượng gỗ, củi và các sản phẩm khác cho sự phát triển của con người. Việc phá rừng cũng còn làm giảm số lượng các cây cối có khả năng hấp thụ khí cabonic - một loại khí nhà kính.

Sự tồn tại của rừng phụ thuộc vào sự nhận thức của chúng ta và sự bảo vệ các giá trị của rừng về sinh thái, kiểm soát khí hậu, xã hội và kinh tế. Những lợi ích đó phải được đưa vào các hệ thống tính toán kinh tế quốc dân khi lựa chọn phát triển. Một yêu cầu cấp bách đang được đặt ra về bảo vệ và trồng các mạng lưới đường xá phù hợp về mặt môi trường.

• Khuyến khích các hình thức giao thông vận tải mà làm giảm thiểu được khí thải và các ảnh hưởng có hại đối với môi trường.

• Quy hoạch các điểm dân cư đô thị và khu vực để làm sao giảm được các tác động về mặt môi trường do giao thông vận tải tạo ra.

Công nghiệp tạo ra hàng hoá, các dịch vụ và việc làm, nhưng việc sử dụng các nguồn tài nguyên và vật liệu trong công nghiệp lại tạo ra các khí phát thải vào khí quyển. Trong công nghiệp cần chú trọng để tạo lập được việc sử dụng có hiệu quả hơn các vật liệu và các nguồn tài nguyên, trang bị các phương tiện kiểm soát ô nhiễm nhiễm, thay thế các khí CFC và các chất khác làm suy giảm tầng ôzôn bằng các chất an toàn hơn, và cuối cùng là giảm chất thải.

Lợi ích về mặt môi trường và kinh tế có thể thu được do việc nâng cao hiệu quả và giảm chất thải.

Các chính phủ phải:

• Sử dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để làm sao khuyến khích cho công nghiệp phát triển được an toàn hơn, sạch hơn và với những công nghệ có hiệu quả hơn.

• Hỗ trợ để chuyển giao những công nghệ đó cho các nước đang phát triển.

• Sử dụng công cụ đánh giá tác động môi trường nhằm làm cho sự phát triển công nghiệp được bền vững.

Việc sử dụng đất và biển ở mức độ nhất định có thể làm giảm số lượng vật chất thực vật có mặt ở đó để làm nhiệm vụ thanh lọc khí các-bo-nic. Một loại khí nhà kính ra khỏi bầu không khí. Các chính phủ phải đẩy mạnh công tác bảo vệ và quản lý lâu bền các nơi chứa và những nơi thu nạp khí nhà kính tự nhiên, bao gồm cả rừng và các hệ sinh thái nước mặn.

Tầng ôzôn bình lưu của hành tinh chúng ta đang tiếp tục bị suy giảm do các khí CFC, halon và các vật chất khác thải vào có chứa clo và brôm hoạt tính. Các chính phủ phải củng cố hiệu lực của các thoả ước quốc tế về việc hạn chế sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Cần phải phát triển những chất thay thế an toàn cho các hoá chất này và phải thấy một điều là các hoá chất ấy hiện đang tồn tại ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển.

Trên cơ sở nghiên cứu về ảnh hưởng của bức xạ tử ngoại xâm nhập ngày càng nhiều vào bề mặt Trái đất, các chính phủ phải cân nhắc đến các biện pháp bảo vệ sức khoẻ của con người, nền công nghiệp và sự sống trong biển cả.

Các chính phủ phải thiết lập hoặc đẩy mạnh các thoả ước khu vực, ví như Công ước năm 1979 về ô nhiễm không khí xuyên biên giới tầm xa, nhằm làm giảm các dòng chất gây ô nhiễm có hại đối với sức khoẻ con người và rừng, và giảm các chất làm axit hoá ao hồ và sông ngòi. Các nước cũng phải có các hệ thống cảnh cáo sớm và ứng phí đối với ô nhiễm không khí xuất phát từ các sự cố công nghiệp, thiên tai hoặc do sự phá huỷ tài nguyên thiên nhiên gây ra.

12. Ðấu tranh đối với hoang mạc hoá và hạn hán

Hoang mạc hoá là quá trình suy thoái đất do những thay đổi về khí hậu và do tác động của con người. Hoang mạc hoá đặc biệt tác động mạnh đối với các vùng đất khô hạn mà về mặt sinh thái đã bị sung yếu.

Những tác động rõ ràng nhất của hoang mạc hoá là sự suy thoái các vùng đất chăn thả và sự suy giảm về sản xuất lương thực. Kết quả của hạn hán và hoang mạc hoá là sự nghèo khó và đói kém. Có khoảng 3 triệu người đã bị chết vào giữa những năm 1980 vì hạn hán ở tiểu vùng Sahara, Châu Phi.

Ðây là vấn đề rất lớn. Có tới 70% tổng số các vùng đất khô hạn của thế giới - 3,6 tỷ hécta - đã bị ảnh hưởng do suy thoái. Con số này bằng 1/4 đất đai trên thế giới - một diện tích lớn gấp 3 lần Châu Âu. Suy thoái, đặc biệt là sự nhiễm mặn, do việc tiêu thoát không thoả đáng, đã và đang ảnh hưởng đến những diện tích lớn đất trồng trọt được tưới tiêu.

Ðể ngăn chặn nạn hoang mạc hoá phát triển, việc sử dụng đất, bao gồm cả vấn đề trồng trọt và chăn thả, phải được tiến hành một cách đúng đắn về mặt môi trường, có thể chấp nhận được về mặt xã hội, và khả thi về mặt kinh tế.

Một trong những công cụ chính nhằm đấu tranh với sự mở rộng của các sa mạc là việc trồng cây cối và các loài thực vật khác để có thể giữ được nước và duy trì được chất lượng đất. Những nơi trồng cây có thể được khai thác lấy các sản phẩm như: nhiên liệu, gỗ, thức ăn khô cho súc vật và lương thực.

Ðể đấu tranh với nạn hoang mạc hoá, các chính phủ phải:

• Thực hiện các kế hoạch quốc gia sử dụng đất bền vững và quản lý lâu bền tài nguyên nước.

• Ðẩy nhanh các chương trình trồng cây theo hướng trồng những loài cây phát triển nhanh, các cây địa phương có sức chịu hạn tốt và các loài thực vật khác.

• Tạo điều kiện để giúp làm giảm nhu cầu củi đốt thông qua các chương trình sử dụng các loại năng lượng có hiệu quả và năng lượng thay thế.

Ở những vùng có khuynh hướng bị hoang mạc hoá và hạn hán, các lối canh tác và chăn thả thường là không được thoả đáng và thiếu bền vững, đặc biệt là khi dân số ngày càng tăng lên. Những người sống ở nông thôn phải được huấn luyện về việc bảo vệ đất và nước, khai thác nước, nông lâm kết hợp và tưới tiêu thuỷ lợi quy mô nhỏ. Cần phải có các chương trình quốc gia chống hoang mạc hoá nhằm nâng cao nhận thức cho công chúng về các biện pháp giải quyết vấn đề.

Nghèo khó là một nhân tố chính đẩy mạnh tốc độ của sự suy thoái và hoang mạc hoá. Ðể giảm sức ép lên các vùng đất sung yếu, cần phải cải tạo lại các vùng đất đã bị suy thoái, và hướng dẫn cho nhân dân về các lối sinh sống thay thế.

Các hệ thống ngân hàng và tín dụng nông thôn phải được thiết lập nhằm giúp đỡ nhân dân các doanh nghiệp nhỏ sử dụng các nguồn lực địa phương.

Ngoài ra, cần phải thiết lập một hệ thống quốc tế ứng phó khẩn cấp các hạn hán với trang bị đầy đủ về lương thực thực phẩm, y tế, nhà ở, giao thông vận tải và tài chính.

Cần phải tăng cường cho các chương trình như chương trình quan sát trái đất, chương trình quan sát vùng Sahara, và Sahel cũng như đẩy mạnh các mạng lưới quốc gia và khu vực về monitoring thời tiết và nước. Thông tin thu được từ những hoạt động này sẽ giúp cho các chính phủ xây dựng các kế hoạch sử đất, và sẽ đảm bảo cho việc cảnh báo sớm về hạn hán để nhân dân có thể ứng phó kịp thời. Ðến tháng 6 năm 1994, cần phải soạn thảo một công ước quốc tế về chống hoang mạc hoá, đặc biệt là ở Châu Phi.

13. Phát triển bền vững miền núi

Miền núi là nguồn quan trọng cung cấp năng lượng, khoáng sản, rừng và các sản phẩm nông nghiệp, và là nơi phục vụ vui chơi giải trí. Miền núi là kho chứa tài nguyên về đa dạng sinh học, là nhà ở của các loại bị đe doạ nguy hiểm và là một phần cực kỳ quan trọng của hệ sinh thái toàn cầu.

Số phận của các hệ sinh thái miền núi có ảnh hưởng đến một nửa dân số thế giới. Có khoảng 10% dân số Trái đất sống ở các vùng rừng núi, trong khi đó có khoảng 40% chiếm lĩnh các vùng đầu nguồn phía DƯỚI. TỪ ANDES ÐẾN HIMALAYA, VÀ TỪ ÔNG NAM á đến Ðông và Trung Phi, đâu đâu cũng có vấn đề suy thoái sinh thái nghiêm trọng xảy ra ở các vùng đầu nguồn. Nguyên nhân là việc phá rừng, canh tác và chăn thả gia súc quá mức trên các vùng đất kém màu mỡ.

Các hệ sinh thái miền núi dễ bị tác động về mặt xói mòn đất, trượt đất và mất nhanh tính đa dạng sinh học và đa dạng môi trường sinh sống. Trong số những người dân sinh sống ở miền núi, tình trạng thiếu việc làm, nghèo khó, y tế nghèo nàn và vệ sinh môi trường kém là rất phổ biến. Hầu hết các vùng ở miền núi đang bị suy thoái về môi trường.

Cần phải có hành động cấp bách trong việc quản lý đúng đắn các nguồn tài nguyên miền núi và phát triển kinh tế xã hội cho nhân dân ở đây. Ðến năm 2000, cần phải phát triển việc quản lý và quy hoạch sử dụng đất đối với các vùng đầu nguồn do rừng núi nuôi dưỡng. Cái đó phải nhằm vào việc ngăn chặn xói mòn đất, tăng số lượng cây cối sinh trưởng, và duy trì cân bằng sinh thái ở miền núi.

Cũng cần phải đảm bảo các dịch vụ, như giáo dục, chăm sóc y tế và cung cấp năng lượng cho các cộng đồng địa phương và nhân dân bản xứ. Nhân dân ở đây cũng cần phải có nhiều cơ hội hơn để kiếm sống từ các loại hoạt động, như du lịch bền vững, ngư nghiệp, khai khoáng đúng đắn về môi trường, và các ngành công nghiệp thôn trang như là chế biến các loại thực vật cho dược liệu và dầu thơm.

Các chính phủ phải:

• Ðẩy mạnh các biện pháp chống xói mòn theo hướng rẻ tiền, đơn giản và dễ sử dụng.

• Tạo những động cơ cho nhân dân nhằm bảo vệ tào nguyên và sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, giúp đỡ họ hiểu về các loại hình phát triển nào là bền vững về mặt môi trường ở miền núi, và lôi cuốn họ vào việc quản lý tài nguyên.

• Cung cấp các thông tin về lối làm ăn sinh sống thay thế liên quan đến, ví dụ, các loại cây trồng, gia súc, gia cầm, nuôi ong, ngư nghiệp, công nghiệp thôn trang, chợ búa và giao thông vận tải.

• Tạo lập các khu bảo vệ để gìn giữ các vật chất di truyền hoang dã.

• Xác định các vùng nguy hiểm dễ bị tổn thương nhất về mặt xói mòn, lũ lụt, trượt đất, động đất, băng tuyết lở và các thiên tai khác, và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm và các đội ứng cứu thiên tai.

• Xác định các vùng rừng núi bị đe doạ bởi ô nhiễm không khí nảy sinh từ các vùng công nghiệp và đô thị lân cận.

• Tạo lập các trung tâm thông tin về các hệ sinh thái miền núi, bao gồm cả các kiến thức về nông nghiệp bền vững và các biện pháp bảo vệ, ở những nơi mà nhân dân có điều kiện học hỏi về vấn đề phát triển bền vững miền núi.

14. Phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn

Nạn đói đã là một mối đe doạ thường xuyên đối với nhiều người, và khả năng lâu dài của trái đất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và các sản phẩm nông nghiệp khác lại không lấy gì làm chắc chắn.

Dân số toàn cầu đã tới con số 5.5 tỷ vào năm 1993 và có thể đạt tới 8.5 tỷ vào năm 2025, khi đó sẽ có tới 83% sống ở các nước đang phát triển. Một trong những thách thức lớn của thế giới là phải tăng sản xuất lương thực một cách bền vững để làm sao nuôi được dân số toàn cầu tăng lên một cách rất nhanh.

Năng suất ở các vùng sản xuất lương thực lớn đang bị giảm đi, trong khi nhu cầu về lương thực, tơ sợi và nhiên liên ngày càng tăng. Tình trạng xói mòn đất, nhiễm mặn, úng ngập và mất độ màu mỡ của đất đang lên ở các nước. Bức xạ tử ngoại gia tăng do tầng ôzon bình lưu bị mỏng đi cũng có thể làm giảm sản xuất lương thực.

Nền nông nghiệp phải đáp ứng các nhu cầu ngày một tăng chủ yếu bằng cách tăng năng suất, bởi vì hầu hết các vùng đất sản xuất lương thực tốt nhất của thế giới đã đang sử dụng. Ðồng thời, cần phải tránh xâm phạm tiếp tục đến những vùng đất mà chẳng thích hợp mấy cho canh tác.

Phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn sẽ đòi hỏi có những điều chỉnh lớn trong các chính sách về nông nghiệp, môi trường và kinh tế ở tất cả các nước và ở mức độ quốc tế. Ðiều đó đòi hỏi sự hợp tác giữa nhân dân nông thôn, các chính phủ quốc gia, lĩnh vực tư nhân và cộng đồng quốc tế.

Các kỹ thuật nhằm vào việc nâng cao sản xuất, giảm hư hại lương thực giảm tổn thất do sâu bệnh, và nhằm vào việc bảo vệ tài đất và nước v.v... hiện đã có nhưng chưa được áp dụng một cách rộng rãi và hệ thống. Cho đến hết thế kỷ này, các chính phủ phải có các chính sách lương thực đúng đắn dựa trên cơ sở nhận thức được các chi phí về mặt chính sách khác nhau.

Chính sách sử dụng đất bền vững là nhằm vào công tác quy hoạch trên một phạm vi đủ rộng để duy trì cho các hệ sinh thái khu vực như là các vùng đầu nguồn chẳng hạn. Phải khuyến khích đầu tư vào việc sử dụng đất trong tương lai bằng cách giao cho họ quyền sở hữu và điều kiện thuận lợi cho họ mặt tài nguyên, tài chính và mua bán sản phẩm của họ với giá thoả đáng.

Nhân dân cần được tư vấn và đạo tạo về cách sử dụng các kỹ thuật và các hệ thống canh tác làm sao bảo vệ và cải tạo được đất trong khi vẫn nâng cao được sản xuất. Ðó là cách canh tác mang tính bảo vệ, sự luân canh cây trồng, việc sử dụng các chất dinh dưỡng gốc thực vật (bao gồm cả phân hữu cơ), vấn đề nông - lâm kết hợp, canh tác theo bậc thang và canh tác hỗ giao. Cần phải sử dụng cả hại cách hiện đại và truyền thống địa phương.

Sẽ phải sử dụng nhiều năng lượng hơn để nâng cao sản xuất lương thực. Cần sử dụng một cách có hiệu quả sự hỗn hợp giữa các nguồn năng lượng hoá thạch và năng lượng tái sinh, bao gồm cả các loại nhiên liệu từ gỗ và các loài thực vật khác.

Việc sử dụng một cách tốt hơn sự đa dạng phong phú của nguồn tài nguyên gien động và thực vật là một vấn đề cực kỳ quan trọng nhằm làm đa dạng hoá và nâng cao sản xuất lương thực đồng thời nâng cao được chất lượng của các loài động vật bị cằn cỗi.

Những loài động vật và thực vật dễ bị tổn thương hiện đang ngày càng bị mất đi, và các nỗ lực nhằm làm tăng sự đa dạng về gien lại không được cấp đủ tiền và không đủ người để làm. Lợi ích của công tác nghiên cứu và triển khai về chăm sóc cây trồng và sản xuất giống phải được chia sẻ một cách công bằng giữa người cung cấp và người sử dụng vật liệu.

Lượng lương thực bị tổn thất do sâu bệnh được ước tính bằng 25% mùa màng. Việc kiểm soát bằng hoá học các loại sâu hại lương thực đang thịnh hành, song việc sử dụng quá mức các hoá chất đã gây rất tốn kém và đẻ ra những tác hại cho sức khoẻ con người và môi trường. Cách lựa chọn tốt nhất là việc quản lý sâu bệnh tổng hợp, đó là sự kết hợp các cách kiểm soát sâu bệnh bằng sinh học, các cách canh tác thích hợp và dựa trên các loài cây bản địa có sức chống chịu tốt để nhằm làm giảm tối thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá học. Kỹ thuật canh tác này đảm bảo được sản xuất lương thực, giảm được chi phí và ít nguy hại hơn về mặt môi trường.

Việc ngăn giữ không cho nhân dân nghèo nông thôn sử dụng các vùng đất không thích hợp cho trồng trọt, tạo việc làm phi nông nghiệp như công nghiệp nông thôn, sử dụng động vật hoang dã, ngư nghiệp, công nghiệp nhẹ dựa trên cơ sở làng xã, du lịch v.v... cần được phát triển.

15. Bảo vệ sự đa dạng sinh học

Các hàng hoá và dịch vụ thiết yếu trên hành tinh của chúng ta phụ thuộc vào sự đa dạng và biến động của các nguồn gien, các loài, số lượng của loài và phụ thuộc vào các hệ sinh thái.

Tài nguyên sinh vật cho chúng ta lương thực, thực phẩm, quần áo mặc, nhà ở, thuốc men và các món ăn tinh thần. Nguồn tài nguyên ấy được tìm thấy trong các hệ sinh thái tự nhiên của rừng, các vùng Savan, đồng cỏ và đất rừng, sa mạc, lãnh nguyên (tundra), sông, hồ và biển. Nguồn tài nguyên này cũng còn có ở trên các cánh đồng, trong các vườn nhà, trong các ngân hàng gien, trong các vườn thực vật và bách thú.

Sự tổn thất về đa dạng sinh học của Thế giới đang tiếp diễn, chủ yếu là do sự phá huỷ các môi trường sinh sống, sự khai thác quá mức, sự ô nhiễm và do việc đưa vào nuôi trồng các loài động và thực vật nhập ngoại một cách không thích hợp. Sự suy giảm về đa dạng sinh học này xẩy ra phần lớn là do con người, và đang là một mối đe doạ nghiêm trọng cho sự phát triển của chúng ta.

Cần phải có hành động khẩn cấp và mang tính quyết định để bảo vệ và duy trì các nguồn gien, các loài và các hệ sinh thái. Những tiến bộ gần đây trong công nghệ sinh học cho thấy rằng, vật chất gien trong các loài động vật, thực vật và vi sinh vật có tiềm năng phục vụ cho nông nghiệp, y tế và phúc lợi của nhân dân và cho việc bảo vệ môi trường.

Các chính phủ, với sự hợp tác của Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, lĩnh vực tư nhân và các cơ quan tài chính cần phải:

• Tiến hành đánh giá quốc gia về hiện trạng của sự đa dạng sinh học.

• Xây dựng các chiến lược quốc gia nhằm bảo vệ và sử dụng một cách lâu bền sự đa dạng sinh học và làm cho các chiến lược này trở thành một bộ phận của các chiến lược tổng thể phát triển quốc gia.

• Tiến hành các nghiên cứu dài hạn về tầm quan trọng của sự đa dạng sinh học đối với những hệ sinh thái sản xuất ra hàng hoá và cho những lợi ích về môi trường.

• Khuyến khích các phương pháp truyền thống trong nông nghiệp, lâm nghiệp, trong quản lý đồng cỏ và các loài động vật hoang dã khi sử dụng, duy trì hoặc làm tăng thêm sự đa dạng sinh học. Thu hút các cộng đồng, bao gồm cả phụ nữ vào việc bảo vệ và quản lý các hệ sinh thái.

• Thực hiện phân chia hợp lý và công bằng các lợi ích thu được do sử dụng nguồn tài nguyên sinh vật và tài nguyên gien giữa nơi tạo ra và nơi sử dụng các nguồn tài nguyên này. Nhân dân bản xứ và các cộng đồng của họ phải được chia sẻ những lợi ích về kinh tế và thương mại.

• Bảo vệ các môi trường sinh sống tự nhiên. Các vùng này có thể được bảo vệ tiếp theo bằng cách đẩy mạnh sự phát triển một cách đúng đắn về mặt môi trường xung quanh chúng.

• Ðẩy mạnh việc phục hồi các hệ sinh thái đã bị phá huỷ, và phục hồi các loài bị đe doạ nguy hiểm.

• Phát triển các cách sử dụng lâu bền về công nghệ sinh học, và các cách chuyển giao công nghệ này một cách an toàn hợp lý, đặc biệt là chuyển giao cho các nước đang phát triển.

• Các chính phủ, các cơ quan làm công tác kinh doanh và phát triển cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để làm thế nào đánh giá hết được tác động của các dự án phát triển đến sự đa dạng sinh học, làm thế nào tính toán được hết các chi phí phải trả do sự tổn thất về đa dạng sinh học này. Những dự án có khả năng gây những tác động lớn phải được tiến hành đánh giá tác động môi trường có sự tham gia rộng rãi của công chúng.

16. Quản lý công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học sử dụng các kiến thức truyền thống và công nghệ hiện đại nhằm làm thay đổi vật chất gien trong thực vật, động vật và vi sinh vật và tạo ra các sản phẩm mới.

Công nghệ sinh học hứa hẹn là một đóng góp quan trọng cho một nền y tế tốt hơn, sản xuất lương thực thực phẩm cao hơn, công tác tái trồng rừng tốt hơn, các quá trình công nghiệp hiệu quả hơn, khử ô nhiễm cho nước và làm sạch các chất thải độc hại.

Hầu hết các công trình phát triển trong công nghệ sinh học hiện đại là đã được tạo ra ở thế giới công nghiệp hoá. Công nghệ sinh học đáp ứng các cơ hội mới cho sự đối tác mang tính toàn cầu giữa các nước giàu về kiến thức công nghệ này với các nước đang phát triển giàu về tài nguyên sinh vật nhưng thiếu vốn và kiến thức để sử dụng các tài nguyên đó.

Các chính phủ, cùng với các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, khu vực tư nhân và các cơ quan khoa học và hàn lâm phải hoàn thiện cách nuôi trồng các loài động vật và thực vật thông qua việc sử dụng các công nghệ sinh học truyền thống và hiện đại. Nhân dân bản xứ có nhiều đóng góp và phải được chia sẻ các lợi ích kinh tế và thương mại thu được từ công nghệ sinh học. Cần phải lưu ý rằng các kỹ thuật mới phải không được làm phá vỡ tính tổng hoà về môi trường hoặc làm tăng thêm các mối đe doạ cho sức khoẻ. Nhân dân phải nhận thức được những lợi ích và những rủi ro của công nghệ sinh học. Ðó là một nhu cầu đòi hỏi đối với những nguyên tắc đã được thoả thuận quốc tế về đánh giá rủi ro và quản lý mọi khía cạnh của công nghệ sinh học.

Công nghệ sinh học cần phải được phát triển nhằm:

• Nâng cao năng suất và chất lượng và đời sống bản thân của lương thực thực phẩm và các sản phẩm chăn nuôi động vật.

• Phát triển các loại vacxin và kỹ thuật phục vụ cho việc phòng chống sự lan truyền của bệnh tật và chất độc.

• Nâng cao sức chống chịu đối với bệnh tật và sâu bệnh để làm sao từ đó giảm được nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu hoá học.

• Phát triển các phương pháp an toàn có hiệu quả cho việc kiểm soát về mặt sinh học các loài côn trùng truyền bệnh, đặc biệt đối với những loài đã trơ đối với thuốc trừ sâu hoá học.

• Ðóng góp làm màu mỡ cho đất và làm tăng thêm hiệu suất cho những loài thực vật sử dụng các chất dinh dưỡng của đất, để làm sao cho nền sản xuất nông nghiệp không tháo đi mất các chất dinh dưỡng khỏi địa bàn hoạt động.

• Cung cấp các nguồn năng lượng tái sinh và các nguyên liệu thô sơ từ các chất thải hữu cơ và vật chất thực vật.

• Xử lý nước cống rãnh, các chất thải hoá học hữu cơ và các sự cố tràn dầu một cách rẻ hơn và hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống.

• Phát triển các loại cây trồng còn chưa được sử dụng đúng mức phục vụ cho việc tạo ra lương thực thực phẩm và nguyên liệu thô cho công nghiệp.

• Phát triển các giống cây mọc nhanh có năng suất cao, đặc biệt là cây cho củi đốt.

• Khai thác tài nguyên khoáng sản theo cách ít gây ra sự phá huỷ về môi trường.

Thành công của các Chương trình công nghệ sinh học phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ khoa học được đào tạo cao. Cần phải làm giảm hiện tượng "chảy máu não" từ các nước đang phát triển bằng cách tạo lập các chương trình đào tạo về công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng các nhu cầu của khu vực và quốc gia. Các chương trình đó phải đem lại lợi ích từ các nguồn quỹ tạo sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển.

17. Bảo vệ và quản lý đại dương

Ðại dương, bao gồm cả các vùng biển kín và nửa kín, là một bộ phận thiết yếu của hệ thống duy trì đời sống toàn cầu. Nó bao phủ phần lớn bề mặt Trái đất, có ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết và tình trạng khí quyển và cung cấp thực phẩm và các nguồn tài nguyên khác cho số dân đang ngày càng tăng lên của thế giới chúng ta.

Luật về biển đáp ứng cho chúng ta một cơ sở mang tính quốc tế để bảo vệ và sử dụng lâu bền biển. Tuy nhiên, đại dương đang bị sức ép ngày một tăng về môi trường do ô nhiễm, đánh bắt quá mức và do sự suy thoái của bờ biển và các rạn san hô.

Khoảng 70% nạn ô nhiễm biển bắt nguồn từ đất liền, bao gồm cả các thành phố và thị trấn, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp và dung dịch lịch.

Những chất gây ô nhiễm đe doạ lớn nhất đối với môi trường biển là nước cống rãnh, hoá chất, chất bồi lắng, rác và chất nhựa, kim loại, chất thải phóng xạ và dầu. Một số vật chất này lại độc hại, phân huỷ chậm trong môi trường và tích tụ trong các sinh vật sống. Hiện tại chưa có một kế hoạch mang tính toàn cầu để giải quyết những vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền.

Ô nhiễm cũng còn nảy sinh từ hoạt động tàu thuyền và việc bỏ rác ở biển. Hàng năm có khoảng 600.000 tấn dầu được đổ ra biển do hoạt động tàu thuyền bình thường, do các sự cố và do việc thải bỏ trái phép.

Các quốc gia phải tự trao cho mình trách nhiệm kiểm soát và làm giảm sự suy thoái môi trường biển để làm sao duy trì và nâng cao khả năng duy trì đời sống và sản xuất của nó. Cần phải:

• Thấy trước và ngăn chặn sự tiếp tục suy thoái của môi trường biển và giảm mối nguy cơ của các ảnh hưởng lâu dài hoặc ảnh hưởng bất khả kháng tới đại dương.

• Ðảm bảo có sự đánh giá trước các hoạt động có thể gây ra những tác động xấu nghiêm trọng đến biển.

• Làm cho vấn đề bảo vệ môi trường thành một bộ phận của các chính sách phát triển tổng thể về môi trường, kinh tế và xã hội.

• áp dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền", và áp dụng các động cơ kinh tế nhằm làm giảm ô nhiễm cho biển.

• Nâng cao tiêu chuẩn sống cho những người dân ven biển, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, để họ có thể trợ giúp cho việc bảo vệ môi trường biển và ven bờ.

• Các quốc gia cần phải xây dựng và duy trì các hệ thống xử lý nước thải cống rãnh, và phải tránh việc thải nước cống rãnh gần những bãi đánh cá, những nơi nước đổ vào và những bãi tắm. Nước thải công nghiệp cũng cần phải được kiểm soát và xử lý nghiêm ngặt.

Các nước cần phải thay đổi việc quản lý nước cống rãnh và chất thải, các cách sản xuất nông nghiệp, khai khoáng, xây dựng và giao thông vận tải để làm sao kiểm soát được các chất gây ô nhiễm mang đến từ các nguồn phân tán.

Các nước phải xem xét đến việc:

• Làm giảm hoặc loại trừ việc thải các hoá chất tổng hợp có nguy cơ tích tụ trong sinh vật biển tới mức nguy hiểm.

• Kiểm tra và làm giảm việc thải chất thải độc hại và thiết lập các hệ thống thải các chất thải có nguồn gốc đất liền thay vì cho việc vứt bỏ ở biển.

• Làm nghiêm ngặt hơn các quy chế quốc tế nhằm giảm nguy cơ gây ra các sự cố và ô nhiễm từ các tàu hàng.

• Kiểm soát việc thải các chất nitơ và phốt pho có nguy cơ làm phá vỡ môi trường biển bằng cách tạo điều kiện cho các loại thực vật phát triển nhanh.

• Phát triển các cách sử dụng đất sao cho làm giảm được việc rửa trôi đất và chất thải vào các sông, và sau đó là vào biển.

• Sử dụng các loài thuốc trừ sâu và phân bón ít có hại về môi trường và cấm sử dụng những loại có hại cho mt. Sử dụng các phương pháp thay thế để kiểm soát sâu bệnh.

• Chấm dứt việc thải bỏ vào biển và thiêu huỷ các chất thải độc hại ở biển. Tại các bến cảng và nơi đánh cá, dầu mỡ, chất thải hoá học và rác cần phải được thu gom. Vấn đề ô nhiễm từ các con tàu phải được kiểm soát bằng những quy chế có sức mạnh hơn.

Những bộ phận của môi trường biển, như rạn san hô, rừng ngập mặn và cửa sông là thuộc trong số các hệ sinh thái đa dạng và năng suất nhất của Trái đất. Chúng bảo vệ cho bờ biển và góp phần tạo ra thực phẩm, năng lượng, phát triển du lịch và kinh tế. Ở nhiều nơi trên thế giới, các hệ sinh thái đó lại đang bị những sức ép hoặc đang bị đe doạ. Các quốc gia phải bảo vệ các hệ sinh thái này bằng các phương pháp như kiểm soát và ngăn ngừa xói mòn ven bờ, bồi lắng ven biển nảy sinh do việc sử dụng đất, như xây dựng chẳng hạn.

Nghề cá biển có sản lượng từ 80 đến 90 triệu tấn cá và loại có vỏ mai một hàng năm, trong số đó 95% là từ các vùng nước thuộc quyền tài phán quốc gia, lượng cá đưa vào đất liền đã tăng tới gần 5 lần lớn hơn lượng của 40 năm qua.

Còn có tình trạng gia tăng về đánh bắt quá mức, các vụ xâm nhập trái phép của các đội tàu nước ngoài. Suy thoái các hệ sinh thái và gia tăng cả các thiết bị không thích hợp đánh bắt quá nhiều cá. Hiện còn thiếu sự hiểu biết về tình trạng của các đàn cá, và còn quá ít sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm ngăn chặn tình trạng bắt quá mức ở các vùng biển sâu. Các nước cần phải đối phó với hiện tượng di trú của các đàn cá và những đàn cá bơi qua ranh giới các vùng kinh tế quốc gia, nhất là những đàn di chuyển tới vùng biển sâu.

Các quốc gia tự trao cho mình nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng lâu bền các loại sinh vật biển, bao gồm cả cá và các loài động vật có vú như cá voi, cá đen-phin, cá heo và chó biển.

Các quốc gia phải:

• Ðề ra chính sách sử dụng lâu bền các vùng biển, có tính đến nhu cầu của các cộng đồng địa phương và nhân dân bản xứ.

• Phát triển nhiều hơn nghề nuôi trồng thuỷ sản mà trong đó cá được nuôi nhốt ở biển.

• Ðưa ra các thoả thuận quốc tế nhằm quản lý và bảo vệ cá.

• Giảm lãng phí trong đánh bắt, bảo quản và chế biến cá, và giảm thiểu việc đánh bắt các loài dễ bị mất giống.

• Ðánh giá tác động về môi trường của các cách đánh bắt lớn mới đem áp dụng, và sử dụng các công nghệ đánh bắt đúng đắn về môi trường.

• Cấm dùng thuốc nổ, chất độc và các phương pháp đánh bắt mang tính huỷ diệt khác.

• Bảo vệ những vùng đất nhất định như rạn san hô, cửa sông, rừng ngập mặn và đất ngập nước, bãi cỏ biển, và những vùng sinh đẻ và ương giống khác ngoài biển.

• Kiểm soát việc sử dụng loại lưới kép đánh cá quy mô lớn ở các vùng biển sâu.

Sự ấm lên toàn cầu do biến đổi khí hậu có thể làm cho mực nước biển dâng lên, thậm chí chỉ với một mức tăng nhỏ cũng có thể gây ra sự phá hoại đáng kể cho các đảo nhỏ và các vùng ven bờ nằm thấp. Các biện pháp phòng ngừa phải được đặt ra nhằm giảm bớt những rủi ro và ảnh hưởng, đặc biệt là ở các đảo nhỏ và các vùng ven biển nằm thấp. Hiện đã có hơn một nửa dân số thế giới sống trong phạm vi hành lang 60 km của bờ biển, và số này có thể tăng lên tới ba phần tư vào năm 2020.

Các nước đang phát triển là những đảo nhỏ thường dễ bị tổn thương, và một số trong đó có thể hoàn toàn biến mất do mực nước biển dân lên. Hầu hết các đảo vùng nhiệt đới hiện đang phải gánh chịu tác động ngày càng gia tăng của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi kèm với sự biến đổi khí hậu. Họ cần sự giúp đỡ để soạn thảo các kế hoạch ứng cứu đối với nạn mực nước biển dâng lên.

Các đảo vùng nhiệt đới là nhà ở của nhiều loại động vật độc đáo, và nhân dân ở đây có những nền văn hoá bản địa phong phú và đa dạng với những kiến thức quản lý các nguồn tài nguyên đảo rất đúng đắn. Lựa chọn phát triển đối với các quốc gia này là bị hạn chế bởi vì kích thước của họ nhỏ và họ cần phải:

• Ðiều tra về khả năng chống đỡ của mình - mức độ sử dụng các hệ sinh thái đến mức nào có thể đảm bảo được nhu cầu lâu dài.

• Soạn thảo các kế hoạch phát triển bền vững mà có nhấn mạnh đến việc sử dụng đa mục đích các nguồn tài nguyên, tổng hoà việc quy hoạch về môi trường và kinh tế, duy trì sự đa dạng về văn hoá và sinh học, và bảo vệ các loài bị đe doạ nguy hiểm và các môi trường sinh sống nguy cấp ở biển.

• Ðánh giá tổng quan và sửa đổi các chính sách và các thói quen phát triển thiếu bền vững hiện hành, và xác định những công nghệ cần phải được loại bỏ vì chúng đe doạ tới các hệ sinh thái thiết yếu trên đất liền.

Các nước và các tổ chức quốc tế khác phải giúp đỡ những quốc gia đảo nhỏ đang phát triển để lập kế hoạch và thực hiện công cuộc phát triển bền vững.

18. Bảo vệ và quản lý nước ngọt

Nước ngọt là sống còn cho uống, vệ sinh, nông nghiệp, công nghiệp, phát triển đô thị, thuỷ điện, ngư nghiệp trên đất liền, giao thông vận tải, giải trí và nhiều hoạt động khác của con người. Nước ngọt đồng thời cũng cực kỳ quan trọng cho sự hoạt động lành mạnh của thiên nhiên.

ở nhiều nơi trên thế giới đang diễn ra sự khan hiếm tràn lan, sự phá huỷ không ngừng và sự ô nhiễm gia tăng của nguồn tài nguyên nước ngọt. Nguyên nhân là do nước cống rãnh và chất thải công nghiệp không được xử lý thoả đáng, sự tổn thất các vùng lưu vực nước tự nhiên, sự phá rừng và các cách canh tác nông nghiệp không đúng đắn đã thải vào nước thuốc trừ sâu và các hoá chất khác. Các công trình xây dựng đập, nắn dòng sông và thuỷ lợi cũng làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của nước. Tất cả các hoạt động này đều gây nguy hại cho các hệ sinh thái thuỷ sinh và đe doạ đối với nguồn tài nguyên nước ngọt đang tồn tại.

Việc cung cấp lương thực thực phẩm cho số dân ngày một tăng của thế giới phụ thuộc rất nhiều vào nước, song các hệ thống tưới tiêu lại bị ảnh hưởng do úng ngập và nhiễm mặn làm giảm đi khả năng cung cấp lương thực thực phẩm của đất đai.

Nhiều trong số những vấn đề này là kết quả của việc phát triển mang tính phá huỷ về môi trường, việc thiếu nhận thức và giáo dục của công chúng về sự cần thiết và thiếu các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ngọt.

Trong thế giới đang phát triển, cứ ba người thì có một người thiếu nước uống an toàn và vệ sinh - là những đòi hỏi cơ bản cho SỨC KHỎE VÀ PHẨM GIÁ. Ở những quốc gia này, ước tính cơ tới 80% các loại bệnh tật và hơn 1/3 số tử vong là do tiêu dùng nguồn nước bị nhiễm bẩn.

Mặc dù còn thiếu những bằng chứng về sự biến đổi khí hậu toàn cầu, song sự gia tăng về nhiệt độ và sự suy giảm về lượng mưa và tuyết rơi cũng đã đủ làm căng thẳng thêm cho sự cân bằng vốn đã mỏng manh giữa cung và cầu về nước ở một số nơi trên thế giới. Ở một số vùng khác, lượng mưa gia tăng có thể dẫn đến lụt lội. Nếu như sự nóng lên làm cho mực nước biển dân cao thì nó cũng đồng thời có thể gây ra sự xâm nhập mặn vào các vùng cửa sông và các tầng ngậm nước ven biển và gây ngập lụt cho các vùng nằm thấp đặc biệt là các đảo thấp. Bản Tuyên ngôn cấp Bộ trưởng Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ hai nói rằng "Tác động tiềm tàng của sự biến đổi khí hậu như vậy có thể đặt ra một mối đe doạ về môi trường với mức độ trầm trọng đến sự tồn tại của một số quốc gia là đảo nhỏ, của các vùng nằm thấp ven biển, các vùng khô hạn và bán khô hạn".

Ðối mặt với hàng loạt các mối đe doạ như vậy, cần phải tìm ra các cách để cung cấp cho mọi người trên hành tinh có đủ nước chất lượng tốt. Ðể làm việc này, các hoạt động của con người cần phải phù hợp với những giới hạn của thiên nhiên để làm sao bảo toàn được sự hoạt động lành mạnh của các hệ sinh thái. Cách để đảm bảo cho mọi người có được các điều kiện cơ bản về nước và vệ sinh là phải chấp nhận cách tiếp cận "một số người vì mọi người chứ không phải mọi người vì một số người". Một chiến lược hiện thực nhằm đáp ứng được nhu cầu về nước hiện tại và tương lai là phải phát triển các dịch vụ rẻ tiền nhưng thoả đáng mà các dịch vụ ấy có thể được lắp đặt và duy trì ở cấp cộng đồng.

Việc quản lý một cách tốt hơn sẽ đòi hỏi đến những công nghệ đổi mới, bao gồm cả việc cải tiến các công nghệ bản xứ, để sử dụng được một cách đầy đủ nguồn tài nguyên nước vốn có hạn và bảo vệ được nước khỏi bị ô nhiễm. Ðiều đó đòi hỏi việc quản lý nước phải được gắn kết chặt chẽ với các chính sách kinh tế và xã hội quốc gia, bao gồm cả việc quy hoạch sử dụng đất, sử dụng tài nguyên rừng và bảo vệ các sườn núi các bờ sông.

Vấn đề quản lý tài nguyên nước phải được đặt ra ở cấp thích hợp nhất. Phải huy động được sự tham gia đầy đủ của công chúng, bao gồm cả phụ nữ, thanh niên, nhân dân bản xứ và các cộng đồng địa phương vào việc quản lý và ra các quyết định về nước.

Thời điểm mà mục tiêu hiện thực về cấp nước toàn thế giới có thể đạt được là năm 2025. Ðiều đó có thể đạt được bằng cách phát triển các dịch vụ rẻ tiền có thể được xây dựng và duy trì ở cấp cộng đồng.

Mục tiêu quá độ đến năm 2000 là:

• Ðảm bảo cung cấp cho toàn dân đô thị tối thiểu 40 lít nước uống an toàn cho một người mỗi ngày.

• Ðảm bảo cho 75% nhân dân đô thị có đủ điều kiện về vệ sinh.

Có được các tiêu chuẩn hữu hiệu về thải các chất thải thành phố và công nghiệp.

• Có 3/4 lượng chất thải rắn đô thị được thu gom và quay vòng sử dụng hoặc thải bỏ một cách an toàn về mặt môi trường.

• Ðảm bảo rằng ở mọi nơi nhân dân nông thôn có được nước uống an toàn và điều kiện vệ sinh phục vụ cuộc sống lành mạnh mà vẫn duy trì được các môi trường thiết yếu của địa phương.

• Kiểm soát được các bệnh tật đồng hành với nước nói chung, và đạt được mục tiêu loại trừ bệnh giun rồng (Dracunculiasis) và bệnh giun chỉ (Onchocerciasis) vào năm 2000.

Cần phải có các cách tiếp cận khác nhau nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước và các điều kiện vệ sinh:

• Cần phải nghiên cứu nhiều hơn về số lượng và chất lượng nước sẽ được cung cấp cho số dân ngày một tăng và cho các nhu cầu về kinh tế. Ðiều đó sẽ dẫn đến một thời điểm mà việc nghiên cứu về nước sẽ thiếu vốn và thiếu các chuyên gia giỏi.

• Trong quản lý nước phải lưu ý đến việc bảo vệ sự tổng hoà của các hệ sinh thái thuỷ sinh, và ngăn chặn được sự suy thoái của chúng. Bảo vệ nước phải bao gồm cả cách tiếp cận mang tính phòng ngừa, với mục đích giảm thiểu và ngăn chặn ô nhiễm.

• Các quốc gia phải xác định được và bảo vệ tài nguyên nước và phải thấy rằng nước phải được sử dụng trên một cơ sở lâu bền. Họ cần phải có các chương trình hữu hiệu về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm nước. Ðặc biệt là phải có các công nghệ về vệ sinh và thải bỏ nước thích ứng cho các thành phố nghèo, đông dân.

• Cần phải đánh giá tác động môi trường của tất cả các dự án phát triển tài nguyên nước loại lớn có khả năng gây nguy hại cho chất lượng nước và các hệ sinh thái thuỷ sinh.

• Cần phải phát triển các nguồn nước ngọt thay thế. Ðó là nước biển được khử muối, nước mưa, đặc biệt là ở các đảo nhỏ, nước thải tái sử dụng và nước quay vòng sử dụng. Những loại dự án này phải sử dụng các công nghệ nước rẻ tiền sẵn có và có khả năng phù hợp với các nước đang phát triển.

• Trong phát triển và sử dụng tài nguyên nước, cần phải ưu tiên cho việc làm thoả mãn các nhu cầu của con người và bảo vệ các hệ sinh thái. Ngoài những đòi hỏi này ra, những người sử dụng nước phải trả tiền một cách thích đáng.

• Một điều kiện kiên quyết đối với việc quản lý lâu bền nước như một loại tài nguyên khan hiếm và dễ bị tổn thương là phải thấy được toàn bộ chi phí của nó trong quá trình quy hoạch và phát triển tất cả các dự án.

• Các quốc gia phải bảo vệ được lớp ơhủ rừng của các vùng đầu nguồn, và phải giảm thiểu tác động của các chất ô nhiễm nông nghiệp đến nước.

• Ngư nghiệp nước ngọt cần phải được quản lý nhằm thu được một lượng thực phẩm lớn nhất một cách đúng đắn về mặt môi trường. Cần phải lưu ý rằng, việc đánh bắt cá và nuôi thả cá không được gây phá huỷ cho hệ sinh thái thuỷ sinh...

• Các vật nuôi cần được cung cấp đủ nước và chất lượng nước phải được bảo vệ khỏi bị ô nhiễm do chất thải động vật.

• Các dự án tưới tiêu nước có khả năng gây tác động lớn đến môi trường phải được đánh giá về mặt môi trường ngay từ khi ở giai đoạn quy hoạch.

Thế giới cần có nhiều người được đào tạo hơn để đánh giá và phát triển việc cung cấp nước ngọt và để quản lý các dự án nước nhằm sử dụng một cách lâu bền. Nhất là các nước nghèo cần tiếp cận được các công nghệ mà sẽ cho phép họ đánh giá được nguồn tài nguyên nước của chính bản thân mình.

19. Sử dụng an toàn các hoá chất độc

Hoá chất được sử dụng trên khắp thế giới và cần thiết để đạt được các mục tiêu về xã hội và kinh tế, song cần tiến hành tốt hơn việc giảm các tác động của hoá chất đến sức khoẻ và môi trường.

Một số vùng nông nghiệp lớn của thế giới bị ô nhiễm bởi các hoá chất đến mức gây phá huỷ đối với sức khoẻ của con người, cấu trucs gien và sự sinh sản. Ngoài ra, ô nhiễm tầm xa còn đang tác động đến bầu khí quyển và khí hậu của Trái đất. Việc vận chuyển trái phép các sản phẩm và chất thải độc hại và nguy hiểm, bao gồm cả các hoá chất bị cấm ở một nước như là những chất nguy hại đang được đưa đến các nước khác, thông thường là những nước đang phát triển.

Có khoảng 100.000 loại hoá chất thương mại, mặc dù vậy mới chỉ 1.500 loại đã chiếm tới 95% sản lượng thế giới. Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu các số liệu cốt yếu để đánh giá những rủi ro về mặt sức khoẻ và môi trường của khối lượng lớn các hoá chất này.

Các hoá chất có thể được sử dụng một cách hiệu quả về mặt chi phí và với mức độ an toàn cao, nhưng hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển, còn thiếu khả năng quản lý các hoá chất một cách an toàn. Các nước cần phát triển và chia sẻ kiến thức trong việc đánh giá các rủi ro hoá chất.

Các chính phủ có thể kiểm soát được các mối nguy hại về hoá chất thông qua việc phòng ngừa ô nhiễm, thống kê khí thải, dán nhãn sản phẩm, hạn chế sử dụng, xây dựng quy trình sử dụng an toàn và các cơ chế tiếp xúc với hoá chất. Họ có thể thôi dần việc sử dụng hoặc cấm sử dụng các hoá chất độc, bền vững và có khả năng tích tụ sinh học và những hoá chất không thể được kiểm soát một cách thoả đáng. Các chính phủ phải xem xét tới những chính sách có cơ sở dựa trên nguyên lý về trách nhiệm pháp lý của người sản xuất.

Các mối rủi ro có thể được giảm đi bằng cách sử dụng các hoá chất ít độc hơn hoặc thậm chí sử dụng các công nghệ phi hoá chất. Các chính phủ phải đánh giá tổng quan về thuốc trừ sâu mà sự chấp nhận đã từng được dựa trên những tiêu chuẩn mà hiện tại không thoả đáng hoặc lạc hậu, và phải xem xét đến việc thay thế chúng bằng các phương pháp kiểm soát sâu bệnh khác như là kiểm soát sinh học chẳng hạn.

Các chính phủ phải đáp ứng cho công chúng những thông tin về các mối nguy hại hoá chất bằng những ngôn ngữ của chính những người sử dụng các vật chất đó. Ngoài ra, thế giới cần có một hệ thống dãn nhãn các hoá chất nguy hại mà sử dụng những ký hiệu dễ hiểu. Các nước cần phải có những trung tâm ứng phó khẩn cấp, bao gồm cả các trung tâm kiểm soát chất độc.

Các ngành công nghiệp phải:

• Xây dựng một bộ phận quốc tế về các nguyên tắc trong việc cung cấp thông tin về các mối rủi ro tiềm tàng và các cách thải bỏ đúng đắn về mặt môi trường.

• Thực hiện các chương trình về quyền được biết của công đồng nhằm cung cấp những thông tin về việc giảm nhẹ sự cố tai nạn và việc phát thải thông thường hàng năm các hoá chất độc.

• Ðảm bảo rằng việc quản lý các hoá chất độc ở một nước này không được lỏng lẻo hơn ở một nước khác.

• Hiện chưa có sự thoả thuận toàn cầu về việc vận chuyển các sản phẩm độc và nguy hiểm. Các chính phủ phải kiểm soát được việc xuất khẩu các hoá chất đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng và phải cung cấp các thông tin về bất kể những xuất khẩu nào cho các nước nhập khẩu biết. Ở đây cần phải có những trách nhiệm chung giữa các quốc gia trong buôn bán các hoá chất.

20. Quản lý các chất thải nguy hại

Lượng chất thải nguy hại ngày một tăng đang gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường, song nhiều nước lại không có kiến thức để quản lý vấn đề. Các chính phủ luôn thiếu thông tin về việc có bao nhiều và có những loại hình ô nhiễm nào, được phát hành, và mỗi rủi ro nào mà những loại ô nhiễm này gây ra đối với con người và môi trường.

Tất cả các kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đều phải đề ra các mục tiêu nhằm làm giảm chất thải nguy hại. Cần phải có các chương trình để xác định các chất thải và những ảnh huởng tiềm tàng của chúng, và để giảm thiểu chúng và xử lý chúng một cách an toàn. Chúng phải dựa trên nguyên lý "người gây ô nhiễm phải trả tiền".

Vấn đề ưu tiên đặt ra là phải thay đổi quy trình công nghiệp, và điều này đòi hỏi phải thiết lập được các mục tiêu nhằm làm giảm lượng chất thải nguy hại được tạo ra trên một đơn vị sản xuất. Các chính phủ phải làm việc với các ngành công nghiệp để tiến hành các chiến dịch nhằm giảm thiểu các châts thải nguy hại và làm giảm các khí phát thải khác. Các ngành công nghiệp phải đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và phải đẩy mạnh các phương pháp sản xuất sạch hơn với quy mô rộng lớn và phải đảm bảo rằng các tiêu chuẩn về chất thải nguy hại của mình ở một nước này không được yếu hơn ở một nước khác.

Các chính phủ phải khẩn trương xác định những địa điểm thải chất thải đã bị ô nhiễm và số dân bị rủi ro cao, và tiến hành các biện pháp sửa chữa, bao gồm cả việc làm sạch các địa điểm đó.

Các chính phủ phải:

• Yêu cầu và trợ giúp trong việc đổi mới nền công nghiệp bằng các phương pháp sản xuất sạch hơn và các công nghệ có tính phòng ngừa và tái quay vòng.

• Khuyến khích việc loại bỏ dần các quy trình mà tạo ra các mối rủi ro cao bởi vì chất thải nguy hại.

• Tiến hành kiểm toán môi trường đối với các ngành công nghiệp hiện tại nhằm hoàn thiện việc quản lý chất thải nguy hại.

• Bắt các nhà sản xuất chịu trách nhiệm về việc thải các chất thải nguy hại do họ tạo ra sao cho đúng đắn về mặt môi trường.

• Thiết lập các chương trình thông tin đại chúng và đảm bảo rằng các chương trình đào tạo được đáp ứng cho các công nhân của ngành công nghiệp và của chính phủ về các vấn đề chất thải nguy hại, đặc biệt là việc giảm thiểu chất thải.

• Xây dựng các trung tâm xử lý các chất thải nguy hại, cả ở cấp quốc gia và cấp khu vực. Ngành công nghiệp phải xử lý, tái quay vòng, tái sử dụng hoặc thải các chất thải tại hoặc gần nơi mà chất thải được tạo ra.

Các chính phủ phải đảm bảo rằng các tiêu chuẩn môi trường quân sự phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia đối với việc xử lý và thải bỏ chất thải nguy hại.

Các nước phát triển phải đẩy mạnh việc chuyển giao các công nghệ đúng đắn về môi trường và các bí quyết về công nghệ sạch và các phương pháp sản xuất ít chất thải cho các nước đang phát triển.

Một phần các chất thải nguy hại trên thế giới đang được vận chuyển bằng các chuyến tàu bất hợp pháp, thường tới các nước đang phát triển. Các chính phủ phải cấm việc xuất khẩu các chất thải nguy hại tới những nước không được trang bị các thiết bị để giải quyết các chất thải này một cách đúng đắn về môi trường. Họ phải đảm bảo rằng các chuyến tàu chở chất thải nguy hại dành riêng cho việc phục hồi phải được vận hành bằng các hệ thống tái quay vòng đúng đắn về môi trường môi trường và kinh tế. Các nước phải tạo lập được một hệ thống báo động để phát hiện việc vận chuyển bất hợp pháp các chất thải nguy hại.

21. Quản lý chất thải rắn và nước thải

Lượng rác và nước thải ngày một gia tăng nhanh chóng từ các thành phố đang đặt ra những mối đe doạ đối với sức khoẻ con người và môi trường. Hàng năm có tới 5.2 triệu người, bao gồm 4 triệu trẻ em bị chết bởi các bệnh tật gây ra do việc thải bỏ không đúng đắn nước thải và chất thải rắn. Chất thải đô thị làm ô nhiễm không khí, đất và nước trên một bình diện rộng lớn.

Ở các nước đang phát triển, có dưới 10% chất thải đô thị là được xử lý, và chỉ có một tỷ lệ nhỏ bé trong số được xử lý đó là đáp ứng tiêu chuẩn đề ra. Vào cuối thế kỷ này, sẽ có tới trên 2 tỷ người thiếu các điều kiện vệ sinh cơ bản, và khoảng một nửa dân số đô thị ở các nước đang phát triển sẽ không có điều kiện để thải bỏ chất thải một cách thoả đáng.

Việc tiêu thụ một cách bền vững, đặc biệt là ở các quốc gia công nghiệp hoá, đang làm gia tăng số lượng và loại hình chất thải, và số lượng chất thải có thể tăng lên tới bốn đến năm lần vào năm 2025. Vào cuối thập kỷ này, chi phí cho việc thải bỏ chất thải có thể tăng gấp hai hoặc ba lần, đặc biệt là ở các nước công nghiệp hoá, bởi vì các địa điểm thải bỏ bị lấp đầy lên và việc kiểm soát môi trường đòi hỏi phải nghiêm ngặt hơn. Việc thu phí về quản lý chất thải sẽ đảm bảo rằng những người tạo ra chất thải phải trả đầy đủ các chi phí cho việc tái quay vòng chất thải và việc phục hồi nguồn tài nguyên được hiệu quả hơn về mặt chi phí.

Cách tốt nhất để đối phó với các vấn đề chất thải là thông qua cách tiếp cận ngăn ngừa chất thải mà tập trung chủ yếu vào việc thay đổi lối sống, thay đổi các cách sản xuất và các mẫu hình tiêu thụ. Cần phải có các kế hoạch quốc gia nhằm giảm tối thiểu việc tạo ra chất thải, nhằm đảm bảo để chất thải được tái sử dụng, tái quay vòng và được thu gom và xử lý một cách an toàn. Các chương trình về kiểm soát chất thải phải được xây dựng và triển khai với sự hợp tác của các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm người tiêu dùng.

Các nước công nghiệp hoá phải có những chương trình nhằm làm ổn định hoặc giảm việc tạo ra chất thải vào năm 2000. Các nước đang phát triển phải hành động hướng vào mục tiêu theo những cách để làm sao không gây nguy hại cho triển vọng phát triển của mình.

Các chính phủ cần tạo ra các động cơ khuyến khích việc tái quay vòng, và tạo nguồn vốn cho các chương trình thử nghiệm, như là công nghiệp tái quay vòng quy mô nhỏ và dựa trên cơ sở thôn trang, sản xuất phân hữu cơ, tưới tiêu bằng nước thải đã xử lý, và tái tạo năng lượng từ chất thải. Các chính phủ phải thiết lập ra các hướng dẫn về sử dụng an toàn chất thải và khuyến khích các thị trường về các sản phẩm tái quay vòng và tái sử dụng.

Việc giáo dục công chúng, các quy chế và các động cơ về tài chính là những vấn đề cần thiết nhằm khuyến khích ngành công nghiệp đi vào tái thiết kế các sản phẩm và giảm chất thải và nhằm khuyến khích các ngành công nghiệp và nhà tiêu dùng đi vào sử dụng các nguyên liệu mà có thể được tái sử dụng một cách an toàn.

22. Quản lý các chất thải phóng xạ

Chỉ có rủi ro tiềm tàng lên việc quản lý an toàn và đúng đắn tới môi trường các chất thải phóng xạ, bao gồm cả việc giảm thiểu, việc vận chuyển và thải bỏ chúng, là hết sức quan trọng.

Rủi ro về chiếu xạ phát sinh từ các chất thải phóng xạ có thể là rất nhỏ đối với những chất thải có thời gian tồn tại ngắn và mức độ phóng xạ cao. Hàng năm, sản xuất năng lượng hạt nhân tạo ra khoảng 200.000 m3 chất thải có mức độ phóng xạ thấp và trung bình, và 10.000 m3 chất thải có mức độ phóng xạ cao. Số lượng chất thải ấy đang được tăng lên bởi ngày càng có nhiều nhà máy năng lượng hạt nhân đi vào hoạt động.

Việc sử dụng các chất phóng xạ trong y học, nghiên cứu và công nghệ sản sinh ra lượng chất thải ít hơn nhiều - nói chung chỉ khoảng vài chục m3 hoặc ít hơn cho một số nước trong một năm, nhưng việc sử dụng các chất phóng xạ này đang được gia tăng, và như vậy chất thải cũng sẽ gia tăng. Vì vậy, cần phải có các biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo cho nó không gây ra nguy hại.

Các nước phải hợp tác với các tổ chức quốc tế để:

• Ðẩy mạnh các cách làm giảm thiểu và hạn chế việc tạo ra các chất phóng xạ.

• Ðảm bảo cho việc tàng trữ, xử lý, kiểm tra phẩm chất, vận chuyển và thải bỏ các loại chất thải này được an toàn.'

• Hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển để giúp họ đối phó với các chất thải: hoặc tạo ra những kỹ thuật đơn giản và dễ dàng hơn cho những nước này nhằm đưa những nguyên vật liệu phóng xạ đã sử dụng quay lại cho người cung ứng.'

• Ðẩy mạnh việc lập kế hoạch đúng đắn các cách quản lý an toàn và đúng đắn về mặt môi trường trong quản lý các chất thải phóng xạ, có thể bao gồm cả việc đánh giá tác động môi trường.

• Tăng cường các nỗ lực thực hiện Ðiều lệ quy định việc di chuyển xuyên biên giới các chất thải phóng xạ, và cân nhắc xem liệu có phải đưa ra một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý hay không.

• Khuyến khích công việc nhằm kết thúc các nghiên cứu về việc liệu có cần phải thay thế thoả thuận tạm ngừng hoạt động một cách tự nguyện hiện tại trong việc thải bỏ các chất thải có mức phóng xạ thấp ở biển bằng một lệnh cấm hay không.

• Không đẩy mạnh hoặc không cho phép tàng trữ và thải bỏ các chất thải phóng xạ gần bờ biển hoặc ở các vùng biển mở, trừ khi thấy rõ ràng rằng việc đó không tạo ra sự rủi ro không thể chấp nhận được đối với con người và môi trường biển.

• Không xuất khẩu các chất thải phóng xạ cho các nước đã cấm nhập loại chất thải này.

Ðiều quan trọng là phải có sự đào tạo và trợ giúp tài chính cho những nước đang phát triển đang có các chương trình về hạt nhân.

Chi phí đối với mỗi một nước trong quản lý và thải bỏ chất thải phóng xạ là tốn kém nhiều và sẽ biến động tuỳ thuộc vào công nghệ đem sử dụng.

23. Mở đầu

Các chính phủ đã thoả thuận được một số lượng lớn mục tiêu, chính sách và cơ chế trong Chương trình hành động số 21, tuy nhiên sẽ cần phải có sự cam kết và sự quan tâm tham gia thực sự của tất cả các nhóm người trong xã hội nhằm biến những mục tiêu đã đề ra thành hiện thực. Sự tham gia rộng rãi của công chúng trong việc xây dựng chính sách, kết hợp với tinh thần trách nhiệm ngày một cao hơn là vấn đề thiết yếu để đạt được sự phát triển bền vững.

Các cá nhân, các nhóm và các tổ chức cần phải hiểu được và tham gia vào các quyết định về môi trường và phát triển, nhất là những quyết định mà có thể ảnh hưởng đến cộng đồng của họ.

Ðể cho nhân dân được thông báo về các quyết định, các chính phủ quốc gia phải tạo điều kiện cho họ tiếp cận được với tất cả các thông tin về các vấn đề môi trường và phát triển. Nó bao gồm thông tin về những sản phẩm và những hoạt động có hoặc có thể có tác động lớn đến môi trường, và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.

Các chương từ 24 đến 32 mô tả về những nhu cầu nào cần phải có nhất là những nhu cầu do các chính phủ đặt ra nhằm đẩy mạnh mối quan hệ đối tác với các nhóm chủ yếu để làm cho sự phát triển được bền vững trong thế giới của chúng ta.

24. Phụ nữ trong sự nghiệp phát triển bền vững

Phụ nữ có những kiến thức và kinh nghiệm đáng kể trong quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp phấn đấu để đạt được sự phát triển bền vững lại bị hạn chế bởi các barie (vật chướng ngại) như là sự phân biệt đối xử và thiếu những điều kiện để đi học, để có đất đai và để có sự bình đẳng về công ăn việc làm.

Các chính phủ phải cân nhắc để xây dựng những chiến lược để đến năm 2000 loại trừ được những cản trở về mặt hiến pháp, luật pháp, hành chính, văn hoá, cách cư xử, xã hội và kinh tế để tạo cho phụ nữ có điều kiện tham gia đầy đủ vào sự nghiệp phát triển bền vững và tham gia đầy đủ vào đời sống cộng đồng.

Các nước phải tăng cường thúc đẩy để phụ nữ trở thành những nhà ra quyết định, nhà lập kế hoạch, nhà khoa học, nhà cố vấn kỹ thuật, nhà quản lý và cán bộ phổ cấp trong lĩnh vực môi trường và phát triển. Ðiều quan trọng là phải loại trừ được nạn mù chữ trong nữ giới, đảm bảo cho các thiếu nữ học hết phổ thông cơ sở và trung học và gia tăng đào tạo sau trung học cho phụ nữ về khoa học và công nghệ.

Ðể thúc đẩy được khả năng của phụ nữ đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển bền vững, các chính phủ phải:

• Ðảm bảo cho phụ nữ có vai trò trong sự quản lý các hệ sinh thái quốc gia và quốc tế và kiểm soát sự suy thái môi trường.

• Bảo đảm chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho phụ nữ, bao gồm cả việc chăm sóc trước khi sinh nở và tạo điều kiện cho họ nuôi con nhỏ, đáp ứng cho họ những thông tin về sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hoá gia đình và trách nhiệm là cha mẹ.

• Tạo điều kiện để giảm lao động nặng nhọc cho phụ nữ và thiếu nữ ở trong nhà và ngoài xã hội, bằng cách cộng tác với những người chủ thuê và các tổ chức khác để thành lập các nhà trẻ và mẫu giáo có đủ điều kiện. Cần phải có các chương trình quốc gia nhằm khuyến khích đàn ông cùng chia xẻ gánh vác công việc gia đình bình đẳng đối với phụ nữ.

• Ðảm bảo cho phụ nữ có những điều kiện tốt hơn để vay tất cả các loại tín dụng, nhất là trong lĩnh vực không chính thống.

• Ðảm bảo cho phụ nữ có điều kiện nắm các quyền về tài sản, cũng như nắm các đầu vào và các công việc thực hiện trong nông nghiệp.

• áp dụng mọi biện pháp để loại trừ mọi hành vi chống phụ nữ và tiến hành mọi công việc nhằm loại trừ những quan niệm, ấn tượng, thái độ và định kiến xấu cố hữu đối với phụ nữ.

• Xây dựng sự nhận thức của người tiêu dùng trong phụ nữ nhằm giảm hoặc loại trừ các cách tiêu thụ bền vững nhất là ở các nước công nghiệp hoá. Ðiều đó sẽ khuyến khích các nhà sản xuất cung ứng những loại sản phẩm mà chúng thân thiên hơn về mặt môi trường và xã hội.

• Bắt đầu để tính toán đến giá trị của những loại hình công việc chưa được chi trả bao gồm cả các công việc "nội trợ" khi đo đếm hiện trạng của nền kinh tế.

25. Trẻ em và thanh niên trong sự nghiệp phát triển bền vững

Thanh niên chiếm tới một phần ba dân số thế giới, và họ cần phải có tiếng nói trong việc xác định tương lai của mình. Vai trò tích cực của họ trong việc bảo vệ môi trường và tham gia trong các quyết định về môi trường và phát triển là hết sức quan trọng đối với sự thành công lâu dài của Chương trình hành động 21.

Các kế hoạch phát triển phải đảm bảo cho lớp người trẻ tuổi có một tương lai đảm bảo bao gồm cả môi trường lành mạnh, mức sống được cải thiện, giáo dục và việc làm.

Trình độ giáo dục phải được nâng cao để làm sao, cho tới năm 2000, có được hơn một nửa giới nam và nữ trẻ ở mỗi một nước sẽ có cơ hội học hết phổ thông cơ sở hoặc được đào tạo chuyên nghiệp. Sinh viên phải được giảng dạy về môi trường và phát triển trong suốt quá trình học tập của mình.

Các chính phủ phải quan tâm và cho phép thanh niên tham gia vào những quyết định có ảnh hưởng đến môi trường. Thanh niên cũng phải có đại diện tại các cuộc họp quốc tế và tham gia vào việc ra quyết định tại Liên Hợp Quốc.

Trẻ em chiếm tới gần một nửa dân số ở nhiều nước đang PHÁT TRIỂN. Ở cả các nước đang phát triển và các nước công nghiệp hoá trẻ em rất dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của suy thoái môi trường.

Các nước phải đấu tranh với những hủ tục về quyền con người chống lại thanh niên, đặc biệt là phụ nữ và thiếu nữ và đảm bảo cho con cái của họ được khoẻ mạnh, được nuôi dưỡng đầy đủ, được giáo dục và được bảo vệ khỏi bị ô nhiễm và khỏi bị ảnh hưởng do các chất độc. Các chiến lược phát triển phải nhằm đào tạo cho lớp trẻ có được quyền hưởng thụ tài nguyên.

26. Ðẩy mạnh vai trò của nhân dân bản xứ

Nhân dân bản xứ, người đại diện cho một phần quan trọng của dân số thế giới, chịu phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên tái sinh và các hệ sinh thái để duy trì sự tồn tại của mình.

Qua nhiều thế hệ, họ đã hình thành ra được một kiến thức khoa học truyền thống và đầy thiêng liêng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên và môi trường của mình. Khả năng của nhân dân bản xứ trong sự nghiệp phát triển bền vững các nguồn đất đai của mình đã bị hạn chế bởi các yếu tố về kinh tế, xã hội và lịch sử.

Các chính phủ phải nhận thức được rằng đất đai bản xứ cần phải được bảo vệ khỏi các hoạt động không đúng đắn về mặt môi trường, và khỏi các hoạt động mà người ta cho rằng chúng không thích hợp VỀ MẶT XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ. Ở đây cần phải có các quy trình giải quyết tranh chấp để ứng xử với các mối quan tâm về phân bố đất đai và sử dụng tài nguyên.

Một số nhân dân bản xứ có thể đòi hỏi đến sự kiểm soát mạnh mẽ hơn nguồn đất đai của mình, và sự tự quản các nguồn tài nguyên của mình. Họ cũng sẽ phải tham gia vào những quyết định về phát triển có ảnh hưởng đến họ, và tham gia vào việc tạo lập các khu bảo vệ, như các vườn quốc gia chẳng hạn.

Các chính phủ phải gán kết chặt chẽ quyền lợi và trách nhiệm của nhân dân bản xứ vào pháp luật quốc gia. Các nước cũng có thể đưa ra các luật và chính sách nhằm bảo tồn các cách thực hành theo phong tục tập quán và nhằm bảo vệ quyền sử hữu bản xứ, bao gồm cả các tư tưởng và kiến thức.

Nhân dân bản xứ phải được phép tham gia tích cực vào việc hoàn chỉnh các luật pháp và chính sách quốc tế về quản lý tài nguyên hoặc các quá trình phát triển khác có ảnh hưởng đến họ. Các chính phủ và các tổ chức quốc tế phải nhận thức được các giá trị, kiến thức truyền thống và các cách quản lý tài nguyên mà nhân dân bản xứ sử dụng để quản lý môi trường của mình, phải áp dụng các kiến thức này vào các lĩnh vực khác mà ở dó sự phát triển đang diễn ra. Họ cũng sẽ phải đảm bảo cung cấp cho nhân dân bản xứ những công nghệ thích hợp để làm tăng hiệu quả quản lý tài nguyên.

27. Quan hệ đồng tác với các tổ chức phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập và thực hiện nền dân chủ có sự tham gia của nhiều người. Sự độc lập khỏi chính phủ và các lĩnh vực xã hội khác là một trong những thuộc tính chủ yếu của họ. Ngoài sự độc lập ra các tổ chức phi chính phủ còn có những kiến thức chuyên môn đa dạng và được tạo dựng một cách chu đáo trong các lĩnh vực cần thiết để thực hiện sự phát triển bền vững đúng đắn về mặt môi trường và đầy đủ trách nhiệm về mặt xã hội.

Vì vậy mạng lưới toàn cầu các tổ chức phi chính phủ phải được thừa nhận và được ủng hộ như là các đồng tác trong việc thực hiện Chương trình hành động 21. Các nhóm này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cho xã hội đi đến thoả thuận làm thế noà tránh được các mẫu hình phát triển không bền vững.

Cả hệ thống Liên Hợp Quốc và các chính phủ riêng biệt phải mời các tổ chức phi chính phủ tham gia vào việc soạn thảo các chính sách và ra quyết định về phát triển bền vững. Họ cũng còn phải làm cho các tổ chức phi chính phủ tham gia vào quá trình xem xét và đánh giá xem Chương trình hành động 21 đang được thực hiện trên thực tế như thế nào. Các tổ chức này phải kịp thời nắm được những số liệu và thông tin mà họ cần để trợ giúp cho sự phát triển bền vững. Chính phủ phải khuyến khích các mối quan hệ đồng tác về phát triển bền vững giữa các tổ chức phi chính phủ và chính quyền địa phương.

Liên Hợp Quốc phải xem xét rằng tất cả các cơ quan của mình đều phải cần đến kiến thức chuyên môn của các tổ chức phi chính phủ, và Liên Hợp Quốc phải xem xét khả năng trợ giúp về tài chính và hành chính cho các tổ chức này nhằm tăng cường vai trò của họ như là những người đồng tác.

Các chính phủ phải lôi cuốn các tổ chức phi chính phủ tham gia vào các kế hoạch phát triển bền vững, sử dụng một cách tốt nhất khả năng của họ trong những lĩnh vực như giáo dục, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ và cải tạo môi trường. Những điều phát hiện của các nhóm phi chính phủ phải được các chính phủ sử dụng trong việc xây dựng các chính sách về sự bền vững.

Các nước phải cần đảm bảo rằng, các tổ chức phi chính phủ phải được phép thi hành các nhóm tư vấn. Các chính phủ cũng còn cần có các luật tạo cho các tổ chức phi chính phủ có quyền tiến hành các hành động hợp pháp để bảo vệ lợi ích của công chúng.

Các tổ chức phi chính phủ, nhất là ở các nước đang phát triển, sẽ đòi hỏi phải có những nguồn vốn bổ sung quan trọng để giúp đóng góp cho sự phát triển bền vững và để giám sát tiến trình thực hiện Chương trình hành động 21.

28. Chính quyền địa phương

Nhiều vấn đề và giải pháp được liệt kê trong Chương trình hành động 21 có nguồn gốc từ các hoạt động địa phương, do đó chính quyền địa phương đóng một vai trò then chốt cho phát triển bền vững.

Chính quyền địa phương, như chính quyền đô thị chẳng hạn, tiến hành xây dựng và bảo dưỡng các công trình như các hệ thống nước uống và đường xá. Họ cai quản việc quy hoạch nhà ở và phát triển công nghiệp, đề ra các chính sách môi trường địa phương, và hỗ trợ để thực hiện các chính sách môi trường quốc gia.

Như là cấp chính quyền gần gũi nhất với nhân dân. Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong giáo dục và huy động công chúng xung quanh sự nghiệp phát triển bền vững. Vào năm 1996 mỗi chính quyền địa phương sẽ phải tham khảo ý kiến các công dân của mình để xây dựng được một Chương trình hành động địa phương 21 cho cộng đồng.

Các quan chức địa phương phải tham khảo ý kiến các công dân và cộng đồng, các tổ chức thương mại và công nghiệp để tập hợp thông tin và xây dựng được sự đồng tâm nhất trí về các chiến lược phát triển bền vững. Sự đồng tâm nhất trí đó sẽ giúp họ định hình lại các chương trình, chính sách, luật pháp và quy chế địa phương nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình hành động 21. Quá trình tham khảo ý kiến sẽ làm nâng cao nhận thức của nhân dân về các vấn đề phát triển bền vững.

Trong suốt các năm 1993 và 1994, các nỗ lực địa phương bắt đầu phải được liên kết với nhau ở cấp quốc tế, để làm sao cho nhân dân địa phương được chia sẻ với nhau những thông tin, ý tưởng và kiến thức kinh nghiệm từ cấp cộng đồng. Các tổ chức như Trung tâm Liên Hợp Quốc về định cư (còn gọi là Habitat), phải thu thập các thông tin về các chiến lược địa phương. Phải có sự giúp đỡ từ Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Hiệp hội quốc tế các chính quyền địa phương, Hiệp hội quốc tế các thủ phủ lớn, Hội nghị thượng đỉnh các thành phố lớn của Thế giới và Tổ chức các thành phố liên kết.

29. Công nhân và các nghiệp đoàn

Công nhân là thuộc trong số những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những biến đổi cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững. Các nghiệp đoàn dày dạn kinh nghiệm trong việc đối phó với sự biến đổi công nghệ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng để đạt được sự phát triển bền vững. Họ xem việc bảo vệ nơi làm việc và môi trường liên quan cũng như việc nâng cao trách nhiệm xã hội đối với sự phát triển là các vấn đề phải được ưu tiên.

Các chính phủ, ngành thương mại và công nghiệp phải cổ vũ sự tham gia tích cực và đủ thông tin của công nhân và các nghiệp đoànước trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược về môi trường và phát triển ở các cấp quốc gia và quốc tế. Những chiến lược này sẽ ảnh hưởng đến các chính sách việc làm, các chiến lược công nghiệp, các chương trình lao động và sự chuyển giao công nghệ.

Mục tiêu là tạo việc làm đầy đủ góp phần làm cho các sinh kế được bền vững trong các môi trường an toàn, sạch sẽ và lành mạnh, ở ngay nơi làm việc và ở những chỗ khác.

Các nhóm bao gồm những người công nhân, những người chủ và và các chính phủ phải được thành lập để đối phó với các vấn đề về an toàn, sức khoẻ, nhận thức môi trường và phát triển bền vững.

Các nghiệp đoàn và những người chủ phải thiết kế ra các chính sách môi trường chung và vạch ra được những ưu tiên để cải thiện môi trường làm việc và nâng cao trách nhiệm thực hiện đầy đủ các vấn đề về môi trường khi hoạt động. Các nghiệp đoàn phải xây dựng các chính sách phát triển bền vững, và ở đó cần phải có nhiều hơn nữa các thoả thuận tập thể nhằm đạt được sự bền vững.

Cần phải giáo dục và đào tạo công nhân nhiều hơn nữa, cả về mặt an toàn và y học lao động cũng như các kỹ năng nhằm vào các sinh kế bền vững.

Ðể người lao động trợ giúp đầy đủ cho sự phát triển bền vững, các chính phủ và các người chủ phải đề cao quyền của người lao động được tự do gia nhập và tổ chức các hiệp hội.

30. Thương mại và Công nghiệp

Sự thương mại với đầy đủ trách nhiệm có thể đóng một vai trò lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và bảo vệ sức khoẻ con người và chất lượng môi trường.

Quản lý môi trường phải được xếp ưu tiên cao nhất bởi vì đó là mấu chốt để tiến đến các thực tiễn bền vững. Như là một phần của quá trình diễn biến này, thương mại và công nghiệp cần phải phát triển các kỹ thuật và công nghệ làm sao giảm được các tác động có hại về môi trường. Giá cả của hàng hoá và dịch vụ phải càng ngày càng chỉ ra được các chi phí về môi trường để sản xuất, sử dụng, quay vòng và thải bỏ chúng.

Một số nhà lãnh đạo kinh doanh được rọi sáng đã đang thực hiện cương vị quản trị của mình trong quản lý và sử dụng tài nguyên. Họ đang nuôi dưỡng ấp ủ sự cởi mở đối thoại với người làm thuê và công chúng, và họ đang tiến hành các tính toán và đánh giá về mặt môi trường chiểu theo các luật pháp và quy chế về mt. Họ đang áp dụng các biện pháp tự nguyện để xem xét xem các hoạt động của mình có tác động tối thiểu đến sức khoẻ con người và môi trường hay chưa.

Các ngành thương mại phải báo cáo hàng năm về những số liệu môi trường của mình, và việc sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của mình. Họ phải chấp nhận thực hiện các bộ luật môi trường khi tiến hành công việc, như là Hiến chương thương mại về phát triển bền vững của Phòng Thương mại quốc tế và chương trình giữ gìn trách nhiệm của ngành công nghiệp hoá chất.

Các chính phủ phải:

• Sử dụng các động cơ kinh tế, luật pháp, tiêu chuẩn và sự quản trị được sắp xếp hợp lý hơn để đẩy mạnh các xí nghiệp được quản lý bền vững với sản xuất sạch sẽ hơn.

• Khuyến khích tạo lập các quỹ vốn mạo hiểm giành cho các sự án phát triển bền vững.

• Hợp tác với các ngành thương mại, công nghiệp, hàn lâm và các tổ chức quốc tế để trợ giúp cho việc đào tạo về các khía cạnh môi trường trong quản lý xí nghiệp.

Các ngành thương mại và công nghiệp phải:

• Xây dựng các chính sách hướng vào các hoạt động và các sản phẩm có tác động về môi trường ít hơn.

• Ðảm bảo có sự quản lý đầy trách nhiệm và đúng với luận thường đạo lý đối với các sản phẩm và các quá trình sản xuất trên quan điểm về mặt sức khoẻ, an toàn và môi trường.

• Làm cho các công nghệ đúng về mặt môi trường sẵn sàng được đưa vào các chi nhánh ở các nước đang phát triển mà không phải trả các khoản phí do bị ngăn cấm.

• Khuyến khích các chi nhánh ở nước ngoài cải biến các quy trình cho phù hợp với các điều kiện sinh thái địa phương và chia sẻ thông tin với các chính phủ.

• Tạo lập mối quan hệ bằng hữu để giúp những người ở các công ty nhỏ hơn học tập được các kỹ năng thương mại.

• Thiết lập hội đồng quốc gia về phát triển bền vững, cả ở cộng đồng thương mại chính thức và ở lĩnh vực không chính thức bao gồm các nhà doanh nghiệp quy mô nhỏ, như là thợ thủ công chẳng hạn.

• Gia tăng nghiên cứu và triển khai các công nghệ đúng đắn về môi trường và các hệ thống quản lý môi trường.

Ngành thương mại và công nghiệp, bao gồm cả các công ty xuyên quốc gia và các tổ chức đại diện của mình có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp đỡ thế giới đạt được các mục tiêu của Chương trình hành động 21 vì sự phát triển bền vững.

31. Các nhà khoa học và công nghệ

Ðiều quan trọng là một người, từ các nhà lập chính sách cho đến công chúng nói chung, hiểu được vai trò mà khoa học và công nghệ thể hiện nhằm đạt được sự bảo vệ môi trường và phát triển nhân loại.

Vấn đề truyền thống tốt hơn là điều cần thiết để sao cho các nhà lập chính sách luôn luôn có được những kiến thức tốt hơn để giúp cho xây dựng được các chiến lược vì sự phát triển bền vững. Sự đối thoại nhiều hơn sẽ giúp cho các nhà khoa học và công nghệ xác lập được các ưu tiên nghiên cứu và đề xuất được các giải pháp cho các vấn đề đang đè nén. Cũng cần phải có sự truyền thông tốt hơn giữa các nhà khoa học và công chúng để sao cho các chính sách đáp ứng được mối quan tâm của công chúng.

Các nhà khoa học và công nghệ có những trách nhiệm đặc biệt đi tìm những kiến thức và giúp bảo vệ sinh quyển. Nhóm người này, gồm những kỹ sư, kiến trúc sư, những nhà thiết kế công nghiệp, những nhà lập kế hoạch đô thị và những nhà chuyên nghiệp khác, phải xây dựng được các bộ luật hành động và hướng dẫn làm hài hoà các nhu cầu của con người với việc bảo vệ môi trường. Những bộ luật ấy phải giúp họ đánh giá được tính toàn vẹn của các hệ thống trợ giúp cuộc sống của hành tinh. Ðể trở thành có hiệu quả và đáng tin cậy, các nguyên tắc, các bộ luật và các hướng dẫn phải được toàn bộ xã hội thừa nhận.

Các chính phủ phải:

• Quyết định xem các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia có thể giúp đỡ như thế nào cho sự phát triển trở thành bền vững hơn.

• Ðảm bảo có sự chia sẻ đầy đủ và cởi mở những thông tin giữa các nhà khoa học và các nhà ra quyết định. Cần có các báo cáo quốc gia dễ hiểu và thích hợp với các nhu cầu phát triển bền vững địa phương.

Các hành động khác có thể bao gồm:

• Hình thành các nhóm tư vấn quốc gia để giúp các nhà khoa học và xã hội phát triển các giá trị chung thuộc về luân lý môi trường và phát triển.

• Ðưa luân lý môi trường và phát triển vào ưu tiên trong giáo dục và nghiên cứu.

32. Tăng cường vai trò của nông dân

Công nghiệp chiếm tới một phần ba mặt đất của Trái đất, và là hoạt động trung tâm của nhiều người dân trên thế giới. Nhân dân bản xứ, những người sống ở nông thôn và những người nông dân có gia đình là những người quản lý nhiều nguồn tài nguyên của Trái đất.

Tuy nhiên, nghề nông, bao gồm cả nghề cá và nghề khai thác rừng, có thể dễ bị tổn thương trước sự khai thác quá mức và quản lý không đúng đắn ở các vùng đất dễ bị phá vỡ và khó trồng trọt. Người ta ngày càng quan tâm đến tính bền vững của các hệ thống sản xuất nông nghiệp. Tổng sản xuất nông nghiệp tăng lên một cách đầy ấn tượng trong suốt 20 năm qua, nhưng ở một số nước đã bị bỏ xa so với sự gia tăng dân số. Nôgn dân cũng còn bị ảnh hưởng bởi nợ nần quốc tế và giá hàng bị GIẢM. Ở các nước đang phát triển, họ bị hạn chế về tài nguyên và phương tiện sản xuất.

Ðể xây dựng và triển khai được các chiến lược nông nghiệp bền vững, các chính phủ phải cộng tác với các trung tâm nghiên cứu quốc gia và quốc tế và với các tổ chức phi chính phủ để:

• Triển khai các cách và các công nghệ nông nghiệp đúng đắn về môi trường làm sao nâng cao sản lượng cây trồng, duy trì được chất lượng đất, tái quay vòng các chất dinh dưỡng, bảo tồn nguồn nước và năng lượng, và kiểm soát được các loại côn trùng và cỏ dại.

• Giúp đỡ nông dân chia sẻ kiến thức kinh nghiệm trong bảo vệ các nguồn tài nguyên, đất, nước và rừng, sử dụng hiệu quả nhất các hoá chất và giảm hoặc tái sử dụng các chất thải nông nghiệp.

• Khuyến khích các công nghệ tự cung tự cấp tiêu hao ít nguyên liệu đầu vào và ít năng lượng, bao gồm cả các cách canh tác bản địa.

• Trợ giúp nghiên cứu về các thiết bị nhằm sử dụng tối ưu sức lao động của con người và động vật.

Ðể thúc đẩy nông dân quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, các chính phủ phải giao phó nhiều quyền lực và trách nhiệm hơn cho những người sử dụng đất. Các chính phủ cũng còn phải tạo động cơ nhiều hơn cho nhân dân chăm lo mảnh đất của mình bằng cách coi đàn ông, đàn bà đều có quyền sở hữu đất đai, đều được vay tín dụng, đều được hưởng công nghệ, các cung ứng và đào tạo về nông nghiệp.

Các nhà nghiên cứu vần phải phát triển các kỹ thuật canh tác thân thiên về mặt môi trường và các trường cao học phải đưa bộ môn sinh thái vào chương trình đào tạo nông nghiệp.

Giá cả phải phán ánh được các chi phí về môi trường. Cơ cấu giá cả, chính sách thương mại và các chi phí giúp nông nghiệp phải nhằm khuyến khích được việc sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

33. Cung cấp tài chính cho phát triển bền vững

Cần phải có những đầu tư lớn để thực hiện các chương trình phát triển bền vững của Chương trình hành động 21 mà các quốc gia trên thế giới đã tự uỷ thác cho chính mình tại Rio de Janerio. Mặc dù hầu hết nguồn vốn được lấy từ lĩnh vực công cộng và lĩnh vực tư nhân của một nước, song nhiều nước đang phát triển vẫn còn thiếu các nguồn lực và công nghệ để giải quyết các vấn đề về phát triển cơ bản và các vấn đề quốc tế lớn như biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học.

Các nước đang phát triển cần phải kích thích sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội và phải loại trừ sự nghèo khó. Ðây là những điều kiện thiết yếu cho tính bền vững toàn cầu.

Ðảm bảo cho các nước đang phát triển có đủ các nguồn lực là sẽ đáp ứng được các lợi ích chung của tất cả các quốc gia và của các thế hệ tương lai. Cái giá phải trả cho sự thiếu hành động có thể sẽ nặng hơn các chi phí tài chính để thực hiện Chương trình hành động 21.

Các nước đang phát triển sẽ phải xác định rõ ràng các hành động ưu tiên và các nhu cầu vì sự phát triển bền vững. Các nước phát triển phải tự uy thác cho chính mình để giải quyết các ưu tiên này. Khi đã nhận thức được các chi phí có liên quan, điều quan trọng là các nước đang phát triển phải đáp ứng được các nguồn lực tài chính mới và bổ xung.

Các nước đang phát triển xác nhận một lần nữa về những cam kết của mình để đạt tới mục tiêu, Liên Hợp Quốc đã chấp nhận là đáp ứng 0.7% tổng thu nhập quốc nội (GDP) của mình trong trợ giúp phát triển chính thức cho thế giới. Các nước đã đạt tới mục tiêu này thì được tuyên dương và khuyến khích tiếp tục.

Các tổ chức cấp vốn quốc tế lớn như Hiệp hội Phát triển Quốc tế, các ngân hàng phát triển khu vực và Quỹ Môi trường Toàn cầu của Liên Hợp Quốc phải có tính năng động cần thiết đủ để giúp đỡ các quốc gia đang phát triển có được các khoản chi phí bổ sung cần thiết cho việc thực hiện các dự án của Chương trình hành động 21. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc phải có các nguồn lực cần thiết để giúp các nước trong việc phát triển các kỹ năng và kiến thức chuyên môn để thực hiện sự phát triển bền vững.

Thế giới cần phải giúp đỡ các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình đối phó với các vấn đề nợ nước ngoài để làm sao các nước này có được các nguồn vốn để đầu tư cho những loại hình phát triển bền vững. Cũng cần phải có những mức đầu tư nước ngoài cao hơn vf có sự chuyển giao các công nghệ sạch và hiệu quả. Những cái này phải được khuyến khích bằng các chính sách quốc gia nhằm thúc đẩy được đầu tư và khuyến khích các liên doanh. Các quốc gia đang phát triển cần đến sự thương mại tự do và có được các thị trường để đạt được mức tăng trưởng kinh tế mà từ đo sẽ làm cho họ thực hiện được các chương trình phát triển bền vững.

Cần phải có những nỗ lực đặc biệt để đáp ứng được các nguồn vốn thông qua các đóng góp của công chúng cho các tổ chức phi chính phủ.

Các nguồn vốn cũng có thể được tăng lên bằng cách phân bổ lại các nguồn lực mà hiện tạo được uỷ thác cho các mục đích quân sự.

34. Chuyển giao công nghệ

Ðể phát triển một cách bền vững, tất cả các nước phải có điều kiện sử dụng và được đào tạo sử dụng các công nghệ là loại công nghệ sạch hơn và tiêu hao ít nguyên liệu hơn.

Các công nghệ đúng đắn về mặt môi trường không những chỉ bao gồm phần cứng mà còn cả gồm các bí quyết, các dịch vụ, các thiết bị, các kỹ năng về tổ chức và quản lý để làm cho các công nghệ đó hoạt động.

Các nước đang phát triển nói riêng, đòi hỏi đến các công nghệ mới và hiệu quả nhằm đạt được sự phát triển bền vững, tham gia như là các chiến hữu trong nền kinh tế toàn cầu, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ sự nghèo khó và sự chịu đựng của con người. Họ cần nâng cấp một số công nghệ hiện hành và thay thế các công nghệ khác với những vật thay thế đứng đắn hơn về mặt môi trường.

Ðiều quan trọng là các nước đang phát triển có được công nghệ như vật cũng như có được các kỹ năng về kinh tế, kỹ thuật, quản lý để sử dụng và phát triển tiếp tục các công nghệ ấy. Việc chào hàng công nghệ phải bao gồm cả những thông tin về các rủi ro môi trường của chúng để làm sao cho các nước có thế tiến hành lựa chọn một cách có đầy đủ thông tin, và các công nghệ nhập khẩu phải phù hợp về các ưu tiên về mặt xã hội, văn hoá, kinh tế, và môi trường. Trong một số trường hợp, các công nghệ nhập khẩu có thể kết hợp với sự đổi mới của địa phương để tiến hoá thành các công nghệ mới.

Các chính phủ và các tổ chức quốc tế phải đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ đúng đắn về mặt môi trường mà không phải chi phí để trả cho bằng sáng chế. Họ phải mua bằng sáng chế và giấy phép trên phương diện thương mại và chuyển giao bằng sáng chế và giấy phép đó cho các nước đang phát triển trên phương diện phi thương mại như một phần của sự trợ giúp vì phát triển bền vững. Các quyền sở hữu trí tuệ phải được bảo vệ trong khi tiến hành công việc chuyển giao.

Ðể sử dụng các công nghệ đúng đắn về mặt môi trường đòi hỏi phải đào tạo có hệ thống các thợ lành nghề các kỹ thuật viên và các quản lý viên cấp trung bình, các nhà khoa học, các kỹ sư và các giáo dục viên. Cần phải đào tạo người đánh giá về rủi ro và tác động môi trường.

Cần phải tạo điều kiện dễ dàng cho các chuyên gia từ các nước đang phát triển đang làm việc ở các nước phát triển viếng thăm hoặc tình nguyện trở về tổ quốc mình.

Cần phải có hàng loạt các trung tâm quốc tế giàu kiến thức chuyên môn về công nghệ đúng đắn về mặt môi trường, đặc biệt cho các lĩnh vực kinh tế lớn như nông nghiệp, công nghiệp, và năng lượng. Những trung tâm đó có thể tiến hành việc nghiên cứu và đánh giá công nghệ. Chúng có thể giúp đỡ trong việc nghiên cứu và đánh giá công nghệ. Chúng có thể giúp đỡ trong việc phát triển, quản lý và chuyển giao các loại công nghệ ấy giữa các nước với nhau trong khi có sự cộng tác chặt chẽ với lĩnh vực tư nhân.

35. Khoa học vì phát triển bền vững

Môi trường toàn cầu đang bị biến đổi nhanh chóng hơn bất cứ thời gian nào trong những thế kỷ gần đây. Thế kỷ tới có thể sẽ thấy được những biến đổi môi trường quan trọng, và những điều ngạc nhiên có thể được trông đợi.

Mức tiêu thụ năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên không tái sinh do con người đang được gia tăng, và nhiều nơi trên thế giới có thể sẽ thiếu các nguồn để tiêu thụ này, thậm chí kể cả khi các điều kiện về môi trường không bị biến đổi.

Kiến thức khoa học có thể trợ giúp cho việc quản lý khôn ngoan vấn đề môi trường và phát triển vì sự tồn tại hàng ngày và tương lai của nhân loại. Các nhà khoa học ngày càng hiểu biết hơn về những vấn đề như sự biến đổi khí hậu, sự gia tăng trong tiêu thụ tài nguyên, các diễn thế về dân số và sự suy thoái môi trường. Những thông tin này phải được sử dụng để định ra các chiến lược dài hạn về phát triển bền vững.

Trên bình diện của các nguy cơ phá huỷ môi trường không thể đảo ngược được đang diễn ra những điều chưa chắc chắn về mặt khoa học sẽ không được sử dụng như là sự bào chữa cho các hành động chậm trễ mặc dù những hành động này có quyền được biện minh. Ðiều sẽ là khôn ngoan khi áp dụng các cách tiếp cận phòng ngừa trong khi ra các quyết định, làm giảm đi các rủi ro khi khuấy đảo vào các hệ sinh thái phức tạp.

Các chính phủ cần có sự trợ giúp cho các loại khoa học mà có thể đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn mô tả về việc môi trường hoạt động như thế nào, và đưa ra những đánh giá tốt hơn về khả năng của Trái đất đối phó với các nhu cầu ngày càng gia tăng của con người. Các nhà khoa học có thể đưa ra được những ý tưởng về việc làm thế nào để sử dụng năng lượng và các nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả hơn cho các loại hình hoạt động như công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải.

Chúng ta cần sử dụng những quan sát từ không gian vũ trụ để giúp mình hiểu biết tốt hơn về việc khí quyển, nguồn nước - và trái đất của chúng ta đã tạo ra một hệ sinh thái liên kết chặt chẽ với nhau như thế nào. Ðồng thời chúng ta cần liên hệ "môn khoa học tiên tiến" này với những kiến thức bản địa và địa phương thu được từ các nền văn hoá khác nhau. Các nhà khoa học cần đến sự đào tạo về các hệ tự nhiên,về sinh thái và về quản lý tài nguyên để làm sao cho họ có thể hiểu được những ảnh hưởng của môi trường của công trình nghiên cứu của mình và các dự án phát triển tạo lập ra.

Thế giới cần đến những đánh giá khoa học dài hạn về sự cạn kiệt tài nguyên, sử dụng năng lượng, ảnh hưởng về mặt sức khỏe và các diễn thế về dân số. Những thông tin này có thể được sử dụng để đánh giá về mặt môi trường và phát triển ở cấp địa phương, khu vực và toàn cầu. Các đánh giá cần phải được phổ biến rộng rãi cho dân chúng dưới dạng dễ hiểu.

Cũng cần phải tiến hành các tính toán định kỳ và đại chúng về khả năng của các hệ thống đảm bảo cuộc sống toàn cầu và khu vực nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người và phần tồn tại của thiên nhiên. Các tính toán này sẽ phải giúp hướng dẫn cho các kế hoạch phát triển bằng cách xác định các vùng và các nguồn tài nguyên dễ bị tổn thương do sự suy thái tiếp tục diễn ra. Khoa học cần nghiên cứu xem xét những thái độ và hành vi nào của con người dẫn đến tác động môi trường và sự suy thái môi trường ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu và địa phương.

Các nước cần phát triển những công cụ phục vụ cho sự phát triển bền vững như:

• Các chỉ số về chất lượng cuộc sống, bao gồm sức khoẻ, giáo dục, phúc lợi xã hội và hiện trạng của môi trường và nền kinh tế.

• Các động cơ kinh tế mà khuyến khích được việc quản lý tài nguyên tốt hơn.

• Các cách để đo đạc sự đúng đắn về mặt môi trường của những công nghệ mới.

Các chính phủ cũng cần phải:

• Sử dụng những thông tin về các mối liên quan giữa hiện trạng của các hệ sinh thái và sức khoẻ con người khi tính toán cân nhắc các chi phí và lợi ích của các chính sách phát triển khác nhau.

• Tiến hành nghiên cứu khoa học nhằm giúp vạch ra được những con đường của quốc gia và khu vực tiến đến sự phát triển bền vững. Khi xây dựng các kế hoạch phát triển bền vững phải huy động công chúng tham gia vào việc vạch ra các mục tiêu dài hạn cho xã hội.

Cần phải có nhiều hơn nữa các nhà khoa học ở tất cả các nước, nhất là ở các nước đang phát triển, để tiến hành nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị về môi trường và phát triển. Ðiều cực kỳ quan trọng là các nước đang phát triển phải có đủ các nhà khoa học có trình độ để đưa họ tới một chỗ đứng bình đẳng với các quốc gia phát triển trong những cuộc thương thuyết về các vấn đề môi trường và phát triển toàn cầu.

Vào năm 2000, cần có sự gia tăng đáng kể về số lượng các nhà khoa học ở những nước đang phát triển mà hiện còn thiếu các nhà nghiên cứu, và cần ngăn chặn sự ra đi của các nhà khoa học khỏi các quốc gia đang phát triển.

36. Giáo dục, đào tạo và sự nhận thức của công chúng

Nhiều người không hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa các hoạt động của con người và môi trường bởi vì thiếu thông tin hoặc có thông tin không đúng đắn.

Cần phải nâng cao tính nhạy bén và sự tham gia của nhân dân trong việc tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề về môi trường và phát triển. Việc giáo dục có thể tạo cho nhân dân những nhận thức về môi trường và đạo lý, về giá trị và thái độ về kỹ năng và cách cư xử cần thiết cho sự phát triển bền vững. Ðể làm được việc đó, việc giáo dục không những chỉ nhằm giải thích về môi trường tự nhiên và sinh học mà còn giải thích về môi trường kinh tế - xã hội và sự phát triển của con người.

Giáo dục cơ bản là nền tảng cho giáo dục về môi trường và phát triển. Tất cả các nước phải phấn đấu tìm mọi cách để có được sự giáo dục và đạt được sự giáo dục phổ thông cho ít nhất 80% trẻ em thông qua việc giáo dục chính thống ở nhà trường và giáo dục không chính thống. Nạn mù chữ của người lớn tuổi phải được cắt giảm đi một nửa so với mức năm 1990, và phải nâng mức thoát nạn mù chữ của phụ nữ lên bằng với mức của đàn ông.

Ðể hoàn thiện việc giáo dục về phát triển bền vững, các quốc gia phải tìm kiếm để:

• Làm cho nhân dân ở mọi lứa tuổi có được sự giáo dục về môi trường và phát triển.

• Ðưa các khái niệm về môi trường và phát triển, kể cả các khái niệm dân số, vào tất cả các chương trình giáo dục, đi đôi với việc phân tích về NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG VẤN ÐỀ CHÍNH YẾU. ở đây cần nhấn mạnh đặc biệt đến việc đào tạo các nhà ra quyết định.

• Lôi cuốn trẻ em là học sinh vào các công trình nghiên cứu về sức khoẻ và môi trường, bao gồm cả các vấn đề nước uống an toàn, vệ sinh, lương thực, thực phẩm và những tác động về mặt môi trường và kinh tế của việc sử dụng tài nguyên.

Thế giới cần phải có một lực lượng làm việc linh hoạt và có khả năng thích ứng, được trang thiết bị để đáp ứng được các vấn đề ngày một gia tăng về môi trường và phát triển, và đáp ứng được các biến đổi trong suốt thời kỳ quá độ tiến tới một xã hội bền vững. Các nước phải:

• Xây dựng các chương trình đào tạo cho học sinh và sinh viên nhằm giúp họ có được các lối sống bền vững.

• Ðộng viên mọi lĩnh vực xã hội, bao gồm cả các ngành công nghiệp, các trường đại học, các cấp chính quyền, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng, để đào tạo nhân dân về quản lý môi trường.

• Ðảm bảo cho các kỹ thuật viên môi trường được đào tạo và tuyển mộ tại địa phương phục vụ được ngay cho các cộng đồng địa phương mình, bắt đầu tự sự chăm sóc môi trường ban đầu.

• Làm việc với các cơ quan thông tin tuyên truyền, các nhóm nhà hát, các ngành công nghiệp biểu diễn và quảng cáo nhằm thúc đẩy sự tranh luận tích cực hơn của công chúng về môi trường.

• Ðưa những kinh nghiệm và hiểu biết của nhân dân bản xứ về phát triển bền vững vào nội dung giáo dục và đào tạo.

37. Tạo lập năng lực cho phát triển bền vững

Khả năng để phát triển bền vững hơn của một nước phụ thuộc vào năng lực của nhân dân và các cơ quan liên quan của chính nước đó trong việc nắm bắt các vấn đề môi trường và phát triển phức tạp để làm sao họ có thể có được những sự lựa chọn phát triển đúng đắn.

Nhân dân cần có những kiến thức để hiểu được tiềm năng và các giới hạn của môi trường. Họ sẽ phải đối mặt với những sự lựa chọn chính sách hắc búa khi giải quyết các vấn đề phức tạp như là sự biến đổi khí hậu toàn cầu và việc bảo vệ tính đa dạng sinh học. Cái đó sẽ đòi hỏi tới những kỹ năng về khoa học, công nghệ, tổ chức, thể chế và các kỹ năng khác.

Các chính phủ phải sử dụng những tư vấn rộng rãi của công chúng để xác định xem những hoàn thiện nào về mặt năng lực mà nhân dân của mình cần để thực hiện Chương trình hành động 21 về phát triển bền vững trong khuôn khổ quốc gia mình. Sự phân tích này cần phải được thực hiện vào năm 1994, nếu có thể được, và phải dựa trên cơ sở của sự đồng tâm nhất trí quốc gia rộng lớn. Vào năm 1997, Liên Hợp Quốc có các kiến nghị về những biện pháp bổ xung nào là cần thiết để đẩy mạnh các chương trình hợp tác kỹ thuật quốc tế về phát triển bền vững.

Xây dựng năng lực là một bước thiết yếu trong việc soạn thảo các chiến lược phát triển bền vững quốc gia và các chương trình hành động thực hiện Chương trình hành động 21. Các nước có thể dựa vào kinh nghiệm của việc soạn thảo bảo vệ Quốc gia cho Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển, cũng như các chiến lược bảo vệ, các kế hoạch về phát triển và môi trường hiện có.

Các nước đang phát triển sẽ cần nhiều hơn đến sự hợp tác và trợ giúp kỹ thuật trong việc vạch ra các ưu tiên để làm sao họ có thể đối phó được với các thách thức mới có tính lâu dài, chứ không phải chỉ tập trung vào các vấn đề trước mắt. Ví dụ, người trong chính phủ và trong doanh nghiệp cần phải biết làm thế nào để đánh giá được tác động về mặt môi trường của tất cả các dự án phát triển ngay từ khi các dự án được thai nghén.

Sự trợ giúp ở các dạng kỹ năng, kiến thức và bí quyết kỹ thuật có thể xuất phát từ phía Liên Hiệp Quốc, các chính phủ quốc gia, các chính quyền thành phố, các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, và từ các doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân khác. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc được trao trách nhiệm huy động các nguồn vốn quốc tế và các chương trình điều phối nhằm cho việc xây dựng năng lực.

38. Tổ chức về phát triển bền vững

Trách nhiệm to lớn trong việc theo dõi tiến trình thực hiện các khuyến nghị RIO được trao cho Ðại hội đồng Liên Hợp Quốc mà tất cả các nước thành viên phải thực hiện. Liên Hợp Quốc phải tính đến một kỳ họp đặc biệt, không muộn hơn năm 1997, để đánh giá tiến trình thực hiện Chương trình hành động 21.

Hệ thống Liên Hợp Quốc đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và sẽ đòi hỏi phải có sự cải tổ và tăng thêm sức mạnh trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và các lĩnh vực có liên quan khác nhằm thực hiện các chương trình cụ thể của Chương trình hành động 21.

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển đã khuyến nghị rằng Liên Hợp Quốc phải thành lập một Hội đồng cấp cao về Phát triển bền vững với số thành viên từ khắp các nước trên khắp thế giới. Trong các hoạt động của mình, Hội đồng này phải lôi cuốn được những kiến thức chuyên môn của các tổ chức Liên Hợp Quốc, các cơ quan tài chính quốc tế và các tổ chức chính phủ, bao gồm cả các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp và các nhóm khoa học. Hội đồng phải giám sát diễn biến và các vấn đề trong việc thực hiện Chương trình hành động 21, và đưa ra các khuyến nghị đối với Liên Hợp Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh cũng còn khuyến nghị rằng Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phải thành lập một ban cố vấn cao cấp bao gồm các chuyên gia về môi trường và phát triển.

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc sẽ cần phải phát triển và đẩy mạnh việc hạch toán tài nguyên thiên nhiên và kinh tế môi trường. Nó cũng cần hoàn thiện vấn đề monitoring môi trường nhằm đảm bảo cho Thế giới có được một hệ thống cảnh báo sớm về các vấn đề môi trường, và nhằm xây dựng luật môi trường quốc tế, bao gồm cả các công ước. Nó có thể cố vấn cho các chính phủ trong việc làm thế nào để gắn kết các tính toán môi trường vào các chương trình và chính sách phát triển của mình.

Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc với mạng lưới toàn cầu của mình, sẽ hoạt động như là một cơ quan chủ đạo trong việc huy động tài trợ và tổ chức những nỗ lực của hệ thống Liên Hợp Quốc nhằm xây dựng được những kiến thức chuyên môn phục vụ phát triển bền vững.

Sự tham gia liên tục tích cực có hiệu quả của các tổ chức phi chính phủ, của cộng đồng khoa học và khu vực tư nhân cũng như các nhóm và các cộng đồng địa phương, là rất quan trọng trong việc thực hiện Chương trình hành động 21.

39. Luật quốc tế

Luật quốc tế về phát triển bền vững cần phải được phát triển theo các cách để làm sao giữ được sự cân bằng tinh tế giữa các nhu cầu về phát triển và bảo vệ môi trường.

Các luật môi trường quốc tế hiện hành phải được xem xét lại và phát triển để có hiệu quả hơn.

Các Luật quốc tế còn phải đẩy mạnh sự gắn kết chặt chẽ giữa môi trường và các chính sách phát triển. Mâu thuẫn giữa các thoả thuận về môi trường và xã hội hoặc kinh tế phải được xác định và giải quyết.

Những mục tiêu lớn của luật quốc tế về phát triển bền vững phải bao gồm:

Phát triển các thoả thuận được đàm phán nhất trí để tạo lập ra các tiêu chuẩn quốc tế hữu hiệu về bảo vệ môi trường, có tính đến các hoàn cảnh khác nhau và khả năng của các nước khác nhau.

Tổng quan quốc tế về tính khả thi của việc tạo lập các quyền và nghĩa vụ chung cho các quốc gia trong lĩnh vực phát triển bền vững.

Ðưa ra các biện pháp để tránh hoặc giải quyết những tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững. Những biện pháp này có thể bao gồm từ việc thông báo và các cuộc đàm phán về những vấn đề có thể dẫn đến bất đồng, cho đến việc sử dụng toà án quốc tế.

Ðiều quan trọng là tất cả các nước tham gia vào việc tạo lập các công ước quốc tế về phát triển bền vững. Nhiều các thoả thuận quốc tế hiện hành về môi trường đã được soạn thảo mà không có sự tham gia đầy đủ của các nước đang phát triển.

Những hiệp ước như vậy cần phải được xem xét lại để phản ánh được những mối quan tâm và lợi ích của các quốc gia này.

Các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường phải nhìn nhận được những hoàn cảnh khác nhau và những khả năng khác nhau của các nước đang trong thời kỳ quá độ tiến lên các mục tiêu môi trường được thoả thuận quốc tế. Các chính sách môi trường phải nhằm vào những vấn đề gốc rễ về suy thoái môi trường và không được sử dụng để tạo ra các hạn chế không cần thiết trong thương mại quốc tế.

Các nước đang phát triển phải được trợ giúp để đẩy mạnh các nỗ lực quốc gia nhằm thực hiện các thoả thuận quốc tế và tham gia một cách hữu hiệu vào việc đàm phán về những thoả thuận mới hoặc thoả thuận được xem xét lại, và tham gia vào việc thực hiện các thoả thuận ấy trợ giúp này phải bao gồm các trợ giúp về tài chính và trợ giúp để tạo lập các kiến thức chuyên môn về luật quốc tế và phát triển bền vững. Trợ giúp còn bao gồm những thông tin tham khảo cần thiết và những kiến thức chuyên môn về khoa học và kỹ thuật mà các nước đang phát triển cần để tham gia vào các thoả thuận pháp luật.

40. Thông tin phục vụ việc ra quyết định

Hiện đã có một khối lượng thông tin phong phú có thể được sử dụng để quản lý sự phát triển bền vững, nhưng nhiều người vẫn còn gặp phải những khó khăn để đi tìm những thông tin cần thiết mỗi khi họ cần đến.

ở nhiều nước, nguồn thông tin hiện có không được quản lý một cách đầy đủ do còn thiếu kỹ thuật và thiếu các chuyên gia được đào tạo, thiếu sự nhận thức về giá trị và lợi ích của nguồn thông tin ấy, và nhu cầu đòi hỏi của những vấn đề cấp bách khác. Ðiều này đặc biệt đúng với thế giới đang phát triển, và lỗ hổng về tính ích lợi và chất lượng của dữ liệu thế giới đã phát triển và đang phát triển ngày một lớn dần.

Cũng cần phải có loại hình thông tin khác nhau. Các chỉ thị được sử dụng một cách phổ biến như Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và các chỉ số đo về những nguồn tài nguyên lẻ hoặc nguồn ô nhiễm riêng lẻ không thể cung cấp đủ thông tin về môi trường, nhân văn, xã hội và phát triển để tạo ra các chỉ thị chỉ dẫn cho chúng ta nếu chúng ta muốn tạo ra một thế giới bền vững hơn.

Cần phải cung cấp những thông tin về phát triển bền vững cho những người cần đến chúng ta một khi họ cần thiết, và ở những dạng mà họ dễ hiểu. Các nước phải đảm bảo rằng các cộng đồng địa phương và những người sử dụng tài nguyên có được các thông tin và những kỹ năng cần thiết để quản lý môi trường và các nguồn tài nguyên của mình một cách bền vững. Trong một số trường hợp, họ cần áp dụng những kiến thức truyền thống và bản xứ.

Các nước và các tổ chức quốc tế phải cung cấp các số liệu về môi trường, tài nguyên và phát triển phục vụ cho việc quản lý sự phát triển bền vững cho nhân dân ở mỗi cấp, và những dạng mà họ dễ hiểu. Nhân dân cần đến:

• Nhiều thông tin hơn về hiện trạng của không khí đô thị, nước ngọt, tài nguyên đất (bao gồm cả rừng và đất rừng), sự hoang mạc hoá, sự suy thoái đất, tính đa dạng sinh học những vùng biển cao và tầng khí quyển trên.

• Nhiều thông tin hơn về dân số, sự đô thị hoá, sự nghèo khó, sức khoẻ và quyền được hưởng các nguồn tài nguyên. Cần thông tin về mối quan hệ giữa các nhóm người, bao gồm phụ nữ, nhân dân bản xứ, thanh niên, trẻ em và những người tàn tật với các vấn đề môi trường.

Cần phải có điều kiện dễ dàng hơn để tạo ra những chỉ thị về phát triển bền vững mà có thể đưa vào các báo cáo quốc gia như là những chỉ thị về hoạt động của nền kinh tế. Các chương trình của Liên Hợp Quốc về quan trắc sức khoẻ của môi trường và sự phát triển kinh tế phải được sử dụng để tạo lập ra một hệ thống quan sát về phát triển bền vững.

Trong trường hợp của các hệ thống thông tin đắt tiền và phức tạp, như là các số liệu từ vệ tinh chẳng hạn, các nước đang phát triển sẽ cần đến sự trợ giúp để có và sử dụng các công nghệ.

Thông tin về phát triển bền vững do các công ty nắm giữ cũng phải được sử dụng và trong một số trường hợp, cần có những trợ cấp giúp các nước đang phát triển có được những tài liệu này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#datinh