hanjieun 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thời kỳ trước "đổi mới", do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, quyền lợi của NTD Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD chưa được quan tâm một cách thích đáng. Bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ với một bên là NTD đã được xác lập và vai trò của NTD ngày càng được nâng cao. Việc bảo vệ quyền lợi NTD, vì vậy, đã có những chuyển biết rất tích cực mà đỉnh cao là sự ra đời của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi của NTD năm 1999.

Sau khi Pháp lệnh được thông qua, Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật khác liên quan đến bảo vệ quyền lợi của NTD, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ NTD. Có thể ghi nhận các quy định liên quan đến bảo vệ NTD tại Bộ luật Dân sự (2005), Luật Bảo vệ môi trường (2005), Luật Cạnh tranh (2004), Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (2003) và các Nghị định của Chính phủ về quảng cáo, về hàng giả v.v...

Hệ thống pháp luật nói trên đã ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền lợi NTD và các quyền cơ bản của NTD, trong đó có các quyền như quyền được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, quyền được an toàn, được thông tin, được lựa chọn, được lắng nghe, được khiếu nại và bồi thường, quyền được giáo dục về tiêu dùng và quyền được có môi trường sống lành mạnh, bền vững. Hệ thống quy định cũng đã đề cập đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó có trách nhiệm bảo đảm chất lượng, trách nhiệm thông tin, quảng cáo trung thực, trách nhiệm bảo hành và hướng dẫn NTD, trách nhiệm giải quyết khiếu nại và bồi thường, bồi hoàn cho NTD v.v... Ngoài ra, hệ thống pháp luật cũng đã ghi nhận quyền thành lập tổ chức bảo vệ NTD của NTD. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác bảo vệ NTD cũng đã được quy định khá đầy đủ.

Bên cạnh những ưu điểm này, theo các chuyên gia, hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong thời gian qua, cụ thể là:

Pháp luật về bảo vệ NTD đã dần thể hiện sự lạc hậu, không cập nhật các yêu cầu của cuộc sống, đặc biệt trong thời hội nhập và thương mại điện tử.

Các quy định liên quan đến quyền và trách nhiệm của NTD cũng như của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định khá rải rác, chưa mang tính hệ thống và đôi khi còn khá "chung chung" dẫn đến khó thực hiện trên thực tế.

Việc xử lý khiếu nại của NTD cũng gặp nhiều khó khăn do không có quy định về cơ chế xác minh, xử lý nội dung khiếu nại, cũng chưa có cơ chế xử lý khiếu kiện tập thể khi quyền lợi của nhiều NTD bị ảnh hưởng (ví dụ vụ điện kế điện tử, vụ xăng nhiễm Axeton ...).

Thiếu quy định chi tiết về hành vi vi phạm cũng như chế tài xử lý khiến khả năng bảo đảm thực thi các quy định về bảo vệ NTD là rất thấp.

Quy định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ NTD cũng còn mang nặng tính hình thức và thiếu công cụ pháp lý để cơ quan Nhà nước có thể thực thi vai trò của mình.

Chế định cho tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD cũng có một số bất cập. Hiện nay, cả nước có khoảng 30 tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD, bao gồm 29 Hội bảo vệ NTD ở 29 tỉnh, thành phố và Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam. Các Hội này đã có những đóng góp rất quan trọng nhưng qua thực tế hoạt động của các Hội, có thể thấy vẫn còn nhiều bất cập trong quy định của pháp luật, cả về cơ sở pháp lý, cả về mối liên hệ giữa các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD lẫn kinh phí hoạt động của các tổ chức này. Khác với các tổ chức xã hội và xã hội - nghề nghiệp khác, tổ chức bảo vệ NTD không có nguồn thu ổn định từ các "hội viên". Hội hoạt động vì lợi ích chung của NTD nhưng không có bất kỳ một sự hỗ trợ kinh phí hay một sự đóng góp nào, dẫn đến những khó khăn rất lớn cho hoạt động của Hội.

Hiện trạng trên đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD, trong đó việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, với trọng tâm là xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi NTD, cần được đưa lên hàng đầu. Hiện tại, Dự án Luật này đã được Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ 2007 - 2011 và đang được các cơ quan hữu quan triển khai rất tích cực, với mục tiêu là ban hành vào năm 2010. Trong nhiều nội dung, dư luận kỳ vọng rằng Dự luật sẽ quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục NTD, bảo đảm an toàn sản phẩm, bảo đảm phương tiện kiểm nghiệm và xác nhận độ an toàn, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, bảo đảm khiếu nại của NTD được xem xét và giải quyết thỏa đáng và NTD được bồi thường trong trường hợp quyền lợi của họ bị vi phạm. Việc các loại hợp đồng do một bên quy định tiêu chuẩn, bỏ ra ngoài những quyền cơ bản của NTD hoặc có những điều kiện giao nhận không sòng phẳng cũng cần được xử lý trong Dự luật.

Với những nội dung quan trọng như vậy, NTD và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó có các nhà bán lẻ, cần theo dõi sát tiến trình xây dựng Dự luật để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được thể hiện một cách đúng đắn và hài hòa trong luật tương lai.

Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng (NTD) là một trong những nhiệm vụ của quản lý nhà nước và là trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi NTD.

Xuất phát từ thực tiễn đó, năm 1999, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/04/1999), có giá trị hiệu lực kể từ ngày 01/10/1999) nhằm xây dựng các quy phạm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng bị xâm hại trong quá trình tham gia các giao dịch thương mại. Pháp lệnh ra đời đánh dấu bước phát triển mới trong việc thiết lập và hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý quan trọng đối với hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng.

Tuy nhiên trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng và đa dạng của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đòi hỏi chúng ta phải có những điều chỉnh về mọi lĩnh vực để có thể thích ứng với môi trường kinh tế mở và hội nhập quốc tế, trong đó điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật là một yêu cầu quan trọng hàng đầu, Các quy phạm về BVQLNTD cũng cần phải có sự điều chỉnh bổ sung, do đó hiện nay Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng, là văn bản sẽ thay thế cho Pháp lệnh BVQLNTD năm 1999, đây là hoạt động đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực BVQLNTD, đáp ứng kịp thời yêu cầu BVQLNTD trong nền kinh tế thị trường. Dự kiến Luật BVQLNTD sẽ trình Quốc Hội khóa XII thông qua trong năm 2010.

Nhằm mục đích đảm bảo giá trị hiệu lực tối đa, xây dựng các quy phạm điều chỉnh có tính thực tiễn cao, ổn đinh... dự thảo Luật BVQLNTD hiện đang được tổ chức lấy ý kiến đóng góp tại trang web của Bộ Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh.

Bảo vệ NTD là một vấn đề...........

2. Các quyền con người cơ bản của người tiêu dùng

Trên cơ sở 4 quyền cơ bản đã được cựu tổng thống Mỹ đưa ra, IC đã phát triển và mở rộng thêm bốn quyền mới. Đến nay, nhóm quyền này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận là chuẩn mực chung mà các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp cần tôn trọng và thực hiện nhằm tránh những vi phạm, lạm dụng đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

a. Quyền được thoả mãn các nhu cầu cơ bản: là quyền được tiếp cận với các dịch vụ, hàng hoá có chất lượng, đảm bảo an toàn, giá cả hợp lý để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của con người như ăn, mặc, ở, nước sạch, vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.

b. Quyền được an toàn: nhằm bảo vệ người tiêu dùng không phải sử dụng những sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khoẻ. Để đảm bảo tốt quyền này, hàng hoá, dịch vụ không chỉ cần đảm bảo an toàn trước mắt mà cả sự an toàn dài hạn cho người sử dụng và các thế hệ tương lai. Trước khi mua sắm hàng hoá, người tiêu dùng cần lưu ý xem xét kỹ chất lượng sản phẩm cũng như chế độ và dịch vụ bảo hành sản phẩm đó. Việc đảm bảo quyền được an toàn có ý ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm.

c. Quyền được thông tin: người tiêu dùng có quyền được tiếp cận thông tin về giá cả, chất lượng, số lượng, thành phần... của hàng hoá và dịch vụ. Khi có được đầy đủ thông tin của sản phẩm hoặc dịch vụ thì người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định hay lựa chọn đúng đắn hơn, tránh tình trạng bị trở thành nạn nhân của các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sai lệnh, không trung thực, thậm chí lừa dối người tiêu dùng.

d. Quyền được lựa chọn: là quyền được tiếp cận các dịch vụ và hàng hoá đa dạng với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Việc đảm bảo quyền này sẽ giúp cho người tiêu dùng chọn mua được đúng sản phẩm, dịch vụ mà mình mong muốn. Quyền được lựa chọn sẽ được thực hiện tốt hơn trong nền kinh tế thị trường chống độc quyền, có sự cạnh tranh lành mạnh.

e. Quyền được lắng nghe: nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ có cơ hội để tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện chính sách và quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ. Người tiêu dùng cần được tham gia vào các diễn đàn để trao đổi, thảo luận và bảo vệ lợi ích của mình. Các quốc gia cần thành lập các tổ chức, hiệp hội giành cho người tiêu dùng để họ có thể bày tỏ ý kiến cho chính phủ hay các doanh nghiệp

f. Quyền được đền bù: Người tiêu dùng có quyền khiếu nại và đòi hỏi bồi thường đối với hoạt động gian lận thương mại hoặc hành động mang tính bóc lột người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng có quyền được giải quyết công bằng những khiếu nại chính đáng. Mỗi quốc gia, doanh nghiệp cần xây dựng cơ chế bồi thường, đền bù đối với những thiệt hại do lỗi của nhà cung cấp chẳng hạn như thông báo sai, các sản phẩm, dịch vụ không đạt tiêu chuẩn, không đảm bảo an toàn, giá cả quá cao v.v....

g. Quyền được giáo dục: là quyền được cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết để người tiêu dùng có thể có đầy đủ khả năng đưa ra sự lựa chọn phù hợp các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng. Điều quan trọng khi thực hiện quyền này là cần cung cấp đầy đủ kiến thức, thông tin cho người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

h. Quyền được có môi trường lành mạnh và bền vững: người tiêu dùng không chỉ cần được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ có chất lượng mà còn có quyền được sống và làm việc trong môi trường lành mạnh, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ cho mình và cho các thế hệ tương lai.(8)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#datinh