hanjieun - chương 4 - A21

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

4. Thay đổi các mẫu hình tiêu thụ

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái không ngừng của môi trường toàn cầu là do các nhu cầu quá lớn và các lối sống thiếu tính bền vững trong tầng lớp những người giàu hơn gây ra sức ép mang tính rộng lớn đối với môi trường. Trong khi đó, tầng lớp nghèo hơn thì không được thoả mãn các nhu cầu về lương thực thực phẩm, chăm sóc y tế, nhà ở và giáo dục. Mẫu hình này vốn dĩ làm trầm trọng thêm cho sự nghèo khó trên thế giới là một vấn đề đáng quan tâm. Ðiều cốt yếu là phải có được các mẫu hình tiêu thụ mang tính lâu bền để làm sao đạt được các mục tiêu của Chương trình hành động 21.

Chúng ta phải xem xét những nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên nảy sinh do sự tiêu thụ thiếu lâu bền gây ra và phải tìm các cách sử dụng tài nguyên để làm sao giảm tới mức tối thiểu sự cạn kiệt tài nguyên và giảm được sự ô nhiễm.

Chúng ta cần thiết phải xem xét những nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên nảy sinh do sự tiêu thụ thiếu lâu bền gây ra và phải tìm các cách sử dụng tài nguyên để làm sao giảm tới mức tối thiểu sự cạn kiệt tài nguyên và giảm được sự ô nhiễm.

Chúng ta cần thiếu phải xem xét lại các khái niệm mới về sự giàu có và phồn vinh mà chính sự giàu có và phồn vinh ấy làm cho chúng ta có các tiêu chuẩn sống cao hơn bằng cách thay đổi lối sống, ít phụ thuộc hơn vào các nguồn tài nguyên có hạn của Trái đất và hài hoà hơn với sức nuôi của Trái đất. Một số các nhà kinh tế còn đang thắc mắc về các khái niệm truyền thống về sự phát triển kinh tế. Họ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các mục tiêu kinh tế mẫu hình tiêu thụ và sản xuất thiếu tính bền vững, đặc biệt là ở các nước công nghiệp hoá, đang theo đuổi đến mức mà tính đem đến cả toàn bộ giá trị vốn cơ bản của tài nguyên thiên nhiên. Ðiều đó có thể đòi hỏi phải đưa ra các chỉ số mới mà trong đó sự đo đạc về phúc lợi kinh tế của các quốc gia phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài.

Ðể đạt được sự phát triển bền vững sẽ đòi hỏi phải có hiệu suất trong sản xuất và phải có những thay đổi trong các mẫu hình tiêu thụ. Trong nhiều trường hợp, đòi hỏi phải định hướng lại các mẫu hình sản xuất và tiêu thụ hiện tại mà đã phát triển ở các xã hội công nghiệp và đang chạy đua ở nhiều nơi trên thế giới.

Tất cả các nước phải phấn đấu để tăng cường các mẫu hình tiêu thụ lâu bền, mà các nước phát triển phải đóng vai chủ đạo để đạt mục tiêu này.

Các nước đang phát triển phải cố gắng thiết lập cho được các mẫu hình tiêu thụ lâu bền bởi vì họ là người tạo dựng nền kinh tế của mình. Họ cần đảm bảo thoả mãn các nhu cầu cơ bản cho người nghèo, trong khi phải tránh được các mẫu hình thiếu lâu bền mà nhín chung được xem là các mẫu hình nguy hại quá mức đối với môi trường, không có hiệu suất và lãng phí. Sự phát triển như vậy sẽ đòi hỏi phải có trợ giúp về công nghệ và trợ giúp khác từ các nước công nghiệp hoá.

Ðể phát triển một cách bền vững, các nước cần phải:

• Tìm các con đường làm cho kinh tế phát triển và phồn vinh trong khi lại giảm được việc sử dụng năng lượng và vật liệu, và giảm được sự sản sinh ra chất thải.

• Xác định các mẫu hình tiêu thụ cân bằng trên khắp thế giới mà các mẫu hình đó Trái đất có thể duy trì lâu dài được.

Các chính phủ phải cố gắng để:

• Ðẩy mạnh sự sản xuất có hiệu quả và giảm sự tiêu thụ lãng phí.

• Xây dựng các chính sách khuyến khích chuyển sang các mẫu hình lâu bền trong sản xuất và tiêu thụ.

• Khuyến khích việc chuyển giao các công nghệ tốt về mặt môi trường cho các nước đang phát triển.

Các chính phủ và các ngành công nghiệp cần phải hợp tác trong việc phát triển các cách bền vững và đúng đắn về môi trường trong sử dụng tài nguyên, và trong sản xuất và sử dụng năng lượng. Giảm số lượng vật liệu và năng lượng sử dụng để sản xuất hàng hoá và tạo ra các dịch vụ có nghĩa là giảm được sức ép về môi trường và tăng được năng suất kinh tế và tính cạnh tranh.

Xã hội cần phải đương đầu với các sản phẩm phế thải với mức độ ngày càng tăng bằng cách khuyến khích việc tái sử dụng, giảm việc đóng gói lãng phí và khuyến khích việc đưa ra các sản phẩm tốt về mặt MÔI TRƯỜNG HƠN. Ở nhiều nước, đã nổi lên một tầng lớp những người tiêu thụ có ý thức về môi trường kết hợp với mối quan tâm ngày một tăng ở một số nơi ở một số nước trong việc cung cấp các sản phẩm tiêu dùng tốt về môi trường.

Các chính phủ, trong mối hợp tác với các nhóm công nghiệp và các nhóm khác và thông qua các biện pháp như luật pháp người tiêu dùng chẳng hạn, phải phát triển hoặc mở rộng việc dán nhãn môi trường và các thông tin khác để làm sao thông báo cho nhân dân biết về thể chất và tác động về môi trường của các sản phẩm.

Bản thân các chính phủ luôn luôn là những người tiêu thu lớn và như vậy ở những nơi nào có thể được, chính phủ phải đánh giá tổng quan về các chính sách mà mình đưa ra để nâng cao nội dung về môi trường.

Việc thay đổi cơ bản trong các mẫu hình tiêu thụ và sản xuất khó có thể xảy ra một cách nhanh chóng nếu như không có sự kích thích về giá cả và các tín hiệu thị trường làm sáng tỏ sự phát sinh ra các chất thải. Cần khuyến khích việc sử dụng các tín hiệu thị trường như lệ phí và thuế môi trường và các hệ thống đặt cọc và hoàn vốn.

Ðiều quan trọng là các cá nhân phải có trách nhiệm về các dịch vụ và hàng hoá tiêu dùng theo một cách lâu bền. Chính phủ và các thương gia có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ lâu bền thông qua các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cho công chúng và quảng cáo lành mạnh về các sản phẩm và dịch vụ nhằm vào việc khuyến khích tính bền vững.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hoaianh