hat giong cho tam hon

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có phải cháu sẽ chết ngay bây giờ không?

Một bé gái bị mắc phải một căn bệnh rất hiếm gặp. Để có cơ hội được cứu sống, cô bé cần được truyền máu của cậu anh trai năm tuổi- cũng mắc phải căn bệnh ấy nhưng lại sống được nhờ cơ thể cậu có thể tự sản sinh được một loại kháng thể.

Bác sĩ giải thích điều đó với cậu anh trai của cô bé, và hỏi cậu có sẵn sàng cho máu để cứu em gái mình không. Cậu bé do dự một lát, cậu hít thở sâu và nói:

"Cháu sẽ đồng ý nếu điều đó có thể giúp em cháu có thể khoẻ lại được!"

Khi đang truyền máu, hai anh em nằm trên hai giường gần nhau. Cậu bé mỉm cười khi nhìn thấy đôi má em mình bắt đầu lấy lại được sắc hồng. Rồi gương mặt cậu tái đi và nụ cười tắt dần. Cậu nhìn bác sĩ, run run hỏi:"Cháu sắp chết rồi phải không bác! Bác cố gắng cứu sống em cháu nhé"

Cậu bé ngây thơ ấy cứ ngỡ rằng cậu sẽ cho em gái hết tất cả máu của mình để cứu sống em rồi cậu sẽ phải chết. Và cậu bé đã sẵn sàng để làm điều đó.Mẹ và cuộc hành trình của bạn.

Khi bạn bước vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử.

Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cám ơn bằng cách khóc suốt đêm dài.

Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bỏ chạy khi mẹ gọi.

Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữ ăn với tất cả tình yêu. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách quăng đĩa xuống đất.

Khi bạn 4 tuổi, mẹ cho bạn một vài cây bút màu. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách dùng chúng tô lên mặt bàn ăn.

Khi bạn 5 tuổi, mẹ diện cho bạn vào những ngày lễ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ngã ùm vào đống bùn gần nhất.

Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn dến trường. Bạn cám ơn mẹ bằng cách la lên" Con không đi"

Khi bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn một quả bóng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ném nó qua cửa sổ nhà bên cạnh.

Khibạn 8 tuổi, mẹ cho bạn một cây kem. Bạn cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy cả vào lòng bàn tay.

Khi bạn 9 tuổi, mẹ cho bạn học piano. Bạn cám ơn mẹ bằng cách chẳng bao giờ ngó ngàng đến việc thực hành.

Khi bạn 10 tuổi, mẹ làm tài xế cho bạn suốt ngày, từ đi chơi bóng đã dến tập thể dục rồi hết tiệc sinh nhật này đến tiệc sinh nhật khác. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khi đến nơi nhảy ra khỏi xe và chẳng hề quay lại.

Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè của bạn đi xem phim. Bạn cám ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác.

Khi bạn 12 tuổi, mẹ răn bạn không được xem những chương tình ti vi nào đó. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đợ khi nào mẹ ra khỏi nhà rồi bật lên xem.

Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng mẹ không biết thế nào là sành điệu.

Khi bạn 14 tuổi, mẹ cho bạn đi trạihè xa nhà một tháng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quên chẳng viết lấy một lá thư.

Khi bnạ 15 tuổi, mẹ đi làm về và chờ dợi sự chào đón của mẹ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khoá cửa phòng ngủ.

Khi bạn 16 tuôit, mẹ đang đợi một cuộc gọi quan trọng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tán dóc trên điện thoại đến nửa đêm.

Khi bạn 18n tuổi, mẹ đã khóc trong ngày lễ tốt nghiệp của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối.

Khi bạn 19 tuổi, mẹ trả tiền học phí cho bạn, lái xe đưa bạn đến trường đại học, mang túi xách cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tạmbiệt mẹ bên ngoài dãy phòng tập thể để khỏi lúng túng trước mặt bạn bè.

Khi bạn 20 tuổi, mẹ hỏi bạn đã gặp gỡ ai chưa. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đáp" Đó không phải là chuyện của mẹ"

Khi bạn 21 tuổi, mẹ đề nghị bạn những nghề nghiệp nào đó cho tương lai, Bạn cám ơn mẹ bằng cách trả lời" Con không muônd giống mẹ"

Khi bạn 22, mẹ ôm bạn tại ngỳa kễ tốt nghiệp. Bạn cám ơn mẹ bằng cách hỏi xem mẹ có thể tặng bạn một chuyến du lịch châu Âu không.

Khibạn 23, mẹ sắm sửa hết đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách nói rằng những người bạn của mẹ thật xấu xí.

Khi bạn 24, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi vè những kế hoạch tương lai của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách giận giữ và càu nhàu "Con xin mẹ đấy"

Khi bạn 25, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và bảo rằng mẹ yêu bạn biết bao. Bạn cám ơn mẹ bằng cách dọn đến ở một nơi xa tít.

Khi bạn 30, mẹ gọi bạn và khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ con. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo rằng" Mọi việc giờ khác xưa rồi"

Khi bạn 40, mẹ gọi để nhắc bạn nhớ sinh nhật của một người thân. Bạn cám ơn mẹ bằng câu trả lời" Con thật sự bận mẹ ạ"

Khibạn 50, mẹ ngã bệnh và cần bạn chăm sóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về đề tài " Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào"

Và rồi một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tấ cả những điều bạn chưa bao giờ làm sụp đổ tan tành "Hãy ru con ngủ, ru con qua suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi..có thể cai trị cả thế giới"

Ta hãy dành một giây phút nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là MẸ, dù rằng một số người có thể không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ được. Hãy trân trọng từng giây phút, dù rằng không phải lúc nào mẹ cũng là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn.

Mẹ sẽ luôn ở bên bạn, lắng nghe những phiền muôn, niềm vui cũng như nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình " Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???"

Yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỷ niệm yêu mến của qúa khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại.

Đừng xem những điều gần gũi nhất với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có NGƯỜI.TÌNH YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN

"Chắc mình bị hoa mắt! Tại sao lại như vậy được chứ?" đầu tôi quay cuồng với ý nghĩ này nhưng lại cố gắng che giấu cảm xúc về điều mà tôi thấy khi đang ngồi bên giường Diane, vợ tôi. Nàng vừa sinh cháu thứ 2, bé Sandra. Khuôn mặt Diane thật rạng rỡ khi nàng nằm trên giường trò chuyện qua điện thọai với họ hàng thân thích. Nàng vẫn chưa trông thấy con gái mới chào đời của chúng tôi. Nàng cũng không thấy đôi mắt thóang hiện lo lắng của cô y tá khi ẵm đứa bé ra khỏi phòng. Trước đó đâu có phải làm 1 xét nghiệm nào ! Cũng không 1 lời cảnh báo nào mà !

Tôi hòan tòan tiêu tan hy vọng khi bác sĩ bước vào phòng và kéo ghế ngồi. ông ngồi kiên nhẫn đợi đến khi Diane xong câu chuyện và gác máy rồi cất tiếng : "Tôi rất lấy làm tiếc...nhưng con anh chị đã mắc hội chứng Down."

Diane đón nhận tin ấy một cách bình tĩnh khiến tôi ngạc nhiên. Nàng đã cưu mang đứa bé suốt 9 tháng trời. Thậm chí trước khi ôm được Sandra vào lòng, nàng cũng đã yêu thương con gái chúng tôi bằng cả tấm lòng. Còn tôi thì không thể như thế được. Tôi viện lý do và lẻn ra khỏi phòng.

Tôi đi loanh quanh trên các hành lang của bệnh viện nhiều giờ liền, đấm tay vào tường và mắt tuôn trào những giọt lệ nhức nhối, đau đớn. "Tại sao Người lại đối xử với con tôi như thế ?", tôi đột nhiên óan hờn Thượng Đế, "Tại sao lại là con gái tôi? Tại sao lại là tôi?"

Tại sao con gái Sandra của chúng tôi không được hòan hảo - như anh Aaron của nó chẳng hạn. Aaron đã lên 3 và là viên ngọc quý của tôi. Tôi thích cùng nó đi dạo dưới mưa và chỉ cho nó xem những lòai sâu đêm, những con ốc sên đang uốn mình trên các lối đi. Chúng tôi luôn có những bưởi tối thứ sáu vui vẻ với nhau khi 2 cha con phải ở nhà một mình vì Diane đi làm về trễvà phải ngủ lại nhà ông bà ngọai để sáng hôm sau đi làm cho đỡ nhọc. chúng tôi chơi với những con khủng long và xe điện nhựa, rồi tôi đọc truyện cho con trai bé bỏng của tôi nghe lúc nó lên giường ngủ.

Khi Aaron ko muốn ngủ 1 mình, tôi ôm mền gối trải ra sàn nằm ngủ cạnh giường con. Sáng hôm sau, thế nào tôi cũng sẽ thấy Aaron cũng đang cuộn mình bên tôi dưới sàn nhà. Rồi cậu bé sẽ mở cặp mắt còn ngái ngủ và hỏi : "Ba ơi! Mình xem phim họat hình nhé?"

Với Sandra thì mọi việc hòan tòan khác hẳn. Sau khi chúng tôi mang bé về nhà, tôi đã tức tốc chạy đến thư viện và đọc mọi thứ có liên quan đến bệnh Down. Tôi cố tìm một tia hy vọng mong manh nào đó. Nhưng càng đọc nhiều về chứng bệnh này tôi lại càng ngán ngẫm. không có phương thuốc nhiệm màu nào cho điều mà tôi gọi là "bệnh của Sandra". Khỏang thời gian đó, thậm chí tôi còn không thể tự mình thốt ra ba chữ "Hội chứng Down" nữa.

Diane và tôi đăng ký vào 1 nhóm hỗ trợ những người có con bị bệnh Down, nhưng sau 1 vài tuần tôi không muốn đến đó nữa. Nghe cha mẹ của những trẻ bị hội chứng Down kể về những vấn đề liên quanđến sức khỏe xảy ra cho con họ, tôi vô cùng đau khổ. Tương lai của vợ chồng tôi cũng thế sao? Lúc nào tôi cũng bị ám ảnh bởi câu hỏi này.

Quả thực, mới được sáu tháng tuổi, Sandra của chúng tôi đã phải phẫu thuật tim. "Xin Thượng Đế đừng mang Sandra bé bỏng của con đi" Diane luôn miệng cầu nguyện. Còn tôi, tôi không có lòng dạ nào chia sẻ với Diane lời nguyện cầu ấy. Biết đâu như vậy lại tốt hơn cả, tôi thầm nghĩ, nhưng tôi không cho phép mình suy diễn tiếp - tốt hơn cho ai đây?

Hết tuần này sang tháng khác, tôi đưa Sandra đi gặp nhiều bác sĩ và các nhà trị liệu như bổn phận một người cha phải làm. Tôi xoa bóp chân và cố gắng giúp các cơ của cháu tăng trưởng, tập cho cháu đi và nói. Nhưng càng cố gắng, tôi càng thất vọng và buồn bã vì Sandra không khá hơn được chút nào.

Tôi dành trọn tâm huyết của mình để giúp cho con gái. Tôi quyết tâm 'sửa chữa' Sandra cho bằng được, nhưng đó là tất cả ý nhĩa của những việc mà tôi đã làm cho cháu - chỉ đơn thuần "sửa chữa". Tôi không yêu thương con gái mình. Tôi chỉ bế cháu từ nôi ra để thay tã hoặc tập vài động tác trị liệu cho nó. Chưa bao giờ tôi cười hoặc chơi trò "ú òa" với Sandra.

- Anh không thương Sandra bằng Aaron - Diane nhận xét nhẹ nhàng nhhư thế vào buổi một chiều nọ.

Và tôi nghĩ rằng nàng nói đúng.

- Anh cần phải có thêm thời gian chứ - tôi chống chế một cách yếu ớt.

Tôi hổ thẹn với những tình cảm của mình và xin Chúa tha thứ cho, tôi cũng hổ thẹn vì con gái Sandra của mình. Tôi đã lúng túng khi có ai đó trông thấy tôi ôm con bé. Mọi người thường nựng nịu cháu bằng những câu đại lọai : "Ồ, con bé dễ thương quá!", còn tôi thì chỉ muốn túm lấy cổ áo họ và la lên rằng : "Đồ giả dối ! Các người đang nghĩ trong bụng rằng con tôi xấu xí chứ gì! Các người cho rằng chỗ của con tôi là phải ở trong bệnh viện chứ không phải ở đây phải không?"

Rồi những cơn giận dữ ấy dâng thành nỗi buồn, và nỗi buồn dần phôi phai thành thái độ hững hờ, xa cách. Ngay cả việc đi dạo hay chơi đùa cùng Aaron cũng mất hứng thú bởi nó luôn nhắc tôi nhớ rằng con gái Sandra của chúng tôi không bao giờ có thể làm được như thế.

Bị ràng buộc bởi bổn phận chăm sóc Sandra, tôi ngày càng lúc trở nên chán nản và cách biệt với con. "Ngày nào cũng như ngày nào, chẳng có gì khác cả. Định mệnh đã bắt như vậy rồi, biết làm sao đây", tôi thở dài ảo não khi đặt bé Sandra lúc này đã được hai tuổi vào chiếc ghế cao của bé để ăn trưa. Tôi vừa múc thức ăn cho Sandra vào đĩa vừa quệt những giọt nước mắt tuyệt vọng của mình.

Bỗng dưng tôi thấy lòng mình trống rỗng nhưng khi tôi đến gần chiếc ghế Sandra ngồi, bé bỗng nghiêng đầu và mở to đôi mắt xanh biếc của cháu nhìn tôi chăm chú. Đột nhiên bé giơ 2 cánh tay nhỏ xíu ra ôm ghì tôi bằng tất cả sức mình như thay cho câu nói : "Cha ơi, cha đừng buồn nữa, con sẽ xua nỗi buồn đi cho cha."

Tôi cũng vòng tay ôm chặt lấy cháu và tiếng khóc của tôi nghe buồn thảm hơn. Nhưng lúc này đây, tôi khóc không phải vì nỗi buồn như bao ngày qua nữa. Tôi khóc vì con gái bé bỏng của mình vừa chứng tỏ cho tôi hiểu đượcc tình yêu mà Sandra dành cho tôi, một tình yêu thương vô điều kiện, không đòi hỏi gì ở người đối diện. Trong phút chốc, vai trò của chúng tôi bị đảo ngược. Sandra đã trao cho tôi tình yêu thương mà bấy lâu nay tôi không thể dành cho cháu.

Tôi đã đau khổ vì con gái tôi không được hòan hảo. Nhưng tôi là ai mà lại mong có được sự hòan hảo khi tôi bấy lâu nay lại 'hư hỏng' như thế ? Tôi là ai mà lại khóc lóc cho sự đã rồi, thay vì chấp nhận và thương yêu con gái tôi, vì cháu là người quá đặc biệt và sẽ mãi đặc biệt như thế.

Sandra đã dạy tôi cách mở rộng lòng mình và sẵn sàng cho đi tình yêu của mình mà không đặt ra điều kiện nào. Tôi đã bỏ ra quá nhiều thời gian và sức lực để chăm sóc Sandra, tôi đã làm tất cả mọi điều cần làm nhưng quên đi một điều tối quan trọng : niềm vui thích khi ở bên cạnh cháu. Tôi quyết sẽ không lặp lại mỗi lầm này một lần nữa.

Giờ đây mỗi tối tôi đều đọc truyện cho cả hai đứa con yêu dấu của mình trước khi chúng đi ngủ. Mỗi sáng thứ bảy, ba cha con tôi lại cùng nhau cuộn mình trên giường xem phim họat hình. Và hễ cứ mỗi khi tôi làm điệu bộ chọc cười bé Sandra, hoặc cùng chơi bóng, chơi búp bê với cháu, tôi bất chợt nhận ra rằng : bởi tôi đã hòan tòan mở rộng lòng mình với Sandra nên mỗi ngày cháu lại đong đầyvào đó bằng chính niềm vui và tình yêu thương của cháu ...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro