Hạt Nắng Xanh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Giữa bát ngát đồng lúa đang vào mùa gặt, ánh nắng chói chang đang rọi xuống hai cái đầu cháy nắng của Thủy và Tiên. Cả hai đứa bé đều là con của mẹ Hạnh, là một gia đình nông dân nghèo ở một vùng quê hẻo lánh, yên bình. Nhà gần một con kênh nhỏ, hằng ngày chị em nó ra đây câu cá, bắt cua, hái rau dại về để kiếm cái bửa ăn cho hôm nay. Cả hai đứa đang cặm cụi hái mớ rau dừa thì có một người từ trên gốc cây chuối, hỏi vọng xuống:
- Chị em bây ra hái rau về nấu cơm đó hả?
Thủy và Tiên ngước lên nhìn, chả ai xa lạ là bà Sáu chung xóm của nó, Tiên trả lời:
- Dạ tụi con hái về nấu cơm, rau bửa nay nhìn non quá trời luôn nè Sáu, này chắc nấu canh với cá rô là ngon hết sẩy luôn!
Thủy lên tiếng hỏi:
- Sáu mới đi đâu về vậy? Chút ghé nhà con uống nước ăn bánh nhe, mẹ con nay làm nhiều bánh tét lắm, tha hồ mà ăn!
Bà Sáu:
- Thôi được rồi tụi bây ơi, tao mới đi lên xã làm giấy tờ, giờ về còn nấu cơm cho thằng Hùng nó đi làm về có cái mà nó ăn. Thôi Sáu về nhe bây.
Chị em Thủy cười nhẹ rồi tiếp tục hái cho xong mớ rau về lẹ còn nấu cơm. Bếp lửa sau nhà rợp dưới bóng mấy cây dừa cao chót vót, đủng đỉnh mấy trái dừa xanh xanh, Thủy và Tiên lui cui nhóm lửa. Mấy con cá rô mới câu được, Thủy kêu em Tiên mần thịt hồi đưa vô nầu nấu canh luôn với rau. Tiên thì chỉ mới 10 tuổi mà đã biết làm nhiều việc tiếp chị và mẹ Hạnh. Cha mất sớm, Thủy là Tiên phải phụ giúp mẹ hằng ngày bằng những công việc nhà, mẹ Hạnh thì dành cả ngày ở ngoài ruộng cấy lúa thuê cho người ta, hễ ai mướn là mẹ Hạnh liền nhận làm. Gia đình nghèo chẳng có mảnh ruộng nào, chỉ một mảnh vườn nhỏ xíu trồng cây me, vài cây dừa, mái nhà thì lợp bằng những tấm lá dừa trông đã mục nát. Nhưng cả ba mẹ con họ đều sống vui vẻ và hạnh phúc. Quay trở lại, Thủy đã nấu xong nồi canh cá, đợi mẹ về nữa là ba mẹ con cùng ăn được rồi. Trời đã xế trưa, mẹ Hạnh đã về tới nhà, quần áo lắm lem bùn đất, gương mặt sạm nắng nhễ nhải những giọt mồ hôi, nở nụ cười mẹ Hạnh nói:
- Nay hai đứa nấu món gì cho mẹ ăn đây? Nhìn ngon dữ ta! Đợi mẹ vô rửa tay rồi ra ăn nghen.
Xong bửa cơm, mẹ Hạnh lại tiếp tục ra đồng cấy lúa, công việc có lẽ quá sức với một người phụ nữ, nhưng vì miếng cơm hằng ngày mà mẹ Hạnh vẫn cứ làm chẳng bao giờ than thở, và cũng chẳng bao giờ để các con thấy mình mệt mỏi, luôn tươi cười, vui vẻ. Còn về Tiên, em vẫn luôn mơ ước được đến trường, được có bạn để chơi, được ngửi mùi sách vở mới... Nhưng hoàn cảnh đã đánh lui ước mơ nhỏ nhoi ấy. Em vẫn luôn thì thầm với mẹ:"Mẹ ơi, khi nào có tiền mẹ cho con đi học nhe". Mẹ Hạnh chỉ biết gật đầu cho qua, nhưng trong lòng lại đau khổ khi nghe Tiên nói câu đó, một phần thương cho con mình không được như những đứa trẻ cùng lứa, một phần lại thương cho cảnh sống của bản thân. Thủy là chị lớn trong nhà, cũng từng được đi học nhưng đến lớp 8 thì cha đã mất, Thủy xin mẹ nghỉ học để phụ giúp mẹ làm thuê kiếm tiền, mẹ Hạnh lúc đầu không cho vì không muốn con dốt, nhưng sau đó đành phải cho Thủy nghỉ vì lúc đó tiền đã hết sạch.
Rồi buổi chiều cũng đã đến, cái buổi chiều của đồng quê thật là thân thuộc, từng đám mây chiều trôi lơ lửng trên bầu trời ửng đỏ lúc hoàng hôn, từng đàn cò vung cánh kêu to bay vụt qua. Dưới kia, bàn chân nhỏ nhắn chạy nhanh trên bờ ruộng, xung quanh là lúa, mùi lúa chín quyện theo gió tỏa khắp cánh đồng quê, Tiên đã trông thấy mẹ từ xa, nói với chị Thủy:
- Em nhìn thấy mẹ rồi chị Thủy ơi!
Từ đằng xa, mẹ Hạnh vẫy vẫy cái nón lá về phía Tiên, Tiên chạy nhanh đến ôm mẹ rất chặt, Thủy nhanh tay cầm hộ mẹ giỏ xách và cái thùng đựng đầy ốc, ba mẹ con thủ thỉ với nhau cho đến khi về nhà. Bửa cơm chiều đã dọn xong, thức ăn vẫn là mớ rau với canh cá, vẫn đạm bạc nhưng cả ba đều ăn rất ngon lành. Buổi tối ở đây nhiều muỗi lắm, Thủy và Tiên đang ngồi trên chiếc võng mắc giữa hai cây dừa, tiếng võng kêu "cọt kẹt". Từ phía con kênh vang vọng tiếng ếch kêu "ồm ộp" thỉnh thoảng cơn gió thổi qua nghe xì xào trên những tán dừa. Bên trong nhà, loe loét ánh đèn dầu, mẹ Hạnh đang may lại chiếc áo đã sứt chỉ, bóng mẹ in ra phía trước nhà. Phía bên kia, thấy bà Sáu đang ngồi nói chuyện với mấy người khác, cầm cây quạt tàu dừa phẩy phẩy đuổi muỗi, tiếng cười nói giòn giã đùa vào không khí yên tĩnh của buổi đêm. Thủy vào trong dăng mùng lên, Tiên chui vào và mền quấn quanh người, hai chị em lại chơi cái trò làm công chúa, tiếng cười cũng rộn hết nhà. Và rồi Tiên ôm mẹ Hạnh ngủ, ôm trọn vào lòng mẹ vì em sợ khi nghe thấy tiếng gió, tiếng tán cây xì xào ngoài kia. Thì thầm nhỏ vào tai mẹ, Tiên nói:"Mẹ ơi, lớn lên con sẽ làm thật nhiều tiền để mẹ vui nhe". Thủy nằm gần bên, ánh mắt khóe đỏ ôm Tiên, nghĩ: "Không biết khi nào gia đình mình mới giàu được, biết khi nào em Tiên được đi học, khi nào thì mẹ Hạnh không còn phải chịu nắng chịu sương ngoài đồng nữa". Rồi cả ba mẹ con đều chìm vào giấc ngủ.

Rồi từng ngày như thế vẫn tiếp tục trôi qua, vẫn từng bữa cơm, vẫn từng buổi chiều hiu vắng như thế, Thủy nghỉ mình nên làm điều gì đó để thay đổi cuộc sống qua nhàm chán này. Chị quyết định lên thành phố kiếm việc làm. Khi nói chuyện với mẹ Hạnh, Thủy bị cấm không lý do, mẹ Hạnh nói:
- Bao lâu nay con ở đây, con ở cái xứ quê mùa này, giờ con đòi lên thành phố kiếm việc làm sao mà mẹ cho con đi được!
Thủy đã không kìm được nổi cảm xúc của mình nữa, chị cố kìm nước mắt và nói:
- Chỉ có vậy, con mới kiếm được nhiều tiền nuôi mẹ, cho em Tiên đi học, nhà mình mới sống được mẹ ơi! Con không làm ngơ được khi nghe Tiên nói muốn đi học, thấy mẹ cực khổ nuôi tụi con mãi được mẹ à!
Mẹ Hạnh chỉ biết cầm cự nước mắt và liên tục cấm không cho Thủy đi, mẹ không nở cho Thủy đi vì biết trên thành phố có nhiều cái nguy hiểm lắm, hơn nữa Thủy là con gái sao có thể chống chọi được. Nép ngoài cửa, Tiên đã nghe thấy hết câu chuyện, em chạy tận ra gốc tre ngoài đồng, Thủy đuổi theo kéo Tiên lại. Tiên khóc lớn:
- Em không có muốn chị đi, chị ở lại với em và mẹ không được hả? Em chỉ muốn bắt cá hái rau, nấu cơm với chị thôi à! Chị đừng có đi mà... Chị Thủy
Thủy nghẹn lòng nói với em mình:
- Nếu chị không đi làm kiếm tiền rồi lấy tiền đâu cho Tiên đi học, Tiên nói muốn được có bạn mà!
Tiên khóc to hơn:
- Em không đi học nữa đâu! Chị ở lại với mẹ với em đi mà!
Dù cho sự ngăn cản từ mẹ Hạnh, Thủy vẫn muốn lên thành phố kiếm việc làm. Tối hôm đó, Thủy nhẹ nhàng ra khỏi mùng và lấy giỏ xách đựng vài bộ đồ và ít tiền lẻ mà mẹ Hạnh đã để dành đi khỏi, Tiên nhỏm dậy thấy Thủy, em kéo chị lại:"Chị Thủy tối rồi chị đi đâu". Thủy không nói một lời đẩy Tiên ra té xuống đất và chạy thật nhanh đi mất, mẹ Hạnh đuổi theo nhưng không thấy Thủy đâu. Mẹ Hạnh đau khổ, vừa tức Thủy không chịu nghe lời mình, mẹ gào lên trong nghẹn lòng:
- Thủy ơi, con về đi, con đừng đi mà, một mình mẹ đi làm kiếm tiền được rồi. Thủy ơi.....!
Về phần Thủy, chị cũng rất đau khổ, định quay trở lại nhưng chị làm không được. Bắt xe lên thành phố, với mấy trăm ngàn lẻ, Thủy không biết nên làm gì trước tiên. Vốn từ nhỏ đến giờ luôn ở bên ruộng đồng, bây giờ lại đặt chân lên nơi xa hoa, đông đúc, lạ lẫm mọi thứ. Tới nơi, Thủy nhìn xung quanh:"Ở đây mấy cái nhà cao quá, xe cũng nhiều nữa". Đi lại gần chỗ bán bánh mì, Thủy mua một ổ để ăn vì sáng giờ đi xe nên chưa ăn gì. Lúc trả tiền, cô bán bánh mì nói:
- Nhìn mày vậy chắc mới từ dưới quê lên phải không? Đi đứng dè chừng trước sau nhe, ở đây nhiều cái nó phức tạp lắm, đừng có tin người quá, có ngày chết như chơi"
Nghe nói vậy, Thủy cũng sợ lắm. Nhưng chị gác lại nổi sợ, đi tìm việc mà biết chỗ nào mà tìm bây giờ. Đi rong rủi hết nơi này đến nơi khác, chẳng ai thèm nhận một đứa nhà quê chân tay dính phèn. Đi được nữa đường, vì mệt quá Thủy đã ngất đi may nhờ có một cô tốt bụng giúp đỡ. Khi tỉnh lại, Thủy nhìn thấy một người phụ nữ cũng trạc tuổi mẹ Hạnh, ăn mặc sang trọng, đeo kính đen, dây chuyền, mang ví... Thủy dè chừng, người cô đó cười và nói:
- Cô đi đâu mà xỉu giữa đường vậy, dưới quê mới lên phải không? Tui là người giúp cô đó.
Thủy đã tin tưởng phần nào người cô đó, và kể chuyện của mình. Người cô ấy nói:
- Tui tên Hồng, nhà tui cần người giúp việc, cô vô làm cho tui đi, hằng tháng tui trả lương cho!
Vì quá vui mừng, Thủy liền chấp nhận và không ngớt lời cảm ơn người cô tên Hồng đó. Lên xe hơi, cả hai đến nhà cô Hồng. Một căn nhà giàu có, đẹp đẽ khác xa với căn nhà lợp mái lá dừa ở quê. Bước vào trong, thật là khác xa những gì Thủy tưởng tượng, nó thật sự sang trọng. Cô Hồng nói:
- Ở đây làm đi, mỗi ngày cô phải quét nhà, rửa chén, giặt đồ, nấu cơm... Nói chung là tất cả công việc ở trong nhà này. Có gì không biết cô hỏi Thím Tư - người giúp việc nhà cô Hồng.

Thủy đã tìm được việc, có chốn nương thân. Nhưng về mẹ Hạnh, từ lúc Thủy đi, mẹ Hạnh ngày nào cũng nằm ở cái võng, mặt ủ rủ trông chờ Thủy về. Tiên một mình hái rau, bắt ốc, nấu cơm, tối đến em nằm khóc vì không biết chị hai đã đi đâu. Nhà chỉ còn hai mẹ con với ánh đèn dầu loe loét. Nhưng hạt mưa bắt đầu rơi, xào xạt ngoài sân, trên mái nhà thì rỉ nước từng giọt xuống nền đất, xuống mùng nơi mẹ Hạnh, em Tiên đang nằm. Sáng hôm sau, mẹ Hạnh đi làm lại nhưng nét mặt vẫn buồn rười rượi, em Tiên vẫn một mình nấu cơm, một mình chờ mẹ về ăn cơm. Bà Sáu gần nhà lại chơi, thấy nửa tháng nay con Thủy không về, bà nói trước mặt mẹ Hạnh:
- Nửa tháng nay nó đi đâu mất tăm mất tích sao không thấy về, hay chết luôn đâu đó rồi!
Nghe câu đó xong, mẹ Hạnh thất thần, nước mắt tuôn ra, mẹ Hạnh khóc rất nhiều. Hôm sau mẹ Hạnh nói với Tiên:
- Mẹ con mình lên thành phố kiếm chị con đi, mẹ phải kiếm được chị con mẹ mới yên tâm được.
Thế là hai mẹ con bắt xe lên thành phố, quả là cái gì cũng mới mẻ, lạ lẫm. Một người mẹ với một đứa nhỏ đi hết nơi này đến nơi khác hỏi thăm tin tức mà ai cũng nói không biết. Mẹ Hạnh ngồi xuống vệ đường, bây giờ không biết tìm Thủy ở đâu, chỉ cầu trời còn thương. Mẹ Hạnh mướn một căn trọ nhỏ để hằng ngày đi làm sẵn tìm tin tức của Thủy.
Thủy vẫn còn làm ở nhà đó, mà cô Hồng có một đứa con gái nhỏ hơn Thủy 1-2 tuổi, tính tình thì tỏ ra là cô tiểu thư đài cát. Sai việc Thủy làm này làm kia, hết dọn phòng, tới bưng thức ăn. Nhiều lần con bé đó cố tình làm đổ vỡ chén rồi đổ lỗi cho Thủy, chê thức ăn như nấu cho heo ăn... Nó nói:
- Thứ nhà quê mà bày đặt làm sang, còn đòi ăn cơm ngon nữa hả, mai mốt đợi nhà tui ăn xong còn đồ ăn dư chị mới được ăn nghe chưa?
Đau khổ, nhớ lại hồi xưa cùng em Tiên ra đồng hái rau vui biết mấy thì bây giờ lại bị hành hạ bấy nhiêu. Sống cảnh "Ăn nhờ ở đậu" lại bị nói xuyên nói xỏ, đổ lỗi thật là quá sức với Thủy. Thím Tư đôi lúc khuyên Thủy nếu ở không được thì nên về quê đi, ở đây không có tốt lành gì đâu. Thủy nhiều lúc muốn bỏ về quê nhưng nghĩ:"Mình phải kiếm nhiều tiền để nuôi mẹ Hạnh và cho cả em Tiên đi học nữa". Làm được một tháng, cô Hồng gửi trả cho Thủy tiền công cũng không nhiều, chỉ khoảng một triệu hơn, nhưng Thủy vô cùng vui vì mình đã kiếm được tiền. Muốn khoe với mẹ nhưng mẹ Hạnh không có ở đây mà về thì chắc chắn bị mẹ đánh. Chị đành đợi đến khi có nhiều tiền rồi quay về với mẹ, lúc đó mẹ Hạnh có đánh hay giết chị thì Thủy vẫn cam chịu.
Ai ngờ đâu tai họa ập đến với mẹ Hạnh, lúc đi làm bị xe tông làm gãy chân, mọi người xúm lại kêu la ầm ĩ. Từ đằng xa Thủy thấy vậy cũng chạy lại coi, và chị không ngờ đó là mẹ Hạnh. Chị khụy xuống cạnh mẹ:
- Mẹ ơi, tỉnh lại đi, mẹ ơi con Thủy nè. Tỉnh lại đi mẹ ơi... Mọi người ai làm ơn giúp mẹ tui với, cứu mẹ tui với!
Xe cứu thương đến và chở mẹ Hạnh đến bệnh viện, bác sĩ đã bó bột chân gãy cho mẹ Hạnh. Khi tỉnh lại thấy Thủy kế bên mình, mẹ Hạnh vui mừng khôn xiết, còn Thủy thì khóc nức nở:
- Mẹ ơi tha lỗi cho con, con không đi đâu nữa đâu, con ở bên mẹ rồi nè. Mẹ đừng đánh con tội nghiệp.
Mẹ Hạnh cũng bắt đầu nghẹn lời:
- Con nhỏ này, về là mẹ mừng rồi, đừng đi đâu nữa nhe, về với mẹ đi mẹ con mình sống đạm bạc cũng được. Mẹ không cần giàu có gì đâu. Còn Tiên mẹ sẽ đi làm ráng cho nó ăn học, con không cần lo cho nó đâu.
Cái lo bây giờ là viện phí, Thủy ấp úng lại chỗ thu tiền:
- Chị ơi, em không có tiền trả viện phí cho mẹ em, chị thương em chị cho em thiếu lại đi, mai mốt em có tiền em lại em trả cho chị.
Cô ý tá nói với Thủy:
- Em đừng có lo, tiền viện phí đã được một người khác chi trả xong hết rồi. Em lo cho mẹ em mau khỏi bệnh đi nhe.
Thủy bất ngờ, không biết ai tốt như thế. Đi ra khỏi cổng bệnh viện đi mua cháo cho mẹ, gặp cô Hồng thì mới biết chính cô đã chi trả hết tiền viện phí, cô nói:
- Cô đã biết gia cảnh của con rồi, con đừng lo. Mà bây giờ á con lo cho mẹ con đi, có gì cần nói cho cô, cô sẽ giúp con.
Thủy không ngờ mình lại được người ngoài giúp đỡ nhiều như vậy, chị liên tục cảm ơn cô Hồng. Khi mẹ Hạnh rời bệnh viện, cùng với em Tiên. Cô Hồng đưa cho Thủy số tiền lớn nói rằng:
- Con đem về mà lo cho mẹ con, cho em con nó ăn học. Phần còn dư con giữ đó xây lại cái nhà cho đàng hoàng mà ở nghe hông!
Một sự ngạc nhiên có lẽ quá lớn với cả nhà Thủy, gặp được quý nhân giữa lòng thành phố xa hoa phức tạp này. Về đến quê, trở lại ngôi nhà thân thuộc, cái bếp lò củi dưới bóng dừa, Thủy vui lắm, lại được cùng Tiên hát rau bắt cá, nấu cơm, nhưng sẽ không còn khổ cực như trước nữa. Tiên giờ đây đã được mặt đồ học sinh, bút vở mới, mẹ Hạnh thì không phải đi làm ngoài đồng nắng nôi nữa, vì đã có được căng nhà vững chắc hơn. Không còn phải lo dột mưa nữa, Thủy và mẹ Hạnh bây giờ nhận đang lát lục bình về làm, kiếm chút đỉnh tiền hằng ngày. Chỉ đơn giản vậy thôi chứ cuộc sống như thế đã là quá đủ với Thủy, với Tiên và cả mẹ Hạnh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro