haucan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tại các cơ sở đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng. Theo đánh giá của VIFFAS chương trình đào tạo về logistics còn yếu và nhỏ lẻ (khoảng 15-20 tiết học trong môn vận tải và bảo hiểm ngoại thương), chủ yếu đào tạo nghiên về vận tải biển và giao nhận đường biển. Tại các trường đại học Kinh tế, trong chương trình quản trị sản xuất (operation management-OM) có trình bày sơ lược về quản trị dây chuyền cung ứng (supply chain management-SCM) và quản trị vật tư, như một phần của môn vận trù học. Nghiệp vụ logistics trong giao nhận hàng không chưa được xây dựng thành môn học, chưa có trường đại học nào đào tạo hay mở những lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Với thời lượng môn học như vậy, bài giảng chỉ tập trung giới thiệu những công việc trong giao nhận, quy trình và các thao tác thực hiện qua các công đoạn. Chương trình tương đối lạc hậu, giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu. Các kỹ thuật giao nhận hiện đại ít được cập nhật hóa như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng, các khái niệm mới như "one stop shopping", Just in time (JIT-Kanban)... Tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của logistics, giao nhận vận tải trong nền kinh tế.

Bắt đầu từ nhận thức

Những năm gần đây thôi thuật ngữ logistics mới bắt đầu được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông, một vài cuộc hội thảo cũng đã dần hâm nóng chủ đề này. Nhưng một điều quan trọng nhất chính là việc thừa nhận vai trò của logistics trong kinh doanh thì hình như vẫn chưa đủ mạnh. Trong tư duy của nhiều người lãnh đạo các doanh nghiệp mà chúng tôi gặp thì logistics chỉ là những mảnh ghép của vận tải, của giao nhận, của kho bãi. Rồi có nhiều người lại quan niệm logistics đồng nghĩa với hậu cần, điều này càng làm giảm tầm ảnh hưởng mang tính chiến lược chứ không phải chiến thuật đến sự sống còn của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trong khi chúng ta còn đang loay hoay với việc đinh hình ngành logistics, thì thế giới đã tiến lên trên một bước với việc ra đời của khái niệm "chuỗi cung ứng" mà phạm vi và tầm ảnh hưởng còn mang tính hệ thống, và chiến lược hơn cả logistics.

Chúng ta không phủ nhận việc có khá nhiều doanh nghiệp đã nhận thức tốt vai trò của logistics và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị logistics, tuy nhiên đó mới chỉ là những bước đi của từng cá nhân đơn lẻ và không hề mang tính hệ thống và toàn diện.

Nếu nhìn vào logistics, chúng ta có thể chia ra rất rõ hai nhóm đối tượng là những công ty trực tiếp sử dụng logistics và những công ty cung cấp dịch vụ logistics. Trong cả hai nhóm ấy, thì việc nhà lãnh đạo cao nhất chấp nhận và hỗ trợ cho hoạt động logistics có vai trò cực kỳ quan trọng. Hơn bao giờ hết, họ cần khẳng định vai trò và vị trí của logistics trong chiến lược kinh doanh của mình. Cần lắm thay những hội thảo hay khoá đào tạo về logistics dành cho lãnh đạo.

Outsourcing-cơ hội giúp ngành logistics Việt Nam phát triển

Trong một bài báo gần đây trên tạp chí Global Logistics and Supply Chain Strategies, tác giả Robert J Bowman đã nhận xét rất lý thú rằng, chưa bao giờ mà thị trường dịch vụ logistics lại sinh sôi nảy nở mạnh mẽ như hiện nay bởi một một yếu tố vô cùng quan trọng là chính là xu hướng outsourcing (thuê ngoài). Nếu quan sát thì phần lớn các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã outsource các hoạt động logistics hoặc chuỗi cung ứng ra bên ngoài cho một nhà cung cấp dịch vụ thứ ba hoặc thứ tư. Những cái tên mà chúng ta có thể kể đến là Dell, là Walmart, là Nortel, là GAP, Nike.. Chính xu hướng ấy đã giúp thị trường logistics thế giới tăng trưởng ở mức hai con số. Điều này cũng đã rất phổ biến tại Việt Nam do sự hiện diện của nhiều tập đoàn đa quốc gia. Song nếu quan sát kỹ thì toàn bộ các hoạt động thuê ngoài của các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam đều dành cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ ba của nước ngoài. Nike thì sử dụng APL Logistics và Maersk Logistics, Adidas sử dụng Maersk Logistics, Kmart sử dụng APL Logistics, Nortel sử dụng Kuehne-Nagel,..

Điều mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây là chưa thấy xu hướng này thể hiện ở các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực logistics. Chúng ta có thể thấy việc các doanh nghiệp Việt Nam thuê các công ty quảng cáo nước ngoài xây dựng chiến lược và thực hiện các hoạt động quảng cáo và marketing ở Việt Nam nhưng chúng ta lại chưa thấy doanh nghiệp Việt Nam thuê các công ty Việt Nam hay nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics trọn gói ở Việt Nam. Điều này có bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân quan trọng có lẽ chính là việc thiếu một cầu nối giữa nhà sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ logistics mà ở đây vai trò của nhà nước và hiệp hội là vô cùng quan trọng. Nếu coi VIFFAS (Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam ) là đại diện cho những nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam thì vai trò của VIFFAS là quá nhạt nhoà và thiếu sự năng động cần thiết. Điều này góp phần làm giảm tiếng nói và hình ảnh của chính cộng đồng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Đã đến lúc chúng ta cần ngồi lại và cùng nhau chia sẽ những gánh nặng trong hoạt động logistics thông qua việc hợp tác chiến lược. Một điểm sáng gần đây là việc tập đoàn VDA đã chính thức ký kết đối tác chiến lược với tập đoàn Vinalines trong hoạt động logistics và vận tải hỗ trợ cho sử phát triển của VDA. Đây là tín hiệu đáng mừng và là cơ hội để thị trường dịch vụ logistics của Việt Nam phát triển.

Liên kết và cổ phần hoá-động lực cho sự phát triển

Thị trường logistics Việt Nam đang ở trong giai đoạn cực kỳ phân tán và manh mún. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam chỉ thuần tuỳ hoạt động trong một số phạm vi hẹp và truyền thống như vận tải, giao nhận hoặc kho bãi mà thiếu một tư duy chiều sâu. Đã đến lúc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần ngồi lại với nhau cùng hợp tác và chia sẻ nguồn lực xây dựng chuỗi dịch vụ trọn gói. Điều này giúp họ có khả năng cạnh tranh tốt hơn và đặc biệt là có thể đầu tư chiều sâu vào logistics cả về con người và hệ thống thông tin- đây là hai thế mạnh rất nổi bật của các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài. Cùng với xu hướng cổ phần hoá mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước đã tạo đà cho khả năng hợp tác liên kết chiến lược trở lên rất khả thi. Gần đây đã có nhiều công ty đi theo mô hình này mà cụ thể là giữa các công ty dịch vụ cảng, kho bãi và vận chuyển. Song việc liên kết hợp tác không chỉ là việc 1+1 mà là một quá trình tích hợp điểm mạnh và loại bỏ điểm yếu, quá trình ấy đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện việc tái lập đến tận gốc dễ quy trình kinh doanh cố hữu của mình và hơn hết, họ cần một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp đảm bảo việc tích hợp thành công.

Tiêu chuẩn hoá-nền tảng cho sự phát triển bền vững

Thiếu một quy chuẩn thống nhất là điều đang tồn tại rất rõ trong ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Cho đến nay bản thân khái niệm logistics mới chỉ được đề cập đến trong bộ luật Thương Mại như là một văn bản chính thức thừa nhận sự hiện diện của ngành này. Song ở cấp độ quản lý và điều hành thì lại chưa hề có một quy chuẩn cụ thể cho ngành dịch vụ này. Bản thân điều này cũng đòi hỏi một quá trình dài bởi logistics chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam mấy năm gần đây thôi. Nói thế không có nghĩa chúng ta không xây dựng được bộ tiêu chuẩn cho ngành logistics điều giúp nâng cao sự minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, và đặc biệt khuyến khích cho sự phát triển của cà ngành. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước đã đi trước để xây dựng một hệ tiêu chuẩn hướng dẫn cho doanh nghiệp mà ở đây vai trò của nhà nước và hiệp hội, mà cụ thể là hiệp hội logistics là cực kỳ cần thiết. Cơ hội cho việc cải tiến và đổi mới ngành logistics của Việt Nam là rất lớn và mạnh mẽ. Nếu như thập niên 90 chúng ta chứng kiến phong trào tin học hoá rộng rãi thì cũng đã đến lúc chúng ta cần có một phong trào như thế cho logistics ở Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam hãy ra biển lớn bằng cách đóng con tàu với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất, nơi mà họ có thể tin cậy ở logistics.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#logistic