hehe

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mới đây, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn ở Hà Nội, cho biết ông đang góp nhặt, tổng hợp và sẽ cho ra đời một tác phẩm nói về những thói hư tật xấu của người Việt Nam ta. Ông bảo rằng “người Việt cứ nghĩ ai nói ra cái xấu của mình thì là kẻ thù, và gạt đi cho bằng được. Mà như thế là tự chặt đi con đường nhận diện bản thân, thế giới, lúc nào cũng dương dương tự đắc”...

Người viết bài này cũng có suy nghĩ cho rằng, khi nói đến cái xấu, cái khiếm khuyết của người khác, dù là nói rất chân thành, nói đúng nơi đúng lúc... thì nhiều khi vẫn bị “người ta” ngấm ngầm oán trách, thậm chí tìm cách trả đũa, nặng hơn nữa là trả thù. Biết là vậy, nhưng viết một bài nói về cái tính cái tật đố kỵ, ganh ghét của người đời để cảnh báo một thói xấu đã đến lúc cần phải thay đổi, thì vẫn nên làm! Đặc biệt, trong lúc vận nước đang ngày càng sáng lên, mọi người hầu như chỉ tập trung bàn về cải cách hành chính, chuyển đổi cơ chế, tăng tốc phát triển kinh tế…, thì việc phải làm sao cho người dân ta bớt dần đi được các thói tật cố hữu, thiết nghĩ cũng là việc rất nên làm!

Còn nhớ vào khoảng giữa năm 2004, tại một diễn đàn trên mạng TS mang tựa đề “Phác thảo chân dung người Việt”, có ý kiến nêu khái quát đánh giá về 10 đặc điểm của người Việt Nam, nói rằng: “Người Việt Nam cần cù lao động, song dễ thoả mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng; thông minh sáng tạo, song chỉ mang tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn và chủ động; khéo léo, song không duy trì đến cùng, ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm; vừa có tính thực tế vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận; ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học đến đầu đến cuối nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Nhiều người không coi học tập là mục tiêu tự thân. Khi còn nhỏ học vì gia đình. Lớn lên học vì sĩ diện và kiếm công ăn việc làm, ít vì ý chí, đam mê; xởi lởi chiều khách, song quan hệ không bền; tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì mục tiêu vô bổ mang tính sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời; có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn thì tinh thần này rất ít khi xuất hiện; yêu hoà bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục; thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh. Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng...”

Cũng trên diễn đàn trực tuyến này, nhiều ý kiến nhận xét thẳng thắn về những tính xấu của người Việt Nam. Điển hình là tính a dua, không vững lập trường; tính không trung thực, thường là không trung thực ngay cả với chính bản thân mình; tính quá đề cao cái tôi và cá nhân; tính hay ghen tỵ, đố kỵ, tự mãn, không biết bảo vệ nhau mà ngược lại còn hay nói xấu nhau, vân vân và vân vân...

Nghe “thiên hạ” người ta nói về mình như vậy, chắc rằng nhiều người trong chúng ta đều nhận thấy “người ta” đã nói trúng. Có điều trúng vào đâu thì cần phân tích, mổ xẻ, bàn kỹ thêm xem từng cái tính xấu ấy nó biểu hiện như thế nào, vào lúc nào, có chữa được hay không?

Với chỗ đứng và tầm nhìn hạn hẹp, trong bài viết ngắn này, người viết xin được lạm bàn một số vấn đề mang tính đặc trưng về tính đố kỵ và cũng muốn góp phần nhỏ bé nhằm “giải mã” một vài vấn đề như đã nêu trên.

Theo cách hiểu thông thường, thì tính đố kỵ là tính thù ghét những ai có cái gì đó, điều gì đó hơn mình, được nhiều quyền lợi hơn mình. Thái độ đố kỵ là tỏ ra khó chịu khi thấy người khác được hơn mình. Trong lớp học thấy có người học giỏi hơn; trong cơ quan thấy có người vượt trội về năng lực chuyên môn; trong tranh luận, mạn đàm thấy có người tỏ ra thông hiểu nhiều lĩnh vực, thậm chí nghe người ta nói khúc chiết mạch lạc, mà cũng tỏ ra khó chịu(?)... Chính cái khó chịu, bực bội trong lòng ấy là nguồn cơn tiềm tàng của sự đố kỵ. Thường là trong công việc, cứ khi bắt đầu có chút quyền lợi thì cũng nẩy sinh thái độ hơn thua, đụng chạm quyền lợi với người này người khác. Nếu không phải là người có cái tâm trong sáng, thì lúc đó tâm đố kỵ sẽ xuất hiện. Sự nguy hiểm của tâm đố kỵ chính là ở chỗ ác tâm, nhiều khi mang lòng thù ghét, thậm chí nghĩ ra cách làm hại người có những cái hơn mình. Mà sự đời thường là mỗi khi yêu nhau, vun đắp cho nhau thì cuộc sống vô cùng êm ả, bình dị. Nhưng hễ khi bị người nào đó rắp tâm hãm hại mình bằng cách này hay cách khác, thì cuộc sống trôi qua một cách nặng nề, bức xúc, có khi chẳng khác gì địa ngục.Nhận diện “những cái hơn” thường bị người khác nẩy sinh lòng đố kỵ, trước hết là hơn về tài năng. Bởi vì tài năng là cái giá trị trên cao của một con người, nên nó là khởi điểm dễ khiến người ta ganh tỵ. Lại vì tài năng thường đem lại danh dự, thành công cho con người, từ đó cũng đem lại lợi ích về vật chất nhiều hơn, nên nó là nguồn gốc của sự ganh tỵ nhiều nhất. Trong tâm lý sâu thẳm của mỗi con người nói chung, thường mong muốn cho mình được hơn mà không bao giờ chịu thua kém người khác. Từ đó nảy sinh lòng đố kỵ, bực bội vô cớ, tìm cách chỉ trích, chống đối, gây nên nghi kỵ, chia rẽ, làm cho suy yếu... Cứ như thế, bản thân người hay có tính đố kỵ đã không làm được việc gì cho ra hồn, mà còn làm cho người có tài năng cũng bị ảnh hưởng, không phát huy được hết năng lực của mình, dẫn đến yếu kém chung.

Viết đến đây, bỗng nhớ có lần người viết bài này đã được nghe từ người nào đó nói rằng, người Nhật Bản thường tự ví mình như một hòn đất sét nhỏ bình dị, còn người Việt Nam luôn tự hào mỗi người đều như một viên ngọc lóng lánh. Có điều, khi cần phát huy sức mạnh chung, thì nhiều người Nhật sẽ kết dính thành sức mạnh lớn hơn, còn những “viên ngọc” lóng lánh kia dù có cố liên kết lại, nhưng cứ buông tay ra là mỗi nơi đơn lẻ...một viên. Tuy nhiên, điều đó không phải xảy ra trong mọi hoàn cảnh. Thực tế cho thấy những khi gian khổ ác liệt, trong khói lửa chiến tranh giành giật giữa cái sống và cái chết, thì toàn dân tộc chúng ta thật sự là sát cánh, đồng lòng... Nhưng trong bối cảnh hoà bình cần chung tay xây dựng cuộc sống ấm no giàu đẹp, thì cái tính hơn thua, giành giật, bon chen lại có dịp nẩy sinh. Điều này cho thấy cái tính đố kỵ thường ngang nhiên thâm nhập vào đời sống con người một cách rất “tai ác”!?

Trong sự hơn nhau về tài năng

, cũng đã nói đến hơn nhau về quyền lợi vật chất. Nhưng trong cái hơn nhau về quyền lợi vật chất, thì yếu tố tiền bạc là dễ làm cho người ta đố kỵ với nhau nhất. Kẻ giàu có, dư giả tiền bạc bằng những mánh lới làm ăn bất minh, thường tỏ ra xem thường những kẻ nghèo túng, nên ít quan hệ, bất hợp tác...Trong cuộc sống từ xưa đến nay, nhiều “tấm gương” giàu có về tiền bạc dẫn đến có hành động ngông cuồng, như công tử Bạc Liêu đốt tờ giấy bạc có mệnh giá lớn để soi tìm một vật bị đánh rơi có giá trị nhỏ; như các bị can Nguyễn Việt Tiến, Bùi Tiến Dũng tiêu tiền vào những việc vô bổ khi còn đương chức đương quyền; như một số khá đông các vị quan chức làm dự án, công trình thời nay, thường là cứ phải “hơn thua” nơi bàn nhậu thì mới có thể được coi là “chơi đẹp”, là “thông thoáng”... ấy cũng là do cái sự ganh nhau về tiền bạc mà ra. Nhiều người vì sự ganh đua như vậy mà tan cửa nát nhà, lâm vào vòng lao lý, thậm chí bị chết bất đắc kỳ tử cũng đã có rồi…

Địa vị, chức vụ

lại còn là lý do khiến cho có người ganh tỵ nhau đến tàn bạo. Vì địa vị, chức vụ mà người ta có thể giết hại lẫn nhau, như các vụ ám sát tổng thống, chính khách, nhân vật thủ lĩnh đối lập…đã xảy ra ở một số nước. Lại cũng vì địa vị, chức vụ mà người ta luôn tìm cách làm hại lẫn nhau, nhẹ thì đả kích, nói xấu, chia rẽ, bè phái..., nặng thì vu khống, đe doạ, khủng bố... làm cho thành người tàn phế suốt đời... Nguy hiểm hơn, chính cái sự ganh ghét, đố kỵ này vô hình chung gây ra một thảm hoạ xã hội. Bởi vì trước sự ganh ghét, đố kỵ của người đời, cũng có một số người can đảm đứng lên đấu tranh nhằm làm rõ phải trái. Nhưng số người như vậy không phải là nhiều, hầu như ở nơi đâu cũng chỉ là thiểu số cho nên dù có đấu tranh, phản bác mạnh mẽ thì cũng khó giành phần thắng. Bên cạnh đó, lợi dụng cơ chế lấy phiếu tín nhiệm ở môi trường “thích ai thì bỏ phiếu cho người đó”, những kẻ cơ hội thường thoả mãn cái tâm đố kỵ của mình bằng cách ra sức lôi kéo, mua chuộc những người nhẹ dạ cả tin…

Có một chuyện thật như đùa rằng, một vị phó trưởng phòng trình độ yếu kém, rất ít uy tín trong đơn vị. Thế nhưng trước một lần bỏ phiếu tín nhiệm vào buổi chiều, thì trưa hôm đó anh ta liền lấy xe ô tô mời tất cả các chị em trong phòng đi ăn trưa và… gội đầu. Kết quả nhờ số chị em phụ nữ khá đông nên phiếu của anh ta vẫn đạt quá bán. Thế là anh ta lại nghiễm nhiên tại vị cho đến ít nhất một nhiệm kỳ tiếp theo! Một số đông khác thì tỏ thái độ cam phận im lặng để cầu mong lấy hai chữ “bình an”. Tiếc thay, nhiều người hiền lành tốt bụng không thèm chấp nhặt, ganh đua, thậm chí mặc cái sự đời..., cho nên một số không ít các vị trí có vai vế trong xã hội lại rơi vào tay những người mang nặng tâm đố kỵ! Cứ theo chiều hướng đó, hầu như ở mọi lúc mọi nơi vẫn cứ có đất dung thân cho những kẻ mang lòng đố kỵ nhỏ nhen. Mà đã là đố kỵ nhỏ nhen lại có chút chức quyền, thì đó chính là thảm hoạ mà xã hội phải gồng mình chịu đựng!

Nói về danh tiếng

, thực ra là nói về cái gì đó rất hão huyền. Nhưng trong thực tế, danh tiếng cũng là một thứ để người ta tranh giành hơn thua với nhau. Người viết bài này nghĩ rằng, giống như con gà tức nhau tiếng gáy, con ễnh ương, con dế mèn... ganh nhau tiếng kêu to, thì những con người chưa đủ tầm trí tuệ, chưa đạt đến độ hiểu biết cần thiết để nhận ra thực sự danh tiếng chỉ là thứ hão huyền, do vậy mới vì danh tiếng mà đố kỵ với nhau chăng?

Còn về bạn bè

? Có nhiều người nhận thấy người khác có nhiều bạn thân, còn mình thì không được mấy người quan tâm, thăm hỏi mà ngấm ngầm tỏ lòng bực bội. Nếu như mọi người ai ai cũng biết rằng, người có nhiều bạn tốt là do bản thân có tấm lòng chân thật, thẳng thắn nhưng không làm mất lòng ai, lối sống hoà đồng nhưng lành mạnh, biết đề cao lòng tự trọng, chịu khó học hỏi, hiểu biết nhiều nhưng khiêm tốn, giản dị...; trái lại, người ít bạn trước hết là do từ chính bản thân mình, hoặc cũng có khi là do hoàn cảnh khách quan đem lại mà phải chấp nhận. Hiểu được như vậy, thì chắc sẽ không còn ai mang cái tâm đố kỵ nữa cũng nên!

Ngoài những chuyện nói trên, trong cuộc sống cũng còn nhiều điều khiến con người ta mang lòng đố kỵ

. Như chuyện cổ tích ngày xưa, nàng Bạch Tuyết vì xinh đẹp quá mà bị đương kim hoàng hậu tìm mọi cách loại trừ, thì ngày nay sắc đẹp vẫn cứ là một trong những cái cớ để những người đẹp lườm nguýt lẫn nhau! Thi đấu thể thao mà lập thành tích cao hơn, thì trong sự hân hoan chào mừng của những người lập thành tích thấp hơn, thế nào cũng khó tránh khỏi sự ganh đua bực tức! Bên nhà hàng xóm mới mua được cái tivi lớn có màn hình phẳng, mà nhà mình chưa có, thế là tủi thân và cảm thấy nhà hàng xóm kia thật... đáng ghét. Mà cũng thật lạ, nếu nhà hàng xóm là một ông bà ngoại quốc từ phương trời Tây xa lạ đến đây, thì dù họ có xây nhà cao 5 tầng, 10 tầng hay gì gì đi nữa, thì bên nhà mình vẫn cứ... “ăn no ngủ kỹ” như thường. Nhưng nếu nhà hàng xóm đích thực là đồng bào với mình, thì xem chừng cái sự hơn thua, ganh tức đã như thành lệ sẵn. Chuyện đến mức như thế, thì quả là cái tính đố kỵ thật đáng lên án biết bao!

Cũng cần nói thêm rằng, những kẻ có tính đố kỵ thường hay chỉ trích để tìm cách hạ uy tín của người giỏi, người làm việc tốt. Có thể họ cũng là người rất hiểu lý luận, biết lẽ đời... nhưng quan điểm của họ về đạo đức chưa rõ ràng, chưa vững vàng nên lòng đố kỵ vẫn tồn tại! Ở mức nặng, lòng đố kỵ có thể biến thành tâm địa độc ác, dễ làm chuyện xằng bậy, điên rồ, gây hậu quả khó lường. Ở mức nhẹ, người có lòng đố kỵ thường hay có hành vi quấy phá lặt vặt nhằm hạ uy tín, chia rẽ, cô lập người tốt hoặc nếu có khen ai thì cũng không thực lòng.

Cũng như muôn vàn hiện tượng, sự vật khác đều phải tuân theo quy luật khách quan, cụ thể ở đây là quy luật nhân - quả, thì nguyên nhân làm nảy sinh tính đố kỵ là do con người ta thường chỉ thấy bản thân mình là quan trọng, là cần được và nhất thiết phải được thừa hưởng mọi quyền lợi có thể có. Chính từ quan niệm sai lệch đó mà con người ta cứ nuôi dưỡng mãi trong lòng mình cái thói tự tôn vô vị, tự cho mình hơn mọi người dù cho chính mình cũng không biết mình có ưu điểm gì là nổi bật(?) Thậm chí thói tự tôn còn xấu hơn cả thói kiêu mạn, vì khi kiêu mạn người ta còn dựa vào một ưu điểm nào đó của mình để thấy mình hơn người, lấy đó làm điều thích thú.

Thêm vào đó là cái thói xấu không muốn thua kém ai, nhưng lại không có cách gì để mà hơn người, thế là xuất hiện tâm lý thù ghét một cách vu vơ bất kỳ ai “dám” hơn mình. Đó là thói vị kỷ. Chính thói tự tôn kết hợp với thói vị kỷ làm thành tâm đố kỵ, tức là lòng thù ghét một cách vô cớ bất kể những ai hơn mình.

Rõ ràng nguyên nhân của tính đố kỵ là xuất phát tự lòng người mà ra

. Vậy llàm thế nào để chữa trị được “căn bệnh” đố kỵ này? Ai cũng biết biển sâu còn có thể dò, trời cao còn có thể bay lên… còn lòng người thì thăm thẳm khôn cùng, làm sao có thể đo, có thể dò cho xiết?

Vì thế, nếu đặt vấn đề là làm thế nào để khắc phục, triệt tiêu cái tính đố kỵ, thì xin hãy phấn đấu cho đến một ngày xã hội thực sự có một nền giáo dục thật tốt, một môi trường văn hoá - xã hội thật lành mạnh… Còn hiện tại, cách cần nhất là phải chú trọng đến việc

đề phòng tâm đố kỵ. Đó là mỗi một con người chúng ta, hãy luôn luôn cầu mong cho người khác tiến bộ, tài năng, thành đạt và ấm no, hạnh phúc hơn mình! Phải cố sức tìm thấy ưu điểm nào mà người khác hơn mình để mà ngưỡng mộ, noi theo. Thấy bạn thành công thì lòng mình hoan hỷ và thành thật kính trọng. Gặp người có trí tuệ, nhân cách cao cả thì coi họ như thầy của mình. Nghĩ được như vậy, làm được như vậy là cái tâm của mình trong sáng, sẽ không còn chỗ cho cái tâm đố kỵ nương náu nữa. Trong trạng thái được tự do lựa chọn, hãy ra sức khai thác phần trong sáng của tâm hồn, làm cho ánh sáng của lương tri và trí tuệ lấn át hẳn bóng đen của sự đố kỵ, rồi sẽ đến lúc cái tính đố kỵ, ganh ghét nhỏ nhen sẽ bị chôn vùi trong quên lãng của người đời./.

Cũng vì thói ghen tỵ mà một số người có thái độ ứng xử rất vô lý. Thấy có người mặc một cái áo đẹp giống như mình, họ tỏ vẻ khó chịu. Thấy người khác mua sắm được một vật dụng hay một tiện nghi mới nào, họ cũng săm soi để ý. Rõ ràng, đó là một thói quen ứng xử kỳ quặc!

Bỏ tật ghen tỵ đi, chúng ta sẽ biết quan tâm đến những đau khổ của người khác, giúp đỡ họ, tự nguyện tìm cách giảm thiểu hố sâu ngăn cách giữa người với người trong cuộc sống.

Và khi sống được như vậy, cuộc đời ta nhất định sẽ có những thay đổi đáng kể và cuộc sống của người khác cũng sẽ được thay đổi đáng kể...

Xóa tan lòng ích kỷ

Tác giả:

lacngoc203

  |   Chuyên mục :

Học kỹ năng giao tiếp

Mỗi người khi sinh ra đều có những tư chất như nhau, đều là những thiên thần mà thượng đế gửi gắm xuống cho con người. Trãi qua những năm tháng lớn lên mà chúng ta có những thay đổi không ai giống ai. Có người tính tình hào sảng, có người khoáng đạt, có người lại bon chen, ích kỷ…Chính sự ích kỷ ấy đã khiến cho con người càng lúc càng rời xa nhau và làm hoen ố tâm hồn vốn dĩ trong sáng của con người.

Related articles

·

Phát triển toàn diện

 (hanhtrinhdelta.com)

·

Những khoảng trống!

 (hanhtrinhdelta.com)

·

Để lắng nghe và tiếp thu hiệu quả

 (hanhtrinhdelta.com)

·

Sống thế nào cho đúng

 (hanhtrinhdelta.com)

Ích kỷ là điều mà chúng ta ai cũng muốn tránh nhưng ai cũng có lòng ích kỷ của mình. Cho dù đó có là người hào hiệp nhất, khảng khái nhất thì cũng có lúc lòng ích kỷ dấy lên trong tâm hồn họ.

Điều đó không có gì sai trái cả, thậm chí nó còn biểu hiện chất người trong chính những con người ấy. Những người được người khác trọng vọng vì sự rộng rãi, bao dung nhưng một khi động chạm đến con cái, gia đình và người thân của họ…chắc chắn trong họ sẽ vẫn nhói lên sự ích kỷ vốn có của con người.

Không ai có thể xóa bỏ được sự ích kỷ vốn có của mình nếu như chính họ không nhìn thấy được rào cản mà lòng ích kỷ đó gây ra. Vì tình thương của cha mẹ dành cho con cái mà khi con mình phạm tội họ che dấu không tốc giác với cơ quan chức năng. Điều này xét về mặt luật pháp là sai, là phạm tội. Nhưng với cha mẹ, sự ích kỷ trong họ trội dậy đã che mờ tất cả. Họ chỉ biết đến con cái họ mà không quan tâm đến hậu quả nghiêm trọng do nó làm ra!

Lòng ích kỷ dường như ai cũng có, dù ít hay nhiều nó vẫn cứ luôn nằm sẵn trong chính con người chúng ta. Bạn có thể có được điều này điều kia và giữ chặt nó cho riêng mình, không chia sẽ với người khác chỉ khiến cho những điều tốt đẹp ngày càng rời xa bạn hơn mà thôi.

Chúng ta khoan hãy nói tới sự vô tâm mà hãy nói tới sự ích kỷ, sự ích kỷ đó đã ngăn cản bạn giơ cánh tay cho những ai cần giúp đỡ cầm lấy. Sự ích kỷ của bạn đã khiến cho những người cần sự giúp đỡ quay lưng với giọt nước mắt tràn mi. Bạn đã từng nghĩ đến những người thân của bạn khi họ cần tới sự giúp đỡ của bạn chưa? Họ thực sự cần mới nhờ tới bạn nhưng bạn lại hờ hững quay đi, không quan tâm họ sẽ ra sao? Ích kỷ hay vô tâm? Có lẽ là cả hai phải không bạn?

Nhiều lần đọc trên báo thấy có những người con dâu trẻ tuổi lên tiếng chỉ trích gia đình chồng thế này thế kia, đòi hỏi thế này thế nọ nhưng mấy ai biết rằng cha mẹ đã phải vất vả bao nhiêu mới nuôi dưỡng con cái trưởng thành. Nhờ cậy một chút bạn đã kêu la…

Đừng quá ích kỷ chỉ quan tâm đến cuộc sống của một mình bạn. Hãy biết mở rộng lòng bao dung với những người khác bởi vì đó là cách duy nhất để bạn sống thật sự hạnh phúc và thanh thản.

4 Cách để học và ôn thi đạt hiệu quả

Học tập và ôn thi luôn là vấn đề lớn nhất đối với từ các em học sinh, đến sinh viên. Thế nhưng,

cách học

tập, cách ôn thi mà không có phương pháp khoa học chẳng những ảnh hưởng đến

sức khỏe

của học sinh , sinh viên mà thành tích đạt được cũng không được như ý muốn

    1.Học tập phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng

    Cho dù

thời gian

bạn dành cho việc học tập nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học tập của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. Học tập để phát triển toàn diện nhân cách, học tập để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng cấp để hợp thức hóa việc

xin việc

và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.

    2.Học có

phương pháp học

hiệu quả

    Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, học tập hết tất cả mọi thứ, ôn thi hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.

    3.Về thời gian học tập

    Thời gian

học tập hiệu quả

thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

    4.Đảm bảo sức

khỏe

khi ôn thi

    Không nên học ôn thi ngay sau bữa ăn. Trong một buổi học, ôn thi tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút - 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh. Trong thời gian học tập ôn thi chú ý ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng trong thời gian học tập ôn thi vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất

Bí quyết để nói chuyện với người mình không thích

Chúng ta thường có thói quen nói chuyện với người mình thích và cảm thấy vô cùng khó chịu, ngột ngạt nếu phải “tiếp chuyện” với một người mà mình không ưa?

    1. Hợp tác vui vẻ

    Dường như để tạo dựng bất kỳ một mối quan hệ nào cũng cần sự đồng thuận từ hai phía! Nếu chỉ mình bạn hoặc họ cố gắng để hợp tác thì không bao giờ bạn đạt được mục đích của cuộc nói chuyện đó! Vậy nên trước khi nói chuyện với họ bạn hãy bỏ qua những định kiến, những suy nghĩ không tốt về người đó! Có như vậy, bạn mới hợp tác vui vẻ được!

   Thay vì dồn hết tâm trí suy nghĩ nên đối phó với người kia ra sao trong cuộc gặp gỡ, về những câu nói của họ, ánh nhìn và những cái bắt tay thì bạn nên lập cho mình bản kế hoạch đầy đủ và cụ thể cho buổi nói chuyện! Khi dồn tâm trí sang một góc nhìn mới bạn sẽ không còn bị những định kiến choán hết tâm trí của mình!

    Rất khó để nói chuyện với người không thích, nhưng đừng vì định kiến, cái nhìn riêng của bạn làm cho mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn! Bạn không cần phải thích họ, chỉ cần vui vẻ nói chuyện với họ là được!

    2.Hãy tôn trọng người khác như tôn trọng chính mình

    Chắc bạn không muốn bị những người kia coi thường phải không? Nếu ngay đến cả cảm xúc của mình bạn cũng không làm chủ đươc thì làm sao bạn có thể vượt qua được những thử thách lớn hơn! Không ai trong chúng ta có thể lựa chọn hoàn cảnh mình gặp phải nhưng ai cũng có thể lựa chọn cách đối phó với hoàn cảnh đó! Vậy nên, trước khi tỏ thái độ khó chịu với một người nào đó, bạn hãy nghĩ nếu là mình, bạn cảm thấy thế nào khi họ xử sự với bạn như thế!

    Đừng bao giờ nghĩ rằng: không thích thì thế nào cũng được! Hãy giữ cho mình chút tự trọng cuối cùng, đừng để người khác nhìn bạn với ánh mắt khó chịu và tức giận! Bởi việc gì cũng có giới hạn của nó, nếu họ tôn trọng bạn thì bạn đừng dội gạo nước lạnh lên đầu họ, bởi chúng ta sống còn có trước có sau! Và nếu một ai đó diễu cợt bạn, thì bạn hãy tôn trọng chính mình và chứng minh cho họ thấy bạn khác họ!.Hãy mỉm cười với những ai nói chuyện với bạn, bởi đó là cách nhanh nhất để tạo ra sự thân thiện và vui vẻ cho những cuộc gặp gỡ!

    3.Nếu không nói được những lời tốt đẹp thì đừng nói gì cả!

    Đôi lúc dù không cố ý, chúng ta làm người khác tổn thương vì những câu nói của mình! Đã bao giờ bạn bị những người xung quanh kêu gọi im lặng chưa? Đó là lúc lời nói của bạn đi quá giới hạn cho phép! Nó khiến ai đó bị tổn thương!

    Vậy nên nếu không nói được những lời tốt đẹp thì đừng gieo tổn thương cho nhau! Hãy im lặng và kết thúc cuộc nói chuyện dù nó không đạt được mục đích. Đừng cố gắng thỏa mãn cảm xúc của mình mà cố nói hết những gì bạn nghĩ! Làm như thế chỉ khiến bạn và người đó xa cách hơn mà thôi!

    Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều thú vị, những người chúng ta không thích có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và không phải bao giờ chúng ta cũng sẵn sàng để đối mặt! Vậy nên, hãy luyện cho mình thái độ điềm tĩnh, khách quan khi tiếp xúc với những người xung quanh để một khi đối mặt với những người bạn không thích, bạn sẽ dễ dàng thích nghi được với họ!

Những hành vi, cử chỉ cần tránh khi giao tiếp

Ngay cả khi bạn chưa nói lời nào nhưng người khác có thể đánh giá khái quát thông qua hành động và cử chỉ của bạn. Do đó, bạn nên cẩn trọng các cử chỉ của mình để tránh bị hiểu lầm khi

giao tiếp

.

Các chuyên gia về

ngôn ngữ

cử chỉ cảnh báo nên tránh 5 hành vi khi giao tiếp:

    1.“Khoa chân múa tay” không ngừng

    Nói cùng với hành động của tay là điều tự nhiên và đôi khi nó thể hiện sự nhiệt tình, hứng khởi. Tuy nhiên, nó có thể mang lại hiệu ứng ngược nếu bạn quá lạm dụng và không làm đúng cách.

    “Cử chỉ của tay chỉ nên giới hạn trong khung cơ thể. Nếu tay bạn vươn quá ngang vai, người nghe sẽ nghĩ rằng bạn đang mất bình tĩnh”. Ngoài ra, tay vận động không ngừng cũng khiến người nghe bị xao nhãng.  5 hành vi cử chỉ cần tránh khi giao tiếp

    2.Chạm tay lên mặt

    Bạn nên tránh chạm tay xung quanh mặt: “Người ta cho rằng chạm tay lên mặt đồng nghĩa với việc bạn đang che giấu điều gì đó. Nhiều người tin vào điều này, vì thế bạn nên chú ý”. (Cho dù bạn không tin, nhưng người khác tin như vậy thì sao, bởi đó là quyền của họ!). Ngoài ra, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện thay vì nhìn vào môi vì hành động đó có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái.

    3.Tư thế ngồi cứng nhắc

    Ngồi thẳng là tư thế đúng nhưng bạn cũng không nên quá cứng nhắc, ngồi nghiêm và quá thẳng. Hãy thoải mái nếu bạn không muốn bị mang tiếng là người cứng nhắc và bảo thủ. Để biết mình có ngồi đúng tư thế hay không, hãy chụp lại ảnh, từ đó có điều chỉnh thích hợp. Ngoài ra, tư thế, dáng vẻ tùy thuộc vào trang phục cũng là vấn đề đáng quan tâm.  

    4.Khoanh tay

    Khoanh tay trước ngực là hành động thể hiện sự kiêu căng và bất lịch sự. Còn khoanh tay trên bàn lại là tư thế thụ động và thiếu tự tin. “Học theo những người có sức lôi cuốn, bạn nên đặt tay một cách thoải mái ở trên bàn và để người khác có thể nhìn thấy chúng”, các chuyên gia đưa ra lời khuyên. - Bạn cũng nên hơi hướng người về phía trước một chút để thể hiện rằng mình thực sự chú ý và quan tâm tới những gì người khác nói. Ngược lại, khoanh tay thể hiện sự “thủ thế”, nghi ngại và không có hứng thú. (Bạn cũng có thể dựa vào tư thế này của họ để biết mình có được sự cảm tình (hài lòng) từ họ hay không). - “Nếu họ ngả người ra phía sau hay khoanh tay và tựa vào ghế, bạn nên cân nhắc lại câu chuyện của mình và giải thích thêm về vấn đề đó”.

    5.Phán đoán tâm lý qua ánh mắt

    Ngoài ngôn ngữ cử chỉ, bạn có thể dựa vào ánh mắt để phán đoán tâm lý của người giao tiếp với bạn. Từ đó bạn sẽ biết mình có đang đi đúng hướng hay không để có thể điều chỉnh chính mình và đạt được kết quả như ý.

    - Dấu hiệu tích cực khi ánh mắt nhìn trực tiếp vào mắt bạn: Liên lạc qua ánh mắt là một dấu hiệu tốt. Nó cho thấy bạn đã tạo sự kết nối và vẫn tiếp tục thu hút được sự chú ý; - Nháy mắt đồng bộ với bạn: Đây cũng là biểu hiện của sự tương tác tích cực. Khi có cảm tình với bạn, họ sẽ nháy mắt chậm và thậm chí theo nhịp cùng với những cái nháy mắt của bạn; - Nghiêng đầu và nhìn sang bên cạnh, nhìn sang bên phải và xuống dưới: có nghĩa là anh/ cô ấy thật sự lắng nghe những gì bạn nói. (Có thể bạn nói điều gì đó thú vị khiến họ phải suy nghĩ về nhận xét của bạn).

    - Dấu hiệu cho thấy quan hệ giao tiếp đang đi chệch hướng nếu ánh mắt của họ hướng lên trên: Ánh mắt hướng lên trên cho thấy họ đang tìm cách che giấu một sự thật nào đó (như thất vọng về điều bạn vừa nói chẳng hạn); - Liếc về một phía: Nếu người nghe có dấu hiệu này tức là lời bạn vừa nói không làm họ hài lòng (có thể họ đang cảm thấy khó chịu); - Liên lạc qua ánh mắt căng thẳng và lâu (đôi khi họ thở dài): Đó là do họ cảm thấy buồn tẻ và mệt mỏi trước những phát biểu của bạn.

    Liên lạc qua ánh mắt là sự tương tác hai chiều trong giao tiếp, và người khác cũng có thể đọc được suy nghĩ, đoán được tâm lý của bạn. Nếu trong đầu bạn nghĩ rằng: “Cuộc nói chuyện này thật tẻ nhạt, mình muốn nhanh chóng kết thúc cho rồi!”, - nó có thể biểu hiện qua ánh mắt của chính bạn và họ cũng sẽ thấy được. Do đó, hãy nhận biết để lưu ý về những suy nghĩ của mình và bạn nên cẩn trọng các hành vi cử chỉ khi giao tiếp để tránh bị hiểu lầm.

Tuyệt chiêu giúp bạn thuyết phục đối phương

Ra lệnh, dọa nạt, đề nghị... Biết cách thuyết phục người khác thực hiện mệnh lệnh và

yêu

cầu của mình là cả một nghệ thuật. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản để “sai khiến” người khác dễ dàng.

1.Ân huệ hay “tôi giúp anh, anh giúp tôi”

    Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng người ta luôn sẵn sàng giúp đỡ người nào đã làm gì đó giúp mình.

    Theo Octavius Black, giám đốc điều hành công ty The Mind Gym, cần phải luôn “đầu tư” ân huệ vào những người khác để khi cần có thể sử dụng lòng hàm ơn từ phía họ.

    Tuy nhiên, ông cũng lưu ý không nên quá lạm dụng phương pháp này vì mọi sự “gợi nhớ” thái quá đến “món nợ” đều có thể gây phản tác dụng.

    Nghệ thuật 'sai khiến' người khác, Eva Sành điệu, thuyet phuc nguoi khac, nghe thuat thuyet phuc, sai khien nguoi khac, bi quyet thanh cong, thuyet phuc, bao phu nu

    Hãy thể hiện sự quan tâm chân thành với người mình đối thoại

    2. Có điểm tương đồng

    Steve Martin, Giám đốc công ty tư vấn và đào tạo Influence at Work cho rằng “đồng nghiệp sẽ dễ dàng tiếp nhận bạn nếu họ biết rằng giữa bạn và họ có điểm gì đó tương đồng”.

    Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu lý lịch và con đường sự nghiệp của đồng nghiệp từ trước. Hoặc cũng có thể tham khảo 4 nguyên tắc sau của chuyên gia Gleb Zheglov:

    Thứ nhất: Luôn giữ nụ cười khi

giao tiếp

với người khác. Đây là nguyên tắc hàng đầu khiến người khác có cảm tình với bạn.

    Thứ hai: Chăm chú lắng nghe người đối thoại và cố gắng để anh ta được kể về bản thân

    Thứ ba: Cố gắng càng nhanh, càng tốt tìm được một đề tài gần gũi với người đối thoại và làm anh ta quan tâm

    Thứ tư: Ngay từ phút gặp mặt đầu tiên hãy thể hiện niềm quan tâm chân thành với người đối thoại. Điều này có nghĩa là cố gắng “thâm nhập” vào anh ta để hiểu mọi góc cạnh. Một khi người đối thoại đã hưng phấn, bạn sẽ được nghe tất cả.

    Nhiều công ty đã đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng “đội hình”, tìm kiếm các lợi ích chung, tổ chức các hoạt động tập thể để các nhân viên cùng tham gia

   3. Sức mạnh của uy tín

    Steve Martin nhận định: “Sẽ dễ dàng thuyết phục người khác thực hiện yêu cầu của bạn hơn rất nhiều nếu anh ta coi bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Nếu bạn không có cơ hội thể hiện trực tiếp thì nên nhờ một ai đó có cùng chuyên môn giới thiệu bạn với đối tác. Tuy nhiên, cần lưu ý uy tín cá nhân cần được thường xuyên giữ gìn để tránh trường hợp “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.

    Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, uy tín cá nhân có sức ảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh. Lớn đến mức một nghiên cứu đã kiểm chứng rằng nếu một

lãnh đạo

có uy tín sang đường vượt đèn đỏ thì nhân viên của họ cũng sẵn sàng đi theo.

    Nghệ thuật 'sai khiến' người khác, Eva Sành điệu, thuyet phuc nguoi khac, nghe thuat thuyet phuc, sai khien nguoi khac, bi quyet thanh cong, thuyet phuc, bao phu nu

    Sẽ dễ dàng thuyết phục người khác thực hiện yêu cầu của bạn hơn rất nhiều nếu anh ta coi bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

    4. Cảm tình

    Tâm lý chung của con người là luôn sẵn sàn nói “đồng ý” với người mình thích. Đây là điều không cần phải tranh cãi.

    Tuy nhiên, công việc ở công sở có kỷ luật nhất định. Vì thế nhà lãnh đạo phải quan tâm đến việc tạo dựng không khí tích cực, tăng cường mối thiện cảm nhưng không được nhầm lẫn giữa công việc chung với các mối quan hệ hữu nghị.

    5.Và cuối cùng

    Steve Martin khuyên “nhà lãnh đạo cần nêu rõ yêu cầu,nhấn mạnh tính phức tạp và những thiệt hại có thể xảy ra với công ty. Điều này rất quan trọng vì tâm lý chung của con người là thường suy nghĩ nhiều và nghiêm túc về những cái có thể mất hơn là những cái đạt được”.

    Có một điều chung nhất là để “sai khiến” được người khác, bạn phải thật thà. Nếu tính không trung thực của bạn bị phát giác thì bất cứ yêu cầu hay lời ngụy biện nào sau đó đều gây nên mối nghi ngờ.

    Một lời khuyên cuối cùng là không nên đưa ra các yêu cầu hoặc đòi hỏi quá mức.

Kỹ năng giải quyết rắc rối

Khi bạn không thể giải quyến những rắc rối bằng kinh nghiệm sẵn có của mình, hãy áp dụng những “bí kíp” sau đây.

    1 Sự tồi tệ xuất phát từ đâu?

    Bạn không thể cuống quýt lên và đổ lỗi cho hoàn cảnh, sau đó bỏ cuộc vì: “Mình không thể cứu vãn được nữa, mọi chuyện đã như thế rồi, có cố gắng cũng vậy. Đành chờ hậu quả xảy ra”. Ngay khi bạn nghĩ đến điều đó, bạn đã tước đi cơ hội thay đổi mọi thứ theo hướng tích cực. Nếu bạn không thể biến rắc rối trở nên đơn giản, hãy giảm thiểu những điều tiêu cực. Hãy bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân khiến rắc rối xảy đến, có thể do:

    * Lỗi của người khác, và bạn bị ảnh hưởng.

    * Bạn có một phần trách nhiệm trong chuyện này.

    * Không ai có lỗi, chuyện tự nhiên xảy đến.

    Khi biết được bạn thuộc trường hợp nào, biết được đâu là nguyên nhân gây ra rắc rối, bạn sẽ giải quyết dễ dàng hơn.

   2 “Chia nhỏ” vấn đề

    Một rắc rối nhỏ có thể bao hàm những ảnh hưởng lớn. Hãy liệt kê ra, bạn phải làm những việc gì để “giải quyết” những việc này. Tất nhiên, có những việc bạn làm được, có những việc bạn không thể làm được, nhưng cứ liệt kê ra, càng cụ thể càng tốt.

    - Bạn đang bị điểm thấp ở 3 môn. Lỗi do bạn và do thầy cô ra đề quá khó

thời gian

gần đây. Những việc bạn cần làm: tích cực giơ tay phát biểu để có điểm cộng gỡ gạc lại, hạn chế đi chơi và nhờ bạn thân kèm giúp.

    - Người

yêu

cũ muốn bạn quay về, nhưng bạn đang hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Lỗi không do bạn cũng không do người yêu cũ. Bạn cần đưa ra quyết định dứt khoát. Muốn thế, bạn phải suy nghĩ, gặp gỡ người ấy để trò chuyện thẳng thắn, tham khảo lời khuyên từ bạn bè.

    - Bạn bị hiểu lầm. Lỗi một phần ở bạn. Muốn giải quyết bạn phải thay đổi chính mình, chia sẻ cho những ai đáng tin cậy để cùng tìm giải pháp, tìm xem nguồn thông tin gây hiểu lầm xuất phát từ đâu, trò chuyện với những người đã hiểu lầm bạn.

   3 Giải quyết từ dưới lên trên

    Sau khi đã liệt kê ra được công việc cụ thể, hãy sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ nhàng đến nặng nhọc. Sau đó giải quyết việc nhỏ trước, dần dần tiến đến việc quan trọng. Khi đã làm được việc đơn giản nhất, bạn sẽ có “dữ liệu” để làm tiếp việc tiếp theo. Hãy nhớ rằng, bạn có thể hạn chế những rủi ro hết mức có thể, nếu bạn bình tĩnh và biết cách nhờ sự trợ giúp từ người khác.

    4 Bạn không thể tự vượt qua một mình

    Trong 3 ví dụ ở bước 2, tất cả đều có liên quan mật thiết đến những người xung quanh bạn. Vì vậy, bạn không thể tự giải quyết mọi chuyện một mình hoặc chỉ dám nhờ những ai thật sự tin cậy. Mạnh dạn, tự tin và không tiếc những nụ cười, rồi bạn sẽ thấy các mối quan hệ trở nên đơn giản và vui vẻ hơn. Biết đâu được, chính vì mở lòng mà mọi rắc rối sẽ tự biến mất không cần bạn phải giải quyết bất kì điều gì. Khoảng 90% những rắc rối xảy ra đều xuất phát từ những mối quan hệ bạn bè,

gia đình

,

tình yêu

, xã hội… Vì vậy, việc cần làm là phải biết điều tiết cảm xúc và lựa chọn thái độ để tự thay đổi vấn đề. Điều đó không khó, quan trọng là bạn thật sự muốn hay không.

Khắc phục những ấn tượng không tốt trong mắt đồng nghiệp

Bất kỳ ai cũng muốn để lại ấn tượng ban đầu tốt trong mắt đồng nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi dù bạn đã cố gắng, bạn vẫn để lại ấn tượng xấu trong lần gặp đầu tiên. Và điều tồi tệ nhất là khi bạn không làm gì để khắc phục điều đó.

 Có 3 nguyên nhân khiến bạn gây ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp: Thứ nhất, là do những bất đồng về tính cách ngay từ lần gặp đầu tiên, và có những điều về bạn mà đồng nghiệp không thích. Thứ 2 là do bạn lỡ lời gây tổn thương đến đồng nghiệp. Và thứ 3 là những cư xử không hay của bạn như đến muộn, xử sự không hay trên

điện thoại

hay trong bữa ăn.

Dù với lý do nào, khi bạn đã gây ấn tượng ban đầu không tốt, điều tồi tệ nhất là bạn không làm gì cả. Hậu quả sẽ còn tồi tệ hơn khi đồng nghiệp đó kể với những người khác về điều bạn đã làm. Điều này sẽ gây tác động xấu đến công việc của bạn.

Dưới đây là 5 bước giúp bạn khắc phục được ấn tượng xấu đó.

1. Thừa nhận lỗi sai

Hãy cố gắng để đưa quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp đó tiến lên mức tốt hơn bằng cách mời họ đi ăn tối, tặng họ vé xem phim, xem bóng đá hoặc làm những gì mà bạn biết rằng họ sẽ thấy cảm kích.

Hãy thẳng thắn thừa nhận lỗi sai của mình và nói đến lỗi sai đó một cách cởi mở. Nếu như trong lần gặp đầu tiên, bạn đã nói gì điều gì đó không nên nói, thì hãy xin lỗi còn nếu bạn đã cư xử không hay thì hãy để cho đồng nghiệp đó thấy là bạn đã ý thức được việc mình đã làm.

2. Xử lý nhanh nhạy

Hãy ngay lập tức làm mọi thứ có thể để cải thiện tình hình. Nếu bạn đã lỡ lời thì ngay lập tức diễn đạt lại ý đó. Còn nếu như trong bữa ăn, bạn vô ý làm đổ ly nước ra bàn, thì bạn cần đến trợ giúp người phục vụ trong việc lau dọn. Tất nhiên, trong một số trường hợp, bạn không thể cải thiện được tình hình. Khi đó, hãy thể hiện sự sẵn sàng để cải thiện tình hình nếu có thể.

3. Cố gắng sửa chữa

Tùy thuộc vào tính nghiêm trọng của vấn đề, bạn nên có những các xử trí khác nhau. Ví dụ, khi bạn đến muộn 10 phút hoặc quên cuộc hẹn, hãy xin lỗi và đưa ra lý do hợp lý. Lời xin lỗi có thể nói trực tiếp, qua thư hay thông qua một món quà nhỏ. Và trong những tình huống như thế này, sự hài hước là có thể sẽ đem lại hiệu quả. Nếu có thể, hãy giúp họ nhìn nhận tình hình theo hướng tích cực.

4. Cố gắng đưa mối quan hệ trở lại mức bình thường

Những cố gắng sửa sai của bạn sẽ dần dần giúp chuyển từ mối quan hệ xấu trở thành mức bình thường. Bởi hầu hết mọi người đều sẵn sàng tha thứ và làm lại từ đầu.

5. Nâng mức quan hệ lên mức tốt hơn

Hãy cố gắng để đưa quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp đó tiến lên mức tốt hơn bằng cách mời họ đi ăn tối, tặng họ vé xem phim, xem bóng đá hoặc làm những gì mà bạn biết rằng họ sẽ thấy cảm kích.

Điều cuối cùng bạn cần chú ý là khi gây ra ấn tượng xấu, đừng bao giờ bào chữa cho những điều mình đã làm.

Bí quyết xóa bỏ rụt rè trong giao tiếp

Sự rụt rè có thể gây nên nỗi lo âu cho một số bạn khi

giao tiếp

với những người mới quen. Bài viết sau đây sẽ đưa ra những thông tin bổ ích giúp cho bạn không còn mắc cỡ và bẽn lẽn nữa.

Bạn hay ngại ngùng và e thẹn? Đó chính là bạn thiếu lòng tin vào bản thân mình. Để hết nhút nhát bạn cần xem lại những đặc điểm tính cách của mình, xem mình có thể làm được gì và không thể làm gì; nắm bắt những ưu điểm lẫn khuyết điểm và học cách chấp nhận mình như bạn vốn có. Trước khi bạn cảm thấy tự tin khi gặp gỡ những con người mới và bắt đầu bất kì mối quan hệ nào, cho dù đấy là mối quan hệ riêng tư hay công việc, bạn phải có được sự tự tin ở mức độ nào đó ở chính mình. Sự tự tin ấy có ở trong mỗi con người và nó chỉ cần một sự giúp đỡ nho nhỏ từ bạn để có dịp được thể hiện ra mà thôi.

Nỗi sợ hãi lại là một "thủ phạm" khác làm chúng ta không thể tự do trò chuyện cởi mở với người lạ. Bạn sợ vì mình sẽ trông ngớ ngẩn và bị quê? Thế là bạn đã nhấn một nút "STOP" cho câu chuyện chưa kịp bắt đầu ngay từ câu nói đầu tiên rôì đó!

Cách duy nhất để chiến thắng nỗi sợ hãi là hãy làm chính điều bạn đang sợ và kiên trì làm điều đó. Khi gặp những người bạn mới, hãy tỏ ra thoải mái, mở rộng lòng mình, đừng tự cho mình là "trung tâm của vũ trụ". Hãy nói những điều mà người nghe thấy thích thú. Không ai muốn nói chuyện suốt cả buổi chỉ về một người, đặc biệt cố gắng đừng nên quá khoe khoang, khoác lác hay là thần tượng hóa bản thân mình.

Nếu bạn làm vậy, chỉ khiến mọi người càng tránh xa bạn mà thôi. Họ có thể ghé qua và lắng nghe bạn, nhưng chỉ vì họ không muốn mình bị cho là thô lỗ, hoặc bất lịch sự. Và thế là bạn tạo ấn tượng xấu ngay từ lần đầu tiên!

Xoá bỏ sự rụt rè trong giao tiếp

Nếu như người khác đang nói, hãy tỏ ra là bạn quan tâm đến vấn đề họ đang trình bày, dù cho bạn ngượng ngùng, không có nghiã bạn phải sử xự thiếu tế nhị. Hãy tôn trọng người khác giống như những gì bạn mong muốn nhận lại từ họ! Hãy lắng nghe và bày tỏ sự quan tâm thật chân thành! Nếu như bạn được hỏi ý kiến, hãy đưa ra lời đánh giá trung thực. Nếu đó là lời phê bình, hãy cư xử một cách khéo léo chứ đừng nên chỉ có chỉ trích, dè bỉu, hoặc phàn nàn. Bạn biết đấy‎, con người thường không thích nghe rằng mình đã sai hoặc cách làm của mình không thỏa đáng. Hãy nhớ rằng ý kiến của bạn là những điều bạn nghĩ, không phải là những lời khuyên cứng nhắc đế ép buộc người khác.

Bạn có biết những người bạn đang nói chuyện có thể cũng cảm thấy e ngại? Vì vậy, đây là một vấn đề thường gặp đối với cả hai phía vào cùng một thời điểm. Giao lưu, gặp gỡ những con người mới và chiến thắng nỗi nhút nhát là một quá trình chỉ cần bạn bước ra ngoài và trò chuyện. Tin chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy bạn cũng thân thiện và có thể làm quen nhiều ngươì bạn mới.

Những kỹ năng cần có khi giao tiếp

Nếu bạn đang cảm thấy chán nản, hãy suy nghĩ về những điều tích cực như ngày cưới của bạn, một trong những sự kiện quan trọng xảy ra trong thời thơ ấu của bạn hoặc của con bạn, cú đánh golf tuyệt vời nhất mà bạn đã thực hiện,… hoặc thậm chí hãy nghĩ xem bạn trông tuyệt vời thế nào trong chiếc quần jeans

yêu

thích.

Điều tiết tâm trạng

Để có niềm vui, trước hết bạn phải là người vui vẻ. Sẽ có những lúc bạn mệt mỏi mà chẳng muốn cười tẹo nào, nhưng chắc chắn bạn biết cách “làm giả” nụ cười. Điều kỳ cục là: những nghiên cứu khoa học chứng minh rằng việc bạn dù chỉ là giả tạo để có một nụ cười thực sự có thể gợi lên cảm giác muốn cười. Cười hay ngáp đều có tính chất lan truyền, vì vậy bạn cứ thoái mái mà cười.

Vậy nếu bạn đang cảm thấy chán nản, hãy suy nghĩ về những điều tích cực như ngày cưới của bạn, một trong những sự kiện quan trọng xảy ra trong thời thơ ấu của bạn hoặc của con bạn, cú đánh golf tuyệt vời nhất mà bạn đã thực hiện,… hoặc thậm chí hãy nghĩ xem bạn trông tuyệt vời thế nào trong chiếc quần jeans yêu thích.

Tóm lại, bất cứ khi nào bạn bắt đầu với những suy nghĩ tiêu cực, hãy lái suy nghĩ của bạn vào thị trấn hạnh phúc với những ký ức ngọt ngào. Và đừng quên, màu sắc cũng ảnh hưởng tới tâm trạng đấy. Những màu sắc sặc sỡ sẽ tốt hơn là những màu đen, xám, nâu.

Tạo ra kỉ niệm

Nếu bạn cảm thấy lạc lõng trong bữa tiệc, hãy “nấp” sau chiếc máy ảnh. Chụp ảnh là cách nhanh nhất phá tan sự ngượng ngùng trong

giao tiếp

. Với máy ảnh kỹ thuật số, bạn sẽ có hàng tỉ cơ hội “chộp” được những bức ảnh tuyệt vời. Mấu chốt là hãy hô hào mọi người lại gần nhau và hãy chụp những bức ảnh bất kỳ. Điều thú vị nằm ở lúc bạn upload ảnh.

Điều quan trọng là hãy chia sẻ những bức ảnh bạn đã chụp qua những mạng chia sẻ như Flickr, Picasa hay Shutterfly. Đây là cơ hội bạn nhận được những phản hồi, chia sẻ của những người bạn quen trong bữa tiệc.

Giới thiệu bản thân

Khi ở chỗ đông người mà bạn không quen biết ai cả, hãy giải quyết sự cô độc bằng cách cổ điển: bước về phía một người nào đó, đưa tay ra, mỉm cười và nói “Xin chào, tôi là …, rất vui được làm quen với bạn.” Tảng băng trong giao tiếp sẽ được phá vỡ.

Những

kỹ năng

giao tiếp xã hội cần có

Biết cách “chơi”

Hãy chơi một trò chơi xã hội nào đó chỉ để cho vui. Các ông bố, bà mẹ thường khuyên con mình nên học chơi một loại nhạc cụ hay môn thể thao nào đó. Thắng, thua không phải việc quan trọng mà điều quan trọng là những thú vui này giúp con người hòa nhập với xã hội, chia sẻ với bạn bè, tạo dựng nền tảng cho quan hệ cộng đồng và thiết lập mối quan hệ cá nhân.

Đôi khi hãy là đôi tai, đừng là cái miệng

Con người ai cũng yêu âm sắc giọng nói của mình. Tuy nhiên, nhiều lúc, bạn bè cần ta để chỉ lắng nghe mà thôi. Trong những tình huống cần thiết, các cuộc hội thoại sẽ tập trung vào những lời khuyên, cách gỡ rối hay là cuộc tìm kiếm trong tâm hồn. Nhưng cũng có lúc, điều bạn cần ta là một đôi tai cực to trong cả tiếng đồng hồ. Những chuyên gia trong lĩnh vực nhân học gọi trường hợp này là “sự lắng nghe tích cực”. Hãy là người tích cực trong những tình huống cần thiết, vì nhiều khi, chính bạn là người cần được người khác lắng nghe.

Chia sẻ hạnh phúc

Có những điều tưởng chừng rất bình thường đối với bạn nhưng lại quý giá đối với người khác. Hãy bắt đầu bằng những lời khen.

Sau đó, hãy nhớ rằng những món quà nhỏ nhắn trong các dịp đặc biệt như sinh nhật, thăm bệnh rất có ý nghĩa. Hãy đừng quên tặng quà với những

ý tưởng

tặng mới lạ, đáng nhớ.

Tham gia vào trào lưu Số

Ngày nay, không một cư dân mạng nào có thể phủ nhận sự kết nối tuyệt vời của những mạng xã hội như Facebook bởi chúng là cách mà rất nhiều người dùng để chia sẻ những thông tin cá nhân. Với mạng xã hội, bạn sẽ nhanh chóng và dễ dàng cập nhật những thông tin về người thân, bạn cũ và những gì đang xảy ra trên thế giới này.

Đừng quên nói cảm ơn

Cách cổ điển để nói cảm ơn là bạn viết một lá thư tay cảm ơn. Tuy nhiên, nếu công việc quá bận rộn và việc thư tay tốn

thời gian

để gửi, hãy gọi điện hoặc viết e-mail để cảm ơn trước khi quá muộn.

Khi viết e-mail cảm ơn, đừng quên đề cập đến lý do bạn không thể viết thư tay. Nếu viết e-mail cảm ơn bữa tối bạn đã được mời đến thì đừng quên kể lại một sự kiện đáng nhớ của bữa tối hôm đó, bày tỏ sự ngưỡng mộ với món tráng miệng hoặc món ăn nào đó mà bạn được mời cũng như sự nhiệt thành của chủ nhà, gửi kèm một bức ảnh bạn đã chụp sẽ càng tuyệt vời hơn. Mục đích của thư cảm ơn là khiến người nhận cảm thấy sự biết ơn của bạn. Vì thế, hãy cảm ơn theo cách mà bạn có thể bày tỏ sự biết ơn của mình.

12 bước giúp bạn thành công khi giap tiếp

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên phải

giao tiếp

với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp.

Có thể, bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại rất khó khi bắt đầu, hoặc kết thúc cuộc nói chuyện. Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé.

1. Khi bắt đầu một cuộc gặp, cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thông tin về anh ấy, các thói quen, sở thích hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến cả bạn và anh ta.

2. Đầu tiên hãy nói lời chào. Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì hãy giới thiệu tên của bạn để tránh bị bối rối. Cười và bắt tay đối tác.

3. Giới thiệu về mình, cố gắng nhớ tên của đối tác và nên sử dụng thường xuyên.

4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ “Mọi người tham dự có vẻ rất đầy đủ, anh đến đây được bao lâu rồi?”. Hoặc bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, hỏi xem họ có quen biết những vị khách khác không, và quen trong trường hợp nào.

5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.

6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói.

7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về vấn đề…?", "Bạn đã bao giờ nghe…". Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm chán.

8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà. Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút

thời gian

để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.

10.

Ngôn ngữ

cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.

11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích hợp.

12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị. Ví dụ: "Xin lỗi, tôi có một chút việc ở đằng kia, hẹn gặp lại anh nhé!".

Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi tình huống, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.

Bảy Kiểu Người Nghe Và Bí Quyết Để Có Kỹ Năng Nghe Tốt Hơn

Sở hữu

kỹ năng

nghe đặc biệt nổi trội và khả năng thuyết phục người khác ủng hộ ý kiến của mình là điều làm nên sự khác biệt giữa những người giỏi và những người xuất sắc. Có khả năng lắng nghe tốt sẽ xây dựng được lòng tin, sự tín nhiệm và sự tôn trọng. Một phần là vì khi bạn lắng nghe trọn vẹn, bạn sẽ có được phản hồi thích hợp và đúng trọng tâm thay vì cố tìm câu trả lời ngay lúc đó. Điều bạn nói chính là bằng chứng cho thấy bạn đã lắng nghe như thế nào.

"Những người tất bật"

Những người thuộc loại này thường trong trạng thái bận rộn và luôn chân luôn tay làm mọi việc. Kiểu người "đa năng" như vậy không thể ngồi yên và lắng nghe.

Bí quyết

Nếu bạn là một "thính giả tất bật", hãy tạm gác lại công việc đang dang dở của mình khi có ai đó nói chuyện với bạn.

Còn nếu bạn đang nói chuyện với một người "tất bật" thì bạn nên hỏi "Liệu tôi có thể nói chuyện với bạn vào lúc này không?", hoặc "Tôi cần bạn chú ý lắng nghe tôi chỉ một lát thôi" để khiến họ chú ý. Hãy nói ngắn gọn, vắn tắt và kết thúc câu chuyện một cách nhanh chóng bởi sự chú ý của họ cũng có giới hạn.

"Những người lơ đãng"

Kiểu người này luôn để "tâm hồn treo ngược cành cây". Bạn có thể nhận ra điều đó qua ánh mắt trống rỗng của họ. Họ không hề nghe những gì bạn nói mà chỉ đang mơ mộng đâu đâu.

Bí quyết

Nếu bạn thuộc kiểu người "lơ đãng", hãy tỏ ra biết lắng nghe hơn. Luôn chú ý và nhìn vào mắt người đối diện, đưa người về phía trước rồi tỏ ra thích thú bằng cách đặt câu hỏi cho họ.

Nếu bạn đang nói chuyện với một "người lơ đãng", thỉnh thoảng hãy hỏi lại xem họ có hiểu ý bạn không. Cũng giống như đối với kiểu người "tất bật", bạn hãy bắt đầu bằng

việc làm

cho họ chú ý, cố gắng nói ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề bởi sự lưu tâm của họ có hạn.

Bảy Kiểu Người Nghe Và Bí Quyết Để Có

Kỹ Năng

Nghe Tốt Hơn

"Những người nói leo"

Những người này sẵn sàng xen vào cuộc nói chuyện bất cứ lúc nào. Họ chỉ chực chờ thời cơ để nhảy vào nói. Thực ra họ không hề lắng nghe bạn mà chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu được nói của bản thân họ.

Bí quyết

Nếu bạn là một người hay "nói leo", hãy xin lỗi mọi người ngay khi bạn nhận ra mình đang ngắt lời họ vì điều đó sẽ làm cho bạn có ý thức hơn trong những tình huống như thế này.

Nếu bạn đang nói chuyện mà có một người "nói leo" vào thì bạn hãy dừng ngay lại và nhường họ nói, nếu không, họ cũng sẽ chẳng chú ý đến lời của bạn. Khi họ nói xong, bạn nên bảo rằng "Như vừa nãy tôi đang nói…" để họ nhắc họ nên lắng nghe thay vì ngắt lời bạn.

"Những người thờ ơ"

Những người này thường tỏ ra xa cách và ít biểu lộ cảm xúc khi lắng nghe. Họ chẳng hề quan tâm đến những lời bạn nói một chút nào.

 Bí quyết

Nếu bạn là kiểu người như vậy, hãy tập trung nghe hiểu ý của người nói chứ không chỉ dừng lại ở ngôn từ của họ. Hãy lắng nghe bằng cả đôi mắt, đôi tai và trái tim của mình.

 Còn nếu bạn đang nói chuyện với một người "thờ ơ", hãy nhấn mạnh ý kiến của bạn và đưa ra nhiều câu hỏi để thu hút sự chú ý của họ.

"Những kẻ hiếu thắng"

Kiểu người này sẵn sàng tranh cãi đến cùng. Họ thích chống đối và lên án người khác.

Bí quyết

Nếu bạn là một kẻ "hiếu thắng", hãy thử đặt mình vào vị trí của người nói để có thể hiểu được, chấp nhận, và thấy được cái hay trong quan điểm của họ.

Còn nếu bạn bị một kẻ "hiếu thắng" phản đối và lên án, hãy đối diện thay vì rụt rè. Hãy nói với họ về việc bạn có thể chấp nhận sự bất đồng đó như thế nào hoặc về việc bạn có thể làm khác đi ra sao vào lần tới.

"Những nhà phân tích"

Những người này thường xuyên đóng vai "cố vấn" hoặc "bác sĩ chuyên khoa" và sẵn sàng cung cấp cho bạn những câu trả lời ngay cả khi bạn chưa hỏi. Họ cho rằng mình là người biết lắng nghe và thích giúp đỡ người khác. Họ luôn luôn phân tích và sửa lại những gì bạn nói.

Tips

Nếu bạn thuộc tuýp người thích "phân tích", hãy thư giãn và nên hiểu rằng không phải ai cũng đang cần tìm một câu trả lời, một giải pháp hay một lời khuyên. Một số người chỉ thích nói ra

ý tưởng

của mình để tự bản thân họ hiểu rõ được vấn đề hơn mà thôi.

Còn nếu nói chuyện với một người thích "phân tích", bạn nên mở đầu bằng câu "Tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn chứ không phải đi tìm những lời khuyên."

"Những người biết lắng nghe"

Đây là những người có ý thức lắng nghe. Họ nghe bằng tất cả tấm lòng và cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người nói. Đây là cách lắng nghe cấp bậc cao nhất. Cách lắng nghe này động viên bạn tiếp tục câu chuyện của mình, giúp bạn tìm ra giải pháp và có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình.

Bí quyết

Nếu bạn là người "biết lắng nghe", hãy cứ tiếp tục như thế bởi mọi người thật sự đánh giá cao điều đó.

Nếu bạn nói chuyện cùng người "biết lắng nghe", hãy tỏ ra cảm kích sự ân cần từ họ, hãy nói cảm ơn họ vì sự quan tâm của họ dành cho bạn và câu chuyện của bạn.

Bí quyết nêm nếm và nấu thức ăn

Có những món ăn tưởng chừng chỉ cần các kỹ thuật nêm nếm cẩn thẩn là mùi vị của món ăn sẽ trở nên ngon hơn, nhưng bên cạnh đó, các chuyên gia và đầu bếp lớn đều phải sử dụng một vài bí quyết riêng cho từng món ăn để các món ăn đã ngon càng ngon hơn, đồng thời quá trình thực hiện món ăn dễ dàng hơn nhờ vào các bí quyết đó.

Sau đây là một vài bí quyết

nấu ăn

ngon chia sẽ đến mọi người:

1. Nấu cháo: Muốn cháo không bị trào ra ngoài nồi khi sôi, cho vào cháo một ít dầu ăn, mùi vị càng thơm ngon hơn.

2. Nấu cơm: Nên đun sôi nước trước khi cho gạo vào vì trong nước máy có chất làm cho hao tổn vitamin B1 trong gạo.

3. Luộc mì sợi: Không nên để nước sôi sùng sục mới cho mì vào vì như vậy mì chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.

4. Xào thịt, cá: Nên dùng dầu thực vật, vì trong dầu có chất khử mùi tanh, còn xào rau thì nên dùng mỡ heo, rau xào sẽ thơm, ngon và đẹp mắt hơn.

5. Nêm muối: Nếu là các loại củ thì nên nêm muối sớm hơn để muối thấm vào, còn nếu là rau thì nêm trước khi nhắc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng và rau không bị nhũn.

6. Nêm xì dầu: Nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua vì lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao, nên nêm xì dầu trư ớc khi nhắc xuống.

7. Nêm bột ngọt hợp lý: Sau khi đã múc đồ ăn ra tô hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ gây ra chất độc hại cho sức khoẻ. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hòa tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.

8. Cách nêm các gia vị: Theo nguyên tắc loại nào lâu thấm thì nêm trước. Ví dụ như phải nêm muối và đường thì đường nêm trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hư ơng đặc trưng như xì dầu, nước mắm

thời gian

nấu càng ngắn càng tốt.

9. Dùng nước khi chiên, xào: Khi xào thịt, phải đảo nhanh tay và chế thêm chút nước, thịt sẽ mềm và ngon hơn. Còn khi chiên có thể pha nước vào dầu theo cách: đun sôi 3 phần nước rồi đổ một phần dầu từ từ vào, chờ khi dầu đã nổi hoàn toàn trên mặt nước thì bỏ đồ cần chiên vào.

10. Cách chưng, hấp cá: Ðập một quả trứng và thoa đều lên cá, cá sẽ hấp thụ các chất trong trứng và thức ăn trở nên ngon, bổ hơn.

Rán cá không dính chảo: Nếu không có chảo chống dính bạn làm sạch cá và để ráo nước. Trước khi rán, bạn cho cá lăn qua đĩa xì dầu rồi để tiếp cho cá khô ráo. Khi rán để dầu nóng rồi thả cá vào chảo. Làm như vậy cá không tiết ra nước khi tiếp xúc với dầu nóng và không làm cá bong tróc da mà dính chảo.

Để không làm mất các chất có lợi cho cơ thể khi nấu ăn:

Trong thực tế, đa số chúng ta không ăn các thực phẩm sống. Trước khi dọn lên bàn ăn, chúng ta đều làm các thao tác như: rửa, cắt, nấu hoặc rán. Trong các quá trình như vậy, thành phần hoá học của thịt, rau, hạt đều bị thay đổi, mà đôi khi làm cho lợi ích của thực phẩm giảm tới con số 0.

Để không làm mất vitamin, protein, mỡ, một số hoạt chất sinh học và các chất khoáng, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

* Cá:

Cần phải nấu cá không dưới 8-10 phút (đã cắt thành miếng nhỏ), hay nguyên con (từ 500g trở lên) không dưới nửa giờ. Cũng như đối với thịt, nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay. Khi rán, nhất định phải tẩm bột để cá không bị chảy mất nước. Và cần theo dõi không để rán quá, vì khi đó protein trở nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng. Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến khi có vỏ vàng, sau đó nướng tiếp trong lò nướng 5-7 phút.

* Sữa:

không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần, nếu không protein trong sữa sẽ bị phân rã và các vitamin bị phá hủy. Khi nấu sôi sữa, không giữ trên lửa quá 1-2 phút. Khi nấu các thực phẩm khác như bột, gạo, rau... với sữa, trước hết cần nấu những thứ đó trong nước, sau mới đổ sữa tươi vào, đun tiếp đến sôi và bắc ra ngay.

* Rau, quả:

Khi bóc bỏ vỏ rau quả, nên cố gắng gọt làm sao cho mỏng, sau đó nên cố gắng nấu ngay, không nên để lâu rau quả đã làm sạch vỏ ngoài không khí. Nên nấu chúng với ít nước hoặc chỉ nấu cách thủy. Chỉ nêm làm các món rau trộn (salad) ngay trước khi ăn. Nên rửa sạch quả, lấy bỏ hạt ngay trước khi đưa lên bàn ăn hay chế biến tiếp (như làm mứt). Khi làm quả nghiền hay làm nước ngọt từ quả tươi, trước hết nên ép lấy nước từ các quả đó, sau đó nấu phần còn lại trong nước khoảng 10 phút, lọc lấy nước, rồi đổ vào nước ép ban đầu và chỉ nấu tất cả đến khi sôi một lần, không hơn.

* Thịt:

nếu giữ thịt đông trong tủ lạnh, thì cần để tan trong vòng 2-3 giờ ở nhiệt độ trong phòng. Không cho thịt vào nước. Khi làm tan băng nhanh bằng cách cho thịt vào nước ấm, nước trong thịt sẽ bị mất, cùng với nó các protein có giá trị cũng tiêu hao. Cần rửa thịt nhanh dưới vòi nước lạnh, và nên thu xếp chế biến ngay. Nên nấu thịt bằng những miếng lớn và chỉ bỏ thịt vào nước sôi. Khi làm thịt băm trộn bột bánh mì, nước thịt không bị mất nhiều nhờ có bột giữ lại. Nhưng cũng cần rán thịt băm cho đúng cách. Khi mỡ (dầu) vào chảo chưa nóng, lớp vỏ bảo vệ không hình thành được. Lớp ngoài bị quá nóng cũng không tốt: thịt bị cháy thành than, còn mỡ quá nóng bị phân hủy. Do vậy, cần rán thịt trong mỡ nóng, nhưng không bóc khói, kéo dài khoảng 10 phút, sau đó giữ tiếp trong lò nướng.

* Hạt:

Các loại hạt ít mất chất dinh dưỡng nhất. Nhưng không nên nấu chúng lâu. Bột mì chỉ nấu trong 10-15 phút; gạo, lúa mì trong 30-40 phút. Nên ngâm hạt đậu xanh, đậu Hà Lan trong nước lạnh khoảng 2 giờ, sau đó đổ nước đó đi, cho vào nước lạnh mới và nấu.

Mặc dù muối được coi là một trong các nguyên nhân gây "trục trặc", nhưng ít ai hoàn toàn không cho muối vào thức ăn. Tuy vậy, trong việc có vẻ rất đơn giản này vẫn có những thủ thuật nhất định:

- Cho muối vào khoai tây nấu cả vỏ ngay từ đầu, nhưng đối khoai tây rán chỉ cho muối khi đã rán gần xong.

- Cho muối vào súp rau khi rau đã chín.

- Cho muối vào rau trộn ngay trước khi đưa lên bàn ăn. Nếu như cho muối vào từ trước, rau sẽ bị mất nhiều nước.

- Cho muối vào nước nấu thịt 30 phút trước khi nấu xong, cho vào cá lúc bắt đầu nấu, cho vào nấm lúc kết thúc.

- Nếu trước khi rán cá, bạn ướp muối và để 10-15 phút thì khi rán, cá sẽ không bị tróc.

- Cần cho muối vào thịt ngay trước khi rán, nếu không thịt sẽ bị mất nước và trở nên khô.

- Không nên cho muối vào gan khi rán, ngược lại gan sẽ bị cứng.

Qua vài bí quyết

nấu ăn ngon

ở trên, chắc hẳn mang lại cho các bạn thêm nhiều kinh nghiệm trong việc nấu ăn của mình. Kính chúc quý vị tạo ra được nhiều món ăn trong các bữa cơm ấm cúng của

gia đình

.

Chọn thớt phù hợp với mục đích sử dụng

Bài viết sau sẽ gửi đến những "bí kíp" để bạn chọn được một chiếc thớt đúng chức năng và mục đích sử dụng trong căn bếp của mình...

Chọn hình dáng thớt theo mục đích sử dụng

Chiếc thớt cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một bữa ăn ngon, hợp vệ sinh cho

gia đình

bạn. Tuy nhiên, để chọn một chiếc thớt để sử dụng đúng chức năng và mục đích thì không phải dễ dàng. Mỗi loại thớt thường được thiết kế chuyên dụng cho mục đích cụ thể mà bà

nội trợ

thông minh cần nắm rõ.

Đầu tiên: Kích cỡ của thớt phải phù hợp với gian bếp

Để chọn được kích cỡ chiếc thớt phù hợp cho bếp nhà mình, bạn cần quan tâm đến hai vấn đề đó là: Kích thước của căn bếp và kích thước bồn rửa.

Nếu gian bếp không được rộng rãi thì chẳng có lý do gì bạn lại lựa chọn một chiếc thớt kích thước lớn. Nó vừa gây khó khăn cho việc lưu trữ do chiếm nhiều diện tích, lại vừa bất tiện khi sử dụng (vì phải tìm mặt phẳng phù hợp để đặt nó). Vì thế, điều đầu tiên là bạn nên tính đến diện tích bếp nhà mình khi chọn mua thớt.

Một yếu tố khác cần phải xem xét là kích thước bồn rửa. Làm sạch thớt là

việc làm

thường xuyên, cần thiết và quan trọng để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên một chiếc thớt quá khổ không vừa với bồn rửa sẽ làm khó bạn đúng không nào? Chắc chắn là không ai muốn bị mang bệnh vì một chiếc thớt bẩn rồi! Lời khuyên dành cho bạn là nên chọn một chiếc thớt bằng ½ kích thước của bồn rửa là hợp lý nhất.

Ngoài ra, bạn nên sắm thêm hai chiếc thớt nhỏ hơn (khoảng 15 cm2) để cắt miếng trái cây cho bữa sáng hay các nguyên liệu bổ sung cho đồ uống.

Thứ hai: Độ dày của thớt tuỳ vào khối lượng thực phẩm

Một chiếc thớt dày trông sẽ tuyệt vời và khi thao tác cũng tạo nên cảm giác chắc chắn đúng không? Sức nặng của thớt cũng khiến nó không bị trơn trượt khi sử dụng, giúp bạn sơ chế hay băm chặt tốt hơn. Tuy nhiên, bất tiện ở chỗ là nó rất nặng, gây bất tiện khi lấy ra, rửa sạch và cất đi, đặc biệt là đối với các chị em phụ nữ...

Chính vì vậy, nếu không phải thường xuyên xử lý một khối lượng thực phẩm lớn như các đầu bếp chuyên nghiệp thì bạn nên lựa chọn loại thớt mỏng nhẹ. Không chỉ dễ dàng vệ sinh mà nó còn giúp bạn linh hoạt hơn khi sử dụng. Việc nhấc thớt lên để trút thực phẩm đã băm hay thái vào nồi chảo cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều đúng không?

Thứ ba: Chọn hình dáng thớt theo mục đích sử dụng

Hình dáng của một chiếc thớt phụ thuộc vào việc bạn sẽ sử dụng nó vào mục đích gì. Một chiếc thớt vuông sẽ có không gian chứa tốt hơn cho nhiều loại nguyên vật liệu đã được xử lý. Còn một chiếc thớt tròn lại có ích khi bạn phải băm cắt nhiều nguyên vật liệu cùng một lúc... Do đó, bạn nên chú ý đến quy trình nấu nướng cụ thể để chọn chiếc thớt cho phù hợp nhé!

Thứ tư: Tìm hiểu ưu nhược điểm của chất liệu thớt

Hiện nay, thớt có nhiều chất liệu phong phú. Ngoài tre và gỗ truyền thống, thớt ở thị trường hiện nay được tạo thành từ nhiều loại hợp chất như: Thủy tinh, đá, đá cẩm thạch, nhựa... Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng:

Thớt gỗ

Thớt gỗ là loại thớt đã được sử dụng trong một

thời gian

dài và khá thông dụng. Hầu như gia đình nào cũng sở hữu một chiếc thớt loại này. Thớt gỗ có màu tự nhiên rất đẹp, lại khá bền. Một chiếc thớt có thể dùng được nhiều năm với việc chăm sóc và bảo quản thích hợp. Cắt trên bề mặt gỗ cũng cảm thấy rất dễ dàng. Màu sắc của nó lại thích hợp với nhiều kiểu nội thất nhà bếp, làm hài lòng cả những gia chủ khó tính nhất.

Tuy nhiên, thớt gỗ có nhược điểm là sau một thời gian dài sử dụng, nó thường có mùn và bị nứt. Nước từ gia cầm hoặc thịt sống có thể thấm theo khe nứt này ngấm sâu vào bên trong rất khó làm sạch dẫn đến vi khuẩn bám tụ, sinh sôi, gây bệnh.

Thớt tre

Thớt tre là một

sản phẩm

của nguồn tài nguyên tái tạo. Nó cũng có nhiều ưu điểm như thớt gỗ: Kiểu dáng phong phú, màu sắc tự nhiên, khá bền và dễ dàng khi sử dụng, lại thích hợp cho băm, xắt nhỏ và thái mỏng. Tuy nhiên nó kém bền hơn so với thớt gỗ do đặc tính tự nhiên. Đồng thời cũng dễ bị nứt theo các khe rãnh tạo điều kiện cho vi khuẩn ẩn mình, gây bệnh rất nguy hiểm.

Thớt nhựa

Thớt nhựa nhẹ, không thấm nước, dễ thái thực phẩm, lại có nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú đẹp mắt rất hợp với căn bếp hiện đại. Độ dày của nó lại đáp ứng cho nhiều loại thực phẩm khác nhau. Thớt mỏng thì linh hoạt, giúp nó dễ dàng băm nhỏ hoặc thái hạt lựu. Thớt dày khó khăn hơn nhưng rất bền.

Tuy nhiên, thớt nhựa lại khó băm chặt mạnh, khi thái mảnh nhựa có thể bị văng ra và lẫn vào thực phẩm. Các vết trầy, xước có thể là chỗ cư ngụ của các loại vi khuẩn có hại. Với khí hậu nóng ẩm như Việt Nam nó lại dễ bị cong vênh. Do đó cần bảo quản thớt nhựa tốt để tránh bị oxy hóa. Thớt nhựa thích hợp cho đồ ăn chín, rau củ và trái cây.

Thớt thủy tinh

Thớt thủy tinh khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của ba loại thớt trên: Không bị mùn, không nứt, không bị ô xy hóa lại dễ lau rửa sạch sẽ. Có thể dùng để cắt đồ ăn chín hay trái cây đều được mà không bị trầy xước...

Loại thớt này còn được thiết kế nhiều màu sắc và hình ảnh rất đẹp mắt cho phép thể hiện cá tính của riêng bạn. Khi không sử dụng, nó trở thành một phụ kiện trang trí rất thu hút cho nhà bếp. Tuy nhiên, thớt thủy tinh có bề mặt cứng nên dao dễ bị cùn. Thớt dễ vỡ nên nó không thể dùng băm chặt những loại thực phẩm cứng.

Thớt đá

Thớt đá đẹp, sang trọng nhưng bề mặt cứng có thể phá hủy lưỡi dao. Do đó nó không được khuyên dùng để cắt hàng ngày, băm hoặc cắt...

Bề mặt láng mịn, mát lạnh rất tốt cho việc làm kẹo hoặc chuẩn bị bột bánh ngọt. Bề mặt này cũng giúp nó dễ làm sạch bằng nước và xà phòng. Với chất liệu đá cẩm thạch nó cũng là một bổ sung tuyệt đẹp cho bất kỳ không gian nào. Nhược điểm của thớt đá cũng tương tự như thớt thủy tinh.

Cuối cùng: Chi phí cho việc chọn mua thớt

Một chiếc thớt không phải lúc nào cũng có mức giá cố định, đồng nhất. Thớt gỗ thì phụ thuộc vào chất lượng gỗ tạo nên. Thớt thủy tinh kiểu dáng phong phú, hiện đại thì có giá thành cao hơn. Thớt nhựa giá cả hợp lý. Thớt tre tái chế nên chi phí cũng mềm hơn cả...

Cuối cùng, chỉ có bạn mới có thể xác định điều bạn cần. Dựa vào những ưu nhược điểm của từng loại thớt mà bạn nên cân nhắc để lựa chọn một cách thông minh nhé!

Dù chọn loại thớt nào đi chăng nữa, chúng tôi cũng khuyên bạn nên sắm 3 loại thớt (1 cho thức ăn sống, 1 cho thức ăn chín và 1 cho các loại trái cây) để đáp từng loại thực phẩm riêng biệt, tránh lây nhiễm chéo và đảm bảo

sức khỏe

cho cả gia đình.

Chọn mua khăn tắm cho phù hợp

Mua một chiếc khăn tắm tưởng như là một việc đơn giản nhưng không hoàn toàn như bạn nghĩ. Mọi người thường không bận tâm nhiều ngoài sở thích, thói quen về màu sắc và kiểu dáng... khi chọn mua, nhưng thực ra, có nhiều yếu tố mà bạn cần chú ý để có thể lựa chọn một chiếc khăn tắm hoàn hảo cho bản thân và

gia đình

...

Khăn tắm không chỉ mang lại màu sắc và phong cách cho không gian này mà còn mang lại cho bạn những ý nghĩa thiết thực hàng ngày. Vì vậy tham khảo những lời khuyên dưới đây để có được sự lựa chọn phù hợp nhất bạn nhé!

Chất liệu khăn là yếu tố hàng đầu

Điều đầu tiên bạn cần quan tâm khi chọn mua khăn tắm là chất liệu của chiếc khăn. Khăn tốt nhất là được làm từ 100% cotton vì cảm giác thoải mái nó mang lại cho da, độ bền và khả năng thấm hút cực tốt. Cotton tốt nhất đến từ các quốc gia Ai Cập, Mỹ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil và đều được biết đến với chất lượng đặc biệt.

Khăn tắm thường được làm từ một trong ba loại bông: Ai Cập, Supima và tiêu chuẩn.

- Bông Ai Cập sản xuất lâu đời, là loại bông cực mềm và siêu thấm hút. Đây là lựa chọn đắt tiền nhất, nhưng nó cũng mang lại cảm giác sang trọng nhất.

- Bông Supima được trồng ở Hoa Kỳ. Nó tạo ra các sợi ngắn hơn so với bông Ai Cập, do đó nó vẫn có độ bền cao và không tốn quá nhiều chi phí.

- Bông tiêu chuẩn có chất lượng thấp hơn so với hai loại trên, nhưng nó thấm hút và sức bền tốt. Đây cũng là lựa chọn ít tốn kém cho người tiêu dùng.

- Tre, một chất xơ tự nhiên, là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang tìm kiếm cái khăn với một sức đề kháng nấm mốc cao.

Khăn tắm và tấm tắm được làm từ cotton Ai Cập và Brazil hoặc Supima có cảm giác mềm mại và thấm hút cao nhất. Đây là những chiếc khăn hoàn hảo khi lựa chọn để sử dụng hàng ngày.

Chú ý cách dệt khăn

Cách chiếc khăn được tạo thành luôn luôn ảnh hưởng tới độ bền của khăn và cảm giác nó mang đến cho da của chúng ta như thế nào. Kiểu dệt theo vòng lặp làm cho khăn hấp thụ tốt hơn trong khi đó kiểu dệt xoắn lại làm cho chúng bền hơn.

Trọng lượng của khăn là một vấn đề cá nhân và có thể bị ảnh hưởng bởi các mùa. Trong thời tiết ấm áp thì một chiếc khăn nhẹ luôn mang lại cảm giác tốt và ngược lại nặng hơn khi thời tiết lạnh và u ám.

Grams trên một mét vuông là chỉ số GSM luôn được tìm thấy trên bất kể một mác khăn hay quảng cáo nào.

Trong khi một chiếc khăn ở phạm vi 500 được coi là sang trọng và thường được dùng ở các khách sạn lớn. Tuy nhiên so với một chiếc khăn nhẹ hơn dưới 500 đã được xây dựng và dệt bằng sợi cao cấp có thể lại tốt hơn một chiếc khăn nặng. Chẳng hạn như các lớp khăn nhẹ là tốt nhất để lau khô tóc, khi đi biển hoặc trong phòng tập thể dục trong khi khăn nặng hơn với chất liệu bông tốt lại thích hợp dùng cho phòng tắm.

Bằng cách sử dụng một hoặc một trong những hệ thống đánh giá, bạn có thể lựa chọn một chiếc khăn ở mức giá tốt nhất thay vì dựa trên tên nhà sản xuất hoặc thương hiệu có thể có hoặc không thể cung cấp cho bạn những kết quả mà bạn muốn.

Chú ý tới kích thước

Khăn tắm có hai kích thước tổng quát: Khăn tắm và tấm tắm. Khăn tắm tiêu chuẩn đo lường khoảng 127.4cm chiều dài và tấm tắm lớn hơn có thể đo được 147-171cm chiều dài. Tấm tắm thường chi phí nhiều hơn so với khăn tắm tiêu chuẩn.

Lựa chọn màu sắc và thiết kế

Khăn được sử dụng giống như trang sức và phụ kiện cho phòng tắm của bạn. Khi bạn chọn khăn tắm, hãy xem xét màu sắc và phong cách của phòng tắm, nơi chúng sẽ được sử dụng.

Tốt nhất là bạn nên chọn một chiếc khăn dễ phối hợp với môi trường xung quanh. Nếu sàn phòng tắm của bạn, sơn tường và gạch mang một màu sắc trung tính thì bạn có thể chọn màu sắc nổi bật một chút và ngược lại.

Hoặc bạn cũng có thể chọn loại khăn có kiểu dáng hoa văn lạ mắt nếu phòng tắm của bạn hơi đơn giản và ít chi tiết...

Một chiếc khăn tắm có màu sắc bổ sung cho bảng màu phòng tắm hoặc kiểu dáng tương phản với thiết kế chung sẽ thực sự gây chú ý nhiều hơn vào các bức tường hay sàn trong phòng tắm đấy.

Chức năng là then chốt

Bạn sẽ sử dụng một chiếc khăn tắm mỗi ngày, vì vậy hãy chắc chắn chiếc khăn nào mà thực sự đáp ứng nhu cầu của bạn. Điều quan trọng là chọn khăn thấm nước tốt và mang lại cho bạn cảm giác thoải mải. Cửa hàng tạp hóa và siêu thị có rất nhiều chủng loại phong phú, đa dạng theo mức độ chất lượng mà bạn muốn. Do đó không nên thỏa hiệp khi nói đến chất lượng bạn nhé.

Bí quyết chọn trái cây tươi ngon

Với đu đủ, chị em nên chọn những quả dài, cầm nặng tay, chín đều ngả màu vàng hơi ửng đỏ, cuống còn dính nhựa là đu đủ chín cây, ăn ngọt thơm.

- Còn cam quýt thì nên chọn trái nặng, chắc, da vỏ hơi sần, căng...

- Khi mua dưa hấu thì nên chọn quả bóng, sẫm màu, cuống săn nhỏ, hơi cong, cầm nặng tay, vỗ vào nghe tiếng kêu ồm ộp. Những quả như thế là quả chín, nhiều cát, ăn ngọt.

- Với dứa thì nên lựa quả chín vàng, mắt to đều, thưa mắt, quả to, cuống nhỏ. Khi ăn cần chú ý đến các mắt dứa, mắt dứa bị hỏng, bị sâu, có thể là do rắn cắn vào, ăn dễ bị ngộ độc.

- Nho nên mua chùm trái căng, không bị dập, núm còn tươi, không nên chọn loại trái có núm bị thâm, nhũn hoặc hơi sẫm màu.

- Muốn bảo quản chanh trong tủ lạnh một đến hai tuần mà quả không bị khô thì chị em nên ngâm quả tươi vào nước, cho vào tủ lạnh và thay nước mỗi ngày.

- Với rau quả khi mua về thì nên ngâm trong nước sạch 20-30 phút, rồi tiếp tục rửa lại nhiều lần đến khi nước trong. Khi luộc, nấu rau thì nên mở nắp vung để thuốc trừ sâu bay bớt ra ngoài...

Cách sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan nhất

Sau đây là một vài cách để bạn có thể sử dụng đồng tiền hiệu quả hơn trong sinh hoạt cũng như chi tiêu cho bản thân mình nhé.

 -  Tiết kiệm không phải là từ xấu

    Nhiều người thường đánh đồng sự tiết kiệm với "rẻ tiền", nhưng điều đó không phải là sự thật. Tiết kiệm đơn giản là sử dụng tối đa những gì bạn có và mua, không mua những thứ bạn không thực sự cần đến.  Trong khi ông bà cha mẹ bạn học được cách tiết kiệm trong thời kỳ khó khăn, nhiều người vẫn tiếp tục làm điều đó kể cả khi kinh tế đã khá lên, và điều đó giúp họ giàu có.

  -  Sử dụng những gì bạn có

    Trong một xã hội tiêu thụ, bất cứ vấn đề gì bạn gặp phải luôn có thể được giải quyết bằng tiền. Nếu có thứ gì hỏng, chỉ việc ra ngoài mua thứ mới. Nếu có thứ gì vỡ, ra ngoài mua thứ thay thế.

    Nhưng thời của ông bà bạn, khi có thứ gì vỡ, việc đầu tiên họ làm là xem có thể sửa chữa được không. Nếu không thể sửa được, thì trước khi vứt vào sọt rác, họ cũng sẽ xem liệu nó có ích vào việc khác hay không. Không có lý do gì để ra ngoài và tốn tiền vào một thứ mới trong khi bạn có thể vẫn tìm cách sử dụng lại món đồ mà bạn đã có.

 -  

Tự mình xử lý nếu có trục trặc

    Khi sửa chữa thứ gì đó, việc đầu tiên ông bà bạn làm là tự mình tìm hiểu vấn đề. Thay vì gọi cho thợ, trước tiên họ xem mình có thể làm được hay không.

    Điều quan trọng bạn cần nhớ là hầu hết công việc sửa chữa không thực sự khó như bạn tưởng, và bạn có thể tự mình làm với một chút tìm tòi và kiên nhẫn.

 -  

Mọi vật đều có thể sử dụng cho nhiều mục đích

    Mọi người có xu hướng mua một món đồ cụ thể và sử dụng nó cho mục đích duy nhất ấy. Điều mà ông bà bạn biết rõ là mọi thứ đều có thể tái sử dụng trong vòng đời của chúng. Chiếc áo sơ mi sờn cổ, không thể mặc ra ngoài có thể trở thành cái áo ngủ ban đêm, và trở thành giẻ lau khi nó bắt đầu thủng lỗ.

  -

Nợ nần là điều nên tránh

    Trong thời đại của thẻ tín dụng, khi tiêu tiền, điều mà bạn không có hiện nay là sự tư vấn rằng làm điều đó đúng hay sai, trong khi thời của ông bà bạn, mọi người đều tin chắc nợ nần là điều nên tránh. Nếu họ có tiền, họ sẽ đơn giản là vạch ra kế hoạch để thực hiện việc mình muốn. Mượn bạn bè hoặc người thân, tiết kiệm tiền hoặc tìm một thứ khác để dùng thay thế..

    - 

Tích cốc phòng cơ (để dành cho lúc khó khăn)

    Mọi người đều biết rằng trước sau gì sẽ có những ngày mưa gió. Ông bà của bạn hiểu rõ điều này và đặc biệt để dành tiền cho những ngày mưa gió ấy. Còn giờ đây, bạn nên nghĩ rằng sẽ là chuyện bình thường khi để dành một quỹ khẩn cấp, khi

tài chính

không đi đúng hướng như bạn hình dung.

  -

Đồ cũ cũng có thể tốt như đồ mới

    Việc mua một chiếc ô tô cũ còn tốt mới qua sử dụng 2-3 năm đã trở thành lời khuyên tài chính cho những ai muốn sở hữu xe hơi. Ông bà của bạn hiểu rằng chuyện xảy ra với người chủ cũ không có nghĩa là đồ vật đó bị xem là vô giá trị. Họ cũng biết rằng điều này không chỉ đúng với xe hơi, mà còn mở rộng sang hầu hết lĩnh vực khác, khi mà thị trường đồ second-hand hết sức phong phú.

   - 

Thời trang

không phải là mục tiêu chính

    Khi

mua bán

, ông bà của bạn biết rằng không phải bề ngoài của thiết bị đó thế nào, mà là nó làm được gì mới quan trọng. Một chiếc Rolex trông sang đấy, nhưng nó không hiện giờ tốt hơn một chiếc đồng hồ thường mua tại cửa hàng gần nhà. Hãy học cách mua đồ vật vì chức năng của nó chứ không phải vì ngoại hình để tiết kiệm tiền.

  -  Mặc cả

    Khi phải mua một món đồ, ông bà của bạn không chạy tọt ra cửa hàng và khuân về ngay. Họ sẽ bỏ

thời gian

để mặc cả. Việc đó có nghĩa là tìm hiểu mặt bằng giá rồi đợi đến khi phù hợp, chứ không chỉ là rút thẻ tín dụng ra và mua, ngay cả khi trong thẻ không đủ tiền. Mặc cả mất thời gian, nhưng khi làm được, bạn sẽ có thành quả lớn.

 -

  Bánh ở nhà là ngon nhất

    Trong một xã hội mà mọi thứ đều có thể mua bán thuận tiện, thật khó mà nhớ được lần cuối cùng bạn tổ chức bữa ăn ở nhà là khi nào. Điều mà ông bà bạn biết là không chỉ rẻ hơn, mà món ăn do mình nấu ở nhà cũng ngon hơn nhiều. Hãy nghĩ thế này, có bao giờ bạn định bán đĩa bánh của ông bà làm cho bất kỳ hiệu bánh tên tuổi nào?

15 điều cần chuẩn bị cho 15 phút thuyết trình

Một ngày, bạn bất ngờ nhận được

yêu

cầu của

lãnh đạo

thuyết trình

trước đông đảo khách hàng và nhà đầu tư để giới thiệu về công ty và quảng bá các

sản phẩm

dịch vụ

của mình. Bạn không tin vào tai mình nữa. Thuyết trình - trong khi bạn chưa hề được trang bị một

kỹ năng

nào cho công việc này?

Bạn sẽ tưởng tượng được quang cảnh bao nhiêu ánh mắt đổ dồn vào bạn - người đang đứng trên bục thuyết trình, mặt đỏ ran lên vì mất bình tĩnh, miệng lắp bắp không nói nên lời và hai tay cứ loay hoay với mấy tờ giấy... Vậy bạn sẽ làm thế nào để không phải rơi vào tình trạng đó?

15 lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn thực hiện một buổi thuyết trình thành công.

1. Chuẩn bị thật kỹ càng: Bạn nên tìm hiểu về đối tượng sẽ tham dự buổi thuyết trình để có cách ăn mặc ấn tượng và phù hợp, cũng như chuẩn bị về tâm lý và tác phong

giao tiếp

. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng một nền tảng kiến thức sâu rộng mới tạo nên sức mạnh của người thuyết trình.

2. Hãy biết tạo cầu nối giữa người thuyết trình với thính giả: Đây là điều mà khách hàng và nhà đầu tư đánh giá rất cao ở bạn. Thông thường trong một buổi thuyết trình, bạn quá chăm chú với việc chuyển tải các nội dung căn bản, còn khán giả, họ lại kiếm tìm ở bạn những giá trị khác có thể gây thiện cảm và tạo niềm tin cho họ. Bởi vậy, bạn không nên quá cứng nhắc mà hãy giao lưu với khán giả qua ánh mắt và cử chỉ thân thiện, cũng như những ngôn từ giản dị, dễ hiểu, pha chút hài hước nhẹ nhàng.

3. Trình bày ngắn gọn và thuyết phục: Đôi khi bạn chỉ có 5 phút cho phần thuyết trình, nhưng bạn hãy tự tin là sẽ truyền đạt được thông tin cần thiết, do đó không nên xin lỗi khán giả trước hay đề cập đến việc bạn không có nhiều

thời gian

. Hãy vào đề ngay và chia nhỏ nội dung để bài thuyết trình được mạch lạc.

4. Đi thẳng vào những nội dung quan trọng: Đừng nói lan man làm thính giả không hiểu bạn muốn nhấn mạnh vấn đề gì, nội dung chủ yếu mà bạn muốn nói đến là gì. Bạn hãy tập trung ngay vào những nội dung quan trọng mà bạn biết chắc chắn sẽ giúp bạn giành được sự chú ý của đối tác, cũng như sẽ thôi thúc khách hàng tiềm năng

mua sắm

sản phẩm của bạn. Cũng không nên níu kéo mọi người để “cho phép tôi bổ sung...”, sau khi buổi thuyết trình đã kết thúc.

5. Điều chỉnh giọng nói: Kể cả khi bạn có ít thời gian, bạn cũng không nhất thiết phải nói thật nhanh, bởi như thế sẽ khiến khán giả khó bắt kịp nội dung, chưa kể người nói nhanh hay vô tình tạo cho người nghe cảm giác về sự thiếu trung thực. Có thể bạn sẽ thuyết phục và lôi cuốn khán giả hơn, khi bạn nói ở tốc độ vừa phải, có giọng điệu tự tin, phát âm chuẩn và rõ ràng, nhấn mạnh từng từ và xen kẽ một vài khoảng lặng khi bạn muốn mọi người tập trung hơn.

6. Minh họa: Nếu có một số vấn đề khó diễn đạt hoặc bạn cảm thấy cần làm rõ thêm, bạn hãy minh họa bằng các ví dụ hay câu chuyện ngắn gọn, súc tích, hoặc trích dẫn những tình tiết tiêu biểu nào đó, giúp khán giả hình dung rõ ràng và cụ thể hơn về điều bạn muốn nói. Bên cạnh đó, những câu chuyện dí dóm sẽ giúp bạn làm dịu không khí long trọng hay căng thẳng của buổi thuyết trình. Tuy nhiên, “Trào phúng như muối – hãy dùng cẩn thận”. Nếu quá lạm dụng những câu chuyện như thế, bạn sẽ mất nhiều thời gian và còn bị thính giả đánh giá là người thiếu nghiêm túc.

7. Biết thắt nút và gỡ nút trong khi thuyết trình: Các khách hàng và nhà đầu tư sẽ rất khó chịu khi bạn nói về hiện tại mà không bàn đến kế hoạch tương lai, nói đến khó khăn mà không có giải pháp cụ thể, nhắc đến ngân quỹ khổng lồ mà không cho biết số tiền đó được sử dụng hiệu quả thế nào... Hãy tỉnh táo để biết mình đang nói gì, bởi sự mất bình tĩnh dễ làm cho bạn lỡ lời hay phát ngôn thiếu chính xác.

8.

Kỹ năng

dàn dựng và sử dụng PowerPoint: Bằng cách sử dụng PowerPoint, bạn có thể tạo nên một bộ khung hoàn chỉnh và minh họa bản thuyết trình của mình với hệ thống biểu đồ, số liệu thống kê nhằm giúp khán giả tiện theo dõi. Bên cạnh đó, các slide được trình bày khoa học và ấn tượng sẽ thu hút khán giả hơn, và giúp bạn tránh mất phương hướng trong thuyết trình. Nếu bạn khéo léo cài vào chương trình một chút âm nhạc nhẹ nhàng, phù hợp với không gian, bạn sẽ chinh phục được cả những khách hàng và nhà đầu tư khó tính nhất!

9. Luyện tập trước: Bạn nên luyện tập ở công ty hay ở nhà, trước một tấm gương lớn hoặc nhờ bạn bè, đồng nghiệp nghe và góp ý. Điều đó sẽ giúp bạn có phong cách tự tin và cuốn hút hơn, cũng như nắm vững những nội dung cần thuyết trình, đặc biệt là điều khiển tốc độ nói để ước lượng thời gian.

10. Có nên phát trước bản đề cương cho thính giả? Nếu làm như vậy thì người xem sẽ hầu như không chú ý đến bạn nữa, họ chỉ việc chăm chú vào bản đề cương mà thôi. Một số công ty rất khôn ngoan, chỉ sau khi kết thúc buổi thuyết trình, họ mới phát tài liệu về nội dung kèm theo địa chỉ liên lạc để người nghe xem lại và giao dịch với công ty khi cần thiết.

11. Chuẩn bị trả lời câu hỏi: Đừng quên rằng bạn còn phải trả lời một vài câu hỏi khá hóc búa của khách hàng và nhà đầu tư sau buổi thuyết trình, bởi vậy, bên cạnh việc trang bị kiến thức, bạn cũng nên học hỏi cách ứng xử khéo léo. Chẳng hạn như một lời nói “Cảm ơn câu hỏi thú vị của quý khách và xin được trả lời rằng...”

12. Biết từ chối khéo léo: Trong buổi thuyết trình, bạn nên từ chối trả lời một số điều mang tính chất “kiêng kỵ” trong lần gặp đầu tiên hay ở hội thảo đông người, chẳng hạn như các câu hỏi về chi phí,

tài chính

nói chung. Bạn nên biết cách “lái” những câu hỏi này, hoặc từ chối nhẹ nhàng, lịch sự: “Tôi e là chúng ta đề cập vấn đề này hơi sớm”, hay “Bản thân tôi cũng chưa nhận được quyết định cụ thể nào...”

13. “Đợi hồi sau sẽ rõ”: Trước một vài phút giải lao, bạn không nên thông báo cụ thể nội dung kế tiếp. Thay vào đó là câu nói gợi sự tò mò và mang tính mời mọc người nghe tiếp tục theo dõi: “Tôi sẽ tiết lộ điều này sau một vài phút nữa...”. Khán giả sẽ náo nức chờ đợi bài thuyết trình của bạn ở phần tiếp theo.

14.

Ngôn ngữ

hình thể: Nếu bạn cứ đứng yên một chỗ với cái dáng thẳng đơ thì bạn đang tự làm cho buổi thuyết trình trở nên nhàm chán và đơn điệu. Nhưng khán giả sẽ cảm thấy bực bội nếu bạn lặp lại mãi những động tác, cử chỉ nhất định. Hãy làm chủ không gian của bạn bằng cách linh hoạt di chuyển trong khán phòng, tìm cách tiếp cận người nghe nếu thấy cần thiết và đa dạng hóa các cử chỉ, điệu bộ.

15. Nhận thức về vai trò của bạn: Bạn là nhà thuyết trình, người góp phần đáng kể trong các cố gắng chung nhằm mang lại cơ hội mới cho công ty. Cho dù bạn không phải là nhà lãnh đạo, nhưng bạn có thể thay mặt họ phổ biến những kinh nghiệm công ty bạn đã trải qua để đạt được uy tín như ngày nay, và quan trọng nhất là kêu gọi các khách hàng và nhà đầu tư ký kết hợp đồng

kinh doanh

.

Nên nhớ là tâm lý bình tĩnh và tự tin sẽ giúp bạn làm chủ được bản thân để thực hiện buổi thuyết trình thành công. Chỉ với 15 phút, thậm chí 5 phút ngắn ngủi đứng trên bục thuyết trình, nhưng bạn đã góp phần giúp công ty bạn đạt được một hợp đồng kinh doanh lớn, nâng cao uy tín của công ty, đồng thời tạo được ấn tượng cho lãnh đạo về khả năng tư duy và làm việc của bạn. Bởi vậy, hãy trang bị cho mình càng nhiều kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực thuyết trình càng tốt. Chúc các bạn sớm trở thành nhà thuyết trình thành công!

Theo kynanglamviec

Chuẩn bị cho bài thuyết trình

Dưới đây chúng tôi  xin đưa ra 1 số điều  quan trọng trong công việc chuẩn bị cho 1 bài

thuyết trình

:

1.    Xác định đối tượng

Trả lời các câu hỏi:

-    Ai sẽ đến dự?

-    Bao nhiêu người sẽ đến dự?

Trả lời được 2 câu hỏi trên bạn sẽ biết điều chỉnh bài thuyết trình phù hợp nhất để thu hut người nghe. Vd: Bill gate đã có buổi nói chuyện với sinh viên Bách Khoa Việt Nam. Với phong cách thoải mái đút tay 1 bên túi quần, nụ cười luôn thường trực trên gương mặt ông đã tạo 1 không khí thân thiện và cởi mở với những thanh niên trẻ.

2.    Nội dung

-    Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình

-    Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe khi ra về sẽ nắm bắt được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung quan trọng trong bài thuyết trình)

-    Xây dựng dàn ‎ cho bài thuyết trình 1 cách logic nhất ( đủ 3 phần : giới thiệu, nội dung  và kết luận): có 3 bước : động não ( Tìm ý  chọn ý -> sắp xếp ý)

-    Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình.Điều này rất quan trọng, bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn quá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về

thời gian

thì bạn phải phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất

3.    Hình thức

a.    Địa điểm:

-    Nếu xác định được số lượng người tham gia bạn sẽ dễ dàng lựa chọn địa điểm phù hợp với lượng người đó. Bên cạnh đó cần chọn địa điểm phù hợp với nội dung thuyết trình. Chương trình “ Hành trình

du học

lấy địa điểm Văn Miếu – Quốc Tử Giám làm nơi tổ chức. Đó là địa điểm phù hợp với lượng khách mời không quá lớn, phù hợp với tính chất khuyến học của chương trình bới Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

-    Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm. Với một bài thuyết trình về văn học nghệ thuật bạn có thể chọn địa điểm ngoài trời, trang trí căn phòng ấn tượng với tranh, hoa , tượng,,,,Nhưng với một buổi thuyết trình về đề tài khoa học bạn không cần sắp đặt căn phòng quá cầu kì với các đồ trang trí.rườm rà

-    Tập nói trước ở địa điểm đã chọn. Nếu ở ngoài trời thì cần tăng âm thanh. Nếu trong phòng nhỏ điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn ngoan. Lưu tâm đến độ sáng của địa điểm để bạn có thể đọc được những ghi chú của bản thân và cả người tham dự có thể theo dõi được những tư liệu bạn cung cấp.

b.    Thiết bị hỗ trợ.

-    Nếu đi thuê các thiết bị hỗ trợ thì nên lưu tâm đến việc đặt trước , kiểm tra chất lượng và giá cả hợp lí.

-    Các thiết bị phải tương thích ăn khớp với nhau.

-    Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyết trình. Không thể dùng 1 màn hình 19 inch khi có đến hơn 200 người tham gia.

4.    Tập luyện

Rèn luyện lâu dài :

-    Giọng nói: tiếng nói chuẩn là cần thiết, bạn cũng nên tập thở bằng bụng để cho hơi được dài , thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời nói hay, cũng cần phải tập sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau.  Không phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay, nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói của bạn sẽ có sức lôi cuốn khán giả.

-    Ứng khẩu : viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn sẽ luyện được khả năng xử lý ngôn từ nhanh. Đồng thời, thường xuyên thu thập dụng ngữ , lời hay, cách dùng từ ngữ lạ từ sách báo, trong khi nói chuyện.

-    Cử chỉ : tập sử dụng các cử chỉ của  tay, nét mặt để thể hiện tình cảm trong khi thuyết trình.

Để quá trình rèn luyện này có hiệu quả, cách tốt nhất là cùng học theo nhóm, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, có như vậy bạn mới được thực hành nói trước mọi người.

Luyện tập ngay trước khi thuyết trình :

-    Chọn trang phục phù hợp chủ đề sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho khán giả và giúp bạn tự tin hơn.

Khớp với các thiết bị phụ trợ và với các phần khác của chương trình. Đặc biệt khi thuyết trình theo nhóm thì phải có buổi thao luyện cùng các thành viên khác để có sự thống nhất và logic trong cả buổi thuyết trình.

Theo kynang.edu

6 cách thu hút người nghe khi diễn thuyết

Đừng để tiêu đề này khiến bạn nghĩ bạn hoàn toàn kiểm soát khán giả. Những người nói chuyện trước công chúng cần biết làm thế nào để có uy quyền, duy trì vấn đề trọng tâm cũng như sự tập trung của toàn bộ người nghe.

Những lời khuyên nhỏ sau đây sẽ giúp bạn thêm tự tin và có khả năng thực hiện một buổi

thuyết trình hay

.

Buộc người khác phải yên lặng bằng sự yên lặng của bạn.

Khi mọi người trở nên ồn ào (sau giờ nghỉ giải lao, trước khi bạn mở màn hay trong lúc bạn đang nói). Một cách để họ im lặng là bạn thử ngưng nói một lúc, họ sẽ nhận ra điều này ngay và đến khi mọi người ổn định trở lại, bạn có thể tiếp tục.

Cứ nói tiếp

Cách này rất hiệu quả nhất là khi bạn mới bắt đầu hoặc ngay sau giờ giải lao. Hãy nhấn giọng để mọi người nghe thấy nhưng không cần phải hét lên quá to. Hãy nói là “Chúng ta sẽ bắt đầu trong vòng 1 phút nữa”. Cho mọi nguời 30 giây để chuẩn bị, sau đó là 10 giây. Bạn cứ sẵn sàng và bắt đầu. Người ta sẽ nghe theo bạn nếu bạn tỏ ra tử tế nhưng đừng quá áp đặt. Cứ nói khi họ đang ổn định dần. Họ đã nghe lời cảnh báo của bạn mặc dù chẳng tỏ vẻ gì là như vậy. Mọi người sẽ trật tự nếu bạn cho họ một ít

thời gian

. Nhưnh nếu bạn cứ chờ hoài thì cũng chẳng ích lợi gì.

Chịu khó di chuyển tới lui

Người nghe theo dõi bạn bằng cả ánh mắt và nếu bạn đến gần họ, bạn sẽ trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý. Nếu bạn cứ đứng một chỗ và một tư thế sẽ gây nhàm chán và người ta giống như đang gắng gượng để nghe bạn nói.

Những lúc ngừng nói

Hãy dừng lại sau mỗi luận điểm, hỏi xem mọi người có hiểu không. Nếu còn thời gian,

yêu

cầu mọi người nêu câu hỏi và làm rõ thêm. Bạn sẽ được chú ý hơn và lôi kéo người nghe trở lại với bạn cùng bài

thuyết trình

nếu như họ bị phân tán tư tưởng.

Để dành những câu hỏi không liên quan cho phần sau

Trong trường hợp bạn bị hỏi những câu chẳng hề dính dáng gì, hãy lịch sự yêu cầu họ để vấn đề này giải quyết sau. Ghi nhận lại và nếu sau buổi nói chuyện này, bạn không còn thời gian, mời người đó tới trao đổi trực tiếp với bạn.

Lôi kéo mọi người tham dự

Nếu người ta cứ trao đổi với nhau, bạn cứ cảm ơn nhận xét của họ và nói họ tới phần trả lời câu hỏi hãy trao đổi tiếp.

Thường thì bất cứ ai cũng muốn lấn át bạn khi bạn đang nói. Bạn không cần cố gắng hoặc khắt khe quá. Bạn sẽ có được sự lắng nghe của mọi người nếu bạn trình bày bài thuyết trình thật tốt.

10 tật nên tránh khi phát biểu trước công chúng

Nói trước công chúng có thể là chướng ngại tệ hại nhất của mỗi người. Sau đây là những lời khuyên để giúp bạn khỏi biến bài phát biểu của mình thành cơn ác mộng, được trích trong quyển “10 Simple Secrets of the world’s greatest business”. Tác giả đưa ra những thói quen tệ hại nhất mà ta cần tránh nếu bạn muốn phá vỡ những rào cản giữa người nói và người nghe.

Ăn mặc luộm thuộm

Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn chú trọng đến cách ăn mặc. Tỷ phú Donald Trump khi chơi golf vẫn mặc chỉnh tề như một tỷ phú chính hiệu. Thực tế cho thấy nhiều doanh nhân ăn mặc thấp dưới địa vị xã hội của họ.Họ xuất hiên trước công chúng trong bộ vest tồi tàn, không hơn gì những người có địa vị kém khác. Nếu bạn không biết cách ăn mặc đúng mực thì hãy nhờ người khác hỗ trợ.

Bồn chồn luôn cử động, lắc lư

Những nhà diễn thuyết xuất chúng không bao giờ để các cử chỉ vặt vãnh chiếm hũ mình, họ không bao giờ vặn bàn tay, mân mê thứ gì đó trên tay lắc lư cơ thể khi phát biểu. Tất cả những hành động này tố cáo bạn đang căng thẳng bất an và không tự tin. Giải pháp đơn giản là tuyệt đối tránh những hành động trên. Hãy xem lại đoạn băng ghi hình của một buổi phát biểu của bạn để sửa chữa.

Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn

Những nhà diễn thuyết xuất chúng không bao giờ đọc theo bản thảo viết sẵn, hay lệ thuộc vào slide power Point. Trong khi thỉnh thoảng bạn có thể nhìn vào những điểm nhấn như gạch đầu dòng thì cần tuyệt đối tránh phát biểu theo kiểu đọc bài, phát biểu kiểu này sẽ giết chết mối quan hệ giữa diễn giả và người nghe. Hãy nhồi nhét những ý chính vào đầu trước khi phát biểu. Tổng giám đốc công ty Apple Steve Jobs làm rất tốt việc này.

Lẩn tránh tiếp xúc mắt với khán giả

Những nhà diễn thuyết xuất chúng hiểu rất rõ tiếp xúc bằng mắt là công cụ quan trọng để xây dựng niềm tin. Sự tín nhiệm và mối quan hệ. Có quá nhiều doanh nhân khi phát biểu trước khán giả mà cứ nhìn vào mọi thứ (trần nhà,

máy tính

) trừ ánh mắt của họ. hãy nhìn vào ánh mắt của khán giả ít nhất 90%

thời gian

phát biểu. liếc vào bản ghi chú hay lide vài giây mỗi lần là đủ. Bạn nhớ là mình đang nói chuyện với khán giả, chứ không phải là vật thể nào khác.

Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu

Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn tập dượt trước những bài phát biểu quan trọng vì phần đông bài phát biểu thất bại là do không tập dượt trước.

Hãy học bài học của tổng giám đốc công ty Cisco John Chambers ông bỏ ra nhiều giờ tập dượt trước những phần quan trọng của bài phát biểu, sử dụng slide thuyết minh thành thạo và cả xác định trước phạm vi di chuyển khi diễn thuyết.

Đứng yên như pho tượng

Những nhà diễn thuyết xuất chúng không đứng yên như lính chào vì làm như vậy bài phát biểu của họ sẽ trở nên nhạt nhẽo. Thay vào đó họ di chuyển qua lại, sử dụng cử chỉ đôi tay một cách chừng mực, không lạm dụng, quá đà giọng nói và cử chỉ của họ rất linh hoạt.

Lạm dụng slide

Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn đánh giá cao khả năng tiếp thu của khán giả. Họ không đọc từng chữ trên slide và hiểu slide chỉ là công cụ hỗ trợ cho lời nói chứ không thể thay lời nói. Đừng viết quá nhiều từ trên slide mà chỉ tối đa 6 hàng với mỗi hàng 4 từ là đủ. Nếu cần tô thêm màu để nhấn mạnh, phần còn lại để cho khán giả.

Nói dông dài

Những nhà diễn thuyết xuất chúng hiểu sức mạnh của 1 bài phát biểu ngắn gọn, rõ ràng và cô đọng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khán giả mất dần sự tập trung khi bài nói dài quá 18 phút. Tiếc thay, nhiều doanh nhân cứ tưởng rằng, nói càng dài khán giả càng tiếp thu tốt. Lời khuyên là bạn không nên bỏ ra 5 phút để nói những điều có thể nói gọn trong 30s. Ngay cả nói chuyện

điện thoại

, chat và email cũng nên ngắn gọn.

Không tạo được không khí phấn khích

Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn biết cách huy động sự chú ý của khán giả từ lúc mới bước vào cửa và khán giả thường nhớ những gì họ phát biểu từ đầu đến cuối. Hãy giao lưu với khán giả mỗi khi có triệu chứng gà gật xuất hiện. Đây là cách cho khán giả tham gia vào bài phát biểu của mình để tạo không khí.

Kết thúc bài phát biểu 1 cách nhạt nhẽo

Những nhà diễn thuyết xuất chúng luôn dành cho phần kết bài phát biểu một ý mới thú vị chưa đề cập trong bài. Nghiên cứu cho thấy, không phải phần giữa bài phát biểu giữa bài phát biểu thường dùng để chuyển tải những ý quan trọng mới lưu lại cho người nghe mà chính phần kết thúc mới được họ lưu giữ nhiều nhất. Tính bất ngờ của phần kết thúc chính là bản lĩnh của diễn giả.

Theo kynanglamviec

Để tự tin khi diễn thuyết trước đám đông

Phát biểu trước nhiều người là việc tương đối khó khăn đối với hầu hết mọi người. Vì vậy chúng ta thường hay bối rối không biết xử lý tình huống này như thế nào. Nếu bạn đã có sự chuẩn bị, bạn sẽ tránh khỏi việc trở thành "anh hề" trước mọi người.

Một khi bạn đã vượt qua những nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông, bạn có thể bắt đầu học những

kỹ năng

giúp bạn trở thành một nhà hùng biện.

Sau đây là những gợi ý nhỏ giúp bạn có thể học

cách thuyết trình

một cách thành công nhất.

Viết ra giấy

Điều tệ nhất mà một người diễn thuyết mắc phải là “cháy” bài phát biểu. Thông thường chúng ta nói quá nhanh hoặc không còn gì để nói trong khi

thời gian

vẫn còn quá nhiều. Do vậy, cho dù bài phát biểu mà bạn dự định ngắn đến đâu, thì bạn vẫn phải chuẩn bị trước. Nếu không làm vậy, sự căng thẳng và bối rối có thể làm cho bạn như bị “đông cứng” trước mọi người.

Đừng đọc

Viết bài phát biểu ra chưa đủ; bạn phải nói được như đang đứng trước mọi người. Nếu quên những điểm mấu chốt, hãy ghi chú vào tờ giấy nhỏ và xem lại khi cần thiết. Tuy nhiên diễn thuyết không phải đơn giản là cầm tờ giấy được vạch sẵn và đọc to, rõ ràng.

Hiểu rõ chủ đề định nói

Người nghe sẽ lúng túng nếu không biết người diễn thuyết đang nói về chủ đề gì. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung và các yếu tố liên quan để làm nổi bật lên điều bạn muốn nói.

Hiểu người nghe

Phòng họp của những kẻ huênh hoang khoác lác sẽ khác phòng họp của những người giản dị và đúng mực. Bằng việc đánh giá đối tượng của buổi diễn thuyết, bạn có thể lựa chọn nên và không nên nói điều gì.

Hãy nhìn lướt qua người nghe

Bạn nên nhìn vào những người khác nhau hơn là nhìn vào một điểm cố định. Nếu điều đó làm bạn không thoải mái, hãy nhìn phía trên đầu họ hơn là nhìn vào mặt họ.

Nói với âm lượng lớn hơn

Kể cả có một cái micrô, nếu bạn muốn những người đứng cuối cùng cũng có thể nghe thấy bạn rõ như bạn đang đứng cạnh họ. Đừng hét mà hãy nói thật to.

Nói có âm điệu

Tốc độ nói của bạn nên phù hợp với tính chất của buổi họp. Nếu bạn nói nhanh quá, mọi người tưởng là bạn muốn nhanh rời khỏi buổi họp và họ sẽ không để ý những gì bạn nói. Nếu bạn nói chậm quá, có thể bạn sẽ nghe thấy những tiếng ngáy của người ngủ gật. Bây giờ bạn đã biết những điều cơ bản và tốt nhất của

kỹ năng thuyết trình

.

Trong trường hợp đọc bài điếu văn

Đây là một cơ hội để nói trước mọi người mà không một ai mong muốn. Thật khó khi có một bài diễn văn bao gồm cả sự ra đi của một người và hy vọng về một sự tồn tại của họ.

Tóm tắt cuộc đời

Nội dung chính trong bài phát biểu của bạn nên là những ảnh hưởng tốt của người đã mất khi họ còn sống. Kể lại câu chuyện cuộc đời của họ, đặc biệt là cách mà họ làm cho những người khác

yêu

quý, và vai trò của họ như là cha mẹ, bạn bè và đồng nghiệp.

Hãy dùng những giai thoại (chuyện vặt)

Đừng ngại nói về một buổi câu cá mà bạn và anh ấy cùng đi. Những câu chuyện bình dị sẽ giúp người nghe hiểu rõ hơn về tính cách của người đã mất.

Hãy thật tự nhiên

Đây là một kỹ thuật của hùng biện rằng không nên nói giọng như đang diễn lại; nên gợi lại những khoảnh khắc tốt đẹp như là chúng có rất nhiều. Cũng như vậy, hãy nhớ rằng rất bình thường nếu như bạn khóc, nhưng vì đây là lời nói tỏ lòng kính trọng đối với người đã mất, nên bạn cần duy trì sự điềm tĩnh. Hãy có một bài phát biểu đáng ghi nhớ và phù hợp. Hãy nhớ rằng bài phát biểu không phải là về bạn Bạn không phải là nhân vật trung tâm của bài phát biểu này. Đây không phải là lúc để thể hiện rằng bạn dũng cảm, thông minh hay rộng lượng; đây là lúc cần có lời tạm biệt cho người mà ta yêu quý.

Nói thế nào khi được khen thưởng

Có thể bạn phải trải qua sự hồi hộp thiếu tự tin ở lần xuất hiện đầu tiên trên sân khấu, nhưng nếu bạn buộc phải có một bài diễn thuyết khi bạn được trao giải chẳng hạn. Bạn đã được tuyên bố là trúng giải và phải lên sân khấu để nói.

Hãy thật lịch thiệp

Úi chà, bạn vừa được nhận một phần thưởng. Thật phấn khởi, đó là giải thưởng khoa học hay giải thưởng nghệ thuật. Hãy cảm ơn tổ chức và những người đã trao giải thưởng cho bạn. Tán dương họ và công việc to lớn mà họ làm.

Hãy thật khiêm tốn

Bạn không phải là một vị thánh và không có ai công nhận điều này, vì vậy hãy thật khiêm tốn và biết ơn. Có thể bạn sẽ gây khó chịu nếu không để ý cảm ơn tới những người đã tổ chức và lựa chọn mình; mặt khác, với sự thể hiện như vậy, phần thưởng có vẻ không đáng dành cho bạn.

Hãy chắc chắn rằng độ dài của bài phát biểu là phù hợp

Khi bạn biết rằng mình được đề cử một giải thưởng, hãy hỏi người chịu trách nhiệm chương trình xem bạn có thể nói trong bao lâu. Bằng cách này, bạn có thể điều chỉnh lượng thông tin cho phù hợp với thời lượng cho phép.

Hãy chuẩn bị trước

Nếu bạn đã viết trước một vài chữ, tổ chức trao giải cho bạn sẽ thấy rằng bạn đón nhận giải thưởng một cách nghiêm túc và thực sự đó là niềm tự hào lớn của bạn. Bạn nên luyện tập nó trước buổi lễ để có thể xuất hiện một cách tự nhiên và đừng quên những cái tên quan trọng.

Được chuẩn bị

Trước khi cơ hội nói trước mọi người đến và buộc bạn phải thể hiện tài ăn nói của mình, bạn cần nhớ rằng điều làm nên một người ăn nói tốt là sự tự tin. Sự tự tin, đến lượt nó, bắt nguồn từ những cơ sở/chứng cứ tốt. Nếu bạn trực tiếp tham gia vào từng công việc/công đoạn, bài phát biểu của bạn sẽ rất tự nhiên và người nghe sẽ rất chủ động nghe. Bạn sẽ được xem như là một chuyên gia.

Theo

kỹ năng

10 bí quyết diễn thuyết thành công

Trước khi diễn thuyết bạn cảm thấy hơi căng thẳng cũng là lẽ tự nhiên và đôi khi cũng có lợi. Điều này chứng tỏ là bạn đang mong muốn và cố gắng hết mình để hoàn thành tốt công việc của mình.

Song, căng thẳng quá sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn biết làm thế nào khống chế tinh thần căng thẳng để buổi diễn thuyết đạt hiệu quả như mong đợi.

1. Làm quen với hoàn cảnh: Tranh thủ

thời gian

để tìm hiểu hoàn cảnh bạn cần diễn thuyết. Đến sớm một chút và làm quen với sân khấu.

2. Làm quen với người nghe: Khi người nghe đi vào hội trường hãy tỏ ý chào và làm quen với họ. Diễn thuyết trước những người quen sẽ tốt hơn nhiều khi diễn thuyết trước những người xa lạ.

3. Thuộc bản thảo: Nếu bạn không thuộc bản thảo hoặc không hài lòng với bản thảo của mình thì cảm giác căng thẳng sẽ càng năng hơn. Hãy tập diễn thuyết bản thảo của mình và sửa chữa những chỗ cần sửa.

4. Thả lỏng bản thân: Làm một vài động tác để thả lỏng thần kinh đang căng thẳng.

5. Thiết tưởng mình đang trong cảnh diễn thuyết: Hãy tưởng tượng ra cảnh mình đang diễn thuyết say sưa, tiếng nói thanh thoát, rõ ràng, lòng đầy tự tin. Nếu có thể tưởng tượng ra thành công của mình thì bạn nhất định sẽ thành công.

6. Cần ý thức được những người ngồi dưới lắng nghe bạn đang rất mong bạn sẽ thành công: Người nghe hy vọng lời nói của bạn lời nói của bạn tự nhiên, có hồn, thúc giục người ta phải chú ý lắng nghe.

7. Không nên xin lỗi: Nếu bạn xin lỗi người nghe vì sự căng thẳng của bạn hay vì bất kỳ một lỗi nào trong bài diễn thuyết thì có thể bạn đã vô tình thu hút sự chú ý của người nghe vào khuyết điểm đó, vô tình nhắc nhở người nghe chú ý đến những cái mà thực chất họ không ý thức đến. Đối với việc này bạn tuyệt đối không nên.

8. Tập trung sự chú ý vào nội dung chứ không phải là hình thức. Hãy đem sự chú ý của bạn từ nội tâm giải thoát ra ngoài, và đặt chúng vào nội dung diễn thuyết và người nghe. Nhờ đó cảm giác căng thẳng của bạn sẽ dần dần biến mất.

9. Biến sự căng thẳng trở thành động lực tích cực: Cần khống chế tâm trạng căng thẳng của mình và biến nó thành sinh lực và lòng nhiệt tình.

10. Tích lũy kinh nghiệm: Kinh nghiệm sẽ mang lại sự tự tin, tự tin là mấu chốt để nhận được thành công. Hãy tham gia câu lạc bộ những người chủ trì, bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm cần thiết.

Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp!

5 Bước giúp bạn học thuộc 100 từ vựng tiếng anh mỗi ngày

Những bí quyết dưới đây sẽ lấp đầy vốn từ vựng

tiếng Anh

của bạn.

Mỗi ngày 100 từ mới tiếng Anh không khó nếu bạn áp dụng những bí quyết dưới đây!

    1.Học theo chủ đề

    Đầu tiên bạn nên học theo chủ đề cho dễ học ( khuyến cáo nên mua quyển bài tập từ vựng tiếng anh, có hình ảnh và bài tập đi kèm , rất dễ nhớ ) . Nên học theo chủ đề bởi vì chúng sẽ giúp bạn liên tưởng tốt hơn và đồng thời cũng dễ nhớ hơn .

    2.Từ đơn giản đến phức tạp

    Bạn chỉ nên học các từ đơn giản từ 1 đến 2 âm tiết vì các từ nhiều âm tiểt khác trở lên .Đa phần là từ ghép .

    Ví dụ : waterfall = water( nước ) + fall( ngã ) = thác nước

    football = foot( chân ) + ball ( bóng ) = đá bóng

    Tuy nhiên , vẫn còn 1 số ngoại lệ

    Ví dụ : butterfly = butter ( bơ ) + fly ( bay hoặc con ruồi ) = con bướm

    screwdriver = screw ( ốc vít ) + driver ( người lái xe ) = tua vít

    Trong trường hợp này , tốt nhất bạn nên sử dụng trí tưởng tượng ( tưởng tượng là yếu tố then chốt của trí nhớ ) càng cụ thể , nhiều hình ảnh sinh động và càng quái dị thì … càng tốt .

    Ví dụ: butterfly . Bạn hãy hình dung , một con bướm đang bay liệng tung tăng thì một miếng bơ thơm ngon từ đâu bay đến trúng luôn vào com bướm làm nó được ướp nguyên 1 màu vàng và bạn tưởng đó là 1 miếng bơ lạ cho vào mồm nhai nhóp nhép . ( lạy chúa con đang đói )

    3.Học các tiếp đầu ngữ và tiếp vị ngữ, ngữ căn .

    Tiếp đầu ngữ là những từ được thêm đằng trước từ để làm rõ nghĩa thêm . Tiếp vị ngữ cũng tương tự nhưng là ở phía sau .

    ( để học cái này , bạn nên mua quyển dạy đọc nhanh của tony buzan , ở đó tổng hợp tất cả 3 cái trên , rất hữu ích ) .

    Ví dụ : mis ( sai ) + understand ( hiểu ) = misunderstand ( hiểu nhầm )

    under ( dưới ) + ground ( mặt đất ) = underground ( dưới mặt đất )

    garden ( làm vườn ) + er ( chỉ điều kiện or hoạt động ) = gardener ( người làm vườn )

    work ( làm việc ) +er ( như trên ) = worker ( công nhân )

    Sự kết hợp giữa bước 2 và 3 :

    Ví dụ : goal( khung thành ) + keep ( giữ ) + er ( chỉ đk or hoạt động ) = goal ( khung thành ) + keeper ( người giữ ) = thủ môn

    4.Nhóm nhỏ

    Chia tất cả các từ cùng 1 chủ đề thành từng nhóm nhỏ ( có điêm tương đồng ) để dễ học và không bỏ sót từ nào .

    Ví dụ : basketball , football , footballer , goalkeeper , runner , baseball , ..

    Chia làm 2 nhóm : nhóm 1 các môn thể thao : basketball , baseball , football

    nhóm 2 vận động viên : runner , goalkeeper , footballer .

    5.Phải học thường xuyên và có tính kiên trì

    Bí quyết học 100 từ mới tiếng Anh mỗi ngày

    Hiện tại đây là 1 số cách cơ bản , dành cho cả dân chuyên và không chuyên tiếng anh . Có thể bạn chưa đạt được mức 100 từ / ngày ngay lập tức nhưng nếu cứ làm đều đều thì mình nghĩ giới hạn ko chỉ dừng lại ở 100 từ đâu .

    Chúc bạn học tốt!

Bí quyết học tiếng anh để trở thành cuốn từ điển sống

Nếu cứ học "chay" thì từ vựng

Tiếng Anh

rất khó nuốt, nhưng nếu biết

cách học

thì nó sẽ khắc sâu vào đầu bạn lâu dài. Sau đây là một vài "bí kíp" nho nhỏ giúp bạn dần trở thành một cuốn "từ điển sống".

    1.Liên hệ thực tế

    Trong đầu bạn hãy luôn có một câu hỏi: "Nếu dịch ra Tiếng Anh, thì từ này sẽ như thế nào?" Ví dụ, xem ti vi, bắt gặp một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ, bạn hãy tự hỏi, "nguy nga, tráng lệ" có nghĩa Tiếng Anh là gì, còn có từ đồng nghĩa nào khác không? Và ngay lập tức hãy tra từ điển. Hoặc nếu nghe câu hỏi hay, thú vị của bạn bè mà không biết phải nói bằng Tiếng Anh ra sao, thì tốt nhất nên nhờ người khác giúp đỡ để tìm ra câu Tiếng Anh ấy và khắc sâu vào trí nhớ. Bằng cách liên hệ thực tế, bạn sẽ dễ dàng nhớ từ vựng lâu và biết cách ứng dụng chúng.

    2.Ghi những câu nói hay, ấn tượng trong sổ tay

    Xem ti vi, thỉnh thoảng nghe được những câu nói hay của người nước ngoài, hãy tận dụng và ghi vào sổ tay đi bạn. Những câu sinh hoạt đời thường ấy sẽ giúp bạn tăng hiệu quả trong

giao tiếp

và ứng dụng một cách linh hoạt hơn. Bạn không thể nào nhớ hết mọi thứ, vì vậy hãy tập cách ghi tất cả vào sổ. Điều này khiến bạn cảm thấy an tâm và không lúng túng khi phải cố nhớ ra một câu nói nào đó quen thuộc mà không thể diễn đạt.

    3.Nghe các bản nhạc Tiếng Anh

    Những lời hát trong Tiếng Anh luôn sử dụng cấu trúc ngữ pháp linh hoạt. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy có một số câu trong bài hát có thể ứng dụng để viết luận văn. Thật là thú vị khi nhớ được một lời bài hát hay hay nào đó. Còn nếu bạn không thích nghe nhạc thì chỉ cần hiểu nghĩa tựa đề thôi là vốn từ vựng cũng nâng lên chút đỉnh rồi.

    4.Chat trên mạng với người nước ngoài

    Nếu bạn không có cơ hội trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài thì chat trên mạng cũng là một phương thức hay nhất để ứng dụng vốn kiến thức của bạn.

Ngôn ngữ

trên mạng gần giống với ngôn ngữ Tiếng Anh đời thường. Hơn nữa, khi chat thì chỉ cần chúng ta ứng dụng một vài cấu trúc căn bản như hỏi tên, tuổi, sở thích...Bạn không cần lo ngại khi vốn từ của mình không nhiều. Nếu có từ nào không hiểu, bạn hãy tra từ điển điện tử ngay trên mạng. Khá đơn giản đúng không nào?

     Qua 4 phương pháp trên, mong rằng vốn từ vựng Tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau một

thời gian

rèn luyện.

Phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả

Nhiều bạn trẻ hiện nay có khuynh hướng chọn cho mình

phương pháp học

khá thú vị, thoải mái nhưng lại rất hiệu quả, đó là

học ngoại ngữ

ngoài giảng đường.

Trong những năm gần đây, những câu lạc bộ (CLB) học thuật tại các trường CĐ, ĐH ở TPHCM tăng lên nhanh chóng. Trong đó, Trường ĐH KHXH&NV TPHCM hiện là trường có số lượng CLB

ngoại ngữ

đông nhất: CLB

tiếng Anh

, CLB tiếng Đức, CLB tiếng Nhật, CLB tiếng Pháp…và luôn thu hút được sự tham gia rất đông của sinh viên (SV) trong và ngoài trường.

Tham gia các CLB ngoại ngữ

Các CLB đều có lịch sinh hoạt đều đặn vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần. Tại các buổi sinh hoạt, tiếng Việt ít được sử dụng mà thay vào đó các bạn cùng nói chuyện, trao đổi với nhau bằng chính ngoại ngữ mà mình đang theo học. Bạn Văn Bình (SV năm 2, ĐH GTVT), một thành viên của CLB tiếng Hoa (ĐH KHXH&NV TPHCM), cho biết: “Mỗi buổi sinh hoạt của CLB chỉ từ 2 – 3 tiếng, nhưng với mình, khoảng

thời gian

đó thật bổ ích!”.

Bình cho biết những ngày đầu mới đi CLB, Bình rất ngại khả năng

giao tiếp

của mình còn kém nên không dám nói, nhưng cảm giác đó nhanh chóng qua đi bởi không khí học tập nghiêm túc, thân thiện, nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh của CLB, nhất là khi Bình được tham gia thảo luận các chủ đề gần gũi với đời sống SV mà CLB đưa ra ở mỗi buổi sinh hoạt.

Kết bạn để học ngoại ngữ

Việc tiếp cận và làm quen với SV nước ngoài đang theo học tại VN cũng là một giải pháp tốt cho việc trau dồi khả năng giao tiếp. Bạn Đỗ Thị Bảo Ngọc (SV năm 3, Khoa Ngữ văn Anh ĐH KHXH&NV TPHCM) cho biết: “Không chỉ kết bạn với những SV đến từ các nước Âu – Mỹ, Ngọc còn thích kết bạn với SV Nhật, Singapore, Thái Lan…

Ngôn ngữ

giao tiếp giữa họ thường là tiếng Anh”.

Theo Ngọc, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới nhưng cách phát âm và cách dùng từ ở mỗi nước lại có nhiều điểm riêng, nếu không quen sẽ khó mà nghe và hiểu được. Vì thế, những cuộc giao tiếp này sẽ giúp Ngọc rèn luyện

kỹ năng

nghe hữu hiệu.

Cùng suy nghĩ với họ, Nguyễn Hương Quỳnh (học sinh lớp 11 chuyên Anh Trường THPT Lê Hồng Phong – TPHCM) cũng chọn

cách học

mà nhiều bạn bè của Quỳnh đánh giá là “khá thực dụng này”. Vì thế, trong các buổi giao lưu với SV quốc tế, Quỳnh chẳng bao giờ vắng mặt. Mỗi tối, ở nhà, Quỳnh còn thường xuyên lướt net, trao đổi với những người bạn quốc tế, nghe những bản nhạc, đọc sách tiếng Anh trực tuyến… Theo Quỳnh, đấy là những cách học rất hiệu quả!

6 Cách giúp rèn luyện ngữ pháp tiếng Anh

Học

tiếng anh

thì không khó nhưng nó cũng không đơn giản tí nào. Nó đòi hỏi bạn cần phải nghiên cứu, tìm tòi, kiên nhẫn, siêng năng, chịu khó và phải mạnh dạn để có thể tiếp cận với chúng một cách dễ dàng, Dưới đây là 1 số cách giúp bạn rèn luyện ngữ pháp tiếng anh của mình

   1 Bạn hãy tìm tòi, nghiên cứu và tím lấy cho mình 1 kiến thức ngữ pháp căn bản và nền tảng từ những cuốn sách văn phạm tiếng anh nào đó hoặc tài nguyên tiếng anh trực tuyến trên trang web tiếng anh nào đó. Lưu ý những điểm ngữ pháp cần thiết để bạn làm việc, học tập và hãy ôn tập nó trong ít nhất một vài ngày để có thể nắm vững và nhớ nó lâu hơn.

    2 Những người nói cùng một

ngôn ngữ

thường có cùng một sai lầm trong ngữ pháp tiếng Anh. Ví dụ, nhiều người nói tiếng Nga gặp khó khăn khi sử dụng “a" và "the" trong tiếng anh. Đối với những nước không sử dụng tiếng anh là ngôn ngữ chính thì thường gặp khó khăn trong các điểm ngữ pháp này. Vì vậy bạn cần phải quan tâm nhiều đến chúng.

    3 Để tìm hiểu và thành thạo về ngữ pháp tiếng Anh, bạn cần phải thực hành chúng. Tìm một cuốn sách về ngữ pháp bài tập mà kèm theo câu trả lời. Bạn chỉ cần luyện tập một điểm ngữ pháp cho đến khi nào bạn có thể sử dụng nó một cách dễ dàng và thành thạo. Rồi mới tìm hiểu điểm ngữ pháp kế tiếp. Bạn có thể thực hành trắc nghiệm các bài tập ngữ pháp để có thể nắm rõ hơn.

    4 Khi bạn đọc 1 đoạn văn tiếng anh nào đó phải chú ý đến điểm ngữ pháp, bạn cần phải hiểu chính xác lý do tại sao mỗi câu được viết như vậy. Khi bạn đọc một câu, bạn hãy thực hành nó với 1 câu tương tự. Nếu bạn không chắc chắn là mình viết đúng, có thể tìm những cuốn sách bài tập kèm theo bài giải có những điểm cấu trúc ngữ pháp trên và bạn thực hành. Đơn giản là bạn thực hành sắp sếp một câu hoàn chỉnh với những từ đã cho sẵn, sau đó là sắp xếp và bổ sung để hoàn thành câu. Cao siêu hơn nữa là viết 1 câu văn hay 1 đoạn văn với chủ đề mà bạn thích.

    5 Bạn hãy tập dịch từ tiếng việt sang tiếng anh những gì bạn suy nghĩ hay những gì bạn biết để bạn có thể dễ dàng tránh những điểm ngữ pháp phức tạp. Khi bạn dịch, bạn cần phải dịch với tất cả những chủ đề nào trên trang web, thậm chí nếu ngữ pháp đó là khó khăn đối với bạn, hãy tìm mọi cách để giải quyết nó. Bắt đầu dịch những điều đơn giản như quảng cáo và sau đó chuyển đến tin tức và bài tạp chí. Dịch thoại trong vở kịch cũng là một cách tốt để thực hành.

    6 Nếu bạn biết bất kỳ người nói tiếng Anh bản địa nào, hỏi xem họ có thể đồng ý giúp bạn kiểm tra những bài viết tiếng anh của bạn không. Nếu bạn không quen ai là người nói tiếng Anh bản địa, hãy xem trực tuyến trên các trang web

học ngoại ngữ

hoặc các trang web diễn đàn trao đổi ngôn ngữ. Chỉ cần nhớ nếu người bản ngữ không phải là một giáo viên, họ có thể không giải thích các quy tắc ngữ pháp cho bạn.

Bạn muốn giỏi ngoại ngữ?

Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho bạn trong tiến trình học tập.

Tại thời điểm

thời gian

như nhau, hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó.

Ngoại ngữ

chính là chìa khóa mở cánh cửa tương lai. Hãy đọc 10 chỉ dẫn sau để nắm được chiếc chìa khóa ấy.

1/ Thiết lập những ước muốn thực tế

Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp

học ngoại ngữ

(NN) là một điều hết sức tự nhiên. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả.

Nhớ rằng trong suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của

ngôn ngữ

. Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bạn vì sự nhạy bén về NN của mình. Hãy nhớ rằng học NN phải thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn. Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi… và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó.

2/ Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng

Nghiên cứu cho thấy học NN thường xuyên, trong những khoảng thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày. Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp.

Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’.

Ví dụ: Bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học NN của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi.

Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành NN. Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ.

3/ Học từ vựng một cách hiệu quả

Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong

giao tiếp

. Bạn càng biết nhiều từ thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn.

Cách tốt nhất để học từ vựng là thông qua việc sử dụng những tấm thẻ ghi nhớ cầm tay mà chính bạn tự tạo ra. Mua những tấm thẻ kích cỡ bỏ túi (sao cho dễ dàng mang đi mọi nơi). Hãy viết những từ vựng lên mặt trước và định nghĩa

tiếng Anh

của nó lên mặt sau. Như thế bạn có thể học được nhiều thông tin hơn ở mỗi từ (chẳng hạn những hình thức số nhiều của danh từ, những phần về nguyên tắc chia động từ), bạn có thể thêm những thông tin này trên những tấm thẻ.

Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng những tấm thẻ cầm tay giống như một công cụ học tập. Để giúp bạn học và nhớ được các loại từ, bạn có thể sử dụng những tấm thẻ có màu sắc, hoặc sử dụng mực có màu. Khi học, sắp xếp các từ theo các nhóm nghĩa phù hợp. Sắp xếp những tấm thẻ hoặc những nhóm thẻ để bạn có thể dùng những chồng thẻ theo trật tự khác nhau. Những tấm thẻ học từ vựng nhanh như vậy rất có lợi. Hãy tận dụng ưu điểm đó.

4/ Thực hành từ vựng một cách chủ động

Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng NN hơn là chỉ học thuộc lòng nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng miệng, không phải đọc thầm. Viết ra những câu trả lời cho những hoạt động đó hơn là lướt qua các từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu trong một hoạt động hơn là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển những từ vựng từ tâm trí bạn sang miệng bạn là một

kỹ năng

đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn trong việc thực hành.

5/ Làm bài tập về nhà một cách chu đáo

Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không tập trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho bạn cơ hội vàng để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng.

Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian. Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên tắc ngữ pháp mà bạn không biết. Hãy tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn. Hãy đọc những phản hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và đọc những câu hỏi một cách rõ ràng nếu cần thiết. Tận dụng tối đa lợi ích

việc làm

bài tập ở nhà của bạn đối với việc học NN của bạn.

6/ Hình thành những nhóm học tập

Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng nhau thực hiện các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng, chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực hành nói NN. Khi học NN, mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình. Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng kiến thức và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một cách tích cực về những nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó, những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ được các từ vựng. Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các bạn cùng lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn.

7/ Xác định phong

cách học

tập của bạn

Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong lớp có một ai đó tiến bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một sở trường riêng về ngữ pháp nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến phần bài tập được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn.

Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau, hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó. Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các lớp học và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng ghế đầu, chính giữa lớp học.

8/ Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn

Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo NN, hãy sử dụng ngoại ngữ đó để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp đơn giản với các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ theo hình thức nào phù hợp. Thuê một bộ phim dùng NN mà bạn đang nhắm tới hoặc nghe trực tuyến một băng video hay âm thanh chuẩn xác.

Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm thanh, âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Tăng khả năng của bạn và thực hành một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển những

kỹ năng

một cách nhanh chóng hơn.

9/ Sử dụng thời gian có mục tiêu

Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng ngoại ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp sớm, sử dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng chủ đề có liên quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng định kỳ hàng tuần. Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm hiểu một số địa điểm văn hoá bằng NN. Hãy sử dụng thời gian một cách hiệu quả cho việc học NN của bạn.

10/ Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn

Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn hay những khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu học tập. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần.

Bí quyêt nhỏ giúp bạn học tốt tiếng Anh

Thử áp dụng những mẹo nhỏ này trong khoảng 2-3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.

1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí

tiếng Anh

hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.

2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học

3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.

5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.

6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh.

7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.

9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống

giao tiếp

(không nên quá phụ thuộc vào từ điển).

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.

12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.

14. Nghe bǎng và tập viết chính tả thường xuyên.

15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2-3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.

Chúc các bạn học tốt môn Tiếng Anh nhé!

Phương pháp học ngoại ngữ chỉ trong vòng 3 tháng

Một

phương pháp học

giúp bạn rút ngắn được

thời gian

.

Ngày nay trên khắp thế giới, hơn 8 triệu người vẫn tiếp tục dùng phương pháp “hiệu quả nhất” để học một hoặc vài

ngoại ngữ

.

Cách học

gì mà hiệu quả như vậy...

Khi bạn học một thứ tiếng nào đó bạn có thể chọn một trong hai cách: hoặc là bạn học ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm…liên miên hết tháng này sang tháng khác, hoặc là bạn quay lại cách mà bạn học nói tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ.

Bạn có thể không nhớ, nhưng lúc bé bạn đả bắt đầu nói những âm đầu tiên, những từ đơn giản: bố, mẹ…rồi bạn bắt đầu nói những cụm từ mà có khi bạn chẳng hiểu gì cả. Rồi rất nhanh chóng, bạn đã nói bà hiểu được, rồi làm người khác hiểu được ý mình. Đây chính là cách học tốt nhất để học bất cứ ngoại ngữ nào.

Tại sao chỉ cần có ba tháng...

Là một đứa trẻ, bạn sẽ học nói do “vô tình” thôi. Cậu bé bắt chước bố mẹ mình mà không hề biết tại sao lại làm được như vậy. Với bạn,

học ngoại ngữ

lại khác. Bạn học có mục đích hẳn hoi. Vì thế, chỉ cần 3 tháng (mỗi ngày dành độ nửa tiếng) là đủ để bạn có thể nói dễ dàng bất cứ ngoại ngữ nào.

Học như thế nào...

Bạn mua một cuốn băng cassette (có kèm sách) cho trình độ ban đầu của ngoại ngữ bạn chọn. Các băng này đều do các chuyên gia

ngôn ngữ

dọan cả. Bạn bắt đầu nghe đi nghe lại băng này. Chính nhờ sự lặp lại này trên cassette, từ vựng và cách phát âm sẽ chặt vào bộ nhớ của bạn mà khỏi cần lo lắng lắm về “năng khiếu”, hay IQ của mình. Khi bạn nói ngoại ngữ mới này, các câu nói sẽ tự đến với bạn một cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ vậy. Có ba giai đoạn như sau:

1. Nghe: Trước tiên, bạn phải tập cho tai mình quen với những âm thanh của thứ tiếng mới. Nghe nhưng đừng có hiểu gì cả. Bằng cách đơn giản này, bạn sẽ dần nắm được những âm, ngữ điệu và các phản xạ ngôn ngữ - một yếu tố rất quan trọng khi học ngoại ngữ.

2. Đọc: hãy tìm đọc những cuốn sách ngoại ngữ đơn giản, có tranh ảnh minh họa. Vừa đọc text và các bài đàm thoại vừa tra từ mới. Ngữ pháp, động từ, cách diễn đạt, cùng các cấu trúc đặc biệt đều có trong bài đàm thoại cả. bạn sẽ ngấm chúng một cách tự nhiên mà khỏi cần nhọc công.

3. Nói: bạn nghe và lặp lại theo băng những âm, từ, cụm từ, rồi dần dà bạn sẽ diễn đạt hoàn chỉnh. Khi đã được rồi, bạn sẽ cảm thấy thiếu thốn từ vựng. Nhưng theo phương pháp trên bạn sẽ tăng vốn từ nhanh thôi. Tồi bạn sẽ nói được những câu dài hơn và hoàn chỉnh hơn. Hãy đi từ dễ đến khó, chỉ sau 3 tháng bạn sẽ thấy mình nói được ngoại ngữ mới một cách ngon lành.

"Bí kíp" trở thành cuốn "từ điển sống"

Bạn luôn sợ viết luận văn

tiếng Anh

vì vốn từ vựng của bạn quá ít? Bạn cảm thấy ngại khi

giao tiếp

tiếng Anh với mọi người? Hay...bạn ghét học tiếng Anh chỉ vì lí do đơn giản: không thích học từ vựng? Nếu cứ học "chay" thì từ vựng tiếng Anh rất khó nuốt, nhưng nếu biết

cách học

thì nó sẽ khắc sâu vào đầu bạn lâu dài. Sau đây là một vài "bí kíp" nho nhỏ giúp bạn dần trở thành một cuốn "từ điển sống".

1. Liên hệ thực tế

Trong đầu bạn hãy luôn có một câu hỏi: "Nếu dịch ra tiếng Anh, thì từ này sẽ như thế nào?" Ví dụ, xem ti vi, bắt gặp một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ, bạn hãy tự hỏi, "nguy nga, tráng lệ" có nghĩa tiếng Anh là gì, còn có từ đồng nghĩa nào khác không? Và ngay lập tức hãy tra từ điển. Hoặc nếu nghe câu hỏi hay, thú vị của bạn bè mà không biết phải nói bằng tiếng Anh ra sao, thì tốt nhất nên nhờ người khác giúp đỡ để tìm ra câu tiếng Anh ấy và khắc sâu vào trí nhớ. Bằng cách liên hệ thực tế, bạn sẽ dễ dàng nhớ từ vựng lâu và biết cách ứng dụng chúng.

2. Ghi những câu nói hay, ấn tượng trong sổ tay

Xem ti vi, thỉnh thoảng nghe được những câu nói hay của người nước ngoài, hãy tận dụng và ghi vào sổ tay đi bạn. Những câu sinh hoạt đời thường ấy sẽ giúp bạn tăng hiệu quả trong giao tiếp và ứng dụng một cách linh hoạt hơn. Bạn không thể nào nhớ hết mọi thứ, vì vậy hãy tập cách ghi tất cả vào sổ. Điều này khiến bạn cảm thấy an tâm và không lúng túng khi phải cố nhớ ra một câu nói nào đó quen thuộc mà không thể diễn đạt.

3. Nghe các bản nhạc tiếng Anh

Những lời hát trong tiếng Anh luôn sử dụng cấu trúc ngữ pháp linh hoạt. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy có một số câu trong bài hát có thể ứng dụng để viết luận văn. Thật là thú vị khi nhớ được một lời bài hát hay hay nào đó. Còn nếu bạn không thích nghe nhạc thì chỉ cần hiểu nghĩa tựa đề thôi là vốn từ vựng cũng nâng lên chút đỉnh rồi.

4. Chat trên mạng với người nước ngoài

Nếu bạn không có cơ hội trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài thì chat trên mạng cũng là một phương thức hay nhất để ứng dụng vốn kiến thức của bạn.

Ngôn ngữ

trên mạng gần giống với ngôn ngữ tiếng Anh đời thường. Hơn nữa, khi chat thì chỉ cần chúng ta ứng dụng một vài cấu trúc căn bản như hỏi tên, tuổi, sở thích...Bạn không cần lo ngại khi vốn từ của mình không nhiều. Nếu có từ nào không hiểu, bạn hãy tra từ điển điện tử ngay trên mạng. Khá đơn giản đúng không nào?

Qua 4 phương pháp trên, mong rằng vốn từ vựng tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau một

thời gian

rèn luyện

6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng anh

Vì muốn giỏi

Tiếng Anh

, bạn “cày” ngày đêm với các chồng sách cao ngất, đăng ký học các lớp học tại các trung tâm

ngoại ngữ

…nhưng kết quả cuối cùng bạn vẫn thấy nản chí vì học chẳng vào. Vậy đâu là lý do khiến bạn học Tiếng Anh mãi mà chưa giỏi?

1. Bạn rất sợ khi phải nói Tiếng Anh?

Một nhược điểm lớn nhất của người học là rất sợ mỗi khi phải nói Tiếng Anh. Nên nhớ rằng nếu bạn không mắc lỗi có nghĩa là bạn không học được gì. Khi

giao tiếp

với người nước ngoài chắc chắn dù là người nói Tiếng Anh rất khá vẫn có thể mắc những lỗi nhỏ. Điều quan trọng là bạn hãy “speak without fear” và biết cách “learn from mistakes” sau mỗi lần mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.

2. Chưa biết cách tạo ra cho mình một môi trường học Tiếng Anh

Kinh nghiệm của những người

học giỏi

Tiếng Anh là phải biết cách tạo cho mình một môi trường học Tiếng Anh. Vậy môi trường học Tiếng Anh là gì? đơn giản là một môi trường mà bạn có thể đọc, nghe Tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ bạn có thể học từ vựng bằng cách ghi từ ra các mẩu giấy và dán ở những nơi mà bạn hay nhìn thấy nhiều nhất. Khi đã học thuộc các từ này rồi bạn có thể thay bằng các từ mới khác. Khi đi ra ngoài bạn hãy chịu khó để ý tới những biển báo, tên công ty, biển quảng cáo…có ghi chú bằng Tiếng Anh và suy ngẫm tại sao các cụm từ lại được viết như vậy? Bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi mail Tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết...Bằng các cách này, ngày nào bạn cũng học được một vốn từ và cấu trúc kha khá mà không cảm thấy quá vất vả như ngồi ghi ghi chép chép.

3. Chưa xác định

cách học

phù hợp

Gần đây Global Education nhận được rất nhiều thư từ các bạn học viên, phàn nàn về việc mình đã học rất chăm chỉ mà tại sao vốn Tiếng Anh vẫn không khá hơn được.

Học ngoại ngữ

là cả một quá trình tu luyện, yếu tố “chăm chỉ” rất quan trọng nhưng xác định cho mình một cách học phù hợp mới là

yêu

tố quyết định. Bạn hoàn toàn có thể chọn cách học riêng mà mình yêu thích.

Ví dụ: Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát Tiếng Anh càng tốt và xem các phim Tiếng Anh, các bản tin Tiếng Anh. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể xem các bộ phim có phụ đề bằng Tiếng Anh, sưu tầm các hình ảnh có phụ đề bằng Tiếng Anh hoặc đọc các tạp chí bằng Tiếng Anh.

Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều

thời gian

để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với Tiếng Anh….và sẽ còn rất nhiều cách học riêng mà các bạn có thể chọn để phù hợp với mình nhất thay vì học theo lối mòn truyền thống là ghi chép và học thuộc lòng.

Ảnh chỉ mang tính minh họa

4. Nối mạng để học Tiếng Anh?

Internet đã mang lại rất nhiều lợi ích cho con người trong mọi lĩnh vực và cả việc học ngoại ngữ cũng không phải là một điều xa lạ. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không nối mạng? Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người chọn cách học Tiếng Anh qua mạng thay vì đến các lớp trực tiếp. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website học Tiếng Anh trực tuyến hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và thậm chí cả Tiếng Anh giao tiếp….

5. Học từ vựng một cách máy móc và không hệ thống

Xin bạn lưu ý rằng học Tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Để học từ vựng, bạn đừng học từ "chết" bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và còn biết cả cách sử dụng chúng nữa. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:

Chủ đề: Friend, work, love, family…

Động từ và danh từ đi liền kề: earn money, do homework vv…

Động từ kép: to grow up, to turn on, to take care vv...

Ngữ cố định: according to me, in my point of view, by the way…

Thành ngữ: as cool as cucumber, go cold turkey, pull up your socks vv…

Ngữ có giới từ: in summer, at mealtime, in January, in 2009 …

6. Chào thua “sự kiên trì”

Học ngoại ngữ không giống nhiều các môn học khác đó là rất cần sự kiên trì. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy nản lòng khi học mãi mà không hiểu, và chính điều này sẽ khiến bạn đầu hàng ngay lập tức với những khó khăn. Bạn nên nhớ sự thành công thường đạt được nhờ vào sự kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi người khác nói “không thể làm được”. Khi bạn tự tin nói Tiếng Anh tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu và bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ này lúc nào không hay.

Khắc phục và tự hoàn thiện những yếu điểm này, bạn sẽ thấy để “giỏi Tiếng Anh” cũng không đến nỗi quá xa so với sức của mình. Chúc các bạn luôn tự tin và sớm thành công!

Những kinh nghiệm học tốt tiếng Anh qua internet

Đào tạo

tiếng Anh

qua internet đã có mặt tại Việt Nam nhiều năm nay, nổi bật với nhiều các trang web có số lượng học viên đông đảo.

Hàng trăm nghìn học viên của các trang web nói trên đã gửi nhiều câu hỏi về cho các giáo viên online để hỏi những kinh nghiệm giúp học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả. Dưới đây là những kinh nghiệm để giúp các bạn

học tập hiệu quả

hơn:

1. Những kinh nghiệm chung:

- Học đều đặn hàng ngày theo cách “mưa dầm thấm lâu”, chứ không nên học dồn vào một lúc mà lại ngắt quãng số lần học quá lâu. Sở dĩ cần đưa điều này lên trước là vì khóa học tiếng Anh trực tuyến không đòi hỏi về

thời gian

“lên lớp” nên nhiều người không chủ động được thời gian học tập. Hãy chủ động học tập hàng ngày với thời gian hợp lí, bạn vừa duy trì được thói quen học tập nề nếp, lại thấy được sự tiến bộ của mình hàng ngày.

- Hãy tận dụng tối đa những tiện ích mà internet và chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến mang lại để học tập hiệu quả nhất: sử dụng từ điển trực tuyến, tìm kiếm qua google để học bằng các mẫu vật, hình ảnh, đọc các trang web tiếng Anh...

- Gọi cho Call center (trung tâm hỗ trợ học viên) của các chương trình đào tạo tiếng Anh qua internet để nhận được trợ giúp nhanh hơn và được tư vấn nhiều hơn.

2. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh

giao tiếp

quốc tế

- Để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế thông qua internet các bạn học viên cần lưu ý: chương trình đào tạo của Global Education đã có các bước học tập rất khoa học. Vì thế, khi học tập, các bạn nên học theo hướng dẫn của hệ thống. Chú ý luyện nói nhiều bằng cách luyện ngữ âm và luyện các mẫucâu thông dụng, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của audio, video hay flash để học tập, giúp rèn luyện các kĩ năng nghe nói đọc viết một cách tốt nhất.

3. Học tiếng Anh trung học và ôn thi đại học như thế nào cho tốt?

Những kinh nghiệm học tiếng Anh của các bạn trung học được cô Vũ Bích Thanh, giáo viên online của trang đào tạo tiếng Anh trung học trên internet phổ biến:

- Khi học tập và ôn thi trắc ngiệm, các bạn học sinh nên ôn từng dạng bài trước cho nhuần nhuyễn rồi mới làm bài tập tổng hợp. Và nên ôn tập từ lớp 10, đến lớp 12, không nên nhảy cóc. Bởi vì, khi học tập và ôn luyện theo trình tự lớp học các bạn sẽ có cơ sở để hệ thống kiến thức và tận dụng tối đa tư liệu đã có trên trang tiếng Anh trung học này.

4. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh chuyên ngành qua internet

- Khi học tiếng Anh chuyên ngành qua internet, các bạn nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ thống audio để học và luyện phát âm từ mới (từ chuyên ngành thường khó phát âm và khó nhớ). Khi gặp các chuyên ngành lạ, học viên nên dựa vào hình ảnh video để hiểu nội dung và nghĩa nhanh hơn.

- Với mỗi bài học trong tiếng Anh chuyên ngành, học viên cũng nên tận dụng hệ thống internet để tìm kiếm các bài có chủ đề (topic) tương tự để bổ sung vốn từ, rèn lại các kĩ năng sử dụng

ngôn ngữ

.

- Thường xuyên làm thêm phần ngân hàng bài tập của chương trình đào tạo để mở rộng vốn từ của mỗi chuyên ngành. Sau đó hãy tập nói lại theo nội dung để luyện nói và sử dụng các từ, cấu trúc mới học.

- Muốn học tốt tiếng Anh chuyên ngành, trước hết, các học viên cũng phải có hiểu biết về kiến thức nền của chuyên ngành đó bằng tiếng Việt thì mới dễ dàng hiểu nó bằng tiếng Anh.

5. Những “thủ thuật” để loại bỏ thời gian chờ đợi khi học tập qua mạng internet:

- Chọn trang web học tập của bạn làm trang chủ (vào Tools, chọn internet options, gõ địa chỉ trang web vào ô address, sau đó chọn apply, và chọn ok, là bạn đã có một trang chủ như mong muốn) để tiện lợi hơn cho học tập và đây cũng là một lời nhắc nhở dành cho các bạn khi các bạn lên mạng mà “quên” không học tập!

- Khi bạn sử dụng phần hỗ trợ audio hay video của hệ thông để học tập, có thể bạn phải chờ hơi lâu (khoảng 15 giây) do khi soạn bài, các giáo viên online thường để phần âm thanh rất tốt, nên dung lượng lớn và có thể do có nhiều người cùng chọn nghe một lúc. Nếu không muốn chờ đợi, khi hệ thống báo “buffering…” (đang tải dự liệu về máy), các bạn hãy nhấn vào nút stop, sau đó nhấn vào play để không phải chờ đợi.

Kinh nghiệm học tiếng Anh vốn đã có rất nhiều và đã được xuất bản thành nhiều cuốn sách khác nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm để học qua internet thì không phải là ai cũng đã biết. Hi vọng bài viết này giúp các bạn học online học tập hiệu quả hơn và

yêu

thích hình thức học tập mang tính thời đại này.

10 chỉ dẫn để học ngoại ngữ thành công

goại ngữ chính là chìa khóa mở cánh cửa tương lai. Hãy đọc 10 chỉ dẫn sau để nắm được chiếc chìa khóa ấy.

1/ Thiết lập những ước muốn thực tế

Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp

học ngoại ngữ

(NN) là một điều hết sức tự nhiên. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả.

Nhớ rằng trong suốt khoảng

thời gian

ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của

ngôn ngữ

. Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bạn vì sự nhạy bén về NN của mình. Hãy nhớ rằng học NN phải thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn. Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi… và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó.

2/ Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng

Nghiên cứu cho thấy học NN thường xuyên, trong những khoảng thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày. Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp.

Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’.

Ví dụ: Bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học NN của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi.

Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành NN. Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ.

3/ Học từ vựng một cách hiệu quả

Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong

giao tiếp

. Bạn càng biết nhiều từ thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn.

Cách tốt nhất để học từ vựng là thông qua việc sử dụng những tấm thẻ ghi nhớ cầm tay mà chính bạn tự tạo ra. Mua những tấm thẻ kích cỡ bỏ túi (sao cho dễ dàng mang đi mọi nơi). Hãy viết những từ vựng lên mặt trước và định nghĩa

tiếng Anh

của nó lên mặt sau. Như thế bạn có thể học được nhiều thông tin hơn ở mỗi từ (chẳng hạn những hình thức số nhiều của danh từ, những phần về nguyên tắc chia động từ), bạn có thể thêm những thông tin này trên những tấm thẻ.

Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng những tấm thẻ cầm tay giống như một công cụ học tập. Để giúp bạn học và nhớ được các loại từ, bạn có thể sử dụng những tấm thẻ có màu sắc, hoặc sử dụng mực có màu. Khi học, sắp xếp các từ theo các nhóm nghĩa phù hợp. Sắp xếp những tấm thẻ hoặc những nhóm thẻ để bạn có thể dùng những chồng thẻ theo trật tự khác nhau. Những tấm thẻ học từ vựng nhanh như vậy rất có lợi. Hãy tận dụng ưu điểm đó.

4/ Thực hành từ vựng một cách chủ động

Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng NN hơn là chỉ học thuộc lòng nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng miệng, không phải đọc thầm. Viết ra những câu trả lời cho những hoạt động đó hơn là lướt qua các từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu trong một hoạt động hơn là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển những từ vựng từ tâm trí bạn sang miệng bạn là một

kỹ năng

đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn trong việc thực hành.

5/ Làm bài tập về nhà một cách chu đáo

Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không tập trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho bạn cơ hội vàng để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng.

Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian. Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên tắc ngữ pháp mà bạn không biết. Hãy tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn. Hãy đọc những phản hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và đọc những câu hỏi một cách rõ ràng nếu cần thiết. Tận dụng tối đa lợi ích

việc làm

bài tập ở nhà của bạn đối với việc học NN của bạn.

6/ Hình thành những nhóm học tập

Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng nhau thực hiện các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng, chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực hành nói NN. Khi học NN, mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình. Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng kiến thức và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một cách tích cực về những nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó, những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ được các từ vựng. Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các bạn cùng lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn.

7/ Xác định phong

cách học

tập của bạn

Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong lớp có một ai đó tiến bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một sở trường riêng về ngữ pháp nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến phần bài tập được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn.

Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau, hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó. Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các lớp học và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng ghế đầu, chính giữa lớp học.

8/ Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn

Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo NN, hãy sử dụng

ngoại ngữ

đó để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp đơn giản với các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ theo hình thức nào phù hợp. Thuê một bộ phim dùng NN mà bạn đang nhắm tới hoặc nghe trực tuyến một băng video hay âm thanh chuẩn xác.

Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm thanh, âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Tăng khả năng của bạn và thực hành một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển những

kỹ năng

một cách nhanh chóng hơn.

9/ Sử dụng thời gian có mục tiêu

Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng ngoại ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp sớm, sử dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng chủ đề có liên quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng định kỳ hàng tuần. Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm hiểu một số địa điểm văn hoá bằng NN. Hãy sử dụng thời gian một cách hiệu quả cho việc học NN của bạn.

10/ Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn

Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn hay những khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu học tập. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần.

Bí quyết học Anh văn hiệu quả

Có nhiều lý do làm bạn yếu

tiếng Anh

, trong đó quan trọng nhất là do... chán. Con người khó làm được cái gì mà họ không thích nên để có sự đam mê, bạn hãy tìm lý do tại sao bạn ghét Anh văn. Ví dụ bạn chán nản vì học hoài học mãi mà chẳng nói được gì hết. À, thì ra bạn chán vì không nói được. Vậy bạn đi học lớp

kỹ năng

nói trước tiên đi nhé!

Cách dạy kém cũng làm bạn mất khối

thời gian

mà chẳng mấy tiến bộ. Người thầy dạy giỏi có khả năng làm cho học viên

yêu

thích môn học. Cuối một khóa học đàm thoại, toàn bộ học viên đều xóa đi cái tính nhút nhát ban đầu.  Lý do là đầu khóa học, khi thầy vừa bước vào lớp, học viên chào: "Good evening!", thầy bảo đừng chào như vậy, hãy chào: "Nhút nhát là tự sát!". Hiện nay, phần lớn các lớp luyện thi trình độ A, B, C tại các trung tâm của các trường đại học, giáo viên dạy 4

kỹ năng

nghe, nói, đọc, viết theo một giáo trình và hầu như không có giáo trình tự soạn. Trách nhiệm của họ là bắt buộc phải dạy hết bấy nhiêu bài trong suốt khóa học bất kể chất lượng. Vào lớp thì học viên không có thời gian thảo luận nhóm, chép chi chít vào vở nhưng có mấy ai về nhà xem lại. Nhét rất nhiều, nhưng nhớ chẳng bao nhiêu.

Bạn hãy tham khảo

cách học

của những người giỏi tiếng Anh. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng viết nhiều lần một từ lên giấy là cách tốt nhất để nhớ từ đó và tôi sẽ học được nhiều từ. Nhưng bây giờ, tôi nhận ra nó chỉ phí thì giờ. Bạn thử lấy một cuốn tự điển và học một trang từ trong đó bằng cách như vậy. Tôi chắc là một tuần sau đó bạn sẽ quên sạch những gì mình học, trừ phi bạn là thần đồng Lê Quý Đôn.

Môi trường thực tập: Đây là điều kiện tốt nhất giúp bạn vận dụng tiếng Anh và phát triển các kỹ năng. Nhiều cử nhân

ngoại ngữ

vừa tốt nghiệp nhưng nói không được, viết cũng không xong vì họ học rất nhiều văn phạm, làm hàng đống bài tập nhưng chẳng có thực tập hằng ngày nên không có kỹ năng phản xạ, nói không lưu loát, có người loay hoay cả buổi mới viết được một cái mail tiếng Anh.

"Bí kíp": đơn giản thôi!

Chọn chỗ học, lớp học. Cụm từ "tiền nào của đó" không phải lúc nào cũng đúng  mà nhiều khi ngược lại. Tốt nhất, bạn nên học các lớp ngắn hạn hay đóng tiền hằng tháng, vì nếu học không vừa ý thì dễ đổi sang lớp khác mà đỡ tiếc tiền. Cũng đừng quá chú trọng vào lớp học để thi lấy chứng chỉ hơn là lấy trình độ bởi trình độ là cái bạn cần nhất. Bạn nên học các lớp lẻ như lớp học viết, lớp học nghe nói, lớp luyện ngữ điệu, lớp luyện phát âm, lớp biên phiên dịch tương ứng với kỹ năng bạn cần hay thiếu, vì mỗi người thầy có một điểm mạnh riêng.

Một điều đáng đề cập là nhiều bạn nghĩ rằng trường nào có giáo viên người nước ngoài mới tốt. Trong khi đó, có rất nhiều cách để bạn học nói đúng mà không cần có giáo viên nước ngoài như nghe và đọc theo băng, đĩa. Còn có các website học miễn phí nữa mới tuyệt chứ! Có thể download các phần bài nghe về nhà, có thể nghe tin tức trong giờ nghỉ tại cơ quan.

Tạo môi trường thực tập. Sẽ may mắn cho những người có cơ hội tiếp xúc với nhiều người ngoại quốc nói tiếng Anh, phải đọc dịch tài liệu bằng tiếng Anh và phải giao dịch trên mail hay

điện thoại

với họ. Nhưng vẫn có thể tạo ra một môi trường tốt để thực tập. "Văn ôn võ luyện" mà! Bạn hãy tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi mail tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết...

Học từ vựng. Nếu đây là điều bạn quan ngại nhất thì bạn bị yếu tiếng Anh thật rồi đó. Từ vựng bạn nhớ được sẽ tăng theo thời gian khi một hoặc các kỹ năng nghe, nói, viết, dịch được phát triển. Bạn đang ngồi làm việc trong công ty và muốn gửi mail cho ai đó và quên từ vựng ư? Rất nhanh chóng và dễ dàng vì có các phần mềm tự điển tra cứu còn nhanh hơn sách rất nhiều. Bạn viết được hay không là do kỹ năng, cách đặt câu và trình độ văn phạm của bạn chứ từ vựng có thể dễ kiếm hơn. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Để học từ vựng, bạn đừng học từ "chết" bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và còn biết cả cách sử dụng chúng nữa.

Học kỹ năng nào trước? Kỹ năng nói. Trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch thì kỹ năng nói là dễ nhất. Khi kỹ năng nói được cải thiện thì các lỗi về văn phạm cũng được cải thiện theo. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng chị này nói hay và giỏi thế là vì chị ta giỏi văn phạm và nói có ngữ điệu. Thế là tự nhiên bạn thích học thêm các kỹ năng khác nữa. Tại các câu lạc bộ hay các lớp học nói, học viên tranh cãi sôi nổi đến đỏ mặt và hết giờ mà vẫn không dừng. Luyện nói nhiều còn giúp cung cấp cho bạn những

ý tưởng

để viết bài nữa. Bạn hãy dành ít thời gian tham gia câu lạc bộ Anh ngữ cuối tuần. Thậm chí tự nghĩ ra tình huống hay tình huống tranh cãi còn dang dở trên lớp để độc thoại mọi lúc mọi nơi, kể cả trên đường phố và trong... nhà vệ sinh!

Các kỹ năng khác. Con người chẳng bao giờ tự hài lòng với kiến thức vốn có của mình ngoại trừ bạn thấy một điều gì đó vượt quá xa sức của mình. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh rồi, tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu, thì bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ  và học để hoàn thiện các kỹ năng khác. Và rồi sẽ thấy rằng "

ngôn ngữ

học" là một thứ rất bao la nhưng thú vị chứ không chán như bạn tưởng. Bạn sẽ tiến bộ lúc nào không biết!

7 kỹ năng học Tiếng Anh một cách hiệu quả

Bạn là sinh viên, bạn là một công chức, hay là một giảng viên về Anh văn, có bao giờ bạn tự hỏi là trình độ  Anh văn của mình thực sự giỏi chưa? Có thể bạn tất khá về văn phạm và ngữ pháp, nhưng liệu khi tiếp xúc với người nước ngoài bạn có thể nghe được không và nói được không? Tôi muốn giới thiệu đến các bạn 7 phương pháp để có thể luyện

Tiếng Anh

theo phương pháp mới mà đa số những người đã luyện theo phương pháp này cho là thành công.

Phương pháp 1:

Trước khi bắt đầu phương pháp này, hãy cho tôi hỏi bạn vài câu hỏi :

1/ Bạn có bao giờ bạn đặt Mục Tiêu và lên kế họach cho 1 chương trình học từ của 1 chủ đề chưa ?

2/ Bạn thường học từ vựng AV khi nào ?

3/ Có phải bạn chỉ học những từ có trong bài mà thầy cô cho trên lớp không ?

4/ Bạn đã có 1 nhóm có cùng Mục Tiêu để học Anh Văn chưa ?

Vậy để thực hiện phương pháp này, bạn cần phải làm các bước sau :

- Đặt cho mình 1 Mục tiêu (ngắn hạn, dễ đạt được nhất )

- Lên 1 kế hoạch trong 1

thời gian

cụ thể (ngắn thôi, bạn sẽ dễ theo đuổi)để học từ của chủ đề mà thích hoặc phải học.

- Cam kết học mỗi ngày bao nhiêu cụm từ, câu...và cam kết giữ đúng kế hoạch. Không được để bị tác động bởi tâm trạng,

sức khỏe

, hay ngoại cảnh.

- Luôn luôn điều chỉnh kế hoạch sau vài ngày thực hiện để giữ đúng hạn định hoàn thành Mục Tiêu.

- Họp nhóm để có môi trường thực tập những gì bạn đã học.

Phương pháp 2:

Bạn đã có mục tiêu và kế hoạch học cho riêng mình chưa ?

Rất vui được chia sẻ với bạn phương pháp thứ 2 để học từ vựng

Hãy để tôi hỏi bạn một câu :

Trong 4

Kỹ Năng

: NGHE - NÓI - ĐỌC - VIẾT bạn nên luyện và thành thạo

kỹ năng

nào trước?

Để học từ dễ và nhanh nhất bạn nên nghe và hiểu trước, nghe theo chủ đề mà bạn thích hay là chủ đề mà bạn đang cần để phục vụ cho công việc của bạn. Why ?

Có một công thức giúp bạn có kết quả tốt, bạn có muốn biết không a ? Đó là :

Suy Nghĩ -> Cảm Xúc -> Hành Động -> Kêt Quả

Do đó, chỉ nên nghe những gì bạn nghĩ là cần thiết thì mới cho bạn một cảm giác thoải mái khi nghe.Để rút ngắn thời gian luyện kỹ năng nghe của mình cho có hiệu quả, bạn phải nghe những gì bạn đã hiểu

Tốt nhất, bạn nên NGHE và học từ vựng theo từng chủ đề cụ thể, ví dụ du lịch, thể thao :bóng đá, bóng chuyền, bóng rỗ, golf, ...chủ đề càng cụ thể càng tốt. Chậm thôi họchết chủ đề này đến chủ đè khác.

Phải tìm đọc tất cả các bài viết về chủ đề đó, nên học từ mới trong một câu trọn vẹn để thấy cách dùng và vị trí của từ đó. Qui luật của học từ vựng là học câu ngắn, hoặc cụm từ, không bao giờ học từng từ riêng rẻ.

Hãy tự làm cho mình 1 tự điển riêng về các chủ đề mà mình đã học

Sau đó viết ra giấy những câu hay cụm từ đã học rồi dán chúng trên tường hoặc nơi nào bạn dễ thấy nhất.Nên nhìn chúng thường đến khi nào bạn sử dụng được từ đó để diển đạt ý mình muốn nói thì hãy lấy nó xuống.

Nhiệm vụ của bạn là phải đi đến nơi nào có thể sử dụng được những từ đã học, vì khi bạn nói nó ra bạn sẽ ghi được vào tiềm thức của bạn.

Lúc đó bạn đã nhớ từ đó ở mức độ TRÃI NGHIỆM . Mức độ cao nhất của việc học. bạn sẽ không bao giờ quên những từ vựng đó nữa.

Phương pháp 3:

Kỹ thuật tách ghép từ: Một

cách học

Tiếng Anh đầy sáng tạo và thú vị, giúp bạn nhớ từ vựng Tiếng Anh lâu thật là lâu.

Để giỏi tiếng Anh, bạn phải kết hợp tốt rất nhiều kỹ năng và yếu tố khác nhau. Một trong số đó là trang bị một vốn từ “hoành tráng”. Tuy nhiên, việc học từ vựng vốn dĩ xưa nay với bất cứ người nào (thậm chí cả dân bản xứ) cũng là một việc không dễ dàng gì.

Những cách thức truyền thống mà học sinh vẫn thường được dạy khi học từ vựng là tập viết, đặt câu, đọc những bài văn liên quan đến từ đó, thậm chí… ngồi ngâm đến thuộc. Một số cách mới hơn như "flash card" cũng không đạt hiệu quả cao, và mua chúng cũng không phải là rẻ.

Vậy có cách nào giúp bạn học nhanh, nhớ nhanh, hứng thú mà lại nhớ từ rất lâu, thậm chí ghi nhớ cả đời không?

Bài viết dưới đây sẽ  hướng dẫn các bạn một

phương pháp học

từ đặc biệt. Phương pháp này không có xuất xứ chính thức từ đâu cả, nó xuất hiện ngẫu nhiên với nhiều người học tiếng Anh và sau đó được phổ biến. Trong tiếng Việt, hãy tạm gọi phương pháp này là “kỹ thuật tách ghép từ”.

Hãy đến với ví dụ bên dưới đây

Ví dick: Brusque (adj): lỗ mãng, cộc cằn

Ví dụ bạn vừa nhìn là một từ tiếng Anh rất khó và hiếm.

Nếu bạn gặp phải nó một lần, làm thế nào để ghi nhớ nó trong một thời gian dài, khi mà cơ hội bạn sẽ gặp lại nó trong cuộc sống là rất thấp. Bí quyết là gì?

Hãy xem “kỹ thuật tách ghép từ” giải quyết vấn đề trên thế nào.Từ BRUSQUE có  thể tách là BRUS-QUE Tiếp đó, từ BRUS được biến đổi thành BRUSH (bút vẽ) và từ QUE biến đổi thành từ QUEEN (nữ hoàng).

Như bạn thấy, những từ như BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ hoàng) là những từ vô cùng đơn giản với những người đã học tiếng Anh.

Bây giờ, với từ BRUSQUE ban đầu nghĩa là “cộc cằn thô lỗ”, bạn hãy liên tưởng nó đến BRUSH (bút vẽ) và QUEEN (nữ  hoàng). Hãy tưởng tượng tại vương quốc của những cây bút vẽ, có một nữ hoàng ngự trị.

Bà ta là một kẻ rất thô lỗ cộc cằn. ----> The BRUSH QUEEN is very BRUSQUE Hãy để trí tưởng tượng của bạn được thỏa sức phát triển. Hãy hình dung hình ảnh trong câu văn vừa rồi thành những gì sinh động nhất, thú vị nhất bạn tưởng tượng được ra trong đầu. Tưởng tượng và liên tưởng càng hay bao nhiêu, bạn càng nhớ từ lâu bấy nhiêu.

Giờ hãy dành thời gian xem lại một lần nữa ví dụ ở trên. Bạn đã thuộc từ tiếng Anh này chưa? Nếu rồi,chúc mừng bạn, bạn đang nắm trong tay một phương pháp học từ vô cùng hiệu quả.

Điểm mấu chốt của “kỹ thuật tách ghép từ” là nó dựa trên những từ gốc của từ người học đang nghiên cứu, sau đó biến đổi một cách cố ý để giúp người học lần sau gặp lại có thể dựa trên các đầu mối để nhớ ra từ.

Rõ ràng nhiều học sinh có ý thức họ đã gặp từ tiếng Anh này rồi, nhưng những manh mối của họ quá nhạt nhòa nên chỉ dừng ở cảm giác chứ không thể nhớ ra chính xác nghĩa của từ đó là gì.

Sau khi dùng kỹ thuật tách ghép từ, mỗi khi nhìn vào một từ nào đã từng học, những từ ngữ bị tách lập tức sẽ biến thành manh mối dẫn người học tới nghĩa chính xác của từ. Đây là một phương pháp rất hay dành cho những ai muốn nâng cao vốn từ vựng mà không quan trọng quá việc nhớ chính xác một từ viết thế nào, chỉ cần nhận ra mặt chữ là được.

Dưới đây, để giúp các bạn hiểu hơn, bài viết xin cung cấp thêm vài ví dụ: + AUGUR(v) tiên đoán - Hãy nghĩ tới AUGUST (Tháng 8) Tưởng tượng: Một vị pháp sư có khả năng AUGUR (tiên đoán) những gì xảy ra trong AUGUST (tháng 8)

+ BERATE (v) nghiêm trách, trừng trị - Hãy nghĩ tới BE-A-RAT (một con chuột) Tưởng tượng: Một cậu bé vì quá nghịch ngợm nên đã bị bà tiên trừng phạt, bà tiên BERATE (trừng phạt) cậu bằng cách MAKE HIM BE A RAT (biến cậu thành một con chuột)

Không có một cách tách ghép từ chuẩn xác nào cả, tất cả phụ thuộc vào tính sáng tạo của bạn.Càng sáng tạo bao nhiêu, việc học từ của bạn càng đơn giản và dễ dàng bấy nhiêu. Tuy có một số hạn chế, như không phải từ nào cũng có thể tách ra được, hoặc không phải ai cũng có sức sáng tạo mà ngồi tách ra được từng từ, nhưng quả thật đây là một cách học từ rất hay và hiệu quả.

Hầu hết những ai đã thử qua phương pháp này đều nhận thấy rằng họ hầu như không quên từ mình đã học.

Tuy nhiên cách tách ghép này có thể là hữu ích cho những bạn có vốn từ kha khá, vậy những bạn vốn từ còn ít thì sao ?

Mình mách các bạn một phương pháp cũng tách ghép nhưng theo nghĩa tiếng Việt. Bạn hãy xem ví dụ sau đây :

HIPNOSIS (N): THUẬT THÔI MIÊN HIP : Thôi miên người khác có ý như ăn hiếp người ta, mà phải nhớ là hip (không ê)

NOSE : lỗ mũi, thôi miên có nghĩa là làm cho người ta hành động theo ý mình. “ Vuốt mặt không nễ mũi”, nhưng phải nhớ NOS (không e) IS :

Thế là mình nhớ hoài chữ hipnosis là thuật thôi miên. Bạn có nghe cách

bán hàng

bằng thuật thôi miên chưa ?

Bạn hãy thử phương pháp này trước nhé. Nếu có kết quả gì hay phaỉ chia sẻ cho mọi người nhe. Chúc bạn thành công.

Phương pháp 4:

Vâng phương pháp thứ 4 này tôi muốn đề cập tới loại bản đồ này ( Mind Map)

Bản đồ Tư Duy là gì ? Nó là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng. Và nó thật đơn giản ! Nó dùng để sắp xếp ý nghĩ của bạn

Giống như các bản đồ dường phố, một Bản Đồ Tư Duy

- Cho bạn một cái nhìn tổng quan về một vấn đề hay một lĩnh vực quan trọng

- Cho phép bạn vẽ bản đồ các tuyến đường hay đưa ra các lựa chọn, và cho bạn biết nơi bạn sẽ tới và nơi bạn đã đi qua.

- Tập hợp số lượng lớn vào một chổ.

- Giúp giải quyết các vấn đề bằng cách chỉ ra cho bạn những con đường sáng tạo mới mẽ.

- Làm cho bạn thấy thích nhìn, suy tưởng và nhớ lại.

Bạn cần gì để tạo ra Bản Đồ Tư Duy ?

1. Một tờ giấy trắng

2. Bút màu và bưt chì màu

3. Bộ não để suy nghĩ

4. Trí tưởng tượng của bạn

Ví dụ : Bạn học về Fruit. Bạn có thể vẽ 1 giỏ trái cây ngay chính giữa tờ giấy theo chiều ngang. Sau đó vẽ thêm các nhánh to tên từng loại trái cây mà bạn học.

Ở cấp độ 3, bạn vẽ thêm các nhánh nhỏ của các nhánh lớn đó, để mở rộng từ ngữ về hoa quả.

Tương tự như thế bạn áp dụng với tất cả môn học.

Riêng với

ngoại ngữ

, khi nó chưa là

ngôn ngữ

thứ 2 của bạn, bạn cần phải ôn luyện chúng hằng ngày.

Phương pháp 5

Tình hình trao dồi từ vựng Tiếng Anh của bạn thế nào rồi? Khả quan hơn không ?

Bạn có kết hợp các phương pháp không ?

Đây là phương pháp thứ 5 giúp bạn học từ dễ nhớ nhưng không bao giờ quên.

Bạn có thích luyện tập hằng ngày không?

Đây là phương pháp ghi trực tiếp vào tiềm thức của bạn. Nó không thông qua 2 bán cầu trái và phải (phần ý thức) của bạn.

Bước 1 : Thị Giác Bạn viết câu có từ mới mà bạn học. Cầm tò giấy ấy để trước mặt và vẽ theo hình số 8 nằm ngang, đó là hình cực âm, cực dương. Nhìn theo và lặp lại câu đó ít nhất 10 lần để ghi nhớ bằng mắt.

Bước 2 : Thính Giác Bạn lấy 2 ngón tay chà xác lên 2 vành tai để tạo tiếng sột soạt và miệng thì đọc to câu đó ít nhất 10 lần để ghi nhớ bằng tai.

Bước 3 : Xúc giác Động tác thứ 3 co khủy tay phải và nâng đầu gối chân trái lên cho đụng vào nhau,sau đó đổi bên, vùa làm vừa đọc câu đó ít nhất 10 lần

Bước 4 : Tinh thần Hai tay để ở ngực trái, nhắm mắt và đọc câu đó để cảm nhận sự rung động từ trái tim của bạn.

Bạn nên dùng phương pháp này để học nguyên câu dạng tuyên bố hoặc định nghĩa bằng mọi ngôn ngữ.

Vd : Your inner world creates your outer world.

Bạn sẽ không bao giờ quên những điều bạn đã học.

Phương pháp 6:

Khi học từ vựng cũng như họccác môn khác cũng vậy, bạn cũng phải học những từ của chủ đề mà bạn đang thích.

Đối với những bạn còn học phổ thông, phải học bài theo thứ tự bài giảng trong lớp,bạn nên thêm âm nhạc vào các từ cần học, ví dụ đọc nhạc RAP và nhúng nhảy theo điệu nhạc khi đọc từ.

Sau đó nên ghi âm lại giọng đọc của mình để nghe và sửa giọng của mình từ từ và cũng dùng để ôn tập.

Nên tập trung sử dụng danh sách từ vựng của từng chủ đề.

Phương pháp 7:

Đây là phương pháp cuối trong loạt phương pháp học từ vựng mà không bao giờ quên.

Tuy nhiên phương pháp này vô cùng quan trọng và bạn phải thường xuyên áp dụng kết hợp với các phương pháp kia. Đó là Play Games.

Chơi trò chơi đố chữ như Scrabble, Boggle và ô chữ (crossword puzzles).

Những trò chơi như thế này và nhiều trò chơi khác đều có sẵn trong

máy tính

vì thế mà bạn có thể tự chơi chứ không cần phải có người chơi cùng.

Bạn cũng hãy thử dùng Từ điển điện tử Franklin. Đây là từ điển cài nhiều trò chơi đố chữ.

Ngoài ra, bạn nên có một nhóm để cùng chơi, như chơi nói tiếp từ, có thể theo chủ đề hoặc chữ đầu của từ sau là chữ cuối của từ trước.

Cả nhóm cũng cần tập trung để cùng làm bài tập về luyện từ online, offline

Hãy trãi nghiệm và ghi lại Các kết quả mà bạn đạt được

Bí quyết học nghe hiệu quả nhất

Cũng giống như đọc, nghe đóng vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức

tiếng Anh

. Có thể nói, nghe khó hơn đọc một chút, nhưng cũng có nhiều lợi ích hơn.

luyen nghe tieng anh hang ngay Bí quyết học nghe hiệu quả nhất tiếng Anh

giao tiếp

Nếu nghe tốt, bạn sẽ nâng cao được khả năng phát âm và

kỹ năng

trò chuyện của mình. Bạn có thể làm theo các bí quyết ngắn gọn và dễ nhớ dưới đây để học nghe thật hiệu quả.

1. Học nghe ngay từ đầu

Khi học một

ngoại ngữ

, bạn nên bắt đầu nghe ngay khi có thể. Bằng cách này, bạn sẽ làm quen dần với các âm của

ngôn ngữ

đó. Vì thế mà việc học phát âm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, bạn hãy tìm mua các băng thu có cả phiên bản đi kèm. Bất cứ lúc nào không hiểu một từ trên băng, bạn hãy nhìn vào phiên bản và tra từ đó trong từ điển.

2. Nghe đi nghe lại một nội dung

Nghe đi nghe lại cùng một nội dung là một ý kiến rất hay. Hãy chọn một đoạn băng thú vị và nghe nhiều lần. Phải chắc chắn là bạn có thể nghe được từng từ trong đó. Trong lúc nghe, cố gắng nhớ những câu hữu ích, thậm chí cả đoạn. Sau đó nhớ lại và tập nói lại các câu đó, cố gắng bắt chước cách phát âm của người nói. Một lúc sau bạn sẽ nhận thấy các từ và cụm từ trên băng đã trở thành một phần của chính bạn. Bạn sẽ bắt đầu sử dụng chúng trong các câu của riêng mình. Khả năng phát âm và nghe hiểu của bạn chắc chắn cũng sẽ khá lên.

3. Nghe hàng ngày

Cố gắng luyện nghe chút ít mỗi ngày. Lựa chọn tốt nhất là luôn mang theo một cái máy nghe MP3. Như thế bạn có thể nghe khi bạn ngồi trên xe buýt đến trường hay cơ quan, hoặc nghe lúc đi dạo. Hãy thu vào đĩa CD những đoạn băng tiếng Anh

yêu

thích rồi cài sẵn vào máy CD MP3 của bạn bất cứ khi nào bạn đi đâu.

4. Nghe cái gì?

Tìm những bài nghe vừa dễ hiểu lại vừa có ý nghĩa với bạn. Lựa chọn tài liệu về những chủ đề bạn thích. Phải đảm bảo là giọng người nói nghe dễ chịu. Bằng cách này bạn sẽ thích được nghe và mong đợi được nghe mỗi ngày.

7 Bước giúp bạn học thật nhanh và nhớ thật lau

Học nhanh nhớ lâu sẽ giúp bạn tiết kiệm

thời gian

hơn rất nhiều nhé.

Khi chương trình học dày đặc, số môn học tăng lên, thời lượng không giảm và một ngày vẫn chỉ có 24h. đòi hỏi bạn phải sắp xếp thời gian biểu hợp lí. Vậy làm thế nào để học nhanh nhớ lâu? Hãy thử theo 7 bí quyết dưới đây để cải thiện việc học tập của bản thân nhé.

    1.Chuẩn bị tinh thần truớc khi ngồi vào bàn học

    Trước khi ngồi vào bàn học nên giải quyết những công việc nào có khả năng mất tập trung trong giờ học. Ban phải thật an tâm và tinh thần thật sảng khoái thì trí nhớ mới tốt được.

    2.Tập trung vào một việc duy nhất

    Làm gì cũng vậy, khi bạn có sự tập trung cao độ thì sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều, nhất là đối với việc học. Không nên vừa học bài vừa xem Tive hoặc nghe nhạc . Lúc ấy,chữ nghia sẽ trôi đi hết . Bạn hãy làm một việc duy nhất là học bài để mang lại kết quả cao nhất.

    3.Lập dàn bài trong bài học

     Đây là những yếu tố giúp bạn dễ nhớ kiến thức . Như dàn bài là những nét chính chủ yếu của kiến thức, nhiều khi chỉ cần nhớ gạch đầu dòng là bạn có thể hình dung ra cả bài.

    Ví dụ : khi học về tác giả Macxim Gorki , bạn chia ra làm 4 đoạn:

    - Ðoạn 1 : Tuổi thơ : mồ côi cha mẹ , lao động nặng nhọc vất vả.

    - Ðoạn 2 : Tinh thần

tự học

.

    - Ðoạn 3 : Quá trình tham gia cách mạng.

    - Ðoạn 4 : Sự nghiệp văn chương.

    Sau đó trong mỗi đoạn có ý chính nào bạn gạch đầu dòng và ghi ra vắn tắt nhất có thể.

    4.Hiểu bài

    Đây là yếu tốc bắt buộc để bạn nhớ lâu. Hiểu bài càng sâu thì nhớ bài càng nhanh và dễ dàng học bài. Ngoài ra, hiểu bài còn giúp bạn sử dụng kiến thức 1 cách linh hoạt, nhẹ nhàng và giải bài tập nhanh chóng.

    5.Liên hệ kiến thức

    Đây là biện pháp hữu hiệu để nhớ lâu. Nhằm giúp bạn dễ hình dung hơn, Lamsao sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể.

    Làm sao để nhớ niên đại lên ngôi của Triệu Ðà ,Ngô Quyền,Lê Ðại Hành,Lý Thái Tổ. Bạn thử sắp xếp thành hàng dọc nhưa sau:

    - Triệu Ðà : 179 TCN

    - Ngô Quyền : 939

    - Lê Ðại Hành : 979

    - Lý Thái Tồ : 1009

    Giữa 4 niên đại này liên hệ chung bởi số 9 cuả dãy số . Bạn chỉ cần nhớ 2 số đầu: Triệu Đà 17, Ngô Quyền 93, Lê Đại Hành 97, Lý Thái Tổ 100.

    Dễ dàng hơn phải không nào?

    6.Lặp lại

    Đây là một phương pháp được áp dụng từ lâu. Bạn nên lặp lại và áp dụng vào cuộc sống để nhớ lâu hơn. Rõ ràng bản cửu chương bạn học từ bé nhưng 10 năm sau bạn vẫn thuộc.

    7. Áp dụng thủ thuật

ngôn ngữ

    Tạo ra những câu nói mạch văn của mình để hổ trợ cho cái khó nhớ. Ví dụ : để nhớ dãy hóa học:

    - K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

    Bạn sẽ nhớ thành: Khi Nào Bạn Cần Mua Áo Záp Sắt Nhìn Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu

    Bí quyết này rất hiệu quả khi học từ vựng

Tiếng Anh

nữa nhé.

    Chúc bạn thành công và học tốt!

Bí quyết tự ôn thi cấp tốc

I.Chiến thuật làm bài

 Bước 1: Chọn môn mũi nhọn

  Để dễ dàng mình lấy ví dụ đối với các bạn thi khối A cho dễ nhé . Khối A gồm có 1 môn Toán thi tự luận và 2 môn thi trắc nghiệm là Lý và Hóa. Đầu tiên thì trong 3 môn này bạn nên chọn ra một môn mũi nhọn để ôn tập thật kỹ và lấy điểm cao, theo mình thì nên lấy Lý hoặc là Hóa, bởi vì những môn thi trắc nghiệm sẽ dễ luyện tập hơn, đối với môn Toán thi tự luận sẽ có rất nhiều dạng bài khác nhau phải luyện tập sẽ tốn rất nhiều

thời gian

và công sức. Ở đây ví dụ mình chọn môn Hóa nhé

Bước 2: Chuẩn bị :

 Đầu tiên là vì trong thời kỳ nước rút thế nên mình khuyên bạn không nên đi học thêm quá nhiều, lúc này bạn cần thời gian để tiêu hóa kiến thức chứ không phải là nhồi nhét thêm, việc học thêm liên tục sẽ làm cho bạn chẳng nhớ được gì cả. Hơn nữa khá nhiều giáo viên cũng như người dạy hiện nay luôn dạy với tư tưởng “ luyện thi trắc nghiệm trên cơ sở nắm vững bài tập tự luận” đấy là một quan điểm rất sai lầm. Kinh nghiệm cho thấy rằng việc chen chúc tới những lò luyện thi đông người là không hề hiệu quả .Chính vì thế việc đầu tiên trong bước chuẩn bị của mình là bạn phải giảm tải thời gian học thêm để có thời gian

tự học

.

Sau khi đã chọn ra môn mũi nhọn là môn Hóa rồi, bạn hãy đi tìm mua những quyển sách giải chi tiết những đề thi đại học của những năm trước, nhớ là phải giải chi tiết chứ đừng kiểu câu 1 đáp án A, câu 2 đáp án B,… mà phải giải chi tiết và đề thi là để thi của các năm trước, đề thi của Bộ Giáo Dục nhé .

 Bạn hãy chuẩn bị một đống café để có thể thức đêm cho tỉnh táo, ngoài ra chuẩn bị cả một đống mỳ tôm và sữa vì có thêm đêm bạn sẽ đói đấy^^

Bước 3 : Tiến hành

 Bạn sẽ dành một nửa thời gian để ôn thi môn mũi nhọn của bạn là môn Hóa trước nhé, hãy nhớ là bạn phải thật tập trung, không được sao nhãng trong lúc ôn bài . Chúng ta sẽ tiến hành như thế này

-          Bạn hãy lấy một đề thi Hóa của năm trước ( bất kỳ nhé ) giải thử trong vòng đúng 90 phút ( bạn phải tự hẹn giờ) , hết giờ thì dừng bút rồi xem đáp án để coi mình được bao nhiêu điểm .Sau đó các bạn ngồi đọc kỹ phần giải chi tiết của đề, phải ngồi đọc cho tới khi nào hiểu hết thì thôi nhé

-          Sau đó bạn làm lại đề đó một lần nữa ( lần này làm mã đề khác để tránh việc nhớ đáp án ) .Bạn nhớ là phải tự làm, đừng theo kiểu nhớ đáp án như vậy sẽ không tốt đâu, vì mình đang ôn thi mà. Làm vẫn đúng trong 90 phút sau đó cũng xem lại xem mình sai bao nhiêu câu. Bạn phải làm đi làm lại cái đề đó cho tới khi nào bạn được trên 9 điểm thì hẵng thôi

 Bạn cũng đừng cố gắng học quá sức, hôm đầu tiên nên dừng lại ở việc giải đi giải lại 3 tới 4 lần cái đề đó cho thật nhớ, nên có một quyển sổ để ghi lại những cái cần thiết ví dụ như cách giải hay, những ý chính,…

Bước vào buổi học hôm sau, bạn lại lấy đề đó ra giải lại lần nữa ( vì chắc chắn sau 1 ngày bạn sẽ quên ) coi như ôn lại, sau đó tiếp tục lấy đề của năm tiếp theo ra làm và cũng tiến hành tương tự

Bạn nên nhớ một điều là, bạn không cần thiết phải đi tới các lò luyện thi làm các đề do các Thầy giáo uy tín tự ra hoặc là đi thi thử thật nhiều, bởi vì như vậy bạn sẽ chẳng ghi nhớ được gì trong đầu cả. Hơn nữa đề thi Đại Học không quá khó, chỉ có điều là do áp lực của

gia đình

và thầy cô giáo làm bạn tâm lý quá nặng nè mà thôi. Chính vì vậy việc bạn làm đi làm lại những đề của Bộ Giáo Dục ra mấy năm trước là cực kỳ hiệu quả, nó sẽ giúp bạn nhớ nhanh nhất những dạng bài cần thiết

Bạn sẽ tiếp tục ôn môn Hóa cho tới hết một nửa thời gian mà các bạn có, sau đó các bạn sẽ đổi sang ôn môn Lý với chiến thuật tương tự. Tuy nhiên thời gian lúc này sẽ không còn nhiều nên sẽ có một số đổi khác như sau :

-          Bạn xem lại chương trình dạy học môn lý và cũng như cái thang ra đề của Bộ Giáo Dục ( ví dụ như chương nào bao nhiêu câu,…. ) bạn chọn ra một vài chương trọng điểm, những chương, phần nào mà bạn cảm thấy bạn học được nhất nhưng mà tổng số chương bạn chọn phải chiếm 60% nội dung thi nhé

-          Chiến thuật ôn tập cũng y như môn Hóa, làm đi làm lại các đề của Bộ Giáo Dục tuy nhiên bạn chỉ làm những phần, những chương mà các bạn chọn thôi

-          Khác với việc ôn thi môn đầu tiên là môn Hóa, trong thời gian ôn thi môn Lý thì các bạn thỉnh thoảng vẫn phải quay lại ôn lại Hóa nhé, không sẽ quên đó

  Lưu ý đối với 2 môn Lý và Hóa thì các bạn nên cố gắng giải xong trong vòng 75/90 phút nhé^^

 Còn đối với bộ môn Toán thì chiến thuật gần như môn Lý, sau khi ôn Hóa và Lý thì thời gian cuối cùng bạn sẽ dành để ôn thi môn Toán. Bạn xem qua cấu trúc đề thi và chọn ra những phần nào mà bạn có khả năng làm được để ôn qua các dạng đó. Nên nhớ là phải có chiến thuật làm bài, nghĩa là làm câu nào trước câu nào sau, cái nào khó thì xác định bỏ sau đã

Bước 4: Áp dụng mẹo cuối cùng trước khi nộp bài đối với môn trắc nghiệm :

 Có một quy tắc như thế này, đối với các môn thi trắc nghiệm thì cấu trúc đáp án luôn là 25% đáp án A, 25% đáp án B, 25% đáp án C, 25% đáp án D. Có nghĩa là phần trăm đáp án như nhau

-          Đối với các môn : Lý, Hóa, Sinh thì đề sẽ có 60 câu như vậy có nghĩa là sẽ có 15 câu đáp án A, 15 câu đáp án B, 15 câu đáp án C và 15 câu đáp án D. Tuy nhiên, mặc dù đề có 60 câu nhưng chúng ta chỉ có thể đánh tới câu thứ 50 .

-          Đối với môn

tiếng anh

: đề thi có 80 câu thì sẽ đủ luôn là 20 câu đáp án A, 20 câu đáp án B, 20 câu đáp án C và 20 câu đáp án D.

 Chính vì thế nên các bạn hãy cố gắng là:

-           Cố gắng làm xong và thừa ra khoảng 10 tới 15 phút

-          Dựa vào phần các bạn đã ôn tập, các bạn phải có một số lượng câu mà các bạn làm chắc chắn là đúng

-          Đếm số đáp án chắc chắn đúng để xem số đáp án A, B, C, D có ít nhất. Giả sử bạn làm đề thi môn lý, bạn chắc chắn đúng khoảng 25 câu. Và khi đếm đáp án của 25 câu này bạn thấy đáp án A là ít nhất. Như vậy khi bạn đánh bừa thì bạn nên đánh tất cả những câu còn lại đáp án A.

Đây là một mẹo rất hay đó, mọi người nên cố gắng tận dụng

Đó là một

phương pháp tự học

của rất nhiều các thí sinh những năm trước đã sử dụng thành công, chính vì thế nếu đang trong giai đoạn nước rút thì các bạn nên thử phương pháp này nhé .

Theo giasungoaithuong

Bí quyết tự học cho sinh viên

Tự học

không có nghĩa là học lung tung, học một mình mà không được “quyền trợ giúp”. Giáo viên nên tư vấn cho sinh viên (SV) về cách tự học, như giới thiệu nguồn tài liệu, cách đọc tài liệu, cách ghi chú những vấn đề cốt lõi...”.

Chia làm hai giai đoạn

Trao đổi về quá trình tự học của SV trong suốt 4 năm đại học, thạc sĩ Mãi phân tích: Ở năm thứ nhất đại học, chương trình tập trung chủ yếu vào mảng kiến thức cơ bản nên SV không cần thu thập nhiều tài liệu, chỉ nên “nhớ, hiểu” những gì thầy cô giảng trên lớp và làm nhiều dạng bài tập khác nhau. Để sau mỗi chương, mỗi bài học, các em có thể rút ra được những kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất, trước khi qua chương mới, bài mới.

Kế đến, năm 2, 3, 4 là giai đoạn chuyên ngành, đi sâu vào các lĩnh vực chuyên môn. Lúc này, đòi hỏi SV phải tự tìm tòi, nghiên cứu, trang bị các kiến thức chuyên sâu. Đồng thời, các em cũng nên tập thói quen suy nghĩ để “toát” ra được cái mới, cái hay, ít nhất là tập tư duy logic trong cách tiếp cận vấn đề đang học, đang nghiên cứu. Đó chính là sự khác biệt, mà cơ sở của nó chính là

việc làm

quen

cách học

, cách đặt vấn đề một cách nghiêm túc từ năm nhất.

“Tự học đòi hỏi ở người học một đức tính kiên trì, nhẫn nại, không lùi bước trước những khó khăn trong quá trình tích lũy kiến thức”.

Thạc sĩ Phan Đình Mãi, giảng viên Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) Đồng tình với việc SV nên tự học từ năm đầu khi mới “chân ướt chân ráo” vào đại học, PGS-TS Trần Thị Ngọc Lang, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội - Nhân văn, và ĐH Sư phạm TP.HCM, bổ sung: “Nhờ sự chuẩn bị những kiến thức nền tảng từ năm nhất, SV sẽ bớt lúng túng khi vào chuyên ngành và tiếp đến là định hướng đề tài, làm luận văn tốt nghiệp đạt hiệu quả cao hơn”.

Vừa học thầy vừa học bạn

Để việc tự học thực sự đạt hiệu quả, SV nên học theo đôi bạn hoặc theo nhóm bạn, tham khảo ý kiến của thầy cô giáo đối với những vấn đề “bí”. Đồng thời, SV cũng nên tận dụng kho tàng kiến thức rộng lớn trên internet, nội dung trao đổi trên các diễn đàn chuyên môn liên quan… để biến quá trình tự học thành quá trình tự tích lũy kiến thức có trọng tâm, có nội dung thiết thực.

Đa số SV đều cho rằng học với bạn bè đạt hiệu quả cao hơn so với học một mình ở nhà, đặc biệt là ở nhà trọ với không gian chật chội, ồn ào. Trần Mỹ Phương, SV năm thứ nhất, khoa Dược, Trường ĐH Y Dược TP.HCM chia sẻ: “Vì mới chuyển từ trung học lên đại học nên tụi em rất bỡ ngỡ về

phương pháp học

tại bậc đại học. Có những bài học ở lớp không hiểu, tụi em chia tổ học chung, giúp nhau khi mùa thi đến”.

Dãy hành lang C của Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM là nơi tự học l

ý tưởng

của nhiều SV - Ảnh: C.T Ngoài ra, nhiều SV đã chọn cách tham gia các hoạt động ngoại khóa để nâng cao chuyên môn và rèn luyện các

kỹ năng

. Nhờ thực tập diễn án ở một số tỉnh trong chiến dịch Mùa hè xanh của trường, mà Lương Thị Thảo, SV ĐH Luật đã tự tin hơn khi nói chuyện trước đám đông và nắm vững kiến thức pháp luật.

Tuy nhiên, “sau khi tự tìm kiếm các kiến thức trên mạng và trong thư viện, SV nên tóm tắt những tư liệu đã sử dụng và lưu trữ cẩn thận cho những năm học kế tiếp, vì nó có sự bổ sung và kết nối các kiến thức với nhau từ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, đó còn là nguồn tư liệu quý giá cho các công trình nghiên cứu ở bậc cao học”,

Theo baomoi

Bí quyết học tạp chủ động

Bạn là một học sinh trung học hay là một sinh viên đang ngồi trên giảng đưởng Đại học, với bạn việc học là điều quan trọng và cần thiết phản thành công đúng không?

Có rất nhiều học viên khổ sở vì không biết tìm

cách học

nào cho bản thân là hiệu quả nhất. Nay, tôi xin giới thiệu với bạn một cách học mà tôi đã áp dụng và đạt được nhiều kết quả tốt. Đó chính là bí quyết chủ trong trong học tập (học tập năng động).

Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta hãy tìm hiểu việc học năng động giúp ta cải thiện thành tích như thế nào nhé! Bạn sẽ cảm thấy việc học tập đạt hiệu quả cao hơn, bạn phấn chấn hơn và điều quan trọng là bạn nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với kết quả bạn gặp hái được. Hãy xét một ví dụ, bạn cho rằng bạn là một học sinh năng động ư? Bạn năng động thế nào nhỉ? Bạn chăm chỉ làm bài tập, xem bài trước ở nhà, lên lớp chăm chú nghe giảng, đi học thêm, từ chối những cuộc dạo chơi với bạn bè để ở nhà học bài. Nhưng... kết quả là bạn đạt chỉ đạt thành tích khiêm tốn, bạn xếp hạng lơ lửng ở giữa lớp.

Bạn có để ý những người đứng đầu lớp lại là những người rủ bạn đi chơi không? Một câu hỏi được đặt ra rằng tại sao học có

thời gian

đi chơi mà vẫn

học giỏi

? Họ thông minh hơn bạn? Không, họ không thông minh hơn bạn đâu. Điểm khác biệt ở dây chính là họ không đơn thuần là xem bài trước, làm bài tập, nghe giảng mà học còn tích cực đặt câu hỏi, ghi chép thật dễ hiểu, tìm hiểu kiến thức bên ngoài và cách học của họ cũng khác xa với bạn hiện tại. Sau đây, tôi chia sẻ với bạn những kinh nghiệm va tôi đã và đang áp dụng trên con đường học tập miệt mài vủa mình:

Soạn bài: Viêc đặt những câu hỏi có tính khái quát cao không đạt hiệu quả bằng việc đào sâu một vấn đề cụ thể. Khi soạn bài trước bạn có thường xuyên đặt vấn đề cho mình tại sao lại có định lý này hay không? Hay công thức tính áp suất còn được dùng dể suy ra gì nữa không? Hoặc tại sao Py-ta-go lại chứng minh được tam giác vuông có bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông? Viêc này sẽ giúp bạn nắm chắc bài học và biết mình cần hướng trọng tâm vào những điều gì. Và bạn thuộc bài ngay tại lớp, không cần phải mất một khoảng thời gian ở nhà để học bài.

Quan sát: Đây là kĩ năng cơ bản nhất. Giả sử, khi qua sát bất kì hình ảnh, hãy cố gắng hiểu những chi tiết then chốt của chúng. Trước hết hãy chú tâm đến tiêu đề và đôi khi là tác giả của bức ảnh đó, điều này giúp bạn sơ lược được bạn đang tiếp thu về điều gì. Sau đó, bạn hãy quan sát đến cách bố trí, màu sắc như thế nào: “sáng – tối”, “đơn giàn – phức tạp”… Hãy cố gắng đưa chúng vào nảo một cách ấn tượng nhất. Quan sát càng chi tiết thì bạn sẽ càng nhớ lâu hơn.

Quan sát + Lắng nghe: Nền giáo dục hiên nay đang được cải tiến nên việc dạy và học trên giáo án điện tử đã trờ nên quen thuộc. Bạn có biết cách phát huy hết hiệu quả của sự đổi mới này chưa? Hầu như học sinh chỉ mới khai thác được phần nổi của tảng băng mà chưa hiểu được phàn chìm của nó. Ta thường có xu hướng xem hình ảnh minh hoa một cách bao quát, những để nắm toàn ý vì thời gian trình chiếu rất nhanh. Nhưng việc quan sát càng chi tiết và lắng nghe đến từng chi tiết nhỏ nhất là điều rất quan trọng. Việc phối hợp những bí quyết ở trên sẽ giúp bạn vượt qua sự khó khăn về thời gian để hiểu bài từ tổng quát đến những ý nhở nhất.

Viết: Đừng quên viết bài, nhưng chỉ viết những từ ngữ chủ chốt cùa từng ý mà thôi. Khi học bài bạn chỉ việc xem lại ghi chú và tự động mọi kiến thức như tài diễn trong não bạn. Chắc chắn dù tập trung đến đâu bạn cũng không thể ghi chép hoặc hiểu tất cả các ý có trong bài vì vậy, sau giờ học bạn nên trao dổi những gì ghi được với bạn bè, bạn sẽ tìm ở họ những điều bạn bỏ sót và ngược lại.

học nhóm: Chắc hẳn ít nhiều trong chúng ta ai cũng biết đến viêc học nhóm nhưng ít người dánh giá cao việc học theo kiểu này. Quan điểm này thật sai lầm. Hãy nghĩ lại xem khi thầy cô cho bạn cơ

hội họp

nhóm trong lớp để làm gì? Để chơi? Để tám chuyện chăng? Không phải. Học nhóm tạo điều kiện để bạn trao đổi, học hỏi thêm những điều mới từ bạn bè. Có những kiến thức không nằn trong sách vở nhưng lại rất quan trọng cho bạn sau này.

Thuyết trình

: Đừng e ngại khi được thuyết trình trước lớp. Hãy nhủ rằng đây là cơ hội để bạn soạn bài kĩ hơn, để bạn phát triển

ý tưởng

, “luyện giọng”,

giao tiếp

với mọi người trong lớp,… Bạn sẽ gặp những câu hỏi trời ơi đất hỡi, những câu hỏi không đâu từ những người không chịu lắng nghe, hãy cố gắng tra lời họ ngắn gọn nhất có thể. Bên cạnh đó cũng sẽ có những hỏi rất hay, đòi hỏi bạn phải nghiên cứu bài thật kĩ. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu bạn đạt câu hỏi ngược lại cho những người bên dưới để kiểm tra họ hiểu như thế nào đồng thời bài học một lần nữa vào được lặp lại trong não bạn. Và đừng quên rút kinh nghiệm sau mỗi lần thuyết trình bạn nhé!

Nói + Hành động: Hỏi là việc rất quan trọng nhưng khi đã hiểu, việc áp dụng những kiến thức ấy vào cuộc sống hằng ngày lại còn cần thiết hơn. Tiếp xúc với những kiến thức ấy hằng ngày chắc chắn hình thành trong bạn một phản xa tự nhiên, khi gặp một tình huống tương tự bạn không mất nhiều thời gian để suy nghĩ phải làm thế nào nữa. Điển hình như việc học Anh văn, mỗi ngày bạn chỉ cần nói vài câu

tiếng Anh

với bạn bè, cứ như thế từ vụng, cách phát âm như thế nào đã được hằng sâu trong đầu bạn. Đến khi gặp người nước ngoài bạn tự tin nói lưu loát, đơn giản vì bạn đã nói như thế từ rất lâu rồi.

Lập kế hoạch tự học tập

Học đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên

thời gian

học tập vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả.

1/ Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết:

Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.

2/ Kế hoạch học tập giúp

quản lý thời gian

:

Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu quả hơn người khác. SV có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công việc cho từng ngày ( ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia công tác đoàn thể, xã hội, thể thao…) sau đó, nếu bạn thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để

tự học

thì bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian như vậy.

3/ Học ở đâu:

Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của bạn.

4/ Khi nào nên học tập:

Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút sau khi ăn, và trước khi đi ngủ,không học ngốn vào giờ chót  trước khi đến lớp.

5/ Học cho giờ lý thuyết:

Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu, cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được.

6/ Học cho giờ cần phát biểu, trả bài ( chẳng hạn giờ

Ngoại ngữ

):

Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập

kỹ năng

phát biểu với các học viên khác ( nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện

kỹ năng

phát biểu.

7/ Sửa đổi kế hoạch học tập.

Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Thật sự kế hoạch chỉ là cách bạn dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, cho nên một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp bạn có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Bạn phải ý thức một sự thật đơn giản là tuân theo đúng kế hoạch học tập đã định là một chuyện rất khó làm, trong khi vỡ kế hoạch là một việc dễ làm nhất trên thế gian này.

Những điều cần biết để học tập tốt

1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.

2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các

ý tưởng

quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ: "cho nên, vì vậy, chủ yếu, điều quan trọng"... mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

a- Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

b- Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn

thời gian

để phân tích rồi tổng hợp lại.

6- Luôn học tại bàn:

Cách học

này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

Rèn luyện trí nhớ

Trí nhớ của mỗi người làm việc theo các kiểu riêng của nó. Có bạn chỉ cần nghe giảng bài là nằm chắc nội dung nhưng có bạn cứ phải đọc to nhiều lần mới nắm được vấn đề. Đặc biệt có bạn chỉ cần đọc một hai lần là có thể thuộc cả bài thơ dài…

Các nhà khoa học tâm lý chia trí nhớ thành 3 loại chính:

- Trí nhớ hình tượng: hương vị mặn ngọt, nóng lạnh, hình bóng…

- Trí nhớ cảm xúc: là một dạng đặc biệt, vì cùng chứng kiến một sự kiện nhưng mỗi người thường có cảm xúc không giống nhau.

- Trí nhớ logic: nhớ theo tư duy, suy luận logic.

Ba dạng trí nhớ tồn tại đồng thời, tuy nhiên tùy theo thời kỳ sinh học mà loại này chiếm ưu thế hơn hai loại kia. Dạng trí nhớ hình tượng và logic giữ vai trò quan trọng nhất ở tuổi học sinh. Bởi lẽ, tất cả những gì liên quan tới kiến thức toán, lý, hóa, văn… đều gắn bó với trí nhớ logic, với sự hổ trợ của trí nhớ hình tượng.

Có những học sinh thích lặng lẽ học bài một mình, đó là những bạn có trí nhớ hình tượng phát triển. Ngược lại có những bạn ít đọc sách, chủ yếu nghe giảng và thích học nhóm, trao đổi với bạn bè. Điều đó cho thấy chúng ta thường chỉ thích chọn và luyện cho mình một dạng trí nhớ mà bỏ phí những khả năng ghi nhớ khác.

Để tăng cường trí nhớ, đầu tiên chúng ta phải biết cách xoá bỏ những thông tin không có ý nghĩa, hoặc cố nhớ một cách máy móc những thứ mình không hiểu. Thật ra, với những "hiểu biết" không có tác dụng gì thì không cần nhớ và các "tri thức" nếu chưa hiểu rõ mà nhớ thì cũng chẳng có tác dụng gì.

Như vậy, để nâng cao trí nhớ, phải hiểu những nội dung tri thức học được, đây là điều hết sức quan trọng. (Đọc  thêm: Mẹo học để hiểu và nhớ bài).

Có lẽ sẽ có người phản đối rằng: để đối phó với các kỳ thi không thể không dùng đến những cách nhớ này. Hẳn nhiên, việc giáo dục của các trường học hiện nay buộc học sinh thường phải dùng cách nhớ máy móc chỉ với mục đích thi cử, xong rồi quên. Rõ ràng, cách ghi nhớ máy móc không hề mang lại kết quả tốt.

Vì thế, để có bản lỉnh cao cường về trí nhớ, học đâu nhớ dấy, bạn hãy rèn luyện trí nhớ- tài sản vô giá của bạn. Sau đây là những lưu ý để cho bạn áp dụng cả 3 loại trí nhớ: Hình tượng (nhìn), logic (nghe) và cảm xúc.

1) Ôn tập: Ôn tập là mẹ của trí nhớ, lập đi lập lại nhiều lần sẽ tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí nhớ. Nhưng học thuộc mà không hiểu thì cũng sẽ bị quên. Vì vậy, ôn tập cần phải đủ hai phần: Hiểu sâu và nhớ kỹ.

2) Cần hiểu rõ mục đích ghi nhớ: Trong một thực nghiệm, người ta đưa cho học sinh hai loại tài liệu dài và khó như nhau, dặn: ngày mai sẽ kiểm tra tài liệu A và tài liệu B thì hai tuần nữa. Sau đó, cả tài liệu A và B đều kiểm tra sau hai tuần, kết quả cho thấy hiệu quả ghi nhớ của tài liệu B cao hơn rất nhiều tài liệu A. Rõ ràng, đề ra nhiệm vụ “cần phải nhớ lâu” có tác dụng rất lớn đối với trí nhớ. Vì thế, khi tạm thời ghi nhớ để đối phó với thầy cô hoặc để đi thi, quả nhiên ngay lúc ấy có thể nhớ nhưng rất chóng quên, chính là do không có mục đích ghi nhớ lâu dài.

3) Cần tích cực hoạt động thực tế: Luôn quan sát, nắm bắt thông tin, tổng hợp thành quy luật. Vì nó có tác dụng nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Ví dụ: học lý-hóa cần tự tay làm thí nghiệm, học địa lý cần kẻ bảng, vẽ hình.

4) Cần hiểu rõ ý nghĩa nội dung ghi nhớ: Hiệu quả của hiểu và nhớ bài thường cao hơn ghi nhớ máy móc rất nhiều. Riêng đối với những tài liệu khô khan như niên đại, số liệu, thuật ngữ…, ta cố gắng tạo ra mối liên hệ hoặc ý nghĩa nhân tạo để giúp cho dễ ghi nhớ (liên tưởng).

5) Sắp xếp hợp lý: Cùng một số lượng tài liệu, nhất là khi tài liệu quá dài, nếu ta cứ học từ đầu đến cuối, sẽ lâu thuộc hơn so với

cách học

chia đoạn, rồi cuối cùng tổng hợp lại.

6) “Tính chất” ảnh hưởng đến tài liệu ghi nhớ: Sẽ rất dễ nhớ hơn với các tài liệu trực quan, hình tượng, giàu cảm xúc, có vần điệu… Vì thế, hãy sưu tầm hoặc tự soạn những định lý toán, những bài ngữ pháp, dưới các dạng ca dao, hò vè (chơi mà học) … dễ học, dễ thuộc lại nhớ lâu.

Hiểu và áp dụng những lưu ý cho cả ba loại trí nhớ trong việc học tập, tuân thủ những quy luật khoa học của trí nhớ, có như vậy bạn sẽ đạt được kết quả mỹ mãn. Không những thế, vì trí nhớ là một tư duy khoa học còn sẽ theo ta suốt cả cuộc đời hoạt động, nên dù bạn đã có hoặc chưa có “trí nhớ tốt”, xin bạn hãy tiếp tục rèn luyện, không bao giờ là muộn cả.

Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1

Từ "Power" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một

phương pháp học tập

ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1,

cách học

tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare , Organize, Work, Evaluate,Rethink

1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn)

Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan.

Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống.

Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức.

Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như vậy.

2. Organize (tổ chức)

Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.

3. Work (làm việc)

Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất.

Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành.

Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài giảng,

thuyết trình

hoặcthảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm... tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.

4. Evaluate (đánh giá)

Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như

sản phẩm

do mình tạo ra trong quá trình học tập.

Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.

5. Rethink (suy nghĩ lại - luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác)

Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.

Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.

Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa.

Ở đây cần nhớ rằng: Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao.

Chiến thuật học tập có hiệu quả

1/ Phát triển

kỹ năng

tư duy: Mọi người đều có

kỹ năng

tư duy, nhưng không phải ai cũng dùng nó một cách có hiệu quả. Kỹ năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát triển dần dần. Người có tư duy tốt sẽ thấy được lối ra trong khi người tư duy kém chỉ thấy toàn ngõ cụt. Vì thế, nếu bạn không phải là người có tư duy tốt, hãy tạo cho mình thói quen tự đặt câu hỏi trong lúc đọc.

Bạn cũng có thể trao đổi với các học viên khác mà bạn cho là những người có tư duy tốt, hỏi họ xem, lúc họ thắc mắc một vấn đề, hay có một sáng kiến gì đó thì họ làm gì. Dần dần bạn sẽ thu nhập được những kinh nghiệm quý giá để giúp mình có tư duy tốt hơn.

2/ Liên hệ việc học hiện tại với những mục tiêu lâu dài.

Có sinh viên thích học chỉ để học và có những sinh viên nghĩ là việc học sẽ có ích cho những mục tiêu lâu dài hơn. Do đó cần hiểu ngững điều mình học (một bài) lồng ghép vào bối cảnh rộng hơn (một chương một môn học…) như thế nào.

3/ Học tập một cách tích cực.

Đừng học thụ động mà hãy biến việc học tập thành một quá trình tích cực. Sử lý tất cả những điều đọc được, nghe được bằng ngôn từ của chính mình để có ý nghĩa hơn.

4/ Xác định cách thức học phù hợp nhất với mình.

Có nhiều cách phân loại cách thức học ( learning styles ) :

+ Nhìn, nghe, cảm nhận cơ và sờ ( Dunn)

+ Tưởng tượng, phân tích, lô gích và hành động (Kolb và Mc Carthy)

+ Cần xác định cách thức nào phù hợp nhất với mình và sử dụng nó càng          

nhiều càng tốt trong lúc học tập để tiếp thu bài.

5/ Tập kiên nhẫn:

Học tập là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư

thời gian

, không nóng vội được và tiến bộ cũng phải từng bước.

6/ Sử dụng nhiều

phương pháp học tập

:

Để học thuộc bài chỉ cần đọc lại nhiều lần, tuy nhiên có nhiều cách để lập lại: xem lại phần ghi chép và lập phiếu, làm bài tập, học nhóm …

Phương pháp học

tùy theo người học, và cũng tùy theo môn học.

7/ Sử dụng phương pháp học SQ3R (survey,question,read, recite, review).

SQ3R là viết tắt của các từ

tiếng Anh

“survey, question, read,recite,review” (quan sát, hỏi, đọc, trả bài và ôn tập). Việc đọc sách giáo khoa không giống như đọc một cuốn tiểu thuyết, từ chương đầu đến chương cuối mà cần phải hiểu và ghi nhớ các thông tin. SQ3R không phải là một phương pháp đọc sách giáo khoa nhanh hơn, mà là một chiến thuật học tập để tiếp thu bài nhanh hơn, sâu rộng hơn, để sau đó giúp giảm thời gian xem lại bài trước khi thi, nhờ chúng ta đã đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc học tập trước đó.

+ Survey - Quan sát tổng thể: Là nhìn tổng thể về vấn đề mà bạn sặp đọc trước khi đi vào chi tiết, cũng giống như bạn xem bản đồ trước khi lên đường. Nếu bạn chưa từng biết nơi bạn cần đến, thì việc xem bản đồ là điều không thể thiếu. Bước này chỉ mất khoảng 5-10 phút nhưng rất quan trọng vì nó giúp bạn tập trung vào chương đang đọc:

    * Đọc tựa đề giúp não bạn bắt đầu tập trung vào chủ đề của chương đó.

    * Đọc phần giới thiệu hay tóm tắt, giúp bạn thấy được chương đó phù hợp với mục tiêu của tác giả như thế nào đồng thời cho bạn một cái nhìn tổng quát về những điểm chính.

    * Xem các tiêu đề nhỏ giúp hình thành một khung sườn gắn các ý chi tiết cả chương.

    * Quan sát các biểu đồ, bản đồ, hình vẽ và những hỗ trợ về hình ảnh khác.

+ Question - Đặt câu hỏi: Những vấn đề quan trọng mà bạn cần phải học thường chính là câu trả lời cho những câu hỏi. Câu hỏi nên tập trung vào nội dung học( Cái gì, tại sao, bằng cách nào, người nào, khi nào và ở đâu). Trong quá trình đọc hay học, bạn nên tự  đặt cho mình nhiều câu hỏi và sau đó tự trả lời. Làm như vậy bạn sẽ tiếp thu tài liệu hơn và nhớ các chi tiết dễ dàng hơn, vì quá trình này sẽ để lại một dấu ân sâu sắc hơn trong ký ức của bạn. Đừng ngại ghi lại những câu hỏi lên lề sách, tập chép hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thuận tiện.

+ Read - Đọc : Đọc không phải là lướt mắt qua cuốn sách, mà phải chủ động để có thể trả lời các câu hỏi bạn tự đặt ra, hay thầy cô, tác giả nêu ra. Nên chú ý các từ in nghiêng hoặc in đậm vì tác giả muốn nhấn mạnh những điều này. Khi đọc không được bỏ qua các bảng, đồ thị, hình ảnh minh họa, vì đôi khi chúng có thể diễn đạt một ý nào đó còn rõ ràng hơn cả đoạn văn.

Thường các ý chính được minh họa bằng nhiều thí dụ. Khi đọc bạn hãy cố gắng tách các chi tiết ra khỏi ý chính vì tuy các chi tiết có thể giúp hiểu ý chính hơn nhưng khó có thể nhớ hết được.

+ Recite - Trả bài : đôi khi bạn cần ngưng đọc để nhớ lại những tiêu đề chính, những khái niệm quan trọng cần nắm trong các dòng chữ in nghiêng hay in đậm, ý nghĩa của những hình minh họa. Cố gắng tự xây dựng lại nội dung chính của đoạn bạn vừa đọc bằng ngôn từ và tư duy của riêng mình. Liên hệ những điều mình vừa đọc với những điều đã biết.

Để thực hiện bước này, bạn có thể lấy tay che phần trả lời cho câu hỏi mình tự đặt ra và trả lời thuộc lòng. Nếu không trả lời được thì đọc lại một lần nữa đoạn chứa câu trả lời. Nếu bạn lặp đi lặp lại điều này trong lúc đọc thì bạn sẽ nhớ tốt hơn.

+ Review - Ôn tập : ôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy của mình và đưa vào bộ nhớ. Chúng ta nhớ là nhờ đọc đi đọc lại nhiều lần và trả lời đi trả lời lại nhiều lần. Đọc lại là một bước quan trọng ở giai đoạn này. Đọc lại để đánh giá xem mình đã đựợc gì sau quá trình học tập. Trong lúc ôn tập nên xem lại những điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ xót hay chưa hiểu. Thời điểm tốt nhất để ôn tập bài là ngay sau khi học, không nên chờ đến trước ngày thi mới ôn lại. Ôn lại trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng. Nếu bạn phân bố thời gian tốt nhất thì đây được xem là bước hoàn chỉnh kiến thức của mình đối với tài liệu học tập.

Làm thế nào để bắt đầu áp dụng SQ3R ?

Cần phải lên kế hoạch và bắt đầu sớm vì phương pháp SQ3R đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị bài.

Đọc bài trước khi nghe giảng sẽ biến bài giảng  thành một buổi ôn tập và cho phép hiểu bài sâu hơn, đồng thời sẽ xác định những điều khó hiểu để hỏi giáo viên trong lớp hoặc sau đó.

8/Khi nào nên và không nên dùng phương pháp SQ3R ?

Phương pháp này ít hiệu quả Nếu bạn đang đọc một cuốn sách giáo khoa tập trung vào việc giải quyết vấn đề (ví dụ như sách toán), hay sách

học ngoại ngữ

. Còn đối với sách

ngoại ngữ

thì vấn đề sẽ là từ vựng, cấu trúc câu và các thì sử dụng chứ không phải nội dung của phần đang đọc.

Phương pháp SQ3R đặc biệt hữu ích với các lại sách cung cấp thật nhiều thông tin và bạn cần phải  nắm vững vấn đề sâu (Ví dụ như sinh học, tâm lý, xã hội học).

Hàng ngàn sinh viên đã theo các bước học tập của phương pháp SQ3R và đạt thành tích cao với ít stress hơn.

Bốn nhóm kỹ năng tự học cần thiết

Để đạt kết quả tốt trong

tự học

, người tự học cần nắm vững những

kỹ năng

, phải rèn luyện để hình thành cho mình những

kỹ năng

. Căn cứ vào chức năng của từng loại hoạt động có thể chia

kỹ năng tự học

làm bốn nhóm.

Thứ nhất: Kỹ năng kế hoạch hóa việc tự học.

Kỹ năng này cần tuân thủ các nguyên tắt sau: Đảm bảo

thời gian

tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập, biết tự kiểm tra, đánh giá.

Thứ hai: Kỹ năng nghe và ghi bài trên lớp.

Quy trình nghe giảng gồm các khâu như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của thầy, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước. Cần lưu ý cách ghi bài khi nghe giảng như ghi một cách chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình.

Thứ ba: Kỹ năng ôn tập (gồm kỹ năng ôn bài và kỹ năng tập luyện).

Kỹ năng ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của thầy. Đó là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài. Việc tái hiện bài giảng dựa vào những biểu tượng, khái niệm, phán đoán được ghi nhận từ bài giảng của thầy, từ hoạt động tái nhận bài giảng, dựng lại bài giảng của thầy bằng

ngôn ngữ

của chính mình, đó là những mối liên hệ lôgic có thể có cả kiến thức cũ và mới.

Kỹ năng tập luyện có tác dụng trong việc hình thành kỹ năng tương ứng với những tri thức đã học. Từ việc giải bài tập của thầy đến việc người học tự thiết kế những loại bài tập cho mình giải; từ bài tập củng cố đơn vị kiến thức đến bài tập hệ thống hóa bài học, chương học, cũng như những bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Thứ tư: Kỹ năng đọc sách.

Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ và ghi chép.

Rèn luyện kỹ năng tự học - Kế hoạch học tập

Học đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên

thời gian

học tập vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả.

1/ Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết:

Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.

2/ Kế hoạch học tập giúp

quản lý thời gian

:

Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu quả hơn người khác. SV có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công việc cho từng ngày ( ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia công tác đoàn thể, xã hội, thể thao…) sau đó, nếu bạn thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để

tự học

thì bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian như vậy.

3/ Học ở đâu:

Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của bạn.

4/ Khi nào nên học tập:

Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút sau khi ăn, và trước khi đi ngủ,không học ngốn vào giờ chót  trước khi đến lớp.

5/ Học cho giờ lý thuyết:

Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu, cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được.

6/ Học cho giờ cần phát biểu, trả bài ( chẳng hạn giờ

Ngoại ngữ

):

Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập

kỹ năng

phát biểu với các học viên khác ( nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện

kỹ năng

phát biểu.

7/ Sửa đổi kế hoạch học tập.

Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Thật sự kế hoạch chỉ là cách bạn dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, cho nên một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp bạn có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Bạn phải ý thức một sự thật đơn giản là tuân theo đúng kế hoạch học tập đã định là một chuyện rất khó làm, trong khi vỡ kế hoạch là một việc dễ làm nhất trên thế gian này.

6 yêu cầu cho việc học tốt

1- Vạch kế hoạch:

Học tập và làm việc có hệ thống nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.

2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học:

Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các

ý tưởng

quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động:

Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn

thời gian

để phân tích rồi tổng hợp lại.

6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

Bí quyết học giỏi môn toán

Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, toán là môn thi bắt buộc; còn trong tuyển sinh ĐH thì toán là môn thi của 3/4 khối thi chính hiện nay (trừ khối C). Tiến sĩ toán học Nguyễn Cam (ảnh), Giám đốc Trung tâm Công nghệ dạy học thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm, TP Hồ Chí Minh) có một số lời khuyên đối với thí sinh trước các kỳ thi quan trọng.

- Học kỹ từng bài: Thí sinh cần bám sát nội dung sách giáo khoa, nghĩa là phải chú trọng các phần lý thuyết cơ bản, đọc kỹ lý thuyết rồi làm bài tập đầy đủ từ dễ đến khó. Cần nắm chắc phần cơ bản, nếu chưa nắm chắc thì không nên dồn

thời gian

cho phần nâng cao; các bài tập không tự giải được thì sau khi nghe thầy giảng (hoặc tìm đọc tài liệu tham khảo) phải tự mình thực hiện lại lời giải một cách độc lập cho đến khi thành thạo và chủ động.

- Ôn bài từng đoạn: Sau khi làm bài tập áp dụng cho từng bài, cuối mỗi chương cần làm bài tập ôn để nhìn lại các bài toán có tính chất tổng hợp và đó cũng là dịp tập huy động kiến thức liên quan để giải một bài toán.

Việc làm

này rất cần thiết vì các bài toán tổng hợp thường sẽ rất gần giống với đề thi.

- Chú ý các kiến thức lớp 10 và 11: Đây là phần kiến thức nền tảng về Hình học không gian, Lượng giác và Đại số (phương trình, bất phương trình và hệ phương trình) thường có trong các đề tuyển sinh ĐH mà lớp 12 thì không dạy trực tiếp. Thực tế cho thấy rất đông thí sinh làm bài kém ở phần các câu hỏi ở nội dung này, nếu không nắm vững chương trình lớp 10 và 11 thì cần phải có kế hoạch tự ôn tập một cách đều đặn, bền bỉ từng tuần, từng tháng; không thể ôn cấp tập trong một thời gian ngắn.

- Kế hoạch học tập hợp lý: Để tiết kiệm thời gian và sức lực, đồng thời có kết quả cao nhất thì cần có một kế hoạch học tập hợp lý. Cần thu xếp học bài trong thời gian sớm nhất sau khi nghe giảng. Học ở đây có nghĩa là đọc và tìm hiểu kỹ sách giáo khoa, sau đó làm bài tập áp dụng rồi đến bài tập nâng cao. Càng để cách lâu thì càng tốn nhiều thời gian và sức lực hơn để đạt cùng một kết quả. Khi nghe giảng, có những điều chưa hiểu kỹ, nếu học sớm sẽ được khôi phục rất nhanh; để lâu sẽ mờ dần, phần không hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc đã nắm được bài. Điều này rất dễ thấy nhưng học sinh thường hay có thói quen đợi đến khi nào gần thi mới học, thật không hợp lý. Vì vậy cần học thật sớm, tốt nhất là ngay sau khi nghe giảng xong và học thành nhiều lần. Có thể lần đầu học qua, chỉ làm các bài tập áp dụng, lần 2 mới làm các bài tập nâng cao để soi rọi các kiến thức cơ bản mà mình chưa nắm vững, tích lũy thêm một số xảo thuật. Đối với môn toán thì không nên cố mà nhớ những điều không hiểu, vì như thế chỉ làm tốn công vô ích, mất công sức không đâu mà còn dễ thất bại vì nhớ lan man; chỉ có hiểu thật rõ thì tự động sẽ nhớ dễ dàng.

- Tránh học quá khuya: Không nên học khi đã quá mệt vì học lúc mệt sẽ không mang lại kết quả tốt mà còn rất có hại cho

sức khỏe

. Khi học nên tập trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao, nhờ đó giữ gìn tốt sức

khỏe

. Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và vừa sức. Gần đến ngày thi, các em nên giảm cường độ, chủ yếu là đọc lại để sắp xếp các kiến thức đã học, chú ý các lỗi thường vấp, xem kỹ các công thức mà mình hay quên.

Bí quyết học tốt môn hóa

Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết. Trong thời buổi khoa học kĩ thuật phát triển cao như hiện nay thì việc nắm vững và am hiểu rõ về phương pháp thực nghiệm cũng những kiến thức cơ bản của các bộ môn khoa học nói chung và Hóa học nói riêng.

Vậy thì thế nào là một học sinh giỏi Hóa học? Theo phó giáo sư Từ cấm Long Biên(ĐHBK) thì :"HSG Hóa học phải là người nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới(do chưa được học hoặc chưa thấy bao giờ)trong các kì thi đưa ra"

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi đã tìm đến PGS.PTS. Trần Thành Huế(ĐHSPHN). Thầy cho rằng :"Nếu dựa vào kết quả bài thi để đánh giá thì bài thi đó phải hội tụ các

yêu

cầu sau đây:

1. Có kiến thức cơ bản tốt; thể hiện nắm vững các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình; không thể hiện thiếu sót về công thức, phương trình hóa học.Số điểm phần này chiếm 50% toàn bài.

2. Vận dụng sắc bén có sáng tạo các kiến thức cơ bản trên. Phần này chiếm khoảng 40% số điểm toàn bài.

3. Tiếp thu hoặc dùng được ngay một số vấn đề mới nảy sinh do đề thi đưa ra. Số điểm phần này chiếm 6% toàn bài.

4. Bài làm trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Phần này chiếm 4% toàn bài.

Ngoài những bài thi lý thuyết, học sinh còn bắt gặp các bài thi thực hành. Đối với các bài thi loại này, yêu cầu người học sinh phải có kĩ năng thực hành tốt, khuyến khích các tài năng thực hành như sự khéo léo, có sự quan sát hiện tượng tốt và giải thích được bản chất các hiện tượng đó"

Để làm được điều đó, thì

cách học

như thế nào là có hiệu quả???

Chúng ta phải công nhận với nhau một điều rằng, một người có một cách học, một

phương pháp học

khác nhau; không thể có một khuân mẫu chung cho mọi người. Vấn đề mà có lẽ mọi người đều thống nhất là càn phải có một lòng hăng say học tập cao độ và một ý chí vươn lên thật mạnh mẽ. Trong cách học, có lẽ trước hết ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức cơ bản. Có nghĩa là chúng ta phải lật đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: "Đó là cái gì? Nó như thế nào?Tại sao lại như thế?". Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách học tốt nhất cho mình.

Thí dụ: ta muốn tìm hiểu về vấn đề điện phân ta có thể có các dạng câu hỏi như sau:

- Loại pư hóa học nào xảy ra trong sự điện phân?

- Pư: NaCl ---> Na + 1/2 Cl2 có xảy ra được không?

- Bản chất hóa học cuae sự điện phân là gì? Tại sao lại như thế?

- Sự điện phân và sự nhiệt phân có khác nhau hay không? Tại sao?

Cùng với việc nắm vững bản chất, ta còn phải nhớ và vận dụng. Hai yếu tố này phải đi liền với nhau, bổ sung cho nhau.

Với những yếu tố trên xem như bạn đã có một cách học rất khoa học song bạn sẽ sử dụng những yếu tố đó để làm một bài thi hóa học như thế nào? Theo tôi, để làm được trọn vẹn một bài thi hóa học với kết quả tốt nhất nhất thiết phải tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Nắm vững đề và ý đề bài muốn chúng ta giải quyết.(rất quan trọng)

Bước 2: Phân tích đề bài(cần thiết)

Bước 3: Thực hiện lời giải(đương nhiên là phải có)

Bước 4: Kiểm tra và tự đặt cho mình một bài toán tương tự như thế.

Trên đây là một số suy nghĩ của riêng cá nhân tôi, mong các bạn cho ý kiến.

chúc các bạn có lònh say sưa học tập và nghiên cứu khoa học; có ý chí mạnh mẽ và

phương pháp học tập

thích hợp với bản thân để trên bầu trời Việt Nam sẽ xuất hiện thêm nhiều các ngôi sao Hóa học tỏa sáng.

Tuyệt chiêu học thuộc lòng hiệu quả nhất

Ông bà ta có câu "học ăn học nói, học gói học mở", phải theo thứ tự đó thì mới thành công, phải theo từng "chuyên đề" cụ thể thì thành công mới mỹ mãn. Không ai lại ôm xô tất cả được. Ôm xô thì trước sau cũng rơi tự do thôi.

Tuy nhiên, tình hình là anh em nhà ta chơi thì chơi đứt dây, đến lúc học thì tràn ngập nào là khuya quá, mệt quá, học nhiếu quá, bài dài quá, rồi cả cô ác quá,...những cụm từ hoa mỹ mà lúc thả sức tung tăng không bao giờ nghe thấy, chỉ thấy bói toán, thấy cừu, rồi FarmVille, vâng vâng đủ thứ hếtThôi thì thời thế tạo anh hùng, vụng chèo thì khéo chống vậy. Các cô các cậu hãy tìm cách tối ưu việc học của mình, hãy lác quan mà không phải là lạc quan tếu.Và đây là một vài chiêu, mà nội dung chủ yếu là tập trung, tập trung hết sức vào một vấn đề cụ thể, rèn luyện và rèn luyện. Anh em đồng đạo thấy luyện được chiêu nào thì cứ luyện và nhớ thanks ta một cái

Chiêu thứ nhất - Thẩm thấu: Chắc chắn anh em nhà ta rất khổ sở với những bảng công thức dài dằng dặc, những tính chất hóa học rất ư là khó chịu, những dòng lịch sử khô khan, những số liệu rối như tơ vò... Học thuộc chúng? quả là khó khăn ngàn đời. Và đây là cách đơn giản đã được chứng minh. khẩu quyết là:

"Trước khi đi ngủ hãy chép chúng ra một tờ giấy, đặt dưới gối"

Các nhà khoa học đă phát hiện ra rằng kiến thức có thể bốc hơi ngay sau khi viết khoảng 5-10 phút và ngấm vào đầu tùy nhiệt độ, độ ẩm và mức độ thẩm thấu của trí não. Vì vậy, tối nào bạn cũng viết lại chúng và đặt dưới gối (nhớ là mỗi lần 1 tờ, mỗi tờ 1 môn thôi nha, đừng tham), tôi đảm bảo cùng lắm một tuần tất cả sẽ ngấm vào đầu bạn lúc nào mà bạn không biết. Nếu muốn nhanh hơn thì lúc nào rỗi chép lại rồi gối đầu lên, đợi 10p rồi lại chép bản khác rồi lại gối lên. Cứ thế kiến thức sẽ ngấm vào đầu bạn một cách diệu kì.

Nếu tốn khoảng 20 tờ giấy mà vẫn chưa thấy kiến thức ngấm vào đầu thì có thể tại bạn chưa truyền năng lượng vào tờ giấy khi viết. Khi viết phải tập trung, phải luôn nghĩ đến mình đang viết thứ gì, đó chính là cách bạn truyền năng lượng cho tờ giấy và năng lượng đó sẽ giúp kiến thức ngấm vào đầu bạn lúc ngủ.Nếu không tin, hãy làm thử đi. Nghe có vẻ vớ vẩn nhưng hiệu quả lắm đấy.Khi nhận ra hiêu quả bạn sẽ thấy các nhà khoa học không sai tí nào.Chú ý kẻo tẩu hỏa nhập ma khi luyện công: Nằm ngửa, gối đầu lên, chứ không phải nằm xấp úp mặt xuống giấy đâu nha

 Chiêu thứ hai - Học trong nhà tắm: Không nhất thiết cứ phải ngồi bàn học, cầm giấy bút hay là vở nháp. Sẽ mất rất nhiều

thời gian

và cũng sẽ bị chia trí. Chúng ta có khá nhiều lúc rảnh rỗi như là khi tắm, rửa bát, nấu cơm,...thậm chí khi chơi game, hay ... đi nhà nhỏ... Những lúc ấy thay vì nghêu ngao hát hò linh tinh hay thơ thẩn suy tư tới một anh chàng cô nàng nào đó thì tập trung tinh thần để nhớ lại những thứ vừa đọc. Bằng cách đó ta có thể học bất kì lúc nào.Và  theo đó, kiến thức tự trong đầu mà chui xung quanh đầu, hiệu quả hơn là chui từ tờ giấy rách nát vào cái đầu nhựa đường lúc bấy giờ.

Chiêu thứ ba - Lợi hại của màu sắc: Bạn sẽ không thể học thuộc được nếu cứ nhìn vào trang vở ken đặc chữ... đầy xanh và xanh... Rối mắt lắm!  Đừng tiết kiệm vở...ghi chữ to và khoảng cách hở rộng ra...Dùng tối thiểu là 2 màu bút và tối đa là 4 màu bút để ghi hoặc gạch chân những ý lớn, ý chính...Nên ghi chép ngày tháng năm bằng 1 màu riêng (tốt nhất là màu đỏ hoặc bút chì)

Tuyệt chiêu này đánh vào sở thích màu mè và khả năng chuyển tải thông tin của mắt. Mắt được trả tiền để nhận diện và chuyển tải thông tin nhiều màu sắc mà.

Mấy chiêu mọn, thu tậhp được, tặng mấy cô nàng, mấy anh chàng đang than vãn

Theo banvatoi

Để học tập tốt cần làm những gì?

1- Vạch kế hoạch:

Học tập và làm việc có hệ thống nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.

2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học:

Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các

ý tưởng

quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động:

Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn

thời gian

để phân tích rồi tổng hợp lại.

6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.

Cách để ghi bài hiệu quả hơn

Biết cách ghi chép bài sẽ giúp bạn vừa ghi nhận lại thật tốt những kiên thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" bạn 1 cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:

1.Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học.

2.Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp.

3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.

4. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.

5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.

6. Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn không có bút.

7. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.

8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.

9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm sau đó

10. Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước.

11. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn

12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.

13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng.

14. Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tin vào 5 – 10 phút cuối.

15.Dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.

16.Ghi nhanh từ mới, những

ý tưởng

hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.

17.Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng.

18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.

19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên

máy tính

. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến.

20. Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó

Cách học tập và cách ôn thi hiệu quả

Học tập, ôn thi luôn là vấn đề lớn nhất đối với từ các em học sinh, đến sinh viên, tất cả mọi người còn ngồi trên ghế nhà trường.Thế nhưng,

cách học

tập, cách ôn thi mà không có phương pháp khoa học chẳng những ảnh hưởng đến

sức khỏe

củahọc sinh , sinh viên mà thành tích đạt được cũng không được như ý muốn.

1. Học tập phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng

- Cho dù

thời gian

bạn dành cho việc học tập nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học tập của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. PGS.TS. Tâm lý học Lê Đức Phúc cho rằng thái độ học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Người đi thi bị áp lực từ

gia đình

, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: “Học tập để làm gì? Học tập cho ai?”. Học tập để phát triển toàn diện nhân cách, học tập để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng cấp để hợp thức hóa việc

xin việc

và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.

Vậy thế nào là một thái độ học tập tốt?Cách học tập, cách ôn thi hiệu quả đối với học sinh, sinh viên

a. Học tập lạc quan tích cực: đây là yếu tố then chốt. Bắt đầu từ khi đọc bài này bạn hãy tự tin lên bởi vì bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quý báu và những cách học tập nhanh mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ cho mình. Đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của rất nhiều con người thành đạt.

b. Học tập có mục đích: nếu bạn lấy mục đích học tập vì điểm số thì việc học tập đối với bạn sẽ chỉ là một công việc cực nhọc mà thôi. Mỗi bạn đương nhiên sẽ có một mục đích riêng, nhưng khuyên bạn không nên học tập vì điểm, học tậpvì bố mẹ bắt học. Hãy xác định mục đích cho việc học của mình, ví dụ như khi học

tiếng Anh

thì xác định mình học nó để tiếp cận nền tri thức đồ sộ của nhân loại, học để giao lưu với bạn quốc tế. Khi học lịch sử thì xá định học để tìm hiểu về lịch sử dân ta, để có vốn kiến thức văn hóa nền tảng để có thể giới thiệu quê hương, đất nước mình với bạn bè năm châu. Còn khi học toán, lý, hóa, bạn xác định học để rèn luyện cho mình được đầu óc tư duy logic tổng hợp…

2. Học có

phương pháp học

hiệu quả

a. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể

- Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.

- Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu của mình:

+ Bạn định thi đỗ trường nào?

+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?

+ Bạn thực sự muốn chiến thắng?

+ Bạn có muốn lấy bằng ?

- Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, học tập hết tất cả mọi thứ, ôn thi hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.

Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc học tập nào là quan trọng hơn thì làm trước.

b. Học tập cách tư duy hiệu quả

Tại sao có người học tập kém? Tại sao có người học tập giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic,

ngôn ngữ

còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có

việc làm

, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả.

Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học tập bắt buộc phải học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.

c. Học tập cách ghi nhớ hiệu quả

Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:

- Ghi thành dàn bài:

Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc

yêu

cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.

- Nhẩm trong óc:

+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

+ Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

- Ghi ra giấy:

Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

d. Cách

học tập hiệu quả

Về mặt nhận thức, thí sinh nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận... Khi học tập, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.

Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành

kỹ năng

giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực...

- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau...

Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).

e.Về thời gian học tập

Thời gian học tập hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

Xác định thời điểm học tập cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học tập buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều hiệu suất học tập có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.

f. Về không gian học tập

Hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng

khỏe

. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque hoặc có nhiều người lấy nhạc Rock để làm nền khi học (không khuyến khích). Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng.

3. Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi

a. Không nên học ôn thi ngay sau bữa ăn.

b. Trong một buổi học, ôn thi tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút - 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.

c. Trong thời gian học tập ôn thi chú ý ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa.

d. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng trong thời gian học tập ôn thi vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm, vì bữa chiều hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì khi học không ngáp cũng ngủ gật, đôi khi mệt quá sẽ bị xỉu! Nói chung, con gái cần đạt 2500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2000), con trai 2900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2600).

Phương pháp học tốt các môn tự nhiên

Đọc kỹ lý thuyết và dành nhiều

thời gian

làm bài tập nhưng điểm số của bạn vẫn chưa cải thiện bao nhiêu. Có lẽ bạn chưa có được một phương pháp tốt nhất để học tốt những môn khô khan này. Đừng nản chí, vì khi bạn đã quyết tâm, chỉ cần đi đúng con đường, bạn sẽ thành công.

Hầu hết những học sinh gặp khó khăn với những môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh đều cho rằng mình học không giỏi là do bản thân không thông minh như những bạn khác. Thực tế chỉ số thông mình của những người ngang tuổi nhau là rất gần nhau, có nghĩa là bạn và cậu học sinh giỏi toán nhất lớp thông mình ngang nhau đấy. Nhưng bạn tiếp thu bài chưa tốt hay điểm số của bạn thấp hơn những bạn cùng lớp có lẽ là do bạn chưa thực sự cố gắng hoặc chưa biết làm chủ cái đầu của mình.

Sau đây là một số phương pháp giúp bạn học hiệu quả các môn tự nhiên này.

1.Học với thái độ tích cực

Bước vào bàn học với tâm lý ngao ngán, cố gắng nghiền ngẫm với mục đích nuốt vào bụng mớ công thức đầy số và chữ cái Latinh - bạn đang có thái độ học rất tiêu cực, bị động đấy! Bạn sẽ mau chóng bị đè bẹp bởi hàng tá số liệu ấy thôi.

Hãy tạo cho mình thái độ học tập tích cực. Bạn hãy tự hỏi mình rằng bạn học những môn đó để làm gì? Nếu câu trả lời là để sau này thi đỗ đai học rồi là bác sĩ, kĩ sư thì bạn sẽ biết rằng mình phải học tốt để đạt được cái đích đó. Nếu không phải vậy, bạn cũng nên nghĩ rằng mình học tốt những môn này để thi đậu các kì thi học kì, thi tốt nghiệp. Hãy suy nghĩ về những ích lợi mà các môn này mang lại cho bạn như khả năng tư duy logic, óc phân tích, sự chính xác, những kiến thức thực tế có thể áp dụng… thay vì ngồi than vãn về những khó khăn.   

2. Cách thức “nạp” thông tin vào bộ não

Não người gần như không có giới hạn, thế nhưng nó chỉ xử lý được từ 3-5 luồng thông tin một lúc và cần phải có thời gian, sự lặp đi lặp lại để lưu tất cả vào bộ nhớ. Nếu bạn chỉ dùng mắt để ngốn hết bài giảng vào đầu thì e rằng bạn đang ép não làm việc quá sức đấy. Hãy nhờ đến sự trợ giúp của giấy nháp, viết. Kiên trì đọc chầm chậm từng dòng sách giáo khoa, viết ra những gì cần suy nghĩ, tự chứng minh những gì còn chưa hiểu. Đó là cách tốt nhất để kiến thức đi vào đầu và mãi mãi nằm lại trong đó.

3. Hãy bắt đầu từ ngày hôm qua

Các môn tự nhiên luôn được giảng dạy theo trình tự logic, cái dễ trước, cái khó sau, cái sau phải vận dụng cái trước. Vì vậy, nếu chưa hiểu rõ bài ngày hôm qua, làm sao bạn có thể hiểu được ngày hôm nay thầy giảng về cái gì. Hãy bắt đầu từ những vấn đề cơ bản nhất, dễ nhất. Có thể là bắt đầu từ trang đầu tiên của sách giáo khoa. Đừng sợ mất thời gian vì cái tháp nào cũng phải xây từ mặt đất mà lên.

4. Học thầy không tày học bạn

Ngại đem những gì chưa hiểu để hỏi bạn bè, thầy cô là sai lầm chết người dễ dẫn đến mất căn bản nhất. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng ta không thể một mình hiểu hết tất cả những gì từ thầy cô và sách giáo khoa. Cần phải có đồng đội trong học tập. Không có ai thành công mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Bạn có thể lập một nhóm bạn, không cần phải cùng trình độ nhưng nghiêm túc trong học tập để học nhóm định kỳ. Học nhóm tăng sự hứng khởi, làm não tiếp thu nhanh hơn, có động lực cạnh tranh làm bạn cố gắng hơn. Tuy vậy, chú ý đừng nói chuyện đùa giỡn quá trớn sẽ làm phản tác dụng của những buổi học nhóm đấy nhé.

5. Cần có thời gian và sự kiên trì

Cho dù bạn có cố gắng bao nhiêu đi nữa, thành công không thể đến với bạn ngay trong ngày mai. Có thể bạn sẽ tiếp tuc lãnh điểm xấu, tiếp tục không hiểu bài nhưng đừng bỏ cuộc. Người ta thường ví cậu học sinh chăm học như con ong cần mẫn. Và người ta cũng hay nói chỉ có mười phần trăm thành công của thiên tài là do trời phú, còn chín mươi phần trăm là do nỗ lực bản thân. Như vậy cũng đủ hiểu sự chăm chỉ quan trọng như thế nào trong việc học tập. Có thể mảnh ghép cuối cùng để bạn học tốt đến từ chính sự siêng năng, cần cù của bản thân bạn. Có thể bạn còn quan tâm nhiều đến những vấn đề khác ngoài những công thức khô khan kia. Tập trung và cố gắng dành nhiều thời gian và khoảng trống trong đầu cho việc học bạn nhé.

Tuyệt chiêu học tốt môn đại cương

Các môn đại cương là các môn gì?

Để đi đến mọi cái đích thì đều phải có sự khởi đầu và các môn học đại cương có thể coi là "bản lề" cho những bước đi ấy. Đại cương là các môn dành cho những sinh viên năm nhất năm 2 khi bắt đầu bước vào môi trường học tập mới ĐH như Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tâm lí, Xác suất thống kê... Vào Đại học các bạn phải bỏ ra khoảng 1/3

thời gian

cho các môn học đại cương vốn được coi là nhàm chán đó tuy nhiên khi trải qua các môn học này bạn sẽ có cơ sở tốt nhất để lấn sâu hơn vào các môn chuyên ngành.

Tân sinh viên khi mới đầu bước chân vào cánh cổng trường ĐH khá bỡ ngỡ với

phương pháp học

mới, sinh viên chủ động nghiên cứu tài liệu, giảng viên chỉ là người bổ trợ, định hướng cho sinh viên. Chúng ta sẽ không còn được thầy cô giảng bài một cách chi tiết từng bước nhỏ như ở THPT vì thế không ít những bạn tân sinh viên bị “choáng” bởi

cách học

mới này nhưng thực ra dù học gì thì bạn cũng cần có sự say mê và học hành một cách nghiêm túc. Khi bạn xác định được tinh thần học cho mình rồi thì “đại cương” sẽ không còn là một trở ngại lớn nữa.

Giáo trình, không thể thiếu

Bạn nên tìm mua các giáo trình ở tất cả các môn học đại cương. Nếu một ngày nào đó lười lên lớp hay phải nghỉ học thì bạn yên tâm rằng mình đã có trong tay những nội dung cơ bản của bài học rồi. giáo trình là cuốn sách rất quan trọng nếu bạn dành ra một ngày khoảng 1,2 tiếng đồng hồ để đọc nó thì bạn sẽ hệ thống được kiến thức của mình và hơn hết bạn sẽ tìm được những điều thú vị từ những trang sách có nội dung khá mới mẻ này. Hầu hết các bài giảng của thầy cô giáo thường dùng slide để trình chiếu và việc xin những bài giảng đó cũng là một mẹo khá hay để có trong tay những nội dung kiến thức mình sẽ học.

Nghe giảng chăm chú, ghi theo ý hiểu của mình. Bạn có thể hiểu bài ngay tại lớp và có thể thắc mắc với giảng viên những phần bạn thấy khó hiểu và càng thắc mắc nhiều thì bạn cũng như những người bạn cùng thảo luận sẽ vỡ ra được nhiều điều. Đại cương cũng có cái hay của đại cương, không tìm hiểu thì làm sao mà biết được, phải không các bạn?

Học cũng có rất nhiều bí kíp. Quan trọng bạn phải tập trung, biết nắm bắt thì kết quả sẽ rất tuyệt.

Ghi chép thế nào?

Một cách học phổ biến ở ĐH là cách học theo mô hình hay có thể ghi bằng chữ vẽ hình ảnh, lập thành bản đồ... tất cả đều nhằm giúp bạn sắp xếp kiến thức thành một hệ thống và giúp nhớ bài lâu hơn. Bạn sẽ lập những ý chính rồi bắt đầu đi vào những chi tiết nhỏ nhặt đặc biệt là với những môn lí luận như Triết, kinh tế chính trị, Pháp luật…

Còn với các môn tính toán như các bộ môn toán, thường các thầy cô ít khi chữa bài tập vì vậy việc tự làm bài tập ở nhà và trao đổi kết quả với các bạn trong lớp là khá cần thiết nếu không hiểu bạn cũng có thể hỏi trực tiếp giảng viên, các thầy cô rất nhiệt tình giải đáp, vẫn là một môtip cũ ở phổ thông đó là đọc lý thuyết và củng cố lý thuyết bằng cách làm bài tập. Sẽ rất đơn giản thôi nếu bạn dành một chút ít thời gian cho nó.

Trong lúc giảng bạn nên để ý các thầy cô giáo nhé, vì những cái ghi hầu hết đã có trong tài liệu rồi, mà quan trọng là hãy cố gắng ghi tất cả những gì thầy cô giáo nói liên quan đến bài giảng. Đặc biệt các phần ví dụ rất nhiều, bạn cố gắng ghi và hiểu những ví dụ ấy. Sau này nếu không hiểu vấn đề gì có thể đọc lại, từ đấy sẽ có sự liên hệ giúp bạn nhớ nội dung rất nhanh và đặc biệt khi thi đây sẽ là những phần giúp bạn đạt điểm cao đấy! Vì những nội dung thì cũng có nhưng cái thầy cô cần là biết lấy ví dụ và phân tích được.

Đừng mang trong mình tâm lí xả hơi nhé, ĐH mới chỉ là con đường bước đầu để chúng ta chinh phục những thứ xa hơn mà thôi.

Còn với các kì thi thì sao?

Để vượt qua các kì thi với một kết quả tốt không khó điều này cũng phụ thuộc phần lớn ở các bạn. Bạn nên dành thời gian học mỗi ngày một chút, không căng thẳng như ở phổ thông, nhưng phải có mức độ thường xuyên nhất định. Nếu muốn được điểm cao thì bạn nên bỏ ngay suy nghĩ “khi nào thi mới bắt đầu học” quyển giáo trình với bạn lúc nào cũng còn như mới và quan trọng nếu bạn dồn tất cả các môn đến kì thi mới học thì bạn sẽ bị "đuối" và sẽ phải học rất vất vả.

Gần đến ngày thi các bạn nên dành nhiều thời gian cho việc ôn tập nhé, đừng nghĩ đại cương không quan trọng, chỉ cần được 5 điểm – “đi qua” là được. Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm. Các môn đại cương còn khá dễ, việc tích lũy điểm số cao sẽ khiến bạn có nhiều thuận lợi hơn sau này, khi bắt đầu học những môn chuyên ngành khó nhằn hơn. Chẳng ai thấy vui khi cầm một bảng điểm với kết quả của những năm đầu bê bết cả, đúng không nào?

Hãy học các môn đại cương với một tinh thần hứng thú và say mê nhé, Các bạn đừng né tránh các môn học này cũng như đừng mang thao tâm lí học " đối phó " với nó. Hãy học một cách nghiêm túc thì mức hiệu quả mà bạn nhận được sẽ không làm bạn thất vọng.

Để kì thi trở nên nhẹ nhàng

Đây là một phương pháp mà hầu như tất cả các thầy cô giáo đều khuyên nhủ học sinh

yêu

quý mình. Teen nên học theo từng ý chính bởi các gạch đầu dòng hoặc bạn cũng có thể vô tư sáng tạo bằng cách riêng của mình như biểu đồ hình cây, triển khai dần từng ý, từ lớn đến nhỏ. Hoặc vô vàn các hình vẽ như hình tháp… rồi thì các vòng tròn lớn bao quanh các vòng tròn nhỏ theo lượng kiến thức của mỗi phần. Vừa dễ nhớ mà lại rất thoải mái. Phải không nào?

Tuyệt nhiên teen không nên học thuộc lòng từng câu từng chữ một, bởi như thế thực sự rất khó để nhớ và rất khó để thuộc hết được cả quyển sách. Đặc biệt với những mem “yếu tim” thì khi vào thi với tâm lí “ca mơ run” thì teen rất dễ rơi vào trạng thái “trống rỗng”.

Bạn thử học theo cách này đi nhé!

Bí quyết “muốn nhanh thì phải từ từ”

Hẳn ai cũng phải công nhận “

thời gian

một tiết học 45 phút của mọi ngày sao mà trôi qua chậm thế, tưởng chừng dài cả “thế kỉ” vậy. Thế mà khi bước vào thi, thời gian trôi đi như “tên bắn.” Vì vậy, teen luôn lo lắng về thời gian làm bài thi. Nên ai cũng vội vội vàng vàng làm bài. Nhưng nhiều khi gấp gáp vô tình trở thành hấp tấp không những không khiến cho teen nhanh hơn mà tác dụng ngược lại đấy. Teen hãy luôn nhớ lấy câu này “muốn nhanh thì phải từ từ.” Mới nghe tưởng chừng thì rất vô lí. Nhưng ngẫm kĩ lại vô cùng hợp lí.

Hãy cứ từ từ làm bài, tính đến đâu chắc chắn đến đó, làm bài nào đúng bài đó. Tính toán cẩn thận sẽ giúp teen yên tâm làm tiếp những bài sau mà không cần phải băn khoăn đến những bài trước mình đã tính đúng hay chưa? Nhiều khi tính toán “ẩu” làm nhanh nhưng đáp số lại sai và đây chính là nguyên nhân khiến teen mất điểm.

Giải tỏa tâm lí

Teen không nên áp đặt cho mình phải được điểm tuyệt đối là 10. Bởi như vậy thì áp lực trong teen sẽ ngày càng lớn hơn và tâm trạng sẽ không thoải mái. Nhất là teen chúng ta thường hay phức tạp hóa vấn đề lên, làm nhiều khi chính những bài tập đơn giản mà mình lại không giải được. Chỉ vì cứ nghĩ là nó rất khó. Và sau đó thì tiếc “hùi hụi”.

Một điều sai lầm của hầu hết các teen là gần trước ngày thi mới bắt đầu học và đêm trước ngày thi teen thức rất khuya để ôn tập. Lời khuyên hữu ích dành cho các bạn chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới là hãy tự thưởng cho bản thân một giấc ngủ đủ giấc và thật sâu trước ngày thi.

Và cuối cùng trước khi bước vào phòng thi, hít thở thật sâu, giữ cho mình thật bình tĩnh và tự tin vào khả năng của chính bản thân mình có như vậy teen mới thể hiện đúng “phong độ đỉnh cao”.

9 bước học tập hiệu quả

Bạn có tin không, để thành công, bạn phải học từ ngày đầu tiên khai giảng khóa học, và bạn phải thông thạo chín bước của

phương pháp học

hiệu quả. Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu sâu từng bước.

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU RÕ RÀNG

Nhiều học sinh nghĩ rằng bước đầu tiên phải là nghe giảng, đọc sách và ghi chú. Không phải vậy, việc đầu tiên mà bạn phải làm là xác định cụ thể bạn muốn đạt kết quả như thế nào trong khóa học này. Ví dụ: bạn muốn đạt bao nhiêu điểm 10?

Xác định mục tiêu rất quan trọng vì nó quyết định phương pháp học của bạn và do đó, quyết định kết quả học của bạn. Nếu bạn xác định mục tiêu đạt loại xuất sắc trong môn toán, bạn có học với quyết tâm khác hẳn với khi bạn chỉ muốn đạt loại trung bình không? Dĩ nhiên là khác hẳn! Một khi bạn đã quyết tâm đạt thành tích xuất sắc, não bộ của bạn nhận thức rằng nó không thể phạm một sai lầm nhỏ nào. Việc này có khả năng khiến bạn học kỹ từng chi tiết trong môn học. Kết quả là bạn có thể đạt điểm 10 hoặc nếu không, bạn cũng sẽ đạt điểm chín là thấp nhất.

Tuy nhiên, nếu bạn xác định mục tiêu chỉ đạt loại trung bình, não bộ của bạn biết rằng, nó được phép để mất phân nửa số điểm. Việc này có khả năng khiến bạn không bận tâm học tất cả mọi chi tiết và bỏ qua những phần mà bạn không hiểu rõ hoặc không thích học. Cuối cùng, bạn dễ dàng bỏ qua phân nửa kiến thức trong môn học. Hậu quả là bạn sẽ chỉ đạt kết quả dưới trung bình, hoặc thậm chí có thể trượt.

Tệ hơn cả là nếu bạn không xác định mục tiêu nào, não bộ của bạn sẽ tự động xác định một mục tiêu thảnh thơi nhất – đó chính là số điểm tối thiểu mà bạn cần có để vượt qua kỳ thi. Điều đó dễ dàng dẫn đến việc bạn thi trượt. Thật kinh khủng làm sao

BƯỚC 2: LÊN KẾ HOẠCH CỤ THỂ VÀ SẮP XẾP THỜI GIAN

Bạn sẽ không bao giờ đạt được những mục tiêu to lớn mà bạn đề ra nếu không biết cách lên kế hoạch cụ thể và sắp xếp

thời gian

hợp lý.

Trong Chương 15: Thời Gian Là Tiền Bạc, bạn sẽ được học cách lên kế hoạch hoàn hảo để đạt mục tiêu và phương pháp

quản lý thời gian

hiệu quả nhất.

BƯỚC 3: HÀNH ĐỘNG KIÊN ĐỊNH

Ai cũng có thể xác định được những mục tiêu to lớn và đề ra những kế hoạch hoàn hảo. Tuy nhiên, chỉ có những học sinh thật sự hành động kiên định từng ngày mới đạt được kết quả xuất sắc. Đó chính là khả năng kiên trì đọc sách, ghi chú và ôn bài mỗi ngày.

Hầu hết các học sinh thường cảm thấy lười biếng hoặc muốn trì hoãn việc học. Thật đáng tiếc nếu bạn là một trong những học sinh này. Nếu bạn cứ tiếp tục như vậy, kỳ thi sẽ đến trước khi bạn kịp nhận ra là đã quá muộn.

Bạn sẽ được học cách làm thế nào để có thể luôn hành động kiên định và hiệu quả trong Chương 13: Động Lực Mạnh Mẽ – Vượt Qua Sự Lười Biếng, Chương 14: Công Thức Để Đạt Điểm Tuyệt Đối và Chương 16: Tạo Quyết Tâm Mạnh Mẽ Tức Thì.

Bốn bước tiếp theo là những bước áp dụng các Phương Pháp Học Siêu Đẳng mà bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn trong Phần II.

BƯỚC 4: PHƯƠNG PHÁP ĐỌC ĐỂ NẮM BẮT THÔNG TIN

Phương Pháp Học Siêu Đẳng đầu tiên là bạn phải biết cách đọc sách và tài liệu một cách hiệu quả. Xin lưu ý rằng: không phải từ nào trong sách cũng quan trọng và cũng chứa đựng thông tin mà bạn thật sự cần học. Bạn phải biết cách lọc ra những từ cung cấp thông tin chính (còn gọi là “từ khóa”). Bạn sẽ được học về phương pháp này ở Chương 6: Phương Pháp Đọc Để Nắm Bắt Thông Tin.

BƯỚC 5: SƠ ĐỒ TƯ DUY (MIND MAPPING®)

Sau khi nắm bắt thông tin từ các từ khóa, bạn phải biết cách ghi chú bằng Sơ Đồ Tư Duy. Sơ đồ này sẽ giúp bạn sắp xếp lại thông tin nhanh chóng và tận dụng sức mạnh phi thường của não bộ mà bạn chưa từng được khám phá.

BƯỚC 6: TRÍ NHỚ SIÊU ĐẲNG

Phương Pháp Học Siêu Đẳng tiếp theo là sử dụng

kỹ năng

Trí Nhớ Siêu Đẳng để tiếp thu thông tin dễ dàng. Hiện nay, nhiều hệ thống giáo dục đang chuyển dần sang việc học chú trọng vào tư duy và phân tích hơn là đơn thuần học thuộc lòng. Tuy nhiên, cũng xin nhấn mạnh rằng bạn chỉ có thể phân tích vấn đề tốt khi bạn tiếp thu và nhớ được những thông tin cốt lõi.

BƯỚC 7: NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT VÀO THỰC HÀNH

Nếu bạn thuộc nằm lòng các bài học nhưng lại không biết cách áp dụng kiến thức để trả lời câu hỏi trong kỳ thi, bạn cũng không thể nào đạt được điểm 10.Chúng ta sẽ cùng khám phá các phương pháp áp dụng kiến thức được học, cũng như những

kỹ năng

phân tích và giải quyết câu hỏi.

BƯỚC 8: TĂNG TỐC CHO KỲ THI

Bước tiếp theo của phương pháp Học Siêu Đẳng là biết cách chuẩn bị cho kỳ thi. Bạn nên bắt đầu học tăng tốc vào khoảng hai tháng trước kỳ thi.

BƯỚC 9: ĐI THI

Đi thi là bước cuối cùng nhưng quan trọng nhất. Xin nhấn mạnh rằng: thi cử là một trò chơi đặc biệt. Trong Chương 18: Chiến Thắng Và Vinh Quang, bạn sẽ được tìm hiểu về những bí quyết để đảm bảo thắng lợi trong trò này và đạt được vinh quang sau tất cả những nỗ lực.

Chăm sóc lại khu vườn kiến thức của bạn

Chắc bạn đã từng nghe nói rằng mỗi năm kiến thức của toàn nhân loại sẽ được nhân lên gấp đôi? Và lo rằng với tốc độ chóng mặt như vậy, nếu không cập nhật học hỏi thật nhanh sẽ sớm thành “người rừng” lúc nào không hay? Đừng lo lắng, hôm nay tôi sẽ chia sẻ một chiến lược tiếp cận kiến thức hiệu quả mang tên “Hiểu & Biết”. Hi vọng mô hình sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều!

Đầu tiên xin phân tích một chút về hai phạm trù “Hiểu” và “Biết” (

tiếng anh

tương ứng là Understand & Know). Sau khi nghiên cứu một số từ điển tiếng việt & tiếng anh, cộng với kinh nghiệm của mình, tôi tạm đưa ra một cách hiểu về hai từ này, ít nhất là nó sẽ được chấp nhận trong phạm vi bài viết này: “Hiểu và Biết đều là các trạng thái của tâm thức (tâm trí bạn lúc đang thức) khi đánh giá về một một sự vật, hiện tượng quen thuộc (tạm gọi là vấn đề). Sự khác biệt được thể hiện ở mức độ trải nghiệm của bạn đối với vấn đề đó.”

Giả sử bạn đang học về một môn nào đó, bạn biết hết tất cả mọi công thức, khái niệm trong sách và thày cô chỉ dẫn. Nhưng không hiểu sao khi đi thi bạn vẫn không thể nào làm trọn vẹn được các bài tập mà đề thi đã ra. Bạn đọc sách, bạn biết rất nhiều những quy luật nguyên tắc thành công, bạn biết có nhiều người áp dụng cũng áp dụng và đã thành công. Nhưng không hiểu sao bạn áp dụng mãi và vẫn không thấy hiệu quả. Trong hai ví dụ trên, bạn đều đã rơi vào tình huống “Biết mà không hiểu” ứng với ô số (3) trong ma trận Hiểu & Biết sau:

Qua ma trận trên ta thấy rằng tất cả những thông tin kiến thức hàng ngày đang sinh sôi nảy nở trên thế giới, và có thể là trong chính bản thân bạn, có thể phân ra làm 4 loại chính:

(1) Những thứ bạn biết và đã hiểu.

Là những “hiểu biết” thực sự thuộc về bạn , bạn đã có những trải nghiệm cần thiết đủ để nắm bắt những nguyên lý hình thành cũng như các quy luật liên quan. Ví dụ bạn là một người rất thành đạt, và bạn mở các lớp chia sẻ giúp hàng triệu người vươn lên. Chú ý đây cũng là loại mà các chú “ngựa non háu đá” hay “tưởng” mình có nhiều nhất, nhưng khi bị “đá” mới biết là không phải.

(2) Những thứ bạn không biết nhưng lại hiểu.

Là kiến thức nằm sâu trong tiềm thức, được hình thành và phát triển một cách “khó giải thích” trong quá trình sống của bạn. Biểu hiện của nó là nhiều lúc bạn tự nhiên “ngộ” một điều gì đó khi nhận được một số kích thích, tác động thích hợp bên ngoài. Chúng thường được tiềm thức chắt lọc lại từ loại thứ (3) và là nhân tố quan trọng giúp chúng ta thay đổi mạnh mẽ!

(3) Những thứ bạn biết nhưng lại không hiểu

Đây là loại kiến thức chúng ta thường được “dạy” hàng ngày thông qua quá trình cày cuốc sách vở, tham gia các lớp học, và học hỏi từ những người đi trước. Nó thường giới hạn trong phạm vi quan tâm của bạn ví dụ như một chuyên ngành nào đó bạn đang nghiên cứu chẳng hạn. Lý do ta không hiểu là thiếu thông tin hoặc các cái ta “biết” chưa kết nối lại theo một hệ thống hợp lý.

(4) Những thứ bạn không biết mà cũng không hiểu.

Đây là loại kiến thức có cực kì nhiều trên thế giới và phát sinh hàng ngày với cấp số mũ và được lan truyền rộng rãi bằng các phương tiện truyền thông đại chúng, như các tin “hót”, tin “giật gân”, truyện lạ… hoặc đơn giản là rất nhiều người đang săn tìm. Chúng thường nằm ngoài phạm vi đáng quan tâm của bạn, nhưng lại có sức hấp dẫn vô cùng lớn vì nó đáp ứng nhu cầu tò mò vốn là bản chất con người.

Qua phân tích bên trên bạn có thể thấy rằng: Kiến thức loại (1) là hữu ích nhất, quan trọng nhất; Kiến thức loại (2) là thú vị nhất, giúp ta thay đổi nhiều nhất; và tất nhiên do đó loại (1) và (2) có thể sẽ được nhiều người hướng tới nhất. Tuy nhiên, trên thực tế loại (3) là loại chúng ta thường “được” tiếp cận nhiều nhất và loại (4) là loại được nhiều người săn đón nhiều nhất. Vậy khi nhận định được các loại thông tin kiến thức rồi thì đâu là chiến lược tiếp cận thông tin hợp lý? theo tôi hợp lý nhất là hạn chế loại (4), tập trung năng lượng để sử dụng hiệu quả loại (3), tìm cách kích hoạt loại (2) và từ đó kết hợp (2) và (3) để tích lũy loại (1). Việc này giống như là trồng một khu vườn hoa quả vậy.

Việc hạn chế loại (4) được ví như việc rào vườn, chống thú vật đi lại giày xéo làm hỏng khu vườn của bạn, hoặc đôi khi phải dùng đến thuốc trừ sâu. Sau đó là loại (3) giống như việc bạn cày xới khu vườn kiến thức thật tươi tốt và gieo hạt giống xuống. Việc chọn hạt giống cũng rất quan trọng, nó chính là công đoạn tìm hiểu về bản thân, từ đó bạn mới có thể quyết định xem mình định trồng cây gì. Nó cũng tương ứng với việc đặt ra những giới hạn thông tin đáng quan tâm cho mình và nuôi dưỡng chúng hàng ngày. Còn loại (2) chính là lúc cây ra hoa kết trái, loại (1) là lúc bạn thưởng thức những trái ngon trái ngọt của khu vườn kiến thức! Chỉ một điều lưu ý thôi, nếu bạn đã gieo hạt giống cây táo thì đừng bao giờ hi vọng nó mọc ra quả chuối trừ khi bạn cày lại cả khu vườn!

Nguồn ưebkynang

Phương pháp học tập có hiệu quả

Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được

yêu

cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia

thời gian

cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.

+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.

Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong

Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.

Chiến thuật học tập cho năm học mới

Năm học mới sắp bắt đầu, đây là thời điểm để các bạn sinh viên chuẩn bị cho mình những chiến thuật

phương pháp học tập

thật hiệu quả. Hiếu Học sẽ cùng các bạn tham khảo những điều gợi ý dưới đây

Hãy phát triển

kỹ năng

tư duy

Cchúng ta đều có

kỹ năng

tư duy, nhưng không phải ai cũng tư duy một cách có hiệu quả. Kỹ năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát triển dần dần theo quá trình. Người có tư duy tốt sẽ thấy được lối ra trong khi người tư duy kém chỉ thấy toàn ngõ cụt và cảm thấy chán nản. Vì thế, nếu bạn không phải là người có tư duy tốt, hãy tạo cho mình thói quen thói quen từ từ trong khi học.

Các bạn cũng có thể trao đổi với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh mà bạn cho là những người có tư duy tốt, hỏi họ xem, lúc họ thắc mắc một vấn đề, hay có một sáng kiến gì đó thì họ làm gì. Chính những điều đó sẽ giúp bạn thu nhập được những kinh nghiệm quý giá để giúp mình có tư duy tốt hơn.

Xác định rằng việc học hiện tại sẽ hỗ trợ cho mục tiêu lâu dài sau này

Có một thực tế, Có nhiều sinh viên thích học chỉ để học và có những sinh viên nghĩ là việc học sẽ có ích cho những mục tiêu lâu dài hơn. Nếu bạn xác định được mục tiêu của mình trong tương lai thì hãy liên tưởng, hãy biết gắn kết những điều đang học vào mục tiêu của mình, lấy đó làm bàn đạp cho sự thành công.

Hãy có một thái độ học tập tích cực, nghiêm túc

Học cho mình, cho bản thân và cho tương lai. Nếu bạn xác định được điều đó thì hãy học hết mình, cố gắng, nỗ lực học hỏi để có những kết quả xứng đáng. Bạn đừng học thụ động mà hãy biến việc học tập thành một quá trình tích cực, niềm đam mê. Chỉ có như thế, bạn mới thấy việc học là điều cần thiết cho cuộc sống hiện tại và sau này.

Xác định phương phá học phù hợp nhất

Các bạn có thể tham khảo những điều dưới đây để thấy rằng có nhiều cách phân loại cách thức học ( learning styles )

- Nhìn, nghe, cảm nhận cơ và sờ ( Dunn)

- Tưởng tượng, phân tích, lô gích và hành động (Kolb và Mc Carthy)

- Cần xác định cách thức nào phù hợp nhất với mình và sử dụng nó càng nhiều càng tốt trong lúc học tập để tiếp thu bài.

Học cách kiên nhẫn

Như đã nói ở trên, học cho ình, cho bản thân và cho tương lai. Học tập là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư

thời gian

, không nóng vội được và tiến bộ cũng phải từng bước. Bạn không thể nóng vội khi mình chưa giỏi, chưa bằng người khác mà hãy cố gắng từ từ, nỗ lực hết sức để đạt kết quả tốt nhất. Kiên nhẫn sẽ giúp bạn thành công bằng chính sức của mình.

Biết kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp

Học không bao giờ hết cũng không giới hạn ở bất kì phương pháp nào. Với bản thân mỗi người, các bạn hãy lựa chọn cho mình những

cách học

tập phù hợp nhất. Nhưng cũng không nên hạn chế việc kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp khác nhau để đạt được kết quả cao nhất.

Nên tìm hiểu

phương pháp học

SQ3R (survey,question,read, recite, review).

SQ3R là viết tắt của các từ

tiếng Anh

“survey, question, read,recite,review” (quan sát, hỏi, đọc, trả bài và ôn tập). SQ3R không phải là một phương pháp đọc sách giáo khoa nhanh hơn, mà là một chiến thuật học tập để tiếp thu bài nhanh hơn, sâu rộng hơn, để sau đó giúp giảm thời gian xem lại bài trước khi thi, nhờ chúng ta đã đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc học tập trước đó. Cụ thể phương pháp này là gì?

Survey - Quan sát tổng thể: Là nhìn tổng thể về vấn đề mà bạn sặp đọc trước khi đi vào chi tiết, cũng giống như bạn xem bản đồ trước khi lên đường. Nếu bạn chưa từng biết nơi bạn cần đến, thì việc xem bản đồ là điều không thể thiếu. Bước này chỉ mất khoảng 5-10 phút nhưng rất quan trọng vì nó giúp bạn tập trung vào chương đang đọc:

- Đọc tựa đề giúp não bạn bắt đầu tập trung vào chủ đề của chương đó.

- Đọc phần giới thiệu hay tóm tắt, giúp bạn thấy được chương đó phù hợp với mục tiêu của tác giả như thế nào đồng thời cho bạn một cái nhìn tổng quát về những điểm chính.

- Xem các tiêu đề nhỏ giúp hình thành một khung sườn gắn các ý chi tiết cả chương.

- Quan sát các biểu đồ, bản đồ, hình vẽ và những hỗ trợ về hình ảnh khác.

Question - Đặt câu hỏi: Những vấn đề quan trọng mà bạn cần phải học thường chính là câu trả lời cho những câu hỏi. Câu hỏi nên tập trung vào nội dung học( Cái gì, tại sao, bằng cách nào, người nào, khi nào và ở đâu). Trong quá trình đọc hay học, bạn nên tự  đặt cho mình nhiều câu hỏi và sau đó tự trả lời. Làm như vậy bạn sẽ tiếp thu tài liệu hơn và nhớ các chi tiết dễ dàng hơn, vì quá trình này sẽ để lại một dấu ân sâu sắc hơn trong ký ức của bạn. Đừng ngại ghi lại những câu hỏi lên lề sách, tập chép hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thuận tiện.

Read - Đọc : Đọc không phải là lướt mắt qua cuốn sách, mà phải chủ động để có thể trả lời các câu hỏi bạn tự đặt ra, hay thầy cô, tác giả nêu ra. Nên chú ý các từ in nghiêng hoặc in đậm vì tác giả muốn nhấn mạnh những điều này. Khi đọc không được bỏ qua các bảng, đồ thị, hình ảnh minh họa, vì đôi khi chúng có thể diễn đạt một ý nào đó còn rõ ràng hơn cả đoạn văn.

Recite - Trả bài : Khi học, đôi khi bạn cần ngưng đọc để nhớ lại những tiêu đề, chương mục chính, những khái niệm quan trọng cần nắm trong các dòng chữ in nghiêng hay in đậm, ý nghĩa của những hình minh họa. Cố gắng tự xây dựng lại nội dung chính của đoạn bạn vừa đọc bằng ngôn từ và tư duy của riêng mình. Liên hệ những điều mình vừa đọc với những điều đã biết.

Để thực hiện bước này, bạn có thể lấy tay che phần trả lời cho câu hỏi mình tự đặt ra và trả lời thuộc lòng. Nếu không trả lời được thì đọc lại một lần nữa đoạn chứa câu trả lời. Nếu bạn lặp đi lặp lại điều này trong lúc đọc thì bạn sẽ nhớ tốt hơn.

Review - Ôn tập : ôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy của mình và đưa vào bộ nhớ. Chúng ta nhớ là nhờ đọc đi đọc lại nhiều lần và trả lời đi trả lời lại nhiều lần. Đọc lại là một bước quan trọng ở giai đoạn này. Đọc lại để đánh giá xem mình đã đựợc gì sau quá trình học tập. Trong lúc ôn tập nên xem lại những điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ xót hay chưa hiểu. Thời điểm tốt nhất để ôn tập bài là ngay sau khi học, không nên chờ đến trước ngày thi mới ôn lại. Ôn lại trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng. Nếu bạn phân bố thời gian tốt nhất thì đây được xem là bước hoàn chỉnh kiến thức của mình đối với tài liệu học tập.

Làm thế nào để bắt đầu áp dụng SQ3R ?

Bạn cần phải biết lên kế hoạch và bắt đầu sớm vì phương pháp SQ3R đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị bài. Đọc bài trước khi nghe giảng sẽ biến bài giảng  thành một buổi ôn tập và cho phép hiểu bài sâu hơn, đồng thời sẽ xác định những điều khó hiểu để hỏi giáo viên trong lớp hoặc sau đó.

Khi nào nên và không nên dùng phương pháp SQ3R ?

Phương pháp này ít hiệu quả Nếu bạn đang đọc một cuốn sách giáo khoa tập trung vào việc giải quyết vấn đề (ví dụ như sách toán), hay sách

học ngoại ngữ

. Còn đối với sách

ngoại ngữ

thì vấn đề sẽ là từ vựng, cấu trúc câu và các thì sử dụng chứ không phải nội dung của phần đang đọc. Phương pháp SQ3R đặc biệt hữu ích với các loại sách cung cấp lượng thông tin nhiều và quan trọng đòi hỏi bạn cần phải  nắm vững vấn đề sâu để ghi nhớ.

Có rất nhiều các bạn học sinh - sinh viên đã làm theo các bước học tập của phương pháp SQ3R và đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Hiếu Học cũng mong ngày càng có nhiều phương pháp hay như vậy để giúp các bạn học tập tốt hơn, giảm bớt căng thẳng mà lại đam mê, hấp dẫn.

4 Cách để học và ôn thi đạt hiệu quả

Học tập và ôn thi luôn là vấn đề lớn nhất đối với từ các em học sinh, đến sinh viên. Thế nhưng,

cách học

tập, cách ôn thi mà không có phương pháp khoa học chẳng những ảnh hưởng đến

sức khỏe

của học sinh , sinh viên mà thành tích đạt được cũng không được như ý muốn

    1.Học tập phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng

    Cho dù

thời gian

bạn dành cho việc học tập nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học tập của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. Học tập để phát triển toàn diện nhân cách, học tập để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng cấp để hợp thức hóa việc

xin việc

và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.

    2.Học có

phương pháp học

hiệu quả

    Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, học tập hết tất cả mọi thứ, ôn thi hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.

    3.Về thời gian học tập

    Thời gian

học tập hiệu quả

thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

    4.Đảm bảo sức

khỏe

khi ôn thi

    Không nên học ôn thi ngay sau bữa ăn. Trong một buổi học, ôn thi tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút - 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh. Trong thời gian học tập ôn thi chú ý ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng trong thời gian học tập ôn thi vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất

Theo lamsao

Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.

Chúng ta biết "nhân vô thập toàn". Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?

Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con "quỷ" ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc "củi sắt" nhốt lòng ích kỉ làm bằng "lương tâm" và "ý chí". Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm.

Mac-đen đã từng nói: "Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác". Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.

Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người..."nuôi dưỡng" nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.

"Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình" (Tố Hữu)

Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay "chết" theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: "Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác". Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. "tồn tại" chỉ thật sự nâng lên thành "sống" khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?

Vị tha là "người" đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói "Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình". Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là "những con người dũng cảm".

Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình. "Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng" (Arixtot) Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.

Khổng Tử dạy rằng "tiên trách kỉ, hậu trách nhân" (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.

Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. "Vị tha" trong suy nghĩ là đất, "vị tha" trong lời nói là hoa và "vị tha" trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng "Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên" chỉ là một biến thể của câu "Tôi không thể tha thứ".

Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì "quá" cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.

Trước những thử thách  của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: "Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng"...

Làm sao đ

ng đ

k

v

i thành công c

a ng

ườ

i khá

c

Đ

k

là th

ườ

ng tình. Nh

ư

n có b

tác đ

ng tiêu c

c b

i nó hay không? Hi

u đ

ượ

c cách làm th

ế

nào đ

ng ghen t

có th

giúp b

n ki

m soát cu

c s

ng c

a chính mình và s

t h

ơ

n.

(Amelie Lee)

Lòng ghen t

là c

m xúc t

nhiên nh

ư

đang yêu hay tìm ki

ế

m ai đó h

p d

.

Trong m

th

i đi

m, ghen t

là không th

tránh kh

i, nh

ư

ng nó không bao gi

đ

ượ

c tr

thành n

ám

nh

.

T

t c

chúng ta c

m th

y ghen t

nh

ng lúc này hay nh

ng lúc khá

c

Ch

c

n nó qua đi và nó không d

n v

n, b

n không ph

i lo l

ng gì

.

Nh

ư

ế

u đi

u gì đó trong tính đ

k

chi ph

i cách b

n c

m nh

n, và

nh h

ưở

ng đ

ế

n cu

c s

ng c

a b

n, thì b

h

c s

c

n ph

i tìm cách ngăn nó l

i và làm ch

c

m xúc tr

ướ

c khi nó ch

ế

cu

c s

ng c

a b

.

Đ

k

là gì

?

Đã bao gi

n c

m th

y bu

n vô c

v

i th

khi m

ườ

n đ

t đ

ượ

c đi

u gì đó mà b

n luôn mong mu

?

N

ế

u h

nh phúc và thành công c

a ai đó làm b

n bu

c, th

m chí là khi nó không có gì dính dáng đ

ế

n, thì có th

n đang tr

i qua c

m xúc ghen t

.

ơ

i làm vi

c hay trong l

p h

c, chúng ta ph

i đ

t v

t nhi

u ng

ườ

i luôn may m

n h

ơ

n trong khi b

n l

thi

t thòi

.

Dù là r

nhiên khi ta bu

i may m

n c

a m

t ai đó là nguyên nhân d

n đ

ế

th

i c

a ta, nh

ư

ng c

m xúc t

c gi

n hay th

i v

n không nên th

hi

n cùng v

i lòng đ

k

.

Làm th

ế

nào đ

thôi ghen t

S

đ

l

ch

ng bao gi

giúp ích cho b

n. B

n có th

c

m th

y ghen ghét m

ườ

n có s

c lôi cu

a đám đông hay b

i vì h

đ

ượ

c đ

t. Nh

ư

ng làm th

ế

nào mà lòng ghen t

y làm thay đ

t kỳ đi

u gì trong cu

c s

ng c

a b

?

B

n có th

ư

v

nó ho

c t

n hàng gi

ngày phác h

a âm m

ư

u tr

thù ho

c ghen ghét v

i ai đó b

i vì h

t h

ơ

n hay may m

n h

ơ

n. Nh

ư

n ch

đang phí ph

m cu

c s

ng c

a chính mình, trong khi đ

ượ

ng c

a s

đ

k

n th

m chí ch

y may nghĩ đ

ế

.

K

ế

t qu

là, lòng ghen t

ch

ng giúp ích gì cho b

n và nó th

c s

ch

ng đ

ư

a b

n đ

ế

ơ

t h

ơ

.

M

t vài ng

ườ

i đ

ượ

c ban t

ng nh

ng kh

năng t

t h

ơ

n và m

ph

i làm vi

c chăm ch

. Và t

t c

nh

ng gì đã nói và đã làm, s

c

ng hi

ế

n và say mê đ

u cũng có th

giúp b

n thành côn

g nh

ư

th

ế

.

M

t khác, lòng ghen t

làm b

n mù quáng và khi

ế

n ph

i dành hàng gi

cho vi

c t

ưở

ượ

ng v

nh

ng tình hu

ch

ng bao gi

có th

c. B

v

n ch

là ng

ườ

i đ

k

nh

ư

hi

i th

m chí sau khi tr

i qua nhi

u gi

và nhi

u ngày trong nh

g ý nghĩ và ý t

ưở

ng ghen t

.

Nh

ng cách đ

ng ghen t

v

ườ

i khá

c

N

ế

u b

n c

m th

y nh

ư

ám

nh b

i may m

n hay th

i c

a m

t ai đó, đó là c

ơ

h

i thu

n l

i khi

ế

n đ

k

.

Dùng nh

ng cách này đ

ch

n đ

ng lòng ghen ghét và h

ướ

t c

nh

ngu

n tiêu c

c vào nh

ng đi

u tích c

c đi

u này đích th

c có th

giúp b

n h

ướ

ng đ

ế

t cu

c s

t h

ơ

.

#1 Đ

ng trong th

ế

i c

a nh

ng so sánh.

Th

ế

i này n

ơ

i mà cu

c s

ng c

a m

ườ

i đ

ượ

c chia s

v

ườ

i qua các m

ng xã h

i, th

t d

d

àng đ

luôn so sánh b

n thân b

n v

i nh

ườ

i ngang hàng và nh

ng đ

i th

c

a b

.

N

ế

u c

nh tranh lành m

nh là d

u hi

u t

t, thì hi

n nhiên đó không ph

i là đ

k

. N

ế

u b

n mu

n thành công trong cu

c s

ng, hãy đ

u tranh v

i chính mình. Hãy so sánh v

i qu

á kh

c

a chính mình và c

ng h

ơ

a m

i ngày. Đi

u đó s

giúp b

thành ng

ườ

i nh

n có th

tránh đ

ượ

c vi

c tr

thành n

n nhân c

a s

ghen t

nh

nh

.

#2 Nh

ng thành công c

a b

n là có ý nghĩa.

Hãy chúc m

ng cho nh

ng thành công c

a chính m

ình, m

c d

u chúng có th

nh

. “Thành Rome không th

xây xong trong m

t hôm”. B

n không th

ghét ai đó ch

vì h

ế

ng hay ki

ế

m đ

ượ

c nhi

u ti

n h

ơ

n. B

t th

i đi

m nào đó, h

đã t

v

trí gi

ng nh

ư

n bây gi

.

Cu

c s

ng không d

dàng. N

h

ư

ng v

l

c nghiêm túc và c

ng hi

ế

n, b

n có th

đ

t đ

ượ

c nh

c m

ơ

c

a chính mình. H

nh phúc c

a b

n d

a trên nh

ng thành qu

c

a b

n ch

không ph

i là nh

ng thành qu

c

a ng

ườ

i khác, ho

c là b

luôn th

y gi

n h

n và đau kh

chính mình

.

#3 Hãy đam mê cu

c s

ng c

a b

n.

Hãy yêu b

n thân và tôn tr

ng cu

c s

ng c

a chính b

n. N

ế

u b

n không h

nh phúc,  Hãy ch

t con đ

ườ

i mà b

n yêu thích. Khi b

n tôn tr

ng chính mình, b

không đ

k

nhi

u n

a. B

n có th

thèm mu

n, nh

ư

ng không ph

i là

đ

k

i vì b

n tin vào năng l

c c

a chính mình. N

ế

u ai đó t

t h

ơ

n, đó là lý do đ

ướ

c mu

n đ

ượ

c nh

ư

h

và làm vi

c chăm ch

h

ơ

n, ch

không ph

i ghen t

và mong

ướ

c h

kém đi

.

#4 Hãy t

h

i mình s

th

t.

T

i sao b

n bu

c khi vài ng

ườ

i khác thà

nh công trong vi

c gì đó h

ơ

n? Có r

t nhi

u ng

ườ

a cu

c s

ng này. T

i sao b

n l

i móc n

t c

ghen t

và nh

ng thành công c

a mình v

i ch

ườ

i? Ph

i chăng b

n th

t nh

nh

t và trì tr

v

i vi

c quá lo l

ng v

nh

ng c

nh tranh nh

nh

t khi

ngoài kia có c

t th

ế

i c

a nh

ng c

ơ

h

đó

?

#5. Cu

c s

ng không công b

ng.

Hãy đ

i phó v

i đi

u đó. Vài ng

ườ

i có cu

c s

t h

ơ

n và nh

ng c

ơ

h

t h

ơ

n. B

làm gì v

i đi

u đó? B

n không th

làm đi

u gì khác h

ơ

n là t

o ra may m

n cho chính m

ình. T

ưở

ượ

ng vi

n vông v

ghen t

c

a mình s

ch

ng đ

ư

a b

n đi đ

ế

n đâu. B

ế

t rõ đi

u này mà ph

i không

?

#6 Hãy thôi ao

ướ

c b

n là m

ườ

i nào đó.

B

n không nh

ư

th

ế

. Và b

không tr

thành b

t c

ai ch

v

i vi

c m

ơ

ưở

ng. Tr

khi b

n có ý th

c làm vi

c nhi

u h

ơ

n đ

h

ướ

i  thành qu

, b

tiêu t

t cu

c đ

i cay đ

ng và m

ng manh còn l

i c

a mình ch

vì h

nh phúc c

a b

n không đ

ế

thành

công c

a chính b

n, mà là t

vi

c nhìn s

th

i c

a ng

ườ

i khác

.

#7 Ai cũng có lúc này lúc khác.

Cu

c s

ng không h

n luôn tuy

t v

i. Trong khi  b

n ghen t

v

t ai đó,thì cũng có r

t nhi

u n

ơ

i khác đ

n có m

t cu

c s

t h

ơ

n. Hãy th

c t

ế

và nhìn

th

ng vào s

th

t nh

ư

nó v

n có. T

t c

trong chúng ta đôi khi th

i và cũng đôi khi chi

ế

n th

ng. Khi b

n hi

u rõ r

n cũng có cu

c s

ng tuy

t v

i, b

quen v

i vi

c ng

ng đ

k

t c

lúc nào

.

#8 Đ

ng đánh m

t cu

c s

ng c

a chính b

n.

Khi b

p trung vào s

đ

k

, b

n đang đánh m

t cu

c s

ng th

c t

i c

a chính mình b

i vì b

n quá b

n v

i nh

ng suy nghĩ v

nh

ng hào quang hay nh

ng lúc h

nh phúc c

a m

ườ

i nào đó. B

n có th

ghét ai đó ch

vì h

d

th

ươ

ng h

ơ

n hay đ

ượ

c chú ý nhi

u h

ơ

n, nh

ư

ng nh

ng gì b

n không nh

n ra đó là cu

c s

ng c

a b

n trì tr

và th

m chí không có gì thay đ

khi b

n làm đi

u gì đó v

nh

ng sai sót và khi

ế

m khuy

ế

t c

a chính mình

.

#9 Hãy luôn tích c

c.

Hãy t

tin và theo đu

i nh

c m

ơ

c

a chính mình. Ghen  t

là m

t cách ch

p nh

th

i. T

i sao b

n ghen t

? Ph

i chăng b

n nghĩ r

t ngày nào đó b

n có kh

năng đ

t đ

ượ

c nh

ướ

c mu

ng nh

ư

ườ

i mà b

n đ

k

? Lòng ghen t

là ph

m th

c trong suy nghĩ c

a b

n khi b

cu

c và than vãn v

cu

c

t công. Đ

ng kh

t ph

c nó. Thay vào đó, hãy đi ra ngoài và c

i thi

n mình t

t h

ơ

.

#10 Lòng đ

k

xu

t phát t

hãi.

B

nh

ng gì? H

u nh

ư

luôn luôn, s

ghen t

y sinh t

hãi bên trong r

n ch

ng bao gi

đ

t đ

ượ

c nh

ng đi

u gi

ng nh

ư

ườ

i khác. B

n càng đ

k

, b

n đang càng thuy

ế

t ph

c chính mình r

n không gi

i. Tr

khi b

n làm đi

u gì đó v

hãi đó, n

ế

u không b

tiêu t

n quãng đ

i còn l

i v

i c

m giác cay đ

ng và h

n thù. Hãy xác đ

nh lòng ghen t

, nh

t là

t đi vi

c b

cu

c và b

d

t khoát ng

ư

ng đ

k

t c

lúc nào

.

Có nhi

u đi

u ghen t

t nh

đ

ượ

c ch

p nh

n. Nh

ư

ế

u b

n c

m th

y nh

ư

lòng đ

k

c

a mình đang v

ượ

t ra kh

m ki

m soát, thì b

n ph

i hi

u lòng ghen t

đó th

c s

là gì và nó s

phá h

ng cu

c s

ng c

a b

bên trong nh

ư

th

ế

nào

.

Và khi b

n sàng r

i, hãy dùng 10 l

i khuyên làm th

ế

nào ng

ư

ng đ

k

v

may m

n c

a ng

ườ

i nào đó. Nó có th

o nên th

ế

i c

a s

khác bi

t đ

ế

n v

i cu

c s

ng c

a b

n ch

khi b

n hi

u rõ h

n ch

ế

nh

ư

th

ế

nào lòng ghen ghét, và nó có th

khi

ế

n c

m th

y cay đ

ng ra sao vào b

t c

lúc nào

.

“Mẹo” chế ngự sự đố kỵ trong công việc

(Dân trí) - Ghen tị là một con dao 2 lưỡi, một mặt nó giúp bạn có thêm động lực cố gắng nhiều hơn để vượt qua đối thủ, một mặt khiến bạn xão nhãng khỏi công việc, liên tục so sánh và kết quả là làm mất tinh thần cạnh tranh lành mạnh của bạn.

 >> 3 chiêu đối phó với sự “ghen ăn tức ở” trong công việc

Nguyên nhân của sự đố kỵ rất “muôn màu muôn vẻ”: đồng nghiệp ghen tị vì bạn được thăng chức; bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng; bạn thân thiết với sếp; góc làm việc của bạn rộng, đẹp hơn… Bản thân bạn có thể cũng có những sự đố kỵ như vậy với đồng nghiệp của mình.

Để sự đố kỵ, từ phía bạn hoặc từ người khác, không ảnh hưởng tiêu cực tới công việc và mối quan hệ của bản thân, bạn có thể áp dụng những “mẹo” nhỏ sau:

Khi bạn là người đố kỵ:

-

Hiểu rõ vị trí của bản thân:

Bạn nên cập nhật thông tin cho CV của mình hàng tháng. Như vậy, bạn sẽ thấy rõ vị trí hiện tại của mình mà tránh so đo những việc mình chưa xứng đáng. Johanna Rothman, tác giả cuốn sách

Bí mật đằng sau những biện pháp quản lý xuất chúng, chia sẻ kinh nghiệm: “Khi tôi thực hiện điều này, tôi nhận thấy bức tranh thực tế: Và tôi nhận thấy mình chưa đủ tự tin để trở thành người quản lý và như vậy thật vô lý khi đố kỵ với người có khả năng”.

-

Nói chuyện với sếp: Hãy chứng tỏ khả năng của bạn và thường xuyên nói chuyện với sếp về lý do bạn chưa được thăng chức/ tăng lương và làm thế nào để đạt được điều đó. Đôi khi, vì bạn bàng quan còn đồng nghiệp “chăm chút” cho mối quan hệ với sếp nên anh/ cô ấy chỉ nắm rõ thành công của đồng nghiệp mà không nhớ rõ bạn đã làm được gì.

-

Phát triển kỹ năng: Bạn có thể hỏi chính người mình ghen tị về cách đạt được thành công hiện tại và phát triển khả năng của bạn. Dù bạn ghen tị vì người đó thành công, xuất sắc hơn bạn nhưng hãy gạt lòng tự trọng của mình sang một bên và cạnh tranh một cách lành mạnh bằng cách học hỏi.

Khi bạn là đối tượng của sự đố kỵ:

-

Không khoe khoang, khoác lác: Bạn không nhất thiết phải kể lể hôm qua mình đã đi ăn trưa với giám đốc, được tham gia một cuộc hội thảo dành cho các chuyên gia hay hào hứng nói về công việc, mức lương mới cao ra sao với những đồng nghiệp xung quanh. Nhiều khi, họ ghen tị không phải vì bạn tài giỏi hay có mối quan hệ rộng mà vì bạn may mắn hơn họ. Và khoe khoang sự may mắn của mình trước những người kém may mắn hơn sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn.

-Tránh mặc cảm tự ti: Đôi khi vì nghe những lời đố kỵ của đồng nghiệp như vì bạn có mối quan hệ trên cả mức thân thiết với sếp nên mới được thăng chức mà bạn có thể cảm thấy nghi ngờ chính bản thân mình. Hãy loại bỏ những suy nghĩ như vậy và tự tin rằng bạn thành công trên chính đôi chân của mình. Bạn cũng không cần phải kể lể kiểu như “Tôi vẫn chưa đủ tài lực ở vị trí mới nhưng tôi đã rất may mắn”. Như vậy chỉ khiến đồng nghiệp thêm ganh ghét và cho rằng bạn thật giả tạo.

-

Kiềm chế sự tức giận: Dù là mục tiêu của sự đố kỵ và phải nghe những lời nói ra nói vào không hay lắm nhưng bạn vẫn phải duy trì bình tĩnh và kiềm chế sự tức giận. Bạn sẽ gạt bỏ được sự ghen tị của người khác nếu chứng tỏ một cách thuyết phục rằng mình xứng đáng đạt được thành công hiện tại, thậm chí còn hơn thế nữa.

Làm thế nào để được mọi người quý mến?

Trên bước đường chinh phục lòng người thì điều đầu tiên để bạn có được lòng ai đó là tạo được thiện cảm khi bạn gặp họ.

Đương nhiên rồi nhỉ, vì nếu mất điểm ngay lần gặp đầu tiên thì sẽ nhanh chóng bị hình thành ấn tượng không tốt. Mà để được vậy bạn cần chú ý:

+ Thành thật quan tâm đến họ: Bởi mọi yêu thương đều xuất phát từ trái tim biết rung cùng nhịp đập, bạn không thể lừa dối cảm xúc, bởi ánh mắt bạn sẽ không thể nói dối.

+Hãy luôn tươi cười: Tại sao lại vậy?

Bởi 1 nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ. Hãy nhìn thẳng vào mắt họ và nở 1 nụ cười thật tươi. Bạn có biết bạn đẹp đến thế nào khi cười không? Nụ cười làm giàu cho cả người nhận và người cho.

+ Hãy xưng hô kính trọng đối với người lớn và thân thiết với bạn bè, em nhỏ. Đặc biệt họ sẽ rất thích nếu bạn nhớ tên của họ, bởi tên của 1 người đối với người ấy luôn là thứ âm thanh êm dịu và du dương nhất.

+ Hãy nói về điều mà người đối diện quan tâm, tránh nói quá nhiều về bản thân. Hãy biết lắng nghe và chia sẻ.

Học cách quan tâm và lắng nghe

Ở chặng đường kế tiếp này bạn cần hướng được suy nghĩ của người khác theo suy nghĩ của mình. Để được vậy, thì có một số bí quyết nhỏ mách nước bạn:

+ Không tranh cãi. Trong một cuộc tranh cãi thì không có ai là hoàn toàn đúng vì thế sẽ không có người chiến thắng. Bạn sẽ chỉ nhận được thiệt thòi, khi cố tình khăng khăng quan điểm. Hãy nhớ :" Nhường 1 bước để tiến 10 bước".

+Tôn trọng ý kiến của người khác. Điều này thì rất rõ ràng là nếu bạn muốn nhanh chóng thu phục trái tim ai đó, thì điều trước hết là phải "thuần phục" chính mình. Nói như vậy có nghĩ là bạn cần tôn trọng, lắng nghe, xem xét, dù ý kiến đó hiện thời chưa đúng. Đồng thời với sự tôn trọng, bạn cũng cần biết nhận sai khi biết mình đã lầm lỗi. Xin lỗi không phải là mất mác, nhục nhã...

+ Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của người khác mà suy xét. Ở đây mình muốn nói đến ngay cả khi người ấy có lỗi lầm to đến cỡ nào. Thì trước khi hành động dù nghĩ ít, hay nhiều, họ đều thoáng qua 1 suy nghĩ, chỉ đôi khi, suy nghĩ ấy chưa thật kĩ càng, hoặc do tác nhân hoàn cảnh, điều kiện tác động mà phạm sai, hay không đúng. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấy được rằng rất có thể nếu bạn trong tình cảnh ấy, không chừng ban cũng hành động như vậy.

Điều mình muốn đề cập cuối cùng là bạn cần biết cách tôn vinh họ.

+ Tôn vinh mà mình nói không phải là xu nịnh, khen ngợi sáo rỗng. Tôn vinh ở đây được hiểu là sự khen ngợi đúng cách, đúng bản chất của sự việc. Bởi ông bà ta có câu: mình không nhớ tưng chữ nhưng đại khái là "làm 100 việc tốt không 1 lời khen. Sai 1 việc nhỏ thì nhắc để đời. Ấy là cái "dở" trong giao tiếp mà nhiều người vẫn thường mắc phải. Bạn có biết rằng, dù là bất kì ai thì luôn tồn tại trong họ một thứ "thèm khát" được khen ngợi, được coi trọng, được xướng danh như một người quan trọng. Nếu nắm bắt được yếu tố này, bạn sẽ hoàn toàn có thể thu phục được nhanh chóng nhất lòng của 1 người.

+ Gợi ý nhu cầu của bạn. Đừng yêu cầu 1 người phải làm cái này hay cái kia cho bạn. Để được quan tâm đến mong muốn của bản thân, bạn cần gợi ý 1 cách khéo léo, không phải là nhắc khéo. Bạn có thể tưởng tượng bí quyết này giống như trong 1 lớp học, thầy cô luôn tìm cách khơi gợi để biến cái mình muốn thành cái học sinh có thể tự thấy được từ tìm ra. Ví dụ khi giáo viên chủ nhiệm họp lớp, họ sẽ đưa ra câu hỏi + gợi ý cho việc chấp hành nội quy nhà trường. Như vậy đã tạo điều kiện để học sinh được tích cực tiếp thu và tranh luận, đồng thời đề ra những biện pháp của mình. Biện pháp ấy chắc chắn sẽ được thực hiện tốt nhất, vì đó là sự cam kết, ý tưởng ( được khơi gợi hoặc tự sáng tạo) của chính mỗi học sinh.

Kẻ đố kỵ nghĩ rằng nếu người hàng xóm của anh ta bị gãy chân, anh ta sẽ có thể đi bộ giỏi hơn.

Helmut Schoeck

Một trái tim an hòa là sự sống của xác thịt nhưng đố kị là sự mục ruỗng của xương

(Thánh kinh)

Trong bối cảnh cơ chế thị trường, chuẩn bị cho hội nhập với kinh tế thế giới, và thương mại quốc tế, hơn bao giờ cuộc sống và môi trường làm việc của chúng ta đang dần mang tính cạnh tranh rất cao. Cạnh tranh diễn ra từng ngày, từng giờ dưới nhiều hình thức nhất là ở các đô thị lớn và các môi trường làm việc nhiều áp lực, được trả lương tương đối khá, hay trong công sở…

Có cạnh tranh thì sẽ có đố kỵ. Cho dù bạn có muốn hay không muốn thì nó vẫn tồn tại trong công việc và trong cuộc sống thường ngày của bạn. Và cho dù bạn có là ai, thì bạn cũng giống tôi, cũng đã từng đố kỵ với một ai đó, cũng đã từng bị ai đó đố kỵ lại.

Bạn giỏi giang, có đố kỵ, bạn thành đạt, có đố kỵ, bạn giầu có và xinh đẹp, cũng có đố kỵ.

Bạn không có được một trong những điều đó, sẽ có sự đố kỵ trong suy nghĩ của bạn. Nó tồn tại song hành cùng mọi hoạt động của bạn. Nó gây cho bạn sự khó chịu, tức tối, nó có thể điều khiển suy nghĩ của bạn, điều khiển hành vi của bạn, dẫn tới những hành động ngớ ngẩn của bạn.

Có loại đố kỵ chỉ ở bên trên tiềm thức của bạn, loại này không mấy nguy hiểm.

Có loại nguy hiểm hơn, đó là loại đã ăn sâu vào tâm trí bạn, nhìn ai cũng thấy đố kỵ với họ, loại này sẽ làm cho trái tim bạn luôn có một màu đen che phủ, suốt ngày bạn phải lo tìm cách đối phó, tìm cách hạ bệ người mà bạn đố kỵ, điều đó sẽ khiến cho tâm hồn của bạn không có được sự bình an và bạn cũng sẽ chẳng có nổi lấy một phút thảnh thơi không mưu tính, bạn sẽ chẳng có được sự vui vẻ, niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

Còn trong trường hợp bạn bị đố kỵ? Bạn sẽ làm gì? Chấp nhận nó hay tìm cách để đố kỵ lại? Liệu chúng ta có thể sống chung và điều khiển nó được không? Bản thân tôi có thể là một ví dụ như là minh chứng cho điều này. Và qua những trải nghiệm xương máu đó, tôi rút ra được khá nhiều điều thú vị.

Chúng ta có thể điều khiển được sự đố kỵ theo mấy cách thức sau:

1.Hãy nhận sự đố kỵ của người khác là vinh hạnh của mình

.

Chúng ta không chỉ phải nhẫn nại và kiềm chế lòng đố kỵ mà còn phải chịu đựng sự đố kỵ của người khác đối với mình. Khi người khác đố kỵ với những thành tích nhất định mà mình đạt được, bạn không nên vì thế mà thay đổi cuộc sống và hành vi bình thường, tự nhiên của mình, bạn nên nhận thức nó như một phần tất yếu của cuộc sống, có như thế mới có thể chịu đựng được sự đố kỵ. Nhưng việc phải chịu đựng và sống chung với sự đố kỵ là một điều hết sức khó chịu, sẽ gây ra cho người bị đố kỵ sự tủi thân và nỗi bất bình rất lớn. Đặc biệt là những hành động hạ thấp và chụp mũ có lúc khiến bạn không thể chịu đựng nổi.

Dưới tác động của sự đố kỵ, hoặc bạn sẽ vứt bỏ những hoài bão ấp ủ của mình khiến mình trở nên tầm thường, thậm chí lạc hậu, bạn sẽ co rúm mình lại vì khiếp sợ khiến cho bạn chẳng còn là chính bạn nữa. Hoặc bạn vinh hạnh và kiêu ngạo trước sự đố kỵ của người khác với mình. Nếu bạn ghi nhớ điều này và nhìn nhận sự đố kỵ chính là thể hiện sự bất lực, sự yếu kém và là một cách thức cực đoan mà người đố kỵ thực hiện để che giấu đi những khuyết điểm hạn chế của mình, bạn sẽ thấy được đó là sự khẳng định những thành tích của bạn theo hình thức phản diện, nó hoàn toàn không phải là sự đánh giá đúng đắn và khách quan. Nên bạn cũng không cần thiết phải để ý và canh cánh bên lòng về những điều đố kỵ này, hãy chung sống thản nhiên và tự hào với chúng. Bởi đơn giản, chúng không thể chứng minh bạn không có năng lực, trái lại chúng còn làm nổi bật những thành tích của bạn. Vì thế hãy lấy làm vinh hạnh và tự hào khi có người đố kỵ với bạn.

2. Xem đố kỵ của người khác là động lực của mình.

Trong sự đố kỵ của người khác đối với mình còn có sự soi mói và bới lông tìm vết cay nghiệt. Bởi có một số người mượn cách soi mói để hạ thấp những thành tích và giá trị mà mình có được, nhằm đi đến phủ định kết quả của những việc bạn làm được. Bạn hãy lấy điều đó làm động lực và áp lực của mình, làm bậc thang để tiến cao thêm. Tư tưởng này là cách thức đúng đắn, tích cực để lý giải sự soi mói giả dối tiêu cực của người khác. Dụng ý của đối phương là đố kỵ, phủ định, công kích, còn thái độ của mình là tiếp thu, học tập và chuyển hóa thành động lực. Do vậy, bạn nên cảm ơn sự soi mói của người khác vì chính những sự soi mói đó có thể khiến bạn không bị lú lẫn đầu óc bởi niềm vui thành công, không đắm chìm trong sự kiêu hãnh nhất thời, giúp bạn giữ được đầu óc minh mẫn, sáng suốt để nhìn thấy được những khuyết điểm của mình, nhận rõ được phương hướng và mục tiêu phía trước.

3. Không nên kích động lòng đố kỵ của người khác.

Người bị đố kỵ sẽ cần thận đề phòng và rất dễ khoác cho mình vẻ ngoài cao ngạo tự kiêu. Điều đó cũng là một phản ứng không tốt vì có thể gây ra ngộ nhận ở những người khác không đố kị với bạn. Tính cách thực sự của bạn khả ái hơn nhiều nào phải bạn ngã mạn bất cần như thế.

Lòng đố kỵ chỉ có thể tránh né chứ không nên kích động. Nó giống như một tổ ong, bạn nên tránh xa chứ đừng chọc vào, nó sẽ đốt bạn. Đố kỵ là thứ tình cảm ở tầng thấp, không thể lý giải và khó chuyển đổi. Vậy nên , bạn không cần phải so bì làm chi, cũng không nên đối đầu với những người đố kỵ với mình. Bạn cũng không nên chọn thái độ cao ngạo và xa lánh mọi người vì nhìn quanh lúc nào cũng tưởng mọi người đang nghĩ không đúng và nghĩ xấu về bạn hay tìm cách “ phá” bạn. Bạn chỉ tiếp tục bước đi con đường bạn phải đi và nếu có thể tránh xa những người ghen ghét bạn.

Một giáo chủ tôn giáo đã dạy : “Nên giữ mình tránh xa đố kỵ, nó sẽ ăn tươi, nuốt sống, xóa sạch mọi hành vi tốt hệt như lửa thiêu đốt gỗ và hủy hoại tất cả”

(Muhammad)

4. Không nên bẻ cong nhuệ khí của mình.

Sự đố kỵ giống như một con ruồi bay qua những bộ phận lành mạnh và bâu lại trên những chỗ đau.”(Arthur Chapman)

Người đố kỵ là người tự nhận thấy mình có những khiếm khuyết về năng lực hoặc tự cảm thấy thiếu khả năng trước mặt đối thủ và so sánh với những người có năng lực về sự nghiệp và thành tựu. Cho nên về bản chất hành vi đố kỵ là hành vi che giấu sự yếu kém, thiếu năng lực, là sự phản ánh những yếu kém và ích kỷ bên trong. Nói khác đi đây là một trong những hạt giống xấu, tiêu cực, có thể làm cho bản thân người đố kị mất đi sự an bình và luôn suy tính cách hạ bệ người khác. Suy cho cùng họ thật bất hạnh! Chính vì thế chúng ta hà tất phải vất bỏ những mục tiêu, mong muốn của bản thân để thích ứng với những phản ứng tiêu cực, nhất thời này. Hãy để mọi người nói, đó là việc của họ, chúng ta vẫn cứ đi theo con đường riêng của mình.

5. Nên tìm cách làm giảm sự đố kỵ

Cần có tâm buông xả, là chớ nên chấp.

Đố kỵ là một loại tâm lý không lành mạnh. Đố kỵ và ảnh hưởng tiêu cực của nó không thể tiêu diệt một cách triệt để nhưng có thể làm yếu đi. Sự cố gắng của mọi người có thể làm cho nó suy yếu để nó không cản trở sự thành công trong sự nghiệp. Nếu bạn gắng hòa hợp và có lòng cảm thông với người đố kỵ, không thù hận thì bạn sẽ làm được điều đó.

Nếu như bạn và tôi, chúng ta cùng sáng suốt nhận thức được điều này có thể chúng ta sẽ tìm ra được con đường đúng đắn để bỏ sự đố kỵ trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong công việc. Tìm điểm chung, bỏ điểm khác biệt, lấy điểm tương đồng hóa giải điều bất đồng. Nên xem đương sự có hành vì đố kỵ là đối tượng giao tiếp bình thường, tạo cho họ chút lòng tin nơi mình, tạo cho họ có được sự độ lượng từ sự độ lượng của mình, thành tâm giúp đỡ họ…sẽ khiến họ tự nhận ra yếu điểm của mình, nhận ra những sai trái của mình, từ đó sẽ hạn chế được sự đố kỵ. Điều quan trọng là bạn phải có lòng độ lượng, và không vì cái ngã mạn của mình.

Tại sao thế?

Vì nếu bạn không có tấm lòng độ lượng cũng đồng nghĩa với việc đang tồn tại trong bạn trạng thái tâm lý sợ người khác vượt qua mình, sẽ dẫn tới hành vì đố kỵ của bạn với những người khác.

Các bạn và tôi, chúng mình cùng tránh đi đố kị, nhưng nếu không còn cách nào, chúng ta sẽ đối mặt với thói tật này và hóa giải nó với tâm buông xả, theo cách độ lượng nhất của mình nhé.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro