HC 32a

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Những quy chế pháp lý chủ yếu đối với cán bộ, công chức

a) Chế độ bầu cử:  là 1 chế độ pháp lí để nhà nước trao cho công dân đảm nhiệm 1 chức vụ nhất định trong 1 thời gian nhất định

            Việc bầu cử đại biểu quốc hộc, đại biểu hội đồng nhân dân và các chức danh khác trong cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định cảu Hiến pháp và các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước

            Việc bầu cử các chức danh trong tổ chức chính trị, tor chức chính trị xã hội sẽ thực hiên theo quy định của tổ chức đó

            Người nắm giữ chức vụ theo chế độ bầu cử khi thôi giữ chức vụ đó sẽ được bố trí công tác theo năng lực, sở trường, ngành nghề chuyên môn của họ và đưuọc bảo đảm các chế độ chính sachstheo quy định cảu pháp luật về CB, CC

b) Chế độ tuyển dụng: là 1 chế độ pháp lí để nhà nươc thiết lập quan hệ làm việc với CB, CC

            Việc tuyển dụng CB, CC phải do cơ quan có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào yêu cầu làm việc, vị trí công tác, chỉ tiêu biên chế nhà nước

            Việc tuyển dụng CB, CC chủ yếu được thực hiện bằng hình thức thi tuyển. Ở vùng sâu, vùng xa, những địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn và 1 số vị trí công rác đặc biệt thì có thể thực hiện chế dộ xét tuyển

            Người đạt yêu câu tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự, nếu hoàn thành công việc thì trên cơ sở sự đề nghị của cơ quan chức năng, cơ quan tổ chức sẽ tuyển dụng biên chế (đối với công chức ) hoặc kí hợp đồng làm việc ( đối với cán bộ )

            Việc tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên được thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về tổ chức hoạt động tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

c) Đào tạo và bồi dưỡng

            Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lí công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức

            Cơ quan tổ chứcđơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm phải tạo điều kiện để cán bộ công chức tham gia đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ

            Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức phải căn cứ vào quy hoạch, kế haochj tiêu chuẩn đối với chức vụ, tiêu chuẩn đối với nghiệp vụ của chuyên ngành, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn cung khác theo quy định của pháp luật

d) Điều động, biệt phái, luân chuyển đối với CB, CC

   - Điều động là việc cử CB, CC thuộc biên chế của cơ quan tổ chức này đến làm việc tại cơ quan tổ chức khác hoặc từu vị trí công tác này sang vị trí công tác khác trong nội bộ cơ quan tổ chức theo yêu cấu công vụ

            Việc điều động CB, CC phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lúc trình độ chuyên môn

   - Luân chuyển CB, CC là việc cử CB, CC đến làm việc tại các cơ quan tổ chức, đơn vị khác trong 1 khoảng thời gian nhất định nhằm mục địch thử thách, rèn luyện trước khi giao CB, CC nắm giữ trọng trách mói

            Việc luân chuyển CB, CC phải do các cơ quan có thẩm quyền quyết định căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng CB, CC

   - Biệt phái là việc cử CB, CC đến làm việc tại cơ quan tổ chức khác lâu dài hoặc có thời hạn theo yêu cầu của việc thwucj hiện, nhiệm vụ , công vụ

            Trong thời gian biệt phái, CB, CC vẫn thuộc biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc trước

            Không áp dụng đối với CB, CC nữ đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi

            CB, CC được biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thì được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật

   - Bổ nhiệm là 1 chế độ pháp lí được áp dụng trong trường hợp nhà nước cần trao cho công dân 1 chức vụ ổn định nắm giữ có hoặc không có thời hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị

            Người được bổ nhiệm phải đáp ứng các yêu cầu, các điều kiện về chuyên môn, năng lực và phẩm chất chính trị theo quy định của pháp luật

e)Thôi việc: căn cứ để CB, CC thôi việc

            + Do sắp xếp về tổ chức

            + Do có nguyên vọng và được cấp có thẩm quyền chấp thuận

            + Hoàn thành nhiệm vụ trong 2 năm liên tiếp nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc 2 năm liên tiếp trong đó có 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ

            CB, CC thôi việc được hưởng các chế độ đãi ngộ theo quy định của pháp luật về CB, CC

            CB, CC tự nguyện xin thôi việc phải làm đơn gửi đến cơ quan thẩm quyền xem xét quyết định

            Không giải quyết thôi việc cho CB, CC đang trong thời gian xem xét kir luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

f) Hưu trí

            CB, CC nếu đủ các điều kiện theo quy định của PLLĐ thì được nghỉ hưu

            Trong thời gian nghỉ hưu, CB, CC được hưởng trợ cấp hưu trí theo quy định của PL. Trước 6 tháng tính đến ngày CB, CC nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức đơn vị qaunr lí phải có thông báo. Trước 3 tháng phải ra quyết định nghỉ hưu

3. Các loại trách nhiệm pháp lí đồi với CB, CC

Trách nhiệm pháp lí đối cới CB, CC là những hậu quả pháp lí bất lợi mà nhà nước quy định để xử lí cán bộ công chức khi họ có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thừa hành nhiệm vụ, công vụ nhà nước.

            Các loại trách nhiệm pháp lí

   - Trách nhiệm hình sự: khi CB, CC có hành vi phạm tội theo quy định của luật hình sự.

            Các tội phạm mà CB, CC thực hiện có tính chất đặc thù

            CB, CC phạm tội lien quan đến nhiệm vụ, công vụ thì việc xử lí TNHS đối với họ áp dụng theo quy định riêng của chương các tội phạm chức vụ theo quy định của bộ luật hình sự

            Trường hợp CB, CC phạm tội với tư cách công dân thì việc xử lí TNHS đối với họ được tiến hành bình đẳng như với các công dân khác phạm tội tương ứng nhưng tình tiết là CB, CC có thể được coi là tình tiết tăng nặng để áp dụng mức hình phạt cao hơn.

  - Trách nhiệm hành chính: khi cán bộ công chức có hành vi vi phạm hành chính trong quản lí nhà nước

            CB, CC nếu có vi phạm hành chính thì cũng có thể coi là vi phạm các nguyên tắc của chế độ công vụ. Do đó cơ quan tổ chức đơn vị có thể áp dụng trách nhiệm kỉ luật để xử lí CB, CC

   - Trách nhiệm dân sự: khi CB, CC có hành vi gây thiệt hại cho các cá nhân tổ chức trong quá trình thừa hành nhiệm vụ, công vụ

            Nếu thiệt hại không lớn và tính chất vi phạm ít nghiêm trọng thì CB, CC phải trực tiếp bồi thường

            Trách nhiệm bồi thường của nhà nước là 1 loại trách nhiệm pháp lí đặc biệt phát sinh khi CB, CC có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thừa hành nhiệm vụ, công vụ, từ đó gây ra thiệt hại cho các cá nhân tổ chức có liên quan.

            Cơ sở:

            + Có hành vi vi phạm pháp luật của CB, CC

            + Có thiệt hại gây ra cho cá nhân, tổ chức có liên quan

            + có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của CB, CC với thiệt hại xảy ra

            + có quyết định bồi thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hoặc có bản án của tòa án)

   - trách nhiệm kỉ luật: áp dụng đối với CB, CC khi họ có hành vi vi phạm các nguyên tắc, vi phạm kỉ luật công vụ

Các hình thức kỉ luật công chức:

+ khiển trách

+ cảnh cáo

+ hạ bậc lương

+ giáng chức

+ cách chức

+ buộc thôi việc

Các hình thức kỉ luật cán bộ

+ khiển trách

+ cảnh cáo

+ cách chức

+ bãi nhiệm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro