HCLS va ND DL tien hanh dong thoi 2 CL CM dc hoan chinh tai DH 3(9/1960)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng được hoàn chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng ( 9/1960)

Bài làm.

9.1). Hoàn cảnh lịch sử.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ( 9/5/1954), đánh dấu thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Hiệp Định Giơ_ne_vơ về Đông Dương được kí kết, tuy nhiên tình hình cách mạng Việt Nam vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức vô cùng to lớn. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc.

- Ở miền Bắc: mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưng với tinh thần đấu tranh kiên quyết của nhân dân ta. Ngày 10/10/1954 tên lính Pháp cuối cùng đã phải rút khỏi Hà Nội, ngày 15/5.1955 toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc. Miền bắc nước ta hoàn toàn được giải phóng.

+ Ngay sau khi hòa bình lập lại nhân dân miền Bắc đã nhanh chóng khẩn chương bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Ở miền Nam: Lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp đế quốc Mỹ đã nhảy vào hất cẳng thực dân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cư quân sự của chúng, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam - Chấu Á. Đồng thời biến miền Nam thành căn cứ để tiến công miền Bắc.

+ Để thục hiện âm mưu nói trên ngay trước ngày ký kết Hiệp định Gơ ne vơ, Mỹ phế truất Bửu Lộc đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tưởng chính phủ bù nhìn miền Nam. Diệm tuyến bố không cộng nhận Hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước và ngày 23/10/1955 chúng tổ chức cái gọi là “trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống. Sau đó Mỹ - Diệm đã liên tục mở các cuộc hành quân càn quét để bình định miền Nam.

- Trước những biến đổi phức tạp nói trên, lịch sử đặt ra cho Đảng ta một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra đường lối chiến lược đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới của đất nước và xu thế phát triển chung của thời đại. Xuất phát từ nhận thức sâu sắc tình hình thế giới và đặc điểm tình hình đất nước ta sau tháng 7/1954 trai qua nhiều hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị. Nhất là sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thư 13 ( 12/157) và Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 ( 1/1959), chủ trương chiến lược cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới đã được hình thành, đó là: Đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

9.2). Nội dung đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng được hoàn chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng ( 9/1960).

Chủ trương tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng là đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam đã được hoàn chỉnh tại Đại hội Đảng lần III. Từ ngày 5 – 10/9/1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư III của Đảng họp tại Hà Nội. Trong diến văn khai mạc Đại hội chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.

- Trên cơ sở phân tích tình hình đặc điểm nước ta, Đại hội vạch rõ hai chiến lược cách mạng là:

+ Một là: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

+ Hai là: Tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

- Mục tiêu chiến lược: Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiện vụ giải quyết một yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt. Hai nhiệm vụ này đều nhằm giải quyết nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước là đánh đuổi đế quốc Mỹ và tay sai để thống nhất nước nhà.

- Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền: Hai chiến lược cách mạng của hai miền có môi quan hệ mật thiết với nhau, tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trược tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

- Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước:

+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực bảo vệ căn cứ địa của cả nước để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam.

+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đề ra, Đảng phải kiên trì con đường hòa bình thống nhất theo tinh thần của Hiệp định Giơ_ne_vơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển của thống nhất nước nhà, vì đó là con đường tránh được xương rơi, máu đổ cho dân tộc ta và nó phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. “Nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng hoàn thành độc lập và thống nhất tổ quốc”.

- Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc cách mạng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, gay go và gian khổ nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định sẽ thuộc về nhân dân ta. Nam-Bắc nhất định sum họp một nhà, non sông thu về một mối cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Ý nghĩa của đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng mà Đại hội lần thứ III ( 9/1960) của Đảng đề ra.

- Đường lối tiến hành đồng thơi hai chiến lược cách mạng do Đại hội lần thứ III ( 9/1960) của Đảng đề ra có ý nghĩa thực tiễn và lý luận hết sức to lớn. Đường lối đó đã thể hiện được tư tưởng chiến lược của Đảng: nó vừa phù hợp với cách mạng miền Bắc, vừa phù hợp với cách mạng miền Nam, vừa phù hợp với cả nước lại vừa phù hợp với tình hình quốc tế, nên đã huy động được sức mạng của cả hậu phương và tiền tuyến, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Do đó đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

- Đường lối cách mạng chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân và dân ta phân đấu đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh đánh bại các chiến lược chiến tranh khác nhau của đế quốc Mỹ và tay sai vạch ra ở miền Nam.

- Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ tháng 7/1954 đến tháng 5/1975 đã chứng minh đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng mà Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ III của Đảng ( 9/1960) là đúng đắn và sáng tạo thể hiện tính nhất quán của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ( 3/2/1930) đã đề ra. Một Đảng thống nhất lãnh đạo một nước trong hoàn cảnh tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau đã đưa tới thắng lợi hoàn toàn cho cách mạng nước ta, mà tiêu biểu nhất là đại thắng mùa xuân ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Bắc-Nam sum họp một nhà, Non sông thu về một mối.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro