HD_Muc tieu quan ly giao duc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Chương II: MỤC TIÊU QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mục tiêu quản lý giáo dục  là cái đích  phải đạt tới của quá trình quản lý.

Nó được xem là trạng thái mong muốn, khả thi và cần thiết tại 1 thời điểm xác định trong tương lai đối với hệ thống giáo dục, đối với cơ sở giáo dục hoặc đối với 1 số thành tố/ bộ phận của hệ thống giáo dục..

Những căn cứ để xác định mục tiêu quan lý:

Có 4 căn cứ:

-         Xác định nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng vùng từng lãnh thổ hay của từng địa phương. Đây là tiêu chí quan trọng để xác định đơn đặt hàng của kinh tế xã hội với giáo dục và cũng là cơ sở để xác định hướng đi lâu dài của giáo dục.

-         Nhu cầu phát triển giáo dục của  đất nước, cộng đồng, lãnh thổ hay địa phương.. những nghị quyết của đảng, nhà nước và của ngành về phát triển giáo dục là cơ sở để xác định nhu cầu này.. Ngoài ra nhu cầu giáo dục của địa phương, vùng lãnh thổ còn được xác định thông qua các điều tra xã hội học, xem xét vấn đề về dân số.. để có những dự báo chính xác về nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương và vùng lãnh thổ.

-         Việc đánh giá hiện trạng của nhà trường hay hệ thống giáo dục trong điều kiện phát triển kinh tế_xã hội của từng địa phương vùng lãnh thổ sẽ giúp người quản lý tìm ra được những mặt mạnh và những hạn chế để phát huy và khắc phục

-         Những điều kiện về nhân lực, vật  lực. Tài lực và quỹ thời gian để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu.. Hầu hết các nhà quản lý đều yêu cầu nguồn nhân lực và thời gian lớn hơn mức cần thiết để thực hiện các mục tiêu.

Những phương pháp xác định mục tiêu quản lý giáo dục:

 Có 3 phương pháp

-         Phương pháp tiếp cận loại suy:

Bản chất của phương pháp này là Phân tích, đánh giá tính hiện thực của mục tiêu

+ Người quản lý cần xác định hệ thống mục tiêu theo 3 tiêu chí: Mục tiêu phải thực hiện. Mục tiêu cần thực hiên. Mục tiêu nên làm.....Từ đó quyết định những mục tiêu cụ thể cho cơ sở hay từng cấp thục hiện

+ Để thực hiện phương pháp này có thể thực hiện 1 trih tự 4 bước sau:

·        Lựa chọn những trạng thái tất yếu, có tính qui  luật và mong đợi. Coi đó là bộ phận cấu thành của mục tiêu quản lý

·        Lựa chọn những trạng thái có thể và mog đợi, tìm biện pháp nhập chúng vào mục tiêu quản lý. Tạo điều kiên để biến cái có thể thành cái tất yếu

·        Xác định những trạng thái tất yếu hoặc có thể  nhưng không mong đợi, tìm cách hạn chế chúng trong mục tiêu quản lý bằng biện pháp và phương tiện nhât định

·        Xác định những trạng thái mong muốn nhưng không thể có 1 cách khách quan và không đưa những trạng thái đó vào mục tiêu quản lý

+ Ma trận lựa chọn mục tiêu vào khả năng và trạng thái của đơn vị: thông qua việc lập bảng ma trận.

-         Phương pháp tiếp cận tối ưu:

Là phương pháp xác định mục tiêu trên cơ sở tính toán để sử dụng ít phương tiện, chi phí nhỏ nhất mà hiệu quả  lớn nhất. Phương pháp này thường dùng để xác định các mục tiêu về đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất... dựa vào các thuật toán kinh tế

-         Phương pháp tiếp cận thích ứng:

Bản chất của phương pháp này là hướng sự vận động đến mục tiêu bằng hạn chế và loại trừ các yếu tố không xác định... Phương pháp này dùng để xác định các mục tiêu có tính chất đón đầu của hệ thống, cơ quan giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của đất nươc.

Nguyên tắc SMARTER:

-Specific: cụ thể , dễ hiểu

-Measurable: đo lường được

-Achievable: vừa sức

-Timebound: có thời hạn

SMARTER: trong đó Engagement: liên kết. Ralevant: thích đáng

Ví dụ: Mục tiêu năm học 2011-2012 của trường THPT Quế Võ 1

100% học sinh đỗ tốt nghiệp, 80% học sinh đạt học lực  Khá. 90% học sinh đạt hạnh kiểm Tốt

Nguyên tắc SMARTER:

S ( cụ thể ) Tập trung vào học sinh

M(đo lường được) 100% học sinh đỗ tốt nghiệp,

80% học sinh đạt học lực  Khá.

90% học sinh đạt hạnh kiểm Tôt

A ( vừa sức) Xem xét chỉ tiêu 100% có qua nặng  với trường không, nếu nặng thì giảm chỉ tiêu xuống..

R(thực tế)  Mục tiêu có bám sát với trường không?

T( thời gian) năm học 2011-2012

E ( liên kết)phối hợp với các ban nghành địa phương để đạt được kquả đề ra.

R( sự tưởng tượng) khi đưa ra mục tiêu phải gắn với mục đích để Tạo sự công bằng giữa các giáo viên trong nhà trường

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro