đề cương ôn thi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG I : Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non.

- Hoạt động tạo hình của trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Hoạt động tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo thế giới hện thực xung quanh. Mục đích và kết quả to lớn nhất của quá trình hoạt động đó chính là sự biến đổi, phát triển của chính bản thân chủ thể hoạt động (trẻ em)

- Một đặc điểm rất rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ em đó là tính duy kỷ. Tính duy kỷ làm cho trẻ nhỏ đến với hoạt động tạo hình một cách dễ dàng : trẻ sẵng sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ không biết tới khó khan trong miêu tả. Càng nhỏ tuổi, trẻ càng dễ lựa chọn đối tượng miêu tả bởi lẽ đối tượng đó thường là cái nó thích, nó muốn chứ không phải là cái dễ vẽ.

- Cùng với tính duy kỷ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng tạo cho sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ vẻ hấp dẫn riêng. Do tính không chủ định mà trong quá trình tạo hình, trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lập suy nghĩ, các ý định miêu tả của trẻ xảy ra một cách tình cờ.

- Sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ còn nhiều hạn chế : trẻ thường khó phân biệt được sự vật nhân vât chính, trẻ thích bộ phận của con nào thì trẻ sẽ vẽ to lên làm cho bức tranh của trẻ không cân đối, vẽ xong trẻ dường nhu không xem xét lại,không quan tâm tới,… Để khắc phục nhược điểm này, cần giúp trẻ bổ xung cho nội dung tranh vẽ của mình bằng những kinh nghiệm thu được từ quá trình quan sát, từ các sự vật hiện tượng có trong hiện thực, những hình tượng trong các tác phẩm văn học.

CHƯƠNG 2 :

*Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức.

- Hoạt động tạo hình là hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng.

- Hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển khả năng hoạt đông trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.

- Hoạt động tạo hình giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống các chuẩn cảm giác về hình, màu, kích thước, tỷ lệ,….

- Chính nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu  biết của trẻ về thế giới xung quan luôn được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất.

- Trong quá trình tạo hình trẻ được lĩnh hội các kỹ năng sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu nhu những công cụ lao động của con người. Đây chính là điều kiện thuận lợi nhất cho sự pát triển trí tuệ và nhân cách.

- Tham gia qua sát, phân tích và thể hiện tạo hình, trẻ sẽ dần học hỏi nắm được những kinh nghệm hoạt động nhận thức, sẽ rèn luyện được khả năng độc lập tổ chức, điều khiển, ddiieuf chỉnh quá trình nhận thức của mình.

- HĐTH chính là môi trường thuận lợi làm hình thành chi trẻ  những phẩm chất trí tệu như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo.

**Vai trò của hoạt đông tạo hình đối với việc giao dục tình cảm đạo dức, kỹ năng giao tiếp xã hội.

- Tham gia vào hoạt động tạo hình trẻ có nhiều điều kiện tiếp tu các chuẩn mực thẩm mỹ đạo đức trong xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hoá xã hội qua các hình tượng được miêu tả.

- HĐTH của trẻ em có nguồn gốc từ xã hội và thể hiên sự định hướng xã hội cho sự phát triển nhân cách của trẻ.

- Sự tương tác trong hoạt động tập thể có ảnh hưởng tích cực tới sự hình thành cho trẻ các phẩm chất đạo đức như: tính kiên trì, thói quen làm việc đến nơi đến chốn, khả năng vượt khó để đạt mục đích, giúp đỡ bạn, thói quen biết nhường nhịn, biết cùng nhau làm việc, điều hoà giữa lợi ích chung và lơi ích riêng.

- Các hoạt động “ thiết kế”, “kiến tạo”, “chế tạo”, tạo nên điều kiện giúp giáo viên tổ chức thực hiên nhiệm vụ giáo dục lao động cho trẻ : lòng yêu lao đông, thái độ trân trọng đối với sản phẩm lao động, với người lao động,…

***Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ

- Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác tri giác thẩm mĩ

- Các đặc điểm thẩm mỹ phong phú, đa dạng của các đối tượng miêu tả là những yếu tố kích thích sự xuất hiện của những rung động, những xúc cảm thẩm mỹ ( về vẻ đẹp của hình, màu sắc, nhịp điệu,..) Từ xúc cảm thẩm mĩ hình thành nên những tình cảm thẩm mĩ, giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp.

- Quá trình thể hiện các sản phẩm tạo hình ( vẽ, nặn, xếp hình, xé dán,…), sự thể hiện nội dung tạo hình bằng các (đường nét, hình dạng, màu sắc,…) làm cho cảm xúc thẩm mĩ của trẻ ngày càng trở nên xâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng phong phú hơn và đồng thời hình thành nên thị hiếu thẩm mỹ cho trẻ.

- Việc tạo ra các sản phẩm nghệ thuật tạo hình không chỉ là cơ hội thuận lợi cho trẻ luôn được tiếp xúc với cái đẹp  mà còn nảy sinh và nôi dưỡng ở trẻ sự hứng thú với hoạt động nghệ thuật, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng con mắt thẩm mĩ của mình

- Qua hoạt động tạo hình trẻ không chỉ được làm quen với cái đẹp trong đời sống mà cả trong nghệ thuật ( qua các tranh, ảnh, tượng,…)  mà còn giúp trẻ nhận ra giá trị thẩm mĩ của các sự vật hiện tượng xung quanh và mong muốn thể hiện cái đẹp với một cách sáng tạo nhất.

****Vai trò của hoạt đông tạo hình đối với sự phát triển thể chất cho trẻ

- Hoạt đông tạo hình tác đông một cách gián tiếp đến sự phát triển thể chất cho trẻ:

+ Những giờ hoạt đông tự do trong môi trường thẩm mĩ, trong bầu không khí thoải mái vui vẻ, điều này tác đông tích cực tới hoạt đông của tim mạch, điều hoà hoạt động của hệ thần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt đông của cơ thể.

+ Nó là liệ pháp điều trị đặc biệt có hiệu quả cho những người khiếm khuyết

- Có thể coi hoạt động tạo hình như “ món ăn tinh thần”, nhu một loại “vitamin” đặc biệt cho sự phát triển tâm sinh lý cho trẻ em.

*****Vai trò của hoạt đông tạo hình đối với việc chuẩn bị cho trẻ đi học ở trường phổ thông

- Hoạt động tạo hình chính là một môi trường, một phương tiện để hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của hoạt đông học tập trong trường phổ thông.

+ Hoạt đông tạo hình giúp hình thành và rèn luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá

+HĐTH góp phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ  một sô kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, về khoa học kỹ thuật để giúp trẻ nhanh chóng làm quen với  các môn học mới ở trường phổ thông.

+giúp phát triển khả năng phối hợp điều chỉnh hoạt động của mắt và tay, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận đông của tay, từ đó giúp viêc học viết ở trường phổ thông.

+  giáo dục trẻ lòng ham muốn nhận thức, ham muốn tiếp thu những điều mới lạ, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và thực hiện lời chỉ bảo của thầy cô.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro