hệ thống chính trị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị.

a,Quá trình này được diễn ra thông qua nhận thức đổi mới hệ thống chính trị:

* Một là, Nhận thức về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị .

- ĐH VI ( 12/1986) xác định : Phải đổi mới toàn diện nhưng trước hết tập trung đổi mới kinh tế.

- ĐH VII ( 6/1991) xác định : Đổi mới kinh tế đồng thời với đổi mới chính trị, nhưng tập trung sức đổi mới kinh tế, từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị .

* Hai là, Nhận thức mới về mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị :

" Xác định toàn bộ tổ chức và hoạt động của HTCT ở nước ta trong giai đoạn mới là xây dựng từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN".

* Ba là, Nhận thức mới về nội dung đấu tranh giai cấp và động lực chủ yếu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

* Bốn là, nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành của HTCT .

* Năm là, nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị .

* Sáu là, nhận thức mới về vai trò lãnh đạo của Đảng trong HTCT .

b, Quan điểm xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kỳ đổi mới .

- Quan điểm thứ 1: Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

Vì sao phải tập trung sức đổi mới kinh tế.

Vì sao đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

- Quan điểm thứ 2: Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HTCT không phải hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Cần nắm vững hai vấn đề cơ bản :

- Quan điểm thứ 3: Đổi mới HTCT một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức, cách làm phù hợp.

- Quan điểm thứ 4: Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của HTCT với nhau và xã hội .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro