He thong CQNN, to chu bo may HCNN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A.                Hệ thống các cơ quan nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I. KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1.      Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013), nước ta có các loại cơ quan Nhà nước sau đây:

Một là, các cơ quan quyền lược Nhà nước (Quốc hội, HĐND);

Hai là, Các cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, cấp xã và cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;

Ba là, các cơ quan xét xử: Tòa án ND tối cao, TA quân sự, các TAND địa phương, TA đặc biệt và các TA khác so luật định;

Bốn là, các cơ quan kiểm soát: Viện kiểm soát nhân dân tối cao, VKS quân sự, VKS nhân dân và địa phương;

Chủ tịch nước là 1 thiết chế nhà nước, thể hiện sự thống  nhất của tuyền lực, thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nên tồn tại tương đối dộc lập với cơ quan nhà nước khác.

Tất cả các cơ quan nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước không phải là 1 tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước mà là 1 thể thống nhấy, các cơ quan có mối liên hệ qua lại và vận hành theo 1 cơ chế đồng bộ.

2.      Cơ quan nhà nước có những dặc điểm sau:

Thứ nhất, mỗi cơ quan nhà nước là một tổ chức công quyền có tính độc lập tương đối với cơ quan nhà nước khác, một tổ chức cơ cấu bao gồm những cán bộ, công chức được giao những quyền hạn nhấy định để thục hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thứ 2, đặc điểm cơ bản của cơ quan nhà nước làm cho nó khác với các tổ chức khác là tính quyền lực nhà nước. Chỉ cơ quan nhà nước mới cơ quyền lywcj nhà nước, đươc nhân dân giao cho. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực của nhân dân, giải quyết các vấn đề với công dân. Mỗi cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền do pháp luật quy định – đó là tổng thể những quyền cà nghĩa vụ mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nước trao cho để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Thứ 3, thẩm quyền của cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian (lãnh thổ), về thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thầm quyền của cơ quan nhà nước phụ thuộc vào địa vị pháp lý của nó trong bộ máy nhà nước.

Thứ 4, mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt đông riêng do pháp luật quy định.

II. CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1.      Quốc hội

Vị trí của Quốc hội trong bộ máy nà nước được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) ghi nhận: “Quốc hội là cơ quan đại biều cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Là cơ quan đại biều cao nhất của nhân dân, Quốc hội do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm.

Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội có những nhiệm vụ cà quyền hạn sau đây:

1.      Làm hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

2.      Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

3.      Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

4.      Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định  dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương,  phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế, quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia;

5.      Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

6.      Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

7.      Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm UB của Quóc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu các cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bộ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử Quốc gia;

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc, Nhân dân, Hiến pháp;

8.      Bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9.      Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

10.  Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;

11.  Quyết định đại xá;

12.  Quy định hàm, cấp trong các đơn vị vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

13.  Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

14.  Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết Quốc hội;

15.  Quyết định việc trưng cầu ý dân.

Quốc hội hoạt động thong qua hình thức kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của UBTV Quốc hội, HĐ dân tộc, các UB của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

UBTV Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội do Quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. UBTV Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội; các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên do Chủ tich Quốc hội làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội là các Phó Chủ tịch. Thành viên UBTV Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ là việc theo chế độ chuyên trách.

Trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội còn có Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội.

2.      Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

3.      Chính phủ.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. 

Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan.

4.      Chính quyền địa phương.

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định

Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. 

4.1.Hộ đồng nhân dân.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Hiệu quả hoạt động của HĐND được đảm bảo bằng các kỳ họp, hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, các ban của HĐND và của các đại biểu HĐND.

4.2.Ủy ban nhân dân.

Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

5.      Toàn án nhân dân.

 Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm cả Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác theo luật định.

 Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định. 

Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo  vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

6.      Viện kiểm soát nhân dân.

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác và các Kiểm sát viên khác do luật định.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công tác của Viện trưởng các viện kiểm sát khác do luật định.

III. HOÀN THIỆN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

1.      Phương hướng chung.

Định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện hệ thoongs các cơ quan nhà nước được khẳng định rõ ràng trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI:

-          Nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

-          Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.

-          Xây dưng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

-          Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngũa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.

2.      Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Một là, Nhà nước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Nhân dân với tư cách là người chủ quyền lực không chỉ lập lên Nhà nước của mình, trực tiếp và thông qua các cơ quan đại diện của mình để thực thi quyền lực, mà còn thông qua các hình thức khác để tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước.

Hai là, Nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp và Luật trong đời sống xã hội.

Nhà nước pháp quyền, ý chí của nhân dân và sự lựa chọn chính trị được xác lập một cách tập trung nhất, đầy đủ nhất và cao nhất bằng Hiến pháp. Trong Nhà nươc pháp quyền, pháp luật là cơ sở cho hoạt động của các thiết chế quyền lực, còn các cthieets chế quyền lực phải bảo đảm cho pháp luật có được tính công bằng, bình đẳng và dân chủ.

Ba là, quyền lực Nhà nước tổ chức theo nguyên tắc thồng nhất; có sự phân coongm phối hơp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tự pháp.

Với bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nên quyền lực nhà nước là 1 thể thống nhất không bị phân chia. Quyền lực thông nhất đó được trao cho những cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện đẻ đảm bảo sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp…

Bốn là, Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân; tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân, thực hành dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, giữa công dân với nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm dặc biệt.

Năm là, Nhà nước tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn; thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hưu nghị hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước và dân tộc trên thế giới.

Điều ước Quốc tế mà Nhà nước Việt Nam ký kết tham gia đã và đang trở thành 1 bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật quốc gia, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Nhà nước ta ký kết hoặc tham gia có quy ddingj khác với luật chuyên ngành của Việt Nam thì được ưu tiên áp dựng điều ước quốc tế.

Sáu là, Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được thực hiện trên những nội dung trọng yếu là: Lãnh đạo thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; lãnh đạo coongtacs kiểm tra, giám sát.

2.2.Giải pháp đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

-          Nâng cao nhận thức vầ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

-          Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước.

-          Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

-          Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiêm quyết chống tham nhũng, lãng phí.

B.     TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.

 I.                   KHÁI QUÁT VỀ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.

Khái niệm và đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước.

Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thông cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập, tổ chức bà hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nước, cơ chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, nên bộ máy hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm của bộ máy nhà nước:

o   Bộ máy HCNN hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ.

o   Mỗi cơ quan trong BMHCNN đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao. Hệ thống cơ quan HCNN cơ cơ cấu, tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.

o   Về mặt thầm quyền thì các cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó cơ hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước cơ quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan HCNN

Ngoài những đặc điểm chung nói trên, BMHCNN còn có những dặc điểm riêng như sau:

-          Một là, BMHCNN có chức năng quản lý HCNN, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Bộ máy HCNN là hệ thống cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực nhà nước.

+ Bộ máy HCNN là hệ thông cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ thống nhất.

+ Hoạt động của BMHCNN mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối để đường lối, chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống.

+ BMHCNN có chức năng quản lý nhà nước dưới 2 hình thức là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó.

Trong quá trình thực thi quyền này, các cơ quan HCNN được sử dụng quyền lập quy và quyền hành chính theo quy định của pháp luật.

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của nền hành chính nhà nước, ngoài nguyên tắc chung: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ có thể nêu lên những nguyên tắc tổ chức và haotj động của hệ thống HCNN CHXHCN Việt Nam như sau:

2.1.            Nguyên tắc dựa vào dân, sát dân, lôi cuốn dân tham gia quản lý, phục vụ lợi ích chung của quốc  gia và lợi ích của nhân dân.

Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động hành chính nhà nước phảo đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt đông HCNN.Nguyên tắc này đòi hỏi: Thứ nhất, tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của công dân vào việc giải quyết các công việc của Nhà nước. Thứ 2, nâng cao chất lượng hình thức dân chủ đại diện, để các cơ quan này thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vộng của nhân dân. Thứ 3, hành chính nhà nước có trách nhiệm tạo ra cơ sở pháp lý và điều kiện tài chính, vật chất .v.v.. cho các tổ chức xã hội hoạt động; định ra những hình thức và biện pháp để thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội, nhân dân tham gia vào hoạt động tài chính nhà nước.

2.2.            Nguyên tác quản lý bằng pháp luật và theo pháp luật.

Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động HCNN phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Nguyên tắc này không cho phép các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý nhà nước một cách chủ quan, tùy tiện mà phải dựa vào pháp luật, làm đúng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc pháp chế, cụ thể:

-          Hành chính NN phải chịu sự giám sát của cơ quan lập pháp, tư pháp và xã hội;

-          Tổ chức và hoạt động HCNN trong phạm vi do pháp luật quy định, không vượt quá thẩm quyền;

-          Các hành vi hành chính phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định;

-          Các quyết định quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành đúng luật.

2.3.Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đây là nguyên tắc cơ bản và áp dụng cho tất cả các cơ quan nhà nước và cơ quan HCNN, các tổ chức nhà nước. Nguyên tắc này xuất phát từ 2 yêu cầu khách quan của quản lý, đó là: đảm bảo tính thống nhất của hệ thống lớn (quốc gia, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, bộ phận) và dảm bảo sự phù hợp với đặc thù của hệ thống con lệ thuộc (từng ngành, từng đụa phương, từng cơ quan, đơn vị, bộ phận, cá nhân). Nguyên tắc này tạo khả năng kết hợp quản lý xã hooijq một cách khoa học với việc phân cấp quản lý cụ thể, hợp lý từng cấp, từng khâu, từng bộ phận.

Tập trung trong HCNN được thể hiên trên các nội dung: (1) tổ chức BMHCNN, cơ quan hành chính nhà nước theo hệ thống thứ bậc; (2) thống nhất chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; (3) thống nhất các quy chế quản lý; (4) thực hiện chế độ 1 thủ trưởng hoặc trách nhiệm cá nhân người đứng đầu ở tất cả các cấp, đơn vị.

Dân chủ trong HCNN là sự phát huy trí tuệ của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và các cá nhân tổ chứ và hoạt động hành chính.

Tính dân chủ được thể hiện cụ thể ở: (1) cấp dưới được tham gia thảo luận, góp ý kiến về những vẫn đề trong quản lý; (2) cấp dưới được chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện nv được giao và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc thực hiện nv của mình.

Hai nội dung tập trung và dân chủ liên quan cơ huur với nhau, tác động bổ trợ cho nhau. Tập trung trên cơ sở dân chủ và dân chủ trong khuôn khổ tập trung.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở bất ký cấp nào cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hỏa hai nội dung đó để tạo ra sự nhất trí giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa người chỉ huy và người thừa hành.

2.4.Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và lĩnh vưc với quản lý theo lãnh thổ.

Trong xã hội xuất hiện 2 xu hương khách quan cơ quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, đó là: chuyên môn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo địa phương, vùng lãnh thổ. Vì vậy, trong quản lý nhà nước cần phải kết hợp giũa quản lý ngành với quản lý theo lãnh thổ (địa phương và vùng lãnh thổ).

Hành chính nhà nước đồi với nganh là điều hành hoạt động của ngành theo các quy trình công nghệ, quy tắc kỹ thuật, nhằm dạt được các định mức kinh tế-kỹ thuật đặc thù của ngành.

Nội dung của quan lý theo ngành bao gồm:

Định hướng cho sự phát triển của ngành thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển;

Tạo môi trượng pháp lý phù hợp cho sự phát triển của nganh thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các quy tắc quản lý, các quy định chuyên môn kỹ thuật;

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước;

Ngăn ngừa, phát hiện và khắc phục nhứng tiêu cực phát sinh trong phạm vi nganh thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Hành chính địa phương có các cơ quan chuyên môn cấp địa phương, các cơ quan này trực tiếp chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân sự và hoạt động của chính quyền địa phương, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn theo ngành dọc. Các cơ quan này thực hiện chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương về quản lý ngành. Các chính quyền địa phương có trách nhiệm bảo đảm cho các doanh nghiệp đống trên địa bàn địa phương minh hoạt đông thuận lợi như: nguồn nhân lực, tài nguyên, điều kiện vật chất, kỹ thuật…

2.5.Nguyên tắc phân biệt quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh.

Khi chuyển sang nên kinh tế thi trường, các doanh nghiệp nhà nước được trao quyền tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Nên vai trò chủ yếu của Nhà nước là định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước như trước đây. Vì vậy, cần phải phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về nên kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh cảu doanh nghiệp nhà nước.

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước không can thiệp vào nhiệm vụ kinh doanh, phải tôn trọng tính độc lập và tự chủ vủa các đơn vị kinh doanh. Còn  các đơn vi kinh doanh trong việc thực hiện nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị truong có sự quản lý của Nhà nước, chấp nhận cạnh tranh, mở sửa… phải tuân theo pháp l;uật và chịu sự điều chỉnh bằng pháp luật của các cơ quan HCNN.

Tuy vậy phân biệt giữa quản lý nhà nước về nền kinh tế và quản lý kinh doanh song cũng cần thấy 2 mặt đó không tách rời nhau 1 cách máy móc, mà kết hợp với nhau, thống nhất với nhau trong hệ thống kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

2.6.Nguyên tắc phân biệt hành chính điều hành với hành chính tài phán.

-          Hành chính điều hành thực hiện chức năng quản lý hàng ngày đựa trên các văn bản quy phạm pháp luật và nhiệm vụ, thẩm quyền để ra những quyết định về các mặt (kế hoạch, chính sách cụ thể, chủ trương, biện pháp…), tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra.

-          Hành chính tài phán có chức năng giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân đối với các quyết định và hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước theo trật tự tố tụng tư pháp.

2.7.Nguyên tắc kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ 1 thủ trưởng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro