TỪ NGỮ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHÂN LOẠI
I. Theo ngữ nghĩa
- Một thành tố
- Toàn bộ từ

* Loại từ:
- Từ nhiều nghĩa:
+ Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, là cơ sở hình thành các nghĩa khác. Có thể được hiểu là nghĩa xuất hiện đầu tiên
+ Nghĩa chuyển: Được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, cơ sở để hình thành nghĩa chuyển là trên một hoặc một vài nét nghĩa xủa nghĩa gốc.
+ Ví dụ: Chân người - Chân trời, Mặt người - Mặt bàn...

- Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm điệu nhưng khác hoàn toàn về ngữ nghĩa, nghĩa của chúng không liên quan tới nhau.
+ Ví dụ: cười khanh khách - tiếp khách

- Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
+ Ví dụ: chết - hi sinh, ngốc nghếch - ngờ nghệch...

- Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
+ Ví dụ: xinh - xấu, chết - sống, vui - buồn...

- Trường từ vựng: Là tập hợp của những từ có một nét chung về nghĩa

II. Theo cấu tạo
• Từ đơn
- Trường hợp đặc biệt: bồ câu, dưa hấu...
(Giải thích: tiếng "hấu" trong từ "dưa hấu" tách riêng ra không thể ghép với tiếng khác để tạo thành từ mà vẫn giữ nguyên nét nghĩa, same as "bồ câu")

• Từ phức:
- Từ ghép:

+ Từ ghép đẳng lập: các tiếng đẳng lập, không phân rõ tiếng chính - tiếng phụ. Hợp nghĩa: AB > A/B (nghĩa của từ rộng hơn nghĩa từng tiếng) Ví dụ: chùa chiền, hoan hỉ, xe cộ, hoa quả...

+ Từ ghép chính phụ: có tiếng có tính chất bổ sung, phụ thuộc (tiếng chính - tiếng phụ). Phân nghĩa: AB < A/B (A: tiếng chính, B: tiếng phụ. Nghĩa của tiếng chính rộng hơn nghĩa của cả từ) Ví dụ: nhà máy, xe đạp, hoa hồng

*Trường hợp đặc biệt:
- Những từ mà 1 yếu tố đã mất nghĩa:
• đền đài
• đất đai
• ruộng rẫy
• chùa chiền (chiền nghĩa là chùa)
• bợm bãi (bãi: kẻ lừa dối)
• tơ tưởng (tơ: yêu)
• đồn đại (đại: biến âm từ "đãi", nghĩa là đồn)
• thành thực
• đu đưa
• đình đốn
• duyên dáng
• hài hoà
• lê la
• hão huyền
• vá víu
• vân vê

- Những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác:
• mĩ mãn; lục tục; tinh tú; bao biện; nhũng nhiễu; nhã nhặn; lẫm liệt; hội hoạ; thi thư; hải hà; biên niên; bức bách; lí luận; lao lung; lao lí; thất thố; ban bố; chó má...

- Trường hợp cấu tạo đặc biệt: c-k-q, ng-ngh, g-gh,...

- Từ láy: (từ có yếu tố Hán Việt chắc chắn là từ ghép vd: Hoan hỉ)

+ Toàn bộ: các tiếng lặp lại hoàn toàn (có thể biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối)

+ Bộ phận: các tiếng lặp lại phụ âm đầu, vần
Láy âm. Ví dụ: phong phanh, chông chênh, ầm ĩ, ồn ào, hài hước...
Láy vần. Ví dụ: lanh chanh, lông bông, cồng kềnh, ngờ nghệch, gập ghềnh...

III. Theo từ loại
- Danh - Động - Tính
- Phó từ
- Số từ, lượng từ...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro